• Sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất của Anh đã mô tả việc hợp pháp hóa cần sa ở Canada và một số vùng tại Hoa Kỳ là "những thử nghiệm thú vị" cần được theo dõi.

    Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát London Cressida Dick đã đưa ra quan điểm của mình về việc hợp pháp hóa cần sa trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Drive Time của BBC Radio London sau khi được người nghe đài đặt câu hỏi.

    Bà nói rằng cuộc tranh luận xung quanh chủ đề này là rất "phức tạp" và tin rằng nếu Vương quốc Anh hợp pháp hóa cần sa ngay lập tức, nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe.

    Tuy nhiên, nói chuyện với người dẫn chương trình phát thanh Eddie Nestor, bà Cressida bày tỏ: "Tôi nghĩ rằng đáng để xem xét những gì đang xảy ra ở Canada và một số vùng của Hoa Kỳ, mặc dù chúng ta phải nhìn nhận có sự khác biệt về văn hóa.

    "Là một công dân, gần như chắc chắn quan điểm của riêng tôi là nếu chúng ta hợp pháp hóa ngay lập tức ở đây, chúng ta sẽ gặp phải một loạt vấn đề, nhất là các vấn đề sức khỏe có liên quan."

    Đầu năm nay, tờ Evening Standard đã mở một cuộc điều tra về cải cách luật cần sa. Kết quả chỉ ra rằng 63% người London ủng hộ hợp pháp hóa cần sa với mục đích giải trí dành cho người lớn.

    Trồng, mua và sở hữu cần sa đã được hợp pháp tại Canada vào ngày 17/10/2018, trong khi chín tiểu bang ở Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc bán cần sa giải trí. Việc sử dụng giải trí là bất hợp pháp ở Anh, mặc dù nó có thể được kê đơn cho mục đích y tế.

    Bà Cressida nói rằng bà "chấp nhận" có rất nhiều người sử dụng cần sa ở London và những người sở hữu số lượng nhỏ sẽ không bị "bắt giam" vì điều đó, nói thêm: "Quan điểm của riêng tôi là chúng ta nên xem xét những gì xảy ra ở Mỹ và Canada. Đây là một thử nghiệm thú vị.

    "Mối quan tâm của tôi là, tôi không phải là một chuyên gia y tế, nhưng bạn có thể thấy những gì đang xảy ra với skunk và một số tổn hại đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần là rất lớn.

    "Các nhóm tội phạm có tổ chức, theo quan điểm của tôi, sẽ đến và gây ra vấn đề ở các thị trường khác nhau và bắt đầu bán những thứ khác nhau cho mọi người.

    "Tuy nhiên, hãy theo dõi xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo."

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Bằng Dự, 43 tuổi, đứng tên thuê hàng trăm căn hộ và bất động sản để phục vụ cho hoạt động mại dâm, trồng cần sa và buôn người trái phép của các băng tội phạm người Hoa ở Anh.

    Theo South China Morning Post, vụ bắt giữ và xét xử Bằng Dự đã hé lộ phần nào mạng lưới tội phạm gốc Hoa ở Vương quốc Anh. Công dân Trung Quốc này được cho là đã hoạt động như nhân viên quản lý bất động sản cho các băng đảng, khi đứng tên thuê hàng trăm căn nhà để làm nhà chứa và trang trại cần sa.

    Hôm 20/12, toà án tại Birmingham, thành phố lớn thứ 2 nước Anh, đã tuyên án 7 năm và 4 tháng tù cho các hành vi phạm tội của Bằng Dự.

    Người này sở hữu khoảng 5.500 giấy tờ giả, bao gồm bằng lái xe, giấy chứng nhận từ ngân hàng, phiếu lương, hoá đơn điện nước và hàng chục hộ chiếu giả với quốc tịch Trung Quốc và Bồ Đào Nha. Tất cả được sử dụng để đứng tên thuê 446 bất động sản trên khắp nước Anh.

    Thẩm phán Francis Laird cho rằng hành vi phạm tội của Bằng có "quy mô khổng lồ" và nhấn mạnh rằng người này đã làm việc như một nhân viên quản lý bất động sản cho các băng đảng, giữ chi tiết thông tin sổ sách thông qua một file excel trên máy tính.

    Bằng Dự sau khi bị cảnh sát bắt vào năm ngoái. Ảnh: Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh.

    Vụ việc hé lộ phần nào mạng lưới tội phạm gốc Hoa rộng lớn đang hoạt động ở Vương quốc Anh, với những chiêu thức phức tạp mà chúng sử dụng để qua mặt cảnh sát.

    Các công tố viên cho rằng một số bất động sản được Bằng Dự đứng tên đã hoạt động làm nhà chứa, với các phụ nữ Trung Quốc là nạn nhân của tội phạm buôn người và bị ép buộc hoạt động mại dâm.

    Bản thân Bằng Dự đã thu về 1,1 triệu bảng trong vòng 3 năm rưỡi, bằng việc thu thêm 2.500 bảng với các bất động sản đứng tên mình. Cảnh sát thu được gần 100.000 bảng tiền mặt khi đột kích nhà của Bằng vào năm ngoái.

    Bằng Dự bị kết án 7 năm 4 tháng tù giam. Ảnh: SCMP.

    Rời thành phố Quảng Châu cách đây 23 năm để tới Anh du học với ước mơ trở thành doanh nhân, Bằng Dự buộc phải tham gia các hoạt động mờ ám sau khi ngập trong nợ nần vì thất bại trong việc khởi nghiệp bán thiết bị karaoke trên mạng.

    Trong chiến dịch đột kích các nhà chứa được quảng cáo trên các trang web tiếng Trung, cảnh sát phát hiện các bất động sản này được đứng tên bởi những người có tên tuổi khác nhau, nhưng khi so sánh ảnh của những người này thì chúng lại rất giống nhau.

    Cảnh sát Anh xác định tất cả chỉ là một người và chiến dịch săn lùng Bằng Dự bắt đầu. Người này bị phát hiện sau khi cảnh sát đột kích một trang trại cần sa và phát hiện thiết bị trả tiền nhà tự động kết nối với địa chỉ IP của Bằng.

    Bằng Dự còn đứng ra thuê các khu đất lớn ở nông thông dùng để trồng cần sa cho băng đảng tội phạm. Ảnh: National Crime Agency.

    Mặc dù phần lớn các bất động sản mà Bằng Dự đứng tên được sử dụng làm nhà chứa, người này cũng sắp xếp một số căn hộ để làm nơi trú ẩn cho người nhập cư trái phép và quản lý các bất động sản ở nông thôn cho tội phạm trồng cần sa.

    Luật sư của Bằng cho rằng thân chủ của mình cảm thấy "an lòng" khi cuối cùng cũng bị bắt sau khi sống chui lủi nhiều năm, và Bằng chỉ là một "cấp dưới" cho những tên tội phạm đầu sỏ, sử dụng bất động sản do Bằng đứng tên vào hành vi phạm pháp.

    Cơ quan tội phạm quốc gia Anh cũng chia sẻ quan điểm rằng quy mô của vụ án vượt xa một người đàn ông duy nhất, nhưng lưu ý rằng việc bắt giữ Bằng Dự sẽ gây gián đoạn đáng kể hoạt động của một số băng nhóm tội phạm có tổ chức, liên quan đến hoạt động mại dâm, buôn người và sản xuất ma tuý.

    Theo Zing

  • Số cần sa thu hoạch được bọc gói kỹ lưỡng và đề bên ngoài là "quần áo" rồi gửi đến nhiều nước châu Âu thông qua các công ty chuyển phát nhanh tư nhân. Hơn 55 nạn nhân đã được giải cứu.

    Trong một tuyên bố ngày 19-12, cảnh sát Tây Ban Nha cho biết vừa triệt phá thành công một đường dây buôn người và trồng cần sa trái phép ở nước này do người Trung Quốc điều hành sau 8 tháng điều tra.

    Để che mắt hoạt động phạm pháp, những người này không trồng cần sa trong các khu dân cư như ở Anh mà thuê hẳn các nhà kho lớn trong các khu công nghiệp, chủ yếu ở phía đông thành phố Valencia của Tây Ban Nha.

    Cần sa thu hoạch được gửi đến nhiều nước châu Âu thông qua các công ty chuyển phát nhanh tư nhân. Cần sa được chia thành từng gói nhỏ, bọc kỹ lưỡng và ghi bên ngoài là quần áo.

    Điểm đến chủ yếu của những gói hàng này là Anh và Hà Lan. Cảnh sát ước tính băng đảng này đã "xuất khẩu" trót lọt 4,2 tấn cần sa kể từ năm 2018.

    Theo cảnh sát Tây Ban Nha, để tối đa hóa lợi nhuận, băng đảng Trung Quốc đã nhận những người vượt biên trái phép đến từ Trung Quốc và Việt Nam rồi ép họ làm việc suốt ngày đêm.

    Nhà chức trách đã bắt giữ 81 người liên quan vụ việc, phần lớn là người Trung Quốc nắm vai trò cầm đầu nhưng cũng có một số người Việt Nam và Anh.

    Cảnh sát cũng giải cứu thành công hàng chục nạn nhân gồm 36 người đàn ông và 12 người phụ nữ, đa phần là người Việt Nam và Trung Quốc. 

    Theo Hãng thông tấn AFP, kết thúc vụ án, nhà chức trách phá dỡ 19 nhà kho được sử dụng làm trang trại trồng cần sa, thu giữ hơn 22.000 cây với tổng khối lượng khoảng 3,4 tấn.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Hai người trồng cần sa sẽ phải đối mặt với án tù dài hơi sau khi họ bị phát hiện trồng 222 cây tại một khu nhà nhỏ ở Holsworthy.

    Chủ đất Paul Hensher và cựu giám đốc công ty Aleck Robbins đã vận hành cơ sở này, cứ vài tuần lại cho sản lượng 60 cây.

    Họ đã ghi chép tỉ mỉ về tiến độ của từng đợt khi cây gần đến tuổi trưởng thành trong hệ thống thủy canh công nghệ cao của họ, có khả năng sản xuất tới 180.000 bảng chất cấm mỗi năm. Bằng chứng cho thấy trại cần sa này đã hoạt động từ năm 2016.

    Họ đã bán vụ mùa với giá £170 một ounce cho một mạng lưới người dùng địa phương. Tòa án Tối cao Exerter được biết người dùng nói với hai bị cáo rằng họ sử dụng cần sa để làm thuốc.

    Hensher, 63 tuổi, ở Parnacott Farm, và Robbins, 57 tuổi, trú tại Holsworthy, đã thừa nhận sản xuất cần sa và sẽ bị kết án vào tháng tới.

    Tranh cãi về vai trò của họ trong hoạt động này và liệu cơ sở có được điều hành ở quy mô thương mại hay không, Thẩm phán Timothy Rose đồng ý rằng vai trò của họ nằm giữa lằn ranh đầu sỏ và vai trò quan trọng.

    Họ tuyên bố đang đẩy mạnh sản lượng của trang trại cần sa với hy vọng loại thuốc này sẽ được hợp pháp hóa và được cấp phép sử dụng với mục đích y tế trong tương lai gần.

    Thẩm phán hoãn phán quyết để cho phép hai bị cáo chuẩn bị tinh thần, và cho luật sư có được các tài liệu cá nhân về sức khỏe của người mua.

    Thẩm phán nói: "Đây là một doanh nghiệp thương mại ngay cả khi họ bán cho những người quen và đều là người trưởng thành. Đây là một cơ sở chuyên nghiệp và có quy mô nhiều phòng với rất nhiều thiết bị.

    "Đó là một hoạt động tội phạm tương đối lớn. Sẽ không có bất kỳ kết quả nào khác ngoài các bản án tù tương đối dài. Không thể tránh khỏi việc cả hai đều phải vào tù."

    Công tố viên Rob Yates phát biểu trong một phiên điều trần trước đó rằng đây là một hoạt động thương mại trong đó cả hai người đàn ông đóng vai trò lãnh đạo. Sản lượng tiềm năng của số cần sa vào khoảng 62.000 đến 180.000 bảng.

    Luật sư Rupert Taylor, biện hộ cho Robbins, cho biết vụ mùa được bán ở mức giá £170 một ounce cho một số ít người liên hệ mà họ tin rằng đang sử dụng cần sa cho mục đích y tế.

    Christopher Spencer, bảo vệ Hensher, nói: "Họ không nhận thức được quy mô của những gì họ đã bắt đầu.”

    VietHome (Theo North Devon Gazette)

  • Cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại ga Victoria của Manchester đã lần theo mùi hương và tìm thấy một thiếu niên từ Darwen và bạn của cậu ta ngồi bên bậc thềm hút cần sa.

    Tòa án sơ thẩm Blackburn được biết cảnh sát tìm thấy Anthony Creighton lúc 4.25pm ​​và cậu khai rằng mình đến Manchester để mua chất cấm vì nó rẻ hơn ở Darwen.

    Creighton, 19 tuổi, trú tại Westminster Close, Darwen, đã nhận tội sở hữu cần sa và sở hữu một con dao ở nơi công cộng vào ngày 25 tháng 6 năm ngoái.

    Cậu ta đã nhận bản án treo 12 tháng, tham gia cải tạo 36 giờ và phải trả 85 bảng phí tòa án và phụ phí nạn nhân 85 bảng.

    Công tố viên Catherine Allan cho biết các sĩ quan đang đi tuần tra thì nhận ra mùi cần sa nồng nặc.

    "Họ đi theo mùi hương đến nơi bị cáo và một nam giới khác đang ngồi trên bậc tam cấp ở lối vào Manchester Arena," cô Allan nói.

    "Cảnh sát lục soát túi của bị cáo và tìm thấy 9 gói cần sa và hai hộp dụng cụ nghiền cần sa. Họ cũng tìm thấy một con dao."

    Creighton nói với một nhân viên quản chế rằng cậu ta tới Manchester để mua cần sa với số lượng lớn vì nó rẻ hơn nhiều so với ở địa phương.

    Cậu ta nói vô tình nhìn thấy con dao và nhét vào túi.

    Luật sự Ian Huggancho biết người bạn của bị cáo đã cậu anh ta nhặt con dao.

    "Bị cáo thừa nhận bản thân thật ngu ngốc khi bỏ qua lời khuyên đó", ông Huggan nói. "Cậu ấy chỉ bỏ con dao vào túi và không có ý định nào khác."

    VietHome (Theo Lancashire Telegraph)

  • Cảnh sát đã tìm thấy một ngư dân Việt Nam đang chăm sóc số cần sa trị giá 84.500 bảng sau khi nhận được tin báo bày tỏ mối lo ngại về tình cảnh của người đàn ông này.

    Tòa án Tối cao Burnley được biết cảnh sát đã kiểm tra căn nhà liền kề ba phòng ngủ ở Railway, Nelson, vào lúc 5h30 sáng ngày 3/9/2019 và tìm thấy S. H. Cao, cùng 150 cây cần sa và một thùng bia.

    Công tố viên Stephen Parker nói: “Cảnh sát đã gõ cửa. Không có ai trả lời. Họ đã phá cửa sau của căn nhà.

    “Họ nghe thấy một giọng nam phát ra từ căn phòng trước ở tầng dưới. Khi đi vào phòng họ thấy bị cáo đang nằm trên nệm. Cảnh sát đã cố gắng giao tiếp với anh ta bằng tiếng Anh nhưng rõ ràng anh ta biết rất ít hoặc không biết tiếng. Khi cảnh sát phát hiện ra việc sản xuất cần sa tại ngôi nhà đó, bị cáo đã bị bắt giữ.”

    Ông Parker cho biết có 72 cây cần sa nằm trong ba phòng ngủ và 78 cây trên gác xép, với sản lượng 6,675 kg. Cảnh sát nói rằng chúng có giá trị đường phố là 84.500 bảng.

    Cao là người duy nhất trong nhà và các sĩ quan tìm thấy một chiếc điện thoại di động, bộ sạc điện thoại, chìa khóa cửa trước và cửa sau, một tủ lạnh đầy đủ đồ ăn và một thùng bia.

    Ông Parker nói trong điện thoại có những tin nhắn trao đổi với những kẻ được cho là kẻ buôn người về việc đưa vợ và con gái của Cao sang Anh bất hợp pháp, bao gồm cả những chỉ dẫn của bị cáo về việc đảm bảo họ đến và được đóng dấu hộ chiếu ở ít nhất ba nước Viễn Đông (Đông Á - Far East theo cách nói của người Anh).

    Cao, 32 tuổi, không có địa chỉ cố định, đã nhận tội có liên quan đến sản xuất cần sa.

    Anh ta từng làm ngư dân ở Việt Nam nhưng trốn sang Trung Quốc vào mùa hè năm 2016.

    Anh ta ở lại Trung Quốc thêm ba tháng và đã trả cho những kẻ buôn người 10.000 đô-la để được chuyển đến Ba Lan hoặc Pháp. Anh ta nói đã rất ngạc nhiên khi được đưa đến Anh và nói rằng giá đã tăng lên 30.000 đô-la và anh sẽ phải làm việc để trả khoản tiền đó.

    Ban đầu làm nghề vận chuyển hộp và bưu kiện, Cao cho biết anh được cung cấp thức ăn, quần áo và có thể ở trong một ngôi nhà khi không làm việc. Sau tám tuần, anh ta nói rằng anh ta rời khỏi nhà để tìm sự giúp đỡ nhưng bị những kẻ buôn người tìm thấy và đánh đập.

    Anh ta nói từ mùa hè này, anh ta được đưa đến ngôi nhà ở Nelson, nơi anh ta được một người đàn ông Việt Nam chỉ dẫn qua điện thoại về cách trồng cần sa, việc anh ta chưa từng làm trước đó.

    Anh ta không bao giờ cố gắng liên lạc với chính quyền vì đang ở Anh bất hợp pháp, kém tiếng Anh và lo sợ cho sự an toàn của bản thân và gia đình.

    Luật sư biện hộ Kevin Donnelly nói rằng thân chủ của ông muốn ở lại Vương quốc Anh, mặc dù biết tình trạng bấp bênh của mình, đồng thời hy vọng có thể đưa vợ và con gái bốn tuổi của anh ta sang Anh.

    Ông Donnelly nói: “Có những yếu tố trong trường hợp này và chúng sẽ khiến tòa án có chút thiện cảm với bị cáo. Anh ấy đã trải qua nhiều rắc rối trong cuộc sống của mình trong những năm gần đây.”

    Thẩm phán Sara Dodd kết án Cao hai năm tù giam và nói: “Tôi hiểu những gì mà bị cáo đã trải qua cho đến lúc được tìm thấy tại ngôi nhà ở Nelson. Tuy nhiên đây là một cơ sở sản xuất cần sa tương đối lớn.

    “Trong khi vai trò của bị cáo là chăm sóc cây và có lẽ là để bảo vệ căn nhà, rõ ràng bị cáo không bị giam giữ ở đây. Bị cáo đã có hoặc phải có một nguồn tiền nhất định để lên kế hoạch đưa gia đình đến đất nước này.”

    Bài liên quan: Clip và hình ảnh vụ 6 người Việt bị bắt trong tiệm nails và trại cần sa

    Chủ 4 tiệm nail bị truy tố về tội trồng cần sa và vi phạm luật nhập cư

    VietHome (Theo Lancashire Telegraph)

  • Số cần sa có giá trị đường phố ước tính 1 triệu bảng đã bị cảnh sát thu giữ tại Kilmarnock.

    Các sĩ quan địa phương đã thực hiện lệnh khám xét tại một trang trại ở khu vực Moscow của Galston vào thứ Sáu ngày 13 tháng 12. Khoảng 1.500 cây cần sa đã được tìm thấy.

    Hai người đàn ông, 28 và 29 tuổi, đã bị bắt và buộc tội liên quan đến cơ sở này. Hai người này đã xuất hiện tại Tòa án Kilmarnock vào thứ Hai, ngày 16 tháng 12 năm 2019.

    Thanh tra Ross Black, thuộc Kilmarnock CID cho biết: “Đây là lượng chất cấm đáng kể được thu giữ trong khu vực địa phương và tôi muốn cảm ơn những người đã cung cấp thông tin quan trọng trong quá trình điều tra của chúng tôi.

    “Việc bán và phân phối chất cấm sẽ không được dung thứ và chúng tôi sẽ hành động dựa trên tất cả thông tin mà chúng tôi nhận được. Tôi kêu gọi bất cứ ai có thông tin về việc bán hoặc sản xuất chất cấm hãy liên lạc với cảnh sát. "

    Cảnh sát quá bận rộn không thể truy quét triệt để các trang trại cần sa

    Các trang trại cần sa khổng lồ đã được phát hiện trên khắp Vương quốc Anh - bao gồm các phòng chơi bingo ở trung tâm thị trấn và thậm chí là một đồn cảnh sát đã bị bỏ không - nhưng hàng ngàn hoạt động nhỏ lẻ hơn vẫn đang tồn tại trên khắp đất nước.

    Chỉ riêng ở London trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018, cảnh sát đã tìm thấy 314 trang trại cần sa bất hợp pháp, nhưng quy mô phát triển cần sa thực sự ở Anh sẽ không bao giờ được biết đến vì chúng được vận hành bất hợp pháp trong những ngôi nhà và cửa hàng ở khu dân cư.

    Đối với người dùng, một phần tám ounce (3,5g) cần sa có giá khoảng 20 bảng Anh và một ounce đầy đủ (28,3g) sẽ có giá khoảng 180 bảng - rẻ hơn so với giá cần sa được hợp pháp hóa ở Mỹ.

    Các số liệu của chính phủ công bố tuần trước cho thấy các cuộc đột kích vào các trang trại cần sa đã giảm mạnh trong bảy năm qua khi lực lượng cảnh sát tập trung các nguồn lực vào những vấn đề khác.

    Và hàng triệu người Anh đã giúp ngành thương mại này phát triển mạnh - khoảng 30% dân số Anh trong độ tuổi từ 16 đến 64 thừa nhận đã thử cần sa, tương đương khoảng 10 triệu người.

    Bất chấp thành công trong một số chiến dịch lớn, cảnh sát chỉ tiêu hủy được 8.600 trang trại cần sa trong năm 2018-19 - nhiều hơn một nghìn so với năm trước nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với 16.590 cuộc đột kích vào năm 2011-12.

    Và Volteface, một nhóm phi lợi nhuận vận động hợp pháp hóa cần sa, cho biết dữ liệu của Bộ Tư pháp thu được theo yêu cầu tự do thông tin cho thấy các vụ truy tố đối với việc trồng cỏ đã giảm 63% trong 5 năm tính tới 2018.

    Một trong những nguyên nhân cho việc này là do ngân sách giảm và ưu tiên của cảnh sát.

    Giám đốc chính sách của Volteface, bà Liz McCulloch, cho biết: “Cảnh sát có thể rút khỏi các vụ án cần sa. Ngân sách của họ thiếu hụt và cần sa không còn là ưu tiên nữa. Những người trồng trọt có lẽ sẽ tự tin hơn một chút vì rất có thể các hoạt động của họ sẽ không bị phát hiện.”

    Tony Saggers, cựu giám đốc của bộ phận Chất cấm và Tình báo thuộc NCA, nói thêm: “Chúng tôi thu giữ những gì chúng tôi tìm kiếm và chúng tôi chỉ tìm kiếm những gì chúng tôi ưu tiên.

    “Xem xét tất cả các áp lực về vấn đề trị an, chưa kể đến một mối đe dọa về ma túy khác là tội phạm liên tỉnh County Lines – không có gì đáng ngạc nhiên khi cảnh sát tập trung ít hơn vào cần sa, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vấn đề không được coi trọng.”

    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các băng đảng Albania đang chuyển hướng sang cần sa.

    Và dữ liệu của Bộ Nội vụ cho thấy số lượng người Albani bị buôn bán sang Anh để lao động - bao gồm các trang trại cần sa - sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.

    VietHome (Theo Planet Radio/The Sun)

  • Cần sa vốn được coi là một loại ma túy “nhẹ nhàng”, không có liên kết với các băng đảng thế giới ngầm và tàn bạo như cocaine và heroin.

    Nhưng một cuộc điều tra của Sun Online hé lộ rằng đằng sau ngành buôn bán cần sa ở Anh là một thực tế đen tối và gây sốc, trong đó có khoảng 3.000 nô lệ trẻ em đang phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.

    Và hầu hết những đứa trẻ đó là những cậu bé tuổi teen Việt Nam bị những kẻ buôn người tách rời khỏi ra đình, bị buôn lậu vào Vương quốc Anh và phải làm việc trong các tụ điểm chất cấm bí mật ẩn trong các ngôi nhà trên khắp nước Anh.

    Một khi đã đặt chân vào đây, các em sẽ phải trải qua những tháng ngày khủng khiếp, bị đánh đập và lạm dụng tình dục bởi những kẻ đứng đầu băng đảng.

    Trẻ em chỉ mới 11 tuổi buộc phải sống sót bằng những mẩu thức ăn thừa mới có sức chăm sóc các trang trại cần sa, và một người đàn ông thậm chí còn phải ăn thức ăn cho chó để tồn tại qua ngày.

    Sự đau khổ của họ đã khiến các nhà vận động chống chế độ nô lệ nghĩ ra cụm từ 'cần sa máu - blood cannabis', để phản ánh nỗi kinh hoàng thực sự đằng sau thị trường cần sa bất hợp pháp trị giá 2,6 tỷ bảng Anh mỗi năm, với ước tính có khoảng 255 tấn được hút hàng năm ở Anh.

    Cơ quan Tội phạm Quốc gia (NCA) cho biết 96% nạn nhân buôn người bị buộc phải trồng cỏ ở Anh là người Việt Nam và 81% trong số đó là trẻ em.

    Nhiều người trong số họ bị buôn lậu một cách nguy hiểm vào Vương quốc Anh trong những chiếc xe tải - cái chết của 39 người Việt Nam, trong đó có 10 thanh thiếu niên, ở Essex vào tháng 10 là minh chứng cho thấy sự nguy hiểm chết người của những hành trình như vậy.

    khong dem xue

    Cảnh sát quá bận rộn không thể truy quét triệt để các trang trại cần sa

    Các trang trại cần sa khổng lồ đã được phát hiện trên khắp Vương quốc Anh - bao gồm các phòng chơi bingo ở trung tâm thị trấn và thậm chí là một đồn cảnh sát đã bị bỏ không - nhưng hàng ngàn hoạt động nhỏ lẻ hơn vẫn đang tồn tại trên khắp đất nước.

    Chỉ riêng ở London trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018, cảnh sát đã tìm thấy 314 trang trại cần sa bất hợp pháp, nhưng quy mô phát triển cần sa thực sự ở Anh sẽ không bao giờ được biết đến vì chúng được vận hành bất hợp pháp trong những ngôi nhà và cửa hàng ở khu dân cư.

    Đối với người dùng, một phần tám ounce (3,5g) cần sa có giá khoảng 20 bảng Anh và một ounce đầy đủ (28,3g) sẽ có giá khoảng 180 bảng - rẻ hơn so với giá cần sa được hợp pháp hóa ở Mỹ.

    Thật khủng khiếp, các số liệu của chính phủ công bố tuần trước cho thấy các cuộc đột kích vào các trang trại cần sa đã giảm mạnh trong bảy năm qua khi lực lượng cảnh sát tập trung các nguồn lực vào những vấn đề khác.

    Và hàng triệu người Anh đã giúp ngành thương mại này phát triển mạnh - khoảng 30% dân số Anh trong độ tuổi từ 16 đến 64 thừa nhận đã thử cần sa, tương đương khoảng 10 triệu người.

    Những đứa trẻ cụt ngón tay

    Nạn nhân của các trang trại cần sa là những đứa trẻ như Lê (tên giả), mồ côi khi mới 11 tuổi.

    Anh đã phải gánh một khoản nợ cho vay nặng lãi từ việc trả các hóa đơn bệnh viện của người mẹ đang hấp hối tại quê hương Việt Nam.

    Anh được đưa vào một tu viện - nhưng đã bị những kẻ cho vay bắt cóc. Chúng yêu cầu những bậc cao niên trong nhà thờ giao nộp đất của gia đình Lê để giải quyết khoản vay.

    Tối hậu thư của chúng đi kèm với một lời đe dọa ghê tởm - một gói hàng chứa ngón tay bị cắt rời.

    Mặc dù nhà thờ đã cố gắng giúp Lê, nhưng anh bị những kẻ bắt cóc ép làm việc trong một nhà kho, nơi anh bị giam giữ trong xiềng xích và được cho ăn cơm thừa canh cặn.

    Sau khi bị bán cho một băng đảng ở Trung Quốc, anh được gửi đi trên một hành trình xe tải đầy nguy hiểm trên khắp châu Âu đến Vương quốc Anh.

    Buộc phải làm việc trong một trang trại cần sa bất hợp pháp, anh đói đến mức thử ăn cả cây cần sa do mình trồng.

    Khi cảnh sát đột kích trang trại cần sa, anh đã được giải cứu và giao cho chính quyền địa phương chăm sóc.

    Nhưng sau khi gặp một người đàn ông nói tiếng Việt trong một trung tâm mua sắm, anh lại bị bắt làm nô lệ và đưa vào làm việc trong một nhà kho.

    Phil Brewer, người từng đứng đầu Đơn vị chống Buôn lậu thuộc Met, nói rằng lý do là bởi các nô lệ cần sa bị tẩy não để không còn niềm tin vào chính quyền.

    “Họ không biết tiếng và chẳng có nơi nào để đi,” ông giải thích. “Nỗi sợ hãi chiếm lĩnh và họ bị kéo trở lại những nơi thân thuộc, quay trở lại tình cảnh bị bóc lột.”

    Cuối cùng, Lê đã tìm cách trốn thoát những kẻ bắt giữ mới và được hội từ thiện tôn giáo Salvation Army đưa tới một ngôi nhà an toàn. Nhưng họ nói rằng anh vẫn sống trong nỗi sợ bị trục xuất hoặc bị thủ lĩnh băng đảng tìm thấy.

    Một ngày nọ, anh rời khỏi ngôi nhà an toàn và không bao giờ trở lại. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với anh.

    Câu chuyện đau thương của Lê không phải là trường hợp duy nhất.

    Trong khi một số người như Lê bị bắt cóc từ trại trẻ mồ côi hoặc đường phố và trở thành nô lệ, những người khác lại tự nguyện bỏ lại gia đình ở những vùng quê Việt Nam để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

    Họ bị lôi kéo bởi những kẻ buôn người với những lời hứa hẹn về công việc nhiều tiền hay chương trình trao đổi sinh viên.

    Nhưng thay vào đó, khi bỏ ra chi phí cho chuyến đi đến Anh, thứ chờ đợi họ là nhiều năm nô dịch, được chuyển từ trang trại này sang trang trại khác, trong bàn tay nắm chặt của những kẻ lừa đảo có tổ chức tàn bạo.

    Các cuộc tấn công của cảnh sát đã tiết lộ cuộc sống ác mộng của những nô lệ này, những người làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, hàng giờ đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn và bạo lực từ các băng đảng chất cấm đối thủ.

    Sống sót nhờ ăn thức ăn cho chó

    Vào tháng 10, cảnh sát đã giải cứu ba trẻ em Việt Nam được tìm thấy đang sống trong tình trạng bẩn thỉu tại một trang trại cần sa quy mô công nghiệp ở Rochdale.

    Vào tháng 4 năm 2015, một người đàn ông Việt Nam 32 tuổi đã được tìm thấy sống sót nhờ hộp thức ăn cho chó tại một ngôi nhà ở Bắc Ireland, nơi cảnh sát đã thu giữ hơn 500 cây cần sa.

    Và vào năm 2017, bốn nhân công trẻ Việt Nam đã được phát hiện đang ngủ trên nệm và bị nhốt trong hầm ngầm hạt nhân dưới lòng đất để chăm sóc 4.000 cây thuộc một cơ sở doanh thu 2 triệu bảng mỗi năm.

    Brewer nói: “Cần sa được coi là một loại ma túy nhẹ nhàng, không liên quan đến bạo lực và được bán thông qua các phương thức buôn bán chất cấm truyền thống. Tôi không nghĩ rằng mọi người có thể nghĩ đến mối liên hệ giữa cần sa với bạo lực và sự kiểm soát.”

    Những nỗ lực để hạ bệ những kẻ đầu sỏ đằng sau ngành thương mại này đang dần đem lại kết quả.

    Vào tháng 9/2019, 20 thành viên băng đảng đã bị bỏ tù sau một cuộc tấn công chung của NCA và ba lực lượng cảnh sát ở miền nam xứ Wales.

    Cuộc điều tra đã phát hiện ra một mạng lưới gồm 45 trang trại cần sa và các kho chứa hàng ở các vùng xa xôi như Coventry, được cho là đã thu về cho băng đảng 25 triệu bảng.

    Cảnh sát đang nắm phần thua trong cuộc chiến chống lại các băng đảng

    Bất chấp thành công trong một số chiến dịch lớn, cảnh sát chỉ tiêu hủy được 8.600 trang trại cần sa trong năm 2018-19 - nhiều hơn một nghìn so với năm trước nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với 16.590 cuộc đột kích vào năm 2011-12.

    Và Volteface, một nhóm phi lợi nhuận vận động hợp pháp hóa cần sa, cho biết dữ liệu của Bộ Tư pháp thu được theo yêu cầu tự do thông tin cho thấy các vụ truy tố đối với việc trồng cỏ đã giảm 63% trong 5 năm tính tới 2018.

    Một trong những nguyên nhân cho việc này là do ngân sách giảm và ưu tiên của cảnh sát.

    Giám đốc chính sách của Volteface, bà Liz McCulloch, cho biết: “Cảnh sát có thể rút khỏi các vụ án cần sa. Ngân sách của họ thiếu hụt và cần sa không còn là ưu tiên nữa. Những người trồng trọt có lẽ sẽ tự tin hơn một chút vì rất có thể các hoạt động của họ sẽ không bị phát hiện.”

    Tony Saggers, cựu giám đốc của bộ phận Chất cấm và Tình báo thuộc NCA, nói thêm: “Chúng tôi thu giữ những gì chúng tôi tìm kiếm và chúng tôi chỉ tìm kiếm những gì chúng tôi ưu tiên.

    “Xem xét tất cả các áp lực về vấn đề trị an, chưa kể đến một mối đe dọa về ma túy khác là tội phạm liên tỉnh County Lines – không có gì đáng ngạc nhiên khi cảnh sát tập trung ít hơn vào cần sa, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vấn đề không được coi trọng.”

    Mimi Vu, một chuyên gia thế giới về buôn bán trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, hy vọng thảm kịch ngôi mộ container ở Essex sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho thanh niên Việt Nam, khuyến khích họ tìm kiếm vận may trong nền kinh tế đang bùng nổ của chính đất nước họ, thay vì đánh cược mạng sống vào một hành trình xe tải chết chóc đến Vương quốc Anh.

    “Họ lớn lên với niềm tin rằng lựa chọn tốt nhất của họ là đi ra nước ngoài,” cô nói. “Tuy nhiên, những gì xảy ra ở Essex đã để ngỏ lựa chọn đó, và cho thấy những mối nguy hiểm là có thật.

    “Bây giờ, không có ai có thể nói rằng chúng tôi đang dựng lên những câu chuyện để dọa dẫm họ.”

    Nhưng ngay cả khi ít người Việt Nam quyết định thực hiện cuộc vượt biên nguy hiểm đó, tin tình báo của cảnh sát tiết lộ vẫn sẽ có một nguồn cung nô lệ dồi dào để giúp trồng cần sa.

    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các băng đảng Albania đang chuyển hướng sang cần sa.

    Và dữ liệu của Bộ Nội vụ cho thấy số lượng người Albani bị buôn bán sang Anh để lao động - bao gồm các trang trại cần sa - sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.

    Ông Tony Saggers khuyên những người sử dụng cần sa nên suy nghĩ nhiều hơn về nỗi khổ đau của những nô lệ này trước khi bật lửa.

    “Những người sử dụng cần sa cho mục đích giải trí thường đổ lỗi cho những người ủng hộ lệnh cấm và luật pháp đã ngăn cản họ tự do lựa chọn sử dụng cần sa,” ông nói.

    “Họ có xu hướng ích kỷ là làm điều họ muốn thay vì nghĩ đến những hậu quả rộng lớn hơn.”

    VietHome (Theo The Sun)

  • Cảnh sát Lancashire đã tiến hành khởi tố 4 người sau hàng loạt vụ bố ráp tại một số địa chỉ ở Lancashire.

    Một chuyên án tên ''Điệp vụ Canvas'' đã được tiến hành, nhắm vào một số địa chỉ ở Blackburn, Bolton và Darwen vào ngày 10/12.

    6 người đã bị bắt, bao gồm 4 nữ và 2 nam, vì tình nghi sản xuất cần sa, hỗ trợ việc nhập cư trái pháp luật và sở hữu các giấy tờ dùng cho mục đích gian lận.

    Vào hôm 11/12, đại diện của Cảnh sát Lancashire xác nhận 4 trong số 6 người này đã bị truy tố.

    Vị cảnh sát cho biết: ''Khi kết nối những kết quả điều tra trước đây với đợt truy quét này, chúng tôi đã có đủ bằng chứng về hoạt động sản xuất cần sa trong một số ngôi nhà ở Boston, Lincolnshire, Walsall, Nelson và Tottington. 

    4 người đều bị khởi tố vì tội âm mưu sản xuất cần sa, 4 tội hỗ trợ nhập cư trái pháp luật, và sở hữu các giấy tờ giả với mục đích gian dối, bao gồm hộ chiếu giả, bản lương giả, sao kê ngân hàng giả...

    Một phụ nữ bị bắt ở Darwen.

    4 người này là:

    V. Dang, 48 tuổi, cư trú ở Harwood Street, Darwen. Đây là chủ tiệm M. Nails trên đường Railway Road ở Blackburn. 
    T. Ho, 34 tuổi, cư trú ở Harwood Street, Darwen. Đây là chủ tiệm P. Nails trong The Mall, Blacburn.
    C. T. Ho, 29 tuổi, cư trú ở Sunnymere Drive, Darwen. Đây là chủ tiệm P. Nails ở Higher Church Street, Blackburn.
    Hoai M. C., 35 tuổi, cư trú ở Dormer Street, chủ tiệm D. Nails ở Bolton. Người này còn phạm tội cung cấp chỗ ở cho người nhập cư bất hợp pháp.

    Cả 4 người đều đã ra tòa sơ thẩm Blackburn Magistrates’ Court vào sáng ngày 11/12. Họ hiện đang bị tạm giam chờ ra tòa phúc thẩm Preston Crown Court vào ngày 6/1/2020 cùng các đồng phạm khác.

    Một phụ nữ 41 tuổi và 1 nam giới 57 tuổi, bị bắt vì tình nghi rửa tiền nhưng sau đó đã được bảo lãnh cho đến ngày 8/1/2020 chờ điều tra thêm. Hai người này trước đó đã bị bắt và bị truy tố trong một chuyên án có liên quan tên là ''Op Canvas''.

    O. D. Ho 24 tuổi ở Sunnymere Drive, Darwen và T. Nguyen 54 tuổi ở Harwood Street, Darwen đã bị truy tố tội âm mưu sản xuất cần sa. O. D. Ho vẫn bị giam còn T. Nguyen đã được bảo lãnh.  

    Bài liên quan: Clip và hình ảnh vụ 6 người Việt bị bắt trong tiệm nails và trại cần sa

     

    Viethome (theo Theprestonhub) 

  • Một trang trại cần sa khổng lồ đã được tìm thấy tại một địa điểm từng là nhà tang lễ ở Wigan.

    Cảnh sát đã đột kích cơ sở ở Tyldesley vào thứ Năm, ngày 5 tháng 12.

    Họ tìm thấy hai phòng lớn trên tầng hai chứa đầy cây cần sa, một phòng sấy khô và hai phòng ươm cây non.

    Các quan chức đã thông báo về cuộc đột kích trên trang Facebook của GMP Leigh, Atherton và Hindley vào thứ Ba, 10/12.

    Họ mô tả đây là một "phát hiện tuyệt vời".

    Bài đăng, được tung lên vào lúc 10 giờ sáng bởi PCSO Andrew Willis, cho biết có những chiếc túi và bồn lớn chứa 'nụ cây đang chờ để được bán ra thị trường'.

    Một bức ảnh đăng kèm cho thấy nhiều cây cần sa được trồng trong một căn phòng có đèn chiếu và quạt thông gió.

    Cảnh sát phá cửa đột kích một ngôi nhà trồng cần sa ở South Wales

    Một trang trại cần sa đã được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Rhondda trong cuộc đột kích của cảnh sát vào thứ Hai, ngày 2 tháng 12. Đoạn video do Cảnh sát South Wales công bố cho thấy một sĩ quan sử dụng các dụng cụ phá cửa trước của căn nhà để tiến vào trong.

    Một số sĩ quan khác trèo qua lỗ hổng vừa được đập vỡ trên cánh cửa để bắt đầu thực hiện lệnh khám xét chất cấm đối với căn nhà ở Wattstown, gần Porth.

    Cảnh sát South Wales Rhondda Valleys đã đưa ra một thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội rằng: "Một người đàn ông bị giam giữ sau khi có lệnh khám xét chất cấm ở Wattstown hôm nay".

    Bên trong ngôi nhà, một hệ thống canh tác cần sa tinh vi đã được phát hiện, với máy sưởi và thiết bị thông gió được lắp đặt trong phòng khách.

    Trước đó, vào cuối tháng 11, cảnh sát South Wales cũng tìm thấy một lượng cần sa "đáng kể" ở High Street, Swansea.

    Ngoài ra, vào tháng 9 năm 2019, 300 cây cần sa đã được phát hiện trong một cuộc đột kích vào một ngôi nhà ở khu vực Clydach.

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • Nghi phạm thừa nhận có dính líu tới bưu kiện cần sa trị giá hơn 260 ngàn bảng Anh nhưng khẳng định mình là nạn nhân của bọn buôn người và bị ép đi trồng cần sa khi đặt chân tới Anh. 

    Các gói cần sa được chuyển qua đường bưu điện bị cảnh sát Bắc Ireland phát hiện - Ảnh: UK Police

    Theo Đài BBC của Anh ngày 12-12, số cần sa trong bưu kiện bị cảnh sát Anh chặn bắt có giá trên thị trường chợ đen vào khoảng 260 ngàn bảng Anh.

    Cảnh sát Bắc Ireland xác nhận nghi phạm duy nhất bị bắt giữ có dính líu tới bưu kiện cần sa nói trên. Hiện danh tính người này chưa được tiết lộ, theo Đài ITV.

    Sự việc dường như được phát hiện một cách tình cờ. Cảnh sát sau đó đã lần theo địa chỉ ghi trên bưu kiện và thấy nghi phạm đang ở trong nhà. Một căn nhà khác ở Banbridge bị lục soát ngay sau đó.

    Luật sư bào chữa cho nghi phạm đã không nộp đơn bảo lãnh trong phiên tòa ngày 11-12 tại Newry, Bắc Ireland.

    Thông qua luật sư, người đàn ông 53 tuổi này thừa nhận đã vượt biên trái phép vào Anh nhưng khẳng định bản thân là một nạn nhân của bọn buôn người. Ông này mô tả lại việc đã bị bán cho các băng đảng tội phạm ở Anh và bị chúng ép vào làm trong các trang trại trồng cần sa ra sao.

    Phía luật sư cho biết sẽ thử bảo vệ thân chủ theo hướng là nạn nhân buôn người và xin tòa cho thời gian để chuẩn bị hồ sơ. 

    Phiên tòa dự kiến được tiếp tục vào ngày 9-1 năm sau. Nghi phạm sẽ tiếp tục bị tạm giam trong thời gian này.

    Trong thời gian qua, cảnh sát Anh đã liên tục triệt phá các trang trại trồng cần sa trong nhà ở nước này, phần lớn do người Việt Nam điều hành.

    Báo chí Anh cũng nhiều lần phản ánh tình trạng nhiều người Việt vượt biên vào nước này và kiếm tiền bằng cách trồng cần sa bất hợp pháp.

    Hồi tháng trước, tờ Metro của Anh đưa tin cảnh sát đã triệt phá được 18 căn nhà trồng cần sa, thu giữ được gần 2.500 cây cần sa tại thành phố Blackburn. Các thành viên của băng đảng này đã bị kết án tổng cộng 37 năm tù.

    Bốn kẻ cầm đầu còn rất trẻ, tuổi đời dưới 30 và bị tuyên án từ 4,5 năm đến 6 năm. Cáo trạng được đọc bởi công tố viên Michael Goldwater cho thấy những tên này còn tỏ ra chu đáo đến mức chuẩn bị sẵn một khu "giải trí" cho các "nông dân trồng cần sa" trên đường Dawson.

    Theo Tuổi Trẻ

  • 6 người đã bị bắt trong một chuyên án nhắm vào các tiệm nail sử dụng lao động chui, rửa tiền và nhiều khả năng buôn người.

    Cảnh sát đã đột kích một số ngôi nhà ở Darwen và Bolton vào tờ mờ sáng ngày 10/12, sau đó tiếp tục kiểm tra một số tiệm nail ở Đông Lancashire và Greater Manchester. 

    2 phụ nữ 29 và 34 tuổi, 1 nam giới 48 tuổi, tất cả đều đến từ Darwen, cùng 1 phụ nữ 35 tuổi ở Bolton đã bị bắt vì tình nghi vi phạm luật nhập cư, gian lận và âm mưu sản xuất cần sa.

    Cảnh sát bắt 1 phụ nữ ở Darwen.

    1 phụ nữ 41 tuổi và 1 nam giới 57 tuổi đến từ Blackburn đã bị bắt vì tình nghi rửa tiền.

    4 tiệm nail bị lục soát bao gồm: P. Nails chi nhánh ở The Mall và Higher Church Street. Hai tiệm này đều ở Blackburn. Tiệm thứ 3 là M. Nails ở Blackburn Morrisons. Và cuối cùng là D. Nails ở đường Blackburn Road, Bolton. 

    Cảnh sát kiểm tra tiệm P. Nails trên phố Higher Church ở Blackburn.

    Đây là lần đầu tiên cảnh sát bắt giữ chủ tiệm nail tình nghi phạm tội bóc lột lao động ở Đông Lancashire.

    Cảnh sát đang điều tra liệu có phải 20 người quốc tịch Việt Nam đã bị đưa lậu vào Anh. 

    Chuyên án kéo dài đến nay đã được 2 tháng, bắt đầu từ việc cảnh sát phát hiện các tin nhắn liên quan đến việc buôn người sau khi bắt giữ 1 nam giới tại một trại cần sa ở Nelson. Người này đã bị bỏ tù vì tội cung cấp cần sa.

    Cảnh sát bắt giữ 1 nam giới Darwen.

    Các tin nhắn này đã khiến cảnh sát quyết định lục soát các tiệm nail ở Đông Lancashire và Greater Manchester.

    Cảnh sát cũng phát hiện các trại cần sa tại Turton, Barrow ở Ribble Valley, Tottington và Walsall với 1,000 cây cần sa bị tịch thu.

    Cảnh sát đang thẩm vấn 3 người liên quan tới cuộc điều tra.

    Cảnh sát bắt 1 phụ nữ ở Bolton.

    2 người khác đã bị buộc tội sản xuất cần sa. Đó là O. D. Ho, 24 tuổi ở Sunnymere Drive, Darwen. Và T. Nguyen, 54 tuổi, ở Harwood Street, Darwen. 

    O. D. Ho vẫn bị giam giữ, còn T. Nguyen đã được bảo lãnh tại ngoại. 

    Cảnh sát kiểm tra tiệm D. Nails in Bolton.

    Viethome (theo Lancashiretelegraph)

  • Những tàn dư của một trang trại cần sa đã bị đổ trộm ở một khu vực nông thôn Leicestershire.

    Vụ đổ rác trái phép được phát hiện ở Charley Road, giữa Charley và Ulverscroft vào khoảng 5h30 chiều ngày 2/12. Cho đến sáng nay, số rác này vẫn ở nguyên vị trí ban đầu.

    Thoạt nhìn, đống lộn xộn dường như chỉ là rác, nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, một số vật phẩm cho thấy nó đã được sử dụng để trồng cần sa bất hợp pháp.

    Khối rác có chứa phân bón, phân hữu cơ, thiết bị điện, bao gồm một bảng mạch bị hỏng, bao bì của bóng đèn halogen và ống dẫn khí.

    Cảnh sát Leicestershire cho biết họ chưa có bất kỳ báo cáo nào về vụ việc.

    Paul Sanders, người đứng đầu các dịch vụ cộng đồng tại Hội đồng quận North West Leicestershire cho biết một đội dọn dẹp sẽ sớm có mặt tại địa điểm này để dọn dẹp mớ hỗn độn.

    Ông cũng nói rằng đội dọn dẹp sẽ kiểm tra kỹ chỗ rác này để tìm bằng chứng giúp xác định đối tượng vi phạm.

    Ông nói: "Chúng tôi xác nhận Hội đồng Borough Charnwood đã báo cáo một vụ đổ rác trái phép trên đường Charley sáng nay (3 tháng 12).

    "Chúng tôi dự định tham dự sẽ có mặt để điều tra vụ việc trong vòng tối đa năm ngày kể từ khi được báo cáo.

    "Việc điều tra bao gồm kiểm tra xem có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ai là người chịu trách nhiệm hay không.

    "Sau đó, chúng tôi sẽ sắp xếp dọn dẹp đống rác nếu nó ở trên đất công hoặc tư vấn cho chủ đất nếu nó ở trên một khu đất tư nhân.

    "Đổ trộm rác là một tội đáng khinh bỉ, có hại cho môi trường của chúng ta và gây chướng mắt cho cư dân."

    Ông kêu gọi người dân đóng góp thông tin tại www.nwleics.gov.uk/flytipping.

    40 túi rác từ trang trại cần sa bị quẳng ra đường ở Darwen

    Một người dân ở Darwen đã cảm thấy lo lắng khi phải chờ tới cả tuần lễ thì một núi rác tàn dư từ việc trồng cần sa mới được dọn sạch sẽ khỏi con đường kết nối giữa ngôi làng này và Bolton.

    Cô Jessica Roebuck đã vô cùng tức giận khi thấy 40 túi rác bị ai đó quẳng ra khu đất rìa đường Bolton vào hôm 14/11.

    Dù đã gọi rất nhiều cuộc cho cảnh sát và Hội đồng Darwen with Blackburn, người phụ nữ 36 tuổi vẫn đợi mãi mà chưa thấy cơ quan chức năng nào cử người tới dọn. 

    Cô nói: ''Chúng tôi thấy có rất nhiều túi rác ở đó. Khi nhìn kỹ, tôi nghĩ đây giống như là rác từ một trại cần sa khổng lồ''.

    ''Tôi mở mấy cái túi, trong đó là những cây già và rất nhiều phân hữu cơ. Tôi gọi cảnh sát thì họ bảo tôi đi gọi hội đồng. Vậy là tôi gọi hội đồng tới dọn. Và chúng tôi thực sự rất sốc khi mãi mà chẳng thấy họ tới''.

    ''Nếu đó chỉ là rác từ vườn nhà thì chúng tôi đã tự dọn rồi, nhưng chúng tôi sợ sẽ bị nghi ngờ là dính líu tới một trang trại cần sa. 

    ''Tôi rất lo lắng khi mấy bịch rác bị xổ tung ra và rác rến đổ cả ra cánh đồng hoang. Rồi những sinh vật hoang dã ở đây sẽ ra sao?''

    Một người đại diện Hội đồng Blackburn with Darwen cho biết: ''Chúng tôi đã biết rõ về vấn đề này và đang chờ đợi thêm thông tin cụ thể về địa điểm xảy ra việc xả rác bừa bãi. Khi đã nhận được thông tin chính xác, chúng tôi mới đi điều tra được''.

    VietHome (Theo Leicestershire Live)

  • Một trang trại cần sa đã được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Rhondda trong cuộc đột kích của cảnh sát vào thứ Hai, ngày 2 tháng 12.

    Đoạn video do Cảnh sát South Wales công bố cho thấy một sĩ quan sử dụng các dụng cụ phá cửa trước của căn nhà để tiến vào trong.

    Một số sĩ quan khác trèo qua lỗ hổng vừa được đập vỡ trên cánh cửa để bắt đầu thực hiện lệnh khám xét chất cấm đối với căn nhà ở Wattstown, gần Porth.

    Cảnh sát South Wales Rhondda Valleys đã đưa ra một thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội rằng: "Một người đàn ông bị giam giữ sau khi có lệnh khám xét chất cấm ở Wattstown hôm nay".


    Cảnh sát dùng 1 cái chày lớn để phá cửa.


    Cảnh sát lần lượt chui vào trong nhà.

    Cần sa được phát hiện trong ngôi nhà.

    Bên trong ngôi nhà, một hệ thống canh tác cần sa tinh vi đã được phát hiện, với máy sưởi và thiết bị thông gió được lắp đặt trong phòng khách.

    Trước đó, vào cuối tháng 11, cảnh sát South Wales cũng tìm thấy một lượng cần sa "đáng kể" ở High Street, Swansea.

    Ngoài ra, vào tháng 9 năm 2019, 300 cây cần sa đã được phát hiện trong một cuộc đột kích vào một ngôi nhà ở khu vực Clydach.

    Cảnh sát Anh làm gì sau khi thu giữ cần sa?

    Dù phần lớn các quốc gia trên toàn cầu đang dần thoải mái hơn với việc trồng và tiêu thụ cần sa, cảnh sát Anh vẫn vô cùng nhiệt tình trong công tác trấn áp những người trồng trọt bất hợp pháp trên khắp đất nước.

    Số lượng cần sa bị thu giữ trên khắp nước Anh mỗi ngày là rất lớn, nhưng dường công việc này của cảnh sát không có tác dụng ngăn chặn việc sử dụng chất cấm, loại chất vốn đã được bật đèn xanh tại một số bang ở Mỹ .

    Không chỉ số người sử dụng cần sa ngày càng tăng, mà số lượng người muốn nó được hợp pháp hóa phục vụ giải trí và y tế cũng gia tăng.

    Mặc dù cần sa được quy định là bất hợp pháp ở Anh kể từ năm 1928, số lượng hình phạt cho tội sở hữu cần sa đã giảm mạnh từ năm 2010 đến 2017, với tổng số lần cảnh báo, thông báo, cảnh cáo và truy tố giảm từ khoảng 140.000 trong năm 2010 xuống dưới 60.000 trong năm 2017.

    Sự suy giảm số lượng hình phạt thường được cho là do các tổ chức cảnh sát quyết định ưu tiên các loại tội phạm khác, vì một người mang một lượng nhỏ cần sa trên người thường sẽ được gửi cảnh báo thay vì bị truy tố.

    Ít hình phạt dành cho tội phạm cần sa hơn cũng có thể là kết quả của việc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát và giảm số lượng cảnh sát, vì lực lượng còn lại sẽ ưu tiên các tội phạm bạo lực nghiêm trọng hơn như trộm cắp và tội phạm liên quan đến vũ khí.

    Bên cạnh đó, sự ủng hộ chung cho hợp pháp hóa cần sa ngày càng tăng đến mức số người trưởng thành hiện đang ủng hộ hợp pháp hóa nhiều hơn gấp đôi so với người phản đối, cho thấy sự chênh lệch giữa quan điểm của cộng đồng và luật pháp hiện hành.

    Một cuộc đột kích của cảnh sát thường diễn ra vào đầu giờ sáng vì thời điểm này, những kẻ tội phạm thường mất cảnh giác. Hoạt động này cũng thường diễn ra tại một khu dân cư vì đây thường là những nơi thuận tiện nhất để che giấu việc trồng cần sa, mặc dù nhiều trang trại quy mô công nghiệp đã được tìm thấy trong năm qua.

    Khi cuộc đột kích diễn ra, các nghi phạm sẽ bị bắt để thẩm vấn trong khi cảnh sát bắt đầu kiểm tra những cây cần sa đang được trồng.

    Sau khi có bằng chứng, cần sa rất có thể sẽ bị thiêu hủy, trong khi một số thiết bị được tái chế. Đây là một ví dụ điển hình của việc Vương quốc Anh tiêu hủy loại cây trồng đang giúp Mỹ kiếm được hàng tỷ đô la mỗi năm.

    Thay vào đó, hàng tỷ bảng Anh bị lãng phí mỗi năm này lẽ ra có thể được tái đầu tư vào cộng đồng và các dịch vụ đã cạn kiệt nguồn vốn, chẳng hạn như các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, chương trình chữa trị lạm dụng thuốc, các trường học và các dự án nghiên cứu y khoa.

    Hiện đã có thỏa thuận cho phép tái sử dụng các thiết bị trồng cần sa bị thu giữ, trong đó thiết bị chiếu sáng được cung cấp cho các nhóm phân bổ địa phương và trường học để trồng rau và thảo mộc.

    Năm 2018, cần sa là loại chất cấm bị thu giữ phổ biến nhất ở UK và có liên quan đến 72% tổng số vụ thu giữ chất cấm ở Anh và xứ Wales trong năm 2017/18. Tổng lượng cần sa bị thu giữ đã tăng hơn gấp đôi trong những năm gần đây, tăng 142% lên 28,6 tấn kể từ năm 2017.

    Vì nhiều nhà chức trách không muốn bắt chước Hoa Kỳ trong việc thu lợi từ cần sa, một lựa chọn khác để kiếm tiền từ cần sa bị tịch thu thay vì lãng phí nó sẽ là bán lại cho các quốc gia nơi cần sa là hợp pháp.

    Hành động đạo đức giả của Vương quốc Anh

    Trong khi những kẻ tội phạm vặt vãnh cảm thấy lo lắng khi cần sa của họ bị thu giữ bởi cơ quan thực thi pháp luật, chính phủ Anh lại chính là một trong những nhà xuất khẩu cần sa lớn nhất thế giới.

    Đây có thể là một sự thực gây sốc khi xem xét quy mô và tầm vóc của Vương quốc Anh, nhưng trên thực tế, một số trang trại riêng lẻ ở Anh sản xuất và xuất khẩu khoảng 90 tấn cần sa mỗi năm, mang lại lợi nhuận khổng lồ.

    Một trang trại đặc biệt tạo ra số lượng cần sa khổng lồ thuộc sở hữu của British Sugar và vẫn thi hành đúng luật bằng cách lợi dụng các lỗ hổng để tạo ra doanh thu hàng triệu bảng với sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ Anh.

    Công ty dược phẩm GW, công ty đã tạo ra các loại thuốc từ cần sa thành công nhất là Sativex và Epidiolex, cũng có trụ sở tại Vương quốc Anh và là một trong những nhà sản xuất cần sa y tế lớn nhất thế giới, hiện có giá trị hơn 3 triệu bảng Anh.

    Trong khi đó, những tên tội phạm cần sa nhỏ lẻ lại phải đối mặt với bản án vì tội tàng trữ hoặc sử dụng chất cấm lên đến năm năm tù.

    Dường như mọi chuyện thật vô nghĩa khi các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang đốt cháy số cần sa bị tịch thu trong khi chính phủ phát triển và xuất khẩu nó bằng mọi cách.

    Ngay cả khi nguyên nhân của luật cấm xuất phát từ việc cần sa được trồng trong môi trường không được kiểm soát có thể bị nhiễm bẩn, quy trình thử nghiệm và nghiên cứu đầy đủ vẫn có thể được tài trợ để tạo ra lợi nhuận đáng kể từ việc xuất khẩu chính những cây tịch thu.

    VietHome (Theo Wales Online)

  • Hai nghi phạm đã bị bắt tại Wantage trong chiến dịch triệt phá chất cấm quy mô lớn khắp vùng Thames Valley.

    Hơn 200 sĩ quan đã tham gia vào các cuộc đột kích hôm 27/11, thực hiện hơn 11 lệnh khám xét nhắm đến một băng đảng bị nghi ngờ trồng và cung cấp cần sa.

    Các cuộc đột kích chủ yếu tập trung ở Aylesbury và Reading, nhưng một cuộc đột kích diễn ra tại Wantage.

    Qua đó, cảnh sát cho biết hai người đã bị bắt và 'một lượng lớn tiền mặt' đã bị thu giữ.

    Trong một bài đăng trên trang Facebook của Cộng đồng Wantage & Grove vào sáng sớm ngày 27/11, một người dân báo cáo đã nhìn thấy 'sự hiện diện của đông đảo cảnh sát' và một chiếc xe tải chống bạo loạn.

    Thanh tra Richard Jarvis cho biết: “Cảnh sát Thames Valley cam kết thông qua chiến dịch Stronghold này, chúng tôi sẽ triệt phá những nhóm tội phạm có tổ chức bằng cách hợp tác với các đối tác của chúng tôi.

    “Ngày hôm nay, chúng tôi đã thực hiện một số lệnh khám xét nhắm đến một mạng lưới tội phạm đã lạm dụng những người dễ bị tổn thương để trồng và phân phối cần sa trong khu vực Thames Valley.

    “Vì vậy, chúng tôi đã bắt giữ những kẻ liên quan và cũng là để bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. "

    Sáu căn nhà ở Aylesbury đã bị đột kích, dẫn đến năm vụ bắt giữ và cảnh sát phát hiện được bốn trang trại sản xuất cần sa.

    Tám vụ bắt giữ đã được thực hiện tại Reading.

    Cảnh sát đang làm việc để xác định những người dễ bị tổn thương, những người phải chịu cảnh nô lệ hiện đại, và một trung tâm tiếp nhận sẽ cung cấp hỗ trợ cho những người cần hỗ trợ.

    Thanh tra Jarvis cho biết: “Đây là một cuộc điều tra phức tạp và chúng tôi muốn cảm ơn công chúng vì thông tin mà họ đã cung cấp.

    "Chỉ với những thông tin này, chúng tôi mới có thể tiếp tục xây dựng và thực hiện các hoạt động như hiện nay."

    Bất cứ ai có thông tin đều có thể gọi 101 hoặc liên hệ ẩn danh qua Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    VietHome (Theo Oxford Mail)

  • Một người dân ở Darwen đã cảm thấy lo lắng khi phải chờ tới cả tuần lễ thì một núi rác tàn dư từ việc trồng cần sa mới được dọn sạch sẽ khỏi con đường kết nối giữa ngôi làng này và Bolton.

    Cô Jessica Roebuck đã vô cùng tức giận khi thấy 40 túi rác bị ai đó quẳng ra khu đất rìa đường Bolton vào hôm 14/11.

    Dù đã gọi rất nhiều cuộc cho cảnh sát và Hội đồng Darwen with Blackburn, người phụ nữ 36 tuổi vẫn đợi mãi mà chưa thấy cơ quan chức năng nào cử người tới dọn. 

    Cô nói: ''Chúng tôi thấy có rất nhiều túi rác ở đó. Khi nhìn kỹ, tôi nghĩ đây giống như là rác từ một trại cần sa khổng lồ''.

    ''Tôi mở mấy cái túi, trong đó là những cây già và rất nhiều phân hữu cơ. Tôi gọi cảnh sát thì họ bảo tôi đi gọi hội đồng. Vậy là tôi gọi hội đồng tới dọn. Và chúng tôi thực sự rất sốc khi mãi mà chẳng thấy họ tới''.

    ''Nếu đó chỉ là rác từ vườn nhà thì chúng tôi đã tự dọn rồi, nhưng chúng tôi sợ sẽ bị nghi ngờ là dính líu tới một trang trại cần sa. 

    ''Tôi rất lo lắng khi mấy bịch rác bị xổ tung ra và rác rến đổ cả ra cánh đồng hoang. Rồi những sinh vật hoang dã ở đây sẽ ra sao?''

    Một người đại diện Hội đồng Blackburn with Darwen cho biết: ''Chúng tôi đã biết rõ về vấn đề này và đang chờ đợi thêm thông tin cụ thể về địa điểm xảy ra việc xả rác bừa bãi. Khi đã nhận được thông tin chính xác, chúng tôi mới đi điều tra được''.

    Viethome (theo lancashiretelegraph)

  • Một trang trại cần sa với hơn 400 cây trị giá hơn 1,7 triệu bảng đã được tìm thấy trong một nhà kho.

    Vào thứ Hai, ngày 18 tháng 11, cảnh sát đã có mặt tại một nhà kho trên đường Cleveland, Birkenhead, nơi họ tìm thấy 427 cây và các thiết bị trồng cần sa.

    Những hình ảnh chụp lại bên trong cơ sở quy mô công nghiệp cho thấy lều, ống và hệ thống dây điện màu đen chằng chịt.

    Đội triệt phá cần sa (CDT) thuộc sở Cảnh sát Merseyside đã tới hiện trường và thu giữ tất cả các tang vật để phục vụ điều tra.

    Cảnh sát cho biết một cơ sở như thế này có thể gây hỏa hoạn và lũ lụt cho các tòa nhà lân cận và "không một người làm việc chăm chỉ nào muốn sống hoặc làm việc bên cạnh những thứ có hại như vậy".

    Ông Matt Brown, người đứng đầu CDT, cho biết: "Một cơ sở như vậy tạo ra nguy cơ hỏa hoạn và lũ lụt cho các doanh nghiệp lân cận, và tội phạm có tổ chức tìm kiếm nguồn tiền để hoạt động nhờ vào sự liều lĩnh này.

    “Mỗi ngày chúng tôi vẫn liên tục làm việc trong các cộng đồng trên khắp vùng Merseyside để tìm và triệt phá các trang trại trong khu dân cư và doanh nghiệp.

    "Không một người làm việc chăm chỉ nào muốn sống hoặc làm việc bên cạnh những thứ có hại như vậy, và yếu tố quan trọng nhất giúp chúng tôi tìm thấy những cơ sở này chính là lời trình báo của người dân.

    "Hãy để ý các dấu hiệu, tiếp tục cung cấp cho chúng tôi thông tin và chúng tôi sẽ có hành động tích cực để giữ an toàn cho đường phố của bạn."

    Nathan Hakaim, 32 tuổi, đến từ Liscard, đã bị bắt vì nghi ngờ sản xuất cần sa và bị tạm giam vào thứ ba, ngày 19 tháng 11.

    Anh ta sẽ ra hầu tòa tại Tòa án Tối cao Liverpool vào thứ ba, ngày 17 tháng 12.

    VietHome (Theo Liverpool Echo)

  • Các nạn nhân lũ lụt ở Nam Yorkshire và Lincolnshire đã làm đủ mọi cách để cứu vớt phần nào những tài sản quý giá của mình... bao gồm cả một ''rừng cần sa''.

    Cảnh sát đã chặn được một chiếc xe tải ở Worksop, Nottinghamshire, sau khi phát hiện nó chạy quá tốc độ. 

    Tuy nhiên, tài xế và một người ngồi trên xe đã bỏ chạy băng qua cánh đồng khi xe bị tuýt còi. 

    Cảnh sát cạy mở cửa xe và phát hiện có 25 túi đen đựng cây cần sa trưởng thành bị nhồi nhét trong xe. Giá trị thị trường của số cần sa này vào khoảng 20,000 bảng.

    Tài xế 26 tuổi đã bị bắt gần đó vì tình nghi trồng cần sa và buôn bán ma túy. Người đàn ông thứ hai vẫn đang bị cảnh sát truy lùng.

    Cảnh sát sau đó đã đột nhập vào một ngôi nhà ở Worksop và phát hiện tầng hầm đã bị ngập, làm hỏng đường điện dẫn lên gác xép nơi trồng các cây cần sa. Cảnh sát phát hiện một cây cần sa đã bị bỏ lại cùng với các dụng cụ trồng trọt.

    Lượng cần sa bị tịch thu. (Ảnh: SWNS)
    Một người bị bắt và một người đang bị truy lùng. (Ảnh: SWNS)

    Trung sĩ Tony Rungay phát biểu: ''Tưởng chừng như đây chỉ là một vụ bắt phạt xe chạy quá tốc độ, nào ngờ chúng tôi đã phát hiện ra một lượng lớn cần sa'''.

    ''Lũ lụt đã tàn phá nặng nề khu vực Worksop, khiến một số gia đình phải di tản khỏi ngôi nhà của họ. Tuy nhiên, dường như lũ cũng giúp chúng tôi tóm được một số băng nhóm phạm tội, giúp ngăn ngừa lượng lớn cần sa tuồn ra thị trường. 

    Viethome (theo Metro)

  • Cảnh sát Blackburn cho biết một băng đảng tội phạm có tổ chức người Việt đã trồng cần sa quy mô lớn với lợi nhuận cả triệu bảng.

    Các thành viên của băng nhóm này đã bị kết án tổng cộng 37 năm tù sau khi hoạt động tội phạm của họ bị cảnh sát phát hiện.

    Tổng cộng 2.500 cây cần sa với giá trị đường phố 1.000.000 bảng đã bị thu hồi sau khi cảnh sát đột kích 18 ngôi nhà nằm rải rác ở phía tây bắc Vương quốc Anh.

    Một số người chăm sóc cần sa đã phải làm việc để trả nợ cho những kẻ buôn lậu họ vào Vương quốc Anh, Tòa án Tối cao Preston cho biết.

    Cuộc điều tra được khởi động sau khi một chiếc xe Toyota bị bỏ không giúp cảnh sát lần ra một ngôi nhà ở Blackburn có chứa 110 cây.

    Phát hiện là khởi đầu của một cuộc điều tra trên quy mô rộng, phát hiện cần sa được trồng trong nhiều ngôi nhà ở Bolton, Bury, Atherton, Leigh và Merseyside.

    Thẩm phán Robert Altham nói: ‘Đây là hoạt động sản xuất cần sa ở quy mô công nghiệp, được thiết lập tinh vi và đem lại lợi nhuận lớn.’

    Q. Dang, 32 tuổi, H. Pham, 29 tuổi, Tran H., 36 tuổi và Vo D., 20 tuổi, bị bỏ tù từ 31 đến 48 tháng, vì vai trò của họ trong tổ chức. Trong đó, D. Vo bị phát hiện đang chăm sóc 122 cây trong một căn nhà ở đường Montserrat, Bolton. Bị cáo cho biết mới làm việc này được 2 tháng. Còn luật sư của H. Pham thì nói rằng bị cáo được đưa lậu từ Đức vào Anh trên một chiếc xe tải đông lạnh.

    Một bị cáo thứ năm, Q. Ngo, 44 ​​tuổi, sẽ bị kết án vào tháng 12 sau một phiên tòa xét xử riêng.

    Những kẻ đứng đầu băng đảng, bao gồm T. Nguyen, 20 tuổi, D. Pham, 28 và T. Pham, 26 tuổi, bị kết án từ 54 tháng đến 6 năm tù tại một phiên điều trần trước đó.

    Cảnh sát cho biết D. Pham còn điều hành một trung tâm nghỉ ngơi thư giãn cho ''nông dân'' của mình trên đường Dawson, Bury; đồng thời điều hành một trại cần sa ở ngõ Firs Lane, Leigh. Cảnh sát cho biết bị cáo đã mua rất nhiều bia, tôm hùm và các loại hải sản khác. Do đó, cảnh sát tin rằng bị cáo từng điều hành một dịch vụ ăn uống vì y đã order rất nhiều hàng từ Costco.

    Trong khi đó, vợ của T. Pham là N. Pham cũng bị bỏ tù 54 tháng.

    Q. Nguyen, 57 tuổi, và T. Vo, 55 tuổi, đã bị kết án hai năm tù vào đầu năm nay vì điều hành trang trại cần sa ở The Sheddings, Bolton.

    Một ngôi nhà ở Wellfield Road, Blackburn bị sử dụng để trồng cần sa.

    Khu vực The Sheddings, Bolton, nơi được sử dụng để trồng cần sa.

    Phát biểu sau phiên xét xử, Thanh tra Peall thuộc Sở Cảnh sát Lancashire , cho biết: ‘Đây là một nhóm tội phạm có tổ chức tinh vi và kiếm được số tiền khổng lồ từ hoạt động phi pháp.

    ‘Cảnh sát Lancashire sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào hoạt động sản xuất cần sa vì chúng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng của chúng ta, đồng thời thúc đẩy các loại tội phạm khác.’

    VietHome (Theo Metro)

  • Cảnh sát vùng Merseyside đã bắt giữ hai người đàn ông và triệt phá một trang trại cần sa trị giá hơn 1 triệu bảng trong cuộc đột kích ở Anfield ngày 7/11.

    Trang trại với hơn 250 cây cần sa được tìm thấy tại một địa chỉ trên đường Belmont.

    Hai người đàn ông, cùng 37 tuổi, đã bị bắt vì nghi ngờ sản xuất cần sa, câu trộm điện và vào Anh bất hợp pháp. Họ vẫn bị tạm giam để thẩm vấn.

    Matt Brown, người đứng đầu nhóm triệt phá cần sa (CDT) thuộc Sở Cảnh sát Merseyide, phát biểu: "Thật tốt khi thấy mọi người trong cộng đồng của chúng ta ngày càng nhận thức được các dấu hiệu cho thấy cần sa đang được trồng gần nơi họ sống.

    "Trong trường hợp này, hai người đàn ông đã bị bắt và một lần nữa, chúng tôi tin rằng điện đã bị câu trộm, hành vi này có thể dễ dàng gây tổn hại đến khu vực dân cư và doanh nghiệp lân cận.

    "Điều quan trọng là chúng tôi cần tiếp tục triệt phá những cơ sở nguy hiểm này, là nơi thường xuyên thu hút tội phạm bạo lực, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn và rò nước, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nghi ngờ và chúng tôi sẽ trả lại sự an toàn cho khu vực."

    Bất cứ ai có thông tin về trang trại cần sa trong cộng đồng đều có thể liên hệ với @MerPolCC, gọi 101 hoặc gọi ẩn danh tới Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    Trước đó vào tháng 10, cảnh sát đã phát hiện một trang trại cần sa trị giá tới 40 triệu bảng dưới nền nhà hát London.

    Khi kiểm tra căn nhà, cảnh sát phát hiện một miệng hầm bí mật được đào trong nhà vệ sinh. Từ miệng hầm được ngụy trang bằng cửa sập này, một đường hầm dài 21 mét đã được đào xuyên qua một bãi đậu xe tư nhân phía sau ngôi nhà, thông tới tầng hầm bỏ hoang của nhà hát cũ được xây dưới thời Nữ hoàng Victoria.

    Trong tầng hầm, cảnh sát tìm thấy một trang trại cần sa trị giá tới 40 triệu bảng. Một ống thông thẳng đứng thứ hai được xây dựng trên bãi đỗ xe để thông gió và đóng vai trò như lối thoát trong trường hợp xảy ra bất trắc.

    Lối xuống đường hầm bắt đầu từ nhà vệ sinh tầng trệt căn nhà ở phố Deptford, đông nam London. Ảnh: Cảnh sát London

    Tầng hầm rộng lớn nằm bên dưới nhà hát Broadway 750 chỗ ngồi được xây dựng vào năm 1897. Nhà hát bị phá hủy vào năm 1963, nhưng phần móng sâu bị bỏ lại và sau đó được băng đảng tận dụng để trồng cần sa.

    Ngôi nhà trị giá 430.000 bảng (556.000 USD), nơi đường hầm bắt đầu, hiện bị niêm phong. Cảnh sát tin rằng ít nhất một thành viên băng đảng làm nghề xây dựng vì đường hầm được thiết kế chuyên nghiệp. Chúng còn câu trộm điện từ cáp ngầm dưới lòng đất để thắp bóng đèn cho cây cần sa.

    Đường hầm dẫn tới bên dưới 1 ngôi nhà nơi đã từng là rạp hát Broadway. Ảnh: The Sun

    Khung cảnh hiện tại sau khi nhà hát bị phá hủy. Ảnh: Google Maps

    Đường hầm nằm phía dưới 1 bãi đỗ xe tư nhân. Ảnh: Google Maps

    Các nhà điều tra cho rằng trang trại cần sa bất hợp pháp này có thể đã hoạt động được một thập kỷ, thu về hơn 4 triệu bảng mỗi năm. Họ cũng cho rằng thật bất thường khi một trang trại cần sa quy mô lớn như vậy có thể vận hành bí mật ngay tại con phố tấp nập này.

    Cảnh sát London đã bắt ba người đàn ông 28-47 tuổi cùng một phụ nữ 36 tuổi vì nghi ngờ trồng cần sa, nhưng tất cả đều đã được thả trong lúc cuộc điều tra diễn ra.

    VietHome (Theo ITV)