• Một ông chủ nhà hàng Việt đã bị tuyên án 11 năm tù giam vì vận chuyển lậu người di cư đến làm việc trong các trại trồng cần sa của mình ở Anh.

    11 nam tu 1
    Ông Tuan Anh Do bị tuyên án 11 năm tù giam. Ảnh: NCA

    BBC ngày 10.3 đưa tin Tuan Anh Do (55 tuổi) bị bắt giữ tại nhà hàng do ông ta điều hành cùng vợ ở thị trấn Blackburn (hạt Lancashire, Anh) vào tháng 6.2017 sau một cuộc điều tra bí mật của cảnh sát Anh.

    Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA) cho biết Do đã vận chuyển lậu người di cư từ Pháp đến các trại trồng cần sa, trong đó có một trại ở thị trấn Accrington (hạt Lancashire, Anh).

    Do bị kết tội âm mưu tạo điều kiện cho nhập cư bất hợp pháp, âm mưu sản xuất cần sa và âm mưu cung cấp cần sa.

    Ông chủ nhà hàng Việt này đã nhận tội âm mưu sản xuất cần sa. Tòa án Manchester ngày 8.3 đã tuyên án Do 11 năm tù giam, theo BBC.

    NCA cho hay các đặc vụ đã bí mật “thâm nhập” vào mạng lưới vận chuyển lậu người của Do cùng các cộng sự.

    Các đặc vụ nghe Do nói có “liên hệ với mạng lưới tội phạm liên quan đến vận chuyển lậu người ở nước ngoài”.

    Khi Do bị bắt, các cảnh sát tìm thấy một mảnh giấy tại nhà hàng của ông ta ở Blackburn có nội dung đề cập “địa điểm đón khách được đề xuất cho người di cư ở Bỉ”.

    11 nam tu 1
    Một trại trồng cần sa ở thị trấn Accrington. Ảnh: NCA

    Người quản lý hoạt động của NCA, Jon Sayers cho biết: “Trong trường hợp của Tuan Anh Do, ông ta không chỉ tham gia vào việc thiết lập những chuyến đi nguy hiểm này, ông ta còn tìm cách lợi dụng những người di cư khi họ đến đây, đưa họ làm việc trong các trại trồng cần sa bất hợp pháp”.

    Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh cho hay 4 người đàn ông khác trước đó đã bị tuyên án tù từ 5-7 năm vì các vai trò của họ trong nhóm tội phạm có tổ chức trên.

    Theo NCA

  • Bộ trưởng Y tế Thái Lan cho biết mỗi hộ gia đình nước này giờ có thể trồng 6 chậu cần sa để kiếm thêm thu nhập, sau khi các quy định được nới lỏng.

    Các gia đình có thể thành lập cộng đồng để trồng cần sa và cung cấp cho các bệnh viện công và cơ sở nhà nước, hoặc sử dụng làm thực phẩm và mỹ phẩm tăng thêm thu nhập, theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul.

    trong can sa thai
    Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế vào năm 2018. Ảnh: Reuters.

    "Cần sa và các loài cây gai dầu đều là cây trồng kinh tế và là lựa chọn mới giúp người dân địa phương có thu nhập", Bloomberg dẫn lời ông Anutin trong một triển lãm giáo dục về cần sa hôm 5/3. "Chúng tôi đang cố gắng nới lỏng các hạn chế để công chúng tiếp cận loại cây này dễ dàng hơn, nhưng hãy hợp tác và sử dụng nó một cách đúng đắn".

    Bộ trưởng Anutin cho biết toàn bộ bông và hạt thu được từ cây cần sa trồng tại nhà phải được gửi đến các cơ sở y tế nhà nước. Lý do là chúng vẫn bị cấm sử dụng theo bộ luật hình sự của Thái Lan do hàm lượng cao chất kích thích thần kinh.Dù Thái Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế vào năm 2018, việc sử dụng cần sa cho mục đích giải trí vẫn bị cấm.

    Các phần còn lại của cần sa, bao gồm lá, cành và sợi, cũng như các loài cây gai dầu, đã được phân loại và được phép sử dụng cho thực phẩm và mỹ phẩm kể từ tháng 12/2020.

    Ông Anutin trở thành bộ trưởng vào năm 2019 sau cuộc bầu cử mà trọng tâm chiến dịch tranh cử của đảng ông là hợp pháp hóa cần sa.

    Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, việc cho phép các hộ gia đình trồng cần sa là bước tiến mới để "tháo xích" cho ngành này. Thái Lan phần nào giống Sri Lanka, nơi cho phép những người được nhà nước cấp phép trồng cần sa có giới hạn và chỉ dùng cho mục đích y tế.

    Philippines đang xem xét cho phép sử dụng cần sa để điều trị bệnh động kinh. Song cần sa vẫn bị cấm ở đa số các nước khác ở Đông Nam Á và tại một số nước, hình phạt đối với những người vi phạm có thể lên đến tử hình.

    Theo Zing

  • Cảnh sát Anh vừa thu giữ hơn 800 cây cần sa bên trong một tầng hầm tại London, gần ngân hàng trung ương nước này.

    Sau khi xuất hiện những báo cáo về một mùi mạnh, cảnh sát thành phố London đã lục soát tầng hầm bên trong một tòa nhà thương mại và thu giữ 826 cây cần sa.

    Đây là lần đầu tiên một cơ sở sản xuất cần sa với quy mô lớn như vậy bị phát hiện và bắt giữ ngay tại thủ đô của nước Anh.

    Theo thông tin được cảnh sát Anh công bố vào ngày 20/1, "nhà máy cần sa" này được trang bị hệ thống chiếu sáng và thông gió và nằm cách không xa Ngân hàng Anh - ngân hàng trung ương của quốc gia này.

    Cảnh sát cũng cho biết họ đã bắt giữ hai đối tượng để tiếp tục điều tra.

    800 cay can sa
    Hơn 800 cây bị thu giữ ngay tại trung tâm tài chính của thành phố London. Ảnh: Cảnh sát thành phố London.

    Cơ sở sản xuất cần sa này nằm ngay tại quận tài chính sầm uất của thủ đô London, nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn lớn, sàn giao dịch chứng khoáng London cũng như ngân hàng trung ương Anh.Quyền thanh tra thám tử Andy Spooner cho rằng "cơ sở này được lập ra trong bối cảnh số người qua lại khu vực này giảm đi do dịch Covid-19, từ đó giảm nguy cơ nó bị phát hiện".

    Khu vực này đã bị chính phủ Anh đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Người lao động tại đây đã được yêu cầu làm việc tại nhà nhằm hạn chế lây nhiễm.

    Phát ngôn viên của thành phố London cho biết lực lượng cảnh sát khu vực thường giải quyết các vụ phạm tội liên quan đến kinh tế như lừa đảo. Việc bắt giữ tội phạm liên quan đến chất cấm là không phổ biến, người này nói thêm.

    Tại Anh, kể từ năm 2019, cần sa có thể được sử dụng một cách hợp pháp cho mục đích y tế. Tuy nhiên, việc trồng, buôn bán hoặc sử dụng cần sa cho các mục đích giải trí là bất hợp pháp.

    Những người cung cấp hoặc tàng trữ cần sa có thể bị phạt hành chính hoặc nhận án tù lên đến 14 năm.

  • Một nghi phạm đã bị bắt khi cố gắng dùng phần mềm dịch của google để nói chuyện với các sĩ quan nhưng lại bật nhầm … đoạn băng quay lại trang trại trồng cần sa.

    Vào ngày 7/12/2020, cảnh sát Northumbria đã tạm dừng một chiếc Mercedes xám tại cầu Rainton Bridge, gần Sunderland.

    Các sĩ quan sau đó đã nghi ngờ hai người trên xe do ngửi thấy mùi cần sa nồng nặc. Một trong hai người không thạo tiếng Anh nên đã cố gắng sử dụng phần mềm dịch của Google để giải thích với cảnh sát.

    “Tuy nhiên, đối tượng trở nên hoảng hốt khi đoạn băng quay lại cảnh một nhà máy cần sa đang hoạt động hiện lên trên màn hình điện thoại”, người đại diện của cảnh sát  Northumbria nói.

    googletranslateThay vì mở google dịch, đối tượng đã cho cảnh sát xem đoạn băng "lạy ông tôi ở bụi này"

    Cảnh sát sau đó đã bắt giữ cặp đôi này, tiến hành lục soát một khu nhà ở làng Easing Lane và tìm thấy trang trại cần sa trong đoạn băng. 600 cây cần sa trồng trên ba tầng nhà đã bị thu giữ.

    Trung sĩ Steve Passey, thuộc cảnh sát Northumbria, cho biết: “Nghi phạm tỏ ra khá sốc, nhanh chóng khóa màn hình và hi vọng chưa ai nhìn thấy đoạn băng”.

    “Không may cho đối tượng, hành động này khiến anh ta và bạn đồng hành bị tạm giữ ở đồn cảnh sát trong một đêm. Nhờ đó, chúng tôi có thể thực hiện thu thập thông tin một cách kỹ càng hơn và tìm ra địa chỉ của trang trại trồng cần”.

    “Bên trong, chúng tôi đã tìm thấy và tháo dỡ một hệ thống trồng cần khá công phu để đảm bảo chất cấm không có cơ hội len lỏi trên đường phố”.

    Hai đối tượng – 22 và 38 tuổi, bị bắt giữ vì tình nghi sản xuất chất cấm loại B và đã được xin tại ngoại.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Tù nhân thụ án lâu nhất nước Mỹ vì tội buôn bán cần sa mới đây được thả tự do từ nhà tù ở bang Florida. Ông dự định tận hưởng kỳ nghỉ đầu tiên cùng với gia đình sau 31 năm tù.

    Richard DeLisi bước ra khỏi trại cải tạo ở hạt Palm Beach vào tuần qua. Ông cho biết ông cảm thấy "biết ơn mọi người ở đó".

    Ông DeLisi cùng anh trai bị kết án 90 năm tù vào năm 1989 vì tội buôn bán hơn 45 kg cần sa từ Colombia và tội âm mưu lừa đảo.

    Cả hai anh em ông DeLisi đều nhận ba bản án 30 năm tù. Điều này vượt quá thời hạn bản án được quy định vào thời điểm đó.

    Các chuyên gia tư pháp hình sự chỉ ra bản án này cho thấy nỗ lực trong "cuộc chiến chống ma túy" kéo dài trong những năm 1980 và 1990.

    Về sau, anh trai của ông DeLisi kháng cáo và được thả tự do vào năm 2013. Trong khi đó, kháng cáo của ông DeLisi bị bác bỏ.

    toi pham can sa duoc tha
    Ông Richard DeLisi (thứ hai từ trái sang) đoàn tụ cùng gia đình ở Florida hôm 8/12. Ảnh: AP

    Trước khi được thả tự do, ông DeLisi cho biết cảm thấy “thật tuyệt vời khi sẽ sớm được về nhà với gia đình và những người thân yêu”. Tuy nhiên, ông sẽ không thể gặp lại vợ, cha mẹ và con trai. Họ đã qua đời trong thời gian 31 năm ông ngồi tù.Trả lời tờ Ledger của Florida, ông DeLisi nói: "Những gì họ làm với tôi thật bất công. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như mình".

    “Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều khoảnh khắc quan trọng”, ông DeLisi nói. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy vui vì có thể đoàn tụ với hai đứa con và 5 đứa cháu còn lại.

    Ông DeLisi được trả tự do một phần nhờ nỗ lực đấu tranh của dự án Tù nhân cuối cùng. Dự án phi lợi nhuận này kêu gọi cải cách tư pháp hình sự - đặc biệt là đối với những người thụ án dài hạn vì tội phi bạo lực, liên quan đến cần sa, theo Guardian.

  • Tất cả 14 người Việt đều bị từ chối bảo lãnh tại ngoại và dự kiến sẽ ra hầu tòa ở tòa án địa phương Taree thuộc bang New South Wales, Úc vào tháng 1-2021.

    trong can sa o uc 1
    Có 14 người Việt bị bắt khi lực lượng chức năng bang New South Wales, Úc tiến hành các cuộc đột kích tuần trước - Ảnh: Cảnh sát bang New South Wales

    Báo The Australian (Úc) ngày 26-10 đưa tin cảnh sát bang New South Wales của Úc vừa bắt 14 người Việt và tịch thu hơn 13.000 cây cần sa. Họ nói rằng đây là "một trong những vụ tịch thu cần sa lớn nhất trong lịch sử Úc".

    Vụ bắt giữ nằm một phần trong cuộc điều tra đang diễn ra của "Strike Force Harthouse" (tạm dịch: Lực lượng truy kích Harthouse). Lực lượng này được lập ra vào tháng 11 năm ngoái để điều tra việc trồng và cung cấp cần sa trên khắp bang New South Wales, theo trang 9news.com.au.

    "Trong 2 ngày, có 14 người vi phạm đã bị bắt và hơn 13.000 cây cần sa đã bị tịch thu với giá trị ước tính hơn 40 triệu USD. Chúng tôi chưa từng chứng kiến vụ tịch thu cần sa với quy mô như thế này từ thập niên 1970" - John Watson, một sĩ quan cao cấp đến từ Đội điều tra ma túy và súng cầm tay địa phương, cho biết.

    trong can sa o uc 1
    Số cần sa đã bị tiêu hủy - Ảnh: Cảnh sát bang New South Wales

    Vụ bắt giữ trên được tiến hành trong hai đợt. Cuộc đột kích thứ nhất diễn ra hôm 22-10 tại khu Minimbah của bang New South Wales. Lực lượng chức năng tịch thu 5.593 cây cần sa cùng hơn 17kg cần sa khô với tổng giá trị 16,9 triệu USD.

    Cảnh sát đã bắt 6 người Việt, gồm một người thuộc diện thường trú nhân và hai người có visa (thị thực) sinh viên. Những người này đã được đưa tới đồn cảnh sát Taree ở Taree, bang New South Wales và đều bị truy tố với các cáo buộc trồng và cung cấp cần sa.

    Trong đợt thứ hai diễn ra ngày 23-10, các nhà điều tra đến khu Melinga và Moorland thuộc bang New South Wales và tịch thu 7.760 cây cần sa. Thêm 8 người bị bắt, đều là người Việt, trong đó có một người thuộc diện thường trú nhân và hai người có visa sinh viên. Họ cũng được đưa tới đồn cảnh sát Taree.

    Tất cả 14 người trên đều bị từ chối bảo lãnh tại ngoại tại Tòa án địa phương Taree và dự kiến họ sẽ tiếp tục xuất hiện tại tòa án này vào tháng 1-2021. Theo Đài ABC của Úc, toàn bộ số cần sa trên đã bị tiêu hủy.

    trong can sa o uc 1
    Cảnh sát tịch thu tổng cộng hơn 13.000 cây cần sa - Ảnh: Cảnh sát bang New South Wales

    Hiện không rõ có ai đứng sau vụ trồng cần sa trên hay không. Hồi tháng 12-2019, cảnh sát Tây Ban Nha cho biết họ đã triệt phá thành công một đường dây buôn người và trồng cần sa trái phép ở nước này do người Trung Quốc điều hành sau 8 tháng điều tra.

    Theo cảnh sát Tây Ban Nha, để tối đa hóa lợi nhuận, băng đảng Trung Quốc đã nhận những người vượt biên trái phép đến từ Trung Quốc và Việt Nam rồi ép họ làm việc suốt ngày đêm, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài.

    Hồi tháng 10-2019, cảnh sát Anh cho biết đã giải cứu 3 trẻ em bị bọn buôn người đưa từ Việt Nam sang Anh và bắt làm việc trong một trang trại cần sa tại Greater Manchester.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Trong bối cảnh vắng bóng khách du lịch, Catalonia đang trên đường trở thành thủ phủ cần sa mới của châu Âu, cảnh sát Tây Ban Nha cảnh báo.

    Theo Guardian, tại Barcelona, thành phố lớn nhất Tây Ban Nha, có tổng cộng 156 cơ sở kinh doanh dịch vụ cần sa. Khách đến những cơ sở như thế này có thể chọn mua đủ loại cần sa và sử dụng ngay tại chỗ, với không gian cũng được thiết kế riêng cho hoạt động này.

    Được hình thành như những câu lạc bộ nhỏ để phục vụ cộng đồng, nhưng cảnh sát Tây Ban Nha cho biết những cơ sở như thế này đang dần trở thành bình phong cho hoạt động tội phạm ma túy. Đại dịch Covid-19 khiến du khác vắng bóng, và điều đó ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh tế của Barcelona, một trong những nơi đón nhiều khách du lịch nhất thế giới.

    Kinh doanh dịch vụ cần sa trở thành một trong những ngành ít ỏi ăn nên làm ra trong thời điểm này. Tuy nhiên, một báo cáo nội bộ của Mossos d'Esquadra - tên gọi của lực lượng cảnh sát Catalonia - cho biết giờ đây Catalonia đã trở thành thủ phủ của thị trường cần sa bất hợp pháp ở châu Âu, với hoạt động xuất khẩu tăng mạnh sang các nước khác trong khối.

    thu phu moi cua can sa
    Cảnh sát Catalan trong một lần triệt phá cơ sở trồng cây cần sa. Ảnh: Getty.

    Với lợi nhuận cao và việc luật pháp địa phương khá nhẹ tay cho tội phạm cần sa (rất ít khi có án tù quá 2 năm), các băng đảng từ khắp châu Âu đang cạnh tranh để nhảy vào thị trường sản xuất và buôn bán cần sa tại Catolonia. Trong vòng một năm qua, cảnh sát địa phương đã triệt phá 34 băng đảng tội phạm liên quan và tiêu hủy 319 trang trại cần sa bất hợp pháp.

    Báo cáo của cảnh sát cho biết thái độ cởi mở với cần sa của người dân địa phương, những khu vực ngoại ô với cư dân thưa thớt và nhiều căn hộ bỏ trống khiến cho các băng nhóm tội phạm dễ dàng trồng và thu hoạch cần sa.

    Cảnh sát đã phát hiện những cơ sở trồng cần sa công nghệ cao, với hệ thống tưới tiêu và ánh sáng hoàn toàn tự động, theo dõi và điều khiển nhiệt độ từ xa. Nhiều cơ sở còn canh tác giống cần sa không mùi để tránh bị phát hiện.

    Sự cạnh tranh gay gắt tới mức tại tỉnh Lleida, một băng đảng trồng cần sa thậm chí đã sử dụng drone để phát hiện trang trại của băng đối địch, rồi sau đó tới phá hủy chúng.

    Giá thành sản xuất thấp và một khung pháp lý không rõ ràng khiến Tây Ban Nha trở thành nhà sản xuất cần sa chính của châu Âu, theo ông Ramon Chacon, phó phòng cảnh sát chống tội phạm của Mossos.

    "Khi chúng tôi nghiên cứu những gì đã xảy ra ở một số nước khác là nơi sản xuất ma túy chính, chẳng hạn như hashish ở Morocco hay cocaine ở Colombia, chúng tôi bắt đầu có lý do để lo ngại. Trong nhiều năm, Tây Ban Nha là điểm đến của các băng đảng Morocco, vì vậy mạng lưới phân phối đã có sẵn khi sự bùng nổ cần sa bắt đầu. Giống như việc buôn lậu thuốc lá tại vùng Galicia phía tây bắc Tây Ban Nha đã tạo tiền đề cho hoạt động buôn lậu cocaine", ông Chacon nhận định.

    Tại Tây Ban Nha, giá cần sa trung bình chỉ vào khoảng 5 euro/g, so với mức trung bình 15 euro trên toàn châu Âu. Ông Chacon cho biết các tổ chức tội phạm ở khắp châu Âu trước đây từng mua cần sa ở Tây Ban Nha để bán trong nước, thì giờ đã tự tham gia vào công đoạn sản xuất ở Catalonia.

  • Xhesion Rexha đã bị bắt tại một ngôi nhà ở Leeds. Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện 60 cây cần sa.

    Anh Rexha (25 tuổi) khai với cảnh sát anh đồng ý trông coi trang trại trồng cần sa để trả khoản nợ 40.000 bảng Anh cho những kẻ buôn người đã giúp anh nhập cư trái phép từ Albania vào Anh quốc.

    Vào đầu tháng trước, Cảnh sát West Yorkshire nhận được tin tình báo cần sa đang được trồng tại một ngôi nhà ở Bayswater Grove, Harehills.

    Ngày 14/8, các sĩ quan tiến hành đột kích và khám xét ngôi nhà.

    “Đối tượng duy nhất họ tìm thấy trong nhà là bị cáo, người ngay lập tức thừa nhận đây là trang trại trồng cần sa”, công tố viên Martin Robertshaw nói

    60 cây cần sa đã được tìm thấy trong tầng hầm và phòng ngủ tầng một.

    Ngôi nhà cũng được trang bị hệ thống hút khí, đèn và quạt thích hợp để trồng chất cấm.

    Các đối tượng cũng rất tinh vi khi không sử dụng đường dây điện có sẵn.

    Leeds Crown CourtTòa án Leeds Crown

    Trong quá trình phỏng vấn, Rexha cho biết mình bắt đầu trông coi số cần sa được hai tuần và toàn bộ cây cần sa cũng như thiết bị đã có sẵn ở đó trước khi anh đến.

    “Bị cáo đóng vai trò người làm vườn", ông Robershaw nói, "Anh ấy thừa nhận mình sẽ nhận được 10% lợi nhuận từ việc bán chất cấm”.

    Rexha cũng cho biết anh nợ những người kẻ buôn người 40,000 bảng.

    Geraldine Kelly, luật sư bào chữa, nhấn mạnh Rexha không có tiền án tiền sự và đã thành khẩn khai báo và nhận tội.

    “Anh ấy nói mình nhận được mười phần trăm lợi nhuận, nhưng lợi nhuận là bao nhiêu thì không biết”, bà Kelly nói, “Bị cáo cũng buộc phải làm việc do lo sợ gia đình mình ở Albania sẽ gặp nguy hiểm nếu anh không trả nợ”.

    Trước đó, Rexha làm việc trong ngành xây dựng ở đông nam nước Anh nhưng đã bị sa thải khi tình trạng nhập cư của anh bị phát hiện.

    Luật sư biện hộ cho biết Rexha là một nhiếp ảnh gia tuy nhiên anh không thể tìm được việc làm tại quê nhà.

    “Anh ấy đến đất nước này, mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà Kelly nói, “Bị rất hối hận và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc làm của mình".

    Tòa tuyên án Rexha 12 tháng tù.

    Thẩm phán Geoffrey Marson QC khẳng định không kết án Rexha vì anh là người nhập cư bất hợp pháp.

    "Tòa tuyên án bị cáo vì đã tham gia vào hoạt động trồng cần sa", ông Marson nói.

    Thẩm phán Marson cũng cho biết tòa đã xem xét tình tiết giảm nhẹ do Rexha mới chăm sóc số cần sa không lâu.

    "Tuy nhiên, đây là trang trại trồng cần quy mô lớn với gần 60 cây được phát hiện", thẩm phán Marson nói.

    Tòa án nhận định số lượng chất cấm trang trại có thể sản xuất là rất lớn.

    "Án tù giam giữ ngay lập tức là hình thức răn đe phù hợp", ông Marson kết luận.

    Rexha có thể bị trục xuất sau khi mãn hạn tù.

    Viethome (Theo YorkShire Evening Post)

  • 2 DE HMB 300719CannabisFactory 07

    Một trang trải cần sa được phát hiện sau khi người dân nhận thấy một người đàn ông có những hành động đáng nghi ở một khu nhà trong nhiều giờ đồng hồ.

    Sau đó, Cảnh sát đã được gọi đến đường Grayshott ở Southsea lúc 3 giờ 3 phút sáng.

    Khi đến nơi, cảnh sát đã tiến hành khám xét và phát hiện ra khu nhà này ẩn chứa một nhà máy sản xuất cần sa 'quy mô lớn'.

    Tuy nhiên trước khi đột kích vào trang trại bất hợp pháp này, cảnh sát phải kêu gọi sự giúp đỡ từ Điện lực miền Nam và Scotland để ‘đảm bảo rằng nó an toàn’.

    Một phát ngôn viên của cảnh sát cho biết: ‘Các nhân viên cảnh sát đã tiến hành khám xét ngôi nhà và xác định được vị trí của một số lượng lớn cây cần sa.

    Sau đó: "Số cần sa này đã được thu giữ cùng với một chiếc điện thoại".

    Cảnh sát cho biết thêm: "Không có ai có mặt tại hiện trường vào thời điểm đó và do đó không có vụ bắt giữ nào được thực hiện."

    Viethome (Theo The News)

  • Cảnh sát đã thu giữ số chất cấm có giá trị hàng chục nghìn bảng sau khi đột kích vào một căn hộ tại Renfrew.

    Cảnh sát đã xông vào khu nhà ở đại lộ Bute vào thứ ba (8/9), sau khi người dân phản ánh về các hoạt động đáng nghi đang diễn ra tại đây.

    Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện ra cây cần sa đang được trồng trong căn hộ và nơi này nhanh chóng được phong tỏa

    Sau đó, Hơn 100 cây cần sa, giá trị ước tính khoảng 50.000 bảng Anh đã được thu hồi từ trang trại trồng cần sa trong một số phòng và gác xép.

    Thanh tra Allan O’Hare, người đứng đầu trong ngành cảnh sát tại Renfrewshire, nói với tờ The Gazette: "Cảnh sát đã đột kích vào tòa nhà sau khi nhận được tin tình báo từ cộng đồng.”

    tải xuống 1

    Thanh tra cho biết thêm:

    "Khi đến nơi, chúng tôi đã nhanh chóng phát hiện số cần sa đang được trồng và lập tức xin lệnh khám xét của cảnh sát trưởng.”

    “Đồng hồ điện cũng đã bị phá bỏ, vì nó có thể gây nguy cơ cháy nổ cho tài sản của người dân.

    "Khu vực trồng cần sa vô cùng nguy hiểm vì có số lượng lớn đèn sưởi và chúng tôi đã hành động nhanh chóng để có thể bảo đảm an toàn cho cả tòa nhà.

    "Tối rất mong cộng đồng có thể hỗ trợ chúng tôi trong việc phát hiện những trang trại cần sa như thế này, bởi sự tồn tại của chúng có thể đem lại những mối nguy hiểm cho mọi người.

    "Tôi cũng yêu cầu người dân cần cảnh giác phát hiện bất kỳ dấu vết nào liên quan đến việc trồng cần sa, bao gồm có mùi nồng nặc, cửa sổ đóng hoặc che liên tục, ánh sáng mạnh và bật liên tục cả ngày lẫn đêm, hệ thống thông gió bật liên tục."

    Cảnh sát cho biết thêm các cuộc điều tra về dấu vết chủ nhân của căn hộ vẫn đang được tiến hành.


    Vậy nên bất kỳ ai có thông tin gì liên quan hãy gọi cho cảnh sát theo số 101 hoặc liên hệ ẩn danh cho Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    Viethome (Theo The Gazette)

  • Năm người đàn ông buộc phải trình diện tại Tòa án Hình sự Lincoln vào tháng Bảy vì tội sản xuất cần sa sau khi cảnh sát đột kích một ngôi nhà ở Thorpe Tilney gần Billinghay.

    18.06.4 PWR HMB 06320cans Năm người bị buộc tội trồng cần sa  (Ảnh: Cảnh sát Nottinghamshire)

    Cảnh sát tìm thấy một số lượng lớn cây cần sa đang được trồng khi họ thi hành nhiệm vụ tại đây vào ngày 9 tháng Sáu.

    Năm người bị buộc tội là:

    - Mirsad Beqja, 53 tuổi, ở Newbon Close, Loughborough, Leicestershire;

    - William Buckberry, 31 tuổi, ở Sleaford Road, Thorpe Tilney;

    - Nimet Jacaj, 32 tuổi, ở Hyde Way, Sleaford;

    - Derirjan Ujkaj, 23 tuổi, ở Gradwell Street, Liverpool;

    - và Klaidi Hasanas, 28 tuổi, ở Herbert Street, Loughborough, Leicestershire.

    5 người này bị xét xử tại Tòa án sơ thẩm Lincoln vào thứ Năm, ngày 11 tháng Sáu. Beqja, Jacaj và Ujkaj bị tạm giam để ra Tòa án hình sự vào ngày 13 tháng Bảy.

    Buckberry được tại ngoại có bảo lãnh chờ ra Tòa án hình sự cùng ngày. Hasanas bị tạm giam chờ xét xử tại Tòa án Hình sự Lincoln vào ngày 7 tháng Bảy.

    Một người phụ nữ 28 tuổi, cũng bị bắt, đã được tạm tha chờ điều tra thêm.

    Phát hiện trại cần sa khi theo dấu 2 kẻ trộm

    Trong một vụ án khác, hai người đàn ông bị cảnh sát phát hiện đột nhập vào một ngôi nhà, thực chất là một trang trại cần sa.

    Vào sáng thứ Hai ngày 8/6/2020, cảnh sát tuần tra phát hiện hai tên côn đồ đang đột nhập vào một ngôi nhà ở đường Tonge Moor, Bolton.

    Các sĩ quan nhanh chóng đuổi theo để bắt giữ bộ đôi này, nhưng khi điều tra kỹ hơn, họ phát hiện ra một bất ngờ lớn – ngôi nhà đó thực ra là một trại cần sa.

    Các sĩ quan tiến vào nhà thì thấy các phòng được bao phủ hoàn toàn bằng vật liệu màu bạc, từ lót sàn đến thiết bị thông gió.

    12.06.0 HVR MEN 080620 cannabis farm bolton 18385105Cảnh sát phát hiện ngôi nhà thực chất là một trại cần sa (Ảnh: GMP)

    Cảnh sát đã chia sẻ một hình ảnh về cách bài trí của căn phòng.

    Các thành viên của Đội Cảnh sát khu vực Bolton North, Greater Manchester đã đăng trên Facebook: "#ARREST | 2 người đàn ông đã bị bắt giữ đột nhập vào một ngôi nhà trên đường Tonge Moor, #TridMoor, thực chất là một trại cần sa."

    Bất cứ ai có bất kỳ thông tin gì đều có thể liên hệ với cảnh sát theo số 101, hoặc thông báo ẩn danh tới tổ chức tình nguyện Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    VietHome/ Theo Lincolnshire Live/Manchester Evening News

  • Đ. Nguyễn bị trục xuất về Việt Nam nhưng các nhà vận động ở Glasgow đã giúp anh xin được tị nạn sau khi anh xung phong làm các công việc tình nguyện tại thành phố đang bảo hộ mình.

    nguoi viet truc xuat duoc o lai 3
    Anh Đ. làm tình nguyện tại Lambhill Stables với nghề sửa xe đạp. Ảnh: Jamie Williamson

    Nhờ sự trợ giúp của các nhà vận động, một nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, anh Đ. Nguyễn, đã được hưởng 5 năm miễn trừ khỏi bị trục xuất, để ở lại và làm việc tại Scotland như một người tị nạn.

    Vào năm 2018, anh Đ. Nguyễn đã được đưa lên máy bay để trục xuất về Việt Nam nhưng Bộ Nội vụ đã hủy bỏ lệnh trục xuất vào giờ thứ 11 do các cuộc biểu tình phản đối.

    Vào năm 2020, anh Đ., lúc đó 46 tuổi, đã nói lời cảm ơn những người đã cưu mang mình, giúp anh ở lại trong tình trạng tị nạn, đồng nghĩa với việc anh có thể ở lại trong năm năm, với hy vọng được định cư. Anh tỏ ra rất vui mừng và nhẹ nhõm vì không còn sống trong nỗi sợ bị trục xuất nữa.

    nguoi viet truc xuat duoc o lai 3
    Người tị nạn Việt Nam, anh Đ. Nguyễn, bị buôn bán sang Anh và buộc phải làm việc trong một trang trại cần sa (Ảnh: Jamie Williamson)

    Anh nói thêm: “Đây là một ân huệ lớn lao. Tôi đã sẵn sàng làm việc và chỉ cần trở thành một người Scotland bình thường. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người đã nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ tôi, kể cả những người tôi chưa bao giờ gặp. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Scotland”.

    Anh Đ. bị buôn bán sang Anh, nơi anh bị giam cầm như một nô lệ, làm việc không lương 15 giờ một ngày trong một trang trại cần sa. Khi nhận ra đó là việc bất hợp pháp, anh đã sợ hãi đến nỗi không dám bỏ trốn vì các cửa sổ đều có khóa điện và anh sẽ bị điện giật nếu định mở cửa.

    Anh nói: “Tôi không thể làm gì. Chúng là những tên xã hội đen và là thành viên của một thế lực ngầm. Tôi phải thức dậy sau nửa đêm để bật - tắt đèn và tưới nước cho cần sa. Tôi thường phải thức trắng đêm. Tôi bị giam trong trang trại - một căn phòng hầu như không có oxy”.

    Sau tám tháng, trang trại bị đột kích và anh Đ. bị đưa vào nhà tù Wandsworth ở London. Mãi sau 6 tháng tù, vào tháng 8 năm 2017, anh Đ. mới được Bộ Nội vụ công nhận là nạn nhân buôn người.

    Anh được tại ngoại vào tháng 1 năm 2018 và chuyển đến Glasgow. Ở đây, anh tham gia vào các hoạt động tình nguyện để đền đáp cho cộng đồng mà anh ngày càng yêu quý, làm việc cho các dự án hỗ trợ người nghèo.

    Nhưng sau khi Bộ Nội vụ từ chối đơn xin tị nạn, anh được đưa đến Trung tâm di trú của Dungavel House ở Lanarkshire và sau đó chuyển đến Trung tâm di trú Colnbrook, ở Middlesex, để chờ trục xuất. Lúc đó, anh vô cùng lo sợ mình sẽ bị giết nếu trở về Việt Nam, vì còn nợ tiền của bọn buôn người.

    Ủy viên hội đồng, bà Kim Long, người đại diện cho quận Dennistoun tại Glasgow, đã tổ chức một chiến dịch vận động chỉ một tuần trước khi anh bị trục xuất.

    Bà cho biết tình trạng di trú hiện tại của anh là một chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống lại việc trục xuất nạn nhân buôn người.

    Hàng ngàn người đã ký tên vào một bản kiến ​​nghị trực tuyến phản đối việc anh bị trục xuất. Những người ủng hộ cũng kêu gọi hãng Qatar Airlines từ chối chuyến bay đưa anh về Việt Nam và yêu cầu Chính phủ thay đổi quyết định.

    Bà Long nói: “Tôi rất vui vì cuối cùng anh Đ. đã được chấp nhận tị nạn sau tất cả những gì anh phải chịu đựng, không chỉ bởi những kẻ buôn người mà còn bởi những phiến diện trong chính sách phân biệt chủng tộc ở Anh.

    “Chúng ta không nên để các mối đe dọa trục xuất trở thành hiện thực. Tuy nhiên, Glasgow đã có những phản hồi ngoài sức tưởng tượng - gọi cho hãng hàng không, viết thư, chấp nhận bảo lãnh tại ngoại.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho tất cả những người Glasgow mới như anh ấy. Anh xứng đáng được tị nạn lâu dài, và tôi rất vui vì anh ấy đã giành được điều đó''.

    VietHome/ Theo Daily Record

  • Hai người đàn ông phải hầu tòa trong sáng ngày 10 tháng Sáu, sau khi cảnh sát triệt phá một xưởng sản xuất cần sa lớn tại Drake Lollingwood Lane vào ngày 9 tháng Sáu.

    12.06.Police on Hollingwood Lane.jpg.gallery.jpg.galleryCảnh sát xuất hiện ở đường Hollingwood Lane vào ngày 9 tháng Sáu.

    Hai người quốc tịch Việt Nam, T.P. và K.T., được cho là đã từng bị bắt giữ tại hiện trường vụ án gần ngã ba đường Croydon ở Great Horton.

    T.P., 30 tuổi, và K.T., cũng 30 tuổi, cùng sống ở Hollingwood Lane, nằm trong danh sách được tại ngoại trước khi mãn hạn giám sát theo phán quyết của toà án dân sự West Yorkshire ở Leeds.

    Vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, họ cùng bị buộc tội sản xuất cần sa, tại căn nhà số 17 đường Hollingwood Lane.

    Bắt giữ một ''người làm vườn'' cùng số cây cần sa trị giá 50,000 bảng

    Trong một vụ án khác, một người đàn ông đã bị phát giác đang chăm sóc cần sa tại một một ngôi nhà ở Braithwait Close, Bowthorpe.

    13.06.image Cần sa được tìm thấy tại một khu nhà ở Bowthorpe. Ảnh: Twitter Cảnh sát Norwich.

    Ardit Ademaj, 24 tuổi, ra mở cửa thì cảnh sát ập vào.

    Tòa án Hình sự Norwich đã nhận được báo cáo của cảnh sát về một xưởng mua bán sản xuất cần sa của người Hồi giáo tại khu nhà này vào ngày 27 tháng Hai năm nay.

    Tại đây, cảnh sát tìm thấy ít nhất 130 cây cần sa trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, trị giá đường phố vào khoảng 50,000 bảng Anh.

    Tòa án được biết Ademaj, quốc tịch Albania, là một ''người làm vườn''. Anh ta đến thành phố Norwich “trên một chiếc xe tải chở hàng”.

    Ademaj, không có chỗ ở ổn định, đã tham gia phiên toà qua videolink vào thứ ba, ngày 9 tháng Sáu và bị xử phạt sau khi nhận tội trồng cần sa.

    Ông Andrew Oliver, bào chữa cho Ademaj với sự hỗ trợ của phiên dịch viên, cho biết anh ta đã "phải trả tiền để được vào Vương quốc Anh, trên một chiếc xe tải, để nhận một “công việc bình thường”. Nhưng anh ta bị đưa đến địa chỉ này và “phải chăm sóc đám cây cối”, nhiệm vụ anh đã làm trong khoảng một tháng.

    Ông Oliver cho biết Ademaj, chưa có tiền án, nên có thể được bảo lãnh tại ngoại theo lời cầu xin của anh ta.

    Với hình phạt 7 tháng tù giam, Thẩm phán Stephen Holt nói: “Câu duy nhất tôi có thể đưa ra là anh ta phải chấp hành án tù ngay lập tức”.

    Theo thẩm phán Holt, bảy tháng tù giam là bản án thấp nhất dành cho anh ta.

    Như đã đưa tin trước đó, sau vụ bắt giữ Ademaj, Cảnh sát Norwich đã công khai vụ việc trên phương tiện truyền thông xã hội.

    Các quan chức đã đăng trên Twitter: Một chiến công tuyệt vời với việc phát giác 130 cây cần sa đang sinh trưởng. Nghi phạm đã bị bắt và hiện đang bị giam giữ #NWSNT # PC820”.

    VietHome/ Theo Telegraph & Argus/ Eastern Daily Press

  • Trình báo cảnh sát vì mất trộm vài cây cần sa, người đàn ông ở thị trấn Tennant Creek cuối cùng phải hầu tòa, vườn cần sa bị tịch thu.

    William Pointon, 61 tuổi, gọi điện báo cảnh sát rằng một thiếu niên đã đột nhập vào nhà ông ta ở thị trấn Tennant Creek thuộc Vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia và đánh cắp một số cây cần sa. Khi cảnh sát đến, Pointon mời họ vào nhà để kiểm tra.

    Khi vào nhà, cảnh sát phát hiện 69 cây cần sa, một số cây cao tới 1,5 mét. Pointon lập tức bị bắt, số cần sa trong vườn bị tịch thu. Tại phiên tòa hôm 9/6, người đàn ông này thừa nhận đã trồng cần sa số lượng lớn.

    Luật sư bào chữa Noah Redmond nói với tòa án rằng Pointon cảm thấy cần sa không phải bất hợp pháp, nhưng ông tin rằng trẻ em không nên sử dụng chúng.

    trong can sa queensland
    Một vườn trồng cần sa bị cảnh sát phát hiện ở bang Queensland, Australia tháng trước. Ảnh: ABC.

    "Việc ông ấy tự gọi cảnh sát về việc trồng cần sa là một yếu tố rất quan trọng", Redmond nói. "Các thiếu niên tìm cách ăn cắp cần sa của ông ấy và ông ấy cho rằng trẻ em không có khả năng đưa ra quyết định có hút cần sa hay không nên đã gọi cảnh sát để ngăn chặn chúng sử dụng".

    Tòa cho biết Pointon đã trồng cần sa trong nhiều thập kỷ và không bán để lấy tiền, mà dùng chúng để đổi lấy thực phẩm, hàng hóa và sức lao động từ bạn bè.

    Tuy nhiên, Redmond nhấn mạnh rằng thân chủ của mình thừa nhận trồng cần sa là bất hợp pháp và do đó hành vi của ông là sai trái.

    "Pointon thừa nhận toàn bộ việc trồng cần sa và ông ta đã trồng cây cần sa trong khoảng 40 năm", công tố viên Glen Dooley nói. Pointon sẽ bị kết án vào cuối tuần này.

    VnExpress (theo ABC News)

  • Cảnh sát đã thực hiện vụ bắt giữ “kép”. Hai người đàn ông bị cảnh sát phát hiện đột nhập vào một ngôi nhà, thực chất là một trang trại cần sa.

    Vào sáng thứ Hai ngày 8/6/2020, cảnh sát tuần tra phát hiện hai tên côn đồ đang đột nhập vào một ngôi nhà ở đường Tonge Moor, Bolton.

    Các sĩ quan nhanh chóng đuổi theo để bắt giữ bộ đôi này, nhưng khi điều tra kỹ hơn, họ phát hiện ra một bất ngờ lớn – ngôi nhà đó thực ra là một trại cần sa.

    Các sĩ quan tiến vào nhà thì thấy các phòng được bao phủ hoàn toàn bằng vật liệu màu bạc, từ lót sàn đến thiết bị thông gió.

    12.06.0 HVR MEN 080620 cannabis farm bolton 18385105

    Cảnh sát phát hiện ngôi nhà thực chất là một trại cần sa (Ảnh: GMP)

    Cảnh sát đã chia sẻ một hình ảnh về cách bài trí của căn phòng.

    Các thành viên của Đội Cảnh sát khu vực Bolton North, Greater Manchester đã đăng trên Facebook: "#ARREST | 2 người đàn ông đã bị bắt giữ đột nhập vào một ngôi nhà trên đường Tonge Moor, #TridMoor, thực chất là một trại cần sa."

    Bất cứ ai có bất kỳ thông tin gì đều có thể liên hệ với cảnh sát theo số 101, hoặc thông báo ẩn danh tới tổ chức tình nguyện Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    VietHome/ Theo Manchester Evening News

  • Cảnh sát đã choáng váng khi phát giác một văn phòng bị bỏ hoang của  Ngân Hàng Nationwide ở Northampton đang được sử dụng làm trang trại trồng cần sa.

    T0FLMTIzNjUwNTU0
    Cảnh sát tìm thấy một trang trại cần sa bên trong văn phòng Nationwide cũ ở Far Cotton.

    Cảnh sát đã ập vào tòa nhà ở St Leonard's Road, Far Cotton, lúc 9h sáng thứ Bảy (ngày 6 tháng Sáu) sau khi nhận được thông tin từ người dân địa phương.

    Khi vào trong, họ tìm thấy khoảng 190 cây cần sa, ước tính trị giá tới 10,000 bảng Anh.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát Northamptonshire cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ cộng đồng, đội cảnh sát đã thực hiện lệnh khám xét chất cấm và triệt phá trại cần sa phía nam thị trấn. Cho đến thời điểm này chưa có vụ bắt giữ nào được tiến hành nhưng các cuộc điều tra đang tiếp tục."

    Tòa nhà này vốn là một chi nhánh của Ngân Hàng Nationwide nhưng đã bị bỏ hoang từ tháng 11 năm ngoái. 

    Phát hiện trại cần sa quy mô lớn ở Harehills

    Thứ Tư tuần trước, các sĩ quan thuộc Đội cảnh sát khu vực Leeds East đã đột kích một khu nhà ở Bayswaters, ngay sau Bệnh viện St James.

    Theo nguồn tin từ người dân, cảnh sát West Yorkshire được biết có những hoạt động đáng ngờ tại địa chỉ này.

    Họ phát hiện một trại cần sa lớn bên trong khu nhà, trồng hoàn toàn bằng hệ thống thủy canh, dùng nước thay vì đất.

    Cảnh sát đang truy tìm chủ sở hữu ngôi nhà nói trên.

    08.06.QVNIMTE1NzAyMDI2Trang trại cần sa đã được phát hiện ở Harehills (ảnh: Cảnh sát West Yorkshire)

    Thông báo trên trang Facebook của Đội Cảnh sát khu vực Leeds East cho biết: "Hôm nay các sĩ quan từ Đội 3 NPT East đã có mặt ở khu Bayswater của Harehills, sau khi nhận được thông tin từ người dân báo cáo hoạt động đáng ngờ tại một ngôi nhà''.

    "Bên trong nhà là một trại cần sa lớn được trồng hoàn toàn bằng hệ thống thủy canh.

    "Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành để truy tìm những người cư ngụ tại địa chỉ này.

    "Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động tội phạm trong khu vực của mình, vui lòng trình báo với Cảnh sát West Yorkshire hoặc Crimestoppers."

    Gọi cảnh sát theo số 101 trong trường hợp không khẩn cấp.

    VietHome/ Theo Northampton Chronicle & Echo
    Yorkshire Evening Post

  • Cảnh sát đã phát hiện một trại cần sa quy mô lớn ở Harehills.

    Thứ Tư tuần trước, các sĩ quan thuộc Đội cảnh sát khu vực Leeds East đã đột kích một khu nhà ở Bayswaters, ngay sau Bệnh viện St James.

    Theo nguồn tin từ người dân, cảnh sát West Yorkshire được biết có những hoạt động đáng ngờ tại địa chỉ này.

    Họ phát hiện một trại cần sa lớn bên trong khu nhà, trồng hoàn toàn bằng hệ thống thủy canh, dùng nước thay vì đất.

    Cảnh sát đang truy tìm chủ sở hữu ngôi nhà nói trên.

    08.06.QVNIMTE1NzAyMDI2Trang trại cần sa đã được phát hiện ở Harehills (ảnh: Cảnh sát West Yorkshire)

    Thông báo trên trang Facebook của Đội Cảnh sát khu vực Leeds East cho biết: "Hôm nay các sĩ quan từ Đội 3 NPT East đã có mặt ở khu Bayswater của Harehills, sau khi nhận được thông tin từ người dân trong vùng hoạt động đáng ngờ tại một ngôi nhà.

    "Bên trong nhà là một trại cần sa lớn được trồng hoàn toàn bằng hệ thống thủy canh.

    "Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành để truy tìm những người cư ngụ tại địa chỉ này.

    "Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động tội phạm trong khu vực của, vui lòng trình báo với Cảnh sát West Yorkshire hoặc thông qua quỹ từ thiện độc lập Crimestoppers."

    Gọi cảnh sát theo số 101 trong trường hợp không khẩn cấp.

    VietHome/ Theo Yorkshire Evening Post

  • Cảnh sát tin rằng 2 người này đã bị buôn lậu vào UK và bị một băng đảng bóc lột. Họ bị ''bà hỏa'' tấn công tại Khu công nghiệp Premier Trading Estate ở Brierley Hill, West Midlands.

    chet trong dam chay xuong can sa 1
    Đám cháy bùng phát ở một trại cần sa (Ảnh: WMFS / SWNS)

    Một nạn nhân nghi là nô lệ lao động đã chết khi bị khóa trái trong một xưởng cần sa ở khu công nghiệp. 

    Người đàn ông 43 tuổi là một trong 2 nạn nhân được lính cứu hỏa kéo ra khỏi tòa nhà đang bốc cháy ở Khu công nghiệp Premier Trading Estate tại Brierley Hill, West Midlands vào lúc 7h30 tối thứ Năm, ngày 4/6/2020.

    Hai nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, theo tường thuật của tờ Birmingham Mail.

    Một người đã chết vào sáng thứ Sáu, người còn lại ngoài 20 tuổi, đang hồi phục và đã được xuất viện.

    Cảnh sát tin rằng 2 người đàn ông dễ tổn thương này đã bị một băng đảng tội phạm buôn lậu vào UK để bóc lột. 

    Cảnh sát West Midlands cho biết nhà xưởng này đã bị khóa trái, nghĩa là 2 người đàn ông bị mắc kẹt trong trại cần sa khi nó bốc cháy. 

    Điều tra viên Jim Mahon từ Cục Điều tra Tội phạm CID cho biết: ''Một người đàn ông đã qua đời và chúng ta đang cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Chúng tôi kêu gọi bất cứ ai có thông tin về kẻ bóc lột những nạn nhân này, hay biết kẻ nào liên quan đến chuyện này hãy liên lạc với chúng tôi''.

    ''Tôi biết có một máy bay không người lái bay lượn ở phía trên trại cần sa khi đám cháy bùng phát, vì thế ai là chủ của máy bay này hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, vì đoạn phim đó có thể chứa đựng thông tin quan trọng về vụ hỏa hoạn''.

    chet trong dam chay xuong can sa 1
    Một người đàn ông đã chết.

    ''Để đảm bảo an toàn và nhằm khôi phục các bằng chứng, chúng tôi phải ngắt điện khu công nghiệp. Tôi xin cám ơn sự hợp tác của những doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi việc này''.

    Trưởng Đơn vị Cảnh sát Dudley Neighbourhood, ông Jason Anderson, gởi lời tiếc thương tới gia đình nạn nhân. ''Suy nghĩ của chúng tôi đang hướng về người đàn ông mất mạng vì bi kịch khủng khiếp này''.

    6 lính cứu hỏa đã được gọi tới hiện trường. (Ảnh: WMFS / SWNS)

    Đại diện của Sở cứu hỏa West Midlands cho biết: ''Chúng tôi đã cử 6 lính cứu hỏa từ Brierley Hill, Haden Cross, Stourbridge và Tipton đến nhà xưởng trên đường Leys Road ở Brockmoor, Brierley Hill. Hai người đã được giải cứu bởi các lính cứu hỏa đeo bình dưỡng khí''.

    Bất cứ ai có thông tin vụ việc hãy liên với với cảnh sát qua Live Chat hoặc gọi 111, hoặc liên hệ ẩn danh tới Crimestoppers ở số 0800 555 111, trích dẫn mã số vụ việc 3969 of June 4.

    Viethome (theo Mirror)

  • Một bà mẹ bị bắt vì trồng cần sa trong căn hộ của mình đã cố gắng đánh lạc hướng cảnh sát bằng cách nói rằng những tiếng ồn là do chiếc máy tắm nắng gây ra.

    05.06Trại cần sa của Emma Carter sử dụng một nguồn điện bất hợp pháp.

    Cảnh sát đến nhà Emma Carter ở Salford để tìm một người đàn ông bị truy nã vì một vấn đề không liên quan. Nhưng khi họ nghe thấy tiếng ầm ì phát ra từ phòng ngủ ở tầng một thì Emma, ​​41 tuổi, thanh minh là con gái mình sử dụng máy nhuộm da.

    Nhưng các cảnh sát viên cảm giác hình như họ ngửi thấy mùi cần sa nên đã đi vào phòng ngủ và tìm thấy 20 cây trị giá khoảng 16,500 bảng Anh được trồng ở đây. Tiếng ầm ì là từ hệ thống thủy canh chạy bằng điện.

    05.06.PRI 153380404

    Carter khai rằng số cần sa này là để chữa bệnh cho mình nhưng sau đó thừa nhận trại cần sa được bố trí trong nhà cô vì cô nợ tiền bạn trai cũ Anthony Sheffield. Anh ta hiện đang ở tù sau cuộc bố ráp vào ngày 28 tháng 12 năm 2018 và không có liên đới trách nhiệm.

    Trong lời khai của mình, Carter cho biết: “Tôi đã bị ép buộc phải đồng ý cho người ta lắp đặt thiết bị và trồng cây tại nhà của tôi do các khoản nợ nần với người yêu cũ Anthony Sheffield. Lúc ấy anh ta đang ở tù.

    Tôi không chịu trách nhiệm chăm sóc cây và sẽ không nhận bất kỳ khoản tiền nào cho việc này”.

    Công tố viên Simone Flynn nói: “Có vẻ như cô ấy không hề có tiếng nói và phải chịu một số áp lực hoặc bị cưỡng ép trong chuyện này.

    can sa trong phong ngu 3

    can sa trong phong ngu 3

    can sa trong phong ngu 3

    Luật sư của Carter, ông Stephen Williams nói: “Bị cáo rõ ràng là một phụ nữ dễ bị tổn thương. Cô ấy là một người mẹ đơn thân chăm sóc hai đứa trẻ. Cô ấy không may mắn và là nạn nhân của nhiều mối quan hệ lạm dụng.

    Cô nhận thấy mình ở trong tình thế bị ép buộc, đã đặt nhầm lòng tin vào anh ta và để mình bị lạm dụng.

    Cô ấy là một phụ nữ cần sự giúp đỡ, mong muốn được giúp đỡ và sẵn sàng hồi đáp mọi sự giúp đỡ. Cô ấy là một phụ nữ có thể thay đổi để tiến bộ.”

    Thẩm phán Richard Mansell QC tuyên bố: “Bị cáo đã tham gia vào việc trồng cần sa do bị dẫn dắt và ép buộc. Tôi sẽ không bắt bị cáo ngồi tù, thay vào đó yêu cầu bị cáo chịu sự giám sát của cộng đồng.

    “Bị cáo cần được giúp đỡ và đã gặp nhiều khó khăn trong những năm qua. Bị cáo bị đối xử tồi tệ và là nạn nhân của nạn bạo hành. Tôi rất vui vì cô được giám sát trong cộng đồng.

    VietHome/ Theo Metro

  • Cảnh sát Northumbria đang kêu gọi mọi người trình báo sau khi một trang trại cần sa chứa hơn 500 cây ở đường Stanhope bị phát giác vào thứ Bảy, ngày 30 tháng Năm.

    04.06

    Cảnh sát Northumbria đã phát đi lời kêu gọi người dân cung cấp thông tin sau khi họ điều tra ra một trang trại cần sa lớn trên đường Stanhope ở South Shields.

    Trang trại chứa hơn 500 cây này đã bị khám xét vào khoảng 11 giờ tối thứ Bảy ngày 30 tháng Năm. Hiện nó đã bị triệt phá.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát Northumbria cho biết: “Khoảng sau 11 giờ tối thứ Bảy (30/5), chúng tôi được một người dân cảnh báo về hoạt động đáng ngờ tại một địa chỉ trên đường Stanhope, South Shields. Các sĩ quan đã có mặt và tìm thấy ở đây một trại cần sa lớn với hơn 500 cây.

    Trang trại đã bị dỡ bỏ và các cuộc điều tra đang diễn ra để truy tìm những người liên quan.”

    Bất cứ ai có thông tin cần liên hệ khẩn cấp với Cảnh sát Northumbria qua mục “Tell Us Something” trên trang web của họ, trích dẫn số hiệu 1485 30-05-20.

    VietHome/ Theo The Shields Gazette