• Nhiều người nói chỉ cần đến dòng sông này một lần là con người sẽ có cơ hội đổi đời.

    Đó chính là con sông Klondike nổi tiếng ở vùng Yukon, Canada. Nhờ con sông này, nhiều người trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Vậy con sống này có gì mà người ta lại ca ngợi nó?

    Sở dĩ con sông được mệnh danh là “dòng sông đắt giá” là bởi dưới đáy của nó chứa rất nhiều vàng. Kể từ năm 1896, hai người vô tình tìm thấy vàng tại một nhánh của con sông Klondike, tin tức bắt đầu lan đi chóng mặt.

    mo vang o canada 1
    Dưới lòng sông Klondike chứa rất nhiều vàng. (Ảnh: Getty Images)

    Nhiều người đổ xô tới đây tìm thấy cả vàng bụi, vàng cục ở dưới đáy sông Klondike. Đặc biệt, sau mỗi mùa lũ, khi nước rút, lượng vàng trên sông tăng đột biến. Hóa ra, nước lũ đã cuốn trôi các tảng đá và để lộ ra vàng bên dưới.

    Càng ngày càng nhiều người kéo tới đây, họ còn xây dựng một thị trấn nhỏ ở gần sông Klondike. Họ kiếm sống từ việc đào vàng, nhiều người trong số đó đã may mắn trở thành triệu phú.

    mo vang o canada 1
    Vào lúc đỉnh điểm, hơn 100.000 người kéo tới sông Klondike để khai thác vàng. Ảnh: Getty Images

    Cơn sốt vàng ở sông Klondike lên đến đỉnh điểm vào năm 1899. Khoảng 100.000 người từ khắp nơi đổ về đây để đào vàng. Nhưng việc khai thác vàng không dễ dàng gì bởi vàng phân bổ không đồng đều. Hơn nữa, băng giá vĩnh cửu cũng khiến cho việc tìm vàng bị ngăn cản.

    Một số thợ mỏ đã mua lại các khu đất bị chiếm giữ rồi cho người khác thuê lại để khai thác. Cũng có người không tìm kiếm được gì và phải trở về với hai bàn tay trắng.

    Hoạt động khai thác vàng kéo dài đến năm 1903 khi sản lượng đạt đỉnh điểm. Nhiều thiết bị hạng nặng được chuyển tới chỉ để khai thác vàng. Sau đó, vàng ở sông Klondike không còn được khai thác định kỳ như trước đây.

    mo vang o canada 1
    Ngày nay, những khu khai thác vàng cũ trên sông Klondike trở thành địa điểm trải nghiệm tìm vàng cho du khách. Ảnh: Getty Images

    Ít ai biết rằng, vàng dưới đáy sông Klondike chưa cạn kiệt. Hiện ở đây vẫn có 200 mỏ vàng đang hoạt động.

    Nhờ máy móc hiện đại, nhiều chủ đầu tư tìm thấy lượng lớn vàng và cả các loại khoáng sản quý hiếm khác.

    Còn những khu vực khai thác vàng trước đây được biến thành địa điểm du lịch. Du khách tới đây có thể tự do tìm kiếm vàng dưới lòng sông Klondike nhưng chỉ trong giới hạn nhất định.

    VTC (nguồn: Britannica)

  • Beaver Creek là một trong những cộng đồng dân cư hẻo lánh nhất trên thế giới, cách thị trấn gần nhất gần 550km.

    Beaver Creek canada 2

    Sinead Meader đang định cư ở Beaver Creek, một thị trấn nhỏ bang Yukon, Canada, gần biên giới với Alaska (Mỹ). Theo Daily Mail, cô đang có cuộc sống tại một trong những vùng dân cư hẻo lánh nhất thế giới.

    Theo đó, cộng đồng với dân số chỉ 90 người này cách thị trấn gần nhất Whitehorse gần 550km. Việc thiếu vắng một siêu thị địa phương cũng đồng nghĩa với việc cô phải di chuyển quãng đường dài từng đó cả đi và về trong mỗi lần đi chợ.

    Sinead cho biết, một chiều đi như vậy mất tới 5 tiếng đồng hồ đi xe và cô phải tích trữ rất nhiều lương thực cũng như nhu yếu phẩm. Do quãng đường xa xôi, mỗi chuyến đi mua sắm cách nhau từ 6 - 8 tuần.

    Điều làm mọi thứ khó khăn hơn gấp bội là quãng đường đó vô cùng trắc trở, nhất là vào mùa đông. Yukon là một vùng rất lạnh giá và bị bao phủ bởi băng tuyết nhiều tháng trong năm. Có những thời điểm nhiệt độ xuống dưới -20 độ C, kèm bão tuyết và hiện tượng "whiteout". Hơn nữa, vì vị trí gần Bắc cực, mùa đông có ngày rất ngắn với chỉ 5 giờ được mặt trời chiếu sáng - vừa đủ cho một chiều đi từ Beaver Creek đến Whitehorse.

    Beaver Creek canada 2
    Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, quãng đường di chuyển vô cùng nguy hiểm. Chưa kể, điện thoại cũng không có sóng và tầm nhìn đặc biệt hạn chế.

    Chưa kể, đường đi rất nguy hiểm kể cả vào ban ngày do tầm nhìn hạn chế. Đôi khi, động vật hoang dã có thể băng qua đường. Tốc độ trên một số đoạn chỉ đạt khoảng 50km/h, và quan trọng nhất là suốt hành trình không hề có sóng điện thoại!

    Để đảm bảo an toàn, Sinead và nửa kia phải nghỉ lại qua đêm ở Whitehorse. Việc đó khiến chi phí cho mỗi lần mua sắm độn lên khá nhiều, từ 400 đến 1000 đô Canada (từ 7 triệu đến gần 18 triệu đồng). Chi phí này bao gồm tiền nhu yếu phẩm cho hàng tháng trời, tiền xăng di chuyển quãng đường 2 chiều hơn 1000km và tiền khách sạn.

    Chia sẻ về chuyến đi chợ 2 ngày của mình, cô nói: "Nó giống như một kỳ nghỉ ngắn vậy".

    Bản thân việc chọn mua thực phẩm cũng là một thử thách. Do khó khăn địa lý, cửa hàng tiện lợi duy nhất ở Beaver Creek chỉ có vài loại thực phẩm và đồ gia dụng, hơn nữa chúng cũng rất đắt đỏ.

    Beaver Creek canada 2
    Cửa hàng tiện lợi địa phương được để dành cho những tình huống cấp bách vì giá cả siêu đắt đỏ.

    Beaver Creek canada 2
    Sinead phải tích trữ rất nhiều đồ ăn sẵn và đông lạnh để giữ được lâu. Chữ trên ảnh: Cuộc sống ở nơi bị cô lập: Mua đồ tạp hóa hết 550 CAD (hơn 10 triệu đồng).

    Beaver Creek canada 2
    Do là người ăn chay trường, cô cho biết mình cần rất nhiều rau củ - thứ đặc biệt hiếm có, khó tìm tại xứ lạnh. Đồ tươi thì lại càng là một mong ước xa xỉ.

    Beaver Creek canada 2
    Thời tiết mùa đông vô cùng lạnh giá, thường xuyên xuống dưới -20 độ C.

    Beaver Creek canada 2
    Băng tuyết phủ kín thị trấn.

    Với dân số chưa đến 100 người và vị trí đặc biệt hẻo lánh, cuộc sống ở Beaver Creek có thể miêu tả là khá thiếu thốn. Thị trấn chỉ có một nhà hàng, một nhà nghỉ, trường tiểu học và một trung tâm cộng đồng. Bưu phẩm và thư từ được gửi đến 3 ngày / lần cho bưu điện duy nhất.

    Theo Sinead, tất cả các nhà trong thị trấn đều chung một địa chỉ bưu điện chung và họ phải chia tủ khóa để nhận hàng. Do tình trạng thiếu ánh sáng liên tục vào mùa đông, cư dân cũng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D và trầm cảm theo mùa.

    Beaver Creek canada 2
    Trường học địa phương.

    Beaver Creek canada 2
    Nhà hàng địa phương.

    Tất nhiên, các dịch vụ và cơ quan thiết yếu vẫn tồn tại ở khu vực này, cô cho hay Beaver Creek cũng có lực lượng cảnh sát và một sân bay nhỏ.

    Do bệnh viện gần nhất cũng cách xa hơn 500km, những trường hợp cấp cứu y tế đặc biệt sẽ được vận chuyển bằng trực thăng. Với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc không khẩn cấp, cư dân có thể đến khám tại trạm xá địa phương với một vài bác sĩ và y tá túc trực.

    Tuy nhiên, dù thiếu thốn đủ bề, Sinead vẫn coi Beaver Creek là nhà và rất yêu vẻ đẹp tự nhiên của nó.

    Beaver Creek canada 2

    Trí Thức Trẻ (theo Dailymail)

  • Thousand Islands 1

    Nếu là người coi trọng sự riêng tư thì sống ở một nơi như thế này sẽ là thiên đường dành cho bạn.

    Giữa biên giới Canada – Mỹ có một nơi tuyệt đẹp tên là Thousand Islands (Tạm dịch: Nghìn hòn đảo). Đó là một quần đảo bao gồm 1.864 hòn đảo trải dài khoảng hơn 80km. Một số đảo nhỏ hơn có diện tích khoảng 103km2 và thậm chí có những hòn đảo nhỏ đến mức chỉ đủ xây một ngôi nhà.

    Để được coi là một hòn đảo trong Thousand Islands phải đạt được 3 điều kiện. Thứ nhất, mảnh đất phải nổi ở trên mặt nước quanh năm. Thứ hai, nó phải có diện tích tối thiểu là 1 mét vuông và thứ ba, phải có ít nhất một cái cây còn sống.

    Thousand Islands 1

    Hòn đảo lớn nhất là đảo Wolfe. Nó dài khoảng 29km và rộng khoảng 8,9km tại điểm rộng nhất. Hòn đảo này có khoảng 1.400 cư dân.

    Thousand Islands 1

    Một số hòn đảo lớn hơn những hòn đảo khác và có thể xây dựng được vài ngôi nhà.

    Thousand Islands 1

    Trong khi đó, những hòn đảo khác có thể chỉ tồn tại một ngôi nhà duy nhất mà không có hàng xóm bởi xung quanh được bao bọc bởi toàn nước.

    Thousand Islands 1

    Hầu hết các hòn đảo này đều có cư dân sinh sống toàn thời gian. Bạn có thể tự hỏi làm thế nào họ rời khỏi hòn đảo riêng của mình. Có một dịch vụ phà từ đất liền. Cư dân có thể gọi cho dịch vụ phà nếu họ cần trợ giúp về phương tiện đi lại.

    Thousand Islands 1

    Rất nhiều hòn đảo được cung cấp năng lượng bằng thủy điện. Dịch vụ điện thoại của họ được thực hiện bằng cách sử dụng dây cáp chịu được môi trường dưới nước và kết nối từ đảo này sang đảo khác.

    Thousand Islands 1

    Khoảng 20 hòn đảo đã góp phần tạo nên Công viên quốc gia Thousand Islands. Đây thực sự là công viên quốc gia lâu đời nhất của Canada ở phía đông dãy núi Rocky.

    Thousand Islands 1

    Công viên quốc gia có các khu cắm trại, đường mòn đi bộ và tòa nhà di sản quốc gia.

    Thousand Islands 1

    Một số hòn đảo có những ngôi nhà rất lớn trông giống như lâu đài. Đây là Lâu đài Boldt nằm trên Heart Island. Chủ sở hữu khách sạn Waldorf Astoria tráng lệ ở New York là tỷ phú George Boldt đã mua Heart Island để xây dựng tòa lâu đài làm quà tặng cho vợ mình. Đầu bếp của ông là người đã phát minh ra nước sốt salad Thousand Islands trứ danh.

    Thousand Islands 1

    Không gian xung quanh những ngôi nhà này dường như vô tận.

    Thousand Islands 1

    Hầu như không có mấy nơi có thể tạo ra sự riêng tư lớn như những hòn đảo của Thousand Islands.

    Thousand Islands 1

    Bởi vì hòn đảo nhỏ này có một cây sống và lớn hơn 1m2, thậm chí là nổi được trên mặt nước quanh năm nên nó đã đáp ứng được cả 3 tiêu chí và được coi là một hòn đảo.

    Thousand Islands 1

    Đây có thể là một trong những nơi yên bình nhất trên Trái đất. Nếu bạn có nhiều đất, bạn có thể dễ dàng có một khu vườn nhỏ mà không bao giờ phải lo lắng về nguồn nước để chăm sóc cây cối của mình.

    Thousand Islands 1

    Ngôi nhà này nằm trên đảo Just Room Enough. Như bạn có thể thấy, thực sự không có chỗ cho nhiều thứ khác trên hòn đảo này. Hy vọng là mực nước sẽ không dâng cao hơn nữa trong tình trạng này.

    Thousand Islands 1

    Và một góc nhìn khác của Đảo Just Room Enough. Nước đang “túc trực” ở ngay trước cửa nhà. Tưởng chừng như ngồi ở ghế trước sân là đã có thể chạm chân xuống nước.

    Tuy có kích thước lớn nhỏ khác nhau nhưng dường như mỗi hòn đảo của Thousand Islands lại có những câu chuyện của riêng mình. Và có một điều chắc chắn là những hòn đảo này có lịch sử gắn liền với sự hình thành của Canada.

    CafeF (tham khảo Buzznicked)