• Cô Tạ nhiều lần bị chồng đánh đập tàn bạo; và khi biết vợ nộp đơn ly hôn, anh ta đánh cô thủng cả thận, tụy, phổi, phải mang bên mình chiếc túi đựng phân suốt đời.

    Cô Tạ ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị chồng bạo hành dã man hơn 10 lần sau khi kết hôn. Trong thời gian mang thai, cô đã nhiều lần đệ đơn ly hôn nhưng đều bị từ chối. Sau khi đến tòa án xin lệnh bảo vệ và đệ đơn ly hôn, cô bị chồng đánh một trận suýt chết.

    Người phụ nữ này cho biết, thời gian mới quen, cô cảm thấy chồng mình thân thiện với người khác, rất chu đáo và biết nấu ăn. Tuy thấy thi thoảng không thể kiểm soát được cảm xúc và chửi mắng người khác nhưng cô nghĩ điều đó không nghiêm trọng. Sau khi kết hôn, cô Tạ mới nhận rõ bộ mặt thật của chồng. Đặc biệt, từ khi có thai, cô bắt đầu bị bạo hành dã man.

    kien quyet doi ly hon
    Sau khi đến tòa án xin lệnh bảo vệ và đệ đơn ly hôn, cô bị chồng đánh một trận suýt chết.

    "Bạo hành nặng thì khoảng 5 lần, nhẹ thì khoảng 15 - 16 lần", cô Tạ đau đớn nói. Tháng 4 năm nay, dù đang mang thai nhưng vì không chịu nổi, cô vẫn quyết định đề nghị ly hôn thêm lần nữa. Chồng cô vẫn không đồng ý. Chỉ cần nghe thấy từ "ly hôn" là anh ta cực kỳ căng thẳng.

    Trong cơn tuyệt vọng, cô Tạ đành phải nhờ một người bạn giúp chuẩn bị các giấy tờ liên quan để xin lệnh bảo vệ và đơn ly hôn. Xong xuôi, cô đích thân nộp cho tòa án. Khi biết chuyện, người chồng lôi vợ vào khách sạn rồi đánh đập tàn bạo. Đến khi cảm thấy mình sắp chết, cô Tạ được những người dân có thiện chí nhìn thấy và đưa đến bệnh viện.

    Những hình ảnh mà cô Tạ cung cấp cho thấy nhiều vết thương trên khắp cơ thể, bụng cô bị rạch bằng một dụng cụ cùn, vết thương kéo dài từ gần ngực đến rốn, thủng cả thận, tụy, phổi. Các cơ quan nội tạng khác và xương sườn bị thương ở các mức độ khác nhau, cộng với tá tràng bị nhiễm trùng. Bụng dưới bên phải của cô phải treo túi phân suốt đời.

    Sau khi tin tức được truyền thông đăng tải, dư luận vô cùng phẫn nộ, đồng loạt chỉ trích gã chồng vũ phu: "Giấy đăng ký kết hôn không phải là tấm phiếu để tránh hình phạt, đó là cố ý gây thương tích, tôi mong bị kết án chung thân luôn", "Đây không phải bạo lực gia đình mà là cố ý gây thương tích hay thậm chí là cố ý giết người", "Mong những kẻ xấu xa phải nhận hình phạt xứng đáng. Hãy trừng phạt người chồng đáng sợ này đi", "Đừng dùng từ bạo lực gia đình như thế nữa được không, rõ ràng là cố ý giết người mà".

    Theo VTC News

  • Tòa án ở Iowa (Mỹ) đã yêu cầu Pieper Lewis, 17 tuổi, bồi thường cho gia đình người đàn ông bị cáo buộc hi.ếp d.âm cô 150.000 USD.

    Một nạn nhân của nạn buôn người đã bị tòa án Iowa kết án 5 năm tù treo hôm 13/9, sau khi cô đ.âm c.hết người bị cáo buộc hi.ếp d.âm mình. Cô bị yêu cầu bồi thường 150.000 USD cho gia đình người đàn ông này. Cô gái này bị buộc tội giết người cấp độ một.

    Pieper Lewis, 17 tuổi, đã nhận tội ngộ sát và cố ý gây thương tích trong vụ sát hại Zachary Brooks, 37 tuổi, ở Des Moines vào tháng 6/2020. Cả hai tội danh đều bị phạt tới 10 năm tù.

    co gai my bi truy to
    Pieper Lewis (phải) trò chuyện với luật sư của cô. Ảnh: AP.

    Thẩm phán David M Porter của quận Polk hôm 13/9 đã hoãn các bản án tù này. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu Lewis vi phạm bất kỳ phần nào của án treo, cô có thể bị đưa đến nhà tù để chấp hành thời hạn 20 năm.

    Đối với việc bồi thường cho thủ phạm h.iếp d.âm, “tòa án này không có lựa chọn nào khác”, ông Porter nói. Theo ông, việc bồi thường là bắt buộc theo luật của Iowa.

    Lewis 15 tuổi khi cô đâm Brooks hơn 30 nhát trong căn hộ ở Des Moines. Giới chức cho biết Lewis đang tìm cách thoát khỏi cuộc sống bị lạm dụng với mẹ nuôi của mình và đang ngủ trong hành lang của tòa nhà chung cư Des Moines, thì một người đàn ông 28 tuổi cư.ỡng ép và buôn bán cô cho những người đàn ông khác.

    Lewis khẳng định một trong những người đàn ông đó là Brooks. Anh ta đã cư.ỡng hi.ếp cô nhiều lần trước khi chết. Cô kể lại việc bị người đàn ông 28 tuổi trên cư.ỡng ép bằng dao để đi cùng Brooks đến căn hộ của anh ta để thực hiện hành vi giao cấu.

    Cô cho biết sau khi Brooks cư.ỡng h.iếp cô một lần nữa, cô đã lấy một con dao trên bàn cạnh giường và đâm Brooks trong cơn thịnh nộ.

    Cảnh sát và các công tố viên không phản bác việc Lewis đã bị tấn công và buôn bán tình d.ục. Tuy nhiên, các công tố viên lập luận rằng Brooks đang ngủ vào thời điểm anh ta bị đâm và không phải là mối nguy hiểm ngay lập tức cho Lewis.

    Iowa không nằm trong số những bang có điều luật được gọi là “bến cảng an toàn”, vốn cho phép các nạn nhân của tình trạng buôn người ít nhất được miễn trừ truy tố ở một mức độ nào đó.

    Lewis, từng được đưa đến trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, thừa nhận bản thân phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nơi giam giữ, trong đó có việc không được phép giao tiếp bạn bè hoặc gia đình.

    Các công tố viên phản đối việc Lewis gọi mình là nạn nhân trong vụ án và nói rằng cô không chịu trách nhiệm về việc đâm Brooks.

    Theo Zing

  • *Bài viết theo quan điểm của nhà báo Eliza Anyangwe từ CNN

    Ngày 31/1/2022, chính phủ Anh Quốc đã dần chuẩn bị biến thủ pháp phẫu thuật phục hồi màng trinh - hay còn gọi là "vá màng trinh" (hymenoplasty) - dù là đồng thuận hay ép buộc - cũng trở thành bất hợp pháp.

    Động thái này là một sự bổ sung cho Dự luật Y tế và Chăm sóc sức khỏe của nước Anh. Nó trở thành vấn đề nóng kể từ tháng 11/2021, sau khi Anh và xứ Wales dự tính đưa "khám nghiệm màng trinh" trở thành một hành vi phạm tội.

    Được biết tại Anh, thủ pháp "vá màng trinh" diễn ra tương đối phổ biến, với mức giá lên tới 3000 bảng (khoảng 100 triệu đồng)/ lần. Trong đó, các bác sẽ sẽ tái tạo lại lớp màng mỏng bên trong âm đạo - hay còn gọi là màng trinh, như để chứng minh người phụ nữ vẫn chưa có quan hệ tình dục.

    Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng "màng trinh" để xác định trinh tiết là một quan niệm đã quá lỗi thời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng việc có hay không có màng trinh không phải là yếu tố phù hợp để xác định một người đã có quan hệ tình dục hay không. Bởi lẽ, màng trinh có thể bị rách vì rất nhiều lý do - như chơi thể thao hoặc sử dụng băng vệ sinh dạng nhét (tampon).

    Có điều, khám và vá màng trinh là các thủ thuật đang tồn tại ở ít nhất 20 quốc gia. Và với việc chuyển nó thành bất hợp pháp, đây sẽ là hành động cực kỳ ý nghĩa để bảo vệ cho quyền lợi của phụ nữ.

    cam va mt

    Trinh tiết chỉ là một khái niệm lỗi thời

    Theo Tiến sĩ Edward Morris, hiệu trưởng ĐH Sản phụ Hoàng gia Royal College, cả khám và vá màng trinh đều là những thủ thuật phổ biến ở các nền văn hóa cổ hủ, và được xem là "hình thức bạo lực xâm phạm phụ nữ và trẻ em".

    Với những tổn hại dành cho các nạn nhân, ông Morris cho rằng sự thay đổi trong luật pháp của Anh Quốc là rất đáng mong chờ. Tuy nhiên, nó chỉ nên xem là sự khởi đầu, chứ không phải kết thúc mọi thứ. Bởi đơn giản, dù là khám hay vá thì cũng chỉ là thủ thuật, trong khi thứ gây hại thực sự là khái niệm "trinh tiết", trong các nền văn hóa tự do và bảo thủ.

    Trên thực tế, dù nói theo cách nào, có rất nhiều nền văn hóa xem trọng nam giới hơn phụ nữ, và giá trị của người phụ nữ được đoán định bằng màng trinh. Rõ ràng nhất là việc người phụ nữ "còn trinh" là người phù hợp để có một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Thậm chí, từng có một đề xuất bị chỉ trích rất nhiều tại Nam Phi về việc cấp học bổng đại học cho nữ sinh, chỉ cần họ giữ gìn trinh tiết.

    Màng trinh vốn được xem là nền tảng của sự thuần khiết trong văn hóa xưa. Nhưng theo nhà báo Lynn Enright giải thích, thực tế thì chẳng có mối liên hệ nào giữa trinh tiết và màng trinh sinh học cả. "Màng trinh không phải là lớp da kéo căng để bảo vệ âm đạo. Nó chỉ là một nếp gấp mỏng của màng nhầy nằm giữa âm đạo thôi," - trích trong cuốn sách của Enright.

    Nhưng bất chấp sự phát triển của kiến thức, bất chấp việc người ta dần hiểu rằng trinh tiết chỉ là một khái niệm, việc khao khát giữ gìn nó đã tạo ra áp lực cho phụ nữ trẻ. Có những người thậm chí chỉ dám quan hệ bằng... hậu môn trong lần đầu tiên.

    Hơn thế nữa, trinh tiết còn là một áp lực khác với nam giới, dù là theo chiều hướng ngược lại. Trong xã hội trọng sự nam tính, việc đàn ông còn trinh được xem là sự thất bại, trong khi phụ nữ giữ gìn được trinh tiết thì được tôn vinh.

    Thêm vào đó, khái niệm trinh tiết cũng vô tình hạn chế đi định nghĩa thực của quan hệ tình dục - khi người ta chỉ xem quan hệ thâm nhập giữa "cậu nhỏ" và "cô bé" mới là quan hệ. Bỏ qua các mối quan hệ đồng tính, khái niệm quan hệ tình dục bị thu hẹp sẽ vô tình khiến thanh thiếu niên dễ bị lạm dụng tình dục hơn, vì đôi khi nó chẳng liên quan đến quan hệ thâm nhập.

    Nói cách khác, trinh tiết thực chất chỉ là một khái niệm, một tên gọi, giống như "răng sữa" của em bé. Chỉ khác là khi nó trở thành thứ được định nghĩa và khám xét, phụ nữ trẻ sẽ cảm thấy mình bị xâm phạm, đôi khi là chính bởi chồng hoặc người thân của mình.

    Nhìn chung, việc đưa khám và vá màng trinh trở thành bất hợp pháp là điều đáng hoan nghênh. Giống như WHO từng nhận xét: "Việc khám màng trinh là một vấn đề của cả xã hội, của văn hóa và chính trị".

    afamily (Nguồn: CNN)

  • Quốc hội Scotland hôm 25.2 đã phê chuẩn kế hoạch cung cấp các sản phẩm băng vệ sinh miễn phí cho tất cả nữ giới trên toàn quốc. Đây là quốc gia đầu tiên thực hiện chính sách này, theo tin từ Reuters.

    Theo luật mới của Scotland, băng vệ sinh và băng vệ sinh dạng ống (tampon) sẽ được đặt ở những nơi công cộng được chỉ định như các trung tâm công cộng, câu lạc bộ thanh thiếu niên và các nhà thuốc, với ngân sách chi hàng năm dự kiến khoảng 31,2 triệu USD.

    Dự luật về cung cấp miễn phí các sản phẩm vệ sinh định kì cho nữ giới ở Scotland vượt qua giai đoạn đầu tiên với 112 phiếu ủng hộ, 0 phiếu chống và 1 phiếu vắng mặt. Hiện dự luật này đang tiến tới giai đoạn thứ 2, khi các thành viên quốc hội Scotland có thể đề xuất sửa đổi. 

    Trong suốt cuộc thảo luận, người đề xuất dự luật Monica Lennon đã cho biết việc thông qua dự luật này sẽ là “thời khắc quan trọng cho việc bình thường hoá kinh nguyệt của phụ nữ và thể hiện thông điệp mạnh mẽ tới mọi người dân trên toàn quốc về việc quốc hội thực sự nghiêm túc thực hiện vấn đề bình đẳng giới ”.

    Nhà làm luật Alison Johnstone chất vấn: “Tại sao năm 2020 giấy vệ sinh được xem là thiết yếu nhưng các sản phẩm vệ sinh định kì của phụ nữ thì không? Tốn kém tài chính cho một chức năng tự nhiên của cơ thể là không công công bằng”.

    Vào năm 2018, Scotland trở thành nước đầu tiên trên thế giới cung cấp các sản phẩm băng vệ sinh ở các trường học, cao đẳng và đại học.

    Băng vệ sinh ở Anh hiện đang chịu thuế 5%. Chính phủ của cựu Thủ tướng Anh David Cameron cho biết chính phủ muốn chấm dứt thứ “thuế băng vệ sinh” đó, nhưng họ bị trói buộc bởi quy tắc của Liên minh Châu Âu, nơi áp đặt thuế cho các mặt hàng nhất định.

    Chính phủ tuyên bố họ sẽ giảm thuế vào năm 2016 nhưng điều này hiện vẫn chưa được thực hiện.

    Theo Lao Động