• Với diện tích khoảng 7,59 triệu km2 đứng thứ 6 thế giới nhưng quốc gia này có dân số ít hơn Việt Nam 3,7 lần.

    Quốc gia rộng lớn nhưng 95% diện tích không có người ở

    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân. So sánh với Việt Nam với diện tích 331.690 km2, tuy diện tích chỉ bằng 1/23 của Úc nhưng dân số nước ta là hơn 97 triệu người, tức gấp 3,7 lần Úc. Một so sánh khác, Mỹ có tổng dân số hơn 333 triệu người, riêng hai tiểu bang California (39 triệu người) và Texas (29 triệu người) đã có dân số lớn hơn toàn bộ nước Úc.

    Ngoài ra, theo báo cáo năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Úc là một trong số bốn quốc gia phát triển có chênh lệch giàu nghèo lớn nhất giữa các thành phố và khu vực nông thôn. Báo cáo của IMF dựa trên số liệu so sánh tăng trưởng kinh tế thực tế bình quân đầu người ở 10% khu vực giàu nhất với 10% khu vực nghèo nhất của 22 quốc gia phát triển.

    nuoc uc rong lon 1
    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân

    Đáng ngạc nhiên hơn, một số thành phố trên thế giới hiện nay có dân số đông hơn cả nước Úc. Các đô thị "khủng" và khu vực lân cận như Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Delhi (Ấn Độ), Tokyo (Nhật Bản) đều có dân số đông hơn nước Úc, theo trang web historicplay.com.

    Nước Úc thực sự chỉ có 5 thành phố lớn, đều nằm ven biển, gồm Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide, là nơi sinh sống của khoảng 2/3 người Úc. Do đó, Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước. Các khu vực màu đỏ trên bản đồ đại diện cho nơi sinh sống của đa số cư dân nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước

    Khoảng 85% tổng số người Úc cư trú trong phạm vi chỉ 50km tính từ bờ biển, tức là rất ít người sinh sống trong vùng nội địa rộng lớn hơn. Sự phân bố dân số không đồng đều này đã tạo ra một số tình huống độc đáo trên khắp lục địa.

    Với hơn 1,3 triệu cư dân, Adelaide là thành phố lớn thứ 5 của Úc. Xung quanh đô thị này là khu vực có diện tích rộng lớn bằng cả nước Pháp nhưng chỉ có 3.750 cư dân ít ỏi sinh sống, tạo ra mật độ dân số tương đương với 178km2 đất cho mỗi người.

    nuoc uc rong lon 2
    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2

    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2, trong khi Việt Nam có mật độ dân số trung bình là 321 người/km2. Thành phố Melbourne là nơi có mật độ dân số cao nhất trong nước Úc với 22.400 người/km2.

    Có 2 lý do chính dẫn đến việc phân bố dân cư không đồng đều cùng với số lượng dân số thấp của Úc:

    Khí hậu khắc nghiệt

    Hiện nay, khoảng 40% diện tích của châu lục Úc đã bị biến đổi nghiêm trọng do thâm canh và chặt phá rừng kể từ khi người châu Âu định cư, dẫn đến một tỷ lệ đáng kể của vùng đất còn lại bị phân chia và bị cỏ dại xâm nhập.

    Theo Wikipedia, Anna Creek ở Úc là một trang trại gia súc lớn nhất thế giới, với diện tích 23.677km2 nhưng chỉ có 8 công nhân toàn thời gian. Do đó, trong khu vực rộng lớn như vậy thường chỉ có vài người sinh sống cùng với khoảng 10.000 con bò.

    nuoc uc rong lon 2
    Anna Creek ở Úc là trang trại gia súc lớn nhất thế giới

    Về cơ bản, Úc có ít người sinh sống do phần lớn diện tích là sa mạc rộng lớn, với động vật và côn trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, lời giải thích đầy đủ cho việc tại sao có rất ít người sống ở Úc là khá phức tạp. Nhiều vấn đề bắt nguồn từ việc Úc chịu "lời nguyền" đặc biệt từ góc độ địa chất và địa lý, khi nó nằm gần Nam Cực đóng băng quanh năm và phía tây liên tục bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu lạnh từ đại dương rộng lớn ở phía nam.

    nuoc uc rong lon 2
    Khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc là sa mạc

    Trên toàn bộ vùng nội địa Úc, dãy núi dài thứ năm của đất nước này tạo thành một hiện tượng được gọi là "bóng mưa", chạy dọc theo phía đông từ bắc xuống nam. Độ cao của dãy núi này ngăn cản nhiều đám mây mang mưa từ Thái Bình Dương vào Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Dãy núi dài ngăn chặn những đám mây mang mưa vào trong nội địa Úc

    Một phần lớn của miền bắc Úc nằm trong vùng nhiệt đới, điều này có nghĩa là rất ít ngọn núi cao có khả năng đẩy không khí lên trên, nơi có thể tạo ra mưa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc đã xảy ra. Phần lớn lượng mưa trên châu lục này rơi vào bờ biển phía đông, kết quả là điều kiện khí hậu khô cằn dần dần hình thành sa mạc trên khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn

    Darwin, thành phố lớn nhất ở bờ biển phía bắc của Úc, có lượng mưa trung bình hàng năm hơn 1.800mm, gần ba lần lượng mưa ở London. Tuy nhiên, phần lớn lượng mưa này chỉ rơi trong 4 tháng mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau khi có gió mùa.

    Bờ biển phía bắc của Úc là nơi ghi nhận các hiện tượng mưa không thường xuyên nhất trên hành tinh này, chủ yếu là do các cơn bão nhiệt đới khó dự đoán. Ví dụ, vào năm 1898, một cơn bão đã mang theo lượng mưa kỷ lục 740mm xuống một thị trấn nhỏ ở miền bắc Úc chỉ trong một ngày.

    Tuy nhiên, một thập kỷ sau đó, vào năm 1924, không có cơn lốc xoáy hoặc cơn bão nào xâm nhập sâu vào khu vực này, khiến thị trấn này chỉ nhận được 4mm mưa, ít hơn cả lượng mưa trung bình hàng năm của sa mạc Sahara.

    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn. Với lượng mưa ít ỏi, đặc biệt là ở các khu vực với nhiệt độ cao, tình trạng khan hiếm nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Một số vùng thậm chí có thể trải qua thời kỳ hạn hán kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp. Điều này làm cho việc duy trì một dân số lớn ở Úc trở nên vô cùng khó khăn, do thiếu đất canh tác và nước ngọt.

    Hạn chế nhập cư

    Vào đầu những năm 1990, Úc có mức độ di cư hơn 35.000 người mỗi năm, trong khi trung bình trong thế kỷ 20 là 52.000 người/năm.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt

    Khác với Mỹ, Úc không muốn trở thành một quốc gia với ngành công nghiệp sản xuất lớn và không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt. Do đó, khi Úc trở thành một quốc gia phát triển, chính phủ Úc gặp khó khăn trong việc quản lý vấn đề nhập cư.

    Suốt thế kỷ 20, Úc thực thi nghiêm ngặt chính sách của người Úc da trắng cho đến những năm 1970, gây khó khăn cho người nhập cư từ bất kỳ quốc gia không phải người da trắng nhập cư. Về cơ bản, một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc

    Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh và chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số người nhập cư, Úc đã thực hiện các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự gia tăng này.

    Theo Nguoiquansat

  • Một người phụ nữ người New Zealand đi du lịch tới Australia đã bị phạt gần 50 triệu đồng vì mang theo một chiếc bánh mì kẹp thịt vào nước này.

    Theo The New Zealand Herald đưa tin, du khách June Armstrong, 77 tuổi, đã bay từ thành phố Christchurch, New Zealand đến sân bay Brisbane, Australia, vào ngày 2/5  vừa qua. Nữ du khách bị phạt 1.995 USD (khoảng 48.418 triệu đồng) vì mang một chiếc bánh mì kẹp thịt gà chưa ăn vào Australia.

    Theo báo cáo, một nhân viên tuần tra biên giới sau đó đã khuyên Armstrong kháng cáo khoản tiền phạt. Tuy nhiên, khi cố gắng kháng cáo khoản tiền phạt, cô chỉ nhận được  một loạt phản hồi tự động từ phía nhà chức trách Úc, cuối cùng bà vẫn phải trả số tiền đó.

    Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc đã phản hồi vụ việc khoảng 6 tháng sau, sau khi được tờ The New Zealand Herald thay mặt người phụ nữ để liên hệ.

    Armstrong cho biết, bà đã cất chiếc bánh mì kẹp thịt trong túi xách của mình trước chuyến bay. Sau đó, khi khai tờ khai hải quan, bà lại quên khai báo về chiếc bánh mì.

    banh mi kep thit
    Du khách đã dành 6 tháng qua để phản đối về khoản tiền phạt quá lớn.

    Armstrong nói với báo chí rằng bà gặp khó khăn trong việc trả tiền phạt vì đó là một khoảng tiền lớn so với vài đồng lương hưu của cả 2 vợ chồng.

    “Tất cả mọi người sau khi nghe đến số tiền phạt đều chết lặng, họ không thể tin được", bà Armstrong nói thêm.

    Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc cho biết, bà June Armstrong chỉ có thể mang bánh mì kẹp thịt vào nước này nếu có giấy phép nhập khẩu.

    “Thịt có các điều kiện nhập khẩu nghiêm ngặt và có thể thay đổi nhanh chóng do dịch bệnh bùng phát. Du khách có thể bị phạt tới 6.260 đô la Úc (khoảng 4.100 USD) vì mang các mặt hàng thực phẩm trái phép vào nước này”,   người phát ngôn nói.

    Đây không phải là lần đầu tiên du khách bị phạt vì mang đồ ăn không được khai báo qua sân bay Australia. Vào tháng 8, một hành khách đã bị phạt 1.200 USD vì mang hoa hồng đi dạo tại sân bay ở Australia. Và vào tháng 8 năm ngoái, một hành khách đã bị phạt 1.870 USD vì mang theo bánh mì McMuffin trên chuyến bay từ Bali đến Úc.

    Du khách mang thực phẩm vào Úc cần phải khai báo trên thẻ hành khách nhập cảnh.

    Trang web của Lực lượng Biên giới Australia (ABF) nêu rõ: "Các nhân viên an toàn sinh học có thể cần kiểm tra một số thực phẩm bạn mang theo bên mình"

    Các sản phẩm bánh mì có thể được mang vào Úc để tiêu dùng cá nhân nhưng không được chứa thịt hoặc các sản phẩm động vật không đóng hộp. Nếu khách du lịch không khai báo các mặt hàng được cho là có rủi ro an toàn sinh học cao, mức nộp phạt có thể lên đến thang 12 điểm (trị giá khoảng 4.100 USD), tùy thuộc vào mức độ rủi ro của hàng hóa.

    Theo Vietnamnet

  • Được mệnh danh là "Chernobyl của nước Úc", thị trấn Wittenoom được cho là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới.

    Các con đường bị phong tỏa, các biển báo bị xé toạc khỏi mặt đất và bị đưa vào danh sách không hiển thị bản, thị trấn Wittenoom nằm tại vùng Pilbara, Tây Úc được cho là nơi nguy hiểm nhất thế giới khi hàng ngàn người đã tử vong.

    Nơi lập nghiệp "mơ ước"

    Được biết, Wittenoom trước đây là giấc mơ của các nhà phát triển bất động sản vào năm 1943. Vào thời điểm ngành công nghiệp bùng nổ, hàng ngàn gia đình đổ xô đến khu vực này để làm việc và khai thác amiăng và thị trấn Wittenoom, nơi nằm cách các mỏ khai thác amiăng đã trở thành nhà của hàng chục ngàn người.

    Wittenoom 1
    Wittenoom nằm cạnh những hẻm núi và có cảnh quan đẹp như tranh vẽ

    Khi đó, mỗi mỏ khai thác đều có lực lượng lao động lớn và có tới 7.000 - 13.000 cư dân sinh sống tại đây. Sau vài thập kỷ, do không có lợi nhuận và giá amiăng giảm trên toàn thế giới, các mỏ và công ty khai thác amiăng đóng cửa dần.

    Sau đó, tác động tiêu cực của amiăng đến sức khỏe con người cũng chính là thứ dần giết chết người dân nơi đây mỗi ngày khi nó đã khiến cho hơn 2.000 công nhân và người dân thiệt mạng. Điều này cũng buộc các mỏ amiăng phải đóng cửa vào năm 1996.

    Wittenoom 1
    Việc khai thác amiăng đã khiến không khí tại đây nhiễm độc

    Thị trấn "ma" bị xóa sổ trên bản đồ

    Nhận thấy sự nguy hiểm của khí amiăng, Chính phủ Úc đã phá hủy các tòa nhà và niêm phong các bãi thải từ các mỏ trước khi ngắt kết nối với lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, những nỗ lực to lớn này là không đủ khi ba triệu tấn amiăng vẫn tồn động trong không khí và có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai hít phải nó.

    Vào thời điểm đó, các quan chức đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng cho rằng việc tiếp xúc với một lượng nhỏ amiăng mỗi ngày cũng "có thể gây tử vong" và tuyên bố thị trấn sẽ không bao giờ an toàn cho việc sinh sống của con người.

    Wittenoom 1
    Thị trấn bị chính phủ Úc xóa sổ trên bản đồ vì gây nguy hại cho sức khỏe

    Wittenoom 1
    Thị trấn bị chính phủ Úc xóa sổ trên bản đồ vì gây nguy hại cho sức khỏe

    Để cô lập Wittenoom, thị trấn này đã hoàn toàn bị gỡ bỏ khỏi tất cả các bản đồ quốc gia, đồng thời các biển báo đều bị gỡ bỏ, các con đường dẫn đến thị trấn đều bị phong tỏa, biến toàn bộ thị trấn công nghiệp ngày nào chính thức trở thành một khu vực không tồn tại vào tháng 12 năm 2006.

    Bất chấp những cảnh báo về hiểm họa sức khỏe, một số người dân địa phương vẫn quyết định ở lại thị trấn này. Theo báo cáo, có khoảng 6 người vẫn còn ở thị trấn vào năm 2015, sau đó là 4 người vào năm 2016 và chỉ 2 người vào năm 2020 và không còn ai vào năm 2022.

    Wittenoom 1
    Thị trấn Wittenoom hoàn toàn trống trơn, không ai sinh sống nhau nhiều năm

    Lorraine Thomas, người phụ nữ cuối cùng còn ở lại Wittenoom, được biết đến là người đã dành phần lớn cuộc đời tại Wittenoom được cho là đã thu dọn hành lý và rời đi vào tháng 5/2022.

    Con gái của bà Lorraine, Aileen, nói với Daily Mail: "Đó là nhà của bà. Đó là nơi chồng bà được chôn cất trong nghĩa trang".

    Ở thời điểm hiện tại, Wittennoom đã bất ngờ trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch ưa khám phá, bất chấp những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe.

    Wittenoom 1
    Nơi này vẫn thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh quan tuyệt đẹp của nó.

    Kênh 14 (Nguồn: The Sun)

  • nguoi uc di chan dat 0

    Thói quen đi chân trần của người Úc khiến nhiều người đến từ các quốc gia phát triển tỏ ra lạ lẫm.

    Trong khi người Mỹ nổi tiếng với việc đi cả giày vào nhà (rất nhiều gia đình nhưng không phải tất cả), người Nhật có đôi guốc Geta truyền thống thì câu chuyện về thói quen mang giày dép tại xứ sở chuột túi lại có phần khác thường.

    nguoi uc di chan dat 0

    Cụ thể, mới đây cặp vlogger người Anh Curtis và Darcie đã chia sẻ một video lên mạng với tựa đề "Đã xác nhận: Người Úc ghét giày...". Nội dung video là hàng loạt hình ảnh người Úc đang thoải mái đi chân trần khắp mọi nơi, từ đường phố đến trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng... Trên video còn có thêm dòng chữ "Câu hỏi nghiêm túc, tại sao nhiều người Úc đi khắp nơi mà không mang giày thế??".

    Điều này đúng là kỳ lạ với những người chưa bao giờ đến Úc. Trả lời câu hỏi trên, một người Úc có tài khoản tên Śïṟ-be-gøŋę bình luận: "Chúng tôi đẻ ra đã khác", trong khi tài khoản alliyahhhhhh nhận xét: "Kiểu Úc thôi ấy mà".

    nguoi uc di chan dat 0
    Tưởng tượng: Bạn đang ở Úc.

    nguoi uc di chan dat 0
    Chỉ có ở Úc.

    Một số ý kiến cho rằng việc này hơi mất vệ sinh và có thể nguy hiểm do Úc nổi tiếng là nơi với nhiều loài vật có độc. Thậm chí có người còn bình luận: "Ở Mỹ, không giày hoặc không áo thì không phục vụ!".

    Không chỉ những người dân bình thường mới có thói quen này mà nhiều người nổi tiếng cũng đi chân trần trên đường. "Thần sấm" Chris Hemsworth cũng từng bị phát hiện đi chân trần thoải mái quanh thành phố. Ngoài Hemsworth, ngôi sao Jacob Elordi của loạt phim Euphoria còn mang cả "truyền thống" này sang Malibu, Mỹ.

    nguoi uc di chan dat 0

    nguoi uc di chan dat 0
    Nhiều ngôi sao Úc cũng ưa thích việc đi chân trần trên đường phố, kể cả khi không còn ở quê nhà.

    Theo blog chuyên về du lịch Úc Outback Tourist, có cả lý do tự nhiên và văn hóa cho thói quen này.

    Có thể lý do chính khiến mọi người đi chân trần ở Úc là do thời tiết. Thời tiết ở Úc rất nóng, ngoại trừ mùa đông ngắn. Nhiều người cảm giác họ không thể không đi chân trần trong thời tiết vừa nóng vừa khô đặc trưng. Chưa kể, Úc nổi tiếng với các bãi biển và điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen trên (có thể họ muốn ra biển nhưng lười mang dép chăng?).

    Tất nhiên, người ta có thể hỏi tiếp là tại sao họ không đi dép. Câu trả lời đơn giản là... người Úc thích thế, và bởi vì họ có thể, do văn hóa Úc khá cởi mở và không thực sự quan tâm tới việc bạn ăn mặc thế nào.

    Hầu hết những người đi chân đất đều còn trẻ. Họ cũng khá tự tin, bởi đường phố tại Úc thường sạch sẽ. Một điều nữa là, ở các thành phố trung tâm như Melbourne, bạn sẽ không thấy nhiều người đi chân đất. Việc này phổ biến hơn đối với những người sống xung quanh bãi biển, đặc biệt là vào mùa hè.

    Người Úc cũng tin rằng đi chân đất thực sự hữu ích khi trời nóng và một số người nói rằng nó cũng có thể chữa khỏi tình trạng mất nước, và giúp đôi chân dẻo dai hơn.

    Kênh 14 (theo news.com.au)

  • Vùng biển này dù chỉ có sức chứa từ 1 đến 2 người cho 1 lượt tắm nhưng lại đặc biệt được yêu thích. Vì sao vậy?

    bai bien Greenly australia 1
    Bãi biển mini ở Australia (Ảnh: Southaustralia)

    Chắc hẳn với mỗi người chúng ta, biển là một khoảng nước và trời mênh mông không thấy bờ. Trên các bãi cát của biển cũng rộng lớn và có thể chứa được tới hàng ngàn người. Thế nhưng, trên thế giới vẫn có một số vùng biển có diện tích rất "khiêm tốn", thậm chí chỉ đủ cho 1-2 người bơi trong một lần mà vẫn thu hút được vô số du khách. Vùng biển tí hon ở Australia chính là một nơi như vậy.

    bai bien Greenly australia 1
    Vùng biển tí hon tại Australia có diện tích vô cùng khiêm tốn (Ảnh: Southaustralia)

    Vùng biển mini này nằm gần bãi biển Greenly nằm ở phía Tây Nam của Australia. Nó có kích thước tương đương với bể bơi cỡ lớn. Lối vào của bãi biển tí hon này là 1 bãi cát lớn rất mịn, nước biển trong xanh vô cùng. Ở cách đó không xa là hồ đá tự nhiên Rock Pool. Nhiều người còn ví vùng biển này như một bồn tắm tự nhiên của thượng đế.

    Được biết, vùng biển này được hình thành một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nó dược dựng nên vì tác động của gió cát và thủy triều, làm trũng một vùng cát nằm ở gần bãi tắm biển Grennly. Nước từ biển Grennly thấm ra bề mặt cát, tạo ra một vùng biển nhỏ, trong xanh và không bao giờ khô cạn. Hình dạng tự nhiên của vùng biển này cũng rất độc đáo.

    bai bien Greenly australia 1
    Vùng biển mini này chỉ có thể chứa từ 1 đến 2 người vào tắm mỗi lượt (Ảnh: Southaustralia)

    Bãi tắm biển tí hon này chỉ có sức chứa từ 1 cho tới 2 người vào tắm mỗi lượt. Thực chất diện tích của bãi biển to hơn thế, nhưng phần diện tích có độ sâu nước đủ để tắm thì lại không có nhiều. Nhưng, nhờ vậy, du khách có thể tự do bơi lội mà không sợ quá sâu hay quá nông. Hơn nữa, bơi ở bãi biển này an toàn hơn vì xa vùng sóng lớn, tránh được các những người chơi lướt sóng. Với sự độc đáo của bãi biển mini này, khách du lịch rất hào hứng khi đến bơi lội và check in tại đây.

    Ngay gần bãi biển biển mini chính là bãi biển Greenly nổi tiếng. Bãi biển Greenly cũng là một bãi biển tuyệt đẹp với dải cát vàng kéo dài tới 1km về đất liền và những con sóng lớn. Sóng trong ở đây trung bình chỉ cao 1 m. Tuy nhiên, bãi biển Greenly có sóng rất lớn và có nhiều đá ở bên dưới nên người dân thường khuyến cáo du khách nên thận trọng khi bơi hay lướt sóng ở đây.

    bai bien Greenly australia 1
    Bãi biển mini này nằm gần vùng biển mẹ Greenly (Ảnh: Southaustralia)

    Bãi biển được bao quanh bởi những dải đá ngầm, với một số rạn san hô ở trung tâm. Ở bên trái của bãi biển Greenly là một hồ bơi được bao bọc bởi đá. Để bơi ở hồ này, con người sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào thủy triều. Khi thủy triều lên, nó sẽ trở nên nguy hiểm và không nên bơi trong đó.

    Thời gian tốt nhất để ghé thăm bãi biển Greenly sẽ là vào những tháng mùa hè và khi thủy triều xuống. Các tháng mùa hè ở Nam Úc là từ tháng 12 đến tháng 2. Không chỉ là nơi để bơi lội, bãi biển Greenly còn là một địa điểm cắm trại hoàn hảo. Có khoảng 20 điểm cắm trại nhìn ra bãi biển trên những cồn cát và lối đi ra biển.

    bai bien Greenly australia 1
    Không chỉ bơi lội, nhiều người chọn bãi biển Greenly làm nơi cắm trại (Ảnh: Southaustralia)

    Hầu hết đây đều là những điểm cắm trại miễn phí. Theo tư vấn của người dân địa phương, du khách nên cắm trại qua đêm ở đây để được tận hưởng cảnh hoàng hôn và chiêm ngưỡng được hết cảnh đẹp ở bãi biển Greenly. Tiếp giáp với những bãi biển đẹp là núi Greenly, du khách có thể leo lên đó để đón mặt trời mọc.

    Theo Trí Thức Trẻ