• Được biết sau sáng kiến làm giàu không khó này, 4 vị cảnh sát nói trên đã bị cho ngồi chơi xơi nước dài dài.

    Bốn sĩ quan cảnh sát làm việc tại sở cảnh sát thành phố Delhi (Ấn Độ) đã bị kỷ luật bằng cách đình chỉ công tác vì nhận hối lộ từ một kẻ buôn ma túy. Đáng nói hơn, bốn sĩ quan này đã bắt được 160kg cần sa tại hiện trường nhưng lại khai man với sở rằng chỉ bắt được 1kg cần sa và đem 159kg còn lại tuồn ra chợ đen.

    Bốn sĩ quan, bao gồm hai thanh tra và hai cảnh sát trưởng từ đồn cảnh sát Jahangirnagar đã mở một cuộc điều tra và thu giữ cần sa từ người bán rong có tên là Anil trong một cuộc đột kích tại một ngôi nhà ở tây bắc Delhi.

    Mặc dù bắt được 160kg cần sa tại hiện trường nhưng sau khi nhận hối lộ từ Anil, bốn sĩ quan kia đã báo cáo lại với sở chỉ bắt được 1kg cần sa và một số ít thuốc kích thích thần kinh có tại hiện trường.

    bat duoc can sa
    Ảnh minh họa

    Sau đó Anil lại bị cảnh sát bắt, và lần này thì anh chàng đã khai hết toàn bộ sự việc thành khẩn. Theo đó, bốn sĩ quan kia đã nhận hối lộ 150,000 rupee (47 triệu đồng). Khoản hối lộ được cho là để "giải quyết êm thấm" vấn đề.

    Theo tờ Hindustan Times, tên Anil đã thu mua cần sa từ bang Odisha (Ấn Độ). Tờ báo cũng tố cáo rằng những cảnh sát kia đã khai man với đồn rằng chỉ bắt được 1kg, sau đó hợp sức đem 159kg kia tẩu tán ra thị trường chợ đen. Được biết, bốn sĩ quan này đã bị đình chỉ công tác và phải nhận hình phạt thích đáng. 

    Năm 1985, Ấn Độ chính thức thông qua Đạo luật Ma túy, trong đó hình sự hóa cần sa ở dạng chồi (ganja) hoặc nhựa cây (charas) nhưng vẫn cho phép bán 'bhang' - một sản phẩm phụ của cần sa được tiêu thụ nhiều trong các lễ hội như Holi và Shivratri. Các tiểu bang ở Ấn Độ đều có quy định khác nhau cho việc tiêu thụ cần sa.

    Cafebiz (Nguồn: News18 Dehli)

  • toa nha van phong 1
    Cảnh sát đã tìm thấy 400 cây cần sa khi truy quét tòa nhà Ridgemount House ở Peterlee vào năm 2020. Ảnh: Durham Constabulary/Google

    Một thủ lĩnh băng đảng đã bị bỏ tù vì tội chuyển đổi 2 tầng của một tòa nhà văn phòng thành trại cần sa. Tòa nhà này nằm ở trung tâm thị trấn. Ngoài án tù, người đàn ông này còn bị tịch thu hơn £300,000.

    Tại Tòa án Leeds Crown Court vào ngày 19/12/2022, Samir Baghdadi đã bị tuyên bố tịch thu £304,028. Cuộc điều tra do Đơn vị chống Tội phạm Kinh tế khu vực Đông Bắc - North East Regional Economic Crime Unit (NE RECU) tiến hành, dựa trên những dấu vết phạm tội của Baghdadi do Cảnh sát Durham cung cấp. 

    Baghdadi đã bị truy tố tội sản xuất chất cấm nhóm B sau khi 400 cây cần sa bị phát hiện tại Tòa nhà văn phòng Ridgemount House ở Peterlee vào năm 2020. 

    Người đàn ông 55 tuổi đã chuyển đổi 2 tầng của tòa nhà thành trại cần sa. Trong đó 1 tầng được biến thành khu vực ăn uống ngủ nghỉ, có tủ chứa thực phẩm và bếp nấu nướng. Tầng còn lại dùng để trồng cần sa. 

    Cảnh sát hành động dựa trên tin chỉ điểm của công chúng, khi có người nhìn thấy 2 chiếc nệm giường được bê vào tòa nhà bỏ trống. Cuộc truy quét phát hiện Baghdadi cùng 7 đồng phạm trong tòa nhà.

    toa nha van phong 1
    Samir Baghdadi. Ảnh: Durham Constabulary

    Baghdadi nói không biết gì về sự tồn tại của những người đàn ông khác trong tòa nhà, nhưng cả 8 tên đều bị bắt và truy tố về tội sản xuất chất cấm nhóm B. Baghdadi, thường trú tại Hertfordshire, bị tuyên án có tội và bị phạt 7 năm tù giam. 

    Cảnh sát ước tính số cây cần sa này có thể đem lại giá trị đường phố vào khoảng £147,000 - £252,000 nếu đến tuổi thu hoạch. Giá trị của các thiết bị trồng trọt vào khoảng £59,000.

    Ban đầu Baghdadi khai rằng £304,028 trong tài khoản của hắn có được là nhờ hoạt động kinh doanh "bán lốp xe" hợp pháp, tuy nhiên điều tra cho thấy đó đều là tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phi pháp.

    Điều tra viên Jenna Cook thuộc Sở Cảnh sát Durham mô tả đây là một chuyên án "kéo dài và phức tạp". 

    Ông nói: "Baghdadi chuyển đến sống ở khu vực này vì muốn tiến hành chuyện phi pháp. Hắn khai không biết gì về số chất cấm tìm thấy trong nhà mình, nhưng qua điều tra, cảnh sát phát hiện hắn là một tên tội phạm trình độ cao với nhiều kỹ năng lọc lõi, và còn có đồng phạm. Cảnh sát Durham sẽ không tha thứ cho bất kì hành vi phạm pháp nào trong cộng đồng của chúng ta". 

    Điều tra viên Thomas Maughan thuộc NE RECU cho biết: "Baghdadi vẫn khẳng định mình vô tội, mặc dù kiểm toán viên chuyên nghiệp không tìm ra được bằng chứng cho thấy tất cả số tiền trong tài khoản của hắn đều đến từ hoạt động buôn bán lốp xe ở Tottenham. Luật Proceeds of Crime Act cho phép tòa án tịch thu một phần tiền mặt có được từ hoạt động buôn bán chất cấm của Baghdadi. Vào lúc bị bắt, Baghdadi sở hữu vài tòa nhà văn phòng khắp đất nước. Có thể những tòa nhà này đã được sử dụng cho mục đích trồng cần sa, hoặc được mua với mục đích chuyển đổi thành trại cần sa".

    Viethome (theo ITV News)

  • “Tôi hút cần lần đầu tiên vào năm 19 tuổi.

    Tôi là một cô sinh viên Việt Nam ngoan hiền từng có định kiến rằng cần sa thuộc về “xã hội đen,” từng nghĩ việc dùng cần sa không nên được hợp pháp hóa. Nhưng rồi tôi đã được “khai sáng” sau một hơi cần sa từ người bạn Mỹ đầu năm hai đại học. 

    Đó là một tối thứ 6 cuồng nhiệt ở trường. Tôi được người bạn Mỹ mới quen rủ đến phòng cùng một hội bạn khác để uống rượu “pre-game” cho có sức đi party sau 12h đêm. Năm nhất tôi đi thử mấy buổi tiệc tùng ở trường rồi, cũng thấy khá vui nên nhận lời.

    Những tưởng mình đã biết rõ điều gì chờ đón ở phía trước, tôi gõ cửa phòng bạn để rồi ùa vào một màn khói trắng tù mù lẫn trong đám đông người đằng sau. Hít phải hơi khói nồng nặc, tôi loạng choạng mất vài giây. Không biết lúc đó tâm trí bay về phương nào, tôi tự nhiên nhận từ tay bạn điếu cần được cuốn sẵn châm sẵn đưa lên hít.

    co gai can

    Hít vào một hơi, tôi ho sặc sụa. Hình như khói vào lồng ngực nhiều quá. Mấy người bạn xung quanh hò hét, cổ vũ nhiệt tình, bảo tôi đừng có lo vì ho là chuyện hoàn toàn bình thường với người mới “chơi cần.” Họ bảo tôi thử lại, từ từ thôi, hít vào cả bằng bụng lẫn phổi.

    Dăm ba phút sau, tôi cảm giác người mình như nửa tỉnh nửa mơ. Kì lạ lắm. Đầu óc chẳng nghĩ ngợi gì nổi. Tôi chợt nhận ra...hình như đây là cảm giác “lên đỉnh” mà mọi người hay nhắc tới!?! Toàn thân như được thả lỏng. Mọi thớ cơ duỗi ra. Trong đầu cứ vui vui khoái khoái dù không hiểu tại sao. Tôi nhắm mắt, tựa vào vai bạn, rồi đêm đó cứ thế tiếp diễn… Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình minh mẫn, tỉnh táo như bình thường.

    Từ đó, tôi nhận ra hút cần dường như không tiêu cực như mình từng nghĩ. Có lẽ tôi chưa có ý định hút cần thường xuyên, nhưng thi thoảng đôi ba lần thì tại sao không? Nếu không có lần đầu tiên ấy, tôi sẽ không bao giờ cảm thấy cần tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này và luôn cho rằng hút cần là một biểu hiện đáng lên án.

    Tôi bắt đầu đọc nhiều sách báo, tài liệu và các bộ luật về cần sa tại Mỹ. Bạn có biết, chỉ 5 trong số 50 tiểu bang của Mỹ cấm triệt để việc sản xuất và tiêu thụ cần sa? Ở những bang còn lại, cần sa vẫn được hợp pháp hóa hoặc trong việc sản xuất, tiêu thụ hay sử dụng với mục đích y học, chữa bệnh. Cần sa, rốt cuộc, cũng bình thường như mọi thứ khác trên đời, có tác dụng, hiệu quả riêng nhưng đương nhiên nhiều quá sẽ không tốt.

    Ở Mỹ, nơi mọi sai lầm đều có thể sửa chữa và mọi cá nhân phạm lỗi đều có thể làm lại từ đầu, nơi giới trẻ luôn sống với tinh thần You Only Live Once - bạn chỉ sống một lần, sẵn sàng thử mọi thứ trên đời nếu có thể, thì cần sa không còn là chuyện quá kinh khủng.

    Nhưng với du học sinh châu Á khi mới sang Mỹ du học, tùy vào tính cách mỗi người mà quan điểm về việc sử dụng cần sa là khác nhau. Người thì mới đầu thấy “sốc,” tự hứa sẽ không bao giờ đụng vào, người thì thử cho biết rồi thôi, và cũng có những người sau một lần thử thì hòa tan luôn vào văn hóa “tối thứ Sáu” có đủ bia - rượu - cần.

    Hút cần là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác, thậm chí, một phần không nhỏ sinh viên các trường đại học hàng đầu còn coi cần sa là “liều thuốc” chống căng thẳng hằng ngày. Thời đại bây giờ ưa chuộng xu hướng “work hard, play harder” nên dù bạn có là sinh viên gương mẫu GPA hạng nhất hạng hai đi chăng nữa, lúc cần thiết chẳng ai cấm bạn hút cần sa cả. Ngại gì không thử khi bạn có toàn quyền quyết định xem mình nên sử dụng với chừng mực thế nào? Phải chăng hợp pháp hóa việc sử dụng cần là cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn về cách tiêu thụ cần hợp lý không gây nguy hiểm cho sức khỏe?

    Với ông cha ta thời trước, miếng trầu là đầu câu chuyện. Hút cần, đáng ngạc nhiên thay, chẳng khác việc ăn trầu là bao. Trên thực tế, tác động của hai hành động này lên cơ thể là giống nhau, giúp cho tinh thần sảng khoái, tâm trí hưng phấn. Vậy tại sao không khuyến khích việc hút cần một cách có văn hóa? Nói rộng ra hơn nữa, liệu cứ không kiểm soát được cái gì thì nên cấm cái đó, trong khi càng cấm, càng nhiều người muốn lách luật và đi quá xa, vượt ra khỏi khuôn khổ của việc sản xuất và tiêu thụ cần sa một cách an toàn?”

    Nguồn: VietAbroader

  • trai can sa nguoi viet
    Số cần sa có giá trị đường phố ước tính là 2.2 triệu bảng. Ảnh: PA

    Hai người đàn ông đã bị bỏ tù vì vai trò của họ trong trại cần sa 2.2 triệu bảng ở Whitehaven. Vào ngày 22/5/2023 tại Tòa án Carlisle Crown Court, H. Tran 23 tuổi và T. Vo 33 tuổi đã bị kết án. 

    Hai người đều không có địa chỉ thường trú, cả hai đã bị giam giữ từ tháng 11/2022 và bị kết án 13 tháng tù mỗi người. 

    Vào ngày 24/11/2022, cảnh sát đã tiến hành một lệnh lục soát tại một ngôi nhà nằm trên đường King Street ở West Cumbria. Tại đây họ phát hiện một trại cần sa lớn trải rộng khắp 9 căn phòng.

    Cảnh sát đã phát hiện 1,489 cây cần sa với trọng lượng 234kg. Số cây này có giá trị đường phố ước tính vào khoảng 2.2 triệu bảng. Mỗi ngày trại cần sa này tiêu tốn đến £540 tiền điện. 

    Ở đây còn có khu ăn ở dành cho 2 người đàn ông kể trên. Khi cả hai bị bắt, luật sư của họ đã vẽ ra một bức tranh bi kịch về tuổi thơ và hoàn cảnh của mỗi người. Cả hai đều nói họ bị bóc lột. 

    T. Vo bị đưa đến UK bằng đường bộ từ Trung Quốc trong một "hành trình dài và đáng sợ". Tài chính của anh vô cùng eo hẹp vì anh phải cố gắng trả nợ. H. Tran thì xuất phát từ Nga, sau đó nhập hội với 10 người khác lên xe thùng đến UK. 

    Luật sư biện hộ cho T. Vo, ông Judith McCullough, nói: "Đôi khi câu chuyện về hoàn cảnh bi đát của họ bị phớt lờ trong những vụ án thế này. Những kẻ chủ mưu đã đặt lợi nhuận lên trên mạng sống con người".

    Thẩm phán Recorder McDonald kết luận: "Cả hai bị cáo đều bị thao túng và bóc lột bởi những kẻ chủ mưu tinh vi. Cả hai đều bị buộc làm những việc mà họ không muốn. Đây là một trại cần sa quy mô rất lớn". 

    Viethome (Theo ITV News)

  • 6 trieu bang can sa
    Một phương tiện đã bị chặn để kiểm tra, số cần sa khổng lồ đã bị tịch thu. Ảnh: National Crime Agency

    Một người đàn ông đã bị bắt sau khi số cần sa trị giá 6 triệu bảng bị phát hiện trong một chiếc xe tải ở cảng Belfast. Lực lượng Biên phòng đã chặn bắt chiếc xe này khi nó vừa cập cảng vào hôm 26/5/2023, trên xe là một lô hàng nước ngọt. 

    3 kg cần sa đã bị tịch thu, một người đàn ông 45 tuổi thường trú tại Portadown đã bị Cục Phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) bắt giữ. NCA ước tính số cần sa này có giá trị chợ đen ở Bắc Ailen lên tới 6 triệu bảng.

    Cảnh sát cho rằng thất thoát số hàng này sẽ là một đòn giáng mạnh vào tổ chức tội phạm đứng đằng sau phi vụ. Việc điều tra vẫn đang tiếp tục. 

    Bài liên quan: 2 trại cần sa bị truy quét ở Mansfield

    trai can sa Mansfield
    Hai người đã bị bắt tại 2 trại cần sa ở Mansfield. Ảnh: Nottinghamshire Police

    2 trại cần sa ở North Nottinghamshire đã bị truy quét vào lúc sáng sớm ngày 22/5/2023. Một trại nằm trên đường Lemont Road ở Forest Town. Một người đàn ông 30 tuổi đã bị bắt vì nghi ngờ sản xuất và buôn bán cần sa.

    Trại còn lại nằm trên đường Main Street ở Huthwaite, cần sa được tìm thấy trong tầng hầm và phòng ngủ. Một người phụ nữ 54 tuổi đã bị bắt vì tình nghi sản xuất cần sa.

    Ở cả 2 nơi điện đều bị câu trộm. Điều tra viên Kylie Davies cho biết: "Người dân không nên bỏ qua những dấu hiệu của một trại cần sa, vì việc câu trộm điện có thể gây ra hỏa hoạn nghiêm trọng, lan sang những ngôi nhà hàng xóm". 

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa 45 trieu bang
    Edmond Pula, 28 tuổi, không có địa chỉ cố định, đã bị bắt vì tội sản xuất, tàng trữ với ý định buôn bán cần sa. Ảnh: Google Maps

    Một người đàn ông đã bị truy tố tội sản xuất, tàng trữ và buôn bán cần sa. Người này đã bị bắt tại một trại cần sa khổng lồ trị giá tới 4.5 triệu bảng ở Carlisle. 

    Cảnh sát đã được gọi tới một ngôi nhà trên đường Lancaster Street vào lúc 2h45 phút chiều ngày 10 tháng 5/2023. Sau khi vào được ngôi nhà, cảnh sát phát hiện 450kg cần sa đã thu hoạch, sẵn sàng phân phối. 

    Edmond Pula, 28 tuổi, không có địa chủ thường trú, đã bị truy tố tội sở hữu với ý định phân phối cần sa, thêm tội sản xuất cần sa. Tại hiện trường còn có 3 người đàn ông bị thương. 

    Người phát ngôn của Dịch vụ cứu thương Great North Air Ambulance Service cho biết: "Đội cấp cứu của chúng tôi đã nhanh chóng hành động sau khi nhận được báo cáo vào lúc 4h03 phút chiều ngày 10 tháng 5. Có 3 bệnh nhân bị thương do té ngã ở Carlisle. Trong đó, 2 người đàn ông vẫn phải nằm viện vì chấn thương nặng".

    Cảnh sát sẽ thẩm vấn 2 người này khi họ xuất viện. 

    Bài liên quan: Người đàn ông bị tr.eo cổ vì vận chuyển cần sa

    Singapore ngày 26/4 đã tr.eo cổ người đàn ông vì tội tiếp tay tham gia kế hoạch vận chuyển cần sa, bất chấp việc cơ quan Liên Hợp Quốc và các nhà vận động kêu gọi dừng thi hành án.

    “Công dân Singapore Tangaraju Suppiah, 46 tuổi, đã chấp hành án tử hình hôm nay tại Khu phức hợp nhà tù Changi”, phát ngôn viên của Dịch vụ Nhà tù Singapore nói với AFP. Theo BBC, gia đình Suppiah xác nhận ông đã bị tr.eo cổ tại nhà tù Changi vào rạng sáng 26/4.

    Tangaraju Suppiah - 46 tuổi - bị kết tội vì “tiếp tay tham gia kế hoạch vận chuyển” 1 kg cần sa từ Malaysia đến Singapore vào năm 2013. Dù không bắt được người này trong lúc giao hàng, các công tố viên khẳng định ông chịu trách nhiệm điều phối và lần ra hai số điện thoại sử dụng bởi người giao hàng có liên quan tới Tangaraju, BBC đưa tin.

    Tangaraju nói rằng mình không phải người liên hệ với những cá nhân trong vụ án này. Ông cho biết mình bị mất một chiếc điện thoại và không sở hữu chiếc thứ hai.

    Trước đó hôm 25/4, phát ngôn viên Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Singapore dừng thi hành án. 

    “Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã tiếp nhận thông tin về vụ việc Tangaraju Suppiah sắp bị xử tử với cáo buộc dùng điện thoại điều phối buôn bán cần sa”, Reuters dẫn lời bà Ravina Shamdasani cho biết.

    can sa singapore 1
    Tangaraju Suppiah

    “Chúng tôi có những lo ngại xoay quanh thủ tục hợp pháp và tôn trọng các đảm bảo xét xử công bằng. Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi chính quyền không xử tử ông ấy”, tuyên bố cho biết thêm.

    Luật pháp Singapore quy định khung tử hình với tội buôn bán ma túy, còn người giao ma túy xử phạt nhẹ hơn. Trong lần kháng cáo cuối cùng, thẩm phán đồng ý với bên công tố rằng Tangaraju chịu trách nhiệm điều phối giao hàng, nên ông không được nhận bản án khoan dung.

    Trong những ngày gần đây, gia đình và các nhà hoạt động xã hội đã gửi thư yêu cầu khoan hồng tới Tổng thống Singapore Halimah Yacob, trong khi tỷ phú người Anh Sir Richard Branson đã kêu gọi dừng vụ hành quyết và xem xét lại vụ án.

    Singapore có luật chống ma túy khắt khe bậc nhất thế giới

    Kể từ ngày 30/3/2022, Singapore đã hành quyết hàng chục người buôn bán ma túy. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia này có chính sách không khoan nhượng đối với tội danh liên quan.

    Vụ việc kình ngư Joseph Schooling và Amanda Lim sử dụng cần sa trong thời gian tập huấn và thi đấu tại SEA Games 31 khiến làng thể thao châu Á rúng động. Kết luận này được Cục Ma túy Singapore (CNB) đưa ra và chính cả 2 tay bơi thừa nhận. Ngay sau đó, Schooling đăng đàn xin lỗi công chúng vì hành vi sử dụng ma túy ở Việt Nam.

    Theo Luật Ma túy của Singapore, Schooling có thể bị phạt tù và phạt tiền ngay cả khi sử dụng cần sa ngoài lãnh thổ. Mức phạt tù 1-10 năm, phạt tiền không quá 20.000 USD.

    Hình phạt nặng nhất với trường hợp tàng trữ trên 500 g cần sa (không cần biết có sử dụng hay không) ở Singapore là tử hình hoặc phạt tù 10 năm.

    Singapore là quốc gia có quy định pháp luật chống ma túy khắt khe bậc nhất thế giới. Chính phủ nước này khẳng định tử hình vẫn là biện pháp răn đe hiệu quả đối với tội phạm, bất chấp sự phản đối từ các tổ chức quốc tế.

    can sa singapore 1
    Joseph Schooling và Amanda Lim thừa nhận sử dụng cần sa trong thời gian tập huấn và thi đấu tại SEA Games 31 ở Việt Nam. Ảnh: Getty.

    10 vụ hành quyết trong 4 tháng

    Khi bước lên sân khấu ở Kuala Lumpur (Malaysia) để trình làng bài hát do anh trai Pannir Selvam Pranthaman viết về tội tử hình hôm 29/7/2022, Angelia Pranthaman kể câu chuyện về nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates.

    Giống như Pannir, Socrates bị kết án tử, nhưng trong khi chờ đợi hình phạt, ông bắt đầu học thổi sáo.

    “Chúng ta sẽ chết vào ngày mai, điều đó mang lại lợi ích gì?”, nhà triết học hỏi một tử tù khác.

    Angelia chia sẻ với khán giả về anh trai - người tạo ra âm nhạc ngay cả khi đang chờ bị hành quyết vì tội buôn bán heroin, theo Al Jazeera.

    “Pannir muốn gửi thông điệp tới xã hội và chính phủ: chúng tôi không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể tận dụng thời gian hiện tại”, cô nói ở sự kiện và kêu gọi giảm nhẹ hình phạt cho anh trai.

    Pannir là một trong số hàng chục người bị kết án tử hình ở Singapore, hầu hết về tội buôn bán ma túy. Sau 2 năm tạm dừng vì Covid-19, chính phủ nước này tiếp tục xử tử tội phạm.

    can sa singapore 1
    Hàng loạt vụ hành quyết tội phạm ma túy làm nổ ra cuộc tranh luận công khai chưa từng có ở Singapore về việc áp dụng án tử hình. Ảnh: Roslan Rahman/AFP.

    Kirsten Han, nhà vận động chống án tử hình ở Singapore, cho biết: “Tốc độ của các vụ hành quyết năm nay thực sự đáng kinh ngạc. Có vẻ như chính phủ đang cố gắng giải quyết những tồn đọng”.

    Han lưu ý rằng chính phủ dường như đã phá vỡ truyền thống lâu đời là chỉ lên lịch hành quyết vào các ngày thứ 6, tạo ra nhiều căng thẳng và không chắc chắn cho thân nhân của tử tù.

    Pannir Selvam Pranthaman là người Malaysia gốc Ấn Độ, một trong nhiều tội phạm thuộc các dân tộc thiểu số chịu án tử hình ở Singapore - nơi 74% dân số là người gốc Hoa.

    Trong cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc vào năm 2021, chính phủ Singapore nói rằng chủng tộc không liên quan đến việc kết án, nhưng từ chối cung cấp dữ liệu liên quan.

    Vào tháng 7/2022, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lên án vụ treo cổ Nazeri Bin Lajim, người dân tộc Mã Lai, và kêu gọi ngừng tất cả vụ hành quyết tội phạm ma túy.

    Theo luật pháp quốc tế, hành quyết chỉ có thể được sử dụng cho “tội phạm nghiêm trọng nhất” và tội phạm ma túy “rõ ràng không đáp ứng ngưỡng này”.

    Văn phòng cũng chỉ ra rằng nạn nhân của các vụ hành quyết dường như là “người thiểu số và có xu hướng xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn về kinh tế”. Việc này dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số.

    10 người bị treo cổ trong năm 2022 cho đến nay đều xuất thân từ dân tộc thiểu số hoặc mang quốc tịch Malaysia.

    “Thủ phủ của án tử hình”

    Ngày 27/4/2022, Nagaenthran Dharmalingam (34 tuổi) bị treo cổ sau khi bị kết án năm 2010, liên quan đến tội buôn bán ma túy. Công dân Malaysia này đã mang khoảng 44 g heroin vào Singapore.

    Nagaenthran đã kháng cáo nhiều lần với lý do khác nhau, trong đó có việc chỉ số IQ 69 khiến bản thân có khiếm khuyết về mặt trí tuệ. Tuy nhiên, tòa án Singapore không chấp nhận.

    Vụ việc này gây ra sự phẫn nộ chưa từng có. Bởi trước đó, một bản kiến ​​nghị trực tuyến nhằm kêu gọi ân xá cho Nagaenthran đã nhận được hơn 106.000 chữ ký. Các nhà hoạt động địa phương đã vận động được hơn 14.700 USD để hỗ trợ gia đình anh. Chính phủ Malaysia cũng yêu cầu sự khoan hồng cho phạm nhân này.

    Tuy nhiên, tất cả nỗ lực bị phủi sạch khi Nagaenthran không thể tránh khỏi cái chết.

    can sa singapore 1
    Vụ tử hình Nagaenthran Dharmalingam vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối ở Singapore và quốc tế. Ảnh: Reuters.

    Các luật sư bào chữa của Nagaenthran cũng bị buộc tội “lạm dụng trắng trợn và nghiêm trọng các quy trình của tòa án” vì đã đệ đơn kháng cáo vào phút cuối dẫn đến hình phạt cho họ.

    Trong những vụ tử hình gần đây nhất, ít nhất 4 bị cáo phải đại diện cho mình sau quá trình kháng cáo, trong khi một người được đại diện bởi mẹ đẻ.

    Luật sư nổi tiếng về án tử hình M Ravi cho biết các khoản tiền phạt đã gây ra nỗi sợ hãi trong giới luật sư. Điều này có thể làm suy yếu khả năng tiếp cận công lý của những người phải đối mặt với án tử hình, vi phạm quyền được xét xử công bằng và làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tư pháp.

    Ravi mô tả sự gia tăng án tử hình gần đây giống như “làn sóng hành quyết” có thể so sánh với năm 1993, khi Singapore được mô tả là “Disneyland của án tử hình” do các vụ hành quyết diễn ra thường xuyên.

    “Hàng loạt vụ hành quyết mới nhất sẽ một lần nữa khiến Singapore trở thành thủ phủ của án tử hình trên thế giới”, luật sư nói.

    can sa singapore 1
    Việc áp dụng án tử hình, nhất là đối với tội phạm buôn bán ma túy, của Singapore được cho là đi ngược lại xu hướng toàn cầu. Ảnh: The Star.

    Các nhà vận động cũng chỉ ra số lượng tương đối nhỏ ma túy được buôn lậu trong những vụ án tử hình và liệu việc hành quyết có tác dụng ngăn chặn tình trạng buôn bán hay không.

    “Hầu hết tội phạm nhận án tử hình sau khi bị kết án vì liên quan đến lượng heroin tương đối nhỏ và tham gia tương đối hạn chế vào hoạt động buôn bán ma túy”, Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.

    Nazeri, chẳng hạn, bị tử hình vì buôn bán 33,39 g diamorphine. Ngày 26/7/2022, một công dân Singapore 49 tuổi, dân tộc Mã Lai bị hành quyết vì tội buôn bán cần sa.

    Ở Singapore, bất kỳ ai bị bắt với hơn 500 g ma túy sẽ phải đối mặt với án tử hình không ân xá. Nhưng nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Thái Lan, đã nới lỏng các hạn chế đối với việc sử dụng cần sa. Nước láng giềng Malaysia cũng đang xem xét việc cho phép sử dụng cần sa vào mục đích y tế và cũng thông báo rằng nước này sẽ bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các vụ án ma túy.

    Sangiorgio nói rằng việc áp dụng án tử hình là “đi ngược lại xu hướng toàn cầu”.

    “Trong những năm gần đây, chúng tôi chỉ thấy 4 quốc gia thực hiện hành quyết đối với các tội danh liên quan đến ma túy”, bà nói.

    Singapore đã sửa đổi các điều khoản về án tử hình đối với ma túy vào năm 2012 để tòa án có quyền quyết định hạn chế trong việc kết án với điều kiện người phạm tội đáp ứng các điều kiện nhất định.

    Chính phủ cũng cho biết án tử hình là cần thiết để ngăn chặn nạn buôn bán ma túy và giữ an toàn cho đất nước. Tuy nhiên, theo các nhà vận động, không có bằng chứng rõ ràng về việc này.

    Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố án tử hình chưa được chứng minh là biện pháp răn đe hiệu quả trên toàn cầu và không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, vốn chỉ cho phép trừng phạt tử hình đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.

    Kirsten Han cho rằng các vụ hành quyết ở Singapore trong năm nay sẽ chưa dừng lại và có thể vượt qua con số 13 tù nhân bị treo cổ vào năm 2018.

    Ngay sau vụ tử hình tội phạm ma túy thứ 10 trong năm nay, Emerlynne Gil, Phó giám đốc phụ trách khu vực nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã thúc giục Singapore lập tức áp đặt lệnh cấm tử hình.

    “Singapore một lần nữa hành quyết những người bị kết án liên quan đến ma túy, vi phạm luật pháp quốc tế, coi thường sự phản đối kịch liệt của công chúng”, bà nói.

    “Việc chính phủ Singapore cố chấp áp dụng án tử hình chỉ dẫn đến sự lên án toàn cầu và làm lu mờ hình ảnh của Singapore với tư cách là quốc gia phát triển được quản lý bởi pháp quyền”, Mạng lưới chống án tử hình châu Á cho biết trong một tuyên bố hôm 30/6.

    Viethome (theo ITV News)

  • Hiện vấn đề tiền mặt đang nóng hổi, nên anh Nolan Vu đã chia sẻ câu chuyện của mình trên nhóm Định Cư & Cuộc sống Úc:

    "Gia đình mình và một gia đình người Việt khác vừa là nạn nhân của chuỗi tấn công (và có lần cảnh sát nhận định theo CCTV rằng tụi nó có mang theo súng ở lần tấn công thứ 2) của tội phạm cấp cao có liên quan tới drug trafficking.

    Trong quá trình điều tra, thì bên phía cảnh sát đã tìm được một nhà người Việt khác gần khu đó, bên trong nhà có tầng hầm trồng cần sa và thu giữ gần 400k tiền mặt. Sau khi cảnh sát ập vô thì chủ nhà cũng trốn thoát (sự việc sau đó bên phía cảnh sát cũng không đề cập rõ, nên mình cũng không rõ là sau đó diễn ra như thế nào).

    gia dinh viet st albans o uc
    Ảnh minh họa: St Albans, Melbourne

    Sau khi tụi tấn công mình bị bắt. Bên phía cảnh sát có mời gia đình mình hầu toà để cung cấp thêm chứng cứ và lời khai. Nhờ vậy, mình mới rõ là rất nhiều gia đình Việt, trong đó có gia đình mình, bị tấn công là vì tụi tội phạm khai là tụi nó biết nhiều gia đình Việt Nam có cất giữ nhiều tiền mặt trong nhà, và nhiều gia đình Việt có lịch sử giao dịch và phân tán ma tuý. Nên tụi nó sẽ theo dõi một thời gian và lên kế hoạch tấn công, vì tụi nó biết các gia đình này không dám báo cảnh sát như gia đình bị tóm ở trên.

    Trong trường hợp của mình và một gia đình khác mình gặp trong sảnh dành cho nhân chứng, thì tụi nó tấn công nhầm nhà. Điều này cũng làm cho tỷ lệ của một nhóm người Việt bị nhắm tới bởi các băng nhóm tội phạm cấp cao là rất lớn, và đặc biệt cao trong khoảng thời gian hiện nay, vì các gia đình gốc Á hay trữ rất nhiều tiền mặt trong nhà. (Phòng sảnh dành cho nhân chứng hôm đó gia đình mình tham gia, có 4 gia đình Việt bị tấn công, một gia đình có người bị thương nghiêm trọng. 4 gia đình này đều ở West Melbourne, đều bị tấn công vào ban ngày.)

    Mình không có ý định phán xét ai, mình chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm thoát chết của mình sau 3 lần bị tấn công (mình vừa phải chuyển nhà đi nơi khác) và các nhận định từ phía cảnh sát cũng như lời khai từ nhóm tội phạm".

    Được biết, ngôi nhà của anh Nolan Vu ở trong vòng bán kính 10km xung quanh 3 khu Footscray, Sunshine, St Albans. Những khu này người Việt rất đông, nếu ai se sua ra đường đi xe xịn, quần áo xịn, giỏ xách xịn, tiêu cash thì dễ bị theo dõi. 

    Theo anh Nolan Vu: "Mình là Uni Lecturer, nên gia đình nhỏ của mình cũng trung bình, chứ cũng không phải mức giàu có như các chủ doanh nghiệp. Xe mình Camry đời cũ, đồ mặc Kmart, UNIQLO, hay H&M, với mình là đủ rồi ấy, tại gia đình mình mấy cái đó vậy là đáp ứng nhu cầu rồi.

    Trường hợp của mình bị tấn công nhiều lần (nghiêm trọng nhất là tụi nó quay lại nhà mình trong vòng 5 ngày kể từ khi hai đội cảnh sát và thám tử xuống điều tra), tiền mặt là một phần, còn một phần là tụi nó nghĩ gia đình mình có drug dealer (không biết tại sao tụi nó nghĩ vậy), nên nhà mình bị tấn công nhiều lần vì nó nghĩ ngoài tiền mặt nhà mình còn “hàng” trong nhà, chứ cash không đủ là động lực để tụi nó tấn công nhiều lần và liên tục như vụ nhà mình đâu.

    Nói chung, nó giống như tai nạn vậy, nhiều khi nó xảy ra với mình và gia đình, mình cũng không hiểu tại sao. Coi như xui xẻo thôi. Ba lần đó hệ thống camera nhà mình đều thông báo là có chuyển động. Lần đầu, mình gọi 000, nhưng bên họ giải quyết rất chậm. Tụi nó tốn có chưa tới 1 phút để đặt chân vô nhà mình. Nên mình gọi cho local police station, thì họ lại phản ứng nhanh hơn mình nghĩ".

    Một vài kinh nghiệm của anh Nolan Vu sau khi thoát chết dù bị tấn công bất ngờ:

    - Phía ngoài nhà luôn gắn camera có nhận biết chuyển động (cái camera giúp mình phản ứng rất nhanh, nhờ vậy thoát chết)

    - Luôn có số của Police Station ở gần nhà mình nhất, vì 000 nhiều khi bị quá tải, họ phản ứng rất chậm (đặc biệt là trong trường hợp của mình).

    - Nếu biết nó đã vô nhà mình, nên khoá trái cửa, chặn thêm sofa, bàn, etc, nhằm hạn chế thời gian tụi nó tiếp cận được mình. Đồng thời gọi 000 hoặc local police station.

    - Nên lắp camera ở nhiều điểm khó nhận biết, như trong trường hợp mình, tụi nó điều tra nhà mình từ bên ngoài nên nó thoát qua được một camera mình đặt phía cửa chính. May là camera ở cửa phụ thông báo, nên mình mới biết.

    Mục đích mình chia sẻ câu chuyện, không phải là để phán xét hay gây hoang mang dư luận. Vì vậy, khá nhiều tình tiết mình không nhắc tới tại vì nó gây nên lo lắng cho cộng đồng không đáng có (vài thành viên nhà mình vẫn đang cần can thiệp và điều trị tâm lý, các bạn cũng biết là nó nghiêm trọng).

    Một lời khuyên quan trọng nhất của mình (cái này rất khó, vì mình biết gia đình nhân chứng khác có người bị thương nghiêm trọng cũng vì vậy), trong tất cả trường hợp, bạn cần cố gắng hết sức bình tĩnh. Vì chỉ có khi bình tĩnh, bạn mới đưa ra quyết định phù hợp trong một thời gian ngắn được. Trong trường hợp tụi nó vào nhà rồi (như trường hợp của mình và gia đình kia), đừng bao giờ nghĩ bạo lực đáp trả bạo lực, cố gắng hạn chế thời gian và không gian tụi nó tiếp cận mình và người nhà, đồng thời bình tĩnh mô tả lại hiện trường cho cảnh sát.

    Bạn chỉ có thể làm tất cả những thứ đó cùng lúc, chỉ khi bạn bình tĩnh.

    P/S: Được biết đối tượng tấn công gia đình anh Nolan Vu là drug dealer người Úc da trắng, từng bị truy nã toàn nước Úc vào năm 2015 và mới ra tù vào năm ngoái. "Ngày xưa, nghe nói hay tấn công các gia đình Việt, nên vụ của mình cảnh sát lấy mẫu vân tay với mẫu máu ở hiện trường thì tìm ra khá nhanh." Đối tượng có khả năng mang theo súng. 

    Nguồn: Nolan Vu / group Định Cư & Cuộc sống Úc

  • can sa coventry
    Một người đàn ông đã cố trốn lên mái nhà, nhưng sau đó đã bị drone của cảnh sát phát hiện. Ảnh: West Midlands Police

    Một trại cần sa vừa bị phát hiện trong một nhà thờ bỏ hoang ở Coventry. Cảnh sát West Midlands đã tịch thu 1.400 cây cần sa tại Nhà thờ Stoke United Reform Church vào sáng ngày 28/4/2023. 

    Những cây này sẽ bị tiêu hủy và số thiết bị trồng trọt trị giá hàng ngàn bảng sẽ bị phá dỡ để đề phòng cháy nổ. Một người đàn ông 27 tuổi đã cố trốn lên mái nhà, nhưng sau đó đã bị drone của cảnh sát phát hiện. Người này sẽ bị truy tố. 

    Phát hiện trại cần sa 2.6 triệu bảng ở Pontefract

    Một cuộc truy quét khác đã phát hiện một trại cần sa trị giá 2.6 triệu bảng. Đây là trại cần sa lớn nhất từng được một đơn vị cảnh sát ở West Yorkshire phát hiện. 

    trai can sa o Pontefract 1
    Cảnh sát đã đột kích vào một nhà kho ở Pontefract vào ngày 25/4/2023. Ảnh: West Yorkshire Police

    Cảnh sát phát hiện gần 1,000 cây cần sa và phòng phơi khô. Trong các phòng này có hơn 200kg đã thu hoạch. Điều tra viên Phil Jackson cho biết: "Đây là trại cần cần sa đơn lẻ lớn nhất từng được phát hiện bởi Đội phản ứng Wakefield District Neighbourhood Impact Team kể từ khi đội này được thành lập vào tháng 10/2021".

    trai can sa o Pontefract 1
    Ước tính nhà kho này chứa tới £2,628,771 cần sa. Ảnh: West Yorkshire Police

    Vụ đột kích diễn ra vào ngày 25/4/2023 bên trong một ngôi nhà ở Walkergate. Số cần sa ước tính trị giá £2,628,771.

    Cảnh sát West Yorkshire Police đã cám ơn cộng đồng địa phương nhờ tin chỉ điểm chính xác. Điều tra viên Phil Jackson nói: "Chúng tôi biết những vấn đề liên quan tới việc sản xuất và cung cấp cần sa tại địa phương. Từ lâu đây đã là một tệ nạn đáng lo ngại. Hai thanh niên 23 và 25 tuổi đã bị bắt vì nghi ngờ sản xuất chất cấm nhóm B, câu điện bất hợp pháp và nhập cảnh vào UK bất hợp pháp". 

    Viethome (theo ITV News)

  • Singapore ngày 26/4 đã tr.eo cổ người đàn ông vì tội tiếp tay tham gia kế hoạch vận chuyển cần sa, bất chấp việc cơ quan Liên Hợp Quốc và các nhà vận động kêu gọi dừng thi hành án.

    can sa singapore 1
    Ảnh minh họa

    “Công dân Singapore Tangaraju Suppiah, 46 tuổi, đã chấp hành án tử hình hôm nay tại Khu phức hợp nhà tù Changi”, phát ngôn viên của Dịch vụ Nhà tù Singapore nói với AFP. Theo BBC, gia đình Suppiah xác nhận ông đã bị tr.eo cổ tại nhà tù Changi vào rạng sáng 26/4.

    Tangaraju Suppiah - 46 tuổi - bị kết tội vì “tiếp tay tham gia kế hoạch vận chuyển” 1 kg cần sa từ Malaysia đến Singapore vào năm 2013. Dù không bắt được người này trong lúc giao hàng, các công tố viên khẳng định ông chịu trách nhiệm điều phối và lần ra hai số điện thoại sử dụng bởi người giao hàng có liên quan tới Tangaraju, BBC đưa tin.

    Tangaraju nói rằng mình không phải người liên hệ với những cá nhân trong vụ án này. Ông cho biết mình bị mất một chiếc điện thoại và không sở hữu chiếc thứ hai.

    Trước đó hôm 25/4, phát ngôn viên Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Singapore dừng thi hành án. 

    “Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã tiếp nhận thông tin về vụ việc Tangaraju Suppiah sắp bị xử tử với cáo buộc dùng điện thoại điều phối buôn bán cần sa”, Reuters dẫn lời bà Ravina Shamdasani cho biết.

    can sa singapore 1
    Tangaraju Suppiah

    “Chúng tôi có những lo ngại xoay quanh thủ tục hợp pháp và tôn trọng các đảm bảo xét xử công bằng. Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi chính quyền không xử tử ông ấy”, tuyên bố cho biết thêm.

    Luật pháp Singapore quy định khung tử hình với tội buôn bán ma túy, còn người giao ma túy xử phạt nhẹ hơn. Trong lần kháng cáo cuối cùng, thẩm phán đồng ý với bên công tố rằng Tangaraju chịu trách nhiệm điều phối giao hàng, nên ông không được nhận bản án khoan dung.

    Trong những ngày gần đây, gia đình và các nhà hoạt động xã hội đã gửi thư yêu cầu khoan hồng tới Tổng thống Singapore Halimah Yacob, trong khi tỷ phú người Anh Sir Richard Branson đã kêu gọi dừng vụ hành quyết và xem xét lại vụ án.

    Singapore có luật chống ma túy khắt khe bậc nhất thế giới

    Kể từ ngày 30/3/2022, Singapore đã hành quyết hàng chục người buôn bán ma túy. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia này có chính sách không khoan nhượng đối với tội danh liên quan.

    Vụ việc kình ngư Joseph Schooling và Amanda Lim sử dụng cần sa trong thời gian tập huấn và thi đấu tại SEA Games 31 khiến làng thể thao châu Á rúng động. Kết luận này được Cục Ma túy Singapore (CNB) đưa ra và chính cả 2 tay bơi thừa nhận. Ngay sau đó, Schooling đăng đàn xin lỗi công chúng vì hành vi sử dụng ma túy ở Việt Nam.

    Theo Luật Ma túy của Singapore, Schooling có thể bị phạt tù và phạt tiền ngay cả khi sử dụng cần sa ngoài lãnh thổ. Mức phạt tù 1-10 năm, phạt tiền không quá 20.000 USD.

    Hình phạt nặng nhất với trường hợp tàng trữ trên 500 g cần sa (không cần biết có sử dụng hay không) ở Singapore là tử hình hoặc phạt tù 10 năm.

    Singapore là quốc gia có quy định pháp luật chống ma túy khắt khe bậc nhất thế giới. Chính phủ nước này khẳng định tử hình vẫn là biện pháp răn đe hiệu quả đối với tội phạm, bất chấp sự phản đối từ các tổ chức quốc tế.

    can sa singapore 1
    Joseph Schooling và Amanda Lim thừa nhận sử dụng cần sa trong thời gian tập huấn và thi đấu tại SEA Games 31 ở Việt Nam. Ảnh: Getty.

    10 vụ hành quyết trong 4 tháng

    Khi bước lên sân khấu ở Kuala Lumpur (Malaysia) để trình làng bài hát do anh trai Pannir Selvam Pranthaman viết về tội tử hình hôm 29/7/2022, Angelia Pranthaman kể câu chuyện về nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates.

    Giống như Pannir, Socrates bị kết án tử, nhưng trong khi chờ đợi hình phạt, ông bắt đầu học thổi sáo.

    “Chúng ta sẽ chết vào ngày mai, điều đó mang lại lợi ích gì?”, nhà triết học hỏi một tử tù khác.

    Angelia chia sẻ với khán giả về anh trai - người tạo ra âm nhạc ngay cả khi đang chờ bị hành quyết vì tội buôn bán heroin, theo Al Jazeera.

    “Pannir muốn gửi thông điệp tới xã hội và chính phủ: chúng tôi không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể tận dụng thời gian hiện tại”, cô nói ở sự kiện và kêu gọi giảm nhẹ hình phạt cho anh trai.

    Pannir là một trong số hàng chục người bị kết án tử hình ở Singapore, hầu hết về tội buôn bán ma túy. Sau 2 năm tạm dừng vì Covid-19, chính phủ nước này tiếp tục xử tử tội phạm.

    can sa singapore 1
    Hàng loạt vụ hành quyết tội phạm ma túy làm nổ ra cuộc tranh luận công khai chưa từng có ở Singapore về việc áp dụng án tử hình. Ảnh: Roslan Rahman/AFP.

    Kirsten Han, nhà vận động chống án tử hình ở Singapore, cho biết: “Tốc độ của các vụ hành quyết năm nay thực sự đáng kinh ngạc. Có vẻ như chính phủ đang cố gắng giải quyết những tồn đọng”.

    Han lưu ý rằng chính phủ dường như đã phá vỡ truyền thống lâu đời là chỉ lên lịch hành quyết vào các ngày thứ 6, tạo ra nhiều căng thẳng và không chắc chắn cho thân nhân của tử tù.

    Pannir Selvam Pranthaman là người Malaysia gốc Ấn Độ, một trong nhiều tội phạm thuộc các dân tộc thiểu số chịu án tử hình ở Singapore - nơi 74% dân số là người gốc Hoa.

    Trong cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc vào năm 2021, chính phủ Singapore nói rằng chủng tộc không liên quan đến việc kết án, nhưng từ chối cung cấp dữ liệu liên quan.

    Vào tháng 7/2022, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lên án vụ treo cổ Nazeri Bin Lajim, người dân tộc Mã Lai, và kêu gọi ngừng tất cả vụ hành quyết tội phạm ma túy.

    Theo luật pháp quốc tế, hành quyết chỉ có thể được sử dụng cho “tội phạm nghiêm trọng nhất” và tội phạm ma túy “rõ ràng không đáp ứng ngưỡng này”.

    Văn phòng cũng chỉ ra rằng nạn nhân của các vụ hành quyết dường như là “người thiểu số và có xu hướng xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn về kinh tế”. Việc này dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số.

    10 người bị treo cổ trong năm 2022 cho đến nay đều xuất thân từ dân tộc thiểu số hoặc mang quốc tịch Malaysia.

    “Thủ phủ của án tử hình”

    Ngày 27/4/2022, Nagaenthran Dharmalingam (34 tuổi) bị treo cổ sau khi bị kết án năm 2010, liên quan đến tội buôn bán ma túy. Công dân Malaysia này đã mang khoảng 44 g heroin vào Singapore.

    Nagaenthran đã kháng cáo nhiều lần với lý do khác nhau, trong đó có việc chỉ số IQ 69 khiến bản thân có khiếm khuyết về mặt trí tuệ. Tuy nhiên, tòa án Singapore không chấp nhận.

    Vụ việc này gây ra sự phẫn nộ chưa từng có. Bởi trước đó, một bản kiến ​​nghị trực tuyến nhằm kêu gọi ân xá cho Nagaenthran đã nhận được hơn 106.000 chữ ký. Các nhà hoạt động địa phương đã vận động được hơn 14.700 USD để hỗ trợ gia đình anh. Chính phủ Malaysia cũng yêu cầu sự khoan hồng cho phạm nhân này.

    Tuy nhiên, tất cả nỗ lực bị phủi sạch khi Nagaenthran không thể tránh khỏi cái chết.

    can sa singapore 1
    Vụ tử hình Nagaenthran Dharmalingam vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối ở Singapore và quốc tế. Ảnh: Reuters.

    Các luật sư bào chữa của Nagaenthran cũng bị buộc tội “lạm dụng trắng trợn và nghiêm trọng các quy trình của tòa án” vì đã đệ đơn kháng cáo vào phút cuối dẫn đến hình phạt cho họ.

    Trong những vụ tử hình gần đây nhất, ít nhất 4 bị cáo phải đại diện cho mình sau quá trình kháng cáo, trong khi một người được đại diện bởi mẹ đẻ.

    Luật sư nổi tiếng về án tử hình M Ravi cho biết các khoản tiền phạt đã gây ra nỗi sợ hãi trong giới luật sư. Điều này có thể làm suy yếu khả năng tiếp cận công lý của những người phải đối mặt với án tử hình, vi phạm quyền được xét xử công bằng và làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tư pháp.

    Ravi mô tả sự gia tăng án tử hình gần đây giống như “làn sóng hành quyết” có thể so sánh với năm 1993, khi Singapore được mô tả là “Disneyland của án tử hình” do các vụ hành quyết diễn ra thường xuyên.

    “Hàng loạt vụ hành quyết mới nhất sẽ một lần nữa khiến Singapore trở thành thủ phủ của án tử hình trên thế giới”, luật sư nói.

    can sa singapore 1
    Việc áp dụng án tử hình, nhất là đối với tội phạm buôn bán ma túy, của Singapore được cho là đi ngược lại xu hướng toàn cầu. Ảnh: The Star.

    Các nhà vận động cũng chỉ ra số lượng tương đối nhỏ ma túy được buôn lậu trong những vụ án tử hình và liệu việc hành quyết có tác dụng ngăn chặn tình trạng buôn bán hay không.

    “Hầu hết tội phạm nhận án tử hình sau khi bị kết án vì liên quan đến lượng heroin tương đối nhỏ và tham gia tương đối hạn chế vào hoạt động buôn bán ma túy”, Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.

    Nazeri, chẳng hạn, bị tử hình vì buôn bán 33,39 g diamorphine. Ngày 26/7/2022, một công dân Singapore 49 tuổi, dân tộc Mã Lai bị hành quyết vì tội buôn bán cần sa.

    Ở Singapore, bất kỳ ai bị bắt với hơn 500 g ma túy sẽ phải đối mặt với án tử hình không ân xá. Nhưng nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Thái Lan, đã nới lỏng các hạn chế đối với việc sử dụng cần sa. Nước láng giềng Malaysia cũng đang xem xét việc cho phép sử dụng cần sa vào mục đích y tế và cũng thông báo rằng nước này sẽ bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các vụ án ma túy.

    Sangiorgio nói rằng việc áp dụng án tử hình là “đi ngược lại xu hướng toàn cầu”.

    “Trong những năm gần đây, chúng tôi chỉ thấy 4 quốc gia thực hiện hành quyết đối với các tội danh liên quan đến ma túy”, bà nói.

    Singapore đã sửa đổi các điều khoản về án tử hình đối với ma túy vào năm 2012 để tòa án có quyền quyết định hạn chế trong việc kết án với điều kiện người phạm tội đáp ứng các điều kiện nhất định.

    Chính phủ cũng cho biết án tử hình là cần thiết để ngăn chặn nạn buôn bán ma túy và giữ an toàn cho đất nước. Tuy nhiên, theo các nhà vận động, không có bằng chứng rõ ràng về việc này.

    Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố án tử hình chưa được chứng minh là biện pháp răn đe hiệu quả trên toàn cầu và không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, vốn chỉ cho phép trừng phạt tử hình đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.

    Kirsten Han cho rằng các vụ hành quyết ở Singapore trong năm nay sẽ chưa dừng lại và có thể vượt qua con số 13 tù nhân bị treo cổ vào năm 2018.

    Ngay sau vụ tử hình tội phạm ma túy thứ 10 trong năm nay, Emerlynne Gil, Phó giám đốc phụ trách khu vực nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã thúc giục Singapore lập tức áp đặt lệnh cấm tử hình.

    “Singapore một lần nữa hành quyết những người bị kết án liên quan đến ma túy, vi phạm luật pháp quốc tế, coi thường sự phản đối kịch liệt của công chúng”, bà nói.

    “Việc chính phủ Singapore cố chấp áp dụng án tử hình chỉ dẫn đến sự lên án toàn cầu và làm lu mờ hình ảnh của Singapore với tư cách là quốc gia phát triển được quản lý bởi pháp quyền”, Mạng lưới chống án tử hình châu Á cho biết trong một tuyên bố hôm 30/6.

    Theo Zing

  • Vòng quanh thế giới, vào hôm 20 tháng 4 vừa rồi những người sử dụng cần sa đã tụ tập cùng nhau để kỷ niệm ngày được xem là biểu tượng của "ma túy".

    ngay 420 1
    Hình ảnh ngập ngụa khói thuốc tại Công viên Hyde Park vào hôm 20/4/2023.

    Dù cần sa vẫn bị xem là chất cấm ở UK, nhưng điều đó không thể ngăn hàng ngàn người tụ tập ở Công viên Hyde Park để hít chung khói thuốc và hút chung ống tẩu. 

    Nguồn gốc của thuật ngữ 420 chưa có kết luận chính thức, nhưng giới sử dụng cần sa thường truyền nhau một giai thoại. Đó là vào năm 1971, một nhóm sinh viên của trường trung học San Rafael High School ở California (Mỹ) thường tụ tập cùng nhau vào 4h20 chiều mỗi ngày sau buổi học để hút cỏ. 

    Và người Mỹ cũng thường viết ngày 20 tháng 4 là 4/20, nên ngày này đã trở thành ngày mà người ta được phép "high". 420 đã trở thành biểu tượng phản văn hóa trên khắp thế giới suốt nhiều năm. Nhưng gần đây một số quốc gia đã thay đổi chính sách trở nên dễ chịu hơn. 

    Canada, Mexico, Thailand và một số bang ở Mỹ đã cho phép sử dụng cần sa với mục đích giải trí. Đức và Ireland cũng đang thảo luận về việc phi hình sự hóa cần sa. 

    Đối với Anh quốc, sự kiện lớn ở Hyde Park đã được bắt chước ở những nơi khác trên toàn quốc với quy mô nhỏ hơn. Chính quyền có thể cởi mở hơn một chút vào ngày này, nhưng như vậy không có nghĩa ai muốn làm gì thì làm. Việc hút cỏ vào ngày 420 vẫn là bất hợp pháp ở UK. (Nghĩa là chỉ những nơi được tổ chức dưới sự giám sát của cảnh sát thì mới được hút).

    ngay 420 1
    Một người đàn ông hút cần sa tại Công viên Hyde Park vào hôm 20/4/2023.

    Người phát ngôn Sở Cảnh sát Thủ đô cho biết: "Kế hoạch của chúng tôi vẫn là giải thích và giáo dục mọi người về cần sa, và chúng tôi sẽ can thiệp khi cần phải can thiệp".

    Nếu bạn bị bắt gặp sử dụng cần sa, bạn sẽ bị phạt tù tối đa là 5 năm, phạt tiền không giới hạn. Người sản xuất và buôn bán cần sa có thể bị tù tối đa 14 năm, phạt tiền không giới hạn. 

    Theo một cuộc trưng cầu ý kiến do YouGov tổ chức, có đến quá nửa người dân ủng hộ việc thay đổi luật. Chỉ 32% phản đối việc hợp pháp hóa cần sa. Hai đảng Lao Động và Bảo Thủ cũng nằm trong nhóm thiểu số. Họ lo sợ cần sa sẽ hủy hoại cộng đồng. 

    Dưới sự giám sát của cảnh sát, ngày 420 ở UK vừa diễn ra khá yên bình. Nhưng ngày cần sa được thoải mái hút ở Anh quốc tại bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào, xem ra vẫn còn rất xa vời. 

    Viethome (theo ITV News)

  • lon bia can sa
    Ardit Pali bị bỏ tù sau khi các trại cần sa trị giá ước tính 2 triệu bảng bị phát hiện. Ảnh: Cambridgeshire Police

    Các dấu vân tây để lại trên 1 lon bia và 1 bóng đèn dây tóc đã giúp cảnh sát phát hiện ra một "người nông dân" có liên quan tới hàng loạt trại cần sa, ước tính trị giá 2 triệu bảng. 

    Giám định pháp y cho thấy Ardit Pali 25 tuổi có liên quan tới các trại cần sa ở Cambridgeshire và Bedfordshire, từ tháng 5 đến tháng 6/2021.

    Một tổ hợp cần sa khổng lồ đã bị phát hiện ở Warboys gần Huntingdon, có 19 phòng trồng 1,674 cây cần sa. Giá trị ước tính từ £461,000 - 1.38 triệu bảng.

    Tổ hợp cần sa thứ hai năm ở Sandy, Bedfordshire, với 15 phòng trồng tổng cộng 882 cây cần sa. Số cần sa ước tính có giá trị từ £249,690 đến £740,880.  

    lon bia can sa 2
    Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện trong các kho hàng ở Cambridgeshire và Bedfordshire. Ảnh: Cambridgeshire Police

    Tại kho hàng ở Warboys, dấu vân tay của Pali được tìm thấy trên một số bóng đèn dây tóc. Còn ở Sandy, DNA của hắn được tìm thấy trên các hộp đựng bóng đèn và 1 lon bia Heineken.

    Vào ngày 11/4/2023 tại Tòa án Peterborough Crown Court, Pali đã bị tuyên án 20 tháng tù giam vì tội sản xuất chất cấm nhóm B.

    Bài liên quan: Băng nhóm bị tình nghi buôn người Việt và dựng trại cần sa

    Các cuộc đột kích đã được tiến hành vào sáng ngày 29-1-2023 ở Dagenham và nhiều nơi khác tại London. 

    3 người đàn ông đã bị bắt sau các cuộc truy quét khắp London, bao gồm Dagenham, vào sáng ngày 29-1-2023. Các cuộc truy quét này liên quan đến một cuộc điều tra nhắm vào một tổ chức tội phạm tình nghi sử dụng nô lệ hiện đại trong các trại cần sa. Trước đó, 2 người đến từ Essex đã bị bắt vì tình nghi tội thiết lập các trại cần sa, nhưng sau đó đã được thả ra.

    Ngày 25-1-2023, các cuộc truy quét diễn ra ở đường Rochester Way (Blackheath), Turnham Road (Lewisham) và Old Kent Road (New Cross). Tất cả đều ở đông nam London. Ngoài ra còn có một cuộc đột kích tại Temple Avenue ở Dagenham, đông London. 

    trai can sa o Gloucestershire
    Trại cần sa ở Gloucestershire có khoảng 500 cây với giá bán trên thị trường chợ đen vào khoảng £400,000. Ảnh: NCA

    Cảnh sát thuộc Cục Phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) đã bắt giữ 3 người đàn ông vì tình nghi buôn bán nô lệ hiện đại, buôn người và sản xuất cần sa.

    Những cuộc truy quét này nối tiếp một chuyên án diễn ra vào tháng 4-2022, khi một trại cần sa lớn bị phát hiện trong một khu công nghiệp ở Stroud, Gloucestershire.

    3 nạn nhân nô lệ hiện đại, đều là người Việt Nam, được phát hiện đang làm việc trong tòa nhà. Khoảng 500 cây với giá trị thị trường £400,000 đã bị tịch thu và tiêu hủy.

    2 tháng sau đó, một người đàn ông 34 tuổi và một phụ nữ 28 tuổi đã bị bắt ở Essex vì tình nghi là những kẻ chủ mưu thiết lập trại cần sa ở Stroud. 2 người này đã được phóng thích chờ điều tra. 

    Còn những người bị bắt vào ngày 29-1-2023 bị tình nghi tội thiết lập trại cần sa, buôn người giữa các trại cần sa để ép họ làm việc. Thêm 2 người khác, một nam và một nữ, bị bắt vì vi phạm luật nhập cư và sẽ bị xử lý theo luật nhập cư. 

    Viethome (theo ITV News)

  • can sa trai ca cuoc 1
    Công tố viên cho biết một máy lọc khí CO2 lớn đã được lắp đặt để loại bỏ mùi, đồng thời những người trồng cần sa đã cố gắng che chắn để ánh sáng đèn không bị lọt ra ngoài. Ảnh: Cumbria Police

    4 người đàn ông đã bị bắt vì liên quan đến một trại cần sa trị giá £390,000 ở Workington. Cơ sở này trước đây từng là phòng kinh doanh cá cược. 

    Eneo Kamberi 24 tuổi, Eriton Qato 28 tuổi, Esat Qama 25 tuổi và Edwart Rrampushaj 37 tuổi, mỗi người bị phạt 21 tháng tù giam tại Tòa án Carlisle Crown Court.

    Ban đầu, cảnh sát nhận được báo cáo có một số nam giới hành xử đáng ngờ. Những người này đã chất hàng lên một chiếc xe tải Ford Transit màu bạc tại đường Market Place vào tháng 1/2023.

    Chiếc xe đã bị cảnh sát giao thông thổi dừng trên đường M6 ở Lancashire vì nghi ngờ chở quá tải, khiến gầm xe thấp gần chạm đất.  

    Ngay lập tức cảnh sát ngửi thấy mùi cần sa nồng nặc liền quyết định lục soát xe tải. Họ phát hiện 120 túi đen đựng rác, được cho là tàn dư của quá trình trồng cần sa. 

    Sau đó, cảnh sát đã đột kích địa chỉ 7 Market Place và dùng máy cắt kim loại để phá cửa vào. Họ phát hiện những cây cần sa trưởng thành hoặc gần trưởng thành trong 3 căn phòng, cùng với những cây nhỏ trên tầng thứ 4.

    can sa trai ca cuoc 1
    3 người đàn ông đã bị bắt trên xe van, và thêm 1 người bị bắt ở trang trại. Ảnh: Cumbria Police

    Tất cả 4 người đều thừa nhận tội sản xuất chất cấm nhóm B. Nhóm người này đã cố gắng duy trì diện mạo bên ngoài của cơ sở cá cược để không ai nghi ngờ. Một máy lọc khí CO2 lớn đã được lắp đặt để loại bỏ mùi, đồng thời họ đã cố gắng che chắn để ánh sáng đèn không bị lọt ra ngoài.

    Tổng cộng 246 cây cần sa đã bị tịch thu. Số cây này có thể đem lại 39kg cần sa, giá trị đường phố ước tính vào khoảng £388,680.

    Bài liên quan: Tranh cướp trại cần sa £95,000 khiến 1 người thiệt mạng

    Một người đàn ông London đã bị một nhóm đối thủ sát hại khi đang cố gắng bảo vệ xưởng cần sa tại một khu dân cư yên tĩnh. Xưởng cần sa có giá trị vào khoảng 95,000 bảng.

    Aranit Lleshi 32 tuổi, đã bị giết sau một cuộc tranh chấp băng đảng xung quanh một trại cần sa trên đường Bloomfield Road, Brislington, vào tháng 5-2022.

    Phiên tòa được xét xử tại tòa án Bristol Crown Court. Băng nhóm sở hữu trại cần sa đã cố gắng bảo vệ nó khỏi băng nhóm có ý định cướp. Aranit Lleshi thuộc băng nhóm bảo vệ trại cần sa. 2 người đàn ông đã bị buộc tội giết người, 1 người khác bị buộc tội ngộ sát.

    Cụ thể: Brikel Palaj 33 tuổi, đến từ Plumstead và Radian Lika 35 tuổi, đến từ Islington, đã bị buộc tội giết người. Trong khi đó, Nikola Palaj 28 tuổi, cũng đến từ Plumstead, bị buộc tội ngộ sát. Anh trai của nạn nhân, Sadik Lleshi, 35 tuổi, không bị buộc tội gây rối trật tự công cộng. 

    tranh cuop trai can sa 0
    Brikel Palaj bị buộc tội giết người. Ảnh: Avon and Somerset Police

    Chưa hết, Kastriot Mhillaj tuổi, không có địa chỉ cố định, đã thừa nhận tội gây rối trật tự công cộng. Tất cả đều sẽ bị tống giam. Rinush Behari 33 tuổi, đến từ Woolwich, không bị buộc tội giết người và gây rối trật tự công cộng. 

    Điều tra viên Phil Walker nói: "Đây là một vụ án khủng khiếp diễn ra tại một khu phố yên tĩnh trước sự chứng kiến của những người sống ở đó, bao gồm cả người qua đường. Hai băng đảng đều ở London, đã gây ra một vụ bạo lực nghiêm trọng, sử dụng vũ khí nguy hiểm."

    "Hình ảnh từ CCTV cho thấy 2 bị cáo Brikel Palaj và Radian Lika đã đi đến một siêu thị gần đó để mua 4 con dao lớn, mục đích rõ ràng là muốn làm người khác bị thương. Một người đã thiệt mạng, đó là một bi kịch và chúng tôi xin gửi lời tiếc thương đến gia đình nạn nhân".

    "Đây là một chuyên án điều tra phức tạp, chúng tôi phải truy tìm hành động của 2 băng nhóm vào thời điểm trước khi xảy ra vụ án. Bằng cách nghiền ngẫm hình ảnh từ CCTV, kết hợp thông tin tình báo và nội dung từ điện thoại của 2 băng đảng, chúng tôi đã xâu chuỗi các manh mối để thiết lập vụ án". 

    tranh cuop trai can sa 0
    Nikola Palaj bị buộc tội ngộ sát. Ảnh: Avon and Somerset Police

    Viethome (theo ITV News)

  • tron tren mai nha 1
    Etmond Lika trốn trên mái của một ngôi nhà ở Kirkdale. Ảnh: Liverpool Echo

    Một tấm ảnh đã tiết lộ khoảnh khắc một người đàn ông cố trốn cảnh sát bằng cách núp trên mái nhà. Etmond Like, 32 tuổi, đã cuống cuồng tháo chạy khi cảnh sát nhận được chỉ điểm và đột kích vào nhà hắn ta. 

    Khi cảnh sát đang lục soát căn nhà trên đường Stanley Road, Kirkdale (Liverpool), họ phát hiện bằng chứng cho thấy có người đang sống trong nhà. Để chạy trốn, Lika leo qua một giếng trời và núp trên mái của căn nhà, nhưng cuối cùng hắn ta vẫn bị phát hiện và bị tóm sống.

    Hắn bị khởi tố và tống giam 2 năm 4 tháng sau khi thừa nhận tội sản xuất cần sa tại Tòa án Liverpool Crown Court.

    Trại cần sa bị phát hiện sau khi một thợ sửa khóa được gọi tới để thay ổ khóa cửa trước. Người thợ sửa khóa để ý thấy một trại cần sa đã được lắp đặt trong ngôi nhà, anh cho rằng có người đang ở trong nhà nên ngay lập tức báo cảnh sát. 

    Cảnh sát lục soát căn nhà và phát hiện 6 căn phòng bên trong đều được sử dụng để trồng cần sa, có ít nhất 200 cây.

    tron tren mai nha 1
    Lika bị chụp lại khoảnh khắc trốn ngay phía trên khi một viên cảnh sát thò đầu ra ngoài tìm kiếm hắn. Ảnh: Liverpool Echo

    Ban đầu, Lika 32 tuổi phủ nhận mọi cáo buộc, nhưng khai rằng hắn ta đến UK bằng xuồng nhỏ vào năm 2022 với mơ ước đổi đời. Lika đã trả €5,000 cho chuyến đi. 

    Công tố viên nói: "Lika bị đồng tiền xúi giục và bị cáo ý thức rõ mình đang phạm pháp".

    Hắn chưa từng có tiền án ở UK, lịch sử phạm tội ở nước ngoài vẫn chưa thu thập được. 

    Luật sư biện hộ Olivia Beesley nói rằng bị cáo được trả £100/ngày để sống trông ngôi nhà. Lika đã rời bỏ quê nhà Albania vì lí do kinh tế. "Bị cáo muốn làm việc kiếm tiền, giờ bị cáo hiểu rằng mình nên đến Anh bằng con đường hợp pháp. Bị cáo chấp nhận hình phạt cho tội lỗi của mình".

    Lika mong muốn một khóa học tiếng Anh trong tù, hắn đã phải sống vô gia cư một tuần trước khi phạm tội. Luật sư cũng cho biết Lika chưa từng phạm tội ở Albania. 

    Thẩm phán Brian Cummings KC tuyến bố: "Bị cáo đến UK bất hợp pháp, không có thông tin gì về nhân thân của bị cáo. Cảnh sát không thể khai thác thông tin gì từ bị cáo. Bị cáo thường xuyên thay đổi lời khai".

    Kết thúc phiên tòa, thẩm phán tuyên án Lika 2 năm 4 tháng tù giam. Ngoài ra hắn còn phải chịu phụ phí nạn nhân. 

    Viethome (theo ITV News)

  • tranh cuop trai can sa 0

    Aranit Lleshi 32 tuổi, đã qua đời do chấn thương sau khi bị tấn công vì cố bảo vệ 1 trại cần sa.

    Một người đàn ông London đã bị một nhóm đối thủ sát hại khi đang cố gắng bảo vệ xưởng cần sa tại một khu dân cư yên tĩnh. Xưởng cần sa có giá trị vào khoảng 95,000 bảng.

    Aranit Lleshi 32 tuổi, đã bị giết sau một cuộc tranh chấp băng đảng xung quanh một trại cần sa trên đường Bloomfield Road, Brislington, vào tháng 5-2022.

    Phiên tòa được xét xử tại tòa án Bristol Crown Court. Băng nhóm sở hữu trại cần sa đã cố gắng bảo vệ nó khỏi băng nhóm có ý định cướp. Aranit Lleshi thuộc băng nhóm bảo vệ trại cần sa. 2 người đàn ông đã bị buộc tội giết người, 1 người khác bị buộc tội ngộ sát.

    Cụ thể: Brikel Palaj 33 tuổi, đến từ Plumstead và Radian Lika 35 tuổi, đến từ Islington, đã bị buộc tội giết người. Trong khi đó, Nikola Palaj 28 tuổi, cũng đến từ Plumstead, bị buộc tội ngộ sát. Anh trai của nạn nhân, Sadik Lleshi, 35 tuổi, không bị buộc tội gây rối trật tự công cộng. 

    tranh cuop trai can sa 0
    Brikel Palaj bị buộc tội giết người. Ảnh: Avon and Somerset Police

    Chưa hết, Kastriot Mhillaj tuổi, không có địa chỉ cố định, đã thừa nhận tội gây rối trật tự công cộng. Tất cả đều sẽ bị tống giam. Rinush Behari 33 tuổi, đến từ Woolwich, không bị buộc tội giết người và gây rối trật tự công cộng. 

    Điều tra viên Phil Walker nói: "Đây là một vụ án khủng khiếp diễn ra tại một khu phố yên tĩnh trước sự chứng kiến của những người sống ở đó, bao gồm cả người qua đường. Hai băng đảng đều ở London, đã gây ra một vụ bạo lực nghiêm trọng, sử dụng vũ khí nguy hiểm."

    "Hình ảnh từ CCTV cho thấy 2 bị cáo Brikel Palaj và Radian Lika đã đi đến một siêu thị gần đó để mua 4 con dao lớn, mục đích rõ ràng là muốn làm người khác bị thương. Một người đã thiệt mạng, đó là một bi kịch và chúng tôi xin gửi lời tiếc thương đến gia đình nạn nhân".

    "Đây là một chuyên án điều tra phức tạp, chúng tôi phải truy tìm hành động của 2 băng nhóm vào thời điểm trước khi xảy ra vụ án. Bằng cách nghiền ngẫm hình ảnh từ CCTV, kết hợp thông tin tình báo và nội dung từ điện thoại của 2 băng đảng, chúng tôi đã xâu chuỗi các manh mối để thiết lập vụ án". 

    tranh cuop trai can sa 0
    Nikola Palaj bị buộc tội ngộ sát. Ảnh: Avon and Somerset Police

    Bài liên quan: "Nổ" trại cần sa 3,200 cây ở Newcastle, 4 người bị tuyên án

    4 người đàn ông đã bị bỏ tù sau khi một trại cần sa trị giá hơn 1 triệu bảng bị cảnh sát phát hiện. 

    Cảnh sát Northumbria nhận được chỉ điểm vào tháng 4-2022 vì tình nghi có hoạt động đáng ngờ tại một địa chỉ trên đường Fenham Hall Drive ở Newcastle. Cảnh sát phát hiện tòa nhà dường như không có ai sống, cửa sổ mở và có mùi cần sa nồng nặc bốc ra từ bên trong. 

    trai can sa 3200 cay 1
    (Từ trái qua): Aurel Barpeerrja, Ilir Cela, Mario Qosjas, Albric Deraj đều bị bỏ tù.

    Khi lục soát ngôi nhà, cảnh sát phát hiện một trại cần sa trải khắp 3 tầng, tổng cộng hơn 3,200 cây với giá trị chợ đen ước tính là £1,370,000. Bốn người đã bị truy tố vì có liên quan đến việc sản xuất cần sa.

    Tại Tòa án Newcastle Crown Court vào ngày 21-2, Ilir Cela 34 tuổi, Mario Qosjas 37 tuổi, Albric Deraj 22 tuổi, và Aurel Barpeerrja 41 tuổi, (tất cả đều không có địa chỉ cố định), mỗi người bị phạt 28 tháng tù giam.

    Điều tra viên Gary Atkinson thuộc Sở Cảnh sát Northumbria cho biết: "Đây là một trại cần sa lớn với hơn 30 căn phòng được sử dụng trồng cần trong tòa nhà này. 

    trai can sa 3200 cay 1
    Hình ảnh bên trong tòa nhà, với hơn 3,200 cây trải dài trên 3 tầng lầu. Ảnh: Northumbria Police

    "Các bị cáo không chỉ sản xuất chất cấm trị giá hơn 1 triệu bảng, mà còn không được phép vào bên trong tòa nhà này. Những kẻ này đã gây ra thiệt hại £100,000 khi câu trộm điện để trồng cây. Nhờ vào thông tin chỉ điểm từ người dân, chúng tôi đã nhanh chóng tiêu diệt trang trại, tiêu hủy số cần sa và thiết bị thu được tại hiện trường". 

    Viethome (theo MyLondon)

  • trai can sa 3 trieu bang 1
    Hơn 3,000 cây cần sa trị giá hơn 3 triệu bảng đã bị phát hiện trong một tòa nhà bỏ hoang. Ảnh: Wales News Service

    Một trại cần sa trị giá hơn 3 triệu bảng đã bị phát hiện bên trong một sòng bingo cũ. Sự việc bại lộ khi Công ty năng lượng National Grid phát hiện tình trạng tiêu thụ điện năng bất thường tại tòa nhà ở Barry, South Wales. 

    Vài chiếc giường, một phòng bếp và quần áo cũng được tìm thấy, chứng tỏ có vài người từng ở đây. Nhưng vào thời điểm cảnh sát đột kích lại không tìm thấy ai. Cảnh sát ước tính mỗi cây cần sa có giá trị đường phố vào khoản £1,000.

    Các cây cần sa đã bị tịch thu và tiêu hủy, cảnh sát đã tháo dỡ nhà xưởng, bao gồm các trang thiết bị thủy canh, đèn chiếu sáng, máy quạt và phân bón trị giá hàng ngàn bảng. Hiện cảnh sát đang truy tìm chủ nhân của trại cần sa này. 

    trai can sa 3 trieu bang 1
    Trong tòa nhà có đầy các thiết bị trồng trọt trị giá hàng ngàn bảng. Ảnh: Wales News Service

    Cảnh sát South Wales cho biết: "Nhiều người nghĩ "chỗ này chẳng thấm thía vào đâu" nhưng mọi hoạt động sản xuất ma túy đều là mắc xích của một chuỗi tội phạm nguy hiểm, được chỉ đạo từ xa bởi những băng nhóm tội phạm nguy hiểm có liên quan tới những vụ án đặc biệt nghiêm trọng".

    "Mỗi nhà xưởng cần sa tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ hỏa hoạn, đặt các ngôi nhà lân cận vào tình trạng nguy hiểm, có thể khiến người khác bị thiệt hại tài sản thậm chí tính mạng".

    trai can sa 3 trieu bang 1
    Cần sa bị tịch thu để đem đi tiêu hủy. Ảnh: Wales New Service

    Bài liên quan: Căn phòng trồng cần sa quá nóng khiến camera tầm nhiệt dò ra

    Cảnh sát cho biết họ đã đột kích một căn phòng trồng cần sa, có hàng trăm cây bên trong. Nhiệt độ phòng quá nóng cảnh sát phải nhanh chóng di tản ra ngoài.

    Trại cần sa có giá trị thị trường ước tính vào khoảng £700,000, được tìm thấy ở Hartlepool vào ngày 16-2-2023. Cảnh sát mô tả trại cần sa có quy mô công nghiệp, lượng điện tiêu thụ ở đây đạt mức vô cùng nguy hiểm. 

    may tam nhiet do can sa
    Cảnh sát cho biết căn phòng tỏa nhiệt quá nóng họ không thể ở lại trong phòng được mà phải nhanh chóng di tản ra ngoài.

    Đại diện Sở Cảnh sát Cleveland cho biết: "Có một lượng điện cực kì nguy hiểm được lắp đặt trong ngôi nhà này, một căn phòng quá nóng cảnh sát không dám đứng bên trong. Căn phòng đó có thể nhìn thấy rõ ràng trên bảng đồ nhiệt do drone cảnh sát quay lại".

    Các chuyên gia điện đã được gọi tới để xử lý điện đóm trong tòa nhà, trước khi cảnh sát vào trong tiếp tục khám xét. Họ đã tịch thu và tiêu hủy các cây cần sa. 

    Viethome (theo Metro)

  • Vào tháng 6-2016, một nông dân ở quận Delaware (bang Indiana, Mỹ) bỗng phát hiện trong cánh đồng ngô của mình không chỉ có ngô. 

    Văn phòng Cảnh sát Delaware County Sheriff’s Office đã nhanh chóng được gọi tới hiện trường. Đó là một nông trại nằm trên đường East Riggin Road. Người chủ trại phát hiện trên cánh đồng của mình có một khóm cây hơi "lạc quẻ". Khi lại gần những cây này, ông sửng sốt khi nhận ra đó là những cây cần sa, nằm ngay ngắn tề chỉnh giữa cánh đồng ngô của mình. 

    "Ai đó đã trồng những cây cần sa ngay giữa cánh đồng ngô. Họ cho rằng cây ngô sẽ mọc cao hơn cây cần sa, nhưng thực tế là những cây cần sa này mọc cao hơn cây ngô", Cảnh sát trưởng Ray Dudley nói. 

    Lúc đó không phải là mùa trồng cần sa, nhưng Cảnh sát trưởng Dudley nói rằng việc trồng cần sa trá hình trong nông trại không phải là hiếm thấy. Trong trường hợp này, họ tìm thấy 20 cây. 

    can sa giua canh dong ngo
    Ảnh minh họa

    "Chuyện này cũng khá phổ biến. Thường họ sẽ trồng cần sa ở rìa của cánh đồng, gần dòng suối để họ có thể tự tưới nước. Đã nhiều lần chúng tôi tìm thấy cần sa ở các góc ruộng ngô hoặc ven rìa của cánh đồng ngô, vì họ muốn cây cần sa được hưởng chung phân bón như cây ngô", ông Dudley nói. 

    Những cây cần sa này cao khoảng 2 feet (0.6m). Cảnh sát trưởng tin rằng chúng đã được trồng cách đó vài tuần. Người nông dân nói không biết gì về những cây này. Cảnh sát trưởng cũng không nghi ngờ bất kì ai, nhưng nếu thủ phạm bị phát hiện, án tù là khó tránh. Phía cảnh sát đã tịch thu và tiêu hủy những cây cần sa trong lò đốt rác.

    Vì sao lại trồng cần sa trong cánh đồng ngô?

    Trong một bài viết đăng trên tờ The Atlantic, chuyên gia sinh thái học Kaitlin Stack Whitney đã mô tả trải nghiệm của mình khi bất ngờ phát hiện 5 cây cần sa giữa cánh đồng ngô. Mỗi cây cao tới 2 mét rưỡi và đã có thể thu hoạch. Khi Whitney còn đang phân vân chưa biết có nên báo cho chủ nông trại hay không, thì bất thình lình một người đàn ông từ đâu xuất hiện đi về phía những cây cần sa như đang chuẩn bị thu hoạch. Khi phát hiện ra Whitney, người này quay lưng bỏ đi mất dạng giữa cánh đồng ngô dày đặc.

    Việc đột ngột phát hiện ra người lạ giữa cánh đồng ngô là rất bất thường, vì những cây ngô cao tới 3m mọc thành hàng chặt chẽ rậm rạp và lá ngô rất sắc bén, cứa vào da thịt sẽ gây rát. Nếu đến đây vào mùa hoa thụ phấn thì bạn sẽ bị dị ứng nặng, ngứa ngáy phát ban. Những người nông dân bước vào đồng ngô đều phải mang ủng, quần dài, áo dài, đội mũ, đeo kính để bảo vệ cơ thể và mắt. Nói cách khác, bất kì ai khác bước vào đồng ngô đều có mục đích.

    Những người chủ trại khác cũng phát hiện cần sa trong cánh đồng ngô của mình. Điều gì lại khiến đồng ngô thu hút những kẻ trồng cần sa đến vậy? 

    Bởi vì một đồng ngô thường được gieo trồng và chăm sóc bằng kĩ thuật chứ không dùng sức người. Các chủ trại sẽ đo diện tích nông trại bằng công nghệ GPS. Họ gieo trồng bằng máy kéo có khả năng đếm hạt. Họ xịt phân bón bằng trực thăng. Vào cuối mùa, họ ước tính sản lượng dựa trên số cây gieo trồng. Ngày nay người ta dùng drone để kiểm tra sức khỏe cây, nhu cầu nước và tình hình côn trùng dịch bệnh. 

    Nghĩa là chẳng có ai bước vào cánh đồng ngô cả. Huống chi nghề trồng ngô ở Mỹ chỉ được xem là nghề tay trái, người chủ trại còn có công việc full-time khác nên chẳng ai rảnh đi vào đồng ngô. Huống chi doanh thu từ ngô rất thấp. Thu hoạch khoảng 31kg chỉ kiếm được $3.77. Diện tích của đồng ngô cũng rất lớn, trung bình 434 héc-ta hoặc lên tới 5,000 héc-ta. Nên không chủ trại nào có thể đi hết cánh đồng ngô. Họ chỉ quay lại khi đồng ngô tới mùa thu hoạch. 

    Trồng cần sa trong cánh đồng ngô dễ giấu diếm hơn trồng trong rừng rậm xa xôi. Trực thăng và máy chụp ảnh nhiệt của cảnh sát chỉ phát hiện ra những trại cần sa lớn nhờ sự khác biệt màu sắc. Do đó những kẻ trồng cần sa sẽ sử dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) và thiết bị GPS để mở rộng mạng lưới cần sa. Ở mỗi nơi họ chỉ trồng một khóm nhỏ cây. Nếu cảnh sát có phát hiện thì họ cũng không mất hết.

    Huống chi họ còn được hưởng miễn phí phân bón, thuốc diệt cỏ và hệ thống tưới tiêu thủy lợi. Nếu trồng cần sa trong rừng sẽ bị thiếu ánh sáng vì cây rừng che hết. Nhưng cánh đồng ngô lại hấp thụ đầy đủ ánh sáng. Hơn nữa, họ có thể trồng cần sa sau khi chủ trại đã trồng ngô, và thu hoạch cần sa trước khi chủ trại thu hoạch ngô. Quá hoàn mỹ.

    Và điều quan trọng nhất, trên một diện tích đủ trồng 400 cây ngô, người chủ trại chỉ thu về $32. Nhưng nếu trồng 400 cây cần sa, họ sẽ thu về nửa triệu đô.

    Viethome (theo fox59 / The Atlantic)

  • Một căn hộ 2 phòng ngủ từng được sử dụng làm trại trồng cần sa, hiện đang được bán đấu giá với các hình ảnh chụp nội thất bên trong căn nhà.

    Trong thời buổi đắt đỏ hiện nay, tìm được một căn hộ tươm tất với giá khởi điểm chỉ £275,000 ở London quả thật không đơn giản. Một căn hộ độc lạ ở Finchley, bắc London, đã gia nhập thị trường căn hộ chào bán. 

    Gần đây, căn hộ này đã bị người thuê sử dụng làm trại trồng cần sa. Những hình ảnh dưới đây cho bạn cái nhìn khái quát về căn hộ, bao gồm các đường ống khổng lồ và dây điện thòng xuống từ trần nhà. 

    Nơi đây cũng được lắp rất nhiều máy quạt, mục đích là kiểm soát mùi cần sa, để nó không bay sang nhà hàng xóm. Trên sàn nhà vẫn còn vương vải lá cần sa cùng với các chậu đất trồng cây. 

    Bạn có thể đăng ký mua căn hộ trên trang đấu giá Auction House London’s, với mức giá thả nổi và khởi điểm từ £275,000.

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Phòng bếp khá cơ bản. Ảnh: Triangle News / Auction House London

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Phòng khách khá "3 chấm". Ảnh: Triangle News / Auction House London)

    Hình ảnh cho thấy bên trong căn hộ là một nhà bếp, 1 phòng tắm và 1 nhà vệ sinh riêng. Hội đồng Barnet đã cấp giấy phép đồng ý cho chuyển đổi tầng gác mái và căn hộ hiện tại thành 2 căn hộ 1 phòng ngủ. Trong đó, mỗi căn hộ có đầy đủ tiện ích cần thiết và không phụ thuộc vào căn hộ còn lại. 

    Thông tin trên trang đấu giá cho biết: "Căn hộ nằm trên tầng 2 của một tòa nhà đa dụng. Tầng trệt là các cửa hàng, phía trên là 2 tầng dùng làm căn hộ. 

    Hiện tại căn hộ có thời hạn cho thuê là 125 năm, tính từ ngày 7-7-2015. Nghĩa là người chủ mới còn thời hạn thuê tới 117 năm. Tuy nhiên ngôi nhà cần phải được cải tạo khá nhiều. 

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Các chậu cây cần sa vẫn còn. Ảnh: London Auction House / Rightmove

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Ngôi nhà này đã khiến thị trường xáo động một chút. Ảnh: London Auction House / Rightmove

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Ngôi nhà nằm trên một con phố bận rộn ở Finchley. Ảnh: Auction House London / Rightmove

    ngoi nha tung la trai can sa 1
    Nhà vệ sinh riêng. Ảnh: Auction House London / Rightmove

    Căn hộ nằm trên một con phố dân cư đông đúc, gần các tiện nghi giải trí và mua sắm. Công viên Victoria Park ngay gần đó, ga điện ngầm Finchley Tube cũng gần bên.

    Một người dùng Twitter nhận xét: "Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra trong căn hộ này, nhưng chắc chắn là chẳng có gì tốt đẹp".

    Căn hộ có sắp lịch trong tháng 3 để người mua có thể tới xem nhà, không cần đặt trước. Đó là các ngày 2, 6, 8, 10 và 14 tháng 3. 

    Viethome (Theo Metro)

  • ban dau gia nha can sa
    Một căn hộ với những chứng cứ rõ ràng của việc từng là trại cần sa. Ảnh: Auction House London

    Một trại cần sa cũ ở Bắc London đang được rao bán đấu giá, hình ảnh cho thấy quá khứ bất hảo của nó. Căn hộ 2 phòng ngủ trên đường Ballards Lane ở Finchley được rao bán với giá £275,000. 

    Chủ mới có thể phải tiến hành sửa chữa khá nhiều, hình ảnh cho thấy dây điện còn treo lủng lẳng trên trần nhà, nhiều đường ống lớn chạy dọc các bức tường bên trong. Lá cần sa vẫn còn vương vãi trên sàn. Hội đồng địa phương đã cho phép chuyển đổi tầng gác mái và căn hộ hiện tại thành 2 căn nhà riêng biệt. 

    Hồi đầu tuần này, Cảnh sát Thủ đô đã tiết lộ những phương pháp đột phá để triệt hạ các băng nhóm bao lực và tội phạm ma túy. Chiến thuật mà họ áp dụng là "Clear, Hold, Build". 

    Vào ngày 28-2-2023, Cảnh sát thuộc đội Specialist Crime đã bắt 10 tên ở bắc Westminster. Đây là chương cuối cùng trong một chuyên án lớn nhắm vào tội phạm có vũ khí, tội phạm liên tỉnh. 

    Trong chuyên án này, cảnh sát đã tịch thu được 4 khẩu súng, 61 băng đạn, 43kg cần sa, 5.5kg cocaine, 3kg heroin và 50,000 bảng tiền mặt. Thêm 27 người đã bị bắt trước đó vì nghi ngờ phạm tội tàng trữ vũ khí, bạo lực và buôn bán ma túy. 

    Bài liên quan: Ngôi nhà trồng cần sa được rao bán giá 200,000 bảng ở West Sussex

    Nằm ở khu vực có nhiều tiện ích nhưng ngôi nhà 3 phòng ngủ này đang chào bán với giá chỉ 200,000 bảng. Sự thật về một căn phòng bí ẩn trong ngôi nhà đã được hé lộ.

    Ngôi nhà 3 phòng ngủ nằm ở khu trung tâm Crawley, hạt West Sussex, Anh đang được rao bán với giá 200,000 bảng. Tuy nhiên, ngôi nhà này có một căn phòng bí ẩn và nó đã được hé lộ.

    rao ban nha trong can sa 1
    Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà không có gì nổi bật. 

    Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà 3 phòng ngủ ở hạt West Sussex này trông khá bình thường, nhưng bên trong có một căn phòng dường như đã được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Phòng khách của ngôi nhà.

    Căn phòng bí ẩn này được phủ giấy bạc từ sàn đến trần, nhiều thông tin cho rằng đây là nơi trồng cần sa. Giấy bạc thường được sử dụng trong các cơ sở trồng cần sa bất hợp pháp tại nhà vì nó giúp lấy ánh sáng cho cây cần sa phát triển. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Căn phòng bí ẩn được bọc kín bằng giấy bạc.

    Hình ảnh công bố về căn phòng này cho thấy, có đường ống nằm rải rác trên sàn nhà. Những đường ống này thường được sử dụng để kiểm soát độ ẩm cho cây cần sa.

    rao ban nha trong can sa 1
    Ngôi nhà đang được sửa chữa lại.

    Dự kiến, ngôi nhà 3 phòng ngủ nói trên sẽ được bán đấu giá vào ngày 15/12/2022 tới đây. Ngôi nhà có nhà bếp, phòng khách và nhà vệ sinh ở tầng trệt. Tầng trên có 3 phòng ngủ và phòng tắm gia đình. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Ngôi nhà có sân vườn trước và sau.

    Theo giới thiệu, ngôi nhà này cách ga Crawley 11km về phía Tây Nam, nơi có các tuyến đi Southern và Thameslink. Ngoài ra, ngôi nhà nằm trong khu vực có nhiều tiện ích như cửa hàng, nhà hàng, trung tâm mua sắm County Mall. 

    Viethome (theo ITV News)

  • may tam nhiet do can sa
    Cảnh sát cho biết căn phòng tỏa nhiệt quá nóng họ không thể ở lại trong phòng được mà phải nhanh chóng di tản ra ngoài. 

    Cảnh sát cho biết họ đã đột kích một căn phòng trồng cần sa, có hàng trăm cây bên trong. Nhiệt độ phòng quá nóng cảnh sát phải nhanh chóng di tản ra ngoài.

    Trại cần sa có giá trị thị trường ước tính vào khoảng £700,000, được tìm thấy ở Hartlepool vào ngày 16-2-2023. Cảnh sát mô tả trại cần sa có quy mô công nghiệp, lượng điện tiêu thụ ở đây đạt mức vô cùng nguy hiểm. 

    Đại diện Sở Cảnh sát Cleveland cho biết: "Có một lượng điện cực kì nguy hiểm được lắp đặt trong ngôi nhà này, một căn phòng quá nóng cảnh sát không dám đứng bên trong. Căn phòng đó có thể nhìn thấy rõ ràng trên bảng đồ nhiệt do drone cảnh sát quay lại".

    Các chuyên gia điện đã được gọi tới để xử lý điện đóm trong tòa nhà, trước khi cảnh sát vào trong tiếp tục khám xét. Họ đã tịch thu và tiêu hủy các cây cần sa. 

    Bài liên quan: Máy bay tầm nhiệt dò ra trại cần sa trị giá £211,000 ở Dudley

    Một trại cần sa đã bị đột kích sau khi drone của cảnh sát phát hiện một nguồn nhiệt lớn tỏa ra từ mái nhà. Hơn 200 cây cần sa đã bị tịch thu tại một ngôi nhà hai tầng ở Junction Street, Dudley. Ước tính giá thị trường của số cần sa này là £211,000. Không có ai trong ngôi nhà này tại thời điểm bị đột kích. Lúc đó là 10h30 sáng ngày 28/10/2021.

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Một căn phòng khổng lồ trồng đầy cần sa bị cảnh sát đột kích tại Dudley (Ảnh: West Midlands Police)

    Các cây cần sa cần rất nhiều nhiệt và ánh sánh để phát triển. Và cảnh sát sẽ dùng máy bay không người lái được lắp công nghệ chụp ảnh nhiệt để tìm kiếm chứng cứ. Các trại cần sa sẽ phát sáng như đèn hiệu dưới góc nhìn của camera tầm nhiệt.

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Lượng cần sa có giá trị khoảng £211,000 (Ảnh: West Midlands Police)

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Ảnh chụp từ drone cho thấy có 8 cảnh sát chuẩn bị đột kích ngôi nhà ở Dudley. (Ảnh: West Midlands Police)

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Trại cần sa phát ánh sáng đỏ như đèn hiệu dưới góc nhìn của camera tầm nhiệt. (Ảnh: West Midlands Police)

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa 3200 cay 1
    (Từ trái qua): Aurel Barpeerrja, Ilir Cela, Mario Qosjas, Albric Deraj đều bị bỏ tù.

    4 người đàn ông đã bị bỏ tù sau khi một trại cần sa trị giá hơn 1 triệu bảng bị cảnh sát phát hiện. 

    Cảnh sát Northumbria nhận được chỉ điểm vào tháng 4-2022 vì tình nghi có hoạt động đáng ngờ tại một địa chỉ trên đường Fenham Hall Drive ở Newcastle. Cảnh sát phát hiện tòa nhà dường như không có ai sống, cửa sổ mở và có mùi cần sa nồng nặc bốc ra từ bên trong. 

    Khi lục soát ngôi nhà, cảnh sát phát hiện một trại cần sa trải khắp 3 tầng, tổng cộng hơn 3,200 cây với giá trị chợ đen ước tính là £1,370,000. Bốn người đã bị truy tố vì có liên quan đến việc sản xuất cần sa.

    Tại Tòa án Newcastle Crown Court vào ngày 21-2, Ilir Cela 34 tuổi, Mario Qosjas 37 tuổi, Albric Deraj 22 tuổi, và Aurel Barpeerrja 41 tuổi, (tất cả đều không có địa chỉ cố định), mỗi người bị phạt 28 tháng tù giam.

    Điều tra viên Gary Atkinson thuộc Sở Cảnh sát Northumbria cho biết: "Đây là một trại cần sa lớn với hơn 30 căn phòng được sử dụng trồng cần trong tòa nhà này. 

    trai can sa 3200 cay 1
    Hình ảnh bên trong tòa nhà, với hơn 3,200 cây trải dài trên 3 tầng lầu. Ảnh: Northumbria Police

    "Các bị cáo không chỉ sản xuất chất cấm trị giá hơn 1 triệu bảng, mà còn không được phép vào bên trong tòa nhà này. Những kẻ này đã gây ra thiệt hại £100,000 khi câu trộm điện để trồng cây. Nhờ vào thông tin chỉ điểm từ người dân, chúng tôi đã nhanh chóng tiêu diệt trang trại, tiêu hủy số cần sa và thiết bị thu được tại hiện trường". 

    Bài liên quan: 2 nam giới phải trồng cần sa kiếm sống vì đơn xin tị nạn suốt 2 năm chưa được duyệt

    nguoi ti nan trong can sa
    Bekim Prengzaj và Avni Boufi bị bắt ngay tại hiện trường

    Hai người đàn ông chật vật tìm việc làm ở UK đã bị bắt trong một trại cần sa ở Exeter. Bekim Prengzaj và Avni Boufi, đến từ Black Country, đã ngay lập tức bị còng tay sau khi cảnh sát nhìn thấy họ gần một ngôi nhà đã bị biến thành trại cần sa. Giờ cả hai đang đối mặt với khả năng bị trục xuất sau khi thừa nhận tội trạng.

    Vào ngày 18-5-2022, cảnh sát đến hiện trường và phát hiện một chiếc xe đáng ngờ đậu gần ngôi nhà. Hai người đàn ông đã bị bắt giữ tại chỗ trước khi cảnh sát lục soát ngôi nhà. Hai người cho biết họ vướng vào vòng xoáy ma túy vì không thể tìm được việc làm hợp pháp ở UK.

    Trong ngôi nhà nằm trên đường Cowick Lane ở Exeter, cảnh sát phát hiện ra nhiều căn phòng đã được cải tạo tinh vi để phục vụ cho mục đích trồng cần sa. Những phòng không trồng cần sa thì có gắn tivi lớn và các tiện ích sống cơ bản. 

    2 người này đã che chắn ngôi nhà cẩn thận, để bên ngoài không phát hiện nhà đã bị biến đổi thành trại cần sa. Điện cũng đã bị câu trộm. Nhìn các tiện ích trong không gian sống cho thấy, cả hai bị cáo đều không hề bị ép buộc trồng cần sa.

    Cả Prengzaj 32 tuổi, và Boufi 30 tuổi đều có liên quan đến đường dây ma túy liên tỉnh. Khi lục soát người, cảnh sát phát hiện trên người Prengzaj có £451 tiền mặt, trên người Boufi có £323 tiền mặt. 

    Cả hai từng thực hiện 10 chuyến đi từ West Midlands đến Exeter trước khi bị bắt. Prengzaj không có địa chỉ nơi ở cố định. Hắn khai mình đã đến UK 4 năm trước và đang chờ kết quả xét duyệt hồ sơ xin tị nạn suốt 2 năm qua. Prengzaj vẫn muốn theo đuổi hồ sơ xin tị nạn của mình để có cơ hội làm việc hợp pháp tại UK. 

    Boufi có địa chỉ thường trú tại đường Malborough Road, Smethwick. Hắn cho biết mình lao vào con đường phạm pháp do không được phép làm việc hợp pháp nên không có tiền sinh sống. Nhưng Boufi tỏ ra ăn năn và muốn quay trở về Hy Lạp. 

    Thẩm phán Stephen Climie tuyên bố cả hai bị cáo có liên quan đến hoạt động sản xuất cần sa và là một phần của băng nhóm tội phạm có tổ chức. 

    Mặc dù hai bị cáo không phải là đầu sỏ nhưng được tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý lượng ma túy lớn. Cả hai đều không có tiền án và đã thừa nhận tội sản xuất cần sa. Mỗi bị cáo bị phạt 18 tháng tù giam và 2 năm cấm lái xe. 

    Viethome (theo ITV News)