• Với vẻ ngoài trông giống như con người, sự ma mị của hình nhân thế mạng, loài nấm độc kỳ lạ này khiến nhiều người 'lạnh gáy' khi nhìn thấy chúng.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Loài nấm có tên khoa học là nấm Geastrum britannicum khiến nhiều người "lạnh gáy" khi nhìn thấy bởi vẻ ngoài ma mị, giống như một "hình nhân thế mạng" gồm đủ cả đầu, chân, tay.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Loài nấm độc được phát hiện lần đầu tiên ở Cockley Cley, hạt Norfolk, miền đông nước Anh, năm 2000.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Ban đầu, các tổ chức sinh học đã bác bỏ ý định công nhận một giống nấm mới và cho rằng, cây nấm người là một loại nấm earthstar phổ biến tại Norfolk.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Sau 15 năm, các nhà nghiên cứu nấm tại Tây Ban Nha đã thực hiện phân tích DNA và xác nhận, đây là một loài nấm hoàn toàn mới.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Jonathan, người hiện đang điều hành trang web chuyên về nấm, chia sẻ: “Tôi thấy rất tuyệt vời khi mình tìm ra loại nấm mới. Tôi thường quay lại đây hàng năm để làm tour du lịch”.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Kể từ khi Jonathan tìm ra nấm , đã có ba mẫu vật được tìm thấy tại Norfolk. Ngoài ra, tại khu vực Hampshire và Welsh Borders cũng phát hiện có giống nấm kỳ lạ này.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Carl Chapman, thuộc tổ chức Du lịch và giáo dục động vật hoang dã cho biết: “Đây không chỉ là loài mới ở Norfolk, nó là loài nấm mới trên toàn thế giới”.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy loại nấm độc Geastrum britannicum xuất hiện ở nơi khác.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Có hình dáng thu hút, nhưng đây lại là một loài nấm độc.

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Các chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo các du khách có thói quen cắm trại trong rừng không nên hái và ăn nấm này

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Kể từ khi Jonathan tìm ra nấm Geastrum britannicum, đã có ba mẫu vật được tìm thấy tại Norfolk

    nam doc hinh nhan the mang 1

    Jonathan chia sẻ đã rất tự hào khi phát hiện ra loài nấm độc kỳ lạ này.

    Theo Kienthuc

  • Stephen Neville là một người đàn ông về hưu ở Northamptonshire. Ông đã mất gần 1 năm mới loại bỏ được cây tre cứng đầu ra khỏi nhà, nhưng ông sợ nó sẽ quay trở lại. 

    cay tre moc ra tu lo nuong 1

    Ông Stephen Neville, 73 tuổi, đã phải móc hầu bao £6,000 để loại bỏ cây tre mà ông phát hiện "mọc ra từ lò nướng" sau khi đi du lịch về. 

    Sau đó ông đã phải chiến đấu mất một năm để loại bỏ nó hoàn toàn sau khi cây tre mọc không kiểm soát trong vườn nhà ông. Ông phát hiện cành tre cao 2m vươn dài trong bếp sau một chuyến nghỉ dưỡng tại làng du lịch Center Parcs.

    Ông Neville chính là người đã trồng cây tre trong vườn cách đây một thập kỷ. Loài cây này được mệnh danh là Japanese Knotweed phiên bản 2.0 vì đặc tính xâm lấn lì lợm của nó có thể phá hoại nhà cửa. Cây tre này phát triển không ngừng và ông Neville đã phải bỏ ra £6,000 để tiêu diệt nó hoàn toàn. 

    cay tre moc ra tu lo nuong 2
    Chẳng biết bằng cách nào, cành tre đã vươn tới lò nướng. 

    "Sau khi nó mọc không kiểm soát, chúng tôi đã phải bỏ ra £6,000 để nhổ cây tận gốc. Đó là một cú sốc về tài chính, ai cũng đơn thuần nghĩ nó chỉ là một cái cây. Nhưng đó là cơn ác mộng kéo dài suốt 1 năm. Tôi rất kinh ngạc khi phát hiện nó mọc dài và sâu đến mức nào khi đâm ra khỏi lò nướng. Giờ tôi phải chờ xem nó thật sự đã biến mất chưa, tôi lo sợ nó sẽ quay trở lại", ông cho biết.

    Tờ Telegraph cho biết những tua của cây tre đã luồn lách vào hiên nhà ông Neville, và xâm lấn sang cả sân nhà hàng xóm. Tuy nhiên, không giống cây Japanese Knotweed, tre không được liệt vào giống loài xâm lấn theo Đạo luật về Động vật hoang dã và Nông thôn 1981 (Wildlife and Countryside Act 1981). Do đó luật không cấm trồng loại cây này, mặc dù phần rễ cắm sâu của nó khỏe và vươn nhanh hơn cây Japanese Knotweed. 

    cay tre moc ra tu lo nuong 2
    Bụi tre mọc không kiểm soát sau lưng ông. Tre không được luật pháp liệt vào dạng cây xâm lấn, vì thế nó không bị cấm trồng.

    Chuyên gia về cây xâm lấn, Công ty Environet, đã chứng kiến nhu cầu tiêu diệt cây tre tăng 900% trong 3 năm qua. Việc kiểm soát và tiêu diệt tre chiếm tới 30% khối lượng công việc của họ. Tre và Japanese Knotweed là 2 thủ phạm phá hoại nhà cửa số 1 ở Anh, chiếm tới 60% nguyên nhân gây hư hại nhà cửa.

    Một cuộc khảo sát của YouGov cho thấy 1/5 người dân Anh trồng tre, hoặc sống gần nhà có trồng tre. Nhưng chỉ 1/4 những người này ý thức được sự nguy hiểm của giống cây này. Chúng có thể mọc nhanh sang vườn nhà hàng xóm, rễ cây tre mạnh mẽ có thể đâm thủng gạch, tường và bê tông. 

    Vào mùa hè vừa rồi, cây tre của nhà hàng xóm đã gây thiệt hại tới £10,000 cho ngôi nhà của một phụ nữ ở Cheshire. Măng tre nhà hàng xóm đã xâm lấn vào vườn nhà Isobel Chetwood, làm bể cả giàu chậu trồng dâu được làm bằng gạch và gỗ của bà. 

    Bà đã dùng thuốc diệt cỏ để xịt, nhưng chỉ khiến chúng lan rộng hơn như được tái sinh. Vì thế phương pháp đặc biệt phải được áp dụng. Khi sân gạch nhà bà Isobel Chetwood bị lật hết lên, cả một rừng tre được phát hiện dưới lòng đất. Chi phí để diệt hết thân rễ tre là £10,000. Gốc rễ của cây này chất đầy 2 thùng rác công nghiệp lớn. 

    Bà Chetwood cho biết: "Các giàn hoa của tôi được làm từ gạch và tà vẹt gỗ chắc, bạn nghĩ rằng nó rất khỏe và chắc chắn. Nhưng chẳng biết từ lúc nào cây tre đã tìm được đường chui xuống lớp tà vẹt, lật tung chúng lên".

    cay tre moc ra tu lo nuong 6
    Cả khoảng sân bị lật tung lên.

    cay tre moc ra tu lo nuong 7
    Cây và rễ tre chất đầy 2 thùng rác lớn

    Bà Chetwood đã thuê Environet UK, công ty chuyên xử lý cây trồng độc hại, tiến hành khảo sát mức độ xâm lấn của cây tre. Sau đó bà báo cho chủ nhà. Đến lúc này ông ta mới nhận ra họ cần một đội ngũ chuyên nghiệp để xử lý đám tre. 

    May mắn là, chủ nhà có bảo hiểm, và bảo hiểm này chịu trách nhiệm trả chi phí tiêu diệt đám tre ở phía hàng rào nhà bà Chetwood. Tuy nhiên chủ nhà sẽ phải trả tiền diệt tre ở phần đất phía bên kia, do người thuê đã cố tình trồng xuống. 

    "Tôi khuyên mọi người không nên trồng tre. Và các nhà vườn cũng không nên bán hạt giống tre, nếu bán họ cũng phải có cảnh báo", bà nói. 

    Nic Seal, giám đốc quản lý tại Environet, trước đây từng kêu gọi các nhà vườn nên có cảnh báo khi bán hạt giống tre. "Người ta không nhận ra sự nguy hiểm của cây tre trong vườn nhà họ, đặc biệt ở các hàng rào khi chúng có thể xâm lấn sang phần đất nhà người khác. Nếu bạn trồng trực tiếp cây xuống đất, theo thời gian, chúng sẽ lan rộng khi măng tre nhú lên ở bãi cỏ nhà hàng xóm. Tệ hơn nữa, măng có thể mọc ngay giữa sân bê tông hoặc nhà kho của họ".

    "Nếu bạn phát hiện nhà hàng xóm có trồng tre gần hàng rào nhà bạn, bạn hãy lịch sự cảnh báo với họ, nhờ họ kiểm soát đừng để chúng lây lan, tốt nhất tre nên được trồng trong chậu. Nếu tre đã xâm lấn sang phần đất nhà bạn và hàng xóm không chịu giải quyết, bạn hoàn toàn có thể kiện thắng".  

    Viethome (theo Mirror)

  • Một gia đình người Anh tuyệt vọng khi không thể bán hay thế chấp nhà vì nó mắc kẹt giữa vườn cây cốt khí củ khổng lồ.

    yibo khi cai 1
    Rễ cây cốt củ khí ảnh hưởng tới móng các ngôi nhà xung quanh và nhà của vợ chồng Nasreen khiến họ không bán được. Ảnh: SWNS

    Theo Mirror, vợ chồng Nasreen và Sajid Akhtar sống tại Birmingham rao bán căn nhà hai phòng ngủ có vườn trị giá gần 200.000 USD từ tháng 5 năm ngoái. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, vẫn không có ai muốn mua ngôi nhà mặc dù đã có 20 người tới xem.

    Nguyên nhân khiến họ không bán được nhà là vì vườn cây cốt khí củ (Japanese knotweed) mọc tràn lan ở nhà hàng xóm đã ảnh hưởng tới móng các ngôi nhà xung quanh, bao gồm cả nhà của vợ chồng Akhtar.

    Naseen cho biết hai năm trước người hàng xóm cao niên đã nhờ hiệp hội nhà đất giúp đỡ, nhưng họ cho rằng loài cây này không gây hại. Sau đó chúng nhanh chóng mọc kín sân sau nhà ông và bắt đầu leo ​​qua hàng rào nhà Naseen.

    "Tôi không thể làm bất cứ điều gì. Nó đang xâm lấn khu vườn của tôi, tôi không thể bán, cũng không thể thế chấp", bà Nassen giận dữ nói. 

    Cây cốt khí củ (Japanese knotweed) là loài thực vật có thân rỗng, bề ngoài giống đốt tre, có thể phát triển thêm 20cm mỗi ngày và mất rất nhiều chi phí để tiêu diệt tận gốc. Tuy nhiên, hiệp hội nhà đất, công ty cho thuê nhà và người thuê đều không chịu bỏ tiền triệt tiêu loài cây này.

    yibo khi cai 1
    Cây cốt khí mọc lan sang nhiều căn nhà. Ảnh: SWNS

    yibo khi cai 1
    Akhtar ngao ngán nhìn sang rừng cốt khí củ nhà hàng xóm. Ảnh: SWNS

    yibo khi cai 1
    Cốt khí củ là loài thực vật bị cấm trồng ở Anh. Ảnh: SWNS

    Loài xâm lấn nguy hại

    Cốt khí củ có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng đã lan rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ và trở thành loại thống trị ở nhiều môi trường sống khác nhau. Chúng mọc rất nhanh, có thể cao tới 2,5 m chỉ trong vòng một tháng và bao phủ một diện tích rộng lớn.

    Tại London, nhiều khu vực được chọn là nơi tổ chức Olympic 2012 từng bị cốt khí củ xâm lấn. Nhà chức trách đã phải tốn hàng chục triệu USD để xử lý loài cây này.

    Cốt khí củ rất khó bị tiêu diệt, ngay cả khi bị nhổ bật gốc, làm rụng lá, chúng thậm chí có thể sống sót ngay cả khi dung nham nóng chảy qua. Tại Anh, các bất động sản bị cốt khí củ xâm lấn khiến chúng bị giảm giá trị tổng cộng tới 25 tỷ USD. 

    Sự lan rộng của loài cây xâm lấn từ Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của Quốc hội Anh, một số ủy ban đã được thành lập để tìm cách ứng phó với cốt khí củ. Tuy nhiên đến nay, chưa có giải pháp khả thi nào được tìm ra.

    Gethin Bowes, chuyên gia về môi trường, cho biết phần rễ là "pin" tiếp năng lượng cho sức sống của cây cốt khí củ. Ngay cả khi phần thân đã bị cạo sạch hoặc bị tiêu diệt bởi thuốc diệt cỏ, bộ rễ sâu dưới mặt đất có thể nằm im tới 20 năm trước khi mọc lại, khiến cốt khí củ trở thành mối đe dọa dai dẳng.

    Khi rễ cây nằm im dưới mặt đất, những tác động từ bên ngoài sẽ kích thích chúng phát triển, mọc lại cây mới. Ngay cả một mẩu rễ nhỏ cũng có thể mọc thành một cây hoàn chỉnh.

    Để có thể tiêu diệt cốt khí củ, cần loại bỏ mọi tàn dư của rễ cây dưới lòng đất. Tại Anh, một số chuyên gia kiểm định bất động sản phải sử dụng chó đã qua đào tạo để đánh hơi phát hiện rễ cây cốt khí củ.

    Loài cây từ Nhật Bản là đặt ra những thách thức cho các dự án xây dựng lớn. Chúng xuất hiện gần như ở mọi nơi, từ bờ sông, ven đường, bãi đậu xe, cho tới vườn cây tư nhân. Ngay cả tại những mảnh đất từng được xử lý, cốt khí củ vẫn có thể quay trở lại, xâm nhập vào cấu trúc bên trong các tòa nhà.

    cay japanese knotweed 1
    Nhiều ngân hàng sẽ từ chối cho vay mua nhà nếu gần đó có cây knotweed. Ảnh: Getty

    Khó tiêu diệt hoàn toàn

    Cốt khí củ Nhật Bản có mặt tại Anh từ 1850 thông qua các hoạt động thương mại. Thời điểm đó, các loài thực vật từ nước ngoài chưa được coi là loài xâm lấn như hiện nay. Thậm chí, cốt khí củ còn được yêu thích bởi khả năng phát triển ổn định và tính thẩm mỹ.

    Thế nhưng, vào đầu thế kỷ XX, loài cây từ Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh trong tự nhiên và lan ra khắp nước Anh. Các nỗ lực kiểm soát sự sinh sôi của cốt khí củ đều không hiệu quả. Loài cây từ Nhật Bản, cùng các loài xâm lấn khác, bắt đầu thay thế các loài cây bản địa.

    Tác động từ sự sinh sôi của cốt khí củ không mấy được quan tâm cho tới khi chúng ảnh hưởng tới giá trị bất động sản. Sự hiện diện của loài cây này có thể khiến bất động sản sụt giá đáng kể, thậm chí khiến các ngân hàng từ chối cho vay để mua nhà.

    Năm 2012, Viện Khảo sát Công chứng Hoàng gia Anh ra quy định coi sự hiện diện của cốt khí củ trong phạm vi 7 m là mối đe dọa tới giá trị bất động sản, khiến giá trị hàng triệu căn nhà bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nhà chức trách không tìm ra giải pháp hữu hiệu nào để xử lý vấn đề.

    Cốt khí củ có sức sống mạnh mẽ vượt trội các đối thủ khác, chúng ngăn cản sự sinh sôi của các loài cây nhỏ hơn nhờ một hóa chất bên trong lớp lá của mình. Dù không thể đâm xuyên qua bê tông cốt thép hay làm xói mòn nền móng các tòa nhà, cốt khí củ có thể đâm xuyên qua những vết nứt.

    Loài cây từ Nhật Bản cũng có những sự thay đổi theo mùa. Chúng rụng lá vào mùa đông và sinh trưởng tươi tốt trong mùa hè. Lá của cốt khí củ có hình trái tim, hoa màu kem.

    Japanese knotweed cot khi cu
    Knotweed là loại cây xâm hại không thể diệt tận gốc

    japanese knotweed
    Củ của cây knotweed có màu đỏ tím

    Các công nhân kiểm soát thực vật thường sử dụng glyphosate để tiêu diệt cốt khí củ, đây là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi. Dù glyphosate bị hoài nghi gây ra những lo ngại cho sức khỏe cộng đồng, chuyên gia Gethin Bowes cho rằng loại thuốc này là lựa chọn kiểm soát cốt khí củ hiệu quả nhất.

    Dù thừa nhận có những lo ngại về tác động sức khỏe khi sử dụng glyphosate, ông Bowes cho rằng việc để loài cây này sinh sôi tự do không kiểm soát sẽ có những tác động tồi tệ hơn nữa cho môi trường và đa dạng sinh học.

    Dan Jones, tiến sĩ sinh vật học, cho biết đã làm thí nghiệm về kiểm soát cốt khí củ từ 2011. Jones điều hành một công ty tư vấn về đối phó các loài xâm lấn có tên Advanced Invasives. Trên cánh đồng rộng hàng chục km2 ở Cardiff, Advanced Invasives đã thử nghiệm nhiều cách thức để tiêu diệt cốt khí củ.

    Jones cho biết cắt cỏ trên mặt đất chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Nghiên cứu công bố năm 2018 của Jones cho biết phương pháp hữu hiệu nhất là sử dụng glyphosate vào mùa thu trong nhiều năm liên tiếp.

    Tuy vậy, dù lớp cây trên mặt đất bị tiêu diệt hoàn toàn, phần rễ cốt khí củ vẫn tiếp tục bám sâu trong lòng đất, khiến việc tiêu diệt hoàn toàn loài cây này là bất khả thi. Để có thể tiêu diệt hoàn toàn, chỉ có cách đào tận gốc và loại bỏ toàn bộ lớp đất, tuy nhiên cách làm này rất đắt đỏ.

    Theo VnExpress / Zing

  • Đẹp tựa như trong truyện cổ tích nhưng nếu vô tình ăn phải hai loài thực vật này, bạn sẽ bị trúng độc và có thể tử vong. Đây là 2 loài thực vật rất đặc biệt được xếp vào danh sách "Các loại cây của năm 2022"

    Chi trọng lâu: Paris quadrifolia

    hoa co doc 1

    Đây là loài thực vật rừng mỏng manh nhất thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nó xuất hiện ở các khu vực ôn đới và mát mẻ trên khắp Âu-Á, từ Tây Ban Nha đến Yakutia, và từ Iceland đến Mông Cổ. Nó ưa đất đá vôi và sống ở những nơi ẩm ướt và râm mát, đặc biệt là những khu rừng lâu đời và bờ suối.

    hoa co doc 1
    Paris quadrifolia mang vẻ đẹp ngọt ngào tựa như "nụ hôn của hoàng tử Paris'

    Đây là một loại cây thân thảo lâu năm cao từ 25 đến 40 cm. Nó có thể có 3–8 lá nhưng thường có bốn lá sắp xếp thành các cặp đối nhau. Những bông hoa mềm mại và không dễ thấy. Cây ra hoa vào các tháng 6-7. Nó có một bông hoa đơn độc với bốn cánh hoa hình sợi hẹp màu lục nhạt (giống như sợi chỉ), bốn lá đài hình cánh hoa màu xanh lục, tám nhị hoa màu vàng vàng, và một bầu nhụy tròn màu tím đến đỏ. Hoa được sinh ra trên một đơn lọn bốn lá. Mỗi cây tạo ra nhiều nhất một quả mọng giống như quả việt quất, quả này mùi vị rất khó chịu và có độc.

    Nấm tán bay: Fly Agaric

    hoa co doc 1
    Cây nấm như bước ra từ truyện cổ tích

    Nấm tán bay là một loại nấm lớn có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong. Loài này gắn với nhiều loài cây tùng bách và cây lá sớm rụng. Giả thuyết cho rằng tên gọi của loài nấm này bắt nguồn từ những hợp chất axit ibotenic và muscimol gây say, ảo giác và hưng phấn chứa trong nó.

    Bên cạnh đó, khi bạn đi du lịch ở các nước châu Âu thấy hoa đẹp chớ đưa tay ngắt, nhằm phải các loài hoa cực độc có thể nguy hiểm đến tinh mạng. Những loài hoa này không bị cấm nhưng lại được trồng xen kẽ với những loài hoa khác vì sắc màu của nó rất rực rỡ, đẹp mắt.

     cay doc 1

    Hoa Laurier Rose (trúc đào) được trồng khắp nơi, nhất là hai bên đường đi, hai bên đường xa lộ. Tất cả, từ cây, cành, lá, hoa đều chứa các glicosid tim mạch như oleandrin và neriin độc chết người.

     cay doc 1

    Chùm hoa vàng rực rỡ có tên là Cytise nhưng cực độc. Nhiều người và trẻ em thích hái bông hoa này.

     cay doc 1

    Hoa Belladone có khả năng làm giãn đồng tử, và chỉ cần 10 miligam độc chất trong hoa này có thể giết chết một người.

     cay doc 1

    Hoa Grande cigue (sâm độc) thường có mặt trong các bụi cây ven đường, trong vườn. Người Hy Lạp thời cổ thường dùng hoa này để đầu độc những người tù lãnh án tử hình. Nhà triết gia nổi tiếng nhân loại Socrate đã bị đầu độc bằng hoa này.

     cay doc 1

    Hoa If được sử dụng để chế tạo thuốc chống ung thư, nhưng chất độc của nó đủ mạnh để giết chết một con ngựa.

    hoa co doc 6

    Hoa Colchique (bả chó) màu tím rất dễ thương mọc sát mặt đất vào cuối hè. Nhưng con chó ăn phải hoa này thì ngã lăn quay, vì thế hoa này còn có tên tục là hoa giết chó.

    hoa co doc 6

    Hoa của cây thầu dầu. Hạt của hoa này chứa chất Ricin cực độc, mạnh hơn cả chất độc cyanure, giết người trong nháy mắt.

    hoa co doc 13

    Cùng một họ với trái cà chua và khoai tây nhưng hoa Datura (cà độc dược) có dược tính gây ra hội chứng ảo ảnh, dùng quá liều có thể gây điên loạn.

    hoa co doc 6

    Hoa Digitale (Mao địa hoàng) tím có mặt trong hầu hết các bụi hoa kiểng vì thân nó cao, màu hoa nổi bật. Hoa được dùng để chế tạo thuốc chữa bệnh tim. Nhưng nếu quá liều thì chất độc sẽ gây ra cái chết vì gây ngưng tim cấp tính.

    hoa co doc 6

    Hoa Laconit Napel tiết ra chất độc Aconitine chết người.

    hoa co doc 6

    Hoa Jusquiame tiết ra một chất độc đã dùng để giết người cha của Hamlet trong vở bi kịch nổi tiếng thế giới của văn hào Shakespeare

    Theo Dân Việt