• Khi nghe tin được nhận tiền đền bù đất, người đàn ông Trung Quốc đã lập tức nộp đơn từ chức, đồng thời ly dị vợ.

    trung so lai ngheo 1

    May mắn từ trên trời rơi xuống

    Năm 2011, kỹ sư mạng 28 tuổi Lý Húc nhận được cuộc gọi điện thoại thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Đầu dây bên kia thông báo ngôi nhà Lý Húc đang ở nằm trong một dự án sắp triển khai, vậy nên anh sẽ nhận được 10 triệu NDT (33 tỷ đồng) tiền đền bù đất cùng nhà tái định cư ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

    Lúc này Lý Húc đang phải chui xuống gầm bàn sửa máy tính trong một cuộc họp ở công ty, lập tức đứng dậy hô to: “Từ nay tôi không phải nghe lời các anh nữa”, sau đó nộp đơn từ chức. Từ lâu người đàn ông họ Lý đã không hài lòng với công việc, cuộc sống vợ chồng cũng không hạnh phúc. Họ thường xuyên cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt, rạn nứt giữa 2 người ngày càng lớn.

    Vậy nên sau khi nhận được cuộc gọi ở công ty, về nhà lại mâu thuẫn với vợ, lần này Lý Húc quyết tâm ly dị. Người vợ tức giận đồng ý ngay, nhanh chóng dọn đồ rời khỏi nhà. Căn nhà là của bố mẹ, đứng tên anh nên dù ly dị, vợ hoàn toàn không nhận được bất cứ khoản tiền nào.

    trung so lai ngheo 1
    Chân dung Lý Húc. Ảnh: Toutiao

    Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, Lý Húc cảm thấy tự do và nóng lòng tận hưởng niềm hạnh phúc khi có nhiều tiền - điều mà anh chưa bao giờ có từ nhỏ đến lớn. Người đàn ông này bắt đầu cuộc sống xa hoa, tối nào cũng đi chơi với hội bạn, ăn uống tiêu xài hoang phí, thậm chí còn định thay toàn bộ răng bằng vàng.

    Lý Húc không còn nhìn vào giá mỗi khi mua đồ nữa, hào phóng boa cho nhân viên phục vụ cả đống tiền. Mọi người xung quanh đều gọi Lý Húc là “anh Lý" khiến anh cảm thấy thoả mãn khi được kính trọng.

    Thế nhưng nhiều tiền không có nghĩa là giàu có mãi mãi. Lý Húc bị ám ảnh bởi cảm giác tiêu tiền nên sớm trở thành khách quen của sòng bạc. Càng đánh càng thua, chỉ trong vòng nửa năm, người đàn ông này đã gánh khoản nợ khổng lồ, phải vay nặng lãi để tiếp tục con đường “đỏ đen”. Lần này may mắn đã không còn đứng về phía Lý Húc, người đàn ông này còn phải bán nhà để trả nợ.

    trung so lai ngheo 1
    Người đàn ông này nhanh chóng tiêu hết tiền, nợ nần vì lối sống xa hoa. Ảnh: Toutiao

    Nhìn tài khoản không còn nhiều tiền, Lý Húc cảm thấy khủng hoảng. Anh không thể tưởng tượng sẽ sống sung sướng như trước thế nào khi không có tiền. Lý Húc bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở cửa hàng quần áo, công ty dịch vụ cưới hỏi. Không có kinh nghiệm và cũng không đặt tâm huyết vào việc kinh doanh nên Lý Húc liên tiếp thất bại.

    Người đàn ông từng may mắn giàu có chỉ sau một đêm, nhận số tiền mà cả đời người khác có thể không kiếm ra nổi nhưng chỉ trong vòng 7 năm đã mất hết tất cả. Từ đỉnh cao cuộc đời rơi xuống vực thẳm, bạn bè từng vui vẻ cười nói mỗi tối nay cũng không còn “kề vai”, không giúp đỡ Lý Húc khi khó khăn.

    “Anh Lý” chỉ là còn chuyện quá khứ, giờ đây Lý Húc chỉ còn kinh doanh một cửa hàng quần áo nhỏ. Làm ăn không tốt nên cũng chỉ đủ chi phí sinh hoạt, thậm chí còn nghèo hơn trước khi nhận tiền. Người quen cũ gặp lại cũng không ai nhận ra phú ông giàu có chỉ sau một đêm năm nào.

    Vì sao những người giàu nhanh thường nghèo rất nhanh?

    Vô số người giàu nhanh nhờ thừa kế, trúng số trên thế giới đã từng rơi vào “lời nguyền xổ số” khiến họ phá sản, ly hôn, rắc rối gia đình, bệnh tật và thậm chí nhận mất mạng do tiêu tiền quá nhanh. Bên cạnh đó, cũng có những người dù không gặp phải bi kịch “tiền mất, tật mang” thì cũng chẳng cảm thấy hạnh phúc như cuộc sống trước khi trúng số.

    Một người đàn ông Trung Quốc từng giành giải thưởng độc đắc 565 triệu NDT (hơn 1.800 tỷ đồng) cay đắng thừa nhận chính số tiền này đã hủy hoại cuộc đời anh. Khi vừa mới nhận tiền, người này còn phải trăn trở “làm sao để tiêu hết tiền”. Sau đó anh đến thẳng cửa hàng chọn chiếc Mercedes-Benz đời mới nhất, vào trung tâm thương mại chọn toàn quần áo đắt tiền, bước chân tới nhiều vũ trường xa hoa.

    Thế nhưng sự nhàn rỗi khiến anh “trống rỗng”, buông thả bản thân và mắc nhiều bệnh tật. Điều quan trọng là dù có đi du lịch ở nước Pháp xa xôi, ngâm mình tắm suối nước nóng thư giãn ở Nhật Bản thì người đàn ông này cũng không thấy hạnh phúc. Mọi thứ quá dễ dàng, hưởng thụ mãi không hết tiền khiến anh cảm thấy chẳng còn động lực thức dậy mỗi ngày và rơi vào trầm cảm.

    Theo National Endowment for Financial Education, khoảng 70% những người đột nhiên trúng số sẽ mất sạch số tiền đó, phá sản trong vòng 7 năm. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí Kinh tế Y tế cũng phát hiện ra dù cảm thấy hạnh phúc tột độ sau khi trúng giải nhưng mức độ hạnh phúc của những người này sẽ trở lại như trước không lâu sau đó.

    Nguyên nhân được lý giải cho sự bất hạnh của những người giàu nhanh là do họ không có kế hoạch khôn ngoan đối phó với những thay đổi lớn và khó có sự chuẩn bị từ trước. Cả những yếu tố khách quan khác dẫn đến bi kịch có thể kể đến như sự săn đón của những người xung quanh, thu hút kẻ lừa đảo giả danh “chuyên gia tài chính” và cả việc đột nhiên bị người khác đố kỵ.

    Khoản tiền kếch xù giúp họ vượt qua giai đoạn dốc sức lao động và tiến thẳng tới giai đoạn hưởng thụ xa hoa, khiến nhiều người khó thích ứng và cũng không trân trọng số tiền có được. Vậy nên “người may mắn” cũng có thể hóa “kẻ xui xẻo” chỉ trong vài năm, thậm chí là phút chốc.

    CafeBiz (theo Toutiao, GoodTherapy)

  • Căn biệt thự nhiều năm bị quây bởi những tấm sắt ngay trước một trung tâm thương mại hiện đại gây chú ý với những người qua đường.

    Những ngôi nhà nằm ở những vị trí vô cùng đặc biệt luôn trở thành một đề tài nóng được nhiều người quan tâm. Có nhiều lý do cho việc chúng vẫn tồn tại đến thời điểm hiện tại sau nhiều năm và qua rất nhiều cuộc đàm phán. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất được cho là do chủ nhà và các bên yêu cầu giải tỏa không đạt được thỏa thuận.

    Câu chuyện dưới đây là một ví dụ như thế. Đây là căn biệt thự nằm ở Thuận Đức, Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nó năm trước cửa O'Plaza - một trung tâm thương mại lớn, và bị những tấm sắt cao hơn 10 mét bao quanh. Tình trạng này cứ thế đã diễn ra trong nhiều năm mà chưa có phương án giải quyết.

    den bu giai toa 1
    Căn biệt thự "sừng sững" trước cửa trung tâm thương mại (Ảnh Youtube)

    Theo hình ảnh và video quay từ trên cao xuống, lối vào căn biệt thự cũng chính là một khoảng trống được đục ra từ những tấm tôn, sắt bao quanh. Căn biệt thự cũng có thiết kế khá đẹp với  khoảng 3 tầng lầu, thiết kế hiện đại và có cả khu vực ban công, sân vườn.

    Cũng chính bởi bị quây kín đến 90% bề mặt, cản trở ánh sáng tự nhiên và sự lưu thông của gió, cộng với việc ở ngay trước cửa trung tâm thương mại và khu vực đường lớn đông đúc, nên việc sinh hoạt của căn biệt thự được đánh giá là khá bất tiện. Thậm chí trong quá trình công trình trung tâm thương mại được thi công, bên ngoài đầy khói bụi nhưng các thành viên trong ngôi nhà vẫn sinh hoạt bình thường. Chỉ có đúng một cánh cổng sắt để kết nối ngôi nhà với khu vực bên ngoài.

    den bu giai toa 1

    den bu giai toa 1
    Các thành viên trong nhà vẫn sinh hoạt bình thường ngay khi công trình đang được thi công bên ngoài (Ảnh Youtube)

    den bu giai toa 1
    Cánh cửa sắt là nơi kết nối duy nhất của căn biệt thự với thế giới bên ngoài (Ảnh Youtube)

    Theo nhiều nguồn tin, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ngôi nhà vẫn "cứng đầu" tại vị ở khu vực này đó là vấn đề bồi thường. Cụ thể, gia đình chủ hộ quá đông người, vì vậy phương án đền bù của chủ đầu tư khu thương mại này có thể không thỏa đáng. Vì vậy, họ nhất định không chịu rời đi và tiếp tục sinh sống dù cho hoàn cảnh và điều kiện khó khăn.

    Sau khi thỏa thuận giữa 2 bên không thành công, không đi tới tiếng nói chung, căn biệt thự này không thể bị phá bỏ nhưng đã bị quây bởi những tấm sắt, tôn và trở thành tình trạng như bây giờ. Việc nó tồn tại ngay trước cửa trung tâm thương mại cũng khiến khu vực này bị phân ra làm 2 nửa.

    den bu giai toa 1

    den bu giai toa 1
    Ngôi nhà với những góc khác nhau, giúp nhìn rõ hơn vào bên trong (Ảnh Youtube)

    Nhiều người cũng nhận định rằng, có lẽ chủ đầu tư muốn quây ngôi nhà lại và muốn biến nó thành tạo hình như những ngôi nhà trong hộp quà ở Thành Đô, Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế thì lại không thể đem lại kết quả như mong đợi.

    Căn biệt thự vốn dĩ nằm ở vị trí đẹp, trung tâm của khu vực sầm uất, ngay mặt đường lớn, vốn là một ngôi nhà mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên tình trạng hiện tại lại khiến những người qua đường phải lắc đầu ngao ngán.

    Cho đến này, vẫn không có đơn vị hay cá nhân nào trực tiếp đứng ra giải thích rõ ràng về câu chuyện này, và cũng rất khó để nhận định chính xác ai sai, ai đúng. Tuy nhiên tất cả đều mong muốn đến một cái kết đẹp để giải quyết cho mỹ quan đô thị của trung tâm thương mại nói riêng, của Thuận Đức, Phật Sơn nói chung cũng như cuộc sống của chính gia đình chủ căn biệt thự.

    Những ngôi nhà “cứng đầu”

    Như đã nói ở trên, trên thực tế, những ngôi nhà nằm ở vị trí đặc biệt theo một cách bất đắc dĩ như thế này ở nhiều quốc gia khác trên thế giới không phải hiếm gặp. Chúng có thể nằm ở giữa ngã 3, giữa ngã tư, giữa con đường cao tốc xe cộ qua lại hay thậm chí là giữa những công trình đang ngổn ngang khói bụi xung quanh.

    Ví dụ như ngôi nhà sau đây ở Quảng Châu, Trung Quốc. Nó từng được mệnh danh là "ngôi nhà cứng đầu nhất Hải Châu", bởi nhất định không chịu dời đi trong suốt 5 năm.

    Cụ thể, ngôi nhà có diện tích 102m2, cao 3 tầng và là tổ ấm duy nhất của 7 anh chị em nhà họ Lý. Sau khi những người anh em khác trong gia đình rời đi nơi khác sinh sống và làm việc, ngôi nhà chỉ còn 4 người, là Lý Tuyết Cúc cùng người mẹ già, người anh trai bị tâm thần và người em gái sống thực vật. Tầng 1 của ngôi nhà trở thành tiệm photocopy, cũng chính là công cụ kiếm tiền duy nhất để gia đình này trang trải cuộc sống.

    den bu giai toa 1
    Ngôi nhà được mệnh danh là "ngôi nhà cứng đầu nhất Hải Châu" (Ảnh Sina)

    Tháng 2 năm 2006, một công ty bất động sản giành được quyền phát triển và vận hành khu đất đường Nam Điền, quận Hải Châu - nơi mà gia đình kể trên đang sinh sống. Đây chính là lúc cuộc chiến tranh chấp ngôi nhà giữa chủ nhà và công ty bất động sản bắt đầu.

    Công ty bất động sản đưa ra mức bồi thường cho các hộ dân là 3000NDT/m2. Ngôi nhà 3 tầng 102m2 của gia đình Lý Tuyết Cúc được bồi thường 550.000NDT, tương đương khoảng 1,6 tỷ đồng, cùng một ngôi nhà khác mà theo công ty bất động sản, nó trị giá 1,2 triệu NDT. Tổng giá trị bồi thương lúc ấy được tính lên tới 1,8 triệu NDT, tương đương khoảng 6 tỷ đồng tiền Việt.

    Tuy nhiên, thỏa thuận này đã diễn ra không mấy thuận lợi. Gia đình Lý Tuyết Cúc yêu cầu thêm rằng, bên cạnh số tiền, ngôi nhà được đền bù bổ sung kia phải có 3 phòng rộng 70m2, có mặt bằng kinh doanh 45m2 để cô có thể tiếp tục mở cửa hàng. Lý lẽ được chủ nhà đưa ra đó là: "Những người khác nghĩ rằng chúng tôi đang đòi nhiều tiền và cố tình làm khó nhà phát triển. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi không muốn nhiều tiền. Chúng tôi chỉ muốn được đền bù thỏa đáng vì ngôi nhà là tài sản duy nhất mà tổ tiên để lại".

    Phía công ty bất động sản tất nhiên không thể đồng ý với yêu cầu này rằng. Họ cho rằng "cái giá" này là quá đắt, và cũng không công bằng với các hộ dân cư khác xung quanh khu vực.

    den bu giai toa 1
    Chị Lý Tuyết Cúc cùng ngôi nhà (Ảnh Sina)

    Cuộc "đối đầu" cứ như vậy mà kéo dài tới 5 năm. Chính gia đình chủ nhà cũng đã phải gặp nhiều khó khăn khi tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà, trong khi tất cả hàng xóm của họ đều đã rời đi và đất cát xung quanh đều đã được đào tung lên.

    Cuối cùng, cả 2 bên là công ty bất động sản và gia đình Lý Tuyết Cúc đã đi tới một thỏa thuận hòa bình. Giám đốc công ty bất động sản cho biết, sau 5 năm tranh chấp và khiến các kế hoạch bị trì hoãn, cả 2 bên đều cảm thấy mệt mỏi.

    Chủ đầu tư đã bồi thường cho gia đình họ Lý một khoản tiền hợp lý cùng ngôi nhà tái định cư rộng 131m2 cách ngôi nhà cũ khoảng 200m. Đồng thời giúp Lý Tuyết Cúc tìm cửa hàng. Ngôi nhà "cứng đầu" đã bị chính thức phá bỏ vào ngày 7/11/2011.

    Cùng xem thêm những hình ảnh về những ngôi nhà “cứng đầu” khác tại nhiều quốc gia trên thế giới:

    den bu giai toa 1
    Ngôi nhà 3 tầng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc giữa đường cao tốc

    den bu giai toa 1
    Một ngôi nhà cũ kỹ ở tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc giữa những dãy nhà khang trang

    den bu giai toa 1
    Một trong những ngôi nhà đinh nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là tòa nhà ở Trùng Khánh

    den bu giai toa 1
    Ngôi nhà này nằm trên một con đường ở Thượng Hải, Trung Quốc và đã được giải tỏa vào năm 2017 sau 14 năm tranh chấp

    Theo phunuso

  • Vì không chịu di dời, ngôi nhà nhỏ chưa đến 50m2 dột nát này từ lâu đã bị cắt điện, nước, sân chứa đầy rác.

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Hiện nay, ở Trung Quốc vẫn tồn tại rất nhiều căn nhà đinh nằm chắn ngang giữa đường hay một khu vực nào đó. Chủ nhân của những ngôi nhà này thường vì không hài lòng với khoản đền bù nên mới không chịu chuyển đi.

    Hơn mười năm trước, ở Thiên Tân, Trung Quốc có một hộ nhà đinh như vậy. Dù được đền bù số tiền khủng so với giá trị thực tế của ngôi nhà, song gia chủ vẫn chưa hài lòng nên kiên quyết ở lại. Sự cố chấp này kéo theo một dự án được chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn 2 tỷ NDT cũng bị trì hoãn.

    Dự án cải tạo phố cổ với khoản bồi thường cao ngất ngưởng

    Thiên Tân là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của đồng bằng Hoa Bắc. Sau thời kỳ cải cách, Thiên Tân bước vào giai đoạn đô thị hóa và phát triển nhanh chóng. Để góp phần thay đổi diện mạo thành phố ven biển này, chính quyền thành phố quyết định quy hoạch cải tạo các khu nhà cũ.

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Trong đó, Phố cổ Bắc Đường có lịch sử hơn 600 năm cũng thuộc kế hoạch này. Năm 2008, chính quyền Thiên Tân đã gia cố và bảo vệ một số lượng lớn các ngôi nhà cổ trong khu vực này nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Đối với các ngôi nhà không phải là nhà cổ, chúng sẽ bị phá bỏ và xây dựng lại. Vào thời điểm đó, việc phá dỡ và di dời có thể được coi là cơ hội làm giàu của những hộ dân nơi đây. Bởi cơ chế đền bù rất có lợi cho người dân.

    Để tiến hành dự án phá dỡ một cách thuận lợi, chính quyền đã không ngần ngại tổ chức cho nhân viên xuống tận cơ sở để tiến hành khảo sát thực địa. Họ tìm hiểu sâu nhu cầu của quần chúng nhân dân để đưa ra phương án đền bù phá dỡ thỏa đáng. Chính phủ chi trả theo tiêu chuẩn bồi thường là 8.000 NDT/m2 và phân phối một lượng nhà ở tái định cư nhất định theo số dân của mỗi hộ gia đình. Mỗi hộ dân không chỉ có một căn nhà tái định cư để ở mà mức đền bù ngất trời khiến họ giàu lên trong phút chốc.

    Căn nhà đinh không chịu di dời

    Trong dự án này, ngôi nhà nhỏ rộng chưa đến 50m2 của bà Trương cũng thuộc diện phải di dời. Nghĩ đến việc sau khi phá dỡ sẽ được sống trong ngôi nhà mới khang trang, bà Trương cũng vui mừng khôn xiết. Khi các cán bộ phụ trách đưa ra số tiền bồi thường là 2 triệu NDT, bà cụ định ký vào giấy tờ thỏa thuận nhưng lại thay đổi ý định khi họ hàng tới cho lời khuyên.

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Theo kế hoạch cải tạo phố cổ, nhà của bà Trương nằm ở ngã tư của con đường chính trong tuyến phố. Với vị trí quan trọng như vậy, họ hàng của bà Trương cho rằng việc yêu cầu tăng số tiền đền bù phá dỡ là không quá đáng. Sau đó, họ quyết định yêu cầu tăng khoản đền bù lên 3 triệu NDT nhưng không được chấp thuận vì việc tự ý tăng tiền đền bù sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những hộ dân khác.

    Việc thương lượng giữa hai bên kéo dài cũng khiến cho dự án cải tạo phố cổ Bắc Đường cũng bị trì hoãn suốt nhiều năm. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà phát triển đã quyết định tạo ra một ngoại lệ, đồng ý tăng mức bồi thường cho ngôi nhà của bà Trương lên 3 triệu NDT. Tuy nhiên, khi biết được đối phương đã chấp nhận “xuống nước”, họ hàng của bà Trương lại khuyên bà cụ nên nhân cơ hội này tăng tiền đền bù lên 5 triệu NDT (tương đương 10 tỷ đồng).

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Không đồng tình với yêu cầu của gia chủ, phía chủ đầu tư không còn muốn thỏa hiệp, quyết định dựa theo tiêu chuẩn bồi thường ban đầu là 2 triệu NDT. Họ tiếp cận bộ phận quản lý địa phương để thương lượng với bà Trương. Cứ hai ngày lại có cán bộ đến ngôi nhà đinh này để thương lượng.

    Tuy nhiên, điều này vô hình trung khiến bà Trương càng thêm tin tưởng rằng vị trí ngôi nhà của bà rất quan trọng trong dự án cải tạo phố cổ. Nhờ đó mà có thể thay đổi được quyết định của chủ đầu tư, muốn tăng tiền đền bù từ 5 triệu NDT lên 100 triệu NDT.

    Kế hoạch thay đổi, gia chủ tham lam chịu cái kết đắng

    Trước yêu cầu vô lý của gia chủ, chủ đầu tư lúc này cũng bỏ hẳn việc đàm phán. Sau khi thảo luận với các bộ phận liên quan, họ đã quyết định thay đổi bản vẽ thiết kế. Cuối cùng, con đường chính của phố cổ Bắc Đường được thiết kế lệch khoảng 5m so với kế hoạch ban đầu. Hoàn toàn không còn bị ảnh hưởng bởi ngôi nhà đinh.

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Khi dự án được triển khai, đội ngũ thi công làm việc ngày đêm để kịp tiến độ. Do đang trong quá trình xây dựng và cải tạo nên nhà của bà Trương bị cắt điện nước. Bên cạnh đó, vì ở gần công trường nên bà Trương phải chịu thêm cảnh bị khói bụi bao quanh và tiếng ồn từ máy móc xây dựng làm việc suốt ngày đêm.

    Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy, bà Trương vẫn ảo tưởng cho rằng mình nắm chắc phần thắng. Chẳng bao lâu, các tòa nhà mọc xung quanh, những con đường cũng bắt đầu được trải nhựa. Bà Trương không còn thấy người đến thương lượng nên bắt đầu lo sợ. Bà đã chủ động đến bộ phận dự án của nhà phát triển để hỏi về khoản tiền đền bù và nhận được lời giải thích rằng kế hoạch ban đầu đã được điều chỉnh. Con đường chính của tuyến phố không còn đi qua vị trí gia đình bà Trương nên sẽ không có khoản đền bù nào cho bà.

    bi cat dien nuoc den bu 1

    Lúc này, bà Trương mới nhận quãng thời gian 10 năm yêu cầu tăng khoản tiền đền bù kia bỗng trở nên vô nghĩa. Cảm thấy hối hận, bà cụ nhiều lần tìm đến chủ đầu tư xin được phá bỏ theo tiêu chuẩn bồi thường ban đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, dự án sắp hoàn thành, chủ đầu tư cũng không thể chấp thuận theo yêu cầu của bà cụ.

    Cứ như vậy, ngôi nhà nhỏ của bà Trương vẫn nguyên trạng cho đến ngày nay, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Trái ngược với cuộc sống ổn định của những người hàng xóm sớm di dời, bà Trương không có việc làm nên đành sống bằng nghề thu gom phế phẩm. Theo thời gian, khoảng sân nhỏ trong nhà chứa đầy phế liệu. Vì nằm xa khu dân cư nên điện nước vẫn chưa được khôi phục. Cuộc sống khó khăn hiện tại chính là bài học đắt giá mà bà cụ này nhận được cho sự tham lam của mình.

    Nhịp sống Thị trường (theo Toutiao)

  • Suốt nhiều năm qua, chủ một sân golf ở Mỹ nhiều lần hỏi mua căn nhà và khu đất nhưng vợ chồng bà Elizabeth vẫn từ chối.

    Từ năm 1999, chủ sân golf Augusta National ở Mỹ chi hơn 200 triệu USD (hơn 4.700 tỷ đồng) để mua các căn nhà của người dân xung quanh.

    Sau khi hoàn tất thương vụ này, quy mô của sân golf tăng gấp đôi. Các chủ nhà chấp nhận bán rồi rời khỏi nơi gắn bó lâu năm có cơ hội đổi đời một cách nhanh chóng. 

    Sau khi mua, chủ câu lạc bộ golf san bằng các căn nhà để xây dựng bãi đậu xe miễn phí cho người chơi golf. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, họ không thể mua được căn nhà của vợ chồng Herman và Elizabeth Thacker nằm cạnh một cổng của sân golf. 

    ngoi nha o san golf 1
    Căn nhà được xây dựng từ năm 1959 vẫn tồn tại đến ngày nay (Ảnh: LA Times).

    Ngôi nhà của cặp vợ chồng này được xây dựng năm 1959, rộng hơn 200m2. Bên trong có 3 phòng ngủ và nằm trên mảnh đất khoảng 2000m2. Theo ước tính của các công ty bất động sản, ngôi nhà có giá khoảng 348.000 USD (8,1 tỷ đồng).

    Nhiều lần chủ câu lạc bộ golf Augusta National ngỏ ý với vợ chồng Herman và Elizabeth Thacker để mua lại căn nhà. Tuy nhiên, họ không đồng ý, do không muốn rời khỏi nơi có nhiều kỷ niệm của gia đình. 

    Hiện, ông Herman đã qua đời, song người vợ là bà Elizabeth vẫn tiếp tục sống bên trong. "Chúng tôi thực sự không muốn đi", bà Elizabeth nói. Khi còn sống, ông Herman từng phân trần: "Với chúng tôi, tiền không phải là tất cả".

    ngoi nha o san golf 1
    Vợ chồng Herman và Elizabeth không muốn rời đi vì với họ "tiền không phải là tất cả". (Ảnh: LA Times).

    Khu vực cặp vợ chồng này sinh sống từng là khu phố với nhiều cây xanh, có nhiều khoảng sân cho mọi người tản bộ, xích đu cho trẻ con vui chơi. Trải qua nhiều lần chủ nhà bán đất cho chủ sân golf, các không gian đó dần biến mất. Thậm chí, khi các giải thi đấu golf diễn ra, khu vực quanh nhà bà Elizabeth chật kín ô tô.

    Nhiều lần hỏi mua, đưa ra mức giá 1 triệu USD

    Trong lần chia sẻ với báo chí hồi năm 2016, vợ chồng bà Elizabeth cho biết, đại diện của câu lạc bộ golf tới nhà mỗi năm một lần để ngỏ ý mua lại mảnh đất.

    Giá trị căn nhà chưa đến 500.000 USD (11 tỷ đồng) theo định giá của đại lý bất động sản. Thế nhưng, câu lạc bộ golf sẵn sàng trả mức giá 1 triệu USD (hơn 23,5 tỷ đồng). Tuy vậy, họ chỉ nhận được cái lắc đầu của vợ chồng này.

    ngoi nha o san golf 1
    Khu đất từng được hỏi mua với giá 1 triệu USD nhưng chủ nhà vẫn từ chối (Ảnh: LA Times).

    "Người đại diện đến đây thường xuyên, bày tỏ vẫn quan tâm đến khu đất của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đưa ra câu trả lời giống như trước đây thêm một lần nữa", ông Herman chia sẻ khi còn sống.

    Mặc dù, chủ sân golf đã mua hết nhà hàng xóm rồi san phẳng để làm bãi đậu xe tuy nhiên, không phải vì vậy mà bà Elizabeth ghét bỏ golf. Bà và các thành viên trong gia đình là fan cuồng nhiệt với bộ môn này và vẫn tới sân golf cạnh nhà để xem các giải thi đấu. 

    Ngôi nhà của vợ chồng bà Elizabeth sống là nơi chứng kiến nhiều kỷ niệm của gia đình. Trong căn nhà này, cặp đôi đã vất vả, lo toan để nuôi dưỡng  các con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây, con cháu vẫn thường trở về sum vầy trong các dịp lễ tại chính mảnh đất này. 

    Bà Elizabeth và chồng từng cho biết, họ muốn sống trong căn nhà  đến những ngày cuối đời. Sau khi chồng qua đời, bà Elizabeth tiếp tục giữ gìn căn nhà một cách cẩn thận, vì trong nó chứa biết bao hoài niệm đẹp đẽ.

    Theo Dân Trí

  • Kiên quyết không bán nhà cho 2 ông trùm lớn là Bob Guccione và Donald Trump, 30 năm sau, cụ bà hơn 90 tuổi rao bán nhà nhưng không ai mua. Cuối cùng ngôi nhà được bán đấu giá với giá rẻ bèo.

    ban nha cho donald trump 1

    Đối với nhiều chủ nhà, viễn cảnh một mình đối đầu với các nhà phát triển quyền lực sẽ là một thách thức lớn. Tuy nhiên, điều này với Vera Coking - một cụ bà về hưu đến từ New Jersey, Mỹ thì hoàn toàn ngược lại.

    Theo Washingtonpost, Vera Coking và chồng là Raymond mua ngôi nhà ba tầng ở thành phố Atlantic vào năm 1961 với giá 20.000 USD. Tài sản này từng là nhà của gia đình họ, trước khi trở thành nhà trọ trong một thời gian. Sau đó với tiến trình phát triển đô thị, các nhà phát triển BĐS bắt đầu để ý đến khu đất rộng nơi có ngôi nhà của gia đình bà.

    ban nha cho donald trump 1

    Vào đầu những năm 1980, nhà sáng lập tạp chí Penthouse, Bob Guccione đã ngỏ lời muốn mua lại ngôi nhà của bà Vera Coking với giá 1 triệu USD để xây dựng một sòng bạc. Theo đó, ngôi nhà này có vị trí đắc địa, có thể giúp ông trùm này hốt bạc. Tuy nhiên, Coking đã từ chối lời đề nghị trên khiến ông trùm Bob Guccione phải xây dựng Khách sạn và Sòng bạc Penthouse Boardwalk xung quanh nhà của bà nhưng sau đó dự án cũng bị phá sản.

    Một thập kỷ sau đó, Donald Trump cũng nhắm đến khu đất này để xây dựng Khách sạn và Sòng bạc Trump Plaza của mình. Vị trí ngôi nhà của bà Vera Coking được dự tính làm bãi để xe limousine cho sòng bạc. Tuy nhiên việc thuyết phục gia chủ bán nhà cũng không khả quan khi cụ bà vẫn giữ vững lập trường của mình ngay cả khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

    ban nha cho donald trump 1

    Dana Berliner, luật sư của Viện Tư pháp có trụ sở tại quận Arlington thuộc bang Virginia, một công ty luật về quyền tự do dân sự đại diện cho Coking trong vụ kiện chống lại Trump và Cơ quan phát triển sòng bạc của Thành phố Atlantic, cho biết ngôi nhà của bà Coking chứa nhiều kỷ niệm nên bà ấy rất kiên định trong việc giữ lại tài sản quý giá của mình.

    Ngay cả khi tòa nhà Trump Plaza cao 22 tầng vươn cao bên ngoài cửa sổ với ánh đèn nhấp nháy không ngừng còn ngôi nhà của bà cụ đang xuống cấp trầm trọng thì bà vẫn từ chối việc bán nhà. Theo các luật sư của bà, đội phá dỡ của ông Trump đã đốt mái nhà, phá vỡ các cửa sổ và đập phá phần lớn tầng ba. Tuy nhiên, bà vẫn không thay đổi quyết định.

    Vào tháng 5 năm 1994, Coking nhận được một lá thư từ Cơ quan Phát triển Tái đầu tư Sòng bạc (CRDA) của thành phố Atlantic đề nghị mức giá 250.000 USD và đe dọa sẽ sử dụng các quyền hạn để kiểm soát tài sản nếu bà không chấp thuận. Công ty của tỷ phú Trump đã đứng về phía cơ quan trên trong vụ kiện này.

    ban nha cho donald trump 1

    Sau đó, cả ông Trump, Coking và cơ quan phát triển tái đầu tư sòng bạc trên gặp nhau trên tòa trong cuộc chiến pháp lý vào năm 1998. Cuối cùng, Tòa án tối cao New Jersey đã ra phán quyết rằng Cơ quan phát triển tái đầu tư sòng bạc thành phố Atlantic và phía Trump đã sai trong trường hợp này.

    Coking vẫn ở trong ngôi nhà yêu quý của bà cho đến năm 2010. Lúc này, bà chuyển đến một cộng đồng hưu trí ở California. Sau đó, ngôi nhà này được rao bán với mức trên trời là 5 triệu USD nhưng không tìm được người mua. Cuối cùng, nó đã được bán đấu giá vào năm 2014 cho nhà đầu tư Carl Icahn với giá 583.000 USD và nhanh chóng bị phá hủy.

    Theo Kênh 14

  • Để nhận nhiều tiền đền bù hơn, gia chủ đã mở rộng ngôi nhà ban đầu thành 2 căn nhà lớn với diện tích 1000m2.

    nha bi ho bun nuot chung 1

    Vào cuối năm 2002, dự án dẫn nước Nam - Bắc của Trung Quốc đã chính thức được triển khai. Toàn bộ dự án dài 4.350 km được chia thành 3 tuyến Đông, Tây, Trung. Trong số đó, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nằm trong khu vực nhận nước của dự án tuyến Trung. Đến năm 2015, thông qua quá trình thăm dò và đo đạc, các chuyên gia của dự án này cuối cùng đã chọn một đoạn của Đường vành đai thứ ba của thành phố Trịnh Châu làm khu vực mà dự án dẫn nước chạy qua. 

    Dự án yêu cầu không được xuất hiện làng xóm hay công trình công nghiệp nào trong bán kính 50m2 xuất hiện ở 2 bên bờ kênh. Lý do đằng sau điều này đương nhiên là để đảm bảo rằng chất lượng nước của dòng kênh sẽ không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, việc giải tỏa những hộ dân thuộc diện cần di dời gặp khó khăn khi một hộ gia đình ở đây nhất quyết không chịu di dời. 

    Kiên trì bám trụ vì khoản bồi thường “không thỏa đáng”

    Theo chính sách mà thành phố Trịnh Châu đưa ra vào thời điểm đó, các đối tượng thuộc diện giải tỏa sẽ được bồi thường với số tiền 1.000 NDT/m2 cùng với một ngôi nhà trong thành phố có cùng diện tích. Khoản đền bù này được đánh giá là “hào phóng”, người dân coi việc di dời này là một cơ hội tuyệt vời để làm giàu nên mọi việc diễn ra rất suôn sẻ. Tuy nhiên đến phút cuối lại nảy sinh vấn đề là xuất hiện một hộ nhà đinh.

    Theo 163.com, gia chủ họ Trịnh (70 tuổi) này  không đồng ý với việc phá dỡ, đồng thời cho rằng tổ công tác không đối xử bình đẳng với mọi người khi không đền bù cho ông theo đúng quy định.

    nha bi ho bun nuot chung 1

    Theo đó, gia đình ông Trịnh có hai ngôi nhà với diện tích xây dựng là 1.000m2. Nếu chỉ tính riêng tiền bồi thường, con số đã lên tới 1 triệu NDT. Cộng thêm khoản đền bù một ngôi nhà 1000m2 trong thành phố, nếu quy ra tiền ước tính hơn 10 triệu NDT (hơn 34 tỷ đồng). Tuy nhiên, phương án bồi thường quy định rõ ràng, chỉ những nhà ở nông thôn mới được bồi thường theo tiêu chuẩn này, trong khi đó, nhà của ông Trịnh nằm ở khu vực ngoại thành nên không thể thực hiện theo phương án này.

    Ngoài ra, trong quá trình điều tra xác minh, căn nhà của ông Trịnh bị nghi ngờ là xây dựng trái phép vì không có giấy phép xây dựng. Vì vậy, gia chủ không những không được hưởng tiền bồi thường mà cơ ngơi rộng 1000m2 này còn có thể bị cưỡng chế phá dỡ.

    nha bi ho bun nuot chung 1

    Hóa ra đầu năm 2010, hai người con trai của ông Trịnh nhận được tin dự án dẫn nước Nam - Bắc rất có thể sẽ đi qua nhà mình nên đã cùng nhau mở rộng ngôi nhà ban đầu thành 2 căn nhà lớn với diện tích 1000m2. Theo tính toán ban đầu, khi phải di dời, chắc chắn họ sẽ nhận được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên mọi việc xảy ra không được thuận lợi như suy nghĩ, do đó, họ vô tình trở thành “hộ nhà đinh” trong mắt mọi người.

    Cái kết đắng cho kẻ tham lam

    Đối với một dự án lớn cấp quốc gia, việc triển khai đã được lên kế hoạch cụ thể. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng có thể làm chậm thời gian thi công và  tiêu tốn một lượng lớn nhân lực và vật lực. Do đó, đối với trường hợp của gia đình họ Trịnh, chủ đầu tư đã nhiều lần thương lượng nhưng cả hai bên không tìm được tiếng nói chung trong việc đền bù.

    nha bi ho bun nuot chung 1

    Trên thực tế, bởi vì nhà của ông Trịnh không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Do đó, yêu cầu đền bù của gia đình ông Trịnh đương nhiên không được chấp thuận và phía thực hiện dự án chỉ có thể bồi thường theo diện tích căn nhà cũ. Để dự án được triển khai thuận lợi, các bộ phận liên quan cũng đề nghị bồi thường thêm, nhưng ông Trịnh nhất quyết muốn được tính theo diện tích sau khi xây dựng trái phép là 1000m2.

    Thấy thời gian thi công bị chậm trễ, nhân viên phải báo cáo lên cấp trên. Sau khi biết được tình hình, lãnh đạo cấp cao của dự án đã đưa ra quyết định chuyển hướng tuyến kênh nước vòng qua nhà ông Trịnh. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các bản vẽ kỹ thuật đã nhanh chóng được hoàn thành và Dự án dẫn nước từ Nam lên Bắc có thể tiếp tục thi công thuận lợi. Cứ như thế, nhà của ông Trịnh trở thành ngôi nhà duy nhất trong khu vực đó không bị di chuyển.

    nha bi ho bun nuot chung 1

    Tuy nhiên, khi được truyền thông đưa tin, ngôi nhà này trở nên nổi tiếng và chịu sự lên án của đa số cộng đồng. Không chịu được điều tiếng, 2 người con trai của ông Trịnh chuyển đến nơi khác sinh sống. 

    Bên cạnh đó, khi dự án được triển khai, vì bị lấp đất nâng nền nên 2 căn nhà của ông Trịnh trở thành chỗ trũng. Gia đình ông cũng bị cắt điện nước, hễ trời mưa là nước tràn vào dẫn đến tình trạng ngập lụt, bùn đất tràn vào cả trong nhà. Vì nhà không còn ở được nữa, nên sau đó, con trai ông Trịnh cũng quyết định đón bố về ở cùng.  

    Câu chuyện về ngôi nhà đinh nổi tiếng ở Hà Nam, Trung Quốc này chính là bài học sâu cay dành cho những kẻ tham lam.

    CafeF (theo 163)

  • Do phiền toái từ phía công trường, chủ nhà hiện đã rời đi. Tuy nhiên họ vẫn không đồng ý bán lại ngôi nhà này.

    Câu chuyện về những căn nhà không chịu di dời là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu. Nhiều người thắc mắc, tại sao chủ nhà lại ngoan cố dù đã được bồi thường số tiền cực lớn.

    Ở Singapore có trường hợp điển hình. Chủ nhà vì muốn giữ lại cơ ngơi nên đã quyết không đàm phán với chủ đầu tư. Quan điểm này của ông có người ủng hộ nhưng cũng có người phản đối vì cho rằng bất hợp lý.

    Sau khi từ chối bán căn nhà đã ở suốt hàng chục năm cho các nhà phát triển đang làm việc trong một dự án chung cư cao cấp, chủ nhà ở Geylang, Singapore đã rơi vào tình thế khó xử. Khi các nhà thầu bắt đầu công việc xây dựng, ngôi nhà hai tầng đang bị kẹp giữa hai tòa nhà đồ sộ.

    Dự án NoMa do Macly Group (công ty phát triển bất động sản có trụ sở tại Singapore) phát triển dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong năm 2023.

    Khi các phóng viên đến thăm địa điểm vào cuối tháng 3/2023, họ thấy ngôi nhà nằm trên đường Guillemard ở Geylang bị kẹt cứng giữa hai tòa nhà chung cư mới. Ở thời điểm năm 2020, ngôi nhà có sân thượng đó có thể nhận được số tiền đền bù ít nhất 4 triệu USD (gần 94 tỷ đồng).

    quyet khong ban nha du den bu 4 trieu usd 1
    Ngôi nhà đã hư hại nhưng chủ không thương lượng. Ảnh: Zhihu

    Ngôi nhà hoang sơ nằm giữa hai tòa chung cư

    Hóa ra đây là "ngôi nhà đinh" ở Geylang đã từng được xuất hiện trên truyền thông cách đây 3 năm. Theo báo cáo của nhật báo Shin Min ba năm trước, các nhà phát triển bất động sản ban đầu định phá bỏ ngôi nhà cũ và xây dựng những căn hộ mới. Nhưng có hai chủ nhà từ chối bán, từ đó họ được mọi người gắn với cái tên như vậy.

    Mái của ngôi nhà được che bằng bạt, và một số giàn giáo cũng đã được dựng xung quanh bên ngoài ngôi nhà. Theo Shin Min, ngôi nhà là không gian chỉ dành cho gia đình và bạn bè của chủ nhà. Một số người sống gần đó bày tỏ họ không biết tại sao chủ sở hữu không muốn bán nó.

    Người đàn ông trong ngôi nhà đã từ chối phỏng vấn khi các phóng viên tiếp cận vào năm 2020. Một cư dân sống gần đó tiết lộ rằng ngôi nhà đã không có người ở kể từ tháng 12 năm ngoái. Lý do là vì cả hai bên đều có công trình xây dựng rất ồn ào. Có lẽ chủ sở hữu không thể chịu được tiếng ồn xây dựng sau hai năm và cuối cùng đã chuyển đi”.

    Không chỉ chủ nhà này không chịu từ bỏ ngôi nhà của mình.

    Cách đó không xa tại Geylang Lorong 28, một chủ nhà khác họ Ngô cũng từ chối bán nhà của mình cho các nhà phát triển. Trước đó, ông đã trả lời với báo chí ngôi nhà là tài sản được người mẹ quá cố mua lại. Anh hiện đang ở trong nhà với chị gái của mình và không muốn bán vì gắn với nhiều kỷ niệm.

    quyet khong ban nha du den bu 4 trieu usd 1
    Ngôi nhà vẫn bám trụ dù ở gần công trình lớn. Ảnh: Zhihu

    Khi được hỏi liệu có sẵn sàng đưa ra mức giá tốt hơn để mua hai ngôi nhà hay không, đại diện Macly Group cho biết: "Không, vì các kế hoạch hiện tại của chúng tôi đã được phê duyệt và bán cho người mua. Chúng tôi đưa ra mức giá dựa theo hiện trạng."

    Tranh cãi không có hồi kết

    Sau 3 năm, ngôi nhà của người đàn ông họ Ngô không có gì thay đổi so với lần trước anh ấy được phỏng vấn. Bên ngoài ngôi nhà chất đầy lồng chim, bể cá và những đồ lặt vặt khác.

    Tuy nhiên không lâu sau, người đàn ông trong câu chuyện đã yêu cầu được tôn trọng quyền riêng tư, The Straits Times đưa tin.

    “Nếu hàng xóm của tôi muốn bán nhà của họ, đó là quyết định của họ. Bạn có thể kiếm được một ngôi nhà như vậy ở một vị trí tốt ở đâu?", người hàng xóm của chủ nhà cũng đồng tình.

    Hai chủ nhà có thể đã cố gắng giữ vững lập trường của mình, nhưng một số cư dân khác trong khu vực không nhất thiết phải đồng ý với quyết định của họ.

    "Trông nó rất không hợp lý", một cư dân khác nhận xét. Người này nói thêm rằng anh cảm thấy cả hai ngôi nhà đều trông khá lỗi thời và không phù hợp với diện mạo của chung cư mới.

    Cho đến hiện tại, chủ của hai ngôi nhà này vẫn chưa lên tiếng về sự việc trên.

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Trái với sự căng thẳng thường thấy giữa chủ đất và nhà thầu, bà Edith Macefield quyết định tặng cho quản lý dự án xây dựng ngôi nhà bà đã từ chối bán sau khi qua đời.

    Edith Macefield 1

    Được trả 1 triệu USD vẫn không chịu bán

    Theo rd.com, ngôi nhà rộng 1050 feet vuông (hơn 97m2) tại đường 46, Ballard, thành phố Seattle, Mỹ này được xây dựng hồi đầu thế kỷ 20 và được bà Edith Macefield mua lại từ năm 1952 với giá gần 4000 USD.

    Nhiều thập kỷ sau, khu vực này bắt đầu phát triển với hàng loạt nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Đến năm 2006, ngôi nhà của bà Edith cũng nằm trong kế hoạch xây dựng một khu phức hợp thương mại. Công ty bất động sản đã mua lại hàng loạt khu đất xung quanh để tiến hành thi công công trình. Chỉ có bà Edith Macefield là không chịu bán lại ngôi nhà.

    Edith Macefield 1

    Ban đầu, phía công ty BĐS đưa ra số tiền 750.000 USD, sau đó họ nâng lên 1 triệu USD song vẫn không thể lay chuyển quyết định của bà cụ 84 tuổi. Theo đó, bà Edith không quá bận tâm về số tiền được trả. Việc bà kiên quyết giữ lại ngôi nhà mà không chịu bán đi là vì đây là nơi lưu giữ kỷ niệm giữa bà và người mẹ của mình. Ngôi nhà của bà khá nhỏ bé, với 1 tầng và 1 gác xép nhưng phần lớn cuộc đời bà đã gắn bó với căn nhà này, mẹ của bà cũng đã mất tại đây. Hơn nữa, bà nghĩ mình đã quá già để chuyển đi nơi khác nên đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn như vậy.

    Sự việc này cũng đã vô tình giúp bà cụ này bỗng nhiên nổi tiếng khắp nước Mỹ. Có người gọi Edith là “bà già bướng bỉnh” vì không chịu chuyển đi nơi khác, cản trở việc hiện đại hóa khu phố. Cũng có luồng ý kiến cho rằng bà là “anh hùng” vì họ cảm thấy mệt mỏi khi chứng kiến khu phố xanh và yên bình của họ dần biến mất và thay vào đó là những ngôi nhà bê tông sừng sững khắp nơi.

    Edith Macefield 1

    Không thuyết phục được gia chủ, phía chủ đầu tư chỉ còn cách chỉnh sửa bản thiết kế, xây trung tâm thương mại rộng lớn “uốn lượn” quanh ngôi nhà nhỏ bé của bà Edith. Suốt quá trình xây dựng, bà chống lại tiếng ồn bằng cách bật tivi hoặc mở bản nhạc opera yêu thích to hơn một chút. Đến khi công trình hoàn thành, ngôi nhà của bà cụ như lọt thỏm giữa tòa nhà 5 tầng đồ sộ và hiện đại khi nhìn từ xa.

    Tặng lại căn nhà cho quản lý dự án vì lý do đặc biệt

    Khác với những trường hợp “gia chủ bướng bỉnh khác”, sự kiên định của bà Edith dù gây khó khăn cho dự án xây dựng nhưng lại không khiến cho chủ đầu tư quá khó chịu hay tức giận. Ngược lại, giữa họ lại hình thành nên một tình bạn khăng khít khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.

    Trong quá trình thương lượng, đàm phán, Barry Martin - Tổng giám đốc cấp cao của dự án xây dựng khu phức hợp, luôn đối xử nhẹ nhàng và tôn trọng với quyết định của bà Edith. Không những thế, ông còn thường xuyên nghe bà cụ tâm sự, giúp bà cụ dọn vườn, quét sân, sơn lại mặt tiền nhà trong suốt hai năm trời. Ngay cả khi sức khỏe của bà Edith ngày càng yếu đi, ông cũng đưa bà đi gặp bác sĩ khi cần.

    Edith Macefield 1

    Nhiều người cho rằng, Barry làm như vậy để lừa cụ bà chuyển đi. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Barry và Edith không hề vì mục đích lợi dụng như người ta vẫn nghĩ. Ông vẫn tận tình chăm sóc cụ đến những giây phút cuối đời vì ung thư vào năm 2008.

    Cảm động vì tấm chân tình của người bạn, bà Edith đã quyết định giao lại ngôi nhà của mình cho ông Barry Martin mà không hề đắn đo. Vài năm sau, ông bán căn nhà cho một công ty bất động sản với giá 310.000 USD. Chủ nhân mới đã cho tu sửa sau khi mua và nâng cấp nhà rồi xây dựng một không gian sự kiện bên dưới để bảo tồn.

    Hiện nay, ngôi nhà này vẫn ở đấy, lọt thỏm giữa những công trình cao tầng thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương đến thăm.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Để bảo vệ ngôi nhà không bị phá dỡ, gia chủ đã lắp 18 camera quanh nhà để theo dõi và nuôi thêm 4 con chó để trông cửa.

    Tại đường Tương Xuân, tỉnh Hồ Nam, có một tòa nhà ba tầng nằm ngay mặt đường, được mệnh danh là ''ngôi nhà đinh cứng đầu nhất tỉnh''. Theo Sohu, ngôi nhà này không chịu di dời suốt 12 năm, cản trở quá trình phát triển của thành phố.

    den bu giai toa ho nam 1

    Năm 2009, ngôi nhà này được đưa vào phạm vi các khu ổ chuột cần phá dỡ. Cán bộ địa phương cho biết khu đất này sẽ bị thu hồi và sử dụng làm không gian xanh đô thị trong tương lai. Theo chính sách đền bù, mỗi hộ gia đình sẽ được cộng thêm 2.000 NDT cho mỗi mét vuông đất. Người dân lần lượt chuyển đi, duy chỉ có ngôi nhà số 527 này kiên quyết ở lại vì không đồng tình với khoản tiền đền bù.

    Về việc bồi thường, chủ đầu tư đưa ra mức bồi thường là 420.000 NDT. Phương án bồi thường này dựa trên diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 80m2. Tuy nhiên, chủ sở hữu của ngôi nhà là ông Tống đã mất và quyền thừa hưởng thuộc về 7 anh chị em trong gia đình. Nếu chia khoản bồi thường này thì mỗi người chỉ được 60.000 NDT. Do đó, gia đình này không đồng ý với khoản đền bù và đấu tranh để có một khoản tiền lớn hơn.

    den bu giai toa ho nam 1

    Theo Sohu, một thành viên trong nhà họ Tống là Tống Ổn Triều tiếp nhận nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà. Người đàn ông này thậm chí còn chọn nghỉ việc để trông coi nhà cửa nhằm tránh một ngày nào đó nó bị cưỡng chế phá bỏ. Không có việc làm và thu nhập, Tống Ổn Triều sống dựa vào sự bảo trợ của các anh chị em khác.

    Năm 2010, anh còn lắp thêm 18 camera quanh nhà để nhìn rõ tình hình xung quanh và nuôi thêm 4 con chó để canh gác. Điều này khiến căn nhà của anh trở thành ''lãnh địa'' độc lập, bất khả xâm phạm. Rảnh rỗi, Tống Ổn Triều còn nghiên cứu về các luật và quy định có liên quan để có thể bảo vệ ngôi nhà của mình.

    den bu giai toa ho nam 1

    Tháng 8 năm 2011, phía chủ đầu tư đã nộp đơn yêu cầu tư pháp phá dỡ căn nhà. Một cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra nhưng không có kết quả khi chưa thống nhất được một số vấn đề then chốt. Đến năm 2012, 3 năm trôi qua, những ngôi nhà xung quanh đã bị phá bỏ. Thậm chí nhiều vị trí đã dựng xong móng và khung thép, chuẩn bị xây dựng một khu phố hoàn toàn mới nhưng tòa nhà của gia đình họ Tống vẫn sừng sừng ở nguyên vị trí.

    den bu giai toa ho nam 1

    Vụ việc này chỉ kết thúc khi đến năm 2021, phía chủ đầu tư đưa ra con số đền bù cho gia đình họ Tống là 3,5 triệu NDT. Công việc phá dỡ ngôi nhà đinh này cũng hoàn thành vào chiều ngày 5/1.

    Trên thực tế, có một câu chuyện thú vị cũng xảy ra xoay quanh ngôi nhà đinh cứng đầu này. Theo đó, một vụ án hình sự cuối cùng đã được giải quyết khi camera của anh Tống ghi lại toàn bộ quá trình của vụ việc.

    Theo Thể thao Văn hóa

  • Ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) xuất phát từ việc chưa thống nhất trong phương án bồi thường đất và tái định cư năm 2021.

    Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TX Đông Triều Lưu Trường Sơn thông tin, dự án đường nối ngã ba đường tránh Hưng Đạo đến khu đô thị Hồng Phong phải thu hồi đất của 151 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức (gồm 99 hộ dân và tổ chức tại phường Hưng Đạo và 51 hộ dân tại phường Hồng Phong).

    Đa số đều là đất trồng cây lâu năm, chỉ có 3 hộ gia đình ảnh hưởng đất ở, trong đó có gia đình bà Nguyễn Thị Luyến (65 tuổi, khu Mễ Xá 2, phường Hưng Đạo).

    Theo Trung tâm phát triển quỹ đất TX Đông Triều, đã có 150/151 hộ dân bàn giao mặt bằng để phục vụ việc thi công dự án và đưa vào sử dụng tuyến đường. Hiện tại chỉ còn gia đình bà Nguyễn Thị Luyến chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bàn giao mặt bằng.

    ngoi nha quang ninh giua duong 1
    Tuyến đường liên xã ở phường Hưng Đạo bị "bó cổ chai" do ngôi nhà chưa được giải tỏa

    Cũng theo ông Sơn, toàn bộ 305m2 đất của gia đình bà Luyến thuộc diện thu hồi với đơn giá bồi thường là 8,7 triệu/m2, căn nhà 2 tầng với 175m2 diện tích mặt sàn bồi thường 1,2 tỷ cùng cây trồng trên đất. Tổng số tiền chính quyền bồi thường cả diện tích đất thu hồi và cơ sở vật chất trên đất là hơn 4 tỷ đồng nhưng gia đình bà Luyến không đồng ý.

    ngoi nha quang ninh giua duong 1
    Nhiều phương tiện đi qua tuyến đường này phải rón rén vì sợ va chạm

    Về việc tái định cư, nhà bà Luyến có 2 thế hệ chung sống nên thuộc diện được 2 suất tái định cư. Năm 2021, UBND TX Đông Triều đã bố trí 2 khu vực tái định cư cho gia đình bà Luyến bằng với diện tích đất bị thu hồi. Khu vực tái định cư này gần Trung tâm Y tế TX Đông Triều, tuy nhiên, do thấy chưa phù hợp nên chính quyền thị xã đã huỷ bỏ và bố trí tái định cư cho gia đình bà Luyến ở khu dân cư phía Bắc trụ sở UBND phường Hưng Đạo.

    ngoi nha quang ninh giua duong 1
    Bà Luyến lo lắng vì sợ ngày nào đó ô tô sẽ húc vào nhà

    Tại đây, cả 2 suất đất tái định cư đều ở vị trí có 2 mặt tiền với đơn giá bằng đơn giá bồi thường là 8,4 triệu/m2. Gia đình bà Luyến không đồng ý mà muốn được bố trí 2 suất tái định cư có vị trí đẹp nhất khu dân cư phía Bắc với đơn giá khoảng 14 triệu/m2 nhưng không phải nộp thêm tiền.

    Ngoài ra, bà Luyến cho rằng, khu dân cư phía Bắc chưa có cơ sở hạ tầng như điện, nước và tình trạng đổ rác thải xây dựng khiến mặt bằng không đảm bảo. Vấn đề này, ông Sơn thừa nhận là có và đang khắc phục.

    ngoi nha quang ninh giua duong 1
    Khu dân cư phía Bắc trụ sở UBND phường Hưng Đạo nơi chính quyền bố trí tái định cư cho gia đình bà Luyến vẫn ngổn ngang phế thải xây dựng

    "Phía chính quyền tạo mọi điều kiện, động viên gia đình bà Luyến nhận tiền bồi thường, ngoài ra sẽ dùng nguồn vốn xã hội hóa để chi trả tiền thuê nhà ở tạm trong thời gian chờ xây xong nhà mới nhưng gia đình bà Luyến vẫn không đồng ý", ông Sơn cho biết.

    Sang tuần, lãnh đạo UBND TX Đông Triều sẽ có buổi đối thoại với gia đình bà Luyến để giải quyết việc này. Trong trường hợp gia đình bà Luyến vẫn không đồng ý với phương án bồi thường, tái định cư, chính quyền thị xã sẽ huỷ bỏ quyết định phê duyệt phương án và quyết định thu hồi đất của năm 2021, làm lại quy trình từ đầu để đủ điều kiện cưỡng chế.

    ngoi nha quang ninh giua duong 1
    Ngôi nhà của gia đình bà Luyến chỉ cách cổng trụ sở UBND phường Hưng Đạo khoảng 30m

    Còn theo bà Nguyễn Thị Luyến, với đơn giá bồi thường đất là 8,7 triệu/m2 và sang khu tái định cư ở khu dân cư phía Bắc phải mua với giá hơn 14 triệu/m2, gia đình bà không đủ kinh tế để bù thêm tiền và xây nhà mới.

    "Tôi rất mong chính quyền thị xã Đông triều giải quyết thỏa đáng để 11 người trong gia đình tôi có chỗ ở mới, không phải lo lắng khi sợ ngày nào đó ô tô sẽ húc vào nhà, đêm ngủ cũng không ngon giấc vì tiếng xe", bà Luyến nói.

    Như đã đưa tin trước đó, tại tuyến đường liên xã, phường Hưng Đạo, TX Đông Triều đoạn qua khu Mễ Xá 2 xuất hiện một ngôi nhà 2 tầng chiếm gần hết lòng đường khiến giao thông đi lại qua đây khó khăn.

    Ngôi nhà này chỉ cách cổng trụ sở UBND phường Hưng Đạo khoảng 30m và thuộc sở hữu của vợ chồng ông Nguyễn Văn Đoàn và bà Nguyễn Thị Luyến. Gia đình ông Đoàn và bà Luyến đã sinh sống ở căn nhà này nhiều năm trước khi tuyến đường liên xã được đầu tư và đưa vào sử dụng năm 2021.

    Theo Vietnamnet

  • Theo Sohu, gia trang của gia đình ban đầu có diện tích hơn 30 mẫu đất. Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử, dòng họ này chỉ giữ lại ngôi nhà tứ hợp viện với diện tích hơn 3 mẫu này.

    khong ban nha co 1

    Thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam là một trong những thành phố có nhiều di tích lịch sử ở Trung Quốc. Theo dòng chảy phát triển của xã hội, nhiều công trình cổ nơi đây đã bị biến mất, thay vào đó là những khu đô thị hiện đại. Dẫu vậy, vẫn có một căn nhà cổ đã có tuổi đời hơn 200 năm tồn tại bất chấp giữ rừng cao ốc tại làng Đông Sử Mã. Câu chuyện về ngôi nhà này đến nay vẫn còn được lưu truyền. Không những thế, nó còn trở thành một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng tại đất nước tỷ dân.

    Chuyện cụ già ngoài 60 và khoản bồi thường 1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 145 triệu USD)

    Vào năm 2007, khu vực làng Đông Sử Mã thuộc Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, thuộc diện được quy hoạch và sẽ sớm được phá bỏ và tái xây dựng nhằm mục đích phát triển đô thị. Người dân địa phương ở đây rất vui mừng trước thông tin này. Bởi không chỉ được chuyển đến nơi ở có môi trường sống tốt hơn mà họ còn có thể nhận được một khoản tiền đền bù thỏa đáng.

    Dẫu vậy, có một gia đình tại đây tỏ ý không muốn chuyển đi, đó là gia đình cụ Nhậm Kim Lãnh, đã ngoài 60 tuổi. Ngôi nhà của gia đình ông nằm ngay trung tâm và là ngôi nhà lớn và cổ kính nhất ở làng. Khi chủ đầu tư lần đầu tiên đến làng để thương lượng, cụ đã từ chối việc phá dỡ căn nhà.

    khong ban nha co 1

    Từng gặp nhiều trường hợp tương tự, chủ đầu tư nghĩ rằng gia chủ không hài lòng với số tiền đền bù nên mới ngoan cố không chịu dọn ra ngoài. Sau đó, kể từ năm 2009, họ nhiều lần cử người đến thương lượng và đưa ra những con số cao hơn để thuyết phục gia đình ông Lãnh. Tuy nhiên, ngay cả khi căn nhà của gia đình ông Nhậm là căn nhà cuối cùng chưa chịu chuyển đi, và số tiền đền bù đã tăng từ 5 triệu NDT lên 30 triệu, rồi 100 triệu, thậm chí lên 1 tỷ NDT nhưng ông Nhậm vẫn nhất không chịu thỏa hiệp.

    khong ban nha co 1

    “Không chuyển! Dù các cậu có đưa giá 10 tỷ NDT (1,45 tỷ USD) tôi cũng không chuyển đi!”, cụ Nhậm quát lớn khi thấy bên chủ đầu tư lại tới nhà thương lượng.

    Thái độ cương quyết của gia chủ khiến chủ đầu tư rất bất lực. Nhiều người cùng thôn cũng thuyết phục ông Nhậm vì cho rằng đó mà một khoản tiền lớn, đủ cho gia đình sống sung túc lâu dài, tuy nhiên ông cụ không hề thay đổi ý định của mình.

    Bí mật ngôi nhà cổ

    Trước số tiền đền bù khổng lồ, nhiều người thắc mắc lý do khiến ông Nhậm lại tỏ thái độ kiên quyết đến như vậy. Thế nhưng khi biết được nguyên nhân, nhiều người tán thành với cách làm của ông cụ.

    Theo gia chủ chia sẻ, ngôi nhà mà gia đình ông sống bao nhiêu đời qua chính là một di tích văn hóa lịch sử, là nơi mà dòng họ nhà ông nhiều đời cùng nhau sống và giữ gìn những kỷ vật của tổ tiên nên không thể bị phá dỡ. Khi biết được thông tin này, chủ đầu tư đã báo cáo với các đơn vị liên quan ở địa phương và mời các nhà chuyên môn đến xác định, từ đó giải đáp được bí ẩn đằng sau ngôi nhà này.

    khong ban nha co 1

    Theo Sohu, khi các nhà khảo cổ đến và nghiên cứu, họ đã xác định được nhiều đồ vật có niên đại hàng trăm năm trong ngôi nhà này. Dưới con mắt của các chuyên gia, đây đều là những di tích văn hóa vô cùng quý giá. Chúng đã "ghi lại" đời sống của bảy đời tổ tiên nhà họ Nhậm, đồng thời cũng là chứng nhân lịch sử ghi lại quá trình phát triển không ngừng của Trung Quốc từ xã hội phong kiến cổ đại đến thời đại mới.

    Hơn nữa, theo các chuyên gia, không chỉ riêng những "cổ vật" mà ngay cả ngôi nhà cũng là "bảo vật" vô giá. Ngay trước cổng nhà cũng có treo tấm bảng gỗ đề 4 chữ: “Phụ Dực Quốc Chính” (tước hiệu được hoàng đế ban cho người có công với đất nước), chứng tỏ chủ nhân của ngôi nhà có thân thế không tầm thường.

    khong ban nha co 1

    Lúc này, gia chủ cũng kể rõ gia thế của mình. Theo ông Nhậm, ngôi nhà của gia đình ông được xây dựng từ thời vua Càn Long vào năm 1775, chủ nhân ban đầu là Nhậm Quân Tuyển, một quan chức cấp cao của nhà Thanh nên nơi ở cũng được xây dựng rất đồ sộ và bề thế. Gia trang của họ ban đầu có diện tích hơn 30 mẫu đất, gồm 38 khu nhà có kết cấu tương tự.

    Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử với nhiều biến cố xã hội, dòng họ này chỉ giữ lại ngôi nhà tứ hợp viện với diện tích hơn 3 mẫu này. Ngôi nhà được các thế hệ sau cùng sinh sống và giữ gìn vì lời hứa với gia tiên sẽ bảo vệ mảnh đất của gia tộc. Hiện nó thuộc quyền thừa hưởng của ông Nhậm - con cháu nhiều đời của Nhậm Quân Tuyển.

    khong ban nha co 1

    Qua bao nhiêu niên đại, ngôi nhà không bị thay đổi hay làm mới mà vẫn giữ dáng vẻ nguyên sơ nhất của nó. Mặc dù hiện tại đã cũ kỹ và hư hỏng ít nhiều nhưng vẫn mang một vẻ đẹp rất riêng của một di sản cổ. Hơn nữa, trong văn hóa Trung Quốc, "kế thừa" là một điều rất quan trọng. Việc ngôi nhà bị phá bỏ đồng nghĩa với việc lịch sử của một gia tộc sẽ mất dần trong tương lai.

    khong ban nha co 1

    Vì vậy, sau khi các chuyên gia kết luận rằng ngôi nhà của gia đình họ Nhậm thực sự là một di tích văn hóa và không thể phá bỏ, chính quyền Hà Nam đã chọn cách thay đổi kế hoạch ban đầu, họ giữ lại và phát triển ngôi nhà này. Năm 2017, được sự chấp thuận của Cục Di tích Văn hóa tỉnh Hà Nam, ngôi nhà được chuyển thành "Bảo tàng tư nhân Thiên Tường" và mở cửa miễn phí cho khách du lịch tham quan. Ông Nhậm và vợ cũng chính là "hướng dẫn viên" cho bảo tàng nhỏ này.

    khong ban nha co 1

    Mặc dù trở thành bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan, song cả gia tộc họ Nhậm vẫn còn bốn gia đình sinh sống ở trong ngôi nhà này. Du khách sẽ không được phép đi vào khu vực sinh hoạt chung của các gia đình này để tránh làm xáo trộn cuộc sống bình thường của họ.

    khong ban nha co 1

    Bước vào ngôi nhà, bạn sẽ được du hành trở về quá khứ và được ngắm nhìn không gian đậm chất lịch sử thời nhà Thanh chỉ trong một giây. Nếu được tận mắt chứng kiến những điều này, bạn sẽ hiểu được tại sao ông Nhậm lại kiên trì và "ương ngạnh" đến vậy khi cố bảo vệ "bảo vật" của gia tộc mình.

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, các thành phố ngày càng trở nên xinh đẹp, lung linh và hiện đại với những tòa nhà cao chọc trời. Việc phát triển những dự án như vậy cần rất nhiều sự hợp tác của người dân. Họ phải đồng ý di dời thì mới có thể tiến hành mở đường, xây nhà mới.

    Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là dễ dàng khi nhiều hộ gia đình vì cảm thấy chưa được đền bù thỏa đáng nên vẫn không hợp tác mà kiên trì ở lại, bất chấp nhiều cuộc thương thảo diễn ra nhưng không có kết quả. Trong đó, có thể kể đến câu chuyện của gia đình bà Dương ở Long Hoa, phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

    toa nha 7 tang cung dau 1
    Ảnh: Baidu

    Gia đình bà Dương còn được mệnh danh là “gia đình cứng đầu nhất Quảng Đông” khi lì lợm bám trụ với “cuộc chiến” đòi tiền bồi thường thiệt hại kéo dài dai dẳng trong nhiều năm.

    Theo đó, bà Dương là chủ của ngôi nhà bảy tầng nằm trên mảnh đất có diện tích sàn 120m2, diện tích xây dựng hơn 1.000 m2, gần Ga xe lửa Bắc Thâm Quyến sầm uất. Đây là khu vực được mệnh danh là “tấc đất tấc vàng”.

    Trước đó nhiều năm, người phụ nữ này đã bỏ ra 180.000 nhân dân tệ mua mảnh đất rộng 120m2 này để xây nhà. Do diện tích nhà lớn và ở vị trí lý tưởng nên khi có kế hoạch di dời để nhường chỗ cho một dự án phát triển đô thị, gia chủ đã từ chối khoản phí bồi thường 20 triệu NDT và kiên quyết không chịu chuyển đi.

    toa nha 7 tang cung dau 1
    Ảnh: Baidu

    Cùng với nhà bà Dương còn có thêm 3 chủ căn hộ khác cũng quyết tâm bám trụ đến cùng. Sau nhiều lần thương lượng, các nhà phát triển dự án đành bất lực vì không thể thuyết phục họ chuyển đi. Điều này kéo theo tiến độ phát triển đô thị cũng bị chậm trễ. Khu vực được đánh giá là phồn hoa, thịnh vượng dần trở nên suy tàn theo năm tháng, khắp nơi mọc toàn cỏ dại và rải rác phế thải xây dựng, trông rất hoang tàn.

    Theo thời gian, chủ nhân của 3 căn nhà kia lần lượt chấp nhận khoản đền bù và chuyển đi. Chỉ có gia đình bà Dương vẫn kiên quyết ở lại với lý do không hài lòng với số tiền nhận được. Cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm sau đó. Đến năm thứ 7, gia chủ “cứng đầu” này cuối cùng cũng chịu thỏa hiệp với mức bồi thường cao ngất ngưởng là 130 triệu NDT (tương đương 19,2 triệu USD ~ 450 tỉ đồng). Tòa nhà 7 tầng sau đó bị xóa sổ.

    Theo Thể thao Văn hóa

  • Nhà Howatson đã từ chối di dời khi bùng binh được xây dựng cách đây 40 năm.

    song giua bung binh 1
    (Ảnh: Ian Cooper/North Wales Live)

    Sống ngay sát một con đường đông đúc là chuyện thường đối với nhiều chủ hộ trên khắp đất nước. Nhưng ai đã từng đi qua con đường A525 ở North Wales hẳn sẽ chú ý đến điều khác thường ở một bùng binh trên con đường này.

    Tại chính giữa bùng binh có một ngôi nhà trệt (bungalow), một gia đình đã sống ở đây suốt 60 năm. Khi ông David John và bà Eirian Howatson dọn đến đây sống vào năm 1960, ở đây không hề có bùng binh hoặc một con đường vòng nào cả, chỉ có một khu đất bao quanh ngôi nhà của họ.

    Nhưng vào cuối những năm 1970, chính quyền đã thông qua kế hoạch xây dựng một bùng binh ở vị trí này, cùng một với con đường vòng (đường phụ), lúc đó gọi là đường Denbigh.

    Chính quyền nói rằng vợ chồng ông bà không được phép xây một căn nhà khác trên mảnh đất này, nhưng họ cũng không chịu dời khỏi đây. Vậy là họ kiên quyết ở lại dù bùng binh đã rục rịch khởi công. Bùng binh này hoàn thành vào năm 1980, lúc đó ông David John đã qua đời.

    Nhưng 42 năm sau, ngôi nhà này vẫn ở yên đó. Cuộc sống giữa bùng binh thật ra không quá tấp nập, Clwyd Howatson cho biết. Ông nay đã 64 tuổi và đã sống ở đây suốt cuộc đời mình, giờ còn có cả vợ con ông.

    Nhà Howatson là một gia đình đông đúc với 7 người con và 12 người cháu. Họ thường xuyên ghé thăm bùng binh này. 

    "Chúng tôi không cần phải lo hàng xóm phiền phức, nhưng cuộc sống giữa bùng binh đôi khi khá bận rộn, đặc biệt khi đám cháu nội ngoại ghé tới chơi", ông Clwyd nói. 

    "Tôi đã sống ở bùng binh hơn 42 năm và đó là tất cả những gì tôi biết. Gia đình tôi đã sống như vậy suốt một thời gian dài. Mọi người thường hay hỏi tôi những câu giống nhau", ông nói.

    song giua bung binh 1
    Clwyd Howatson và gia đình ông đã sống ở bùng binh hơn 60 năm. (Ảnh: Ian Cooper/North Wales Live)

    "Câu đầu tiên họ hỏi là: Làm sao mà ông lại sống ở đây". Và câu thứ hai là: Ở đây ồn không?. Tôi sẽ trả lời rằng ở đây thật ra cũng không ồn, giống như bạn có nhà mặt tiền ở những con đường khác thôi. Chúng tôi lắp cửa kính 2 lớp cho nên tiếng ồn bên ngoài không ảnh hưởng đến chúng tôi. Vả lại con đường chỉ đông đúc vào giờ cao điểm, 2 lần mỗi ngày". 

    "Tuy nhiên, đi ra đường có thể là một thử thách. Khi người ta lái xe vòng quanh bùng binh, họ chắc chắn không ngờ sẽ có ai đó lù lù xuất hiện. Vì thế chúng tôi luôn phải nhìn ngó cẩn thận trước khi lái xe ra đường. Dù vậy chúng tôi cũng chưa từng gặp rắc rối gì, chúng tôi chỉ phải kiên nhẫn chờ cho xe vãn bớt", ông nói.

    song giua bung binh 1
    Lối nhỏ dẫn vào ngôi nhà trên đường vòng A525 Denbigh ở North Wales. (Ảnh: Ian Cooper/North Wales Live)

    Việc giao hàng ở vùng miền quê có thể rắc rối hơn một chút. Các tài xế giao hàng thường phải mất một lúc mới xác định được nhà của ông Howatson nằm ở giữa bùng binh, chứ không phải ở ven đường. 

    "Chúng tôi có cùng mã bưu điện với các nhà gần đấy, cho nên nếu chưa từng tới đây,  tài xế phải mất một lúc để nhận ra căn nhà nằm ngay giữa bùng binh. Do đó chúng tôi phải chỉ đường cho họ, và tôi thường nói rằng: "Không không, chúng tôi không sống gần bùng binh, chúng tôi sống trong bùng binh. Họ luôn tỏ ra ngờ vực cho đến khi tới nơi".

    Đối với tai nạn, Clwyd cho biết gia đình ông may mắn khi chưa từng chứng kiến vụ việc nào nghiêm trọng suốt những năm qua, dù đôi khi có xảy ra tai nạn vào thời gian đầu bùng binh được xây dựng, khi người ta chưa quen hướng và đi sai hướng. 

    Về tương lai, gia đình ông Clwyd cũng có thể cân nhắc chuyển nhà khi họ già hơn, nhưng hiện tại họ chưa có kế hoạch gì. Họ hy vọng đây vẫn là mái ấm của gia đình trong những năm tới.

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • Chủ ngôi nhà đang sinh sống ở giữa làn đường cao tốc cương quyết không dọn đi trước khi nó được xây dựng. Thậm chí, nó còn được người dân địa phương gọi là “nhà ốc sên” vì nhất định không chấp nhận giải tỏa.

    Đổi lấy việc ở nguyên một chỗ, người chủ phải chịu “view” tăm tối như dở hơi, mở mắt ra tứ bề đã là tường bê tông. Vì nằm giữa 4 làn đường, căn nhà 40m2 nói trên sẽ ồn ào 24/7.

    Chủ sở hữu của ngôi nhà là Liang cho biết cô đã không đồng ý chuyển đi vì không thỏa thuận được với chính phủ một ngôi nhà thay thế ở một vị trí lý tưởng. Vì thế, cô từ chối bán ngôi nhà của họ cho chính phủ trong một thập kỷ và không nhận bất kỳ khoản tiền bồi thường cho việc phá dỡ nó.

    den bu xay cau vuot 1
    Ngôi nhà nằm chặt giữa hai bên làn đường cao tốc

    Cô cũng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn, chính phủ đã đền bù chỗ ở mới cho cô  nhưng nó nằm ngay bên cạnh một nhà xác và đó là lý do tại sao cô chưa thể chuyển đi. Cô Liang là người duy nhất trong tổng số 47 hộ gia đình và bảy công ty hiện vẫn còn sinh sống ở đó.

    Theo đài truyền hình Quảng Đông, ngôi nhà một tầng này có diện tích 40 mét vuông và nằm trong một cái hố ở giữa đường cao tốc bốn làn xe.

    den bu xay cau vuot 1

    Cô Liang chia sẻ: “Bạn cho rằng ngôi nhà này thật nghèo nàn nhưng tôi cảm thấy nó yên tĩnh, phóng khoáng, dễ chịu và thoải mái.” Cô nói thêm rằng cô rất vui khi giải quyết được hậu quả và không bận tâm người khác nghĩ gì về mình khi sống ở đây.

    den bu xay cau vuot 1
    Chủ sở hữu từ chối nhận bồi thường để phá dỡ nó

    Các nhà chức trách tuyên bố đã đề nghị đền bù cho người dân nhiều nơi ở khác nhau cũng như các chương trình bồi thường tiền mặt nhưng cô Liang đã từ chối tất cả.

    Bài liên quan: Kỳ lạ những ngôi nhà 4 mặt tiền "mọc" giữa cao tốc ở Trung Quốc

    Chủ nhà không chịu di dời với nhiều lý do khiến trên các cao tốc ở Trung Quốc xuất hiện những ngôi nhà 4 mặt tiền trơ trọi.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Chủ căn nhà 3 tầng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc quyết không di dời vì tranh chấp về bồi thường, bất chấp việc con đường cao tốc băng qua 4 phía căn nhà của họ.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Ngôi nhà cũ kỹ nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà khang trang ở tỉnh Nam Ninh, Quảng Tây. Chủ nhà không chịu di dời vì tranh cãi với các khoản đền bù với chính quyền.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Ông Luo Baogen và vợ nhất quyết không để chính quyền tháo dỡ ngôi nhà trong dự án xây đường cao tốc mới ở thị trấn Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang dẫn tới cảnh ngôi nhà đứng trơ trọi giữa cao tốc.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Trận chiến đòi bồi thường của ông Luo kéo dài suốt 4 năm và hạ màn với cái kết là khoản bồi thường trị giá 40.000 USD.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Một trong những ngôi nhà 4 mặt tiền nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là tòa nhà ở Trùng Khánh. Chủ tòa nhà đã treo biểu ngữ để phản đối bán đất cho chủ đầu tư.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Hình ảnh chụp từ trên xuống cho thấy ngôi nhà như một ốc đảo bao quanh với hàng loạt công trình xây dựng. Cuối cùng, sau nhiều tháng cố thủ, chủ nhà đã phải chấp nhận rời đi sau khi chủ đầu tư điều hàng chục máy ủi tới.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Một công trình xây dựng được dựng lên xung quanh một ngôi mộ nằm trên một mô đất cao tới 10 m ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

    nha 4 mat tien tro troi 1

    Ông Yang Youde cầm trên tay cuốn Luật sở hữu của Trung Quốc đứng trước ngôi nhà của mình ở ngoại ô thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

    Theo VOV