• Các thành viên IS đều là người Hồi giáo? Người Hồi giáo thường cực đoan, những kẻ ném bom toàn là người Hồi giáo? Khi nói đến những người theo đạo Hồi, có rất nhiều suy nghĩ phổ biến đã bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm. 

    1. Người Hồi giáo sống ở Trung Đông

    Phần lớn người Hồi giáo (khoảng một tỉ người) sống ở châu Á, nhiều nhất là ở Nam Á và Đông Nam Á. Hơn 300 triệu người Hồi giáo sống ở hạ Sahara, châu Phi. Bốn quốc gia đông người Hồi giáo nhất là Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, và Bangladesh, mỗi nước có hơn 100 triệu tín đồ của tôn giáo này. Trung Đông là một thuật ngữ mơ hồ và thường tiêu cực, không phản ánh chính xác được nơi người Hồi giáo sinh sống. Phần lớn những người sống ở Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, và Tây Nam Á là tín đồ đạo Hồi, nhưng họ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người Hồi giáo.

    2. Tín đồ Hồi giáo là người Ả Rập

    Một người Ả Rập là một người nói tiếng Ả Rập như là ngôn ngữ bản xứ của mình, và chỉ 20 % tín đồ Hồi giáo là người Ả Rập. Hàng triệu người Ả Rập là tín đồ Cơ Đốc giáo. Có khoảng 300 triệu người nói tiếng Ả rập trên thế giới ngày nay. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính của 23 quốc gia. Người Thổ Nhĩ Kỳ, người Iran, người Indonesia, người Pakistan và những tín đồ Hồi giáo khác có thể cảm thấy khó chịu nếu bạn nghĩ họ là dân Ả Rập.

    3. Người Hồi giáo không tin Chúa Jesus và không thích Ngài

    Người Hồi giáo vô cùng kính trọng Chúa Jesus với tư cách nhà tiên tri của Chúa Trời và rất coi trọng các bài giảng của Ngài. Họ thường đặt tên con trai của mình theo tên Chúa Jesus, mà bên họ gọi là Isa, mặc dù họ không biết Ngài là con Đức Chúa Trời hay Ngài chết trên cây thập tự vì tội lỗi của nhân loại. Tuy nhiên, Kinh Coran nhắc đến Chúa Jesus 93 lần, dạy rằng Ngài đã thực hiện các phép màu, Ngài được sinh ra bởi một trinh nữ, và Ngài sẽ trở lại với tư cách đấng cứu độ.

    4. Người Hồi giáo thờ phụng mặt trăng và thần mặt trăng

    Có một số nhóm Cơ Đốc giáo dạy rằng thánh Allah được tôn sùng là thần mặt trăng. Những người khác nhầm từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa “thần mặt trăng” vì đạo Hồi sử dụng biểu tượng trăng lưỡi liềm. Đây là một kết luận rất khiếm nhã với người Hồi giáo. Allah là một từ trong tiếng Ả Rập nghĩa là Thiên Chúa, rất giống với từ El trong tiếng Hebrew và từ Elah trong tiếng Aram. Tín ngưỡng cơ bản nhất trong đạo Hồi là thờ phụng một Thiên Chúa đích thực. Ngoài ra, những người Cơ Đốc giáo nói tiếng Ả Rập và người Do Thái cũng sử dụng từ Allah để chỉ Thiên Chúa, tất cả các bản dịch của Kinh thánh trong tiếng Ả Rập cũng vậy. Không còn từ nào khác trong tiếng Ả Rập mang nghĩa Thiên Chúa. Việc dùng trăng lưỡi liềm như một biểu tượng của đạo Hồi đến từ phong tục theo âm lịch của người Hồi giáo.

    5. Người Hồi giáo ủng hộ bạo lực và khủng bố 

    Phần lớn tín đồ Hồi giáo đều là người ngoan đạo, ôn hòa, họ phải chịu đựng bạo lực và khủng bố nhiều hơn những người ngoại đạo. 93% người Hồi giáo không ủng hộ những quan điểm khủng bố cực đoan.

    6. Các thành viên IS là người Hồi giáo

    Dù không ít thành viên thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xuất thân từ người Hồi giáo, nhưng nạn nhân số một của nhóm khủng bố này lại chính là tín đồ Hồi giáo. Các thành viên IS rõ ràng đã phớt lờ Kinh Coran. IS và những nhóm cực đoan khác mang những trích đoạn của Kinh Coran ra khỏi ngữ cảnh vốn có và nhân danh chúng để giết người vô tội. Những kẻ lãnh đạo đã thay đổi một chút và/hoặc giải thích sai một cách có chủ đích lời dạy trong Kinh Coran và truyền thông tin này tới các thành viên IS mới và còn trẻ tuổi.

    7. Tất cả người Hồi giáo đều giống nhau và họ thuộc một trong hai dòng Sunni hoặc Shia

    Giống như Cơ Đốc giáo, đạo Hồi cũng có nhiều dòng. Hai dòng chính là Sunni và Shia, nhưng còn có hàng ngàn dòng nhỏ, mỗi dòng có học thuyết khác biệt và hệ tư tưởng riêng. 

    8. Đạo Hồi áp bức phụ nữ

    Phần lớn những cuộc áp bức phụ nữ công khai thường do phong tục và truyền thống địa phương. Phụ nữ Hồi giáo có người đã làm tổng thống và thủ tướng. Tình trạng bạo lực và cưỡng ép phụ nữ là không được phép trong đạo Hồi. Sự quan tâm dành cho các góa phụ, trẻ em mồ côi, và người nghèo là một trong những bài giảng quan trọng nhất của Hồi giáo. Không may, vẫn còn nhiều phụ nữ bị áp bức. Tuy nhiên, đây là một vấn đề toàn cầu và không chỉ phụ nữ theo đạo Hồi mới bị áp bức. Tỷ lệ lạm dụng phụ nữ ở người Hồi giáo không hề cao hơn so với ở người ngoại đạo.

    9. Người Hồi giáo ngu dốt và không coi trọng giáo dục

    Người Hồi giáo rất coi trọng giáo dục. Nhiều tín đồ đạo Hồi có trình độ tri thức cao với bằng cử nhân và thạc sỹ. Nhiều người nói được nhiều ngôn ngữ. Cho đến thời đại công nghiệp, các trường đại học Hồi giáo đã đứng đầu thế giới về toán học, y học, khoa học, luật, kiến trúc, và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Phương pháp khoa học của thế giới có nền tảng dựa trên tiến bộ khoa học của người Hồi giáo. Những người theo đạo Hồi coi Kinh Coran như niềm khích lệ để tìm kiếm kiến thức về thế giới xung quanh họ. Nhiều người Hồi giáo học ở các trường đại học nổi tiếng thế giới, tuy nhiên, ngày nay, phần lớn người theo đạo Hồi đều nghèo túng và thiếu cơ hội giáo dục.

    10. Người Hồi giáo ít coi trọng phụ nữ, cuộc sống gia đình và trẻ em 

    Cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới rất coi trọng cuộc sống gia đình. Các thế hệ của một gia đình sống cùng nhau, thường trong cùng ngôi nhà. Những thành viên lớn tuổi được chăm sóc chu đáo; điều này được xem là một vinh dự, không phải gánh nặng. Việc đưa họ vào viện dưỡng lão sẽ là nỗi xấu hổ của con cháu. Trẻ em được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và thường là trung tâm của những buổi sum họp gia đình.

    11. Người Hồi giáo ít coi trọng văn hóa và nghệ thuật

    Khi châu Âu vẫn còn ở trong thời kỳ Đen tối, các xã hội Hồi giáo đã đạt được những tiến bộ trong y học, toán học, vật lý, thiên văn học, địa lý, kiến trúc, nghệ thuật và văn học. Trên thực tế, thời kỳ Phục hưng đã diễn ra như một kết quả của cả kiến thức cổ đại lẫn kiến thức mới lấy từ các đại học Hồi giáo.

    12. Muhammad là người sáng lập đạo Hồi và người Hồi giáo thờ phụng ông ấy

    Người Hồi giáo tin rằng Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại. Muhammad được xem là minh chứng vĩ đại nhất của một người Hồi giáo ngoan đạo. Ông được mọi người vô cùng kính mến, nhưng không được thờ phụng. Việc thờ phụng chỉ dành cho Thiên Chúa, và những người theo đạo Hồi bị nghiêm cấm thờ phụng bất cứ ai hoặc bất cứ vật gì khác. Người Hồi giáo có thể kỷ niệm ngày sinh của Muhammad theo cùng cách người Mỹ kỷ niệm Ngày Martin Luther King hay Ngày Columbus.

    13. Người Hồi giáo nói dối rằng đạo Hồi là một tôn giáo hòa bình

    Phần lớn người Hồi giáo đều ôn hòa, ngoan đạo, không thích bạo lực và luôn cố gắng kính trọng Thiên Chúa trong cuộc sống. Những học giả Hồi giáo nghiên cứu Kinh Coran giải thích đạo Hồi là một tôn giáo hòa bình, và phần lớn người Hồi giáo cũng tin vậy, họ đều muốn để người khác sống theo ước muốn. Truyền thông đã đưa tin giật gân về một số lượng nhỏ những nhóm cực đoan ưa bạo lực làm mọi người thật sự hiểu nhầm Hồi giáo là một cộng đồng muốn thống trị toàn cầu bằng vũ lực.

    14. Chúng ta chưa bao giờ nghe thấy tin người Hồi giáo chống khủng bố

    Lời nói dối này được lặp lại thường xuyên trên truyền thông. Các nhóm Hồi giáo lớn và những học giả Hồi giáo liên tục lên án quan điểm cực đoan của những người theo đạo Hồi ưa bạo lực, đồng thời bác bỏ triệt để và kêu gọi chống khủng bố. Hãy tra từ khóa “Muslims against terrorism” (người Hồi giáo chống khủng bố) trên Google và bạn sẽ thấy bằng chứng.

    15. Hồi giáo đang phát triển nhanh hơn bất cứ tôn giáo nào khác

    Sai, phải là Cơ Đốc giáo.

    Viethome (theo Đại Kỷ Nguyên)

  • Các thành viên IS đều là người Hồi giáo? Người Hồi giáo thường cực đoan, những kẻ ném bom toàn là người Hồi giáo? Khi nói đến những người theo đạo Hồi, có rất nhiều suy nghĩ phổ biến đã bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm. 

    1. Người Hồi giáo sống ở Trung Đông

    Phần lớn người Hồi giáo (khoảng một tỉ người) sống ở châu Á, nhiều nhất là ở Nam Á và Đông Nam Á. Hơn 300 triệu người Hồi giáo sống ở hạ Sahara, châu Phi. Bốn quốc gia đông người Hồi giáo nhất là Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, và Bangladesh, mỗi nước có hơn 100 triệu tín đồ của tôn giáo này. Trung Đông là một thuật ngữ mơ hồ và thường tiêu cực, không phản ánh chính xác được nơi người Hồi giáo sinh sống. Phần lớn những người sống ở Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, và Tây Nam Á là tín đồ đạo Hồi, nhưng họ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người Hồi giáo.

    2. Tín đồ Hồi giáo là người Ả Rập

    Một người Ả Rập là một người nói tiếng Ả Rập như là ngôn ngữ bản xứ của mình, và chỉ 20 % tín đồ Hồi giáo là người Ả Rập. Hàng triệu người Ả Rập là tín đồ Cơ Đốc giáo. Có khoảng 300 triệu người nói tiếng Ả rập trên thế giới ngày nay. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính của 23 quốc gia. Người Thổ Nhĩ Kỳ, người Iran, người Indonesia, người Pakistan và những tín đồ Hồi giáo khác có thể cảm thấy khó chịu nếu bạn nghĩ họ là dân Ả Rập.

    3. Người Hồi giáo không tin Chúa Jesus và không thích Ngài

    Người Hồi giáo vô cùng kính trọng Chúa Jesus với tư cách nhà tiên tri của Chúa Trời và rất coi trọng các bài giảng của Ngài. Họ thường đặt tên con trai của mình theo tên Chúa Jesus, mà bên họ gọi là Isa, mặc dù họ không biết Ngài là con Đức Chúa Trời hay Ngài chết trên cây thập tự vì tội lỗi của nhân loại. Tuy nhiên, Kinh Coran nhắc đến Chúa Jesus 93 lần, dạy rằng Ngài đã thực hiện các phép màu, Ngài được sinh ra bởi một trinh nữ, và Ngài sẽ trở lại với tư cách đấng cứu độ.

    4. Người Hồi giáo thờ phụng mặt trăng và thần mặt trăng

    Có một số nhóm Cơ Đốc giáo dạy rằng thánh Allah được tôn sùng là thần mặt trăng. Những người khác nhầm từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa “thần mặt trăng” vì đạo Hồi sử dụng biểu tượng trăng lưỡi liềm. Đây là một kết luận rất khiếm nhã với người Hồi giáo. Allah là một từ trong tiếng Ả Rập nghĩa là Thiên Chúa, rất giống với từ El trong tiếng Hebrew và từ Elah trong tiếng Aram. Tín ngưỡng cơ bản nhất trong đạo Hồi là thờ phụng một Thiên Chúa đích thực. Ngoài ra, những người Cơ Đốc giáo nói tiếng Ả Rập và người Do Thái cũng sử dụng từ Allah để chỉ Thiên Chúa, tất cả các bản dịch của Kinh thánh trong tiếng Ả Rập cũng vậy. Không còn từ nào khác trong tiếng Ả Rập mang nghĩa Thiên Chúa. Việc dùng trăng lưỡi liềm như một biểu tượng của đạo Hồi đến từ phong tục theo âm lịch của người Hồi giáo.

    5. Người Hồi giáo ủng hộ bạo lực và khủng bố 

    Phần lớn tín đồ Hồi giáo đều là người ngoan đạo, ôn hòa, họ phải chịu đựng bạo lực và khủng bố nhiều hơn những người ngoại đạo. 93% người Hồi giáo không ủng hộ những quan điểm khủng bố cực đoan.

    6. Các thành viên IS là người Hồi giáo

    Dù không ít thành viên thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xuất thân từ người Hồi giáo, nhưng nạn nhân số một của nhóm khủng bố này lại chính là tín đồ Hồi giáo. Các thành viên IS rõ ràng đã phớt lờ Kinh Coran. IS và những nhóm cực đoan khác mang những trích đoạn của Kinh Coran ra khỏi ngữ cảnh vốn có và nhân danh chúng để giết người vô tội. Những kẻ lãnh đạo đã thay đổi một chút và/hoặc giải thích sai một cách có chủ đích lời dạy trong Kinh Coran và truyền thông tin này tới các thành viên IS mới và còn trẻ tuổi.

    7. Tất cả người Hồi giáo đều giống nhau và họ thuộc một trong hai dòng Sunni hoặc Shia

    Giống như Cơ Đốc giáo, đạo Hồi cũng có nhiều dòng. Hai dòng chính là Sunni và Shia, nhưng còn có hàng ngàn dòng nhỏ, mỗi dòng có học thuyết khác biệt và hệ tư tưởng riêng. 

    8. Đạo Hồi áp bức phụ nữ

    Phần lớn những cuộc áp bức phụ nữ công khai thường do phong tục và truyền thống địa phương. Phụ nữ Hồi giáo có người đã làm tổng thống và thủ tướng. Tình trạng bạo lực và cưỡng ép phụ nữ là không được phép trong đạo Hồi. Sự quan tâm dành cho các góa phụ, trẻ em mồ côi, và người nghèo là một trong những bài giảng quan trọng nhất của Hồi giáo. Không may, vẫn còn nhiều phụ nữ bị áp bức. Tuy nhiên, đây là một vấn đề toàn cầu và không chỉ phụ nữ theo đạo Hồi mới bị áp bức. Tỷ lệ lạm dụng phụ nữ ở người Hồi giáo không hề cao hơn so với ở người ngoại đạo.

    9. Người Hồi giáo ngu dốt và không coi trọng giáo dục

    Người Hồi giáo rất coi trọng giáo dục. Nhiều tín đồ đạo Hồi có trình độ tri thức cao với bằng cử nhân và thạc sỹ. Nhiều người nói được nhiều ngôn ngữ. Cho đến thời đại công nghiệp, các trường đại học Hồi giáo đã đứng đầu thế giới về toán học, y học, khoa học, luật, kiến trúc, và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Phương pháp khoa học của thế giới có nền tảng dựa trên tiến bộ khoa học của người Hồi giáo. Những người theo đạo Hồi coi Kinh Coran như niềm khích lệ để tìm kiếm kiến thức về thế giới xung quanh họ. Nhiều người Hồi giáo học ở các trường đại học nổi tiếng thế giới, tuy nhiên, ngày nay, phần lớn người theo đạo Hồi đều nghèo túng và thiếu cơ hội giáo dục.

    10. Người Hồi giáo ít coi trọng phụ nữ, cuộc sống gia đình và trẻ em 

    Cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới rất coi trọng cuộc sống gia đình. Các thế hệ của một gia đình sống cùng nhau, thường trong cùng ngôi nhà. Những thành viên lớn tuổi được chăm sóc chu đáo; điều này được xem là một vinh dự, không phải gánh nặng. Việc đưa họ vào viện dưỡng lão sẽ là nỗi xấu hổ của con cháu. Trẻ em được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và thường là trung tâm của những buổi sum họp gia đình.

    11. Người Hồi giáo ít coi trọng văn hóa và nghệ thuật

    Khi châu Âu vẫn còn ở trong thời kỳ Đen tối, các xã hội Hồi giáo đã đạt được những tiến bộ trong y học, toán học, vật lý, thiên văn học, địa lý, kiến trúc, nghệ thuật và văn học. Trên thực tế, thời kỳ Phục hưng đã diễn ra như một kết quả của cả kiến thức cổ đại lẫn kiến thức mới lấy từ các đại học Hồi giáo.

    12. Muhammad là người sáng lập đạo Hồi và người Hồi giáo thờ phụng ông ấy

    Người Hồi giáo tin rằng Muhammad là nhà tiên tri cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại. Muhammad được xem là minh chứng vĩ đại nhất của một người Hồi giáo ngoan đạo. Ông được mọi người vô cùng kính mến, nhưng không được thờ phụng. Việc thờ phụng chỉ dành cho Thiên Chúa, và những người theo đạo Hồi bị nghiêm cấm thờ phụng bất cứ ai hoặc bất cứ vật gì khác. Người Hồi giáo có thể kỷ niệm ngày sinh của Muhammad theo cùng cách người Mỹ kỷ niệm Ngày Martin Luther King hay Ngày Columbus.

    13. Người Hồi giáo nói dối rằng đạo Hồi là một tôn giáo hòa bình

    Phần lớn người Hồi giáo đều ôn hòa, ngoan đạo, không thích bạo lực và luôn cố gắng kính trọng Thiên Chúa trong cuộc sống. Những học giả Hồi giáo nghiên cứu Kinh Coran giải thích đạo Hồi là một tôn giáo hòa bình, và phần lớn người Hồi giáo cũng tin vậy, họ đều muốn để người khác sống theo ước muốn. Truyền thông đã đưa tin giật gân về một số lượng nhỏ những nhóm cực đoan ưa bạo lực làm mọi người thật sự hiểu nhầm Hồi giáo là một cộng đồng muốn thống trị toàn cầu bằng vũ lực.

    14. Chúng ta chưa bao giờ nghe thấy tin người Hồi giáo chống khủng bố

    Lời nói dối này được lặp lại thường xuyên trên truyền thông. Các nhóm Hồi giáo lớn và những học giả Hồi giáo liên tục lên án quan điểm cực đoan của những người theo đạo Hồi ưa bạo lực, đồng thời bác bỏ triệt để và kêu gọi chống khủng bố. Hãy tra từ khóa “Muslims against terrorism” (người Hồi giáo chống khủng bố) trên Google và bạn sẽ thấy bằng chứng.

    15. Hồi giáo đang phát triển nhanh hơn bất cứ tôn giáo nào khác

    Sai, phải là Cơ Đốc giáo.

    Viethome (theo Đại Kỷ Nguyên)

  • Theo một cuộc điều tra gần đây của đài BBC, một số dịch vụ trực tuyến tại Anh đang thu được rất nhiều tiền từ những phụ nữ Hồi giáo "đã ly hôn" bằng cách giúp họ ngủ với người lạ để cứu vãn hôn nhân.

    single in london4
    Ảnh minh họa

    Cuộc ly hôn chóng vánh

    Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, cô Farah kể rằng cô và chồng gặp nhau nhờ được một người bạn của gia đình giới thiệu. Họ cưới nhau và có con nhưng sau đó, những cuộc bạo hành bắt đầu xuất hiện. "Lần đầu tiên tôi bị đánh là vì vấn đề tiền bạc. Anh ấy nắm tóc tôi lôi qua 2 căn phòng và cố gắng ném tôi ra khỏi nhà. Có nhiều lúc chồng tôi còn bất chợt nổi điên không vì lý do gì" - cô Farah nói.

    Bất chấp việc bị chồng đánh đập, người phụ nữ này vẫn hi vọng cuộc hôn nhân của họ sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, hành vi của người chồng lại càng ngày càng thất thường, đỉnh điểm là khi anh này quyết định "ly hôn" vợ qua tin nhắn điện thoại. "Khi đó, tôi đang ở nhà với các con còn anh ấy thì đi làm. Trong lúc nóng giận, anh ấy gửi cho tôi tin nhắn với nội dung 'talaq, talaq, talaq'" - cô Farah kể lại.

    Một số người theo đạo Hồi tin rằng một khi người đàn ông thốt ra từ "talaq", có nghĩa là ly hôn, 3 lần liên tiếp với vợ, quan hệ hôn nhân của họ sẽ lập tức chấm dứt. Mặc dù phong tục này đã bị cấm ở hầu hết các nước Hồi giáo nhưng nó vẫn tồn tại và gần như không thể điều tra được còn bao nhiêu phụ nữ đang bị "ly hôn" theo cách này trong cộng đồng Hồi giáo tại Anh.

    "Tôi thẫn thờ cầm điện thoại rồi đưa sang cho bố. Ông ấy chỉ nói: 'Cuộc hôn nhân của con đã kết thúc, con không thể quay lại với nó'" - cô Farah kể tiếp. Người phụ nữ cho biết dù cô "hoàn toàn tuyệt vọng" nhưng vẫn sẵn lòng quay lại với chồng cũ bởi vì anh ta là "tình yêu của cuộc đời tôi". Theo lời kể của Farah, chồng cũ cũng hối hận vì đã ly hôn với cô.

    Điều này khiến cô Farah tìm đến phong tục gây tranh cãi tên "halala", vốn chỉ được chấp nhận trong một bộ phận nhỏ người Hồi giáo ủng hộ luật ly hôn "talaq" chóng vánh. Họ tin rằng halala là cách duy nhất để một cặp vợ chồng ly hôn nhưng muốn quay lại với nhau có thể "gương vỡ lại lành".

    Theo phong tục này, người phụ nữ sẽ phải cưới một người khác, quan hệ với người đó rồi ly dị. Sau khi hoàn thành, cô ấy mới có thể tái hôn với người chồng đầu tiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người phụ nữ tìm đến cách halala có nguy cơ bị lợi dụng tiền bạc, bị tống tiền hay thậm chí bị lạm dụng tình dục.

    Halala bị đa số cộng đồng người Hồi giáo phản đối dữ dội và cũng là một phần lý do khiến cho nhiều người hiểu lầm về luật của đạo Hồi xoay quanh vấn đề ly hôn. Tuy nhiên, theo điều tra của đài BBC, một số tài khoản trực tuyến tại Anh đang cung cấp dịch vụ halala với chi phí lên tới hàng ngàn bảng Anh cho một cuộc hôn nhân tạm thời.

    Bước đường cùng

    Một nữ phóng viên đài BBC đã chủ động liên lạc với một người đàn ông quảng cáo dịch vụ halala trên Facebook để giả vờ hỏi mua. Người này cho biết cô phải trả 2.500 bảng Anh và quan hệ tình dục với anh ta để "hoàn thành" cuộc hôn nhân, sau đó anh ta sẽ ly hôn. Theo lời người đàn ông này, có rất nhiều người khác đang làm việc này cùng anh ta.

    Theo BBC, không có gì để chứng minh dịch vụ của nhóm người này là vi phạm pháp luật. Phóng viên của đài đã liên lạc với người đàn ông sau cuộc gặp mặt và anh ta phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào chống lại mình. Người này khẳng định chưa bao giờ thực hiện hay có liên quan đến cuộc hôn nhân halala nào và tài khoản Facebook anh ta tạo ra chỉ có mục đích giải trí.

    Trong nỗ lực tuyệt vọng để hàn gắn với chồng cũ, cô Farah bắt đầu tìm đến những người đàn ông sẵn lòng giúp cô thực hiện phong tục halala. "Tôi biết có những phụ nữ lén làm việc này trong nhiều tháng trời. Họ tới nhà thờ có những căn phòng được dành riêng cho phong tục này rồi ngủ với thầy tế hoặc bất cứ ai cung cấp dịch vụ" - cô Farah kể.

    Tuy nhiên, Hội đồng Hồi giáo Sharia ở miền Đông London, nơi tư vấn cho phụ nữ về các vấn đề xoay quanh chuyện ly hôn, luôn cực lực lên án những cuộc hôn nhân halala. "Đó là cuộc hôn nhân giả dùng để kiếm tiền và lợi dụng những người nhẹ dạ" - cô Khola Hasan, một thành viên của tổ chức, nói.

    "Halala là phong tục trái luật và bị cấm. Những người phụ nữ có rất nhiều sự lựa chọn khác, ví dụ như tìm người giúp đỡ hoặc tư vấn. Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ ai tiến hành phong tục này. Các bạn không cần tới halala, cho dù có chuyện gì đi chăng nữa" - cô Hasan nói thêm.

    Cuối cùng, cô Farah đã quyết định không quay lại với chồng nhưng cũng không quên cảnh báo còn nhiều phụ nữ khác như cô đang tuyệt vọng đi tìm một giải pháp. "Nếu không ở trong hoàn cảnh đó và cảm nhận nỗi đau mà tôi phải chịu, bạn sẽ không thể nào hiểu được tâm trạng đau khổ của một phụ nữ đã ly hôn. Hiện tại, trong khi tinh thần đang tỉnh táo, tôi sẽ không bao giờ quyết định ngủ với người lạ để quay lại với một người đàn ông. Nhưng trước đây, có những lúc tôi đã tuyệt vọng đến mức muốn tìm mọi cách để có thể hàn gắn với chồng cũ" - cô Farah chia sẻ.

    VietHome(Theo Người Lao Động)