• bo tron den an do
    Ảnh minh họa

    Một chuyên viên giám sát cấp cao ở British Airways hiện đang lẩn trốn ở Ấn Độ. Người này bị buộc tội tổ chức lừa đảo nhập cư trong suốt 5 năm, thu lợi bất chính 3 triệu bảng. Những hành vi phạm tội đều được thực hiện ngay tại văn phòng của anh ta ở Heathrow.

    Nghi phạm 24 tuổi, làm việc tại ga Terminal 5, đã lợi dùng một lỗ hổng trong hệ thống để vận chuyển hành khách tùy ý bằng máy bay British Airways dù họ không hề có visa. Với mỗi khách hàng, anh ta tính phí £25,000.

    Hiện cảnh sát Anh đang làm việc với cảnh sát Ấn Độ để truy bắt người đàn ông này. Trước đó anh này đã bị bắt và sau đó được bảo lãnh tại ngoại. Nhưng anh ta đã bỏ trốn cùng với bạn gái là một nhân viên dịch vụ mặt đất ở British Airways.

    Trong phi vụ phạm pháp của mình, khách hàng của anh ta chủ yếu đến từ Ấn Độ. Họ bay đến UK theo diện visa thăm thân ngắn hạn. Nhưng anh ta lại sắp xếp cho họ bay đến nước khác.

    Ngoài ra, anh ta còn có khách hàng là những người đang xin tị nạn ở UK. Họ sợ bị trục xuất về nước nên nhờ anh ta giúp đỡ.

    Chính quyền Canada đã lên tiếng cảnh báo suốt nhiều năm về những chuyến bay British Airways đến Toronto hoặc Vancouver. Bởi vì những hành khách xuống máy bay liền ngay lập tức được chấp nhận tị nạn. 

    Cuộc điều tra cho thấy những người này đều được kiểm tra bởi một nam nhân viên. Nam nhân viên này đã cố tình xác nhận sai rằng họ có eTA - một loại giấy thông hành điện tử - để vào Canada.

    Bạn chỉ có thể nộp đơn xin eTA từ quốc gia xuất xứ của mình. Và đơn của bạn có thể bị từ chối nếu không có sự giúp đỡ từ nhân viên British Airways.

    Anh ta đã lợi dụng lỗ hổng, vì anh ta biết việc kiểm tra visa ở sân bay không còn thuộc trách nhiệm của Lực lượng di trú nữa mà được giao cho nhân viên hãng bay. 

    Do đó anh ta đã cố tình nhập những thông tin sai về hành khách, và xác nhận họ đã có visa eTA. Rồi anh ta đưa họ lên máy bay tới  những quốc gia mà họ không hề có giấy phép nhập cảnh.

    Tại điểm đến, những hành khách này sẽ hủy hết giấy tờ của mình rồi xin tị nạn. Nhiều người đã bay tới UK nhờ anh ta đưa đến Canada. 

    Một số người khác bị mắc kẹt trong hệ thống nhập cư ở Anh suốt 10 năm, và sợ sẽ bị trục xuất về quốc gia quê hương.

    Đây là một kế hoạch thông minh giúp anh ta kiếm được hàng triệu bảng trong 5 năm. Không ai biết chính xác quy mô kế hoạch này như thế nào, tổng cộng anh ta đã giúp bao nhiêu người xin tị nạn. 

    Anh này bị bắt vào ngày 6/1/2024 nhưng đã được bảo lãnh chờ điều tra. Nhưng sau đó anh ta từ Heathrow bỏ trốn đến Ấn Độ, nơi anh ta mua vài căn nhà. Hiện cảnh sát Anh và Ấn Độ đang phối hợp điều tra.

    Viethome (theo The Sun)

  • Một tiếp viên của hãng hàng không British Airways bất ngờ ngã gục và tử vong ngay khi máy bay chuẩn bị cất cánh từ thành phố London, hôm 1/1 vừa qua.

    Theo The Sun đưa tin, một nam tiếp viên 52 tuổi của hãng hàng không British Airways đã đột tử trên máy bay một cách thương tâm khi chuyến bay chuẩn bị rời sân bay Heathrow ở London để đến Hong Kong, Trung Quốc vào đêm giao thừa (1/1).

    Khi cửa cabin đã đóng lại và phi công chuẩn bị đưa máy bay di chuyển ra đường băng thì nhận được thông báo một thành viên phi hành đoàn bất ngờ ngã gục ở khoang bếp phía sau máy bay.

    Một hành khách có kinh nghiệm y tế đã cố gắng sơ cứu cho nam tiếp viên khi cơ trưởng đang yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, nam tiếp viên đã tử vong tại hiện trường. Chuyến bay sau đó cũng bị hủy do "tình trạng khẩn cấp về y tế".

    c6ec78d7179bfec5a78a

    “Thật đáng buồn, bất chấp những nỗ lực hết mình của phi hành đoàn, một phi hành đoàn được xác định đã chết tại hiện trường”, Dịch vụ xe cứu thương London cho biết trong một bình luận với Metro UK.

    Không có thêm thông tin chi tiết nào về nam tiếp viên hàng không được đưa ra, mặc dù truyền thông địa phương đưa tin, nam tiếp viên hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Theo Fox News , đây là tiếp viên hàng không thứ hai của British Airways thiệt mạng trong những tuần gần đây. Một thành viên phi hành đoàn khác, cũng 52 tuổi, được phát hiện đã chết trong phòng khách sạn vào ngày 23/12.

    Sau cái chết của thành viên phi hành đoàn thứ hai, hãng hàng không British Airways cho biết trong một thông báo: “Hãng hàng không xin chia buồn với bạn bè và gia đình của các đồng nghiệp vào thời điểm vô cùng đau buồn này”.

    Theo Vietnamnet

  • Theo báo cáo, 4 du khách có hiện tượng ngạt khí sau khi có khói tràn vào máy bay của hãng hàng không British Airways cất cánh từ Barcelona, Tây Ban Nha. Chỉ một số hành khách được sơ tán, nhưng nhiều người khác vẫn bị mắc kẹt trong cabin trong khoảng 1,5 giờ mà không rõ thông tin của sự cố.

    Lực lượng chức năng đã tập trung đến nhà ga số 5 của sân bay London Heathrow sau khi máy bay hạ cánh vào khoảng 16h15 ngày 8/10 (theo giờ địa phương). Có 4 hành khách được điều trị vì ngạt thở tại hiện trường.

    buong lai boc khoi 1
    Cảnh sát tập trung tại nhà ga số 5 của sân bay London Heathrow.

    Theo ghi nhận, nhiều xe cứu hỏa và cảnh sát phải tập trung ở khu vực kể trên để hỗ trợ. Hàng chục hành khách đã thoát khỏi máy bay.

    Một hành khách bị mắc kẹt trong khoang cabin chia sẻ: "Không gì tệ hơn bằng việc bị kẹt trên máy bay trong một tiếng rưỡi mà không có lời giải thích hay thông tin nào".

    Các nhân chứng trên chuyến bay kể lại lính cứu hỏa phải mang các thiết bị trợ thở khi tiếp cận máy bay. Đã có khói phát hiện trong buồng lái và các thành viên phi hành đoàn được yêu cầu cởi quần áo bên ngoài để sơ tán.

    Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao có khói trên chiếc máy bay từ Barcelona, Tây Ban Nha. Đội cứu hỏa London cho biết không phát hiện thấy nồng độ hóa chất cao nào bên trong máy bay, trong khi đội ngũ y tế London báo cáo họ đã cử một đội ứng phó khu vực nguy hiểm cùng với ba nhân viên y tế.

    Đại diện của lực lượng cảnh sát London phát biểu: "Chúng tôi được gọi vào lúc 16h15 ngày 8/10 để báo cáo về việc hành khách không khỏe trên máy bay hạ cánh tại Heathrow. Lực lượng xử lý khẩn cấp đã tham dự. Bốn người đã được cấp cứu tại hiện trường".

    buong lai boc khoi 1
    Đội cứu hỏa London cho biết không phát hiện thấy nồng độ hóa chất cao nào bên trong máy bay.

    Ngay thời điểm xảy ra sự cố, hãng hàng không British Airways tuyên bố sự an toàn của khách hàng và phi hành đoàn luôn được ưu tiên hàng đầu, máy bay đã hạ cánh đúng đích sau xuất hiện các báo cáo về sự cố kỹ thuật. Tất cả hành khách được sơ tán xuống máy bay an toàn.

    Đại diện hãng bay đã xin lỗi khách hàng vì sự chậm trễ và bất tiện gây ra cho hành trình.

    CafeF (theo Daily Mail)

  • Một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không British Airways (Anh) đã đập vỡ chai thủy tinh và đâm một hành khách khác.

    Theo Daily Mail ngày 5-7-2023, vụ việc xảy ra vào đầu tuần này. Một đoạn video quay lại cảnh hỗn loạn trên chuyến bay BA2159 từ sân bay quốc tế London Gatwick của Anh đến Saint Lucia - quốc gia vùng Caribe.

    Hai hành khách cãi vã, khiến một trong hai người tức giận đập vỡ chai thủy tinh để đâm người kia. Báo St. Lucia Times đưa tin hành khách này xông vào khu vực chuẩn bị thực phẩm và chộp lấy cái chai thủy tinh đập vỡ. Người bị đâm có một vết thương và bị chảy máu. Một hành khách lao vào can ngăn cũng bị thương sau vụ việc.

    au da tren may bay 1
    Một hành khách bị thương

    Khi ấy, các phi công không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đưa máy bay đến sân bay quốc tế Hewanorra ở Vieux Fort - Saint Lucia.

    Nhân chứng Nichola Pierre kể: "Tôi lên máy bay, thấy những người đó say xỉn và cãi vã... Rất may, tình huống căng thẳng đã được giải quyết nhanh chóng".

    Một nguồn tin nói với The Sun: "Đó là một trải nghiệm thực sự đáng sợ đối với các hành khách trên máy bay. Đột nhiên có máu trong cabin. Không ai biết điều đó sẽ khủng khiếp như thế nào. Mọi chuyện có thể đã trở nên tồi tệ hơn...".

    au da tren may bay 1
    Phát ngôn viên cảnh sát Saint. Lucia nói rằng họ đang điều tra vụ việc. Ảnh: The Scottish Sun

    Một nhân chứng khác kể hai người đàn ông kể trên cãi vã ngay sau khi máy bay rời sân bay Gatwick. Tranh cãi nhanh chóng chuyển thành xô đẩy trước khi biến thành hỗn loạn.

    Sau khi máy bay hạ cánh, cảnh sát lập tức có mặt và bắt giữ kẻ tấn công. Những người bị thương được đưa tới trung tâm y tế để điều trị.

    Phát ngôn viên cảnh sát Sauint Lucia nói rằng họ đang điều tra vụ việc, đồng thời thừa nhận đây là một vấn đề rất nghiêm trọng xảy ra trên máy bay.

    British Airways chưa lên tiếng về sự cố trên.

    Theo NLĐ

  • Một chuyến bay của British Airways đã phải quay trở lại điểm xuất phát vì gặp sự cố nghiêm trọng khi bay qua vùng nhiễu động không khí.

    may bay rung lac 1
    British Airways gặp sự cố nghiệm trọng khi bay qua vùng nhiễu loạn không khí.

    Theo The Sun đưa tin, chuyến bay BA12 khởi hành từ Sân bay quốc tế Singapore Changi đến Sân bay Heathrow (London) hôm 16/6 vừa qua, đã rơi tự do khi đang bay ở độ cao 30.000 feet (xấp xỉ 9.144m) khi qua vùng thời tiết xấu trên vịnh Bengal, khiến 5 tiếp viên hàng không bị thương và nhiều hành khách hoảng sợ.

    Theo dữ liệu từ Flight Aware, chiếc Boeing 777 đã bay được gần 3 giờ trước khi gặp sự cố. Cơ trưởng quyết định cho máy bay quay trở về điểm xuất phát để đảm bảo an toàn.

    Hành khách Jade Crosland, 31 tuổi, đã kể lại trải nghiệm kinh hoàng khiến họ sợ mình sắp chết. Jade Crosland nói: "Chiếc Boeing 777 bị rung lắc dữ dội và đột ngột rơi tự do. Mọi người hoàn toàn hoảng loạn và đầy sợ hãi. Chúng tôi đã nghĩ mình sẽ chết”.

    “Các khay thức ăn bay ngổn ngang trong cabin và một chiếc xe đẩy đồ ăn đã đập trúng vào đầu một trong những tiếp viên hàng không, khiến anh ta bất tỉnh”, nữ hành khách kể thêm.

    may bay rung lac 1
    "Tôi nghĩ chúng tôi sắp chết”, Crosland nói về nỗi kinh hoàng ở độ cao 30.000 feet.

    Theo báo cáo, một tiếp viên bị thương nặng phải phẫu thuật mắt cá chân và xương đùi, trong khi đó các thành viên phi hành đoàn khác đều bị chấn thương phần mềm.

    Đại diện của British Airways trong một tuyên bố cho biết: "An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi đang chăm sóc phi hành đoàn của mình sau khi một trong các chuyến bay của chúng tôi gặp sự cố nghiêm trọng khi bay qua vùng nhiễu động hiếm gặp. Máy bay sau đó đã chuyển hướng quay trở lại Singapore để đề phòng sự cố và hạ cánh an toàn.

    Chúng tôi đã xin lỗi khách hàng vì chuyến bay bị chậm và cung cấp cho họ chỗ ở khách sạn cũng như thông tin về quyền lợi của khách hàng. Chúng tôi đã đặt lại vé cho khách hàng trên các chuyến bay có sẵn của hãng và các hãng hàng không khác".

    Hiện tượng nhiễu loạn không khí nghiêm trọng đã tăng 50% trong 40 năm qua và ngày càng trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

    Vietnamnet (theo NYP/Businessinsider)

  •  Jennie Barber british airways 1
    Jennie Barber đã kiện British Airways, cô đòi đổi voucher du lịch thời kì Covid-19 thành tiền mặt. Ảnh: PA

    Một phụ nữ "tay không đánh giặc" đã thành công lôi British Airways ra tòa và đánh bại hãng sau khi khám phá ra một quy định 80 năm tuổi ít người biết. Cô hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp những hành khách khác đòi được tiền.

    Jennie Barber là 1 trong số hàng triệu khách hàng bị hủy chuyến bay suốt thời kỳ dịch bệnh, khi các quốc gia đóng cửa biên giới và du lịch bị hạn chế trên toàn cầu.

    3 năm và hàng giờ ngồi nghiền ngẫm các cuốn sách luật trong thư viện, cô Barber cuối cùng cũng đòi được tiền hoàn trả cho 2 chuyến bay đến Nhật Bản mà cô đã đặt với British Airways vào tháng 1-2020. 

     Jennie Barber british airways 1
    Jennifer Barber đã dành 1 năm "truy đuổi" British Airways trước khi vùi đầu vào các cuốn sách luật.

    Theo đó, vào tháng 5-2020 chuyến bay của cô dự định sẽ cất cánh. Nhưng cô không còn lựa chọn nào khác khi UK phong tỏa và Nhật Bản đóng biên. Nên cô đã chấp nhận voucher du lịch của British Airways. Vào thời điểm đó, đây dường như là lựa chọn khôn ngoan. 

    Nhưng đại dịch kéo dài khiến Barber không thể dùng voucher của mình, cô quyết định đòi lại tiền mặt. Mãi đến tháng 11-2022, Nhật Bản mới dở bỏ hết các hạn chế du lịch. 

    "Lần đầu tiên tôi liên hệ với British Airways là vào tháng 12-2020. Nhưng họ không đồng ý trả lại tiền cho tôi. Họ nói tôi đã chấp nhận voucher nên đó là thứ duy nhất tôi được nhận".

    Vậy là Barber (đến từ Birmingham) đã dành một năm kiên trì "vây đuổi" British Airways. "Tôi tìm đến Phòng Cạnh tranh và Thị trường (Competition and Markets Authority), tôi viết thư cho nghị sĩ địa phương, tôi viết thư cho Cơ quan Hàng không Quốc nội (Civil Aviation Authority), tôi tìm đến cơ quan trọng tài CEDR. Và tại cơ quan trọng tài, tôi đã thua vì họ thiên về British Airways", Barber nói.

    "Nhưng tôi vẫn chưa nguôi giận. Ai cũng biết việc đi du lịch là bất hợp pháp, vậy tại sao tiền của tôi lại nằm trong túi British Airways khi mà đó không phải lỗi của tôi? Đến lúc này tôi bắt đầu suy nghĩ liệu mình có thể làm gì. Điều này xuất phát từ sự tò mò thay vì sự giận dữ".

    Tháng 1-2022, cô Barber, người đã học luật ở cấp bậc A-level gần 2 thập kỷ trước, bắt đầu sử dụng lại chiếc thẻ thư viện đã phủ bụi và nghiền ngẫm sách luật.

    "Tôi không có bằng luật. Tôi có bằng A-level cách đây 19 năm. Tôi không phải là chuyên gia luật pháp", cô nói. Sau nhiều tuần nghiên cứu sách luật tiêu dùng, cô Barber đã phát hiện ra điều kỳ diệu. Đó là khoảnh khắc "eureka" khi cô tình cờ phát hiện một điều luật hợp đồng đã có từ những năm 1940.

    Luật cải cách The Law Reform (Frustrated Contracts) Act 1943 nói rằng: "Nếu bạn ký kết một hợp đồng, nhưng sau đó việc thực hiện hợp đồng là bất hợp pháp, như vậy hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu".

    "Nhìn sơ qua thì luật này có thể giúp tôi thắng, nhưng đối thủ của tôi lại là British Airways. Ai biết được họ có bao nhiêu luật sư và chuyên gia pháp lý. Trong thân tâm tôi vẫn nghĩ là mình sẽ thua, họ chắc chắn sẽ tìm được kẻ hở. Nhưng rồi tôi tự thuyết phục mình rằng tôi đã nắm được điểm mấu chốt, một điều luật chí mạng, tôi như được khai sáng khi phát hiện ra nó", cô nói.

    Barber đã khóc khi thẩm phán Tòa án Redditch Magistrates Court tuyên cô thắng kiện vào tháng 1-2023. Cô được trả lại số tiền £2,523.42 bao gồm tiền vé và lãi suất tính đến ngày tòa ra phán quyết, và các chi phí khác. 

    "Tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc. Tôi thậm chí đã nhảy múa khi rời tòa án", cô chia sẻ.

    British Airways nói: "Chúng tôi là hãng hàng không Anh duy nhất thoải mái để cho hành khách thay đổi kế hoạch của họ trong suốt đại dịch, bằng cách đổi cho họ voucher để đi du lịch trong tương lai. Voucher có hiệu lực tới tháng 9-2023, chúng tôi đã cho hành khách nhiều thời gian nhất có thể để sắp xếp kế hoạch của mình". 

    Bạn có thể làm gì nếu muốn đổi voucher lấy tiền mặt?

    Chiến thắng của Barber có thể giúp những hành khách khác dễ dàng hơn nếu muốn đổi voucher để lấy lại tiền mặt, vì có thể họ sẽ không sử dụng nó trước deadline là tháng 9-2023. 

    Luật sư Michael Frisby, Cộng sự tại Công ty luật Stevens & Bolton, cho biết: “Các hãng hàng không chắc chắn sẽ không ngồi yên khi nhận ra các khách hàng của họ có thể theo bước Barber và tiến hành đòi tiền. Điều đáng lo ngại hơn nữa là phán quyết của tòa án ngày hôm nay có thể thôi thúc khách hàng lập các nhóm kiện tập thể".

    Barber khuyên mọi người kiện British Airways nhưng cô cảnh báo chi phí sẽ đắt đỏ và căng thẳng. Cô Barber đã thành lập một hội nhóm Facebook để tư vấn cho những người cùng cảnh ngộ. Nhóm này có tên là British Airways - Covid Travel Voucher Refunds.

    Viethome (theo ITV News)

  • british airways hoan chuyen
    Chuyến bay đi từ Seville ở Tây Ban Nha đến London Gatwick.

    Một chuyến bay của hãng British Airways đã bị hoãn vì chiếc rèm che gặp vấn đề. Đây là rèm che ngăn cách giữa hạng ghế phổ thông và thương gia. 

    Chuyến bay từ Seville ở Tây Ban Nha đến London Gatwick vốn đã bị trì hoãn vì lý do sương mù và tầm nhìn kém, máy bay đã phải chuyển hướng đến một sân bay khác trong hành trình trước đó.

    Thế nhưng khi máy bay đến, hành khách lại phải chờ lâu hơn do xảy ra sự cố với tấm rèm ngăn giữa hạng ghế thường và thương gia. Hậu quả là máy bay khởi hành trễ hơn 3 tiếng, vào lúc 1h45 phút chiều so với lịch bay ghi trên vé là 10h30 sáng. 

    Hành khách được thông báo đã xảy ra lỗi kỹ thuật với tấm rèm, do đó máy bay chưa thể cất cánh. "Nhiều người đã rất tức giận và đề nghị cắt luôn tấm rèm", một hành khách thuật lại với tờ Evening Standard, "Tôi chưa từng nghe thấy một lý do buồn cười như thế lại có thể trì hoãn một chuyến bay".

    "Tất cả hành khách bị kẹt ở cổng khởi hành và chẳng có gì để ăn uống. Người ngồi xe lăn được đưa lên máy bay, rồi lại bị đưa xuống, rồi lại đưa lên", hành khách này nói. 

    Tuy nhiên British Airways cho biết việc chiếc rèm mắc kẹt có thể gây ảnh hưởng tới an ninh hàng không nếu nó không được khắc phục.

    Bài liên quan: Hành khách bị hủy chuyến bay gây thiệt hại £12,000 nhưng British Airways chỉ bồi thường 10%

    Một hành khách giận dữ cho rằng ông bị British Airways ''cướp £12,000'' sau khi chuyến bay đến Dubai của ông bị hủy và ông chỉ được bồi thường £1,200.

    Ông David Spencer, đến từ Nottingham, có chuyến bay tại Terminal 5, phi trường Heathrow, vào ngày 30/12/2021 với bạn là bà Lotte Reynard. Họ đã đặt một bữa tiệc tại thành phố Trung Đông vào đêm giao thừa.

    Sau khi thưởng thức những ly rượu miễn phí bằng vé máy bay hạng thương gia trị giá £5,000/vé, họ kiên nhiễn chờ đợi 3 tiếng trên đường băng, trước khi bị yêu cầu xuống máy bay, quay trở lại phòng chờ. Thêm 3 tiếng nữa trôi qua, cuối cùng họ được thông báo chuyến bay đã bị hủy.  

    British Airways đề nghị đổi một chuyến bay khác, nhưng như thế đồng nghĩa họ không thể đến Dubai đúng kế hoạch để đón năm mới vào đêm giao thừa ngày hôm sau. Vậy là họ phải cuống quýt di chuyển từ Terminal 5 sang Terminal 2 để kịp lên chuyến bay cuối cùng của hãng Emirates Air bằng tiền túi của mình.

    bi huy chuyen bay 1
    Ông David Spencer và bà Lotte Reynard kịp đón chuyến bay cuối cùng của hãng Emirates đến Dubai sau khi British Airways hủy chuyến bay đã định của họ. Ảnh: David Spencer

    Sau 5 ngày vui chơi tại Dubai, ông David và bà Lotte trở về Heathrow suôn sẻ hơn, chỉ bị delay vài tiếng. Nhưng sau nhiều tháng không ngừng liên lạc với British Airways, ông David vẫn chưa nhận được tiền bồi thường cho chuyến bay bị hủy của mình.

    Khoản phí bồi thường mà ông yêu cầu là £12,000, trong đó bao gồm 2 vé máy bay hạng thương gia mà ông đã tự mua của hãng Emirates để bay tới Dubai, một đêm ở Khách sạn Wardlow và £100 tiền di chuyển từ Terminal 5 sang Terminal 2.

    Với yêu cầu như vậy, nhưng ông chỉ nhận được 10% (tương đương £1,200) tiền bồi thường. Đây là khoản tiền bồi thường tiêu chuẩn trong trường hợp chuyến bay bị hủy vì lý do khách quan.

    Ông David vừa mới trở về sau chuyến du lịch đến Thái Lan. Ông hy vọng có thể lấy lại số tiền mà British Airways nợ ông để bù vào khoản phí tổn này. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ được hoàn tiền đầy đủ. Ông không hài lòng với một voucher và thề sẽ không bao giờ bay với British Airways nữa.

    Ông nói: ''Sau vô số cuộc gọi và hàng giờ chờ bên điện thoại trong suốt 3 tháng qua, phòng quan hệ khách hàng mới liên hệ lại với tôi và trả 1,200 bảng tiền bồi thường cho chuyến bay bị hủy. Nhưng phòng dịch vụ British Airways Holidays vẫn chưa liên hệ để trả tôi tiền đổi vé máy bay, tiền khách sạn và chi phí đi lại''. 

    bi huy chuyen bay 1Email do CEO Sean Doyle của British Airways gửi cho những khách hàng phàn nàn dịch vụ của hãng. Ảnh: David Spencer

    ''Gần đây tôi bay bằng Emirates đến Thái Lan và tôi tuyệt đối không gặp vấn đề gì. Dù có chút rắc rối nhỏ với chuyến bay return, nhưng tôi vẫn dễ dàng gọi điện cho hãng bay và có người nghe máy. Vài năm nay tôi cũng đã từng có những chuyến bay bị hủy với Raynair, nhưng ngay cả với Raynair tôi cũng dễ dàng được bồi thường tiền, không vấn đề gì''.

    ''Hệ thống tiếp nhận cuộc gọi của British Airways thật kinh khủng, do đó bạn không bao giờ liên hệ được bất kì ai. Tôi đã chờ đợi hàng giờ và hàng giờ, đúng là scam. Tôi nghĩ British Airways cố tình không bắt máy để giam tiền của khách hàng, vì bạn không thể kết nối với họ để xử lý vụ việc''.

    ''Thời gian trôi qua, tôi cảm thấy mệt mỏi và không muốn cố nữa vì tôi đã nằm trong tay họ rồi. Không có ai bắt máy và tôi thấy vô vọng. Tôi mất tiền rồi. Cả hệ thống này là quân ăn cướp, tôi không thể làm được gì'', ông Spencer rầu rĩ nói.

    Tờ MyLondon đã liên hệ với British Airways nhưng chưa nhận được phản hồi. 

    Viethome (theo Metro)

  • Chuyến bay 5390 của hãng hàng không Bristish Airways cách đây 32 năm là một trong những sự kiện sống sót hy hữu nhất trong lịch sử hàng không thương mại.

    phi cong bi hut khoi may bay 1
    Cơ trưởng Timothy Lancaster (trên giường) hồi phục tại bệnh viện Southampton, bên cạnh là các thành viên phi hành đoàn (từ trái qua phải): Alistair Atchison, John Howard, Nigel Ogden, Susan Prince and Simon Rogers. 

    Vào một buổi sáng đẹp trời ngày 10/6/1990, chiếc máy bay BAC 1–11–500 mang số hiệu 5390 khởi hành từ Birmingham hướng về sân bay Málaga–Costa del Sol (Tây Ban Nha) theo lịch trình như thường lệ. Chiếc máy bay được hãng hàng không British Airways tiếp nhận từ năm 1988 và luôn được bảo trì thường xuyên. Trên chuyến bay đó, tổng cộng có 81 người bao gồm 4 tiếp viên và 2 phi công.

    Người phụ trách lái chính của chuyến bay là cơ trưởng Tim Lancaster, vào thời điểm đó ông 42 tuổi và có kinh nghiệm hơn 11.000 giờ bay. Cơ phó là Alastair Atchison (39 tuổi) với 7.500 giờ bay.

    Trước mỗi chuyến bay, bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra hai lần. Theo báo cáo, máy bay không gặp bất kỳ sự cố kỹ thuật nào, mọi thông số đều bình thường.

    Chuyến bay cất cánh vào 8h33 sáng mà không có bất kỳ thông báo nào từ sân bay Birmingham. Cơ quan Dự báo Thời tiết Anh cho biết mức độ nhiễu động trong không khí bình thường. Khi máy bay di chuyển qua bầu trời thị trấn Didcot, hạt Oxfordshire ở đạt độ cao 5.300 m, hai phi công bắt đầu nới lỏng dây an toàn ở đùi và vai.

    Khoảng 30 phút sau khi cất cánh, một tiếng nổ lớn khiến buồng lái chấn động. Hai tấm kính chắn ở buồng lái vỡ tung, cơ trưởng Tim Lancaster bị hút ra ngoài. May mắn, nam tiếp viên hàng không Nigel Ogden có mặt tại đó đã nắm lấy cổ chân của cơ trưởng Lancaster. Vì máy bay đang đi với tốc độ cao và áp suất thấp ở độ cao như vậy, việc kéo cơ trưởng trở lại buồng lái là một chuyện không tưởng.

    "Tôi quay lại và thấy tấm kính chắn biến mất, Tim bị hút ra khỏi ghế. Tôi chỉ nhìn thấy chân anh ấy. Tôi nhảy qua bằng điều khiển, giữ chặt chân Tim. Áo của anh ấy bị tốc hết lên và phần lưng thì bị uốn cong, dán chặt vào đầu máy bay. Mọi thứ dường như bị hút hết ra ngoài. Thậm chí một bình oxy còn suýt rơi trúng đầu tôi", tiếp viên Ogden kể lại. 

    Thời điểm đó, không chỉ mạng sống của cơ trưởng Lancaster “nghìn cân treo sợi tóc” mà số phận của toàn bộ những người trên máy bay cũng gặp hiểm nguy. Nếu như nam tiếp viên Ogden không nắm lấy cơ trưởng, nguy cơ cao viên phi công sẽ bị hút vào động cơ máy bay và gây ra một vụ nổ lớn, dẫn đến kết cục máy bay có thể đâm thẳng xuống đất và tất cả đều thiệt mạng.

    Trong khi tiếp viên giữ người cơ trưởng, cơ phó Atchison phụ trách điều khiển chuyến bay. Anh quyết định hạ độ cao di chuyển và tìm cách đáp máy bay nhanh nhất có thể. Anh được Trạm Kiểm soát Không lưu điều hướng tới sân bay Southampton. Trong lúc cơ phó nói chuyện với trạm kiểm soát không lưu tại sân bay Southampton, Ogden bắt đầu mất sức. Một tiếp viên khác, Simon Rogers nhận ra Ogden không thể giữ cơ trưởng thêm 15 phút cho đến khi máy bay hạ cánh, nên họ đã dùng thêm các dây an toàn buộc chân của cơ trưởng vào ghế.

    Trong suốt 20 phút lơ lửng ngoài buồng lái, cơ trưởng Lancaster phải đương đầu với sức gió mạnh 630 km/h và nhiệt độ -17 độ C. Chiếc áo anh mặc bị rách toạc.

    Mặc dù xuất hiện những lo ngại cho rằng đường băng ở Southampton có thể quá ngắn đối với một chiếc BAC 1-11 song chiếc máy bay này không có khả năng giải phóng nhiên liệu để giảm trọng lượng trước khi hạ cánh. Cơ phó Atchison không còn lựa chọn nào khác. Chuyến bay hạ cánh an toàn tại sân bay Southampton.

    Khi máy bay hạ cánh an toàn, Lancaster được đưa trở lại buồng lái. Dịch vụ cấp cứu đã có mặt sẵn ở sân bay. Lancaster sống sót trong tình trạng tê cóng một phần, bầm tím, sốc và gãy xương ở cánh tay, bàn tay và cổ tay. Nam tiếp viên Nigel Ogden là người duy nhất bị thương nặng khi anh bị tê cóng và trật khớp vai.

    Các bác sĩ cho biết nếu như không hạ cánh sớm hay cơ phó tiếp tục điều khiển máy bay với độ cao 5.000 m, Lancaster có thể thiệt mạng vì thiếu oxy.

    phi cong bi hut khoi may bay 1
    Điều tra viên chụp ảnh hiện trường vụ nổ áp suất trong buồng lái chiếc BAC 1–11–500.

    Các nhà điều tra đã nhanh chóng vào cuộc để điều tra vụ tai nạn nguy hiểm này. Đội điều tra đã tìm ra mảnh cửa sổ buồng lái và nhiều chốt bộ phận ở làng Cholsey, Oxfordshire, cách Didcot 9 km. 

    Các nhà điều tra phát hiện ra rằng phần bu lông được sử dụng để cố định tấm kính chắn gió quá ngắn, chỉ dài vài cm. Chúng đã được lắp đặt vào đêm trước khi sự cố xảy ra, khi các kỹ sư thay tấm kính chắn gió trong quá trình bảo trì.

    Độ dài bu lông không đủ tiêu chuẩn có nghĩa là chúng không thể chịu được sự chênh lệch áp suất không khí giữa buồng lái và môi trường bên ngoài khi bay ở độ cao 5.000 m. Sự khác biệt này là nguyên nhân dẫn tới một vụ nổ áp suất và khiến cửa sổ bị vỡ. Cuộc điều tra đã vạch trần những thiếu sót tại cơ sở bảo trì của Bristish Airways ở Birmingham, khi các kỹ sư bất cẩn làm cho xong quy trình.

    Cơ phó Atchison cùng các tiếp viên hàng không Susan Gibbins và Nigel Ogden đã được trao tặng bằng khen của Nữ hoàng vì tinh thần anh hùng của họ. Atchison cũng nhận được giải thưởng Polaris vào năm 1992 cho những nỗ lực của anh ấy trong vụ tai nạn.

    Đối với chiếc máy bay BAC 1–11–500, nó được tiếp tục hoạt động tại Bristish Airways thêm 3 năm và sau đó chuyển cho hãng hàng không Jaro International của Rumani vào năm 1993. Sau 30 năm phục vụ, máy bay được cho “nghỉ hưu” vào năm 2001.

    Theo Báo Tin Tức