• Sự ra đi của chàng trai tài giỏi, tốt bụng 18 tuổi Luke Tang đã làm dấy cuộc tranh luận về mặt trái phía sau vẻ hào nhoáng của đại học số 1 thế giới.

    “Nhiều người trong chúng ta biết đến Tang như một người bạn cùng lớp thông minh, một người bạn thực sự và một người cố vấn luôn giúp đỡ người khác. Hình ảnh của em sẽ mãi lưu giữ trong tâm trí của gia đình, bạn bè và tất cả chúng ta hôm nay,” trích thứ của Trưởng khoa Đại học Harvard Rakesh Khurana.

    ‘Trên đời này không có người xấu, chỉ có người phức tạp’

    Luke Tang sinh năm 1996 trong một gia đình học thức người Mỹ gốc Hoa. Cha của anh, bác sĩ Wendell Tang là một nhà nghiên cứu bệnh học tại Trung tâm Y tế Ochsner và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Hawaii. Mẹ làm kế toán và là nhà phân tích tài chính cấp cao tại Bệnh viện Nhi đồng ở thành phố New Orleans. Anh trai là một nhạc sĩ tài năng và theo học ngành y tại Đại học Tulane.

    Tang theo học tại trường Trung học Benjamin Franklin và xuất sắc được nhận vào Đại học Harvard. Chàng trai luôn được gia đình, thầy cô và bạn bè nhận xét là sinh viên tài giỏi, ngoan ngoãn và hay giúp đỡ người khác. Thời gian rảnh rỗi, Luke Tang còn dạy đàn violin cho các trẻ em kém may mắn ở ngoại thành New Orleans và hay tham gia các chuyện thiện nguyện.

    bi kich harvard 1
    Luke Tang được nhận xét là chàng trai thông minh, học tập xuất sắc và vô cùng tốt bụng.

    Tang cũng được vinh danh là học sinh của năm của khu học chánh New Orleans, lọt vào bán kết cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khoa học Intel và nhận được danh hiệu danh giá Học giả Tổng thống Mỹ- thành lập vào năm 1964 theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ nhằm công nhận và vinh danh một số học sinh cuối cấp tốt nghiệp trung học xuất sắc nhất nước.

    Nói chuyện với các học sinh cuối cấp sắp tốt nghiệp của trường trung học Benjamin Franklin, Luke Tang 18 tuổi đã có một lời nhắn gửi đến các bạn cùng lớp của mình.

     “Trên đời này không có người xấu, chỉ có người phức tạp. Mọi người đều có một câu chuyện dù bạn có biết hay không. Mọi người đều có khả năng làm điều thiện và điều ác”, Tang nói. 

    Thông điệp về sự đồng cảm và niềm tin chàng trai gửi đến các bạn cùng lớp thời trung học cũng chính là triết lý mà Tang theo đuổi trong suốt thời gian ở Harvard, theo The Harvard Crimson.

    Tháng 9/2015, ở tuổi 18, chàng trai đã quyết định “giải thoát” cho bản thân, mãi mãi ra đi vì trầm cảm tại ký túc xá của Harvard. Thông tin chàng trai tài giỏi, tốt bụng qua đời khiến thầy cô, bạn bè và người thân của Luke Tang không khỏi bàng hoàng và đau xót.

    Ký túc xá Lowell House của Harvard, nơi Tang sống, đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm để vinh danh chàng nam sinh.

    Trách nhiệm của Harvard trong vụ việc

    Ba năm sau, cha của Tang, ông Wendell W. Tang đã đệ đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm Quận Middlesex. Đơn khiếu nại kiện Hội đồng trường Harvard - cơ quan quản lý cao nhất của trường cũng như Trưởng khoa nội trú Catherine R. Shapiro, Giám đốc phụ trách ký túc xá Lowell House Caitlin Casey, Cố vấn sức khỏe tâm thần của Dịch vụ Y tế Harvard Melanie G. Northrop và bác sĩ tâm thần David W. Abramson.

    Đơn khiếu nại cáo buộc các đối tượng này “sơ suất và bất cẩn” dẫn đến cái chết của Luke Tang và lập luận rằng các họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lên tới ít nhất 20 triệu USD (khoảng 487 tỷ đồng).

    bi kich harvard 1
    Đại học Harvard đã biết Luke Tang từng cố gắng tự tử không thành vào đầu xuân năm 2015.

    Đơn kiện nêu rõ nhân viên quản lý của Harvard đã biết Luke Tang có ý định tự tử và nỗ lực tự tử không thành trong năm thứ nhất tại Harvard nhưng không báo cho gia đình. Luke Tang đáng lẽ phải được tư vấn về sức khỏe tâm thần để ở lại trường.

    Theo đơn khiếu nại, Luke Tang rời Harvard vào mùa hè vào tháng 5/2015 và không nhận được tư vấn về sức khỏe tâm thần từ thời điểm đó, từ đó gián tiếp dẫn đến cái kết bi kịch của chàng trai 18 tuổi vào tháng 9 cùng năm.

    Vụ kiện cáo buộc trường đại học và các nhân viên của trường đã sơ suất vì không hoàn thành “nghĩa vụ chăm sóc” với Luke Tang.

    Tuy nhiên, tháng 12/2022, một thẩm phán Tòa án Thượng thẩm quận Middlesex đã bác bỏ các yêu cầu bồi thường chống lại Harvard và hai trưởng khoa nội trú. Trong một tài liệu dài 22 trang, Thẩm phán Tòa án cấp cao Brent A. Tingle cho rằng các bên đã hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc Tang sau lần cố gắng tự tử đầu tiên vào mùa xuân năm 2015.

    Vụ việc của Luke Tang chỉ là một vài trong nhiều trường hợp đau lòng tại đại học số 1 thế giới. Phía sau "giấc mộng Harvard”, sau ánh hào quang, ngôi trường dường như "bất lực" trong đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên. 

    Đại học Harvard lại có tỷ lệ sinh viên tự tử thuộc top cao nhất trong số các trường đại học ở Mỹ. Tỷ lệ tự tử của trường cũng cao hơn mức trung bình toàn nước Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe Đại học Mỹ, tỷ lệ tự tử của sinh viên Mỹ là 7.5/100.000 vào năm 2019 trong khi tỷ lệ của sinh viên Harvard vào khoảng 10.3/100.000. Những thống kê này chỉ phản ánh các vụ tự tử được báo cáo và số liệu thực tế có thể cao hơn. 

    Áp lực học tập khủng khiếp, văn hóa cầu toàn và chủ nghĩa xuất sắc đẩy không ít sinh viên vào bế tắc. Một số sinh viên không thể tìm kiếm được sự giúp đỡ. Các em không thể chia sẻ tình trạng khó khăn về sức khỏe tâm thần của mình với ai.

    Theo Vietnamnet

  • Con trai học ngành Khoa học máy tính năm 3 ở Mỹ, chăm chỉ, GPA cao, năng động, chơi với nhiều bạn nước ngoài nhưng ba mùa hè rồi không xin được vị trí thực tập nào. Không có vị trí thực tập nào trong CV thì ra trường khả năng cao là sẽ không xin được việc để ở lại Mỹ. Nhà lại không có đủ điều kiện tài chính để cho con học lên thạc sĩ, đã đổ hết tiền lực vào cho cháu để đi học, giờ rất sợ con sẽ phải về Việt Nam và canh bạc gia đình bỏ ra sẽ tan tành mây khói. Đó là câu chuyện được một phụ huynh chia sẻ mới đây trong một diễn đàn du học, hiện đang "viral" trên mạng xã hội.

    Chị cho biết, giờ đây lần nào gọi về con cũng khóc, bảo rằng khả năng quay về Việt Nam là rất cao.

    "Con bảo các bạn xin được thực tập năm 2, nhất là các bạn xin vào được những công ty lớn, thường phải là người xuất chúng và đã học code từ nhỏ. Còn các bạn bình thường như con thì chỉ mong năm 3 có thực tập ở một chỗ nho nhỏ rồi mới bắt đầu mơ đến những chỗ đó được. Con bảo thực tập bên Mỹ khó lắm, ngoài trình độ ra còn phải nắm rõ về quy trình tuyển sinh, nộp đơn và đôi khi còn phải là quen đúng người, chỉ giỏi trong sách vở thôi là chưa đủ.

    Giờ bạn bè con đã dần ổn định chỗ thực tập cho hè sau, nhìn con khóc mà em đau xót ruột. Nước Mỹ không phải màu hồng", phụ huynh này chia sẻ.

    du hoc o lai my
    Ảnh minh họa

    "Cha mẹ và con càng không nên làm con bạc khát nước"

    Đọc tâm sự của người mẹ này, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Yến Khanh, Giảng viên Đại học Erasmus University Rotterdam (Hà Lan), đồng thời là quản trị viên của Pathfinders cho rằng, chị thấy thương cho đứa con. Con được bố mẹ đầu tư cho ăn học nhưng phải gánh trên vai hòn đá tảng, chính là kỳ vọng của cha mẹ, rằng cha mẹ bỏ ra khoản tiền lớn đến vậy thì con phải cố mà ở lại được nước Mỹ.

    "Chẳng có gì tan thành mây khói cả. Nếu học xong mà không xin được việc, con có chí thì tự trau dồi chuyên môn để quay lại Mỹ. Không quay lại được cũng vẫn có thể sống tốt. Gia đình kỳ vọng quá càng gây áp lực cho con, dù bố mẹ có nói ra hay không", chị nói.

    Theo một số liệu, chỉ có 10,2% du học sinh Việt nam tại Mỹ tìm được việc làm thực tập Optional Practical Training (OPT). Tất nhiên, có OPT cũng không phải là sự đảm bảo để ở lại Mỹ. Một Giáo sư Việt tại Mỹ từng cho biết, tỷ lệ du học sinh Việt Nam ở lại được Mỹ chỉ chiếm 3% tổng số du học sinh. Con nhà mình có xuất sắc ở nhóm 3% đó không thì hãy kỳ vọng con ở lại.

    Theo TS Nguyễn Yến Khanh, cha mẹ cho con đi du học thì hãy mong con học hành nghiêm túc, có trải nghiệm văn hóa, hiểu biết xã hội để mở rộng nhãn quan, ở lại được thì tốt, không ở lại được thì về Việt Nam cũng nhiều cơ hội.

    Một số người bình luận dưới bài viết của phụ huynh trên, nói rằng du học không phải một canh bạc, cha mẹ và con càng không nên làm con bạc khát nước, không tìm được việc ở Mỹ thì tìm việc ở các nước khác, hoặc về Việt Nam cũng không có gì là bất ổn cả.

    Nghiên cứu của Nielsen cách đây mấy năm cho biết, người Việt dành tới 35% chi tiêu gia đình cho giáo dục. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, người Việt buộc phải thắt lưng buộc bụng đầu tư tới tận 47% chi tiêu gia đình cho giáo dục. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ở nhiều gia đình cho con du học có lẽ còn cao hơn mức trung bình nói trên.

    Học ở Việt Nam cũng không hề thua kém

    Thực ra nếu gia đình không thật dư giả thì nên cho con học đại học ở Việt Nam. Bây giờ ở Việt Nam cũng có rất nhiều lựa chọn tốt. RMIT đã chứng minh sự thích ứng và phù hợp với nhu cầu đào tạo và môi trường lao động ở Việt Nam hơn 20 năm, hai đại học quốc tế khác cũng khá tốt. Các chương trình liên kết đào tạo ở các đại học lớn cũng có những chương trình ổn.

    Con giỏi và chịu khó tìm kiếm cơ hội thực tập thì học Bách Khoa, Kinh tế, Ngoại thương còn giỏi hơn đi du học. Con học mấy ngành Marketing, Truyền thông, PR hay Kinh doanh thì có khi học chương trình tốt ở trong nước thì còn phù hợp với môi trường Việt Nam hơn học ở nước ngoài vì sẽ được học case study từ Việt Nam, trên thực tế kinh doanh, luật pháp và văn hóa Việt Nam.

    "Tôi đã dạy và làm việc với đủ cả sinh viên học đại học quốc tế tại Việt Nam và du học sinh Anh, Mỹ, Canada và Úc. Có bạn du học về cũng vào làm vị trí "í ẹ" ở công ty "í ẹ", không học hỏi được gì từ quản lý và đồng nghiệp nhưng cũng cứ yên vị ở đó mãi cho yên thân.

    Nếu cha mẹ có mức tài chính trung bình thì nên cân nhắc cho con học tại một số nước châu Âu như Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Áo hay Hà Lan. Các nước này có nhiều chương trình trong ngành Khoa học máy tính và Kinh doanh dạy bằng tiếng Anh, mà học phí thì giao động từ 0 tới khoảng 15 ngàn euro/năm.

    Hà Lan là nước có học phí đắt nhất trong các nước nhắc tới ở trên, nhưng học phí ngành Khoa học máy tính hay Trí tuệ Nhân tạo cũng thường dao động trong khoảng 8-17 ngàn euro/năm, các ngành khác thường có học phí thấp hơn", TS Khanh cho biết.

    Theo TS, nếu đầu tư cho con du học 4 năm đại học là quá sức của gia đình thì cha mẹ nên cho con học ở Việt Nam. Đi làm 2 năm, rồi xin học bổng hoặc đầu tư cho con học thạc sĩ, ở Anh chỉ 1 năm, ở các nước khác thì 2 năm vẫn là sự đầu tư hiệu quả hơn. Khi đã có kinh nghiệm làm việc và học thạc sĩ, du học sinh sẽ tối ưu hóa lợi ích của chương trình học hơn, và khả năng xin được việc có thể cao hơn. Kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam, nếu ở các vị trí tốt, tại các công ty lớn cũng rất có giá trị.

    Du học rất căng thẳng, du học sinh không cần phải gánh thêm hòn đá tảng là kỳ vọng của gia đình nữa.

    Theo Kênh 14

  • Gần mười năm về nước, bạn của con tôi có công ty riêng, mua được căn hộ cao cấp giá trên 10 tỷ đồng, thu nhập vượt xa ở Mỹ.

    Những năm gần đây, số du học sinh tại nước ngoài quay về nước làm việc ngày một nhiều, nhất là các bạn làm việc trong các ngành nghề kinh tế, tài chính , y học, kỹ thuật (trừ một số bạn làm ở các viện nghiên cứu khoa học hoặc ngành nghề đặc thù mà điều kiện trong nước chưa phát triển). Theo tôi có mấy nguyên nhân chính:

    Thứ nhất, chính sách cởi mở hội nhập cao đưa nền kinh tế đất nước ta phát triển vượt bậc, tiệm cận với các nước phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, doanh nghiệp PDI ngày một nhiều, các ngành nghề, việc làm mới xuất hiện giúp các bạn du học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp... Doanh nghiệp tư nhân ngày một phát triển, lớn mạnh nên cần lực lượng lãnh đạo kế thừa, vì vậy sau khi học tập và làm việc, có kinh nghiệm đủ chín, các bạn du học sinh có thể quay về kế nghiệp gia đình. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách, điều kiện tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp.

    tu bo thu nhap cap

    Thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, cơ hội việc làm tại các nước trên thế giới đang ngày một khó khăn, làm cho sự cạnh tranh việc làm của người bản địa và người nhập cư ngày một cao. Nếu so sánh, cuộc sống của các bạn về nước tốt hơn hẳn so với ở nước ngoài. Thu nhập nhiều lĩnh vực trong nước giờ cao tương đương nước ngoài, nhưng giá cả sinh hoạt thấp, tinh thần tình cảm thoải mái, gần gũi người thân, bạn bè, không bị phân biệt đối xử văn hóa, lối sống phù hợp... nên cuộc sống tại quê nhà hạnh phúc hơn, tích lũy tài sản cũng nhiều hơn.

    Tuần vừa rồi, tôi có dự buổi họp mặt mừng nhà mới của người bạn học của con tôi bên châu Âu. Cháu cũng là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho tôi hiện tại. Nhìn cháu, tôi mới thấy được việc các bạn trẻ quay về nước là đúng đắn. Trước khi về nước, hai vợ chồng cháu đều có công việc đáng mơ ước: chồng là tiến sĩ bác sĩ có uy tín làm việc tại một bệnh viện lớn; vợ là thạc sĩ làm việc cho một công ty tài chính của Mỹ. Thu nhập của hai vợ chồng cháu gần 200.000 USD/năm, nhưng đời sống vật chất và tinh thần đều rất áp lực.

    Ngoài nhà cửa, cơm áo gạo tiền, tình cảm người thân, quê hương, cách cư xử, hòa nhập văn hóa chủng tộc cũng là điều đáng trăn trở. Dù làm việc 10 đến 12 tiếng một ngày nhưng hai vợ chồng vẫn không tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng, gần mười năm về nước, cháu đã có công ty y khoa riêng với quy mô hoạt động và thu nhập rất tốt, mua được một căn hộ cao cấp giá trên 10 tỷ đồng, công việc ổn định, thu nhập vượt xa hồi ở Mỹ. Ngoài là giảng viên của một trường đại học y nổi tiếng trong nước, cháu còn tham gia khám bệnh ở hai bệnh viện lớn tại thành phố.

    Có lẽ cách giáo dục tại các nước tiên tiến đã giúp các cháu có tư duy logic khoa học, phong cách sống và làm việc ưu việt, hiệu quả cao nên dù công việc nhiều nhưng không áp lực, thời gian dành cho gia đình, vui chơi giải trí, cũng rất hợp lý, hài hòa. Hầu như tất cả nhóm bạn "du học" của con tôi ai cũng có sự nghiệp, kinh tế ổn định các con đều học ở các trường quốc tế "xịn". Mọi người đều rất mãn nguyện tràn đầy hạnh phúc, cách nói chuyện trao đổi, cư xử thể hiện tình cảm với nhau rất lịch thiệp nhã nhặn vô cùng thoải mái, cởi mở.

    Các cháu hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, logistic, trung tâm giáo dục đào tạo, y khoa, quản lý sự nghiệp gia đình... Đa số đều làm nhiều việc một lúc, và công việc đều phù hợp với chuyên môn, sở trường của mình. Một người có nhiều năm lăn lộn và cũng có chút thành tựu như tôi cũng phải nể phục.

    Viết ra những dòng này, tôi rất mong các bạn trẻ đang học tập, làm việc tại các nước tiên tiến, hãy tham khảo thêm để có cái nhìn thực tế về đất nước mình hiện tại, từ đó lựa chọn hướng đi hợp lý cho mình.

    Nguyen Huong VT / Theo VnExpress

  • Tìm hiểu những lợi ích, hạn chế và cân nhắc khi học bằng thạc sĩ ở Mỹ hoặc Anh để xác định nơi nào phù hợp nhất với mục tiêu và nguyện vọng của bạn.

    Tiếp tục con đường học vấn của bạn bằng cách theo đuổi bằng thạc sĩ là một cơ hội tuyệt vời để củng cố thông tin đăng nhập của bạn, mở rộng quan điểm của bạn và tạo sự khác biệt cho bạn so với các đồng nghiệp trong thị trường việc làm.

    Thử thách bản thân để theo đuổi bằng cấp ở nước ngoài sẽ bổ sung thêm những thách thức và lợi ích khi bạn học cách thích nghi với một môi trường xa lạ và hòa mình vào một nền văn hóa mới.

    du hoc anh va my

    Ưu và nhược điểm khi theo đuổi bằng thạc sĩ tại Anh

    Ưu điểm:

    Tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế: Các chương trình thạc sĩ tại Anh thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.

    Thời lượng chương trình ngắn hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Anh thường kéo dài 1 năm so với hơn 2 năm ở Mỹ.

    Độ chuyên sâu của chương trình: Các chương trình thạc sĩ ở Anh có xu hướng chuyên môn hóa cao.

    Nhược điểm

    Học phí quốc tế đắt đỏ: Chi phí học phí cho các chương trình Thạc sĩ tại Anh có thể cao, đặc biệt đối với sinh viên quốc tế.

    Cơ hội tài trợ hạn chế: Có thể có những lựa chọn tài trợ hạn chế cho sinh viên quốc tế tại Anh.

    Trọng tâm hẹp: Sinh viên thường không tham gia các khóa học ngoài chuyên môn cấp bằng cụ thể của họ.

    Ưu và nhược điểm khi theo học thạc sĩ tại Mỹ

    Ưu điểm

    Nhiều lựa chọn chương trình: Mỹ có rất nhiều chương trình Thạc sĩ ở nhiều lĩnh vực chủ đề khác nhau.

    Cơ hội nghiên cứu nổi tiếng thế giới: Các trường đại học Mỹ sở hữu một số cơ sở nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.

    Thêm tài trợ: Từ các khoản vay sinh viên liên bang đến học bổng và trợ cấp tư nhân, Mỹ có thể có nhiều lựa chọn tài trợ hơn mà bạn đủ điều kiện nhận.

    Nhược điểm

    Thời lượng chương trình dài hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Mỹ thường kéo dài từ 2 năm trở lên.

    Chi phí tổng thể: Thời lượng chương trình dài hơn làm tăng tổng chi phí học phí và chi phí cơ hội.

    Sự quen thuộc: Mặc dù điều này có thể tốt và xấu, nhưng việc tiếp tục học trong hệ thống mà bạn đã quen sẽ mang lại ít cơ hội phát triển hơn so với những thách thức khi thích nghi với hệ thống khác.

    Những yếu tố khác cần xem xét

    Ngoài các hệ thống giáo dục, còn có những cân nhắc quan trọng bổ sung khi quyết định giữa việc theo đuổi bằng thạc sĩ ở Mỹ hay Anh như:

    - Yêu cầu về thị thực: Là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ cần xin thị thực để học tập tại một trong hai quốc gia. Quy trình đăng ký, yêu cầu và chi phí khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, vì vậy hãy đảm bảo bạn nghiên cứu và lên kế hoạch phù hợp.

    - Ngân hàng quốc tế: Nếu bạn chuyển đến từ một quốc gia khác để học tập, bạn sẽ cần có tài khoản ngân hàng địa phương. Tìm kiếm các ngân hàng cung cấp tài khoản sinh viên, chẳng hạn như HSBC.

    - Nhà ở: Tìm nhà ở giá cả phải chăng có thể là một thách thức, đặc biệt là ở các thành phố sinh viên nổi tiếng như London. Xem xét các lựa chọn như nhà ở đại học, căn hộ chung cư hoặc nhà trọ.

    - Chăm sóc sức khỏe: Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao và sinh viên quốc tế có thể không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thông qua trường đại học của họ. Còn tại Anh, sinh viên quốc tế thường đủ điều kiện được chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc chi phí thấp thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia.

    - Khả năng chuyển đổi bằng cấp: Nếu bạn dự định trở về nước hoặc làm việc quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học của mình, điều quan trọng là phải nghiên cứu xem bằng cấp của bạn có được công nhận ở nước sở tại hay không.

    - Kỳ vọng: Văn hóa học thuật và nghề nghiệp ở Mỹ và Anh có thể khác nhau, ảnh hưởng đến trải nghiệm sinh viên và triển vọng việc làm trong tương lai của bạn. Hãy chuẩn bị để thích nghi với môi trường làm việc xa lạ và xem xét quốc gia nào có cơ hội tốt nhất cho các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của bạn.

    Theo giaoducthoidai

  • sang my lam nail

    "600.000 USD/năm là số tiền mà Jenny Nguyễn kiếm được tại Mỹ. Cô không có bằng đại học nhưng đã làm việc với hãng Google, Apple và nhiều người nổi tiếng", tờ CNBC viết.

    Hai bàn tay trắng ở thành phố lớn

    Jenny Nguyễn (29 tuổi) là một nghệ sĩ làm móng nổi tiếng và là một chủ tiệm nail lớn ở Los Angeles (Mỹ). Tiệm của cô cung cấp nhiều dịch vụ, từ làm móng đến nối mi.

     Từ việc sử dụng các loại sơn gel, sơn bóng, đá quý, nhãn dán và các vật dụng khác, Jenny đã có thể tạo ra khung cảnh đám mây phức tạp hoặc một bó hoa mùa xuân trên đầu ngón tay của ai đó. Mỗi bản thiết kế thường mất 2-3 tuần để hoàn thành.

    Một số khách hàng là người nổi tiếng thường lui tới tiệm của Jenny là Paris Hilton và Hailey Bieber. Các thiết kế của cô cũng đã được giới thiệu trong các chiến dịch quảng cáo cho các công ty như Apple, Converse và Chanel.

    Theo các tài liệu thuế mà tờ CNBC thu thập được, vào năm 2022, tiệm làm đẹp của cô đã kiếm được hơn 600.000 USD (khoảng 14,5 tỷ đồng). Trong năm 2023, con số này dự kiến tăng khi lượng khách hàng của cô ngày càng "khủng".

    Jenny học ngành sư phạm tại Đại học Hofstra ở New York. Tuy nhiên, cô đã bỏ năm cuối đại học để làm việc toàn thời gian, giúp đỡ ba mẹ hỗ trợ tài chính cho 3 người em của cô.

    tiem nail jenny nguyen 1
    Cô gái người Mỹ gốc Việt kiếm 14,5 tỷ đồng/năm nhờ làm móng (Ảnh: Andrew Evers).

    Thời điểm đó, gia đình Jenny cùng sống ở New York. Cô lần đầu tiên chuyển đến Los Angeles vào năm 2019, tìm kiếm nơi nghỉ ngơi sau mùa đông khắc nghiệt của New York. Vào thời điểm đó, Jenny trở thành giáo viên dạy thay cho một khu học chánh công lập và dự định tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của mình ở Los Angeles. 

    "Tôi đã không kiếm đủ tiền để sinh hoạt từ việc dạy học", Jenny nhớ lại. Cô biết mình muốn thử một công việc mới, trong một ngành mới, nhưng không biết chính xác mình nên làm gì tiếp theo. 

    Vì vậy, cô quyết định thử làm việc cho chính mình. Jenny nói: "Tôi luôn bị thu hút bởi việc kinh doanh vì thích sự cạnh tranh. Tôi thích làm việc cho chính mình hơn là nghe người khác bảo tôi phải làm gì".

    Sau giai đoạn Covid-19, Jenny đã theo dõi những bộ móng của nghệ sĩ nổi tiếng trên mạng xã hội. Lúc đó, cô tự hỏi rằng: "Sao mình không thử làm móng cho họ?".

    Làm việc đến đêm muộn

    Jenny không mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện tay nghề. Đầu năm 2021, cô nhận được giấy phép làm móng trực tuyến sau khi chi khoảng 9.000 USD (hơn 219 triệu đồng) và mất vài tuần để học tập.

    Lúc này, Jenny bắt đầu quảng cáo dịch vụ của mình cho khách hàng trên Instagram, tiếp cận các nhiếp ảnh gia và cung cấp dịch vụ làm móng miễn phí.

    tiem nail jenny nguyen 1
    Dù kiếm được nhiều tiền, Jenny vẫn làm việc đến đêm và không nghỉ cả ngày cuối tuần (Ảnh: Andrew Evers).

    Những thiết kế của cô nhanh chóng thu hút lượng người theo dõi trên TikTok và Instagram - nơi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và trợ lý của những người nổi tiếng sẽ nhắn tin cho cô và yêu cầu các cuộc hẹn. 

    Jenny nói: "Phương tiện truyền thông xã hội và sự giới thiệu của khách hàng đã giúp tôi xây dựng cơ sở khách hàng của mình".

    Vào tháng 1/2022, Jenny mở cửa hàng làm móng ở trung tâm TP Los Angeles. Cô cho biết tiệm thường đón khoảng 300 khách hàng/tuần. Cơ sở kinh doanh của cô hiện có 16 nhân viên, trong đó có chồng của Jenny, Bryan Trường, người đồng sở hữu và quản lý tiệm với cô.

    "Trở thành một doanh nhân rất cô đơn và căng thẳng. Nhưng khi bắt đầu tuyển dụng thêm nhiều người, tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều và tôi có thể phát triển công việc kinh doanh của mình nhanh hơn. Vậy nên, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau", Jenny bộc bạch.

    Jenny chia sẻ rằng cô vẫn làm việc đến tối muộn và vào cuối tuần để phát triển công việc kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong những tuần rơi vào thời điểm bận rộn, cô ước tính mình làm việc từ 80 đến 100 giờ. 

    Song, Jenny chưa từng than thở mà cho rằng thời gian dài làm việc là xứng đáng để cô theo đuổi một công việc sáng tạo mà cô yêu thích và được trả lương hậu hĩnh. 

    "Nghệ thuật làm móng luôn thú vị và khiến mọi người vui vẻ. Tôi rất biết ơn khi được làm công việc này", Jenny cười, nói.

    Dân Trí (theo www.cnbc.com)

  • Tìm hiểu những lợi ích, hạn chế và cân nhắc khi học bằng thạc sĩ ở Mỹ hoặc Anh để xác định nơi nào phù hợp nhất với mục tiêu và nguyện vọng của bạn.

    Tiếp tục con đường học vấn của bạn bằng cách theo đuổi bằng thạc sĩ là một cơ hội tuyệt vời để củng cố thông tin đăng nhập của bạn, mở rộng quan điểm của bạn và tạo sự khác biệt cho bạn so với các đồng nghiệp trong thị trường việc làm.

    Thử thách bản thân để theo đuổi bằng cấp ở nước ngoài sẽ bổ sung thêm những thách thức và lợi ích khi bạn học cách thích nghi với một môi trường xa lạ và hòa mình vào một nền văn hóa mới.

    du hoc anh va my

    Ưu và nhược điểm khi theo đuổi bằng thạc sĩ tại Anh

    Ưu điểm:

    Tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế: Các chương trình thạc sĩ tại Anh thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.

    Thời lượng chương trình ngắn hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Anh thường kéo dài 1 năm so với hơn 2 năm ở Mỹ.

    Độ chuyên sâu của chương trình: Các chương trình thạc sĩ ở Anh có xu hướng chuyên môn hóa cao.

    Nhược điểm

    Học phí quốc tế đắt đỏ: Chi phí học phí cho các chương trình Thạc sĩ tại Anh có thể cao, đặc biệt đối với sinh viên quốc tế.

    Cơ hội tài trợ hạn chế: Có thể có những lựa chọn tài trợ hạn chế cho sinh viên quốc tế tại Anh.

    Trọng tâm hẹp: Sinh viên thường không tham gia các khóa học ngoài chuyên môn cấp bằng cụ thể của họ.

    Ưu và nhược điểm khi theo học thạc sĩ tại Mỹ

    Ưu điểm

    Nhiều lựa chọn chương trình: Mỹ có rất nhiều chương trình Thạc sĩ ở nhiều lĩnh vực chủ đề khác nhau.

    Cơ hội nghiên cứu nổi tiếng thế giới: Các trường đại học Mỹ sở hữu một số cơ sở nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.

    Thêm tài trợ: Từ các khoản vay sinh viên liên bang đến học bổng và trợ cấp tư nhân, Mỹ có thể có nhiều lựa chọn tài trợ hơn mà bạn đủ điều kiện nhận.

    Nhược điểm

    Thời lượng chương trình dài hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Mỹ thường kéo dài từ 2 năm trở lên.

    Chi phí tổng thể: Thời lượng chương trình dài hơn làm tăng tổng chi phí học phí và chi phí cơ hội.

    Sự quen thuộc: Mặc dù điều này có thể tốt và xấu, nhưng việc tiếp tục học trong hệ thống mà bạn đã quen sẽ mang lại ít cơ hội phát triển hơn so với những thách thức khi thích nghi với hệ thống khác.

    Những yếu tố khác cần xem xét

    Ngoài các hệ thống giáo dục, còn có những cân nhắc quan trọng bổ sung khi quyết định giữa việc theo đuổi bằng thạc sĩ ở Mỹ hay Anh như:

    - Yêu cầu về thị thực: Là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ cần xin thị thực để học tập tại một trong hai quốc gia. Quy trình đăng ký, yêu cầu và chi phí khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, vì vậy hãy đảm bảo bạn nghiên cứu và lên kế hoạch phù hợp.

    - Ngân hàng quốc tế: Nếu bạn chuyển đến từ một quốc gia khác để học tập, bạn sẽ cần có tài khoản ngân hàng địa phương. Tìm kiếm các ngân hàng cung cấp tài khoản sinh viên, chẳng hạn như HSBC.

    - Nhà ở: Tìm nhà ở giá cả phải chăng có thể là một thách thức, đặc biệt là ở các thành phố sinh viên nổi tiếng như London. Xem xét các lựa chọn như nhà ở đại học, căn hộ chung cư hoặc nhà trọ.

    - Chăm sóc sức khỏe: Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao và sinh viên quốc tế có thể không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thông qua trường đại học của họ. Còn tại Anh, sinh viên quốc tế thường đủ điều kiện được chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc chi phí thấp thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia.

    - Khả năng chuyển đổi bằng cấp: Nếu bạn dự định trở về nước hoặc làm việc quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học của mình, điều quan trọng là phải nghiên cứu xem bằng cấp của bạn có được công nhận ở nước sở tại hay không.

    - Kỳ vọng: Văn hóa học thuật và nghề nghiệp ở Mỹ và Anh có thể khác nhau, ảnh hưởng đến trải nghiệm sinh viên và triển vọng việc làm trong tương lai của bạn. Hãy chuẩn bị để thích nghi với môi trường làm việc xa lạ và xem xét quốc gia nào có cơ hội tốt nhất cho các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của bạn.

    Giaoducthoidai (theo gooverseas)

  • Sau khi được Đại học Harvard nhận vào học, một du học sinh người Palestine nhưng sống ở Li Băng đã bị cấm nhập cảnh tại phi trường Mỹ sau khi phía an ninh đọc được những bài viết của bạn bè trên mạng xã hội.

    Theo CNN hôm 28.8, Ismail Ajjawi cho biết đã bị thẩm vấn nhiều giờ sau khi đáp xuống sân bay ở Boston vào ngày 23.8. Du học sinh 17 tuổi kể lại thị thực nhập cảnh của mình đã bị hủy sau khi giới chức di trú lục soát điện thoại và laptop.

    (Ảnh minh họa)

    Bất chấp phản đối của đương sự rằng mình không hề có liên quan đến những nội dung mà bạn bè đưa lên mạng xã hội, phía Mỹ vẫn xác định Ajjawi “không phù hợp để nhập cảnh”.

    Phản hồi trước thông tin trên, phát ngôn viên Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) Michael McCarthy cho hay đây là quyết định “dựa trên thông tin được tìm thấy trong quá trình kiểm tra”.

    Ajjawi, đến Mỹ theo diện học bổng, đã quay về Li Băng sau vụ việc. Đại học Harvard cho biết đang cố gắng giải quyết trường hợp của du học sinh này trước khi niên học mới bắt đầu vào ngày 3.9.

    Vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định gần như mọi đương đơn xin thị thực vào nước này đều phải cung cấp thông tin về tài khoản mạng xã hội, cũng như các địa chỉ thư điện tử và số điện thoại di động sử dụng trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Phần lớn những người nhập cư vào Mỹ và cả những người xin thị thực không nhập cư, tức là khoảng 14,7 triệu người, sẽ được yêu cầu liệt kê trong đơn đăng ký toàn bộ các tài khoản mạng xã hội sử dụng trong vòng 5 năm.

    Cơ quan chức năng sẽ sử dụng thông tin nói trên để kiểm tra danh tính những người này. Các đơn xin thị thực cũng sẽ phải cung cấp các số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (email) và lịch sử các chuyến đi nước ngoài trong vòng 5 năm.

    Ngoài ra, người xin thị thực phải khai báo về các trường hợp bị trục xuất khỏi một nước nếu có và mối quan hệ gia đình với người có liên quan tới các hoạt động khủng bố.

    Viethome (theo Thanh Niên)