• Một số thành viên của Nghị viên châu Âu cáo buộc nước Anh đang xả nước thải vào eo biển Manche, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương và sinh vật biển xung quanh.

    anh phap tranh cai vi nuoc thai

    Pháp cáo buộc Anh xả thải thẳng ra biển

    Hôm ngày 25/8, Ủy ban châu Âu cho biết họ đang xem xét khiếu nại mà một số nhà lập pháp cho rằng Vương quốc Anh đã xả nước thải ra các vùng biển.

    Stephanie Yon-Courtin, thành viên Ủy ban Nghề cá của Nghị viện châu Âu và Ủy viên hội đồng địa phương ở Normandy (Pháp), cho biết: "Eo biển Manche và Biển Bắc không phải là nơi xả thải".

    Bà nói: "Chúng tôi không thể chấp nhận rằng môi trường, hoạt động kinh tế của những người đánh cá và sức khỏe của công dân của chúng tôi bị đặt vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng bởi vì sự quản lý không chặt chẽ của chính phủ Anh".

    Yon-Courtin và đồng nghiệp Nathalie Loiseau đã viết một lá thư yêu cầu Ủy ban châu Âu "sử dụng tất cả các phương tiện chính trị và pháp lý thuộc quyền của mình" để yêu cầu Anh ngăn chặn nước thải chưa được kiểm soát.

    Cả hai nhà lập pháp đều đến từ Pháp, quốc gia có vùng biển sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nhất đến từ nước thải chưa qua xử lý của Anh qua eo biển Manche. Các vùng biển xung quanh Bỉ, Ireland, Hà Lan và Đan Mạch cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Bức thư của các nhà lập pháp nói rằng bằng cách cho phép nước thải chảy ra ngoài, Anh đã không duy trì các cam kết của mình theo hiệp ước hậu Brexit với EU về các biện pháp bảo vệ môi trường, cũng như các công ước của Liên Hợp Quốc.

    Vấn đề tồn tại đã lâu ở Anh

    London vẫn phản bác lại các cáo buộc từ phía Pháp. Người phát ngôn của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh cho biết nói nước này không đảm bảo các tiêu chuẩn cao về việc xử lý chất thải là sai sự thật.

    Tuy nhiên, đây là một vấn đề đã tồn tại rất từ lâu ở Anh. 

    Chính phủ Anh thông báo mọi người nên tránh xa hàng chục bãi biển vào tuần trước trong bối cảnh lo ngại về sức khỏe cộng đồng và thiệt hại đối với động vật hoang dã.

    Cảnh báo ô nhiễm cũng được ban hành cho gần 50 bãi biển ở Anh và xứ Wales sau khi mưa lớn khiến nước thải tràn ra khỏi hệ thống thoát nước, đổ ra sông và biển. Các nhà hoạt động môi trường đã cáo buộc các công ty thoát nước về sự cố tràn nước thải chưa xử lý ra biển.

    Vào tuần trước, một lượng mưa lớn đổ xuống Anh sau nhiều tuần khô hạn đã làm một phần trong hệ thống nước thải của Anh quá tải khiến nước thải chưa qua xử lý tràn ra sông và biển.

    Ở Anh, nước thải được đưa đến các công trình xử lý thông qua các đường ống đã rất cũ kỹ.  Hệ thống này được thiết kế để thỉnh thoảng xả tràn và xả nước thải chưa qua xử lý, một vấn đề đã xảy ra gần đây do nguy cơ lũ lụt gia tăng sau thời tiết khô hạn bất thường.

    Các cơ quan quản lý của Anh cũng đang điều tra các hành vi vi phạm giấy phép của 6 công ty xử lý nước lớn của quốc gia này.

  • Bộ trưởng chính phủ Anh cho biết việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson là “gã hề” hay “kẻ khờ” không thể giúp ích cho quan hệ song phương.

    Phát ngôn của Tổng thống Macron đối với Thủ tướng Johnson đang đe dọa châm ngòi cho căng thẳng ngoại giao vốn đã gay gắt giữa London và Paris trong nhiều tuần qua, theo DPA hôm 3/12.

    “Tất nhiên, ngài thủ tướng không phải là một gã hề. Ông ấy là thủ tướng được bầu chọn của đất nước này, lãnh trọng trách dẫn dắt Anh vượt qua đại dịch,” Sky News dẫn lời Bộ trưởng Kinh doanh George Freeman.

    cang thang anh phap leo thang do di cu

    Bộ trưởng Freeman cho biết việc sử dụng từ "gã hề" là "khá vô ích". Ông khẳng định hai chính phủ đang tiếp tục làm việc với nhau "rất chặt chẽ" trong vấn đề về người di cư - yếu tố đang gây bất đồng trong quan hệ Anh - Pháp.

    Trước đó, Le Canard Enchaine - một tuần báo biếm họa tại Pháp - dẫn các bình luận riêng tư được cho là của ông Macron với nhóm cố vấn trong một chuyến thăm vào tuần trước tới Croatia.

    Ông Macron đã công khai chỉ trích ông Johnson, cáo buộc thủ tướng Anh không "nghiêm túc" trong phản ứng trước vụ lật thuyền của người di cư làm 27 người thiệt mạng ở eo biển Manche.

    Không chỉ vậy, Tổng thống Macron còn công kích ông Johnson vì đã tìm cách biến Pháp thành “vật tế thần” cho Brexit - sự kiện vốn được xem là “thảm họa” đối với Anh.

    “Thật buồn khi chứng kiến ​​một đất nước vĩ đại lại được dẫn dắt bởi một gã hề. Ông Johnson có thái độ của một kẻ khờ", Le Canard Enchaine dẫn lời ông Macron.

    Ông Freeman khẳng định bộ trưởng Nội vụ Anh đang làm việc "rất chặt chẽ" với những người đồng cấp Pháp về vấn đề người di cư. Đồng thời, "Thủ tướng Johnson cũng như chính phủ Anh đang muốn trao đổi với Pháp về vấn đề này”, ông Freeman nói.

    “Tôi thực sự tin tưởng quan hệ Anh - Pháp tốt đẹp hơn những gì mà đoạn trích đề cập”, ông Freeman khẳng định.

    Theo Zing

  • Nhiều tàu đánh cá muốn vào cảng Calais (miền Bắc nước Pháp) đã bị chặn lại trong một cuộc biểu tình kéo dài 1,5 giờ và ngư dân cũng dự định chặn các xe chở hàng muốn vào đường hầm qua eo biển này.

    cang thang tau danh ca anh phap

    Ngày 26/11, ngư dân Pháp đã bắt đầu một ngày hành động nhằm làm gián đoạn giao thông qua Eo biển Manche để phản đối việc Anh đưa ra các quyền đánh cá hậu Brexit.

    Nhiều tàu đánh cá muốn vào cảng Calais (miền Bắc nước Pháp) đã bị chặn lại trong một cuộc biểu tình kéo dài 1,5 giờ. Trên bộ, ngư dân cũng dự định chặn các xe chở hàng muốn vào đường hầm qua eo biển này.

    Một băngrôn treo trên tàu Marmouset II, một tàu cá của người biểu tình, có dòng chữ: "Chúng tôi muốn được cấp phép đánh cá trở lại."

    Người phụ trách khu vực của liên đoàn đánh cá CNPMEM, ông Olivier Lepretre cho biết hành động của người biểu tình nhằm "gây sức ép với Chính phủ Anh" và cảnh báo sẽ có thêm các hành động khác, trong đó nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ Anh.

    Một hành động tương tự cũng đã diễn ra tại cảng Saint-Malo, song không ảnh hưởng bởi giao thông sáng 26/11 tại khu vực này phải tạm ngừng vì thời tiết xấu.

    Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 25/11 bày tỏ "thất vọng trước những đe dọa biểu tình," đồng thời cho rằng "phía Pháp phải đảm bảo không xảy ra hành động bất hợp pháp và không ảnh hưởng đến giao thương."

    Anh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về nguồn cung ứng do gián đoạn giao thương hậu Brexit và thiếu tài xế xe tải lẫn nhiên liệu. Nước này vốn phụ thuộc lớn vào các cảng biển ở Pháp, đặc biệt để nhập khẩu thực phẩm tươi sống.

    Hành động của ngư dân Pháp xảy ra trong bối cảnh quan hệ Anh-Pháp rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

    Theo một thỏa thuận mà Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã ký năm 2020, tàu đánh cá của châu Âu có thể tiếp tục được đi qua vùng biển của Anh nếu xin cấp phép mới và có thể chứng tỏ đã hoạt động tại đây trong quá khứ.

    Nhưng Paris cho biết hàng chục tàu của Pháp đã bị từ chối khi xin cấp phép đánh cá trong vùng biển giàu tài nguyên của Anh, điều mà London bác bỏ. Pháp cũng cáo buộc chính quyền đảo tự trị Jersey của Anh cản trở ngư dân Pháp.

    EU ngày 24/11 đã đưa ra hạn chót cho Anh đến ngày 10/12 giải quyết vấn đề cấp giấy phép đánh bắt cá cho ngư dân Pháp, những người khiếu nại rằng các đòi hỏi hậu Brexit của Anh là quá phiền hà./.

    Theo TTXVN