• Lính cứu hỏa đã phải chiến đấu với ngọn lửa bùng phát tại một trang trại cần sa bí mật ở quận Wigan.

    Các đội cứu hỏa đã nhận được thông báo vào khoảng 7 giờ sáng ngày 3/7 cho biết một đám cháy đang bùng phát tại một tòa nhà bỏ trống trên Đại lộ Car Bank ở Atherton.

    Khi lính cứu hỏa đến, khói đang bốc cao từ cửa sổ tòa nhà.

    Các đội cứu hỏa phải dập tắt ngọn lửa bằng cách sử dụng vòi rồng và quạt áp suất cao. Chỉ sau khi đám cháy được dập tắt, trang trại cần sa mới bị phát hiện.

    nguyên nhân do các linh kiện điện dùng để điều hành trang trại bị quá nhiệt, khiến đám cháy bùng lên.

    Ước tính có khoảng 35 cây đang được chăm sóc tại địa điểm này.

    Lực lượng cứu hỏa có mặt tại hiện trường trong khoảng bốn giờ để đảm bảo tòa nhà đã được an toàn.

    Cảnh sát cũng như hãng điện lực Electricity North West cũng được gọi đến hiện trường.

    Trước đó, vào ngày 19/5, một cơ sở cần sa bất hợp pháp đã được tìm thấy ở tầng một của một ngôi nhà nằm trên đường Suffolk, Deepdale sau vụ hỏa hoạn tại địa chỉ này. 

    Vào tháng 1, một vụ hỏa hoạn lan sang căn nhà lân cận đã làm lộ ra hai trang trại cần sa. Hai xưởng trồng chất cấm này được phát hiện khi lính cứu hỏa đang xử lý một vụ hỏa hoạn trên đường Other gần Sở cảnh sát Redditch.

    Chuông báo cháy phát báo động vào lúc 5.30 phút chiều ngày thứ Bảy, 26/1 và sáu chiếc xe cứu hỏa đã ngay lập tức có mặt, ba chiếc từ Redditch, hai chiếc huy động từ Bromsgrove và một chiếc từ Billesley.

    Vào đêm Giao thừa đầu năm, một trang trại cần sa 100 cây cũng bị phát hiện trong một ngôi nhà ở Hertfordshire. Lính cứu hỏa được yêu cầu tới dập lửa tại một ga-ra trên đường Chipperfield, Kings Langley vào ngày 31 tháng Mười hai – nhưng sau đó cảnh sát lại được gọi tới khi các lính cứu hỏa tìm thấy một trang trại cần sa bên trong căn nhà.

    VietHome (Theo Wigan Today)

  • Một loạt đạn đã được cảnh sát tìm thấy khi lục soát hai ngôi nhà lớn ở trung tâm của một thị trấn.

    Các đội cảnh sát vũ trang đã ập tới Đại lộ Hutton trong khu vực trung tâm thị trấn Hartlepool, vào tối 18/6, và phong tỏa toàn bộ khu vực đường phố xung quanh. Chó đặc vụ cũng được gửi đến hiện trường.

    Hai trang trại cần sa và chất cấm loại A đã bị thu hồi tại hai ngôi nhà. Ba người đàn ông và một phụ nữ đã bị bắt vì liên quan đến vụ việc.

    Hiện họ đã được cho tại ngoại chờ điều tra

    Một người đàn ông thứ tư, ở tuổi 54, đã bị bắt vì nghi ngờ liên quan đến chất cấm và vũ khí.

    Hàng chục xe cảnh sát có mặt dọc theo đường phố với nhiều cảnh sát mang theo những khẩu súng khổng lồ sẵn sàng nhắm về phía hai ngôi nhà.

    Người phát ngôn của Cảnh sát Cleveland cho biết: "Sau khi tìm kiếm liên tục tại hai ngôi nhà trên Đại lộ Hutton, Hartlepool, cảnh sát đã thu hồi được một loạt đạn.”

    Trước đó, một băng đảng điều hành một xưởng cần sa khổng lồ đã bị cảnh sát tóm gọn sau khi ra ngoài đi ăn pizza.

    Bốn thành viên băng nhóm đã tham gia tạo dựng và chăm sóc trang trại lớn trải rộng trên ba tầng nhà tổng cộng 13 phòng tại một nơi từng là khu văn phòng ở Paisley, Renfrewshire, Anh.

    Brian Scally 37 tuổi, Ian Matthews 37 tuổi, David Kerr 30 tuổi và James Robertson 39 tuổi, đã bị cảnh sát theo dõi vào tháng 1 năm ngoái.

    Công tố viên Duncan McPhie phát biểu tại Tòa án tối cao Glasgow như sau: “Cảnh sát đã thu được đoạn phim CCTV từ một chi nhánh của Pizza Hut gần đó. Đoạn băng cho thấy cảnh bốn người ra vào nơi này.”

    Cảnh sát đã nhanh chóng tiến hành đột kích vào cơ sở và thu giữ được số cây cần sa trị giá 430.800 bảng. Cả bốn người đều phải đối mặt với án tù nhiều năm sau khi nhận tội cung cấp chất cấm.

    Cảnh sát đã ập vào khu nhà sau khi nhận được tin tình báo. Ngay lập tức, họ phát hiện mùi hương nồng của cần sa.

    Scally, trú tại Linwood, Renfrewshire, buột miệng:  “Nó không phải của tôi. Tôi chỉ làm việc ở đây.”

    Công tố viên McPhie nói: “Cơ sở vẫn đang được mở rộng này khá tinh vi, với quạt, ống dẫn, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị liên quan khác.

    “Ổ cắm điện bổ sung đã được trang bị và cửa sổ được phủ bằng tấm phản quang.”

    Cảnh sát tin rằng riêng chi phí xây dựng cơ sở này đã vào khoảng 50.000 bảng.

    Cảnh sát cũng có được đoạn phim CCTV từ Trung tâm Giải trí Lagoon gần đó, trong đó tiếp tục có hình ảnh của bốn kẻ tội phạm.

    Kiểm tra DNA và dấu vân tay cho thấy 4 người này đã có mặt trong những căn nhà trồng cần sa.

    Scally nói với cảnh sát rằng anh ta được trả 300 bảng mỗi tuần cho việc chăm sóc cây. Ba người còn lại không đưa ra bình luận nào khi mới bị thẩm vấn.

    Ông McPhie nói trong phiên điều trần: “Tất cả đều có vai trò trong hoạt động này. Matthews thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến điện.”

    Scally, Kerr trú tại Johnstone, và Robertson trú tại Paisley, đã tiếp tục được tại ngoại.

    Matthews, trú tại Paisley, hiện đang thụ án.

    Phiên tòa tuyên án đã được hoãn lại cho đến tháng Tám.

    VietHome (Theo Teesside Live)

  • Một băng đảng điều hành một xưởng cần sa khổng lồ đã bị cảnh sát tóm gọn sau khi ra ngoài đi ăn pizza.

    Bốn thành viên băng nhóm đã tham gia tạo dựng và chăm sóc trang trại lớn trải rộng trên ba tầng nhà tổng cộng 13 phòng tại một nơi từng là khu văn phòng ở Paisley, Renfrewshire, Anh.

    Brian Scally 37 tuổi, Ian Matthews 37 tuổi, David Kerr 30 tuổi và James Robertson 39 tuổi, đã bị cảnh sát theo dõi vào tháng 1 năm ngoái.

    Công tố viên Duncan McPhie phát biểu tại Tòa án tối cao Glasgow như sau: “Cảnh sát đã thu được đoạn phim CCTV từ một chi nhánh của Pizza Hut gần đó. Đoạn băng cho thấy cảnh bốn người ra vào nơi này.”

    Cảnh sát đã nhanh chóng tiến hành đột kích vào cơ sở và thu giữ được số cây cần sa trị giá 430.800 bảng. Cả bốn người đều phải đối mặt với án tù nhiều năm sau khi nhận tội cung cấp chất cấm.

    Cảnh sát đã ập vào khu nhà sau khi nhận được tin tình báo. Ngay lập tức, họ phát hiện mùi hương nồng của cần sa.

    Scally, trú tại Linwood, Renfrewshire, buột miệng:  “Nó không phải của tôi. Tôi chỉ làm việc ở đây.”

    Công tố viên McPhie nói: “Cơ sở vẫn đang được mở rộng này khá tinh vi, với quạt, ống dẫn, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị liên quan khác.

    “Ổ cắm điện bổ sung đã được trang bị và cửa sổ được phủ bằng tấm phản quang.”

    Cảnh sát tin rằng riêng chi phí xây dựng cơ sở này đã vào khoảng 50.000 bảng.

    Cảnh sát cũng có được đoạn phim CCTV từ Trung tâm Giải trí Lagoon gần đó, trong đó tiếp tục có hình ảnh của bốn kẻ tội phạm.

    Kiểm tra DNA và dấu vân tay cho thấy 4 người này đã có mặt trong những căn nhà trồng cần sa.

    Scally nói với cảnh sát rằng anh ta được trả 300 bảng mỗi tuần cho việc chăm sóc cây. Ba người còn lại không đưa ra bình luận nào khi mới bị thẩm vấn.

    Ông McPhie nói trong phiên điều trần: “Tất cả đều có vai trò trong hoạt động này. Matthews thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến điện.”

    Scally, Kerr trú tại Johnstone, và Robertson trú tại Paisley, đã tiếp tục được tại ngoại.

    Matthews, trú tại Paisley, hiện đang thụ án.

    Phiên tòa tuyên án đã được hoãn lại cho đến tháng Tám.

    VietHome (Theo Scottish Sun)

  • Bị cáo Anh Luu bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam vì tội trồng cần sa trái phép cùng một đồng phạm khác.

    Cảnh sát Úc phát hiện cây cần sa tại nhà của Anh Luu. Ảnh chụp màn hình The Courier

    Tòa án tại thành phố Ballarat, bang Victoria (Úc) vừa tuyên án 2 năm 6 tháng tù đối với cô gái Việt tên Anh Luu (22 tuổi).

    Tờ The Courier dẫn cáo trạng cho biết Luu và đồng phạm Trong Vu (33 tuổi) bị bắt hồi tháng 6.2018 sau khi cảnh sát phát hiện hai người này trồng 54 cây cần sa (trọng lượng tổng cộng 129,5 kg) tại ngôi nhà ở khu Miners Rest thuộc Ballarat.

    Vu mua căn nhà vào tháng 11.2017 và Luu chuyển đến sống sau đó 2 tháng. Cặp đôi khai bắt đầu trồng cần sa từ ngày 10.1.2018.

    Tại phiên xét xử hôm 27.6, luật sư biện hộ cho Luu đề nghị tòa đưa ra bản án bằng với thời gian tạm giam của bị cáo vì Luu đã thành thật nhận tội, còn trẻ và mang thai vào thời điểm bị bắt. Luu sinh con vào tháng 8.2018 khi đang bị tạm giam.

    Tuy nhiên, thẩm phán Michael McInerney nói đây là tội nghiêm trọng có mức án tối đa lên tới 25 năm tù giam và vai trò của bị cáo là không thể phủ nhận vì cô sống trong ngôi nhà này.

    Ông McInerney cho biết đã cân nhắc các yếu tố như độ tuổi của bị cáo, thời gian bị tạm giam, việc sinh con trong tù và sống ở nơi đất khách mà không có gia đình trước khi đưa ra bản án.

    Vị thẩm phán nói thêm rằng nếu Luu không nhận tội thì có thể bị tuyên 3 năm 6 tháng tù với thời gian tối thiểu để được ân xá là 2 năm 4 tháng.

    Tòa án cho biết Luu đến Úc vào năm 2014 bằng visa sinh viên để học kinh doanh và dự tính quay về Việt Nam sau khi hoàn tất bản án.

    Bản án dành cho Vu sẽ được đưa ra trong phiên tòa tiếp theo.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Cảnh sát tuần tra đã phát hiện ra một trang trại cần sa gồm 73 cây sau khi được một người dân cung cấp thông tin.

    Các điều tra viên báo cáo đã tìm thấy cần sa trong một ngôi nhà ở đường Lansdowne, giữa đường Aylestone và Saffron Lane, vào lúc 9h25 sáng ngày 19/6.

    Trước đó, một người dân ẩn danh đã chỉ điểm cho cảnh sát khi họ đang đi tuần tra khu vực và cho biết có mùi cần sa trong không khí.

    Cảnh sát thuộc sở Leicester đã đăng trên Twitter về phát hiện này: "Một trại cần sa đã bị phát hiện trên đường Lansdowne khi đội tuần tra báo cáo có mùi hương nồng tỏa xuống đường phố.

    “Sau khi quan sát, chúng tôi đã xác định được một căn nhà có người sinh sống. Một nam giới đã bị bắt vì một số tội danh khác nhau.”

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát Leicestershire nói: “Chúng tôi đã bắt giữ một người đàn ông 29 tuổi vì nghi ngờ trồng cần sa và câu trộm điện. Người này hiện vẫn bị giam giữ."

    Cùng ngày, cảnh sát phát hiện hơn 200 cây cần sa trong một ngôi nhà gần Boston

    Theo đó, cảnh sát đã được gọi đến ngôi nhà ở London Road, Wyberton, vào khoảng 7 giờ tối thứ Tư, ngày 19 tháng Sáu. Một người đàn ông đã bị bắt do liên quan đến việc sản xuất cần sa.

    Nhiều giờ sau đó, một chiếc xe cảnh sát vẫn ở bên ngoài ngôi nhà tại khu vực được hàng xóm mô tả là "thân thiện và tốt đẹp".

    Cảnh sát Lincolnshire đã đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi đang có mặt tại tại London Road, Wyberton, nơi một trang trại cần sa vừa được phát hiện. Một người đàn ông đã bị bắt do liên quan đến việc sản xuất cần sa."

    Một nhân chứng nhìn thấy cảnh sát đến hiện trường cho biết: "Cảnh sát đã xuất hiện vào khoảng 7 giờ tối hôm qua và tiến vào ngôi nhà. Hiện một sĩ quan cảnh sát vẫn có mặt ở đây để ngăn chặn bất kỳ ai đi vào.

    Ngôi nhà trồng cần ở Boston.

    "Cảnh sát có vẻ rất quan tâm khi tôi đề cập rằng đã có một chiếc xe màu bạc ở đó vào thứ Bảy và có vẻ không có ai sinh sống ở đây được một thời gian rồi.

    "Hẳn phải có điều gì đó đáng lo ngại vì cảnh sát vẫn có mặt tại thời điểm này."

    Một người qua đường cho biết cô có thể ngửi thấy mùi hăng của cần sa trong không khí khi cô đi ngang qua nhà.

    Một người hàng xóm nói: "Một cảnh sát đã đến cửa nhà tôi hôm qua và hỏi rằng chúng tôi có biết ai sống bên cạnh không nhưng chúng tôi không biết.

    "Chúng tôi sống trong một khu vực thân thiện tốt đẹp và từng nghe thấy tiếng chó sủa cùng một số người đến dọn dẹp đồ nội thất nhưng chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra."

    VietHome (Theo Leicestershire Live)

     

  • Cảnh sát đã phát hiện hơn 200 cây cần sa trong một ngôi nhà gần Boston.

    Cảnh sát đã được gọi đến ngôi nhà ở London Road, Wyberton, vào khoảng 7 giờ tối thứ Tư, ngày 19 tháng Sáu.

    Một người đàn ông đã bị bắt do liên quan đến việc sản xuất cần sa.

    Nhiều giờ sau đó, một chiếc xe cảnh sát vẫn ở bên ngoài ngôi nhà tại khu vực được hàng xóm mô tả là "thân thiện và tốt đẹp".

    Cảnh sát Lincolnshire đã đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi đang có mặt tại tại London Road, Wyberton, nơi một trang trại cần sa vừa được phát hiện. Một người đàn ông đã bị bắt do liên quan đến việc sản xuất cần sa."

    Một nhân chứng nhìn thấy cảnh sát đến hiện trường cho biết: "Cảnh sát đã xuất hiện vào khoảng 7 giờ tối hôm qua và tiến vào ngôi nhà. Hiện một sĩ quan cảnh sát vẫn có mặt ở đây để ngăn chặn bất kỳ ai đi vào.

    "Cảnh sát có vẻ rất quan tâm khi tôi đề cập rằng đã có một chiếc xe màu bạc ở đó vào thứ Bảy và có vẻ không có ai sinh sống ở đây được một thời gian rồi.

    "Hẳn phải có điều gì đó đáng lo ngại vì cảnh sát vẫn có mặt tại thời điểm này."


    Cảnh sát lục soát ngôi nhà.

    Một người qua đường cho biết cô có thể ngửi thấy mùi hăng của cần sa trong không khí khi cô đi ngang qua nhà.

    Một người hàng xóm nói: "Một cảnh sát đã đến cửa nhà tôi hôm qua và hỏi rằng chúng tôi có biết ai sống bên cạnh không nhưng chúng tôi không biết.

    "Chúng tôi sống trong một khu vực thân thiện tốt đẹp và từng nghe thấy tiếng chó sủa cùng một số người đến dọn dẹp đồ nội thất nhưng chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra."


    Cảnh sát lục soát ngôi nhà.

    VietHome (Theo Lincolnshire Live)

  • Ông Michael Grieve, 47 tuổi, cho biết ông hiện đang bị buộc phải sống trong tình trạng không ổn định ở nước ngoài, không thể gặp cô con gái tám tuổi của mình và buộc phải bỏ mặc ​công việc kinh doanh thiết kế đồ họa đang phát triển đâm đầu vào ngõ cụt. Tình trạng này cho đến nay đã tiêu tốn của ông khoảng 150.000 bảng.

    Ông nói vợ của mình là cô Reatile, 28 tuổi, đã bị từ chối cấp thị thực mặc dù cặp vợ chồng được bật đèn xanh để kết hôn ở Northumberland hai năm trước sau một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên nhập cư.

    Trong tuyệt vọng, cặp vợ chồng quen biết qua mạng này đã chuyển đến Cộng hòa Ireland để tạm sống trong khi chờ giải quyết vấn đề visa.

    Nhưng họ cho biết Bộ Nội vụ đã cố gắng ngăn chặn họ sống cùng nhau bằng cách liên tục tuyên bố các tài liệu hồ sơ đã bị thất lạc hoặc chưa nộp. Họ thậm chí còn đặt câu hỏi liệu Reatile có thể nói tiếng Anh hay không trong khi cô đang làm việc trong một tổng đài ở Ailen.

    Để có đủ kinh phí cho cuộc chiến dài hơi của mình, ông Grieve đã buộc phải cho thuê căn nhà sang trọng năm phòng ngủ của mình ở Morpeth, Northumberland, bằng cách trao quyền cho một công ty quản lý tài sản.

    Nhưng mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi ông được biết cặp vợ chồng đáng kính đã thuê căn nhà không phải là những người thuê nhà thực sự.

    Thay vào đó, ngôi nhà ngoại ô sang trọng đã bị biến thành một trang trại cần sa trị giá 1 triệu bảng bởi một băng đảng người Việt đưa người vào Anh bất hợp pháp để trồng chất cấm.

    cho thue nha chay can sa 2
    Căn nhà bị biến thành trại cần sa

    Cảnh sát ước tính rằng tổng giá trị của một vụ thu hoạch sẽ trị giá hơn 250.000 bảng do hầu hết mọi phòng trong nhà đã được dọn sạch để nhường chỗ cho cần sa.

    Nhưng như một trò đùa của số phận, vào tháng 3, căn nhà đã bị hỏa hoạn tàn phá do chập điện sau khi băng đảng câu trộm điện để phục vụ các loại đèn công suất cao được sử dụng để trồng cần sa bất hợp pháp.

    Thiệt hại ước tính vào khoảng 30.000 bảng, nhưng bảo hiểm nhiều khả năng sẽ không thanh toán cho ông Grieve vì những rắc rối trong hợp đồng cho thuê nhà.

    Như thể chưa đủ đen đủi, ông còn phát hiện căn nhà đã mất giá khoảng 70.000 bảng và công việc kinh doanh của ông cũng sụp đổ, khiến ông phải gánh chịu các khoản nợ và nợ thế chấp lớn.

    Ông Grieve nói: “Chúng tôi thực sự tuyệt vọng và không biết làm gì. Bộ Nội vụ cho phép chúng tôi kết hôn ở Anh nhưng để được sống với nhau, chúng tôi quyết định tạm thời chuyển đến Ireland trong thời gian chuẩn bị đơn xin thị thực định cư của cô ấy ở Vương quốc Anh.

    cho thue nha chay can sa 2
    Phòng khách sau khi bị cháy.

    “Điều này sẽ cho phép tôi không phải sống quá xa đứa con gái từ cuộc hôn nhân trước. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi nộp hồ sơ, Bộ Nội vụ đã tiêu tốn vô cùng nhiều thời gian và tìm mọi cách để ngăn vợ tôi đến Anh sống với tôi và con gái tôi.

    “Chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chí và tất cả các giấy tờ cần thiết đã được cung cấp nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn bị từ chối, đơn kháng cáo sau đó cũng bị từ chối và chúng tôi buộc phải đấu tranh tại tòa án để có quyền ở Anh cùng nhau. Chúng tôi đã lãng phí 15 tháng cuộc đời và tôi bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn giữa việc ở bên vợ hoặc ở bên con gái mình.”

    Ông Grieve nói thêm: “Hệ thống nhập cư ở Anh và luật pháp chi phối nó là cốt lõi của mọi vấn đề. Những người thành thật và làm việc chăm chỉ đang phải trả quá nhiều tiền cho một dịch vụ hoàn toàn vô dụng và vô vọng".

    “Trong khi đó, hoạt động tội phạm của những kẻ buôn chất cấm người nước ngoài và vụ cháy sau đó tại ngôi nhà xinh đẹp của tôi đã chứng minh rõ ràng rằng Vương quốc Anh là nơi những người đàng hoàng cố gắng tuân thủ luật pháp bị trừng phạt trong khi tội phạm nước ngoài có thể đổ xô đến đây một cách bất hợp pháp và làm bất cứ điều gì họ muốn mà gần như không phải chịu hậu quả nào.”

    Cô Reatile bày tỏ: “Tôi đã từ bỏ mọi thứ để ở bên người đàn ông tôi yêu. Tôi đã có một sự nghiệp tốt và làm việc chăm chỉ. Nhưng tôi cảm thấy như mọi thứ của chúng tôi đã bị tước đi cách tàn nhẫn vì những lý do mà tôi không thể hiểu được.”

    cho thue nha chay can sa 2
    Anh Michael Grieve và vợ Reatile

    Ông Grieve nói rằng trường hợp của ông cho thấy chính sách môi trường thù địch với mục tiêu cắt giảm số người nhập cư đã không chỉ ảnh hưởng đến những người nhập cư bất hợp pháp mà còn gây ra đau khổ cho những người vô tội.

    Ông nói thêm: “Hiện tại tôi sắp mất nhà. Tôi không có người thuê nhà, do đó không có cách nào trả tiền thế chấp tài sản và ngôi nhà cũng không thể ở được vì tôi không có cách nào để sửa chữa.

    “Tôi phải đối mặt với các khoản nợ chồng chất do kết quả trực tiếp của việc không thể quay trở lại đất nước của mình và việc phá sản gần như là không thể tránh khỏi đối với tôi.

    “Tôi cũng đã trải qua tình trạng lo lắng và trầm cảm gần một năm nay vì điều này. Những điều này sẽ không xảy ra nếu Bộ Nội vụ đối xử công bằng với chúng tôi, cung cấp dịch vụ mà chúng tôi đã trả tiền và thực hiện nhiệm vụ của họ với sự chuyên cần, trung thực và đúng năng lực.

    “Nếu chúng tôi trở về nhà trong khoảng thời gian được thông báo ban đầu, chúng tôi đã có thể sống trong nhà của mình và phần lớn bi kịch này có thể tránh được hoàn toàn.”

    Nghị sĩ Ian Lavery MP cho biết: “Khi xử lý vụ việc của ông Grieve trong suốt 12 tháng qua, tôi đã vô cùng thất vọng vì Bộ Nội vụ liên tục làm rắc rối một quy trình lẽ ra nên đơn giản. Dù không nên đổ lỗi cho ai ngoài những tên tội phạm trong bi kịch của vụ hỏa hoạn tại nhà của ông Grieves, nhưng sự chậm trễ của Bộ Nội vụ và chính sách nhập cư thù địch rõ ràng đang gây ra nỗi khốn khổ cho cử tri của tôi và gia đình ông ấy.”

    Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết họ không thể bình luận về vụ việc trong khi kháng cáo đang diễn ra nhưng khẳng định không có tài liệu nào bị mất.

    Phát ngôn viên nói thêm: “Tất cả các đơn xin thị thực định cư đều được xem xét cẩn thận, phù hợp với các quy tắc nhập cư và dựa trên bằng chứng được cung cấp bởi người nộp đơn.”

    VietHome (Theo Express)

  • Khi Kim Thien Tran đến thị trấn Milton Keynes, cách London 80 km về phía tây bắc, vào năm 2017, cô thuộc lòng câu trả lời trước cảnh sát di trú: “Tôi 16 tuổi và tôi bị buôn bán”.

    Đến khi bị bắt, Kim, gần 30 tuổi và đã có vài người con, đã nói y như vậy. Cô được coi là trẻ em và đưa vào trung tâm chăm sóc trẻ, theo một chương trình của chính phủ hỗ trợ nạn nhân buôn bán người và nô lệ hiện đại, có tên National Referral Mechanism (NRM – Chương trình Chuyển giao Quốc gia, chuyển tội phạm trẻ em sang trại trẻ). Cô sớm trốn thoát.

    Tháng 3/2018, cảnh sát ở Lancashire phía tây bắc nước Anh bố ráp một trại cần sa. 6 người bị bắt, trong đó có Kim. Cô lại nói với cảnh sát rằng cô 16 tuổi và là nạn nhân của buôn bán người. Cảnh sát lấy mẫu vân tay, và thấy cô trùng khớp với đứa trẻ bỏ trốn khỏi trung tâm chăm sóc trẻ ở Milton Keynes.

    Lỗ hổng dễ dàng bị lợi dụng

    Không thể xác thực tuổi của Kim, cảnh sát chỉ có thể giữ cô cho đến khi nhân viên công tác xã hội từ Milton Keynes đến đưa cô về trung tâm chăm sóc trẻ em. Song chỉ trong 8 giờ, cô lại bỏ trốn.

    Hai lần bỏ trốn của Kim minh chứng cho lỗ hổng trong Luật Chống Nô lệ Hiện đại của Thủ tướng Theresa May, cho phép các tội phạm Việt Nam ở Anh nói dối là trẻ em hoặc nạn nhân của buôn bán người để thoát truy tố, theo một điều tra của báo Sunday Times (Anh).

    Cảnh sát đã cho Sunday Times xem bằng chứng cho thấy tội phạm người Việt ở các hạt Lancashire, Merseyside và Greater Manchester phía tây bắc Anh nói dối để được đưa vào trại trẻ theo chương trình NRM, vốn có mục tiêu ban đầu là hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán.

    Hai ví dụ lợi dụng lỗ hổng trong luật Anh: Huy Hoang Nguyen (trái) khai 16 tuổi, Thanh Thi Nguyen khai 15 tuổi. Ảnh: Sunday Times.

    “Theo luật, bạn phải giả sử rằng họ dưới 18 tuổi trừ khi chứng minh được họ trên 18”, điều tra viên Stuart Peall của nhóm chống bóc lột lao động ở Lancashire, nói với Sunday Times về lần trốn thoát thứ hai của Kim.

    “Tôi cảm thấy cô ấy trên 18 tuổi, và nhiều khả năng sẽ chạy khỏi trại trẻ, nhưng không có đủ thời gian để xác định tuổi thật của cô ấy”, ông Peall nói.

    “Quy trình xác định tuổi sẽ mất nhiều tuần. Nếu không làm được trong 24 giờ, bạn sẽ phải quyết định nên thả người hoặc ra cáo trạng”.

    “Điều đó khiến chúng tôi bức xúc”, ông Peall nói. “Không thể cứ giả vờ là trẻ em rồi chạy trốn lần này qua lần khác như vậy được”.

    Nhóm của ông kiểm tra laptop thu được từ cuộc bố ráp băng đảng cần sa, và tìm thấy tài khoản Facebook của Kim dưới biệt danh khác, trên đó có ảnh sinh nhật lần thứ 30 của cô và hai con. Cảnh sát theo manh mối và tìm thấy cô ở Blackpool tại trang trại cần sa khác. Kim lại nói với họ: “Tôi 16 tuổi và bị buôn bán”.

    “Nhưng lần này chúng tôi có đủ chứng cứ. Cô ấy biết đã bị lộ”, Peall nói. Kim nhận tội và bị kết án 28 tháng tù.

    Song lần cuối ông Peall nghe tin, Kim đang nộp đơn từ nhà tù để được hưởng thêm chế độ theo chương trình NRM.

    “Nếu được chấp thuận, cô ấy sẽ tránh được việc bị trục xuất. Sau tất cả, cô ấy vẫn có thể làm đơn xin NRM. Sao có thể như vậy?”, ông Peall nói với Sunday Times.

    Cảnh sát thừa biết, nhưng phải theo luật

    Cảnh sát bắt được kẻ cầm đầu băng đảng của Kim, Jack Nguyen, 28 tuổi, và phát hiện Jack từng nhắn tin cho nhóm: “Nếu bị bắt, nói cảnh sát là mình 15 tuổi, họ sẽ chuyển cho ở với một gia đình Tây”.

    Bạn gái của Jack, Thanh Thi Nguyen, làm đúng như lời khuyên. Thanh bị bắt ở Cumbria (tây bắc Anh), thậm chí phải ném túi tiền chứa 70.000 bảng Anh (88.000 USD) ra khỏi xe. Thanh cũng nói cô 15 tuổi.

    Theo Luật Chống Nô lệ Hiện đại, ban hành năm 2015, một tổ công tác được lập ra để giải quyết vấn nạn đang ảnh hưởng đến 13.000 người ở Anh, từ nhân viên làm móng, trồng cần sa đến phụ nữ bị ép hành nghề mại dâm.

    Điều 45 của luật quy định không được truy tố trẻ em dưới 18 tuổi bị buôn bán dù chúng có phạm tội.

    Tuần trước, cơ quan công tố Anh đã báo cáo lên văn phòng thủ tướng Anh về các lỗ hổng vô tình giúp tội phạm trên 18 tuổi thoát truy tố, kèm theo bằng chứng về bốn trường hợp lợi dụng lỗ hổng.

    Trong trường hợp khác, một người Việt trồng cần sa được cảnh sát tìm thấy trong tư thế bị trói và bịt miệng trong một căn nhà ở tây bắc Anh, sau khi băng đảng khác đột nhập và cướp. Người này cũng nói mình 15 tuổi và bị buôn bán. Văn phòng công tố buộc phải dừng cáo trạng vì cảnh sát không thể chứng minh anh ta trên 18 tuổi.

    Cảnh sát nói với Sunday Times “anh ta rõ ràng là người trưởng thành đang trồng lượng lớn cần sa”.

    Người này được đưa vào trại chăm sóc ở Lancashire và biến mất chỉ sau ba ngày. Thậm chí anh còn được đăng lên hệ thống cảnh sát quốc gia dưới mục trẻ mất tích. Anh ta bị cảnh sát bắt lần nữa ở Merseyside, lại trả lời 15 tuổi và bị buôn bán, để rồi lại được đưa tới dịch vụ chăm sóc. Một lần nữa, người này bỏ trốn và không rõ tung tích cho đến giờ.

    Băng đảng Việt hoạt động mạnh

    Cảnh sát cho biết đây là thủ đoạn thường gặp trong số các băng nhóm Việt Nam trồng cần sa.

    Họ còn ghi nhận việc tội phạm không nói dối là trẻ em, nhưng nói mình là nạn nhân của buôn bán người để tránh truy tố và được xử lý theo diện NRM. Thay vì chuyển vào trại trẻ như người dưới 18, những tội phạm trên 18 này được bố trí chỗ ở tạm và chăm sóc bởi tổ chức từ thiện Salvation Army, theo hợp đồng hàng triệu USD mà tổ chức đã ký với chính phủ Anh. Theo luật, nạn nhân buôn người sẽ phải hợp tác với cảnh sát để đưa những kẻ đã buôn bán họ ra ánh sáng.

    Cảnh sát Anh cho biết các đường dây buôn người đang kiểm soát một phần hoạt động mại dâm và trồng cần sa ở Anh. Chúng lừa người sang Anh bằng các lời hứa hẹn, nhưng cũng có thể dùng vũ lực, để rồi bóc lột nạn nhân ở các trang trại cần sa, tiệm làm móng, hoặc ép đi ăn cắp, ăn xin.

    Họ nói thêm các băng đảng Việt Nam ở phía tây bắc Anh, Scotland và vùng West Midlands (miền trung nước Anh) đang sản xuất lượng lớn cần sa.

    Sara Thornton, người phụ trách cố vấn cho chính phủ Anh về chống nô lệ hiện đại, cho biết sẽ tìm cách hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra để cải thiện cách thức hoạt động của NRM.

    Viethome (theo Zing)

  • Hai người đàn ông đã bị bỏ tù sau khi một trang trại cần sa trị giá 1 triệu bảng được phát hiện ở Redgrave.

    Nhờ thông tin trình báo từ người dân, cảnh sát đã tìm thấy hơn 800 cây cần sa vào ngày 25 tháng 3 và bắt giữ Eglant Selenica, 34 tuổi, cùng Daniel Muhaj, 29 tuổi, cả hai đều sinh sống tại địa phương.

    Cả hai đã bị kết án 20 tháng tù giam mỗi người tại Tòa án Tối cao Ipswich sau khi thừa nhận sản xuất cần sa.

    Trong khi đó, tại Middlesbrough, một trang trại cần sa ước tính trị giá khoảng 800.000 bảng đã được tìm thấy.

    Các sĩ quan cảnh sát đã phát hiện khoảng 1.300 cây tại một khu nhà trong Khu công nghiệp Riverside Park, vào khoảng 2.30 chiều ngày thứ ba, ngày 11 tháng 6.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát Cleveland cho biết: "Một người đàn ông 41 tuổi đã bị bắt vì liên quan đến việc sản xuất chất cấm loại B và vẫn bị giam giữ tại thời điểm này."


    Khu công nghiệp nơi phát hiện địa điểm trồng cần sa.

    VietHome (Tổng hợp)

  • Sản lượng thu được từ trang trại cần sa thuộc sở hữu của một người thợ cắt tóc ở Chorley có thể đã lên tới 40.000 bảng trên thị trường.

    Salah Kadir, 37 tuổi, trú tại Railway Road, Adlington, Chorley, đã bị bắt sau khi cảnh sát thực hiện lệnh khám xét nhà vào tháng 7/2017.

    Công tố viên Richard Bennett trình bày trước Tòa án Tối cao Preston về việc cảnh sát tìm thấy một cây cần sa lớn mọc lên chiếm toàn bộ tầng trên của căn nhà.

    Tổng cộng có 42 cây trưởng thành.

    Tòa án Tối cao Preston

    Cảnh sát đã tìm thấy 28 cây trong phòng ngủ phía sau và 14 cây trong phòng ngủ phía trước.

    Cảnh sát cho biết: "Mỗi phòng đã được chuyển đổi thành phòng trồng cây với hệ thống sưởi, thông gió và chiếu sáng."

    Tòa án được biết Kadir vẫn sử dụng chất cấm và đã làm thợ cắt tóc kể từ khi trang trại chất cấm bị phát hiện.

    Quan tòa Heather Lloyd đã đồng ý đình chỉ án tù của Kadir vì lý do chậm trễ trong việc đưa vụ án ra tòa.

    Người này bị kết án 22 tháng tù và tạm hoãn trong 2 năm.

    Ngoài ra, anh ta được yêu cầu tham gia trại phục hồi trong 15 ngày, đi cai nghiện ma túy trong ba tháng và phải hoàn thành 100 giờ lao động công ích.

    Trước đó, Kadir cũng từng phải hầu tòa vì tiêu hủy trái phép tàn dư của hoạt động trồng cần sa tại một địa điểm làm đẹp địa phương vào tháng 5 năm 2016 khi đang sống ở Lostock Hall.

    Anh ta bị một sĩ quan cảnh sát bắt gặp đang vứt rác trái phép tại bức tường giáp với hồ chứa nước Rivington.

    Cảnh sát tin rằng chất thải chứa tàn dư của việc trồng cần sa, vì vậy anh ta đã lấy thông tin cá nhân của Kadir và báo cáo sự việc cho United Utility, công ty sở hữu vùng đất này.

    Hội đồng Chorley sau đó tiếp quản cuộc điều tra và Kadir thừa nhận việc đổ rác trái phép.

    Trong lần đó, anh ta đã bị toà án Chorley buộc trả £642,50 chi phí hội đồng và £41 phụ phí nạn nhân.

    VietHome (Theo Lancashire Post)

  • Một dự án trồng cần sa quy mô lớn tại một khu đất nông nghiệp ở North Hatfield đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người dân quanh khu vực.

    Người dân đã bày tỏ một loạt các mối lo ngại, từ việc dựng lên hàng rào dây thép gai và mùi khó chịu từ hàng ngàn cây cần sa, đến khả năng giảm giá trị tài sản của các ngôi nhà gần đó và tác động đến động vật hoang dã.

    Hơn 50 người dân đã tụ tập tại Tòa thị chính vào ngày 5/6 để kêu gọi Hội đồng Quy hoạch bỏ phiếu chống lại dự án khu vực 55 Depot Road do một công ty có tên Urban Grown Inc đề xướng.

    Bà Beringer, người đại diện nêu lên lo ngại của hàng chục người dân, nói với các nhà quy hoạch rằng kế hoạch của Urban Grown có nhiều vấn đề, từ việc thiếu trao đổi với cộng đồng đến việc nộp hồ sơ kế hoạch với nhiều chi tiết mơ hồ.

    Sau hơn ba giờ thảo luận, Hội đồng Kế hoạch đã bỏ phiếu 5-0 để tiếp tục phiên điều trần vào ngày 4 tháng 9, yêu cầu đơn vị nộp hồ sơ phải trả lời các câu hỏi của cư dân. 

    Michael Herbert, giám đốc điều hành của Urban Grown, cho biết đề xuất của công ty là mua khu bất động sản rộng 6,8 ha tại 55 Depot Road, ở góc đường Cronin Hill Road, và các cánh đồng liền kề, hiện thuộc sở hữu của Joseph Pearblewski, và bắt đầu trồng 10.000 feet vuông cây cần sa trong bốn nhà kính cho mục đích bán buôn.

    Theo thời gian, khu vực trồng trọt sẽ mở rộng tới 50.000 feet vuông, sử dụng nhà kính cả trong mùa sinh trưởng bình thường, cũng như vào mùa đông. Ông Herbert sẽ sống ngay tại khu đất này.

    Hàng rào thép gai là một phần trong kế hoạch an ninh được ủy quyền bởi Ủy ban Kiểm soát Cần sa. Bên cạnh đó, còn có camera và hệ thống an ninh được xác nhận bởi Cảnh sát trưởng Hatfield, Michael Dekoschak

    Nhưng người dân lo ngại rằng việc Hatfield không có lực lượng cảnh sát đi tuần suốt ngày đêm sẽ khiến một doanh nghiệp như vậy trở thành một miếng mồi ngon, và cho dù có bao nhiêu biện pháp giám sát tại địa điểm thì nó cũng sẽ không thể ngăn cản mọi người cố gắng xâm nhập.

    Ông Herbert cho biết công ty sẽ sử dụng hệ thống Fogco để trung hòa mùi khó chịu tỏa ra từ cây cần sa khi vừa chớm đâm chồi. “Nếu có mùi, chúng tôi sẽ kiểm soát nó,” ông Herbert nói.

    Người dân muốn được cung cấp bằng chứng chứng minh hệ thống này sẽ hoạt động và họ cho rằng quạt gió lắp đặt bên trong sẽ tạo ra tiếng ồn đáng kể.

    Ông Herbert khẳng định Hatfield sẽ được hưởng lợi từ việc ký hợp đồng cho thuê đất công, trong đó một hợp đồng năm năm với lợi nhận tương đương 3% tổng doanh thu sẽ mang lại tối thiểu 40.000 đô la trong năm đầu tiên và 200.000 đô la nếu khu vực trồng trọt được mở rộng.

    Urban Grown đã nhận được giấy phép tạm thời từ Ủy ban Kiểm soát Cần sa, mặc dù đó là cho Nông trại Long View tại Christian Lane ở Whately.

    Trong cuộc họp, một số người dân đề nghị công ty hãy quay trở lại Hadley sau khi họ được biết Giám đốc điều hành Urban Grown Stephen Herbert, giáo sư nông học tại Đại học Massachusetts, và nông dân kiêm đối tác Joseph Czajkowski, đều sống ở khu vực đó.

    Nhưng ông Czajkowski nói việc đó là bất khả thi. “Luật lệ của Hadley không cho phép, đơn giản là vậy,” ông Czajkowski nói.

    Trên thực tế, ở Hadley, tất cả việc trồng trọt thương mại đều phải được thực hiện trong nhà với tổng diện tích trồng được giới hạn diện tích 5.000 feet vuông cho mỗi nông dân. Một nỗ lực tại Cuộc họp thị trấn thường niên của Hadley với mục đích sửa đổi luật lệ và tăng số lượng cây được phép trồng do Stephen Herbert đề xuất đã bị người dân bác bỏ hoàn toàn.

    VietHome (Theo Daily Hamshire Gazette)

  • Tòa án Tối cao Liverpool được biết cảnh sát đã phát hiện ra hoạt động trồng cần sa khi họ đột kích vào một ngôi nhà ở phố Milton, Lincoln.

    Hai trong số các phòng đang được sử dụng để trồng cây cần sa.

    Công tố viên Phil Howes nói: “Họ đã nhìn thấy một căn phòng ở tầng trệt với một chiếc giường và quần áo, có ai đó đang sống và ngủ ở đây.

    “Hai phòng ngủ trên lầu đã được dọn dẹp để trồng cần sa. Cảnh sát nghe thấy tiếng động trên lầu và một người đàn ông xuất hiện và bị bắt giữ.

    “Tổng cộng 14 cây được tìm thấy trong một phòng ngủ và 20 cây trong một phòng khác. Trên thị trường, số chất cấm này có thể có giá từ 9.500 đến 28.500 bảng.”

    Ông Howes nói rằng người đàn ông bị bắt tại nhà là Eimantas Ramonas, người đã thừa nhận chăm sóc cây để đổi lấy việc được cung cấp chỗ ở.

    Công tố viên nói thêm: “Vai trò của bị cáo không lớn và chúng tôi chấp nhận rằng anh ta được người khác đem đến đó. Anh ta được giao nhiệm vụ chăm sóc những cây cần sa này.”

    Ramonas, 38 tuổi, người khai nhận địa chỉ của mình là ở Milton Street, Lincoln, đã thừa nhận tội danh sản xuất chất cấm sau cuộc đột kích của cảnh sát vào ngày 12 tháng 2 năm 2019.

    Người này bị kết án 12 tháng tù, tạm hoãn trong hai năm, cùng 60 giờ lao động công ích.

    George Wills, luật sư biện hộ cho Ramonas, nói rằng cơ sở cho bản án là bị cáo không liên quan đến việc cung cấp chất cấm và không nhận được lợi ích nào khác ngoài chỗ ở.

    VietHome (Theo Lincolnite)

  • Theo thông tin từ tòa án, một thành viên của băng đảng Việt Nam biến hàng chục ngôi nhà ở Lancashire thành trang trại cần sa đã thu lợi đến 66,000 bảng.

    T. H. Nguyen, còn được gọi là Annie, 28 tuổi, trú tại Berry Street, Liverpool, đã bị kết tội âm mưu sản xuất và cung cấp cần sa và bị bỏ tù trong ba năm chín tháng vì vai trò của cô trong đường dây cần sa được cho là trị giá 1 triệu bảng.

    Tại phiên xét xử ở Tòa án Tối cao Burnley, cô bị phát hiện đã được hưởng lợi từ các tội ác của mình với số tiền 66,605 bảng.

    Quan tòa Barker đã ra lệnh cho cô Nguyen trả lại giá trị tài sản sẵn có của mình, được ước tính là 50,628 bảng trong vòng ba tháng, nếu không cô sẽ phải đối mặt thêm 12 tháng tù.

    Các bị cáo, bao gồm hai cặp vợ chồng, đã sử dụng danh tính giả và các tài liệu lừa đảo để thuê hàng chục ngôi nhà ở Preston và Blackpool trước khi biến chúng thành trang trại cần sa.

    Họ thuê nhà và làm cho mình trở nên đáng tin đối với chủ nhà bằng cách đóng giả làm vợ chồng sắp có con nhỏ.

    Hoạt động tội phạm được giám sát bởi J. Nguyen 28 tuổi, trú tại Webster Avenue, Bootle, người đã bị bỏ tù bảy năm bốn tháng sau khi thừa nhận âm mưu sản xuất, cung cấp cần sa và rửa tiền.

    Bài liên quan: Anh phá băng nhóm Việt trồng cần sa từ video em bé chơi với xấp tiền

    Băng đảng cần sa bị bắt trong vụ ''em bé chơi với xấp tiền'' phải nộp lại hàng chục ngàn bảng tiền phi pháp

    VietHome (Theo Lancashire Post)

  • Khoảng 500 cây cần sa đã được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Coventry.

    Cảnh sát đã phát hiện một trang trại cần sa lớn khi họ tiến hành khám xét một địa chỉ trên đường Stevenson ở Keresley ngày 5/6.

    Đơn vị Hỗ trợ Lực lượng và Đội Xử lý Cần sa của Sở Cảnh sát West Midlands đã có mặt tại căn nhà này vào khoảng 2 giờ chiều.

    "Tới 500 cây" đã được kiểm kê tại đây, trong đó mỗi cây có khả năng sản xuất số chất cấm trị giá tới 1.000 bảng.

    Cảnh sát xác nhận rằng họ đã bắt giữ một người đàn ông 29 tuổi vì tình nghi trồng cần sa nhưng người này đã được thả sau đó mà không bị buộc tội.

    Đây là cơ sở sản xuất cần sa thứ hai bị cảnh sát thành phố phát hiện trong vòng một tuần.

    Vào thứ ba, ngày 4 tháng 6, các sĩ quan đã phát hiện ra khoảng 200 cây tại một khách sạn trên đường Argyll, Stoke.

    Trước đó, cảnh sát thuộc đội Leeds North West của Sở Cảnh sát West Yorkshire đã được gọi đến một địa chỉ ở Otley Old Road.

    Cảnh sát địa phương cho biết hơn 250 cây cần sa đã bị thu giữ từ một ngôi nhà liền kề vào thứ Năm ngày 30 tháng Năm.

    Số cây này đã bị tiêu hủy.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát West Yorkshire cho biết cho đến nay không có vụ bắt giữ nào được thực hiện, nhưng các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.

    VietHome (Tổng hợp)

  • Một tờ báo Anh cho rằng luật chống nô lệ hiện đại có lỗ hổng khiến có tội phạm người Việt dễ dàng khai man là 'trẻ em' để trốn công lý và tiếp tục gây án.

    Hiện tượng này đã được một số người trong cộng đồng gốc Việt tại Anh nói đến từ lâu, nhưng nay, tờ The Sunday Times (09/06/2019) mới có bài chi tiết.

    Bài của David Collins cho hay cơ quan công tố Anh đã họp với nội các ở London để nói về hiện tượng không ít người trồng cần sa đến từ Việt Nam khai man tuổi.

    Cảnh sát Anh khuân các bao chứa cần sa ra từ một căn nhà bị biến thành 'cannabis farm' ở Luton, phía Bắc London tháng 3/2019. Ảnh chỉ có tính minh họa

    Lợi dụng một lỗ hổng trong luật chống buôn người yêu cầu cảnh sát trong vòng 24 giờ phải chứng minh người bị tạm giữ là trẻ em hay người lớn, các nghi phạm Việt này đồng loạt khai là họ mới 16 tuổi, thuộc nhóm vị thành niên.

    Luật Anh khi đó yêu cầu cảnh sát chuyển các 'trẻ em' này cho cơ quan chăm sóc trẻ, và coi họ là nạn nhân của tội ác buôn người, chứ không còn là thủ phạm.

    Có vẻ như ngay sau khi vào Anh để hành nghề trồng sa, một số người Việt khi bị bắt đã lập tức nói họ là 'trẻ em'.

    Hệ thống này và điều 45 của Luật chống buôn người và nô lệ hiện đại, đã bị lợi dụng nghiêm trọng, theo bài báo.

    Tác giả Collins cũng cho hay đây là lỗ hổng nghiêm trọng, cho thấy cải cách tư pháp của bà Theresa May đưa ra khi còn làm bộ trưởng Nội vụ Anh "là thất bại".

    "Cải cách nhằm tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ em bị buôn bán vào Anh Quốc, còn gọi là điều bảo vệ trẻ số 45, nhằm bảo vệ bất cứ ai dưới 18 tuổi không bị xử phạt kể cả khi họ phạm tội trồng cần sa...nhưng nay cơ chế này bị lạm dụng nghiêm trọng."

    Mẹ 30 xưng là 16 tuổi

    Bài báo đăng ảnh của ba nhân vật Việt Nam, có tên là K T Tran, H H Nguyen và T T Nguyen. Cả ba đều khai man là "mới 16 tuổi".

    Riêng trường hợp K T Tran được nhà báo Anh mô tả khá kỹ.

    "Khi tới Anh trong xe thùng và bị bắt ở Milton Keynes năm 2017, K T Tran ngay lập tức nói, 'Tôi mới 16 tuổi, tôi bị đưa vào lậu'".

    Được đưa vào cơ quan bảo vệ trẻ ở địa phương theo cơ chế có tên là National Referral Mechanism (NRM), Tran sau đó đã bỏ trốn.

    Bài báo viết tiếp:

    "Tháng 3 năm ngoái, cảnh sát ở Lancashire bắt được một băng đảng trồng cần sa tại Bootle, Merseyside gồm sáu người Việt, trong đó có Tran. Một lần nữa, Tran khai là mới 16 tuổi."

    Tuy nhiên việc khai man này không qua được mắt một thanh tra viên cảnh sát là Stuart Peall.

    Ông lấy vân tay của K T Tran, đối chiếu với dữ liệu trong hệ thống và tìm ra đây chính là "em nhỏ" trốn khỏi Milton Keynes năm trước đó.

    Chỉ tin vào lời khai lần trước của K T Tran thì cô ta đã phải trên 18 tuổi, theo Stuart Peall, và ông quyết định tìm hiểu thêm.

    Tuy vậy, vẫn theo luật bảo vệ trẻ là nạn nhân buôn người, Tran được giao cho hội đồng địa phương để chăm sóc như một 'trẻ em'.

    Trong vòng chưa đầy 8 giờ, cô ta đã chuồn mất, khiến Stuart Peall rất giận.

    Vào laptop thu được của Tran, ông Peall thấy trang Facebook cá nhân của cô ta dùng tên khác, hình từ lễ sinh nhật 30 tuổi kèm ảnh bánh ngọt, chồng và hai con.

    Có đủ bằng chứng phụ nữ Việt này là một người lớn phạm tội, cảnh sát Anh tung ra cuộc truy nã và bắt được K T Tran ở một trại cần sa mới tại Blackpool.

    Khi bị bắt, cô ta lại khai: "Tôi 16 tuổi và là nạn nhân buôn người" (I'm 16 and trafficked).

    Tòa Anh đã xử K T Tran 28 tháng tù.

    Người Việt và các trại cần sa ở Anh

    Bên trong nơi ở của nhóm đàn ông Việt trồng cần sa ở Wiltshire, Anh Quốc, bị cảnh sát bắt hồi tháng 2/2017.

    Các ngiên cứu tại châu Âu đã chỉ ra rằng nghề trồng cần sa (cannabis) có liên hệ tới thị trường ma tuý châu Âu, như Anh, Hà Lan. Riêng tại Anh, hiện tượng này gắn liền với các băng đảng Việt.

    Số liệu của cảnh sát Anh Quốc cho hay từ tháng 1/2016 tới tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 'trại cần sa' (cannabis farms).

    Báo Anh viết hồi 2015, hai người Việt Nam (C Nguyen và H Nguyen) bị bắt trong một trại cần sa trị giá 100 nghìn bảng Anh trong 11 căn phòng ở nhà bốn tầng tại Leeds, West Yorkshire.

    Cả hai khai trước tòa họ nghĩ họ trồng 'một loại rau Phương Tây' (Western vegetables) chứ không biết đó là thứ phi pháp.

    Riêng về việc các tiệm làm móng tay bị tố giác là "sử dụng lao động trẻ em", tác giả David Hoàng từ Anh Quốc đã từng viết trên trang Diễn đàn của BBC News Tiếng Việt rằng cần chú ý cả chuyện người bị bắt khai gian tuổi:

    "Ví dụ khá khôi hài là ngay trong 14 trường hợp khai rằng họ là trẻ vị thành niên và bị bắt làm nô lệ trong đợt kiểm tra vừa qua, thông tin tự điều tra của người viết cho thấy ít nhất 5/14 nghi phạm đã ở độ tuổi 22-30.

    Do những tốn kém để xác định chính xác tuổi của một người dựa vào X-ray răng nên đa số trường hợp chính quyền sử dụng lời khai cho việc xác định tuổi. Lỗ hổng này đang được khai thác từ nhiều phía," tác giả từ Anh viết hồi tháng 1/2017.

    Viethome (theo BBC)

  • Người đàn ông này luôn nghĩ mình là người Anh. Ba anh chị em của anh là người Anh, anh lớn lên ở phía nam London và đã ở đây kể từ khi còn rất nhỏ.

    Shannoy McLeod mới chỉ bốn tuổi khi rời Jamaica sau khi cha anh bị sát hại để đến sống với mẹ ở London. Bà đã đến Anh trước đó hai năm để chăm sóc bà ngoại, người đến Anh từ năm 1952 với tư cách là một trong những thành viên của thế hệ Windrush.

    McLeod nay đã 22 tuổi, không bao giờ được chấp thuận cho nộp đơn xin quốc tịch Anh, mặc dù có những minh chứng rất vững vàng. Anh cũng chưa bao giờ có nhu cầu cấp bách phải xin quốc tịch: anh có quyền lưu trú vô thời hạn, hầu như không bao giờ đi du lịch và với mức phí hơn 1.000 bảng để nộp hồ sơ có phần quá sức với anh.

    McLeod và mẹ.

    Nhưng đó chính là sai lầm thay đổi cả cuộc đời anh. Mùa hè năm ngoái, anh đã bị cảnh sát bắt khi mang số cần sa đủ để quy vào tội có ý định tiêu thụ và lái xe máy khi không có bằng. Anh đã bị phạt tù 15 tháng, và vì đó là án tù hơn một năm, giờ đây anh có nguy cơ bị trục xuất về Jamaica.

    Trường hợp của McLeod chính là minh chứng điển hình cho tác động tiêu cực của chính sách môi trường thiếu thân thiện mà chính phủ đã cố gắng gọi là 'môi trường tuân thủ' sau vụ bê bối Windrush. Các quy tắc về trục xuất tội phạm đã được thắt chặt vào năm 2012 khi bà Theresa May còn là Bộ trưởng Nội vụ.

    Đối với McLeod, người sống với mẹ và ba anh chị em của mình ở Lewisham, tình hình thật đáng sợ và anh không thể tưởng tượng cuộc sống ở một nơi xa lạ sẽ ra sao.

    "Tôi biết những gì tôi đã làm là sai và tôi xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Tôi biết tôi đã để mẹ tôi thất vọng khi bà ấy đã làm việc chăm chỉ như thế nào cho chúng tôi... [nhưng] Tôi đã thụ án và bây giờ lại được thông báo rằng tôi sẽ bị trục xuất đến một nơi mà tôi không quen biết, không có bạn bè và gia đình."

    Anh nói thêm: "Làm thế nào điều này có thể xảy ra chỉ vì tôi không được sinh ra ở đây? Tôi lớn lên ở đây, tất cả cuộc sống của tôi đã ở đây. Có phải vì tôi chưa có hộ chiếu Anh? Tôi có quyền ở đây, điều này không đúng, điều này không công bằng, điều này quá lạnh lùng và tàn nhẫn. "

    Những rủi ro mà người bị trục xuất về Jamaica phải đối mặt đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Chỉ riêng trong năm ngoái, năm người đàn ông đã bị sát hại sau khi bị trục xuất khỏi Anh, theo The Guardian.

    Với lịch sử gia đình từng là nạn nhân ở Jamaica, những rủi ro này thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với McLeod. "Mẹ tôi từng bị bắn ở Jamaica, bố tôi bị giết ở Jamaica. Điều này đã xảy ra trong cộng đồng nơi họ sống. Tôi không có nhiều ký ức về cuộc sống ở Jamaica. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi nhưng trong đầu tôi đang nghĩ nếu họ quyết định trục xuất tôi, mẹ tôi cũng nên bắt đầu tiết kiệm để có tiền chôn cất tôi. "

    McLeod chưa bao giờ phạm tội liên quan đến bạo lực. Những tội danh của anh khá nhỏ và phần lớn liên quan đến cần sa. Trước khi ra tù, quản chế đánh giá anh chỉ gây nguy cơ thấp đối với xã hội và khả năng tái phát thấp vì họ nhận thấy rằng anh "rất có động lực" giải quyết hành vi phạm tội của mình và "không có tiền sử hung hăng với người khác, kể cả khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành".

    Bất chấp luật sư của anh đã hai lần kháng nghị vì vấn đề liên quan đến nhân quyền, Bộ Nội vụ hồi đáp rằng những lập luận này không đủ thuyết phục và McLeod vẫn sẽ bị trục xuất. Dù Bộ công nhận anh đã sống ở Anh phần lớn cuộc đời và đã hòa nhập vào xã hội này, nhưng họ không cho rằng anh sẽ gặp khó khăn khi tái hòa nhập ở Jamaica.

    Ông David Lammy, nghị sĩ khu vực Tottenham và là người vận động cho các nạn nhân của Windrush, phát biểu: "Việc trục xuất những người chuyển đến Anh khi còn nhỏ đến các quốc gia mà họ không thân thuộc là hành vi tàn ác và dã man làm mất danh tiếng quốc tế của chúng ta. Nó phải chấm dứt.

    “Những quyết định trục xuất này bắt nguồn từ vi phạm liên quan đến cần sa lại càng khiến nó trở nên bất công hơn. Trong khi những người trẻ tuổi được đi học đại học gần như không hề bị cấm hút cần, những người đồng trang lứa nghèo khổ hơn ở những khu vực như nơi tôi quản lý thường sẽ sa vào các hoạt động phạm pháp, ảnh hưởng đến cơ hội cuộc đời họ.”

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: "Chúng tôi có nghĩa vụ bảo vệ người dân Anh bằng cách loại bỏ những người phạm tội và cá nhân chỉ bị đưa về đất nước quê hương họ khi Bộ Nội vụ và tòa án cho rằng an toàn để làm như vậy.

    “Bộ Nội vụ làm việc với một số tổ chức phi chính phủ cung cấp hỗ trợ ngay khi người bị trục xuất trở về, bao gồm định hướng chung, tiếp cận chỗ ở tạm thời, di chuyển, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và các kỹ năng quan trọng. Chúng tôi cam kết đảm bảo những cuộc trở về an tòan và quá trình tái hòa nhập là một phần quan trọng trong đó."

    VietHome (Theo Buzz Feed)

  • Cảnh sát đã phát hiện khoảng 170 cây tại một cơ sở trồng cần sa tinh vi của người Việt.

    Được biết, hai cảnh sát địa phương đang thực hiện một cuộc kiểm tra thông thường ở Phố Brownlow vào khoảng 10 giờ sáng ngày 5/6 thì tình cờ nhìn thấy một người đàn ông rời khỏi nhà.

    Người đàn ông, được mô tả là có ngoại hình 'phương Đông', ăn mặc lịch sự, và hai cảnh sát ngẫu nhiên trò chuyện với anh ta chỉ với mục đích giao lưu cộng đồng chứ không tình nghi gì anh này. 

    Tuy nhiên, càng nói chuyện, việc sử dụng tiếng Anh của người đàn ông càng trở nên khó hiểu hơn. Người này trở nên có phần kích động và gọi điện thoại cho một thành viên trong gia đình, nói bằng ngôn ngữ được cho là tiếng Việt, trước khi chuyển điện thoại cho một trong những sĩ quan.

    Tuy nhiên, khi cảnh sát đang nói chuyện với 'thành viên gia đình' trên điện thoại, người đàn ông đã co giò bỏ chạy, để lại điện thoại và hai cảnh sát chưng hửng đứng nhìn theo.

    Trung sĩ Hayley Manning cho biết: "Cảnh sát ngay lập tức xem xét ngôi nhà mà người đàn ông vừa rời khỏi và tôi được gọi đến. Nhìn qua khe bỏ thư ở cửa chính, bạn có thể cảm thấy một làn gió mát và nghe thấy tiếng quạt chạy. Tất cả rèm cửa đều đóng kín và do đó, khiến chúng tôi nghi ngờ. Chúng tôi liền đến Tòa án Địa phương Plymouth và xin lệnh khám xét. "

    Cảnh sát sau đó quay trở lại địa chỉ và buộc phải phá cửa để vào nhà.

    Bên trong khu nhà bán liền kề, tại tầng trệt họ phát hiện ra một loạt cây cần sa giống, nhưng trên lầu họ tìm thấy một cơ sở tinh vi với khoảng 170 cây lớn.

    Trung sĩ Manning nói: "Từ cấu trúc của xưởng cần sa và dấu vết thu thập được, chúng tôi nghi ngờ rằng đây là một nhà máy cần sa kiểu Việt Nam.

    "Người đàn ông mà các sĩ quan đã nói chuyện ăn mặc rất sáng sủa và các sĩ quan chỉ ngẫu nhiên bắt chuyện trong khuôn khổ hoạt động cộng đồng của chúng tôi với cư dân trong khu vực. Tại thời điểm đó, không có gì để nghi ngờ về hoạt động tội phạm.

    "Trớ trêu thay, nếu anh ta chỉ chờ đợi chúng tôi nói chuyện xong thì có lẽ anh ta đã được cho đi. Thay vì thế, anh ta đã chạy trốn khỏi hiện trường làm dấy lên sự nghi ngờ của chúng tôi."

    Hiện vẫn chưa có ai bị bắt giữ và người đàn ông vẫn ngoài vùng phủ sóng. Cảnh sát đã tịch thu toàn bộ cần sa và các thiết bị trồng trọt trong ngôi nhà.

    Bất cứ ai có thông tin về vụ việc, hãy liên hệ với cảnh sát theo số 101 hoặc gửi email  tới 101@dc.police.uk hoặc liên hệ ẩn danh tới Crimestoppers theo số 0800 555111 trích dẫn mã số vụ việc CR / 049845/19.

    VietHome (Theo Plymouth Live)

     

  • Một thanh niên và một thiếu niên đã bị một quan tòa gọi là những 'kẻ ngốc' sau khi cảnh sát bắt quả tang họ buôn bán cần sa.

    Branden Rhodes, 23 tuổi, đã bị bắt cùng với thiếu niên 17 tuổi khi một cảnh sát ngửi thấy mùi cần sa tỏa ra từ nhà của Rhodes ở Accrington, Lancashire. Viên cảnh sát chỉ cần làm một việc đơn giản là gõ cửa trước.

    Trong quá trình khám xét tài sản, cảnh sát đã phát hiện ra cân điện tử, túi đựng và cần sa, cùng với tiền mặt và điện thoại di động có chứa tin nhắn liên quan đến chất cấm.

    Rhodes và thiếu niên được giấu tên vì lý do pháp lý đã cùng xuất hiện tại Tòa án Tối cao Burnley và thừa nhận tội cung cấp cần sa và sở hữu cần sa với ý định cung cấp.

    Công tố viên Emma Kehoe cho biết một cảnh sát khu vực đang tuần tra vào ngày 26 tháng 8 năm ngoái đã phát hiện ra "mùi cần sa rất nồng". Khi anh ấy gõ cửa nhà của Rhodes, bị cáo ra mở cửa và có một số thanh niên khác tại đó.

    Bà Kehoe cho biết một lệnh khám xét đã được thực hiện và năm túi cần sa đã bị thu giữ. Tổng số tiền mặt £170 cũng được thu lại từ thiếu niên 17 tuổi.

    Bà Kehoe cũng cho hay điện thoại di động của cả hai bị cáo có tin nhắn 'biểu thị sự liên quan đến việc cung cấp cần sa từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2018'.

    Luật sư biện hộ cho Rhodes, bà Laura Barbour, cho biết bị cáo cảm thấy 'xấu hổ và bối rối'.

    Bà trình bày với tòa án: "Sau thời gian phạm tội, bị cáo đã tìm cho mình một công việc, làm việc nhiều giờ trong một kho hàng.

    "Cậu ấy đã làm việc và đã tạo ấn tượng đủ tốt. Nếu hôm nay cậu ấy không phải đi tù, thì cậu ấy đã nhận được công việc cố định ấy. Cậu ấy chỉ là một chàng trai trẻ có năng lực và trước đó cũng đã từng đi làm.”

    Rhodes, đến từ Accrington, đã phải nhận lệnh cộng đồng 24 tháng với yêu cầu tham gia chương trình phục hồi nhân phẩm 10 ngày và 150 giờ làm việc không lương. Thiếu niên 17 tuổi cũng sẽ bị kiểm soát trong chín tháng.

    Quan tòa Andrew Jefferies QC nói: "Cả hai đều vứt bỏ tính cách tốt của mình để đổi lấy cần sa.

    "Hút cần sa và buôn bán nó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôi hy vọng rằng sự việc sẽ hoàn toàn kết thúc sau lần này."

    Khi kết án 2 người này, quan tòa nói: "Cả hai đều là những kẻ ngốc, các bị cáo còn trẻ và tất cả những gì tôi được biết về hai bị cáo đều mang tính tích cực.

    "Những gì các bị cáo làm khiến họ tự ghi tên mình vào hồ sơ tội phạm."

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • Hai người đã bị bắt sau khi một trang trại cần sa bị phát hiện ở Stockport.

    Trang trại được tìm thấy sau khi cảnh sát tiến hành đột kích một ngôi nhà trên phố Hall ở Offerton để tìm kiếm một người đàn ông bị truy nã.

    Hiện tại, chưa có thông tin chính thức về quy mô của trang trại, tuy nhiên cảnh sát mô tả đây là một cơ sở sử dụng 'công nghệ cao'.

    Một phụ nữ và một người đàn ông - được hiểu là người đàn ông bị truy nã - đã bị bắt tại hiện trường.

    Họ vẫn bị giam giữ để thẩm vấn và việc điều tra đang tiếp tục được tiến hành.

    Một phát ngôn viên của GMP cho biết: "Vào lúc 10 giờ 50 phút sáng nay (Thứ Ba 4/6), cảnh sát đã thực hiện lệnh khám xét tại một địa chỉ trên Phố Hall ở Offerton để tìm kiếm một người đàn ông bị truy nã.

    "Một trang trại cần sa công nghệ cao đã được phát hiện tại địa chỉ này.

    "Một người đàn ông và một người phụ nữ đã bị bắt tại hiện trường và vẫn bị giam giữ.

    "Việc điều tra đang được tiến hành."

    Bất cứ ai có thông tin hãy liên hệ với cảnh sát theo số 101 trích dẫn mã số vụ việc 710 ngày 4 tháng Sáu.

    Ngoài ra, người dân có thể liên hệ ẩn danh qua Crimestoppers theo số 0800 555 111.


    Hình ảnh tại hiện trường.

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • Ba thành viên của một băng đảng người Việt từng biến hàng chục ngôi nhà ở Lancashire thành trang trại cần sa đã được lệnh phải trả lại số tiền họ kiếm được.

    Băng đảng này đã bị kết án tù tổng cộng 35 năm vào tháng 12 năm ngoái vì trồng cần sa tại nhiều địa điểm, được cho là mang lại thu nhập trị giá 1 triệu bảng.

    Những kẻ tội phạm, bao gồm hai cặp vợ chồng, đã sử dụng danh tính và giấy tờ giả để thuê hàng chục ngôi nhà ở Preston và Blackpool trước khi biến chúng thành trang trại cần sa.

    2 người bị bắt là J. Nguyễn và T. Võ cùng 1 phụ nữ khác.

    Họ thuê nhà và lừa các chủ nhà bằng cách đóng vai các cặp vợ chồng có con nhỏ.

    J. Nguyen, 28 tuổi, ở Webster Avenue, Bootle đã bị kết án bảy năm và bốn tháng sau khi thừa nhận tội âm mưu sản xuất và cung cấp cần sa và rửa tiền và T. Nguyen, 34 tuổi, ở Pall Mall, Liverpool, lĩnh án một năm và năm tháng vì tội rửa tiền.

    Tại phiên xét xử, hai người đàn ông đã bị tịch thu tài sản, cùng với T. Võ, 31 tuổi, trú tại đường Westminster, Birmingham, đang thụ án ba năm và bốn tháng sau khi thừa nhận âm mưu sản xuất và cung cấp cần sa.

    J. Nguyễn đã bị tịch thu £69.555, trong đó £ 5,097.97 là tiền bồi thường.

    T. Nguyen bị tịch thu 42.781,38 bảng trong khi T. Võ bị tịch thu 20,522,08.

    Tiền thu được ở hiện trường.

    Nếu số tiền này không được nộp lai trước thời gian quy định, mỗi người sẽ phải đối mặt với án tù từ sáu đến 12 tháng.

    T. H. Nguyen, còn được gọi là Annie, 28 tuổi, trú tại Berry Street, Liverpool, trước đây đã bị kết tội âm mưu sản xuất và cung cấp cần sa và bị bỏ tù ba năm và chín tháng.

    Số tiền cô đã bỏ túi đang được điều tra và trường hợp của cô được hoãn lại đến ngày 3 tháng Sáu.

    Đây là những nghi phạm bị bắt trong vụ em bé chơi với xấp tiền.
    Mời bạn xem bài liên quan: Anh phá băng nhóm Việt trồng cần sa từ video em bé chơi với xấp tiền

    VietHome (Theo Lancashire Post)