• cansa manchester 1
    8 vali cần sa đã bị phát hiện tại Sân bay Manchester. Ảnh: National Crime Agency

    Số cần sa trị giá 1 triệu bảng đã bị phát hiện tại Sân bay Manchester. Lực lượng Biên phòng cho biết đây là một trong những vụ bắt giữ cần sa lớn nhất tại sân bay này trong những năm gần đây. Số cần sa được chia thành 278 gói, nặng 158kg, và nhét trong 8 vali. 

    Người đàn ông tên Fernando Jacobo Mayans Fuster, đến từ thành phố Zaragoza ở Spain, đã bị bắt vào ngày 1 tháng 5/2024 và bị truy tố tội buôn lậu chất cấm nhóm B. 

    cansa manchester 2 1
    Tổng cộng hơn 158kg cần sa đã bị tịch thu, với giá trị đường phố ước tính vào khoảng 1 triệu bảng. Ảnh: Naitonal Crime Agency

    cansa manchester 2 1
    Đây là một trong những vụ bắt giữ cần sa lớn nhất Sân bay Manchester trong vài năm trở lại đây. Ảnh: National Crime Agency

    Bài liên quan: Phát hiện gần 4 triệu bảng cần sa ở sân bay Stansted, 5 người bị bắt

    5 người đàn ông đã bị truy tố vì tội buôn lậu hàng triệu bảng cần sa vào Anh quốc. 2 kiện hàng với cân nặng tổng cộng 390kg, ước tính giá trị đường phố vào khoảng 3.9 triệu bảng. Tất cả đã bị Lực lượng Biên giới tịch thu tại sân bay London Stansted Airport vào ngày 26 - 27 tháng 1/2024. 

    Trước đó vào ngày 11/1/2024, một kiện chất cấm nặng 300kg đã được vận chuyển tới một địa chỉ ở Hayes. 3 kiện hàng này được cho là có liên quan tới nhau. 

    Cảnh sát đã tiến hành truy quét các khu công nghiệp ở Hayes vào Norholt vào ngày 1 tháng Hai. 3 người đàn ông và 1 trẻ vị thành niên đã bị bắt ở Hayes. 1 người đàn ông khác bị bắt trong một chiếc xe van khi cảnh sát chặn xe ở Norholt. 

    4 trieu bang cs
    Ảnh: Met Police

    4 người đàn ông ở West London, tuổi từ 28 - 58, đã bị truy tố tội nhập khẩu cần sa. Họ đã ra tòa vào ngày 3 tháng 2 và tiếp tục hầu tòa vào ngày 1 tháng 3.

    Nam giới thứ 5 là một thanh niên 17 tuổi, cũng ra tòa vì tội nhập khẩu cần sa. Thanh niên này đã được bảo lãnh. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Cảnh sát đã truy tố 3 người đàn ông sau khi họ đột kích một trại cần sa trị giá hơn 1 triệu bảng. Vào sáng sớm ngày 1/5, cảnh sát đã ập vào một khu công nghiệp gần đường Haine Road ở Ramsgate. 

    newington 1
    1,700 cây cần sa bị phát hiện trong một nhà xưởng ở Newington, gần Ramsgate. Ảnh: Kent Police

    Tại một nhà xưởng thuộc khu công nghiệp Haine Industrial Park ở đường Leigh Road, Newington, cảnh sát đã phát hiện 1,700 cây cần sa và nhiều thiết bị trồng trọt.

    Công ty điện lực UK Power Networks cũng được gọi tới để xử lý an toàn hệ thống điện. Điện trong nhà xưởng nghi ngờ đã bị câu trộm. 

    3 người đàn ông gồm Tom Doku 48 tuổi, Arvaniti Ilirjan 43 tuổi, và Ervin Zenelaj 33 tuổi, bị truy tố tội sản xuất cần sa và can thiệp trái phép hệ thống điện.

    Cả 3 đã ra trình diện tại Tòa án Folkestone Magistrates' Court vào ngày 2 tháng 5. Hiện tất cả đều bị giam chờ lần ra tòa Canterbury Crown Court vào ngày 3 tháng 6.

    Bài liên quan: Đi bắt trộm, tình cờ phát hiện trại cần sa

    Cảnh sát Birmingham đã vô tình khám phá ra một trại cần sa trị giá 1.2 triệu bảng khi đi xử lý một vụ trộm. Khi đến một ngôi nhà trên đường Wednesfield Road ở Pleck vào lúc 2h15 sáng sớm ngày 1 tháng 5, cảnh sát đã phát hiện 1,200 cây được trồng bên trong. 

    Không có ai trong nhà, cảnh sát đã tịch thu tang vật để tiến hành tiêu hủy. Trại cần sa gây ra nguy cơ hỏa hoạn rất lớn, do đường dây điện quá tải nghiêm trọng chạy gần với đường ống nước.

    Cây trồng trên lầu có thể khiến các tấm ván gỗ lót sàn bị mục, nguy cơ sập. Đôi khi những người làm việc trong trại cần sa là nạn nhân buôn người và phải lao động trái với ý muốn của họ. 

    Ai có thông tin liên quan đến trại này vui lòng gọi cảnh sát ở số 101, trích dẫn vụ việc 20/439318/24.

    Viethome (theo KentOnline)

  • Một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong trại cần sa ở thị trấn Alnwick, Northumberland.

    Cảnh sát đã được gọi tới một địa chỉ trong thị trấn sau khi có những nghi ngờ về lượng nhiệt cao thoát ra từ ống khói và phần mái của ngôi nhà.

    Vào ngày 10/1/2024, cảnh sát đã ập vào ngôi nhà này và phát hiện một "người làm vườn" đang ở trên giường. Người đàn ông này tên Tran Th, 40 tuổi. Tiến hành lục soát, cảnh sát phát hiện hơn 100 cây cần sa trong 4 căn phòng, bao gồm tầng áp mái. 

    tran th. can sa
    Tran Th.

    Sau khi bị bắt, Th. nói với các nhân viên ở trại giam giữ rằng anh ta bị buộc phải "làm vườn" để trả nợ. Mỗi khi ra khỏi ngôi nhà, anh ta chỉ được đi 5 phút. Anh ta đã ở đó 5 tháng.

    Công tố viên trình bày trước tòa: "Bị cáo được phát hiện một mình trong ngôi nhà, trong phòng ngủ dựng tạm ở tầng trệt. 4 căn phòng trong ngôi nhà chứa một lượng lớn cây cần sa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điện đã bị câu trộm để cung cấp nhiệt và ánh sáng cho căn phòng. Cửa sổ đã bị dán kính để ngăn ánh sáng vào và ra".

    "Tầng 1 có 100 cây non, cao khoảng 30cm. Ngoài ra còn có 25 cây cao 90cm, trưởng thành hơn và có dấu hiệu trổ bông. Tầng 2 là phòng phơi khô với 90 nhánh cần sa treo trên trần nhà".

    "Tran Th. bị bắt và trong cuộc thẩm vấn, anh ta cung cấp một tờ khai đã chuẩn bị sẵn. Anh ta nói rằng mình bị buôn vào UK và được chỉ cách trả nợ", công tố viên nói.

    Thẩm phán tuyên án Than Th. 6 tháng tù. Anh này được thả ra gần như ngay lập tức vì thời gian tạm giữ đã gần bằng 6 tháng. Luật sư biện hộ Lorraine Mustard cho biết Tran Th. muốn trở về VN, vợ anh ta ở nhà đang bị bệnh.

    "Rõ ràng không có bằng chứng cho thấy Tran Th. có đủ khả năng hay kĩ năng để xây dựng trại cần sa này", luật sư biện hộ nói. 

    Viethome (theo northumberlandgazette)

  • nguoi viet can sa north
    Gần 650 cây cần sa đã được tìm thấy trong tòa nhà. Ảnh: Northumbria Police

    Một người đàn ông đã phải ra hầu tòa sau khi một trại cần sa lớn bị phát hiện trong một câu lạc bộ bỏ hoang. Có 650 cây với giá trị ước tính £437,500 - trải rộng khắp 3 tầng lầu của tòa nhà ở thị trấn Prudhoe, Northumberland.

    Tòa nhà nằm trên đường West Road, bị cảnh sát đột kích vào ngày 19/4/2024. Công ty điện lực Northern Power Grid cũng được gọi tới để xử lý hệ thống điện chằng chịt ở đây. Một người đàn ông Việt Nam 59 tuổi đã bị bắt và bị truy tố về tội sản xuất chất cấm nhóm B. 

    Th. Truong, sống trên đường West Road ở Prudhoe, đã ra trình diện tại Tòa án Newcastle Magistrates’ Court vào ngày 20/4/2024. Người này đã nhận tội và đang chờ kết án vào ngày 20/5 tới. 

    Thanh tra cảnh sát Andrea Smith thuộc đội North East Regional Organised Crime Unit (NEROCU) cho biết: "Trang trại này có khả năng tạo ra hàng trăm ngàn bảng tiền bẩn, được dùng để đầu tư cho các hoạt động tội phạm khác, chẳng hạn sản xuất chất cấm nhóm A, buôn bán vũ khí, nô lệ hiện đại và bóc lột tình d.ục trẻ em".

    Bài liên quan: Người đàn ông Việt bị 27 tháng tù vì trồng cần sa ở Bradford

    Một người đàn ông gốc Việt bị phát hiện điều hành một trại cần sa trị giá 100,000 bảng ở Bradford. Anh này đã bị tuyên án 27 tháng tù giam. 

    Tại Tòa án Bradford Crown Court, công tố viên cho biết L. Nguyen, 44 tuổi, đã bị buôn đến Vương quốc Anh và bị buộc làm công việc trồng cần sa tại một ngôi nhà ở Heaton Road. 

    Khi cảnh sát đột kích ngôi nhà vào ngày 29/8/2023, họ phát hiện anh này đang núp sau một tấm bạt dưới căn hầm. 4 tầng của ngôi nhà đã được sử dụng để trồng cần sa, trong đó 3 căn phòng chứa 131 cây. Căn phòng thứ tư chứa 4 túi nụ cần sa vừa thu hoạch, nặng vài kg. 

    Giá trị đường phố ước tính của số cần sa này vào khoảng £100,000. Thiết bị trồng trọt và dụng cụ dùng sản suất cần sa, bao gồm dây điện, dụng cụ thủy canh, hệ thống lọc không khí, đất và phân bón...được tìm thấy trong nhà. Trong nhà còn có một gian bếp thô sơ với rất nhiều thức ăn, giường ngủ và một chiếc tivi lớn.

    ln bradford
    L. Nguyen

    Công tố viên cho biết L. Nguyen là một người nhập cư bất hợp pháp, không có chỗ ở và không có địa chỉ. Anh ta cho biết mình giống như một tù nhân trong trại cần sa, nhưng cảnh sát nhìn thấy có một chiếc chìa khóa mở cửa trước và một chiếc điện thoại di động.

    Trong điện thoại chứa tin nhắn trao đổi về việc chăm sóc cần sa, gọi các cây cần sa là "con". Điều này chứng tỏ L. Nguyen thường xuyên liên lạc với người khác. Anh ta trông cũng khá sạch sẽ với mái tóc vừa cắt gọn, mặc quần đùi, áo thun, mang dép lê. 

    Khai với cảnh sát, anh ta nói không biết cần sa bị cấm. Anh ta nói mình bị buôn đến châu Âu rồi đến Anh trồng cần sa để trả khoản nợ £20,000 mà anh ta đã vay ở VN vào năm 2015. 

    Luật sư biện hộ Adam Keenaghan nói rằng vai trò của L. Nguyen trong trại cần sa là không đáng kể. Anh ta chỉ chăm sóc cây mà thôi, và anh đang bị lợi dụng, bị bóc lột.

    L. Nguyen nói rằng anh ta sợ rời khỏi ngôi nhà, nơi anh ta mới chỉ làm việc 3 tháng trước khi bị bắt. 

    L. Nguyen trình diện tại tòa thông qua video từ nhà tù HM Prison Leeds. Anh ta nói chuyện qua một thông dịch viên. Vào ngày đầu tiên trước tòa, L. Nguyen đã thừa nhận tội sản xuất chất cấm nhóm B.

    Thẩm phán Simon Kealey KC tuyên bố rằng L. Nguyen chỉ làm theo lệnh của người khác và anh ta bị bóc lột. Trại cần sa đủ sức sản xuất ra một lượng lớn cần sa cho mục đích thương mại, và Nguyen hiểu được quy mô của trại này. 

    L. Nguyen bị tuyên án 27 tháng tù giam. 

    Viethome (theo ITV News)

  • keo deo can sa 1 1
    "Thật đáng sợ vì nhìn chúng giống như kẹo". Ảnh: Wiltshire Police

    Hơn 1,000 viên kẹo dẻo và kẹo mút tẩm cần sa đã bị tịch thu tại một ngôi nhà ở Swindon. Số kẹo này được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Park North trong một cuộc điều tra độc lập của cảnh sát. 

    Một phụ nữ ngoài 30 tuổi đã bị bắt vì tình nghi tàng trữ chất cấm nhóm B với ý định buôn bán. Cô này sau đó đã được bảo lãnh tại ngoại chờ điều tra thêm. 

    Điều tra viên Winter từ Đội cảnh sát khu phố cho biết: "Thật đáng sợ vì nhìn chúng giống y như kẹo. Chúng tôi tìm thấy hơn 1,000 viên kẹo sẵn sàng để đóng gói, nhiều khuôn kẹo trong tủ lạnh và tủ đông, một thùng kẹo dẻo và kẹo mút đã đóng gói và hơn 100g cần sa".

    keo deo can sa 2
    Kẹo tẩm cần sa được tìm thấy trong một căn nhà ở Park North. Ảnh: Wiltshire Police

    "Kẹo cần sa rất nguy hiểm. Với vỏ bọc lấp lánh, chúng dễ dàng hấp dẫn trẻ em và thanh thiếu niên. Những đối tượng liên quan đến việc sản xuất bánh kẹo tẩm cần sa đều sẽ bị trừng trị đích đáng, chúng tôi khuyến khích người dân nên trình báo với cảnh sát khi phát hiện điều khả nghi".

    Bạn có thể gọi 101 nếu tình nghi có hoạt động cần sa quanh đây, trong trường hợp khẩn cấp hãy gọi 999. Muốn báo cáo online, bạn có thể gọi nặc danh đến số 0800 555 111 hoặc trình báo qua website crimestoppers-uk.org.

    Viethome (theo ITV News)

  • Một người đàn ông gốc Việt bị phát hiện điều hành một trại cần sa trị giá 100,000 bảng ở Bradford. Anh này đã bị tuyên án 27 tháng tù giam. 

    Tại Tòa án Bradford Crown Court, công tố viên cho biết L. Nguyen, 44 tuổi, đã bị buôn đến Vương quốc Anh và bị buộc làm công việc trồng cần sa tại một ngôi nhà ở Heaton Road. 

    Khi cảnh sát đột kích ngôi nhà vào ngày 29/8/2023, họ phát hiện anh này đang núp sau một tấm bạt dưới căn hầm. 4 tầng của ngôi nhà đã được sử dụng để trồng cần sa, trong đó 3 căn phòng chứa 131 cây. Căn phòng thứ tư chứa 4 túi nụ cần sa vừa thu hoạch, nặng vài kg. 

    Giá trị đường phố ước tính của số cần sa này vào khoảng £100,000. Thiết bị trồng trọt và dụng cụ dùng sản suất cần sa, bao gồm dây điện, dụng cụ thủy canh, hệ thống lọc không khí, đất và phân bón...được tìm thấy trong nhà. Trong nhà còn có một gian bếp thô sơ với rất nhiều thức ăn, giường ngủ và một chiếc tivi lớn.

    ln bradford
    L. Nguyen

    Công tố viên cho biết L. Nguyen là một người nhập cư bất hợp pháp, không có chỗ ở và không có địa chỉ. Anh ta cho biết mình giống như một tù nhân trong trại cần sa, nhưng cảnh sát nhìn thấy có một chiếc chìa khóa mở cửa trước và một chiếc điện thoại di động.

    Trong điện thoại chứa tin nhắn trao đổi về việc chăm sóc cần sa, gọi các cây cần sa là "con". Điều này chứng tỏ L. Nguyen thường xuyên liên lạc với người khác. Anh ta trông cũng khá sạch sẽ với mái tóc vừa cắt gọn, mặc quần đùi, áo thun, mang dép lê. 

    Khai với cảnh sát, anh ta nói không biết cần sa bị cấm. Anh ta nói mình bị buôn đến châu Âu rồi đến Anh trồng cần sa để trả khoản nợ £20,000 mà anh ta đã vay ở VN vào năm 2015. 

    Luật sư biện hộ Adam Keenaghan nói rằng vai trò của L. Nguyen trong trại cần sa là không đáng kể. Anh ta chỉ chăm sóc cây mà thôi, và anh đang bị lợi dụng, bị bóc lột.

    L. Nguyen nói rằng anh ta sợ rời khỏi ngôi nhà, nơi anh ta mới chỉ làm việc 3 tháng trước khi bị bắt. 

    L. Nguyen trình diện tại tòa thông qua video từ nhà tù HM Prison Leeds. Anh ta nói chuyện qua một thông dịch viên. Vào ngày đầu tiên trước tòa, L. Nguyen đã thừa nhận tội sản xuất chất cấm nhóm B.

    Thẩm phán Simon Kealey KC tuyên bố rằng L. Nguyen chỉ làm theo lệnh của người khác và anh ta bị bóc lột. Trại cần sa đủ sức sản xuất ra một lượng lớn cần sa cho mục đích thương mại, và Nguyen hiểu được quy mô của trại này. 

    L. Nguyen bị tuyên án 27 tháng tù giam. 

    Viethome (theo Telegraph & Argus)

  • 3500 she 1
    Ảnh: South Yorkshire Police

    Khoảng 3,500 cây cần sa đã bị tịch thu trong một cuộc truy quét của Cảnh sát South Yorkshire. Vào ngày 10/4/2024, một cơ sở trên đường Moore Street ở Sheffield đã bị đột kích nhờ tin chỉ điểm từ người dân. 

    Người phát ngôn sở cảnh sát cho biết: "Tin chỉ điểm của người dân là hoàn toàn chính xác. Cảnh sát đã đến nơi và ngay sau khi phá cửa, chúng tôi được chào đón bởi 3,500 cây cần sa". 

    "Đây lại là một chiến công huy hoàng của lực lượng cảnh sát, một lượng chất cấm khổng lồ đã được đưa ra khỏi lưu thông. Nhiều người cho rằng trồng cần sa chỉ là một tội nhỏ, nhưng hoạt động này thường liên quan tới những băng nhóm tội phạm có tổ chức, đe dọa đến trật tự an ninh xã hội. 

    3 người đàn ông ở độ tuổi 27, 28 và 36 đã bị bắt vì tội sản xuất cần sa. Cả 3 sẽ ra tòa vào ngày 2 tháng 5.

    3500 she 1
    Cảnh sát phát hiện trại cần sa khổng lồ nhờ tin chỉ điểm. Ảnh: South Yorkshire Police

    Bài liên quan: Tìm kiếm chủ nhân trại cần sa ở Hertfordshire

    Người qua đường đã nhìn thấy một vài người hút cần sa bên ngoài một ngôi nhà ở Honeysuckle Gardens, Hatfield, Hertfordshire. Điều này khiến cảnh sát chú ý.

    Khi cảnh sát đột kích ngôi nhà vào ngày 08/04/2024, họ phát hiện 5 phòng bên trong nhà đều được sử dụng để trồng cần sa. Tổng cộng, họ tịch thu được từ 460 - 480 cây cần sa với giá trị đường phố ước tính hơn £250,000.

    Không có ai ở nhà và thời điểm đó nên cảnh sát đang truy tìm chủ nhân của ngôi nhà này. Các cây cần sa đã bị tịch thu và tiêu hủy.

    Đại diện cảnh sát cho biết: "Các trại cần sa không chỉ bất hợp pháp mà còn dễ gây hỏa hoạn và lụt lội cho những ngôi nhà xung quanh. Không khó để nhận biết một trại cần sa. Bạn sẽ ngửi thấy mùi nồng ngọt lẩn quẩn quanh ngôi nhà. Có người thường xuyên ra vào nhà cả ngày lẫn đêm. Các cửa sổ đều được bịt kín để ngăn nhiệt và mùi cần sa thoát ra ngoài. 

    can sa hertfordshire
    Số cây cần sa trong trại này có trị giá ước tính vào khoảng £250,000. Ảnh: Hertfordshire Police

    Viethome (theo ITV News)

  • can sa swindon 1
    K. To (trái), V. To (giữa), và Q. To (phải) bị bỏ tù vì tội sản xuất cần sa.

    Một băng nhóm tội phạm có tổ chức đã bị bỏ tù vì tội cung cấp Spice - một loại cần sa tổng hợp. 5 thành viên băng nhóm đã bị bỏ tù vào ngày 5 tháng 4/2024 tại Tòa án Bristol Crown Court sau cuộc điều tra của Đội phòng chống tội phạm có tổ chức South West Regional Organised Crime Unit (SWROCU).

    Q. To 42 tuổi, thường trú tại đường William Morris Way ở Swindon, là đầu sỏ của băng nhóm, chịu trách nhiệm nhập, xuất và sản xuất cần sa. Thanh tra Claire Smith nhận định rằng băng nhóm này không hề quan tâm đến tính mạng con người. 

    Cuộc điều tra bắt đầu vào mùa hè năm 2020 khi Lực lượng Biên phòng chặn được 4kg tinh thể Spice lẽ ra đã được vận chuyển đến những ngôi nhà thuộc sở hữu (hoặc có liên quan) đến Q. To. 

    Việc bắt giữ các kiện cần sa này đã dẫn tới lệnh lục soát nhà của Q. ở Swindon, nơi cảnh sát phát hiện một trại cần sa trong ga-ra. Bên trong ga-ra là các túi đen chứa đầy Spice thành phẩm, chuẩn bị xuất khẩu. 

    Bộ dụng cụ dùng để tổng hợp Spice, bao gồm lá cây thục quỳ (marshmallow), thuốc diệt chuột, chất tạo vị ngọt...cũng được tìm thấy trong ga-ra. Các chuyên gia cho rằng Spice được tẩm thuốc chuột để kéo dài độ phấn khích. 

    can sa swindon 1
    Bên trong túi là Spice chuẩn bị xuất khẩu .

    can sa swindon 1
    Spice được tẩm thuốc chuột để kéo dài độ phấn khích.

    Cháu trai của Q. To là R. Nguyen, lúc đó mới 17 tuổi, cũng bị bắt tại hiện trường. Lúc này R. đang đeo mặt nạ dưỡng khí và chuẩn bị hàng để đem đi phân phối. 

    Tổng cộng, 40kg chất cấm nhóm B đã bị tịch thu ở nhà Q. To. Máy tính, điện thoại và các biên nhận cũng bị tịch thu. Bằng chứng cho thấy Q. đã phân phối một lượng lớn Spice khắp UK và vòng quanh thế giới, đến các quốc gia như Kuwait hay Nigeria. 

    Cảnh sát có thể chứng minh Q. đã được hỗ trợ bởi một mạng lưới bao gồm bạn bè, gia đình và người quen trong suốt nhiều năm. Vợ của Q là K. To 42 tuổi (ở Wiltshire), em gái là V. To 40 tuổi (ở London) và Michael Clarke 58 tuổi, ở London.

    Q. To bị bỏ tù 16 năm vì tội điều hành trại sản xuất Spice. 

    Clarke, người thay mặt Q. đứng ra nhận các gói hàng chứa Spice từ Trung Quốc, bị kết tội nhập khẩu và âm mưu cung cấp chất cấm nhóm B. Tên này bị bỏ tù 7 năm. 

    V. To bị tù 6 năm về tội nhập khẩu, xuất khẩu chất cấm nhóm B. 

    can sa swindon 1
    Clarke (trái) bị kết án 7 năm tù. R. Nguyen (phải) bị kết án 2 năm 2 tháng tù giam.

    R. Nguyen, người chịu trách nhiệm đóng gói và gửi hàng ra nước ngoài, bị kết án 2 năm 2 tháng tù giam vì tội xuất khẩu và cung cấp chất cấm nhóm B. 

    K. To, người thay mặt chồng thực hiện các khoản thanh toán ra nước ngoài, bị kết tội rửa tiền và phải chịu 12 tháng tù treo, cộng với 40 giờ lao động công ích. 

    Điều tra viên Claire Smith tuyên bố: "Q. To và các đồng phạm vì lòng tham mà bất chấp tính mạng con người, sản xuất và buôn bán một lượng lớn Spice khắp toàn cầu. Tôi rất vui khi cả băng nhóm đã chịu án phạt nghiêm khắc".

    Viethome (theo BBC)

  • 5 người đàn ông đã bị truy tố vì tội buôn lậu hàng triệu bảng cần sa vào Anh quốc. 2 kiện hàng với cân nặng tổng cộng 390kg, ước tính giá trị đường phố vào khoảng 3.9 triệu bảng. Tất cả đã bị Lực lượng Biên giới tịch thu tại sân bay London Stansted Airport vào ngày 26 - 27 tháng 1/2024. 

    Trước đó vào ngày 11/1/2024, một kiện chất cấm nặng 300kg đã được vận chuyển tới một địa chỉ ở Hayes. 3 kiện hàng này được cho là có liên quan tới nhau. 

    Cảnh sát đã tiến hành truy quét các khu công nghiệp ở Hayes vào Norholt vào ngày 1 tháng Hai. 3 người đàn ông và 1 trẻ vị thành niên đã bị bắt ở Hayes. 1 người đàn ông khác bị bắt trong một chiếc xe van khi cảnh sát chặn xe ở Norholt. 

    4 trieu bang cs
    Ảnh: Met Police

    4 người đàn ông ở West London, tuổi từ 28 - 58, đã bị truy tố tội nhập khẩu cần sa. Họ đã ra tòa vào ngày 3 tháng 2 và tiếp tục hầu tòa vào ngày 1 tháng 3.

    Nam giới thứ 5 là một thanh niên 17 tuổi, cũng ra tòa vì tội nhập khẩu cần sa. Thanh niên này đã được bảo lãnh. 

    Bài liên quan: 17 năm tù cho băng nhóm buôn 1 triệu bảng cần sa qua Sân bay Heathrow

    4 người đàn ông cố tình nhập khẩu số cần sa trị giá 1 triệu bảng vào Vương quốc Anh đã bị bỏ tù tổng cộng hơn 17 năm sau khi Cảnh sát Kent phá được một vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia.

    2 khay cần sa bị phát hiện ẩn giấu trong 1 lô hàng vỏ máy tính ở Heathrow. Cảnh sát đã liên kết được lô hàng này với các thành viên của một mạng lưới tội phạm. Mạng lưới này đã lên kế hoạch nhập khẩu cần sa thông qua một nền tảng điện thoại di động được mã hóa bất hợp pháp.

    Số cần sa này được nhóm tội phạm chuyên chở từ Canada và dự kiến hạ cánh tại một cơ sở kinh doanh ở Dartford. 

    can sa heathrow 1
    Một kiện cần sa giấu trong vỏ thùng CPU, và tiền mặt tịch thu tại nhà Kuran Gill. Ảnh: Kent Police

    can sa heathrow 1
    Từ trái qua phải: Kuran Gill, Jag Singh, Govind Bahia và Gregory Blacklock. Ảnh: Kent Police

    Chỉ huy của vụ nhập lậu này là Kuran Gill. Sau khi hắn bị bắt, cảnh sát đã tịch thu được 105,000 bảng tiền mặt tại nhà hắn ở Gravesend. 

    Một tên khác là Jag Singh ở tây nam London. Hắn đã dùng nick chat "Real Crocodile" khi trao đổi tin nhắn với Gill. Bọn chúng bàn tính kế hoạch vận chuyển hàng vào Anh, bao gồm cách che giấu hàng và chi phí của chuyến đi.

    Gregory Blacklock là giám đốc của 1 công ty ở Dartford, nơi số hàng dự định được chuyển tới sau khi hạ cánh an toàn ở Heathrow. Còn Govind Bahia tư vấn cho băng nhóm về loại và số lượng cần sa nên nhập khẩu. 

    Điều tra viên Steve Brown thuộc Đội Chống Tội phạm nguy hiểm ở Essex cho biết: "Việc cảnh sát xâm nhập thành công vào nền tảng chat EncroChat đã giúp lôi rất nhiều tên tội phạm ra ánh sáng. Các băng nhóm tội phạm ở châu Âu nghĩ rằng bọn chúng có thể thoải mái trao đổi về các kế hoạch phạm pháp, chúng không biết rằng hệ thống chat này không an toàn như chúng nghĩ. Mỗi tin nhắn đều khiến bọn chúng tiến gần đến nhà tù. 

    4 tên tội phạm đã bị bỏ tù tại Tòa án Woolwich Crown Court.

    Viethome (theo MyLondon)

  • ngap lut salon 1
    Tiệm của Abi hoàn toàn bị phá hủy. Ảnh: David Nathan/UKNIP

    Chủ một salon cho biết cô đã mất tất cả sau khi tiệm của cô bị phá hủy hoàn toàn bởi một thảm họa khó tin. Thủ phạm là trại cần sa nằm ở căn hộ phía bên trên.

    Abigail Owusu 47 tuổi, là chủ tiệm Abi’s Hair & Beauty Spa ở Croydon trong suốt 10 năm qua. Vào 9h sáng ngày 8/2/2024 khi cô đi làm như thường lệ, cô nhận ra mình không thể mở cửa sập đằng trước. Tấm bảng hiệu cũng tắt đèn, nên cô đoán nguồn điện có thể gặp trục trặc.

    Nhưng khi vào được bên trong cô đã vô cùng hoảng hốt khi nước lênh láng khắp sàn, ngập gần 3cm. Nước chảy xối xả từ trần nhà như thác. Trại cần sa phía trên bị rò rỉ đã phá hủy việc làm ăn của cô.

    Người mẹ 3 con cho biết: "Tôi nhìn thấy căn hộ phía trên bị vỡ cửa sổ khi tôi vòng ra sau kiểm tra, nhưng không có lối vào từ phía sau. Chủ của căn hộ không có mặt ở đó nên tôi cố gọi cho người thuê nhưng không ai nghe máy. Vì vậy lính cứu hỏa đã được gọi tới, khi vào trong họ phát hiện đó là một trại cần sa".

    ngap lut salon 1
    Tiệm của Abi nằm ở Croydon. Ảnh: David Nathan/UKNIP

    Sự cố khiến Abi vô cùng suy sụp. Cô đã tiêu tốn rất nhiều tiền để đầu tư cho salon và giờ thì cô không thể kiếm tiền từ nó, trong khi cô còn phải nuôi con.

    Abi cho biết cô đã đầu tư gần £100,000 cho cửa tiệm nhưng số thiết bị trị giá hàng chục ngàn bảng đã bị phá hủy. Thời điểm sự cố xảy ra là vào thứ Năm, nhưng khi cô liên hệ với công ty bảo hiểm, họ thản nhiên nói rằng thứ Ba tuần sau họ mới có thể tới xem xét hiện trường.

    "Cả nơi này đều ngập lụt, và tôi phải đợi tới thứ Ba? Thật không thể tin nổi", Abi chỉ biết than trời.

    ngap lut salon 1
    Cảnh sát tịch thu 11 túi lớn chứa đầy cần sa. Ảnh: David Nathan/UKNIP

    Người phát ngôn sở cứu hỏa cho biết: "2 xe cứu hỏa đã có mặt tại một địa chỉ nghi ngờ là một trại cần sa trên đường Brighton Road, Purley vào ngày 8 tháng 2/2024. Chúng tôi nhận được cuộc gọi vào lúc 9h53 sáng và nhiệm vụ hoàn thành vào lúc 1h03 chiều".

    Viethome (theo MyLondon)

  • truy quet hampshire 1
    Đội chống tội phạm khu vực Portsmouth đã tiến hành 6 lệnh lục soát tại Cosham, Drayton, Southsea, Fareham và Portchester. Ảnh: Hampshire

    Cảnh sát Portsmouth đã phát hiện một số trại cần sa trong một ngày ra quân truy quét tội phạm. Cảnh sát đã tiến hành 6 lệnh lục soát tại các địa chỉ ở Cosham, Drayton, Southsea, Fareham và Portchester trong 1 ngày cuối tháng 3/2024.

    Đây là một phần trong Chuyên án Blue Island, sử dụng tình báo để theo dõi các hoạt động phạm tội ở Portsmouth. Một tiệm bán CBD trên đường Albert Road rơi vào tầm ngắm vì tình nghi có liên quan đến việc buôn bán chất cấm.

    Một địa chỉ khác ở Nicholas Crescent, Fareham, cũng bị lục soát. Nhiều kg cây cần sa và nhựa cây, các bộ đồ nghề hút chích đã bị tịch thu. Một phụ nữ 41 tuổi và một nam giới 40 tuổi ở Fareham đã bị bắt vì tình nghi nhập khẩu sản phẩm cần sa và cung cấp cần sa. 

    truy quet hampshire 1
    Cảnh sát dùng tình báo để theo dõi tội phạm ở Portsmouth. Ảnh: Hampshire Police

    Một trại cần sa khác đã bị phát hiện trên đường Havant Road. Cảnh sát tìm thấy 130 cây, công tác pháp y nhanh chóng được tiến hành. 

    Một vụ lục soát khác diễn ra tại một ngôi nhà trên đường Penrhyn Avenue sau khi cảnh sát nhận được tình báo ngôi nhà này có liên quan tới một salon tóc trá hình ở Portchester.

    Thêm 6 người đã bị bắt vì các tội làm giả, bạo hành gia đình, quấy rối tình dục, tàng trữ hình ảnh đồi trụy. Cảnh sát cũng sử dụng công nghệ nhận diện biển số xe tự động để theo dõi các phương tiện tình nghi. 

    truy quet hampshire 1
    Một trại cần sa bị phát hiện ở Havant Road. Ảnh: Hampshire Police

    Trưởng đội điều tra, ông Ross Toms cho biết: "Chúng tôi muốn chắc chắn rằng cộng đồng người dân không phải chịu đựng những hậu quả từ hoạt động phạm tội và sẽ cố gắng xóa bỏ tình trạng chống đối, gây rối trật tự xã hội ở Portsmouth".

    Bài liên quan: Một phụ nữ bị bắt trong trại cần sa 250 cây ở Nottingham

    Một phụ nữ đã bị bắt khi cảnh sát tiến hành truy quét một trại cần sa ở Nottingham. Vào ngày 29/2/2024 tại ngôi nhà trên đường Mays Avenue ở Bakersfield, cảnh sát đã phát hiện có hơn 250 cây được trồng và hong khô trong phòng khách, các phòng ngủ và gác xép. 

    Điện đã bị câu trộm. Ngoài ra cảnh sát còn tìm thấy cocaine, một số điện thoại và nhiều cọc tiền mặt. Người phụ nữ 42 tuổi đã bị bắt vì tội sản xuất chất cấm nhóm B. 

    Tất cả cần sa đã bị tịch thu để tiêu hủy, dụng cụ trồng trọt được dỡ bỏ. Cảnh sát Nottingham cho biết: "Điều kiện trong nhà rất khủng khiếp và bằng chứng cho thấy có người sống ở đây. Điện đã bị câu trộm và lắp đặt rất nguy hiểm. Tôi khẩn thiết yêu cầu người dân nếu phát hiện trong khu phố của mình có dấu hiệu của việc sản xuất cần sa, hãy nhanh chóng báo cảnh sát".

    trai can sa nottingham
    Hình ảnh tại hiện trường

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa nottingham
    Hình ảnh tại hiện trường

    Một phụ nữ đã bị bắt khi cảnh sát tiến hành truy quét một trại cần sa ở Nottingham. Vào ngày 29/2/2024 tại ngôi nhà trên đường Mays Avenue ở Bakersfield, cảnh sát đã phát hiện có hơn 250 cây được trồng và hong khô trong phòng khách, các phòng ngủ và gác xép. 

    Điện đã bị câu trộm. Ngoài ra cảnh sát còn tìm thấy cocaine, một số điện thoại và nhiều cọc tiền mặt. Người phụ nữ 42 tuổi đã bị bắt vì tội sản xuất chất cấm nhóm B. 

    Tất cả cần sa đã bị tịch thu để tiêu hủy, dụng cụ trồng trọt được dỡ bỏ. Cảnh sát Nottingham cho biết: "Điều kiện trong nhà rất khủng khiếp và bằng chứng cho thấy có người sống ở đây. Điện đã bị câu trộm và lắp đặt rất nguy hiểm. Tôi khẩn thiết yêu cầu người dân nếu phát hiện trong khu phố của mình có dấu hiệu của việc sản xuất cần sa, hãy nhanh chóng báo cảnh sát".

    Bài liên quan: Phát hiện trại cần sa 2,800 cây ở Telford

    Một trại cần sa khổng lồ với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng vừa bị phát hiện hồi tháng 2/2024 ở Telford. Trước đó cảnh sát nhận được tin báo về một vụ đột nhập ban đêm tại một nhà xưởng bỏ hoang gần đường High Street ở Newport.

    Khi cảnh sát có mặt tại tòa nhà, họ phát hiện 2,800 cây cần sa trưởng thành. Số lượng cây có thể nhiều hơn vì việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

    Bằng chứng tại hiện trường cho thấy một vụ mùa đã được thu hoạch, và có nhiều người đã sống ở đây. Điện trong tòa nhà đã bị câu trộm. Không có ai bị phát hiện và cũng chưa có ai bị bắt. 

    trai can sa 25 trieu bang 1
    Không có ai trong tòa nhà, và chưa có ai bị bắt. Ảnh: West Mercia Police

    trai can sa 25 trieu bang 1
    2,800 cây cần sa được phát hiện tại một nhà xưởng bỏ hoang ở Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Trưởng thanh tra Richard Bailey cho biết: "Những trại cần sa như thế này thường liên quan đến những băng nhóm tội phạm có tổ chức nguy hiểm, thứ chất cấm mà họ bán gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng và có thể dẫn tới những hành vi phạm tội khác. Việc trông coi những trại cần sa này sẽ dẫn tới tình trạng bóc lột, hành hạ những người cơ nhỡ. Dập tắt trại cần sa này chứng tỏ chúng tôi sẽ không dung thứ cho những tội ác trong cộng đồng".

    trai can sa 25 trieu bang 3
    Một trại cần sa với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng bị phát hiện ở Newport, Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa 25 trieu bang 1
    Không có ai trong tòa nhà, và chưa có ai bị bắt. Ảnh: West Mercia Police

    Một trại cần sa khổng lồ với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng vừa bị phát hiện ở Telford. Trước đó cảnh sát nhận được tin báo về một vụ đột nhập ban đêm tại một nhà xưởng bỏ hoang gần đường High Street ở Newport.

    Khi cảnh sát có mặt tại tòa nhà, họ phát hiện 2,800 cây cần sa trưởng thành. Số lượng cây có thể nhiều hơn vì việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

    Bằng chứng tại hiện trường cho thấy một vụ mùa đã được thu hoạch, và có nhiều người đã sống ở đây. Điện trong tòa nhà đã bị câu trộm. Không có ai bị phát hiện và cũng chưa có ai bị bắt. 

    trai can sa 25 trieu bang 1
    2,800 cây cần sa được phát hiện tại một nhà xưởng bỏ hoang ở Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Trưởng thanh tra Richard Bailey cho biết: "Những trại cần sa như thế này thường liên quan đến những băng nhóm tội phạm có tổ chức nguy hiểm, thứ chất cấm mà họ bán gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng và có thể dẫn tới những hành vi phạm tội khác. Việc trông coi những trại cần sa này sẽ dẫn tới tình trạng bóc lột, hành hạ những người cơ nhỡ. Dập tắt trại cần sa này chứng tỏ chúng tôi sẽ không dung thứ cho những tội ác trong cộng đồng".

    trai can sa 25 trieu bang 3
    Một trại cần sa với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng bị phát hiện ở Newport, Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Bài liên quan: Phát hiện 2 nô lệ hiện đại trong các trại cần sa ở Middlesbrough

    Hai người bị nghi ngờ là nô lệ hiện đại đã được bảo vệ an toàn. Hai trại cần sa trị giá hơn £360,000 đã bị tịch thu ở Middlesbrough vào ngày 11/1/2024.

    Hội đồng Middlesbrough đã cảnh báo Sở Cảnh sát Cleveland về một mùi đáng ngờ, sau đó cảnh sát xác định được mùi này xuất phát từ một cơ sở trong một khu công nghiệp trên đường Lorne Street. 

    Một trại cần sa 212 cây với giá trị chợ đen ước tính £178,000 đã bị phát hiện. Một người đàn ông ngoài 30 tuổi đã được tìm thấy trong cơ sở này. Anh ta được xem là nạn nhân nô lệ hiện đại. Anh này đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra. 

    Sau đó, cảnh sát phát hiện thêm một trại cần sa thứ 2 nằm tại một khu công nghiệp khác trên đường Greta Street. Cảnh sát đã phá cửa vào và tìm thấy một người đàn ông ngoài 40 tuổi trong trại. Người này cũng được xem là nạn nhân buôn người và đã được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát. Bên trong trại này có 225 cây với giá trị chợ đen ước tính là £189,000.

    trai can sa no le 1
    Một trại cần sa nằm trên đường Lorne Street, và một trại khác nằm trên đường Greta Street. Ảnh: Celveland Police

    trai can sa no le 1
    Có 225 cây trong một trại cần sa trên đường Greta Street. Ảnh: Cleveland Police

    Cảnh sát đã ngay lập tức bảo vệ những nạn nhân tiềm năng của nô lệ hiện đại, và các chuyên gia từ Đội chống bóc lột (Complex Exploitation Team) thuộc Sở Cảnh sát Cleveland đang tiến hành điều tra. 

    Thanh tra cảnh sát John Sproson cho biết: "Vụ việc này một lần nữa nhấn mạnh mối liên quan giữa hoạt động sản xuất cần sa và nô lệ hiện đại, cũng như nguồn tài chính cho các tội phạm có tổ chức. Những kẻ lợi dụng bóc lột người khác để phạm tội sẽ bị đưa ra ánh sáng công lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi thông tin trình báo trong dân chúng. Nếu bạn cảm thấy có hoạt động ma túy đáng nghi trong khu vực của mình, hãy liên hệ với Sở Cảnh sát Cleveland hoặc Crimstoppers".

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa no le 1
    Một trại cần sa nằm trên đường Lorne Street, và một trại khác nằm trên đường Greta Street. Ảnh: Celveland Police

    Hai người bị nghi ngờ là nô lệ hiện đại đã được bảo vệ an toàn. Hai trại cần sa trị giá hơn £360,000 đã bị tịch thu ở Middlesbrough vào ngày 11/1/2024.

    Hội đồng Middlesbrough đã cảnh báo Sở Cảnh sát Cleveland về một mùi đáng ngờ, sau đó cảnh sát xác định được mùi này xuất phát từ một cơ sở trong một khu công nghiệp trên đường Lorne Street. 

    Một trại cần sa 212 cây với giá trị chợ đen ước tính £178,000 đã bị phát hiện. Một người đàn ông ngoài 30 tuổi đã được tìm thấy trong cơ sở này. Anh ta được xem là nạn nhân nô lệ hiện đại. Anh này đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra. 

    Sau đó, cảnh sát phát hiện thêm một trại cần sa thứ 2 nằm tại một khu công nghiệp khác trên đường Greta Street. Cảnh sát đã phá cửa vào và tìm thấy một người đàn ông ngoài 40 tuổi trong trại. Người này cũng được xem là nạn nhân buôn người và đã được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát. Bên trong trại này có 225 cây với giá trị chợ đen ước tính là £189,000.

    trai can sa no le 1
    Có 225 cây trong một trại cần sa trên đường Greta Street. Ảnh: Cleveland Police

    Cảnh sát đã ngay lập tức bảo vệ những nạn nhân tiềm năng của nô lệ hiện đại, và các chuyên gia từ Đội chống bóc lột (Complex Exploitation Team) thuộc Sở Cảnh sát Cleveland đang tiến hành điều tra. 

    Thanh tra cảnh sát John Sproson cho biết: "Vụ việc này một lần nữa nhấn mạnh mối liên quan giữa hoạt động sản xuất cần sa và nô lệ hiện đại, cũng như nguồn tài chính cho các tội phạm có tổ chức. Những kẻ lợi dụng bóc lột người khác để phạm tội sẽ bị đưa ra ánh sáng công lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi thông tin trình báo trong dân chúng. Nếu bạn cảm thấy có hoạt động ma túy đáng nghi trong khu vực của mình, hãy liên hệ với Sở Cảnh sát Cleveland hoặc Crimstoppers".

    Viethome (theo ITV News)

  • Do sử dụng cần sa nên nam thanh niên này thường có suy nghĩ hoang tưởng và hành động bất thường. Vào lúc rạng sáng, anh ta đã đốt trạm biến áp ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

    Ngày 17/1, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Long (SN 1999, ở Gia Lâm, Hà Nội) mức án 13 năm tù về tội "Hủy hoại tài sản".

    Nguyễn Đức Long vốn là đối tượng nghiện ma túy, không có công việc ổn định. Do sử dụng cần sa nên Long thường có suy nghĩ hoang tưởng, hành động bất thường.

    Đầu tháng 12/2022, do Long không đóng tiền điện nên Công ty điện lực Gia Lâm đã cắt điện sinh hoạt của gia đình Long.

    Khoảng 3h45 ngày 4/1/2023, Long khó chịu khi thấy ánh đèn đường chiếu vào trong nhà và vào bàn thờ nhà mình nên nảy sinh ý định đốt Trạm biến áp Đông Dư 7 (ở thôn 3, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm). Trạm biến áp này thuộc quản lý của Công ty Điện lực Gia Lâm, cách nhà Long khoảng 100m.

    phong hoa tram bien ap 1
    Ảnh minh họa

    Theo cáo buộc, Long đã lấy chiếu trong phòng ngủ mang xuống bếp rồi bật bếp gas, đốt cháy chiếu. Sau đó, tiếp tục mang chiếu đang cháy ra Trạm biến áp Đông Dư 7, vứt vào chân trạm biến áp để đốt.

    Khi thấy lửa cháy, Long tiếp tục về nhà lấy các thanh thang giường bằng gỗ mang đến ném vào đám cháy để lửa cháy to hơn. Ngọn lửa đã cháy bùng lên dây điện và phát nổ. Mọi người thấy lửa cháy đã vội đến dập lửa và quát mắng Long.

    Bị mắng, Long quay về nhà ngủ. Đến ngày 16/2/2023, Công an xã Đông Dư phối hợp UBND xã Đông Dư đưa Nguyễn Đức Long vào Bệnh viện tâm thần Hà Nội chữa bệnh.

    Đến ngày 21/4/2023, Nguyễn Đức Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lâm bắt tạm giam.

    Theo kết luận định giá tài sản, giá trị của toàn bộ tài sản, thiết bị thiệt hại của Trạm biến áp Đông Dư 7 là hơn 800 triệu đồng.

    Về phía Long, ngày 14/7/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lâm ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can.

    Bản kết luận giám định pháp y tâm thần ngày 9/11/2023 cho thấy: “Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định, bị can Nguyễn Đức Long có hội chứng nghiện cần sa, theo Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã F12.2. Tại các thời điểm trên, bị can đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”.

    Về trách nhiệm dân sự, phía Công ty Điện lực Gia Lâm yêu cầu bị cáo bồi thường, khắc phục hậu quả cho công ty số tiền hơn 800 triệu đồng.

    Theo Vietnamnet

  • Gazmend Jaupaj là một người nhập cư bị bỏ tù 2 năm vì tội trồng cần sa. Nhưng sau đó anh ta đã thoát lệnh trục xuất vì điều đó sẽ vi phạm luật nhân quyền đối với vợ anh ta. Lệnh trục xuất khiến vợ chồng anh ta phải chọn lựa giữa việc cả hai cùng về Albani hoặc sẽ phải chia tay. 

    Thẩm phán cho rằng điều này là quá tàn nhẫn đối với người vợ Philippines của anh ta. Cô bị buộc phải chia tay chồng, hoặc là phải cùng chồng chuyển đến Albani. 

    Tòa án đã bác bỏ quyết định trục xuất của Bộ Nội Vụ đối với Jaupaj, 38 tuổi, vì làm như vậy sẽ vi phạm nhân quyền của cả hai vợ chồng. Điều 8 Hiệp ước Nhân quyền Châu Âu (European Convention on Human Rights - ECHR) quy định ai cũng có quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình.

    "Việc trục xuất Jaupaj là quá tàn nhẫn đối với vợ của anh ấy. Việc cô ấy phải dọn đến Albani sống cùng chồng là không thực tế, còn nếu buộc họ phải chia cắt thì điều đó sẽ gây tổn thương tâm lý nặng nề cho cô ấy", tòa án phán quyết.

    ton thuong tinh than truc xuat

    Bị bỏ tù vì trồng 600 cây cần sa

    Jaupaj đến Anh bất hợp pháp vào ngày 1 tháng 9 năm 2012. Anh ta gặp vợ vào tháng 2/2018, làm đám cưới vào ngày 17/4/2021. Một tháng sau đó anh ta bị bắt vì tội trồng cần sa sau khi cảnh sát phát hiện 600 cây cần sa trong một ngôi nhà ở làng Thurmaston, Leicestershire.

    Anh trai của Jaupaj là Naim, cùng một người đàn ông thứ 3 đã tiến hành câu điện trái phép cho ngôi nhà. Hành vi này đã khiến hàng xóm nghi ngờ. Cảnh sát được gọi tới điều tra vào ngày 19/5/2021. Ban đầu họ không thể vào nhà vì cánh cửa rất kiên cố. Tuy nhiên, hàng xóm đã báo động cảnh sát về hai người đàn ông trên mái nhà. Cảnh sát cuối cùng đã trèo được vào nhà bằng đường gác mái và bắt cả 3 tên. 

    Họ phát hiện 600 cây với tiềm năng sản xuất ra 33kg cần sa với giá trị đường phố ước tính vào khoảng 1 triệu bảng. Cảnh sát cũng phát hiện một lô hàng 15kg đã được hút chân không đóng gói, sẵn sàng đem bán. Riêng số cần sa thành phẩm này có giá trị ước tính £500,000.

    Jaupaj bị bỏ tù 2 năm vì tội sản xuất chất cấm. Ngày 13/9/2021, anh ta nhận được lệnh trục xuất nhưng các luật sư của anh ta đã tiến hành kháng cáo. 

    Sức khỏe tâm lý của người vợ sẽ bị tác động mạnh nếu anh ta bị trục xuất về Albani

    Người vợ không có người thân ở UK. Cô này có bệnh về tâm thần và đang phải uống thuốc. Đơn kháng cáo có kèm theo những ghi chú về bệnh tình của cô này, và một nhân viên xã hội xác nhận rằng việc trục xuất người chồng sẽ khiến tinh thần cô suy sụp.

    Các luật sư cho biết người vợ không biết tiếng Albani và sẽ rất khó hòa nhập vào xã hội Albani. Chưa kể cô đã ổn định cuộc sống ở UK, là thành viên tích cực của một nhà thờ, có công việc được trả lương ổn định. Nguồn động viên duy nhất của cô là người chồng. 

    Luật sư của Bộ Nội Vụ phản bác, nói rằng tòa án không đưa ra được bằng chứng cho thấy việc trục xuất là "tàn nhẫn", và tại sao người vợ không thể được hỗ trợ tinh thần bởi các dịch chăm sóc sức khỏe tâm lý ở ngay tại nước Anh. Hiện phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

    Viethome (theo Telegraph)

  • Luật sư của Clirim Kujaj nói rằng anh ta không thể tái hòa nhập xã hội Serbia. 

    Một người nhập cư đã bị bỏ tù vì tội trồng cần sa. Nhưng sau đó anh ta lại tránh được lệnh trục xuất khỏi Anh quốc với lý do anh ta không còn nói được tiếng mẹ đẻ.

    Clirim Kujaj, 30 tuổi, là một người gốc Albani lớn lên ở Serbia. Anh ta chuyển đến sống ở Anh quốc vào năm 13 tuổi. Anh ta viện lý do mình không thể giao tiếp với bất kì ai nếu bị trục xuất trở về Serbia vì anh ta không còn nói được tiếng Serbia. 

    Các luật sư của anh ta khẳng định nếu bị trục xuất, anh ta sẽ không thể tái hòa nhập xã hội, và như vậy là vi phạm luật nhân quyền. 

    Thẩm phán nhập cư Fiona Lindsley đã cho phép Kukaj kháng cáo dựa trên luật nhân quyền. Tuy nhiện, việc anh ta mất khả năng nói tiếng mẹ đẻ làm dấy lên một câu hỏi. 

    quen tieng me de 1
    Clirim Kujaj là người gốc Albani, lớn lên ở Serbia và chuyển đến Anh quốc vào năm 13 tuổi. Ảnh: Cambridgeshire Constabulary

    Bộ Nội Vụ nói rằng Kujaj sống với anh trai mình, cũng là một người Serbia. Và Kujaj đã nói tiếng Serbia tới năm 13 tuổi. "Tiếng Albani cũng là một ngôn ngữ được sử dụng ở Serbia, do đó anh ta hoàn toàn có thể tái hòa nhập cộng đồng", Bộ Nội Vụ cãi. 

    Phán quyết này có thể sẽ làm dấy lên những lời kêu gọi khôi phục luật nhân quyền. Một nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo Thủ nói với tờ Telegraph: "Đó là lý do chúng ta phải khẩn cấp cải cách hệ thống tị nạn và luật nhân quyền, để hỗ trợ việc trục xuất hiệu quả những tội phạm nguy hiểm".

    Kujaj đến Vương quốc Anh bất hợp pháp vào năm 13 tuổi. Anh ta được cấp quyền định cư vĩnh viễn 7 năm sau đó. Vào tháng 5/2020, anh ta bị bắt tại một trại cần sa ở Cambridgeshire. Cảnh sát đã tịch thu 580 cây cần sa với giá trị chợ đen vào khoảng £500,000.

    Tại tòa án Cambridge Crown Court, anh ta bị bỏ tù 18 tháng sau khi nhận tội sản xuất cần sa. 

    quen tieng me de 1
    Cảnh sát tịch thu 580 cây cần sa trị giá gần £500,000. Ảnh: Cambridgeshire Constabulary

    Trang trại này là một phần trong một mạng lưới tội phạm có tổ chức. Điều tra viên Josh Coe cho biết: "Những băng nhóm tội phạm có tổ chức có thể kiếm được rất nhiều tiền và không hề quan tâm tới những người bị đẩy vào con đường trồng cần sa, cũng không quan tâm tới những chủ nhà cho thuê, khi mà nhà của họ đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi bị biến thành trại cần sa". 

    Sau khi Kujaj thụ án 3 tháng tù, Bộ trưởng Nội vụ lúc đó là bà Priti Patel đã gửi cho anh ta một thông báo, nói rằng anh ta sẽ bị trục xuất về Serbia. Tuy nhiên, các luật sư của anh ta ngay lập tức khiếu nại dựa trên luật nhân quyền. Ban đầu đơn khiếu nại bị bác bỏ, nhưng 1 năm sau đó anh ta đã kháng cáo thành công. 

    Viethome (theo gbnews)

  • Ông trùm của một băng nhóm buôn bán chất cấm đã dựng lên một công ty bất động sản bù nhìn, tạo ra một chuỗi hợp đồng thuê nhà giả tạo, sau đó chuyển các căn nhà trống thành trại cần sa.

    van phong bat dong san can sa 1

    Jeremy Southgate thậm chí còn xin được trợ cấp của chính phủ để cách nhiệt cho các ngôi nhà mà hắn dùng trồng cần sa. Trị giá của những trang trại này lên tới hàng triệu bảng Anh. 

    Gã đàn ông 63 tuổi đến từ Brough ở East Yorkshire, bị truy tố tội sản xuất chất cấm nhóm B, rửa tiền và giả mạo. Cảnh sát đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 1/2021 sau khi phát hiện số chất cấm trị giá £74,000 trong một ngôi nhà trên đường Anlaby Road. 

    Cảnh sát đã theo dõi một sinh viên làm việc cho Công ty bất động sản Anderson Estates sau khi nghi ngờ công ty này chỉ là vỏ bọc cho một hoạt động tội phạm. 

    Jeremy Southgate bị phát hiện đã mua những bất động sản giá rẻ và làm giả giấy tờ của người thuê nhà, như thể những căn nhà này có người thuê. Sau khi giấy tờ đã được làm giả, đồng phạm của hắn là Florjan Kasaj sẽ quản lý các ngôi nhà này. 

    Hai tên khác là Dardan Mrishaj và Evris Mrishaj quản lý việc xây dựng các trại cần sa. Bọn chúng được làm hồ sơ tuyển dụng bằng các giấy tờ nhập cư bất hợp pháp.

    van phong bat dong san can sa 1
    Ervis Mrishaj, Dardan Mrishaj và Florjan Kasaj. Ảnh: Humberside Police

    Cảnh sát phát hiện Southgate đã nhận được một số khoản trợ cấp của chính phủ để lắp đặt thiết bị cách nhiệt cho các ngôi nhà. Điều này giúp các trại cần sa không bị phát hiện. 

    Cảnh sát đã phát hiện các trại cần sa nằm tại một ngôi nhà trên đường Huntingdon Street, khách sạn Pines Hotel trên đường Spring Bank cùng 4 ngôi nhà khác trên đường Worthing Street, Newland Avenue, Bacheler Street và Auckland Avenue.

    Hơn £50,000 tiền mặt đã bị tịch thu trên một con thuyền mà Southgate sở hữu. Hơn £320,000 bị tịch thu tại nhà của hắn. Dardan Mrishaj, Evris Mrishaj và Florjan Kasaj cũng bị kết tội đồng phạm với Southgate.

    Thanh tra cảnh sát Karen Smith, người chỉ huy cuộc điều tra kéo dài 3 năm, cho biết: "Sớm muộn gì chúng tôi cũng phanh phui mạng lưới tội phạm này. Có thể chúng tôi không hành động ngay lập tức, nhưng công chúng có thể yên tâm là những tin tức mà người dân trình báo đều được chúng tôi xem xét cẩn thận để hình dung ra một bức tranh lớn hơn, và tiến hành diệt cỏ tận gốc khi thời cơ chín mùi".

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa south yorkshire
    Hơn 100 cây cần sa và thuốc lá điện tử giả trị giá 1,400 bảng đã bị tịch thu trong Chuyên án Bubbles. Ảnh: South Yorkshire

    Hàng chục người đã bị bắt và hàng ngàn bảng đã bị tịch thu khi cảnh sát truy quét các tiệm rửa xe, tiệm nail và nhà thổ tự phát ở South Yorkshire. 

    Cảnh sát đã bắt tổng cộng 48 người vì tình nghi liên quan đến tội phạm nhập cư có tổ chức và lao động bất hợp pháp. Cảnh sát cũng tịch thu số lượng thuốc lá điện tử giả trị giá £1,400 và hơn 100 cây cần sa, £3,000 tiền mặt và 4 phương tiện. Tất cả đều có liên quan đến bóc lột nô lệ hiện đại.

    4 tiệm rửa xe đã bị đóng cửa ở Barnsley, Rotherham và Sheffield. Một chủ lao động đã bị phạt, mức phạt có thể lên tới £60,000.

    Trong Chuyên án Bubbles này, tổng cộng cảnh sát đã "thăm hỏi" 40 tiệm rửa xe, tiệm nail và nhà thổ, lục soát 60 ngôi nhà và phương tiện, bao gồm xe tải.

    Cảnh sát đã làm việc với Cơ quan di trú, Bộ Việc làm và Lương hưu, Cơ quan phòng chống Tội phạm có tổ chức khu vực Yorkshire và Humberside, Cơ quan chống bóc lột lao động và tổ chức băng đảng

    Cảnh sát tuyên bố: "Chúng tôi thừa biết các tiệm rửa xe thường có liên quan đến băng nhóm tội phạm có tổ chức, và liên quan đến việc sản xuất ma túy, buôn người, rửa tiền, bóc lột trẻ em, tổ chức nhập cư bất hợp pháp. Bóc lột tồn tại dưới nhiều hình thức, không có nạn nhân tiêu biểu cho nạn nô lệ hiện đại. Nạn nhân có thể là nam, nữ hoặc trẻ em thuộc mọi lứa tuổi từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nạn nhân hầu hếu đều là những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hoàn cảnh sống thiếu thốn, dễ thỏa hiệp để bị chèn ép, lợi dụng".

    Bài liên quan: Người phụ nữ cố tuồn 7 tờ giấy A4 thấm cần sa vào tù

    Một phụ nữ đã bị tuyên án 9 tháng tù giam, sau đó chuyển thành 2 năm tù treo, sau khi cố buôn lậu chất cấm vào một nhà tù ở Wiltshire. 

    Ishmai Williams cố tuồn gần 200g cần sa và 7 tờ giấy A4 tẩm MDMB (còn có tên gọi khác là Spice - một loại cần sa tổng hợp) vào Nhà tù Erlestoke vào ngày 5/5/2022. 

    tuon can sa vao tu
    Cần sa và những tờ giấy thấm cần sa tổng hợp, bị các nhân viên nhà giam tịch thu. Ảnh: Wiltshire Police.

    Người phụ nữ 30 tuổi đã lái xe từ nhà ở thành phố Birmingham đến nhà tù gần Devizes. Nhưng cô ta đã bị nhân viên nhà tù chặn lại ngay khi đến nơi vì họ ngửi thấy mùi cần sa.

    Cô ta viện lý do mình là đại diện pháp lý của tù nhân để được qua cổng an ninh nhưng không thể qua mặt được các nhân viên an ninh.

    Vào ngày 27/11/2023 tại Tòa án Winchester Crown Court, Williams bị buộc 2 tội sở hữu chất cấm nhóm B với ý định buôn bán, và 2 tội vận chuyển trái phép chất cấm nhóm B. 

    Cô ta bị tuyên án 9 tháng tù giam cho mỗi tội trạng, nhưng được hưởng án treo 2 năm và tham gia 20 ngày cải tạo, đồng thời trả £156 phụ phí nạn nhân.

    Viethome (Theo ITV News)

  • Dù có một luật nhất định để hạn chế ma túy, Ba Lan vẫn là quốc gia có quy định lỏng lẻo về việc sử dụng cần sa. DW dự đoán quốc gia này sẽ mở cửa cần sa trong tương lai.

    "Tôi đã chờ rất lâu để được hút thuốc hợp pháp", Piotr cười toe toét nói với DW, cho biết tại Ba Lan tồn tại 2 loại cần sa: chính thức và không chính thức.

    Trong một cuộc thăm dò năm 2020 được thực hiện cho Cục Phòng chống Ma túy Quốc gia, 7,8% người Ba Lan dưới 34 tuổi cho biết họ đã tiêu thụ cần sa ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Con số này có thể cao hơn nếu xét trường hợp nhiều người sử dụng cần sa bất hợp pháp tại Ba Lan.

    ba lan can sa
    Nhiều người trưởng thành tại Ba Lan sử dụng cần sa ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Ảnh: Nur Photo.

    Piotr được một người bạn giới thiệu đến một trong số các phòng khám ở Ba Lan chuyên sử dụng cần sa y tế. Trong đơn khám bệnh trực tuyến của mình, anh đã cố tình nói quá triệu chứng của mình lên bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, mất ngủ, căng thẳng liên quan đến công việc. Thực tế, anh chỉ bị đau đầu nhẹ.

    Sau khi điền vào phiếu khám bệnh trực tuyến, Piotr được gặp bác sĩ và nghe hướng dẫn sử dụng cần sa y tế. Theo đó, anh được hướng dẫn dùng vape hóa hơi cần sa ở nhiệt độ cụ thể để giải phóng các chất có lợi cho sức khỏe thay vì các chất gây ung thư.

    Tuy nhiên, sau khi nhận 10 g cần sa từ tiệm thuốc, anh đã hút nó như để thư giãn thay vì trị bệnh. Người đàn ông này thậm chí còn cho hay đây là "loại thuốc tốt nhất so với tất cả loại thuốc anh từng mua".

    Quản lý cần sa không chặt

    Từ năm 2000, Ba Lan là một trong những quốc gia có luật ma túy gay gắt nhất châu Âu. Cá nhân nào sở hữu cần sa đều có nguy cơ bị bắt giữ, truy tố và kết án.

    Dữ liệu của cảnh sát Ba Lan công bố vào năm 2018 cho thấy 89% trong số tất cả các vụ án ma túy được xử lý là tàng trữ ở mức độ thấp. Phân tích sâu hơn, Giáo sư Tội phạm học Krzysztof Krajewski từ ĐH Jagiellonen (Ba Lan) cho hay 79% trong số tất cả các vụ bắt giữ là do sở hữu dưới 3 g cần sa. Từ khi siết chặt luật ma hồi năm 2000 đến nay, các thẩm phán Ba Lan cũng đã đưa ra một triệu bản án tội tàng trữ ma túy.

    Theo DW, cảnh sát Ba Lan không tập trung vào việc bắt giữ những kẻ buôn bán hoặc triệt phá các băng nhóm tội phạm mà tập trung nhiều hơn vào việc truy lùng những người mua cần sa bất hợp pháp cho mục đích cá nhân.

    Từ năm 2017, việc phân phối và sử dụng cần sa cho mục đích y tế đã trở thành hợp pháp ở Ba Lan. Đến năm 2021, các bác sĩ trên khắp Ba Lan đã kê khoảng 3.000 đơn thuốc cần sa/tháng.

    Tuy nhiên, theo ông Andrzej Dolecki, Chủ tịch của phong trào Free Hemp, một trong những tổ chức lâu đời nhất tại Ba Lan đấu tranh cho sự hợp pháp hóa cần sa, số lượng cần sa y tế được phân bổ cho bệnh nhân thực sự cần là khó có thể tính toán do "quy định đối với cần sa y tế rất tự do".

    Ở Đức và Cộng hòa Czech, để được nhận cần sa y tế, bệnh nhân phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, Ba Lan không quy định rõ ràng danh mục bệnh tật; giới hạn tuổi bệnh nhân, liều lượng cần sa cũng như mục đích sử dụng chúng.

    "Kết quả là người ta có thể kê cần sa cho một đứa trẻ bị đau răng tại Ba Lan. Điều này là hợp pháp", ông Dolecki nói.

    Tuy nhiên, theo một tìm kiếm nhanh trên Internet, các bác sĩ tại Ba Lan có xem xét các yếu tố tâm lý cũng như tuổi tác trước khi kê đơn cần sa y tế.

    Cần sa sẽ phổ biến tại Ba Lan?

    Hình ảnh về cần sa đã thực sự thay đổi trong nhiều năm. Các sản phẩm dầu, kem và trà chiết xuất từ cây gai dầu tự nhiên ngày một phổ biến hơn. Những chế phẩm này có hàm lượng THC rất thấp và rất giàu cannabidiol (CBD). Được đóng gói trong các hộp nhỏ, những chế phẩm này thường chỉ được bán tại hiệu thuốc thay vì một cửa hàng thương mại.

    Sở hữu cần sa để tiêu dùng cá nhân cũng nhận được sự ủng hộ của đa số công dân Ba Lan. Trong hai cuộc thăm dò lớn trên toàn quốc vào năm 2020, khoảng 60% công dân cho biết họ ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa.

    Quốc hội Ba Lan cũng đã thành lập một nhóm làm việc để hợp pháp hóa cần sa. Nhóm này đang soạn thảo luật cần sa tương tự với luật hiện hành tại Đức, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, luật này khó được thông qua nhưng tình hình có thể thay đổi sau bầu cử quốc hội năm 2024.

    Theo người đề xuất hợp pháp hóa Andrzej Dolecki, điều quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo Ba Lan cần hiểu được là sự phụ thuộc và tiêu thụ quá mức cần sa liên quan đến "sức khỏe xã hội" chứ không phải là vấn đề "hình sự".

    Theo Zing