• Các cuộc đột kích đã được tiến hành vào sáng ngày 29-1-2023 ở Dagenham và nhiều nơi khác tại London. 

    trai can sa o Gloucestershire
    Trại cần sa ở Gloucestershire có khoảng 500 cây với giá bán trên thị trường chợ đen vào khoảng £400,000. Ảnh: NCA

    3 người đàn ông đã bị bắt sau các cuộc truy quét khắp London, bao gồm Dagenham, vào sáng ngày 29-1-2023. Các cuộc truy quét này liên quan đến một cuộc điều tra nhắm vào một tổ chức tội phạm tình nghi sử dụng nô lệ hiện đại trong các trại cần sa. Trước đó, 2 người đến từ Essex đã bị bắt vì tình nghi tội thiết lập các trại cần sa, nhưng sau đó đã được thả ra.

    Ngày 25-1-2023, các cuộc truy quét diễn ra ở đường Rochester Way (Blackheath), Turnham Road (Lewisham) và Old Kent Road (New Cross). Tất cả đều ở đông nam London. Ngoài ra còn có một cuộc đột kích tại Temple Avenue ở Dagenham, đông London. 

    Cảnh sát thuộc Cục Phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) đã bắt giữ 3 người đàn ông vì tình nghi buôn bán nô lệ hiện đại, buôn người và sản xuất cần sa.

    Những cuộc truy quét này nối tiếp một chuyên án diễn ra vào tháng 4-2022, khi một trại cần sa lớn bị phát hiện trong một khu công nghiệp ở Stroud, Gloucestershire.

    3 nạn nhân nô lệ hiện đại, đều là người Việt Nam, được phát hiện đang làm việc trong tòa nhà. Khoảng 500 cây với giá trị thị trường £400,000 đã bị tịch thu và tiêu hủy.

    2 tháng sau đó, một người đàn ông 34 tuổi và một phụ nữ 28 tuổi đã bị bắt ở Essex vì tình nghi là những kẻ chủ mưu thiết lập trại cần sa ở Stroud. 2 người này đã được phóng thích chờ điều tra. 

    Còn những người bị bắt vào ngày 29-1-2023 bị tình nghi tội thiết lập trại cần sa, buôn người giữa các trại cần sa để ép họ làm việc. Thêm 2 người khác, một nam và một nữ, bị bắt vì vi phạm luật nhập cư và sẽ bị xử lý theo luật nhập cư. 

    Viethome (theo Essexlive)

  • nguoi ti nan trong can sa
    Bekim Prengzaj và Avni Boufi bị bắt ngay tại hiện trường

    Hai người đàn ông chật vật tìm việc làm ở UK đã bị bắt trong một trại cần sa ở Exeter. Bekim Prengzaj và Avni Boufi, đến từ Black Country, đã ngay lập tức bị còng tay sau khi cảnh sát nhìn thấy họ gần một ngôi nhà đã bị biến thành trại cần sa. Giờ cả hai đang đối mặt với khả năng bị trục xuất sau khi thừa nhận tội trạng.

    Vào ngày 18-5-2022, cảnh sát đến hiện trường và phát hiện một chiếc xe đáng ngờ đậu gần ngôi nhà. Hai người đàn ông đã bị bắt giữ tại chỗ trước khi cảnh sát lục soát ngôi nhà. Hai người cho biết họ vướng vào vòng xoáy ma túy vì không thể tìm được việc làm hợp pháp ở UK.

    Trong ngôi nhà nằm trên đường Cowick Lane ở Exeter, cảnh sát phát hiện ra nhiều căn phòng đã được cải tạo tinh vi để phục vụ cho mục đích trồng cần sa. Những phòng không trồng cần sa thì có gắn tivi lớn và các tiện ích sống cơ bản. 

    2 người này đã che chắn ngôi nhà cẩn thận, để bên ngoài không phát hiện nhà đã bị biến đổi thành trại cần sa. Điện cũng đã bị câu trộm. Nhìn các tiện ích trong không gian sống cho thấy, cả hai bị cáo đều không hề bị ép buộc trồng cần sa.

    Cả Prengzaj 32 tuổi, và Boufi 30 tuổi đều có liên quan đến đường dây ma túy liên tỉnh. Khi lục soát người, cảnh sát phát hiện trên người Prengzaj có £451 tiền mặt, trên người Boufi có £323 tiền mặt. 

    Cả hai từng thực hiện 10 chuyến đi từ West Midlands đến Exeter trước khi bị bắt. Prengzaj không có địa chỉ nơi ở cố định. Hắn khai mình đã đến UK 4 năm trước và đang chờ kết quả xét duyệt hồ sơ xin tị nạn suốt 2 năm qua. Prengzaj vẫn muốn theo đuổi hồ sơ xin tị nạn của mình để có cơ hội làm việc hợp pháp tại UK. 

    Boufi có địa chỉ thường trú tại đường Malborough Road, Smethwick. Hắn cho biết mình lao vào con đường phạm pháp do không được phép làm việc hợp pháp nên không có tiền sinh sống. Nhưng Boufi tỏ ra ăn năn và muốn quay trở về Hy Lạp. 

    Thẩm phán Stephen Climie tuyên bố cả hai bị cáo có liên quan đến hoạt động sản xuất cần sa và là một phần của băng nhóm tội phạm có tổ chức. 

    Mặc dù hai bị cáo không phải là đầu sỏ nhưng được tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý lượng ma túy lớn. Cả hai đều không có tiền án và đã thừa nhận tội sản xuất cần sa. Mỗi bị cáo bị phạt 18 tháng tù giam và 2 năm cấm lái xe. 

    Viethome (theo BirminghamMail)

  • trai can sa 6000 cay 1
    3 người đã bị bắt. Ảnh: Lincolnshire Police

    3 người đã bị bắt sau khi cảnh sát đột kích một trong những trại cần sa lớn nhất từ trước đến nay ở Lincolnshire. Khoảng 6,000 cây đã được tìm thấy trong 49 căn phòng tại một nhà xưởng cũ.

    Nơi này trước đây là xưởng sản xuất bánh xe Old Kings Head Tyre Factory, nằm trên đường Station Road, Hubberts Bridge, Boston. Ba người đàn ông ở độ tuổi 28, 38 và 42 đã bị bắt giam để thẩm vấn. Cả ba người đều không có địa chỉ cố định. Những cây này sẽ bị tiêu hủy và tòa nhà sẽ được xử lý an toàn.

    Người dân ở ngôi làng buồn tẻ Hubberts Bridge không thể ngờ xưởng nhà cũ nằm phía sau quán rượu The Wheatsheaf Bar & Grill lại là một trại cần sa khổng lồ. Vụ đột kích diễn ra vào sáng ngày 31-1-2023.

    trai can sa 6000 cay 1
    Các cây cần sa trải rộng khắp 49 căn phòng. Ảnh: Lincolnshire Police

    Bà Jacqueline Wagner, 72 tuổi, không thể tin vào tai mình khi một người bạn thông báo với bà về vụ đột kích. Bà nói: "Thật sốc, tôi không thể tin được. Tôi mới dắt chó đi dạo vào sáng hôm qua thì một người bạn bảo tôi có một vụ bắt giữ tội phạm ma túy ở đây. Trước nay không hề có chuyện này. Hôm nọ tôi còn vừa đi ăn ở quán rượu. Một số người nói họ ngửi thấy mùi cần sa ở đâu đó, nhưng tôi không ngửi được. Làng này luôn yên tĩnh, điều duy nhất chúng tôi bận tâm là xe cộ phóng trên đường quá nhanh".

    "Thật không thể tin được trước nay chưa từng ai nhìn thấy 3 người đàn ông đó ra vào. Luôn có đầy người đậu xe ở đây vì quán rượu lúc nào cũng nhộn nhịp. Nhiều cây cần sa như thế chắc hẳn họ đã hoạt động được một thời gian dài".

    Quán rượu Wheatsheaf Bar & Grill liên thông với nhà xưởng nơi cần sa được trồng. Nhưng anh Kevin Baker, nhân viên vệ sinh ở quán rượu, nói rằng họ không biết gì hết. 

    Anh nói: "Cách đây vài ngày chúng tôi bắt đầu ngửi thấy mùi, thậm chí thực khách còn nói quanh đây có mùi cần sa. Chúng tôi cùng mấy người hàng xóm đã gọi khá nhiều cuộc điện thoại để báo với cảnh sát".

    2 người dân khác cho biết họ rất sốc với những gì vừa xảy ra. Một người nói: "Chúng tôi chẳng biết gì cả và mới nghe về chuyện đó vào hôm qua".

    Người còn lại nói: "Ở nơi khỉ ho cò gáy này ai mà ngờ lại có chuyện như vậy. Ở Boston thì có thể, nhưng ở làng này tôi chưa thấy bao giờ. Thật may cảnh sát đã hoàn thành nhiệm vụ".

    trai can sa 6000 cay 1
    Chiến dịch truy quét ma túy đầu tiên của hạt Lincolnshire đã khởi động vào năm 2022. Ảnh: Lincolnshire Police

    Trưởng điều tra viên Richard Nethercott nói: "Đây là một trong những trại cần sa lớn nhất mà chúng tôi phát hiện ở Lincoldshire nhờ thông tin chỉ điểm. Sản xuất cần sa có quan hệ chặt chẽ với tội phạm có tổ chức, do đó Cảnh sát Lincolnshire quyết tâm triệt hạ các trại cần sa và loại bỏ ma túy khỏi lưu thông".

    Viethome (theo ITV News)

  • Một ngôi nhà khổng lồ trị giá 1.6 triệu bảng ở Bromley đã bị những người thuê biến thành trại trồng cần sa. 

    Chủ nhân của ngôi nhà cho biết ngôi nhà này từng được trao giải thưởng về thiết kế vào năm 1994. Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy anh sẽ phải đối mặt với khoản chi phí khổng lồ nếu muốn cải tạo lại ngôi nhà trở về nguyên trạng. 

    ngoi nha thiet ke trong can sa 6
    Ngôi nhà từng được trao giải thưởng thiết kế vào năm 1994.

    Những người thuê chỉ mới chuyển đến ở cách đây vài tuần, nhưng họ đã đục lỗ trên tường để thông gió cho cây trồng, đồng thời gỡ hết dầm nhà để lắp đường ống thông hơi. Được biết, mái nhà từng được bố của chủ nhà thiết kế rất độc đáo.

    Người quản lý cho thuê ngôi nhà, anh Mark North, đã nảy sinh nghi ngờ khi để ý thấy cửa sổ nhà bị bịt kín. Đồng thời khi đại lý cho thuê bất động sản gọi tới thì không ai bắt máy. 

    Sau khi vào được ngôi nhà, Mark North ngay lập tức đánh giá thiệt hại. Rạp chiếu phim mini trong nhà đã bị phá hủy, màn hình tivi đã bị gỡ khỏi tường và các tủ quần áo âm tường thì được dùng để cất gỗ chất đống trên sàn nhà. 

    ngoi nha thiet ke trong can sa 6

    ngoi nha thiet ke trong can sa 6

    ngoi nha thiet ke trong can sa 6
    Nhà bị đục lỗ trên tường, dưới sàn, trên trần...

    Anh North nói: "Thật kinh khủng. Cái mùi ở đây, tôi chưa từng ngửi thấy mùi như thế này bao giờ. Rác ở đây cũng đã thối rữa rồi. Tôi đi lên trên lầu xem tình hình còn tệ đến mức nào, rồi tôi bước vào một căn phòng và nhìn thấy cần sa trên sàn nhà. Dây điện, dầm nhà đã bị gỡ khỏi mái nhà. Thật đáng sợ. Chúng tôi phải tìm cách khử mùi toàn bộ ngôi nhà". 

    ngoi nha thiet ke trong can sa 6
    Cần sa đã được mang đi hết, chỉ còn lại một ít vương vãi.

    Để loại bỏ mùi cần sa, anh North phải mở tất cả cửa lớn và cửa sổ. Nhưng mùi chỉ là vấn đề phụ so với những thiệt hại nghiêm trọng khác. 

    Chủ nhân ngôi nhà là ông Jan Ralph. Ông cho biết mình đã giành giật cơ hội mua ngôi nhà khi nó được rao bán vào năm 2018. Ngôi nhà này rất có ý nghĩa với bố của ông. "Đó là di sản của gia đình chúng tôi. Các con tôi thường đi ngang qua ngôi nhà mỗi ngày để đến trường. Thật đau lòng khi nó bị người ta phá hoại".

    Ông Ralph cho biết chi phí cho việc sửa chữa ngôi nhà có thể lên tới £75,000.

    Viethome (theo ITV)

  • trai can sa ngan cay suffolk 1
    Trại cần sa nằm tại làng Kenton, gần làng Debenham ở Suffolk. Ảnh: Suffolk Police

    Cảnh sát đã bắt giữ 5 người sau khi 1,000 cây cần sa bị phát hiện trong mội ngôi nhà ở Suffolk. Một nhân viên cảnh sát cho biết đây là trại cần sa lớn nhất anh từng thấy trong sự nghiệp của mình. 

    Cảnh sát đã nhận được tin chỉ điểm về các hoạt động đáng ngờ tại một ngôi nhà nằm trên đường Webbs Road, Kenton gần làng Debenham. 

    5 người đàn ông đã bị bắt vì có liên quan đến hoạt động sản xuất cần sa tại 3 căn phòng trong ngôi nhà. Cảnh sát ước tính số cần sa có thể lên tới 1,000 cây.

    trai can sa ngan cay suffolk 1
    1,000 cây được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Kenton, Suffolk. Ảnh: Suffolk Constabulary

    Một người đàn ông 38 tuổi đã bị bắt vì nghi ngờ sản xuất cần sa, câu trộm điện và sở hữu vũ khí bén nhọn. Hai người đàn ông 30 tuổi, một người 24 tuổi và một người 51 tuổi cũng bị bắt vì tội sản xuất cần sa. Cả 5 người đều được bảo lãnh tại ngoại cho đến ngày 31-3-2023.

    Cảnh sát trưởng Kelvin Wenden cho biết: "Đây là trại cần sa lớn nhất tôi từng nhìn thấy trong suốt 13 năm sự nghiệp của mình. Tôi tin rằng đây là một đòn chí tử đối với các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng tôi sẽ không ngừng đưa tội phạm ra trước tòa án công lý".

    Bài liên quan: Người đàn ông biến phòng ngủ của hôn thê thành trại cần sa 15k bảng

    Một người đàn ông đã bí mật chuyện đổi căn nhà trống của hôn thê thành trại cần sa £15,000. Mục tiêu của y là kiếm tiền để trả nợ nần do mua ma túy. 

    Kevin Rowlands 30 tuổi, đã sửa lại phòng ngủ bỏ trống của Simone Kenyon, lắp đặt thêm đèn và máy sưởi để trồng 3kg cần sa. Nhưng trại cần sa của Kevin nhanh chóng lộ tẩy khi nhân viên của một công ty năng lượng đến để sửa đồng hồ gas. Nguồn điện đã bị câu trộm để trồng cần sa. 

    bien phong ngu cua ban gai thanh trai can sa 1
    Simone Kenyon 30 tuổi và Kevin Rowlands 29 tuổi, rời tòa án Manchester Crown Court. Ảnh: Cavendish press

    Rowlands, thường trú tại Eccles ở Greater Manchester, khai rằng mình không biết gì về 60 cây cần sa trong phòng. Nhưng sau đó y đã nhận tội sản xuất cần sa theo đơn đặt hàng của một băng đảng ma túy địa phương. 

    Kevin đã bị kết án 19 tháng tù giam nhưng được chuyển thành 2 năm tù treo sau khi thẩm phán xét thấy y còn phải chăm sóc cho hôn thê, con gái 8 tuổi của họ và một người mẹ già mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Công tố viên trình bày trước tòa: "Khám xét trại cần sa phát hiện dấu vân tay trên các bóng đèn. Những dấu vân tay này thuộc về Rowlands, người đã ở trong nhà vào thời điểm đó. Bị cáo ngay lập tức bị bắt vì tội trồng cần sa. Kenyon cũng bị bắt ngay sau đó vì tội tương tự".

    bien phong ngu cua ban gai thanh trai can sa 1
    Rowlands được hưởng án treo vì phải chăm sóc mẹ già, con nhỏ. Ảnh: Cavendish Press

    Kenyon 29 tuổi, bị truy tố tội câu trộm điện và sản xuất cần sa, tuy nhiên các cáo buộc này bị bác bỏ vì không tìm được bằng chứng. 

    Trước đó, Rowlands từng có 3 tiền án, bao gồm 1 tội tấn công cảnh sát vào năm 2011 và tội sở hữu cần sa vào năm 2009.

    Luật sư của Rowlands trình bày: "Rowlands đã nhận tội và bày tỏ sự hối lỗi. Các băng nhóm tội phạm liên tục gõ cửa nhà bị cáo để đòi tiền nợ. Rowlands rơi vào hoàn cảnh khó khăn, vì thế anh ấy đã trồng cần sa nhằm trả nợ nần. Bị cáo đã có quyết định sai lầm".

    Rowlands cũng buộc phải hoàn thành 180 giờ lao động công ích và 20 giờ cai nghiện. Thẩm phán Elizabeth Nicholls nói: "Tôi đồng ý rằng bị cáo đã bị ép đến bước đường cùng, nhưng hậu quả cũng là do bị cáo gây ra. Bị cáo đã kết giao với các băng đảng tội phạm, chính bị cáo là người đã đặt gia đình và con cái vào hoàn cảnh nguy hiểm".

    "Tuy nhiên bị cáo cũng có thân nhân không đến nỗi tệ, tiền án trước đây là khi tuổi còn trẻ và bị cáo cũng đã nhanh chóng nhận tội. Hơn nữa việc bị cáo phải chăm sóc gia đình cho thấy nếu bị cáo phải vào tù, những người thân này sẽ rơi vào bế tắc".

    "Tôi mong bị cáo hiểu được mình may mắn như thế nào khi chỉ nhận áo treo và tự do bước ra khỏi cánh cửa này".

    Viethome (theo ITV News)

  • giau can sa trong giuong 1
    Một tài xế xe tải đã bị truy tố tội vận chuyển số cần sa trị giá 1 triệu bảng vào Bắc Ailen. 

    Một tài xế xe tải đã bị truy tố tội vận chuyển số cần sa trị giá 1 triệu bảng. Tên này đã nhét cần sa trong những chiếc giường đi văng để vận chuyển vào Bắc Ailen.

    James Murphy sau đó đã được bảo lãnh tại ngoại với lý do anh ta bị người khác lợi dụng. Anh ta cũng chưa từng có tiền án và còn bị bệnh tim nghiêm trọng.

    James Murphy 33 tuổi, bị chặn tại Cảng Belfast vào tháng trước sau khi xuống một chuyến phà đêm đi từ Liverpool. Cảnh sát đã phát hiện 66 gói cần sa thảo dược được giấu trong những chiếc giường đi văng và nệm trong thùng chiếc xe chở hàng Citroen Relay.

    Vụ bắt giữ diễn ra vào ngày 20/12/2022 với số cần sa có giá trị đường phố ước tính là 1 triệu bảng. 

    Murphy thường trú tại Dencourt, Liverpool, đối mặt với tội sở hữu và buôn bán ma túy nhóm B. Trong các buổi lấy khẩu cung, Murphy khai với cảnh sát rằng anh ta đã vay £4,000 từ một người đàn ông không rõ thân phận để mua chiếc xe tải.

    Để trả nợ, Murphy được yêu cầu phải vận chuyển số giường này đến Newry. Trước đó Murphy đã thực hiện 3 chuyến hàng như thế đến Bắc Ailen, tiền công mỗi chuyến là £1,000.

    Murphy khẳng định mình không liên quan gì đến cần sa. Kiểm tra cho thấy không có dấu vân tay hay DNA của anh ta trên các gói hàng.

    Phản đối quyết định cho bảo lãnh, luật sư bên công tố nói: "Rõ ràng số cần sa này có liên quan tới tội phạm có tổ chức. Đây là vụ cung cấp sỉ cần sa từ lục địa UK".

    Luật sư biện hộ Joel Lindsey thì cho rằng khách hàng của mình đã hợp tác với cảnh sát, dù không khai tên của người đã yêu cầu anh ta vận chuyển những chiếc giường. 

    "Rõ ràng bị cáo chỉ là người vận chuyển. Lý do bị cáo được nhắm đến vì chưa từng có tiền án và bị cáo thuộc đối tượng ít thu hút sự chú ý của cảnh sát", luật sư nói. 

    Murphy từng phải cấy ghép tim vào năm 2012 và phải sống 2 năm trong bệnh viện vì biến chứng vào năm 2018. Gia đình anh ta đã dọn đến sống trong một căn bungalow (nhà trệt) với các thiết bị hỗ trợ tim vì những vấn đề phát sinh từ quả tim mới của anh. 

    Tại tòa, Thẩm phán Humphreys công nhận: "Đây rõ ràng là vụ án lớn dựa trên số cần sa khổng lồ suýt nữa thì vận chuyển thành công vào Bắc Ailen. 

    Cuối cùng thẩm phán đồng ý cho Murphy được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh £5,000. Đồng thời anh ta cũng bị cấm lái xe chở hàng.

    Thẩm phán giải thích: "Tôi đã cân nhắc hồ sơ y khoa liên quan đến bệnh tim của bị cáo, và điều quan trọng là bị cáo chưa từng có tiền án".

    Viethome (theo ITV)

  • bien phong ngu cua ban gai thanh trai can sa 1
    Simone Kenyon 30 tuổi và Kevin Rowlands 29 tuổi, rời tòa án Manchester Crown Court. Ảnh: Cavendish press

    Một người đàn ông đã bí mật chuyện đổi căn nhà trống của hôn thê thành trại cần sa £15,000. Mục tiêu của y là kiếm tiền để trả nợ nần do mua ma túy. 

    Kevin Rowlands 30 tuổi, đã sửa lại phòng ngủ bỏ trống của Simone Kenyon, lắp đặt thêm đèn và máy sưởi để trồng 3kg cần sa. Nhưng trại cần sa của Kevin nhanh chóng lộ tẩy khi nhân viên của một công ty năng lượng đến để sửa đồng hồ gas. Nguồn điện đã bị câu trộm để trồng cần sa. 

    Rowlands, thường trú tại Eccles ở Greater Manchester, khai rằng mình không biết gì về 60 cây cần sa trong phòng. Nhưng sau đó y đã nhận tội sản xuất cần sa theo đơn đặt hàng của một băng đảng ma túy địa phương. 

    Kevin đã bị kết án 19 tháng tù giam nhưng được chuyển thành 2 năm tù treo sau khi thẩm phán xét thấy y còn phải chăm sóc cho hôn thê, con gái 8 tuổi của họ và một người mẹ già mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Công tố viên trình bày trước tòa: "Khám xét trại cần sa phát hiện dấu vân tay trên các bóng đèn. Những dấu vân tay này thuộc về Rowlands, người đã ở trong nhà vào thời điểm đó. Bị cáo ngay lập tức bị bắt vì tội trồng cần sa. Kenyon cũng bị bắt ngay sau đó vì tội tương tự".

    bien phong ngu cua ban gai thanh trai can sa 1
    Rowlands được hưởng án treo vì phải chăm sóc mẹ già, con nhỏ. Ảnh: Cavendish Press

    Kenyon 29 tuổi, bị truy tố tội câu trộm điện và sản xuất cần sa, tuy nhiên các cáo buộc này bị bác bỏ vì không tìm được bằng chứng. 

    Trước đó, Rowlands từng có 3 tiền án, bao gồm 1 tội tấn công cảnh sát vào năm 2011 và tội sở hữu cần sa vào năm 2009.

    Luật sư của Rowlands trình bày: "Rowlands đã nhận tội và bày tỏ sự hối lỗi. Các băng nhóm tội phạm liên tục gõ cửa nhà bị cáo để đòi tiền nợ. Rowlands rơi vào hoàn cảnh khó khăn, vì thế anh ấy đã trồng cần sa nhằm trả nợ nần. Bị cáo đã có quyết định sai lầm".

    Rowlands cũng buộc phải hoàn thành 180 giờ lao động công ích và 20 giờ cai nghiện. Thẩm phán Elizabeth Nicholls nói: "Tôi đồng ý rằng bị cáo đã bị ép đến bước đường cùng, nhưng hậu quả cũng là do bị cáo gây ra. Bị cáo đã kết giao với các băng đảng tội phạm, chính bị cáo là người đã đặt gia đình và con cái vào hoàn cảnh nguy hiểm".

    "Tuy nhiên bị cáo cũng có thân nhân không đến nỗi tệ, tiền án trước đây là khi tuổi còn trẻ và bị cáo cũng đã nhanh chóng nhận tội. Hơn nữa việc bị cáo phải chăm sóc gia đình cho thấy nếu bị cáo phải vào tù, những người thân này sẽ rơi vào bế tắc".

    "Tôi mong bị cáo hiểu được mình may mắn như thế nào khi chỉ nhận áo treo và tự do bước ra khỏi cánh cửa này".

    Viethome (theo Metro)

  • Mới đây cảnh sát đã công bố đoạn phim quay cảnh đột kích một trong những trại cần sa lớn nhất từng được phát hiện ở Hampshire. 

    Tổng cộng 2012 cây cần sa ở nhiều giai đoạn tăng trưởng khác nhau đã bị tịch thu. Ngoài ra còn có hàng trăm chậu cây rỗng do vừa được thu hoạch. Vụ đột kích diễn ra vào ngày 21/10/2022.

    Trại cần sa khổng lồ này nằm trên đường Millbank Street ở Southampton. Các chuyên gia ma túy cho biết công xưởng này có thể đem lại doanh thu 1.6 triệu bảng/năm. 3 người đàn ông đã bị bỏ tù vì có lính líu tới trại cần sa này. 

    trai can sa hampshire
    Alfred Mamoci, Rezart Selami và Selami Lugja đều bị 3 năm tù mỗi người. Ảnh: Hampshire Police

    Khi cảnh sát đến kho hàng này, họ phát hiện một căn nhà phụ đã bị chuyển đổi thành trại trồng cần sa. Bên trong có vài căn phòng lớn dùng cho hoạt động sản xuất. Các phòng này đều được lắp đặt máy quạt, bóng đèn nhiệt công nghiệp, hệ thống thông gió, hệ thống thủy canh.

    Ngoài ra còn có một phòng họp, văn phòng dựng tạm, một căn bếp, phòng ngủ đủ cho 12 người nằm, một phòng tắm và dụng cụ tập gym. Một hệ thống CCTV bao quát toàn bộ nhà kho cũng được lắp đặt.

    Hệ thống điện đã bị câu trộm, 3 đường dây lớn chạy ngầm dưới lòng đất và thông ra ngoài nhà kho. Nghĩa là con đường gần đó phải bị đào lên để đơn vị cung cấp điện có thể xử lý điện an toàn.

    Tại hiện trường, 3 người đàn ông là Rezart Selami 29 tuổi, Alfred Mamoci 36 tuổi và Selami Lugja 31 tuổi đã bị bắt. Cả 3 người này đều không có địa chỉ thường trú.

    Công xưởng đã bị phá hủy trong 1 ngày, các cây cần sa bị tiêu hủy cùng với nhiều điện thoại di động và một cây xà beng. 3 nghi phạm đều bị kết tội sản xuất chất cấm nhóm B. Cả 3 đã xuất hiện tại Tòa án Southampton Crown Court vào ngày 21/12/2022. Mỗi tên bị kết án 3 năm tù giam. 

    Điều tra viên Marcus Kennedy cho biết: "Với việc triệt phá trại cần sa quy mô lớn như thế này, chúng tôi đã ngăn chặn đáng kể hoạt động buôn bán ma túy trong thành phố".

    "Lý do chúng tôi phải truy quét các trại cần sa vì đằng sau đó là các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm bạo lực, có vũ khí. Những kẻ này thường bóc lột trẻ em và những người dễ bị lợi dụng bằng cách đưa họ đến Southampton".

    "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo đảm sự an toàn cho người dân. Vì thế chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở mọi người báo cảnh sát nếu bạn phát hiện hoạt động khả nghi".

    "Tôi hy vọng vụ triệt phá ngày hôm nay sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ đến những kẻ tội phạm ma túy trong thành phố: Chúng tôi sẽ tìm ra các người và tống tất cả vào tù".

    Viethome (theo ITV)

  • trong can sa trong hop dem 2
    Các cây cần sa có giá trị thị trường vào khoảng £250,000. Ảnh: Cumbria Police

    3 người đàn ông đã bị bỏ tù vì liên quan đến trại cần sa trị giá £250,000. Trước đây nơi này là một hộp đêm ở South Cumbria. 

    Emiljano Marku, và Geg Gjegjaj, đều 21 tuổi, cùng với Trandafilos Mhilli 23 tuổi, bị kết án 9 tháng tù giam mỗi người tại Tòa án Carlisle Crown Court.

    Xưởng cần sa nằm ở thị trấn duyên hải Millom, các cây được trồng trong 8 căn phòng. Nơi này trước đây là hộp đêm The Ritz, nhưng đã được chuyển đổi để đáp ứng mục đích trồng cần sa. 

    Cảnh sát đã tịch thu 297 cây đang tăng trưởng ở cùng giai đoạn, tất cả đều cao từ 1m2 - 1m3. 

    Vào ngày 7-10-2022, cảnh sát đã nhận được tin báo từ một người đi đường. Người này ngửi thấy mùi nồng đặc trưng bên ngoài tòa nhà bỏ hoang trên phố Crown Street. 

    2 ngày sau, cảnh sát đã xin được lệnh khám xét ngôi nhà. Hình ảnh chụp tại hiện trường cho thấy có nhiều phân bón, rất nhiều đường dây điện bị câu trộm, nhiều dụng cụ trồng trọt thủy canh, nhiều đèn thắp sáng và đồng hồ hẹn giờ. 

    Sản lượng thu hoạch từ trại cần sa này ước tính từ 8.3kg - 24.9kg, đem lại doanh thu từ £83,000 đến £250,000. Công tố viên Andrew Evans cho biết: "Rõ ràng các bị cáo đã đóng vai trò là những người làm vườn, chăm sóc cây theo sự chỉ đạo của người khác".

    Các luật sư biện hộ nói rằng cả 3 bị cáo đều được tống lên taxi và chở tới Millom. Chỉ khi đến nơi, họ mới biết mình phải làm công việc bất hợp pháp. Và họ mới chỉ làm việc này trong vài tháng. 

    Thẩm phán Michael Blakey tuyên bố: "Rõ ràng cơ sở này có thể tạo ra một lượng cần sa thành phẩm khổng lồ. Các bị cáo đã bị lợi dụng bởi các tổ chức phức tạp hơn". Kết thúc phiên tòa, mỗi bị cáo bị kết án 9 tháng tù giam mỗi người.

    Bài liên quan: 3 người âm mưu vận chuyển 2 triệu bảng cần sa qua sân bay Birmingham

    Dalton Anderson, Alvin Russell và Sinclair Tucker đã bị bắt giữ tại Sân bay Birmingham và sẽ ra tòa vào tháng 1/2023.

    van chuyen birmingham 2
    Cần sa được giấu trong những lon Callaloo bằng thiếc (Ảnh: NCA)

    Một băng nhóm tội phạm đã lợi dụng tín ngưỡng để ngụy trang cho âm mưu nhập khẩu 2 triệu bảng cần sa từ Jamaica vào Anh quốc thông qua Sân bay Birmingham. 3 người đàn ông đã bị buộc tội sau khi 400kg cần sa bị tịch thu.

    Cần sa được đóng gói trong những lon thiếc dán nhãn là Ackee (một loại quả) và Callaloo (một loại rau phổ biến ở Jamaica). 3 lô hàng riêng biệt, đã được ghi địa chỉ nhận hàng là tổ chức Thiên Chúa Giáo Vision Christian Ministries có trụ sở tại Birmingham. 3 lô hàng được vận chuyển trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2017. Lực lượng Biên phòng đã tịch thu tất cả.

    Dalton Anderson 50 tuổi, Alvin Russell 45 tuổi, và Sinclair Tucker 64 tuổi đã bị bắt tại sân bay vào ngày 23/5/2017 khi lô hàng thứ 3 cũng vừa tới. Cục chống Tội phạm Quốc gia (NCA) kết luận bọn chúng tổ chức việc nhập khẩu cần sa và sẽ nhận hàng sau khi từ sân bay về địa điểm của Vision Christian Ministries.

    Anderson và Russel đang ở Jamaica khi việc nhập khẩu diễn ra, bọn chúng giao tiền và cung cấp giấy tờ vận chuyển cho Vision Christian Ministries thông qua Tucker. Cả 3 đều bị truy tố tội âm mưu nhập khẩu chất cấm nhóm B. Anderson cũng bị buộc tội tàng trữ với ý định buôn bán chất cấm nhóm B sau khi 5kg cần sa được tìm thấy tại nhà hắn trên đường Groveland Road ở Tipton.

    Anderson đã bị tuyên có tội tại Tòa án Birmingham Crown Court vào ngày 29/11/2022, hai kẻ còn lại bị tuyên có tội vào ngày hôm sau. Cả 3 sẽ bị kết án vào ngày 27/1 năm sau.

    van chuyen birmingham 2
    Từ trái qua: Alvin Russell, Sinclair Tucker và Dalton Anderson. (Ảnh: NCA)

    Chỉ huy chuyên án, Điều tra viên Rick Mackenzie nói: "Anderson, Tucker và Russell đã cố tình lợi dụng một tổ chức Thiên Chúa Giáo làm màn che cho âm mưu vận chuyển một số lượng lớn cần sa vào UK. Chúng tin rằng làm thế sẽ qua mặt được NCA và Lực lượng Biên phòng nhưng chúng đã lầm".

    Viethome (theo ITV)

  • Nằm ở khu vực có nhiều tiện ích nhưng ngôi nhà 3 phòng ngủ này đang chào bán với giá chỉ 200,000 bảng. Sự thật về một căn phòng bí ẩn trong ngôi nhà đã được hé lộ.

    Ngôi nhà 3 phòng ngủ nằm ở khu trung tâm Crawley, hạt West Sussex, Anh đang được rao bán với giá 200,000 bảng. Tuy nhiên, ngôi nhà này có một căn phòng bí ẩn và nó đã được hé lộ.

    rao ban nha trong can sa 1
    Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà không có gì nổi bật. 

    Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà 3 phòng ngủ ở hạt West Sussex này trông khá bình thường, nhưng bên trong có một căn phòng dường như đã được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Phòng khách của ngôi nhà.

    Căn phòng bí ẩn này được phủ giấy bạc từ sàn đến trần, nhiều thông tin cho rằng đây là nơi trồng cần sa. Giấy bạc thường được sử dụng trong các cơ sở trồng cần sa bất hợp pháp tại nhà vì nó giúp lấy ánh sáng cho cây cần sa phát triển. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Căn phòng bí ẩn được bọc kín bằng giấy bạc.

    Hình ảnh công bố về căn phòng này cho thấy, có đường ống nằm rải rác trên sàn nhà. Những đường ống này thường được sử dụng để kiểm soát độ ẩm cho cây cần sa.

    rao ban nha trong can sa 1
    Ngôi nhà đang được sửa chữa lại.

    Dự kiến, ngôi nhà 3 phòng ngủ nói trên sẽ được bán đấu giá vào ngày 15/12/2022 tới đây. Ngôi nhà có nhà bếp, phòng khách và nhà vệ sinh ở tầng trệt. Tầng trên có 3 phòng ngủ và phòng tắm gia đình. 

    rao ban nha trong can sa 1
    Ngôi nhà có sân vườn trước và sau.

    Theo giới thiệu, ngôi nhà này cách ga Crawley 11km về phía Tây Nam, nơi có các tuyến đi Southern và Thameslink. Ngoài ra, ngôi nhà nằm trong khu vực có nhiều tiện ích như cửa hàng, nhà hàng, trung tâm mua sắm County Mall. 

    Theo Vietnamnet

  • Việc dùng cần sa cho mục đích giải trí khiến phụ huynh lo lắng và các thành phần bảo thủ ở Thái Lan phẫn nộ. Họ đang đấu tranh để cấm hoặc kiểm soát chặt chẽ hơn loại ma túy này.

    Ở góc đường cách “Thai Cannabis Club” vài bước chân, Bill, du khách người Anh, châm điếu cần sa và say sưa thưởng thức, không hay biết gì về cơn bão dư luận và luật pháp đang nhấn chìm vấn đề cần sa ở Thái Lan.

    mua can sa thai lan 1
    Các cửa hàng bán cần sa mọc lên khắp Bangkok. Ảnh:Jorge Silva/Reuters.

    “Tôi biết nói gì đây? Tôi đến từ Anh và mọi người ở đó đều hút cần”, người đàn ông khoảng 40 tuổi nói. Hành động của anh không hoàn toàn hợp pháp, nhưng cũng không có nguy cơ bị yêu cầu dừng lại.

    Thái Lan hợp pháp hóa cần sa vào tháng 6, nhưng không đưa ra quy định rõ ràng về việc ai được phép hút, loại gì, ở đâu, khi nào và như thế nào, theo SCMP.

    Theo Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul, sự thay đổi này nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng cách cho phép người dân trồng cây cần sa chất lượng cao dùng vào mục đích y tế như điều chế thuốc bổ gai dầu, thuốc mỡ, dầu CDB và phương pháp điều trị ung thư có hàm lượng THC (một loại chất kích thích) không quá 0,2% hoặc không đủ để gây phê.

    Tuy nhiên, việc sử dụng cần sa để giải trí đã bùng nổ, tạo ra khu vực xám trong việc thực thi pháp luật. Điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng và những thành phần bảo thủ trong xã hội phẫn nộ. Họ đang đấu tranh để đưa cần sa trở lại danh sách các chất gây nghiện bị cấm hoặc ít nhất là được kiểm soát chặt chẽ.

    mua can sa thai lan 1
    Người biểu tình bên ngoài Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok (Thái Lan) hôm 22/11 để ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa. Ảnh: AP.

    Quy định nhập nhằng

    The Cannabis and Hemp Act (tạm dịch: Đạo luật Cần sa và Cây gai dầu) vẫn chưa được thông qua. Các nhà lập pháp phải có những hạn chế tạm thời để thu hút trở lại việc kiểm soát cần sa mà nhiều chuyên gia cho rằng hiện là tự do nhất trên thế giới.

    Tuần này, một loạt sắc lệnh thắt chặt kiểm soát đối với vấn đề hóc búa về cần sa của xứ Chùa Vàng được đưa ra.

    Có hiệu lực từ 24/11, nụ cần sa, bộ phận chứa nhiều chất cannabinoid có khả năng gây nghiện, là loại “thảo dược được kiểm soát”, nhưng không phải chất bị cấm hoặc bị đưa trở lại danh sách chất cấm ma túy.

    Theo Royal Gazette, việc bán cần sa cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hiện nay là bất hợp pháp, tương tự với người dưới 20 tuổi và sinh viên. Trong khi đó, hút cần sa tại “bất kỳ địa điểm kinh doanh nào đều bị nghiêm cấm”, cũng như “quảng cáo dưới mọi hình thức cho mục đích thương mại”.

    Không có đề cập nào đến việc hút cần sa bên ngoài đường phố, mặc dù cảnh sát cảnh báo rằng họ có quyền xử phạt những người vi phạm luật công cộng.

    Ngày 25/11, các nhóm chat trên LINE vẫn cung cấp tất cả loại sản phẩm cần sa có hàm lượng THC cao, từ bánh hạnh nhân đến kẹo dẻo, mặc dù một số quầy hàng trên đường phố dường như không khuyến khích khách hàng tụ tập xung quanh nơi kinh doanh của họ.

    Đối với những người theo đường lối cứng rắn đang vận động hành lang chống lại việc hợp pháp hóa cần sa, việc đưa nó trở lại danh sách các chất gây nghiện bị cấm là đủ.

    Pimrapee Panvichatkul, nhà lập pháp của đảng Dân chủ, cho biết: “Chỉ phân loại nụ cần sa là loại thảo dược được kiểm soát không phải là cách giải quyết vấn đề”.

    Bà nói thêm: “Nếu Đạo luật Cần sa được thông qua, mỗi hộ gia đình sẽ được phép trồng 15 cây. Vì vậy, mọi người sẽ không cần phải mua cần sa nữa. Trẻ em sẽ trở thành những kẻ nghiện ngập và trong vòng 5-7 năm nữa, chúng ta sẽ thấy những thây ma lang thang khắp nơi”.

    mua can sa thai lan 1
    Việc cần sa được bày bán tràn lan ở Thái Lan và được mua cho mục đích giải trí khiến nhiều người lo ngại. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.

    Prajya Aura-ek, doanh nhân đầu tư vào một trang trại cần sa và vài trạm xá được cấp phép, cho biết việc cấm cần sa trở lại có thể không đơn giản như người ta tưởng.

    Chỉ riêng ở quận Nana của Bangkok đã có hơn 20 địa điểm đang kinh doanh, từ những cửa hàng lớn bán các chủng loại được quảng cáo công khai với mức THC lên tới 25% và bày trong tủ kính cho đến các quầy nhỏ hơn với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình.

    Trong khi đó, những người bán hàng rong bán điếu cần sa cuộn sẵn (200-300 baht; 5,60-8,40 USD) hoặc bánh quy, thậm chí có một số xe chở cần sa đi bán dạo trên đường.

    Những người ủng hộ hợp pháp hóa cần sa không mong đợi tình hình sẽ như thế này.

    “Thật kinh khủng, thật hỗn loạn. Chúng tôi luật được quản lý và thực thi đúng cách. Tôi không muốn những người chưa đủ tuổi hút cần sa. Mọi người mua bán ngoài đường quá dễ dàng, trong khi nguồn gốc không được kiểm tra”, Prajya nói.

    Nhà đầu tư này nói rằng cuộc tranh cãi về luật cần sa đang làm nguội lạnh niềm tin vào ngành công nghiệp có thể phát triển thành nền kinh tế toàn quốc trị giá hàng tỷ USD, tạo ra nhiều việc làm mới từ nông dân đến người làm công ăn lương.

    Prajya nói thêm: “Tôi chỉ là doanh nhân nhỏ với khoản đầu tư thấp. Nhưng tất cả sự hỗn loạn này khiến chúng tôi phải thật cẩn thận với túi tiền của mình”.

    Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ hơn phàn nàn rằng các giống có hàm lượng THC cao như sativa, indica và hybrid đang tràn ngập thị trường Thái Lan có nguồn gốc từ Mỹ và Canada. Chúng thường được nhập lậu, qua con đường chuyển phát nhanh qua FedEx, với giá rẻ hơn hàng nội địa nhiều lần.

    “Không phải trò chơi”

    Không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi Đạo luật Cần sa được bỏ phiếu thông qua tại Quốc hội, có thể trong vòng vài tuần tới.

    Ngày 21/11, ông Anutin, chính trị gia đứng đằng sau việc hợp pháp hóa cần sa, nói với phóng viên rằng việc tái cấm là rất khó xảy ra.

    “Nụ cần sa không phải chất gây nghiện. Thứ được coi là chất gây nghiện là chất chiết xuất có hàm lượng THC trên 0,2%. Điều này quy định rõ ràng trong chính sách của chính phủ và chúng tôi hoàn toàn tuân thủ”, ông nói.

    Tuy nhiên, sự thất vọng và sợ hãi đang gia tăng trong cộng đồng cần sa của Thái Lan. Họ tin rằng những người bảo thủ với các chương trình nghị sự chính trị cuối cùng có thể cố gắng phân loại lại cần sa.

    Ông Anutin được nhiều người coi là nuôi dưỡng tham vọng thủ tướng và đảng Bhumjai Thai của ông đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc bầu cử dự kiến ​​diễn ra vào nửa đầu năm tới.

    Sarapratum Nattapong, doanh nhân và nhà hoạt động nhằm hợp pháp hóa cần sa, cho biết: “Tôi muốn nói với tất cả chính trị gia rằng hãy ngừng sử dụng người dân làm trò chơi của họ. Những người tuân thủ luật trong cuộc chiến này đã phải chịu rất nhiều thiệt hại”.

    Thêm vào đó, bất kỳ động thái nào nhằm tái hình sự hóa việc sử dụng cần sa sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp trồng cần sa quay trở lại hoạt động ngầm.

    “Mọi người sử dụng cần sa sẽ lại trở thành tội phạm và uy tín của các khoản đầu tư của doanh nhân trong và ngoài nước sẽ bị hủy hoại”, Sarapratum nói thêm.

    Bên ngoài một phòng gym ở trung tâm du lịch Nana của Bangkok, một người đàn ông Kuwait cố gắng châm điếu cần trong cơn mưa tầm tã.

    “Điều này là hợp pháp”, anh nói khi được hỏi nghĩ gì về việc hút cần sa ngoài đường, trước khi dừng lại và hoài nghi: “Phải không?”.

    Theo Zing

  • Gần 200 kg cần sa bị thu giữ được bảo quản trong kho của cảnh sát Ấn Độ đã bị phá hoại. Cảnh sát cho rằng lũ chuột là thủ phạm của sự thất thoát này.

    Chuột là loài động vật nhỏ bé và không hề sợ cảnh sát. Rất khó để bảo quản thuốc khỏi tầm mắt của chúng", một tòa án ở bang Uttar Pradesh cho biết, theo BBC đưa tin hôm 24/11.

    Tòa án đã yêu cầu cảnh sát xuất trình kho bằng chứng của các vụ án buôn bán ma túy. Sau đó, thẩm phán Sanjay Chaudhary đã công bố ba trường hợp chuột phá hoại các bằng chứng cần sa.

    Ông cho biết tòa án đã yêu cầu cảnh sát xuất trình số ma túy đã bị thu giữ để làm bằng chứng, nhưng họ đã được thông báo rằng 195 kg cần sa đã bị chuột phá hủy. Với trường hợp 386 kg ma túy khác, cảnh sát đã báo cáo rằng một phần cần sa đã bị "chuột ăn mất".

    Khoảng 700 kg cần sa thu giữ được, được lưu trong kho của các đồn cảnh sát ở quận Mathura, "tất cả đều có nguy cơ bị chuột phá hoại", cảnh sát xác nhận thêm.

    chuot an can sa

    Thẩm phán Sanjay cho biết cảnh sát không có chuyên môn trong việc giải quyết vấn đề này vì lũ chuột "quá nhỏ". Cách duy nhất để giữ bằng chứng khỏi những con chuột này là bán đấu giá số ma túy ấy cho các phòng thí nghiệm và các công ty dược phẩm. Số tiền thu được sẽ chuyển cho nhà nước quản lý.

    MP Singh, một quan chức cảnh sát cấp cao của quận Mathura, nói với báo giới rằng một lượng cần sa được lưu trữ trong các đồn cảnh sát đã bị “hư hỏng do mưa lớn” chứ không phải bị chuột phá hoại.

    Vào năm 2018, 8 sĩ quan cảnh sát Argentina đã bị sa thải sau khi đổ lỗi cho chuột làm thất thoát nửa tấn cần sa từ một nhà kho của cảnh sát. Các chuyên gia phản đối lý do này, bởi loài vật không có khả năng nhầm thuốc với thức ăn, nếu một đàn chuột lớn ăn phải nó, thì hẳn phải có nhiều xác chuột trong nhà kho.

    Theo một nghiên cứu vào năm 2018, khi những con chuột được thí nghiệm được cho ăn thức ăn trộn bột cần sa, chúng “có xu hướng ít hoạt động hơn và nhiệt độ cơ thể cũng hạ xuống”.

    Năm 2017, cảnh sát bang Bihar, miền đông Ấn Độ cáo buộc chuột phá hoại hàng nghìn lít rượu bị tịch thu, sau khi bang này cấm bán và tiêu thụ rượu.

    Năm 2018, khi các kỹ thuật viên đến sửa máy rút tiền bị hỏng ở bang Assam họ phát hiện ra rằng những tờ tiền trị giá hơn 1,2 triệu rupee (14.691 USD) đã bị cắt vụn. Thủ phạm bị nghi ngờ là chuột.

    Theo Zing

  • Cảnh sát Solihull đã tiến hành một chuyên án lớn vào tối 13/10/2022 và phát hiện số cần sa trị giá nửa triệu bảng. 

    Cảnh sát 3 khu vực là Knowle, Dorridge và Balsall Common đã hợp tác để tiến hành cuộc truy quét, tịch thu số cần sa xấp xỉ 500,000 bảng từ một địa chỉ ở Solihull. Hình ảnh đăng tải trên MXH của cảnh sát cho thấy hàng trăm cây cần sa trong một căn phòng đầy thiết bị thủy canh. Điện cũng bị câu trộm.

    can sa nua trieu bang
    Hình ảnh chụp tại hiện trường. 

    Chuyên án được tổ chức sau khi Cảnh sát West Midlands công bố có bao nhiêu cần sa bị tịch thu và bao nhiêu xưởng sản xuất cần sa bị truy quét trong khu vực vào năm 2021. 

    Cảnh sát cho biết hầu hết các cơ sở cần sa quy mô công nghiệp đều liên quan tới tội phạm có tổ chức, những kẻ "trục lợi số tiền lớn trên sự đau khổ của người khác".

    Năm ngoái, cảnh sát đã truy quét 250 xưởng cần sa lớn ở West Midlands và tịch thu số cần sa lên tới 84 triệu bảng. Xưởng lớn nhất nằm trên đường Slaney Road, Walsall, bị truy quét vào ngày 24/5/2022. Hơn 6,000 cây cần sa bị phát hiện trong 40 căn phòng. 

    Những xưởng cần sa này tiêu thụ điện năng rất lớn và cảnh sát luôn phát hiện điện đã bị câu trộm. Vì hệ thống dây điện quá chằng chịt nên trại cần sa gây ra nguy cơ hỏa hoạn rất lớn, đe dọa các căn nhà gần đó.

    Bài liên quan: Phát hiện 6,000 cây cần sa trị giá 6 triệu bảng trong 40 gian phòng

    Một trong những trại cần sa lớn nhất Black Country đã bị đột kích tại Walsall. Cảnh sát đã phát hiện ra trại cần sa hơn 6,000 cây tại một căn nhà gần đường M6. Cảnh sát tại hiện trường đã mô tả đây là xưởng cần sa "lớn nhất". 

    can sa 40 can phong 1
    Rất nhiều điện đã bị câu trộm để phục vụ cho việc thắp sáng và quạt thông gió xưởng cần sa.

    Lượng cần sa này có giá trị đường phố vào khoảng 6 triệu bảng. Chúng nằm khắp 40 gian phòng trong một tòa nhà lớn ở đường Slaney Road. 

    Vụ án bị triệt phá vào tháng 5/2021. Nhiều dây cáp điện đã được tìm thấy. Không có ai trong tòa nhà khi cảnh sát đến.

    can sa 40 can phong 1
    Dây cáp điện. 

    Các trại cần sa xuất hiện khá dày đặc tại Black Country. Vào năm 2020, một xưởng cần sa trị giá 3 triệu bảng đã bị phát hiện bên trong tòa nhà Kenrick gần đường M5 ở West Bromwich. Đây tưởng chừng đã là vụ đột kích lớn nhất, nhưng một số vụ lớn hơn đã bị phát hiện sau đó. 

    Viethome (theo Birminghamworld)

  • Hai anh em từng có nghề nghiệp đàng hoàng nhưng sau đó đã bỏ việc để chuyên tâm sản xuất và phân phối cần sa.

    Cặp sinh đôi 23 tuổi Bradley và Brendan, cùng mẹ là Paula Vidovic đã điều hành một trại cần sa khổng lồ trị giá £400,000 ở miền bắc Essex. Họ bán cần sa và các sản phẩm từ cần sa trên toàn thành phố, thậm chí bán cho cả học sinh.

    Cặp sinh đôi sống trong một ngôi nhà trên đường Straight Road, Colchester. Cả hai từng có công việc hợp pháp nhưng đã quyết định bỏ việc để chuyên tâm bán ma túy và tài sản phạm tội. Họ làm việc 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày đều có giờ giấc cố định, thứ 4 và Chủ nhật họ nghỉ. Trong vòng 16 tháng, 3 mẹ con này đã kiếm được 400,000 bảng. 

    3 me con ban co o Colchester 0
    Hai anh em sinh đôi nhà Vidovic.

    Cảnh sát đang tuần tra trên đường Nelson Road ở Colchester vào tháng 7/2021 thì phát hiện Bradley dừng xe. Cảnh sát nghi ngờ hắn ta sắp giao hàng cho một người đi đường. Sau khi lục soát chiếc xe, cảnh sát phát hiện cần sa, một con dao nhỏ và hơn 200 bảng tiền mặt.

    Bradley bị bắt vì tình nghi phạm nhiều tội và ngôi nhà của hắn bị lục soát sau đó. Dù Brendan đã cố gắng che giấu bằng chứng trước khi cảnh sát đến, nhưng cảnh sát vẫn tìm ra một lượng lớn cần sa đã được ngụy trang, và các vật dụng sản xuất ma túy.

    Tổng cộng, cảnh sát tịch thu một lượng cần sa trị giá £12,000 và gần £3,500 tiền mặt. Kiểm tra điện thoại của Bradley, cảnh sát phát hiện hắn thường gửi đi hàng loạt tin nhắn mời chào sản phẩm cần sa, bao gồm cần sa thảo dược và các loại bánh kẹo tẩm cần sa.

    Hai anh em còn tung ra nhiều lựa chọn mua sắm, giảm giá cho khách hàng thân thiết và mỗi ngày đều có sale. Bằng chứng cho thấy hai anh em này còn bán cần sa bên ngoài trường học và dụ cả học sinh tham gia dắt mối.

    Mẹ của hai anh em là bà Paula biết về hoạt động của các con và cũng tham gia. Các tin nhắn trong điện thoại của hai anh em cho thấy Paula làm nhiệm vụ nấu các sản phẩm tẩm cần sa. Tiền thu được từ việc mua bán được chuyển giữa các tài khoản của 3 người.

    Bradley và Brendan cùng bị buộc tội tàng trữ với ý định cung cấp ma túy nhóm B, mang dao nơi công cộng, chiếm đoạt và sử dụng tài sản phạm tội.

    Paula, 58 tuổi, bị truy tố tội liên quan đến hoạt động phân phối ma túy nhóm B và sử dụng tài sản phạm tội.

    3 me con ban co o Colchester 0
    Tiền mặt tịch thu được tại hiện trường. Ảnh: Essex Police.

    Cả ba mẹ con đã nhận tội tại Tòa án Ipswich Crown Court hồi tháng 7/2022 và bị tuyên án vào ngày 17/10. Brendan và Bradley mỗi người bị 30 tháng tù giam, Paula bị 21 tháng tù giam và 9 tháng tù treo. Bà ta cũng không được ra khỏi nhà từ 4h chiều đến 8h sáng hôm sau.

    Điều tra viên Mark Jones thuộc Sở cảnh sát Essex cho biết: "Hoạt động buôn bán ma túy của gia đình này không chỉ đơn giản là kiếm thêm tiền cho gia đình họ. Đó là một hoạt động phạm tội có tổ chức, đem lại lợi nhuận khổng lồ mà không phải chịu thuế. Thay vì làm việc hợp pháp và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương, hai anh em sinh đôi lại quyết định chuyển sang con đường bất hợp pháp. Học sinh và gia đình ở Colchester nay đã an toàn hơn khi 3 người nhà Vidovic phải ngồi tù".

    Viethome (theo MSN)

  • Cảnh sát Tây Ban Nha đã tiêu hủy 415.000 cây cần sa trị giá lên tới 108 triệu USD tại một khu vực rộng đến 67 ha.

    don dien can sa 67 ha
    "Đồn điền cần sa" cảnh sát Tây Ban Nha mới triệt phá. Ảnh: Reuters

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn thông báo của cảnh sát Tây Ban Nha ngày 13/4/2022 cho biết đây là một trong những “đồn điền cần sa” lớn nhất châu Âu. Chiến dịch được cảnh sát Tây Ban Nha triển khai từ giữa năm 2021 và đã có 3 người bị bắt liên quan đến vụ việc.

    Lực lượng chức năng còn phát hiện khoảng 50 tấn cần sa được phơi khô trong nhà kho để xử lý thành cannabidiol (CBD) tại địa điểm này. Trong thời gian qua, CBD được sử dụng nhiều để điều trị mất ngủ, rối loạn lo âu. Việc bán và tiêu thụ CBD được coi là hợp pháp ở Tây Ban Nha và nhiều nơi ở châu Âu nhưng việc trồng cần sa để chế biến thành CBD vẫn coi là tội hình sự ở Tây Ban Nha.

    Khu đất trồng cần sa quy mô lớn này nằm tại khu vực nông thôn Navarre ở phía Bắc Tây Ban Nha (video dưới, nguồn: AFP).

    Theo Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nga, luật pháp nước này cấm canh tác cần sa ngoại trừ sử dụng cho mục đích công nghiệp như làm vải dệt.

    Chủ đồn điền ban đầu đăng ký hoạt động sản xuất cần sa công nghiệp nhưng sau đó người này đã lên kế hoạch xuất khẩu lượng lớn cần sa đến Italy và Thụy Sĩ để sản xuất CBD.

    Bài liên quan: Thu giữ 32 tấn cần sa trị giá ít nhất 63,74 triệu USD

    Cảnh sát Tây Ban Nha ngày 5/11/2022 cho biết đã thu giữ 32 tấn cần sa đóng gói với giá trị trên thị trường chợ đen ít nhất là 63,74 triệu USD. Họ cho rằng đây là lô cần sa đóng gói lớn nhất từng được phát hiện ở Tây Ban Nha và thậm chí trên thế giới, theo Reuters. 

    thu giu 32 tan can sa
    Một sĩ quan Civil Guard Tây Ban Nha cầm một túi chứa cần sa trong cuộc thu giữ ở Valencia vào ngày 17/10. Ảnh: Reuters

    Cảnh sát đã đột kích hàng loạt trang trại và nhà máy sản xuất trên khắp Tây Ban Nha trong một chiến dịch mang tên Gardens. Họ đã bắt giữ 9 người đàn ông và 11 phụ nữ trong độ tuổi 20-59.

    "Lực lượng Hiến binh Civil Guard đã thu giữ lượng cần sa đóng gói lớn nhất được phát hiện cho đến nay. Nó tương đương với khoảng 1,1 triệu cây", lực lượng này cho biết trong một tuyên bố.

    Cảnh sát cho biết băng nhóm đã sấy khô cây cần sa, đóng gói và gửi chúng đến các vùng của Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức và Bỉ. Băng nhóm này đã bị giam giữ ở Toledo, Ciudad Real, Valencia và Asturias vào tháng 10, song chi tiết về chiến dịch này chỉ được công khai ngày 5/11.

    Vào tháng 6, đề cập đến một chiến dịch ma túy khác, Cơ quan Thuế Tây Ban Nha cho biết cần sa có giá trị khoảng 2.290,8-2.490 USD/kg.

     Theo Báo Tin Tức

  • Đức lên kế hoạch cho phép sử dụng cần sa với mục đích giải trí và có thể trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Âu quyết định như vậy.

    Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach hôm nay trình bày kế hoạch về quản lý phân phối và sử dụng cần sa có kiểm soát cho mục đích giải trí ở người trưởng thành. Hành vi mua và sở hữu khoảng 20-30 gram cần sa để giải trí sẽ được coi là hợp pháp. Người dân được phép tự trồng cây cần sa ở mức hạn chế là 3 cây với một người trưởng thành.

    Chính phủ Đức còn lên kế hoạch áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này cũng như phát triển giáo dục về cần sa.

    Bộ trưởng Lauterbach chưa cung cấp mốc thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch sẽ đưa Đức trở thành quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thứ hai hợp pháp hóa cần sa sau Malta.

    hop phap hoa can sa o duc
    Khay cần sa tại phòng thí nghiệm của nhà sản xuất thuốc thảo dược Bionorica ở Neumarkt, Đức, hồi tháng 2/2018. Ảnh: Reuters.

    Chính phủ liên minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz năm ngoái đạt thỏa thuận ban hành luật trong nhiệm kỳ 4 năm của ông về cho phép phân phối cần sa có kiểm soát tại các cửa hàng được cấp phép.

    Nhiều nước châu Âu đã hợp pháp hóa cần sa sử dụng cho các mục đích y học. Chính phủ Đức phê duyệt điều này từ năm 2017.

    Khảo sát hồi năm ngoái chỉ ra rằng hợp pháp hóa cần sa có thể mang lại cho Đức nguồn thu thuế hàng năm, tiết kiệm khoảng 4,7 tỷ euro và tạo ra 27.000 việc làm.

    Lauterbach cho biết khoảng 4 triệu người ở Đức sử dụng cần sa hồi năm ngoái, trong đó 25% số người sử dụng ở độ tuổi 18 - 24. Quan chức Đức kỳ vọng việc hợp pháp hóa sẽ xử lý được thị trường chợ đen cần sa.

    Bộ trưởng cho biết thêm Đức sẽ trình kế hoạch lên Ủy ban châu Âu xin ý kiến đánh giá và sẽ chỉ soạn thảo luật sau khi được ủy ban này "bật đèn xanh".

    Kế hoạch hợp pháp hóa cần sa gây phản ứng trái chiều tại Đức. Hiệp hội dược sĩ Đức cảnh báo động thái này có thể gây rủi ro sức khỏe và khiến các tiệm thuốc rơi vào thế khó. Lãnh đạo y tế bang Bavaria Klaus Holetschek cũng cảnh báo Đức không nên trở thành "điểm du lịch ma túy tại châu Âu".

    Đảng Xanh của Đức trong khi đó khẳng định nhiều thập kỷ áp lệnh cấm cần sa chỉ làm "trầm trọng thêm rủi ro", thêm rằng buôn bán cần sa hợp pháp sẽ bảo vệ sức khỏe mọi người tốt hơn.

    VnExpress (theo Reuters)

  • Một nhóm trồng cần sa trên đảo Guernsey cho biết họ đang "kiệt quệ" sau khi tổn thất 18 tấn cần sa thu hoạch, trị giá hàng trăm ngàn bảng Anh. 

    Guernsey là một hòn đảo thuộc quần đảo Channel Islands ngoài khơi nước Anh. Được biết, cách đây 1 năm, lượng cần sa này đã được thu hoạch và được đưa tới nhà xưởng The House of Green nhằm mục đích chế biến. Tuy nhiên rất nhiều nông dân trồng cần sa cho biết họ vẫn chưa được trả một đồng nào. 

    Công ty The House of Green có giám đốc là một chính trị gia trên đảo, ông Marc Leadbeater. Ông này là một trong những người đầu tiên chớp thời cơ sau khi cần sa được cho phép trồng trên đảo vào năm 2021. 

    Công ty của ông, The House of Green đã xây dựng một phòng xưởng để sản xuất CBD trên đảo. Nhưng đầu năm nay, CEO Paul Smith cho biết các vướng mắc về luật khiến việc sản xuất bị đình trệ. Cụ thể, cần sa được cho phép sản xuất trên đảo, nhưng lại không thể xuất khẩu ra khỏi đảo. 

    "Xui là, ngành công nghiệp cần sa đang bị kiềm hãm. Hiện quy định pháp lý ở những hòn đảo lân cận, và cả ở châu Âu, đang thay đổi khá bất lợi", ông Paul Smith nói.

    Lượng cần sa thu hoạch vẫn nằm trong kho suốt 1 năm qua, và giờ phải đem đi thiêu hủy vì công ty The House of Green đã đạt được trữ lượng đủ dùng để sản xuất CBD trong 10 năm tới. Hiện tại công ty đang tạm thời đóng cửa phòng xưởng sản xuất, và chỉ tập trung vào tiêu thụ các sản phẩm CBD trong phạm vi đảo.

    thieu huy can sa 1
    Phòng xưởng sản xuất CBD hiện đã đóng cửa bảo trì. Ảnh: ITV Channel Television

    Một người nông dân giấu tên than thở với phóng viên ITV News: "Vô cùng khốn khổ. Tôi không thể chợp mắt. Tôi đã làm việc suốt 18 tháng, xài hết tiền tiết kiệm, chăm chỉ làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày để thiết lập cơ sở cho việc trồng trọt. Các vụ mùa rất thuận lợi, chúng tôi bội thu. Chúng tôi vô cùng tự hào. Rồi bây giờ họ bảo chúng tôi sẽ không được trả một đồng...Còn gì đau đớn hơn".

    ITV News đã nói chuyện với những người nông dân khác. Họ nói rằng họ nên được trả nửa triệu bảng, nhưng đổi lại họ chỉ nhận được một "Lá thư Ý định" từ công ty. Thực tế, không có một hợp đồng mua bán chính thức giữa những người nông dân với công ty The House of Green.

    Một năm sau khi cần sa thu hoạch được đưa tới kho của công ty này, công ty giờ đây lại nói rằng họ không cần số cần sa này nữa. Và nếu những người nông dân không đem cần sa đi, họ (những người nông dân) sẽ phải trả tiền cho công ty để thiêu hủy nó. 

    Một nông dân nói: "Chi phí tiêu hủy là £7,000. Chúng tôi sẽ phải bỏ tiền ra để thiêu hủy đám cần sa này nếu không đồng ý ký hợp đồng đảm bảo là chúng tôi không kiện họ và giữ kín với truyền thông".

    thieu huy can sa 1
    Ông Marc Leadbeater nói không thể trả cần sa khô cho những người nông dân vì địa điểm của họ không đủ an toàn. Ảnh: ITV Channel Television

    Những người nông dân đã không ký, họ nói rằng họ muốn số tiền mà công ty nợ họ. Một nông dân nói: "Chúng tôi là người đã bỏ tiền của và công sức ra đầu tư, nhưng đổi lại chúng tôi không được gì. Họ chỉ việc phủi tay và bỏ đi như thế".

    Một nông dân khác cho biết bọn họ đã đổ rất nhiều tiền của vào các nhà kính trồng cần sa, tất cả đều được trang bị hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. 

    Ông Marc Leadbeater không chỉ là một chính trị gia thuộc quốc hội Guernsey, mà còn là giám đốc của The House of Green. Ông đã từ chức khỏi ủy ban Bộ Nội vụ của hòn đảo vào năm ngoái, sau khi bị gạt khỏi kế hoạch xây dựng luật cần sa trên đảo trước những mâu thuẫn về lợi ích. 

    thieu huy can sa 1
    Ông Marc Leadbeater cho rằng những người nông dân "có những con số khác trong đầu họ, so với giá trị thị trường của cần sa". Ảnh: ITV Channel Television

    Ông cho biết mình không tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty, nhưng ông giải thích lý do phải thiêu hủy cần sa thay vì trả về cho những người nông dân.

    "Bất kì lượng cần sa nào không được sử dụng thì phải bị tiêu hủy theo luật quy định đối với người có giấy phép sản xuất cần sa - BGCA [Bailiwick of Guernsey Cannabis Agency]".

    "Nếu bạn tàng trữ một chất cấm bị kiểm soát, bạn phải được cấp phép tàng trữ nó. Và chi phí để có giấy phép vô cùng đắt đỏ. Do đó, nếu như chúng tôi không có cơ hội đưa cần sa ra khỏi hòn đảo này để tiêu thụ, vậy tại sao chúng tôi phải tốn chi phí để bảo quản nó. Thiêu hủy là lựa chọn tốt nhất".

    Ông cho biết kế hoạch ban đầu là trả cần sa lại cho những người nông dân, nhưng cho dù họ có dựng hàng rào cao 2.5m thì địa điểm của họ cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Nội Vụ UK trong việc bảo quản cần sa. Chỉ có nhà xưởng của công ty The House of Green là nơi an toàn nhất trên hòn đảo.

    Ông Marc Leadbeater cũng giải thích những cáo buộc từ phía những người nông dân. Ông nói: "Chúng tôi đưa ra đề nghị và họ chấp nhận đề nghị. Nên nhớ sản phẩm này không thể đưa ra ngoài thị trường. Cần sa có thể được sản xuất ở đây nhưng bạn không thể mang dầu CBD ra khỏi đảo. Chúng tôi đã sản xuất đủ CBD để dùng trên đảo Guernsey trong 10 năm tới, chúng tôi không có lý do gì để sản xuất nhiều hơn vì chúng tôi không thể bán được".

    thieu huy can sa 1
    Nhà kính từng được sử dụng để trồng cần sa nay đã bỏ không. Ảnh: ITV Channel Television

    Ông Marc Leadbeater cũng chỉ trích chính phủ Guernsey vì đã cấp phép sản xuất cần sa nhưng lại gây khó khăn trong việc xuất khẩu ra nước ngoài. Ông cho biết Công ty The House of Green có thể tái sản xuất trong tương lai "khi luật pháp được cải cách".

    ITV đã đề cập vấn đề này với chính phủ Guernsey thì nhận được câu trả lời rằng họ vẫn đang thương thảo với Bộ Nội Vụ UK. Tuy nhiên trong tương lai việc xuất khẩu CBD từ Guernsey là có khả năng, bởi vì từng có 2 công ty khác được phép xuất khẩu CBD từ Guernsey.

    Viethome (theo ITV News)

  • Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại dinh thự nơi cựu danh thủ bóng đá Jermaine Pennant từng sống. Đây được xem là một vụ cố tình phóng hỏa. 

    cau thu bong da trai can sa 1
    Ngôi nhà bỏ hoang của Jermaine Pennant ở Speke, Cheshire. Ảnh: Google Earth

    Cảnh sát đang điều tra một vụ phóng hỏa xảy ra tại dinh thự của cựu cầu thủ Stoke City. Dinh thự bỏ hoang của Jermaine Pennant đã được chuyển đổi thành trại cần sa. 

    Dinh thự biệt lập được anh mua vào năm 2006 với giá hơn 1 triệu bảng. Lính cứu hỏa đã dập đám cháy cả đêm sau khi có mặt tại hiện trường vào lúc 9h55 tối ngày 10/10. Dinh thự nằm trên đường Hale Road, Speke, Cheshire, gần Sân bay John Lennon Airport ở Liverpool.

    Lính cứu hỏa đã dùng máy bơm để lấy nước từ hồ bơi gần đó. Cần cẩu cũng được sử dụng để dập tắt lửa trên mái. Cảnh sát Cheshire xác nhận vụ hỏa hoạn được cho là cố tình phóng hỏa. Điều tra viên Rich Gray cho biết dinh thự này bị rất nhiều kẻ rình rập.

    cau thu bong da trai can sa 1
    Alice Goodwin. Ảnh: Instagram/Alice Goodwin

    Dinh thự này đã không có người ở từ năm 2020 sau khi Jermaine Pennant ly hôn vợ là người mẫu Alice Goodwin, sau một chuỗi cáo buộc cựu cầu thủ ngoại tình. 

    Đầu năm nay, cảnh sát đã lục soát dinh thự sau khi phát hiện có hoạt động trồng cần sa tại đây. Nhiều cây cần sa đã bị tịch thu. Một người đàn ông 35 tuổi đã bị bắt và sau đó bị chuyển cho Cảnh sát West Midlands điều tra. 

    Đến tháng 9/2022, cảnh sát lại nhận được tin chỉ điểm một trại cần sa khác đã mọc lên ở dinh thự. Tuy nhiên không cây cần sa nào được tìm thấy trong cuộc lục soát sau đó. 

    Quy mô của trại cần sa mới nhất được tiết lộ trên mạng xã hội bởi một nhà thám hiểm đô thị. Anh này đã tự quay chính mình đang đi lang thang trong dinh thự 5 phòng ngủ và vô tình phát hiện trại cần sa. 

    Điều tra viên Gray nói: "Chúng tôi biết địa chỉ này đã thu hút rất nhiều sự chú ý gần đây sau khi một trại cần sa bị phát hiện vào tháng 9. Một người đàn ông đã bị bắt do có liên quan tới cơ sở này".

    "Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc điều tra, nhưng tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa. Cảnh sát cho rằng vào thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ra, không có ai ở trong dinh thự và chúng tôi chưa nhận được bất kì báo cáo nào về thương vong".

    "Hiện chúng tôi đang kêu gọi người dân cung cấp chứng cứ. Những ai đã ở quanh khu vực đường Hale Road từ 6h30 tối đến 10h tối ngày 10/10, nếu bạn nhìn thấy gì khả nghi hãy trình báo với cảnh sát. Bất cứ ai có video liên quan vụ việc, hãy vui lòng báo cáo với cảnh sát.

    cau thu bong da trai can sa 1
    Jermaine Pennant của đội Stoke City tại Giải Barclays Premier League ở Sân vận động Britannia Stadium, Stoke-on-Trent vào tháng 2/2012.

    Sau khi từ giả nghiệp cầu thủ, Pennant đã xuất hiện trong các show truyền hình 2018 Celebrity Big Brother và Celebs Go Dating. Anh mới ký hợp đồng serie tiếp theo của chương trình Celebrity SAS: Who Dares Wins. Pennant đã ly di vợ Alice Goodwin sau 9 năm bên nhau vào gần 6 năm hôn nhân. 

    Viethome (theo stokesentinel)

  • phan loai can sa
    Bộ trưởng Nội vụ cùng với Đảng Bảo thủ đang muốn phân loại lại các nhóm ma túy. Ảnh: Getty/Shutterstock

    Bà Suella Braverman đang cân nhắc khả năng xếp cần sa vào ma túy nhóm A, theo một nguồn tin từ chính phủ. Ý tưởng xếp cần sa vào nhóm chất cấm cao nhất đang bị nhiều người chế nhạo. Có người cho rằng ý tưởng này là ''phản khoa học, chỉ những kẻ óc lợn mới nghĩ ra''.

    Hiện vẫn chưa rõ bà đã có kế hoạch dứt khoát để chuyển cần sa vào nhóm A hay không. Một số nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo thủ cũng cho rằng cần sa là ''cửa ngõ dẫn người dùng đến với ma túy''. 

    Nâng cấp cần sa từ nhóm B lên nhóm A, nghĩa là đặt nó ngang hàng với heroin, ma túy đá (crack)... Như vậy người phạm tội sở hữu cần sa sẽ phải chịu mức tù cao nhất là từ 5-7 năm. Đối với người cung cấp và sản xuất cần sa, mức từ sẽ tăng lên đến 14 năm hoặc chung thân.

    Do đó, ý tưởng phân loại này có thể hiểu là một ''quyết định quá lớn, quá táo bạo'' đối với bà Braverman và Ủy ban chống Tội phạm của Đảng Bảo thủ. 

    Ủy ban đang đánh giá lại các khung hình phạt dựa trên dữ liệu sức khỏe được công bố tại cuộc họp của Đảng Bảo thủ ở Birmingham. 

    Đại diện khu vực Dorset, ông David Sidwick, nói: ''Chúng ta nên phân loại lại, vì cần sa là cánh cổng dẫn vào các loại ma túy nguy hiểm hơn. Hãy nhìn những thanh niên đang đi cai nghiện, họ chủ yếu nghiện cần sa''.

    Trong khi nước Anh vẫn rất cương quyết muốn triệt bỏ cần sa, thì các nước khác lại đi theo hướng hoàn toàn ngược lại. Nước Mỹ đã hợp pháp hóa cần sa ở nhiều bang. 

    Đầu tuần này Tổng thống Joe Biden tuyên bố: ''Tống giam một người vì tội sở hữu cần sa, hình phạt này đã đẩy nhiều người vào đường cùng, trong khi sản phẩm này đã được hợp pháp hóa ở nhiều bang. Ngày hôm nay, chúng ta phải sửa sai''. 

    Cựu lãnh đạo Đảng Lao Động, ông Jeremy Corbyn mỉa mai trên Twitter: ''Trong khi Biden đã ân xá cho hàng ngàn người sở hữu cần sa, thì Braverman lại đẩy UK tụt lại phía sau. Cuộc chiến chống ma túy đã hoàn toàn thất bại, cảnh sát chỉ tập trung truy bắt tầng lớp lao động và nhóm dân tộc thiểu số. Hãy ngừng phân biệt chủng tộc và chăm lo đời sống cho họ''.

    Nhà báo Ian Dunt cũng cho rằng ''đây là một trong những ý tưởng ngu xuẩn nhất từ 1 trong những chính trị gia ngu xuẩn nhất''. Ông cho rằng chỉ có óc lợn mới nghĩ ra những thứ phản khoa học như vậy.

    Trước đó, lãnh đạo Đảng Lao Động là ông Jonathan Ashworth, người đã chủ trì bản tin sức khỏe trong 5 năm, nói rằng theo sự hiểu biết của ông về y khoa, thì cần sa vẫn nên nằm trong nhóm B. Ông nói với Times Radio: ''Tôi không phải chuyên gia, tôi cũng không xem mấy cái nghiên cứu tổng kết mới đây của họ, nhưng trong giới hạn hiểu biết của tôi, cần sa nằm ở nhóm B là đúng''. 

    Viethome (theo Metro)

  • Ermal Qose thiệt mạng sau khi gara nơi anh ta sống bị lửa thiêu rụi. Gara này đã được dùng để trồng cần sa, còn cửa gara thì bị khóa trái.

    trai can sa o hackney phat hoa
    Ermal Qose chết trong vụ cháy trại cần sa. (Ảnh: SYP)

    Một người đàn ông đã thiệt mạng do hít phải khói. Anh đã kêu cứu qua điện thoại khi trại cần sa bốc cháy. Ermal Qose, 35 tuổi, đến từ Albani, đã thiệt mạng trong một gara trồng cần sa nằm trên đường Southwald Road, Clapton. Sự việc xảy ra vào ngày 31-12-2021, lúc 3h40 phút chiều.

    Tại Tòa án pháp y Poplar Coroners Court diễn ra vào ngày 4-10-2022, Qose được mô tả là ngủ trên một tấm nệm đặt trên sàn nhà. Tòa được biết, Qose đã gọi điện cho một người đàn ông mà anh ta làm việc cùng, tên Adme Peposhi, để cầu cứu khi đang bị sặc khói. Nhưng Peposhi không gọi cứu hỏa hay bất kì dịch vụ khẩn cấp nào. Peposhi sau đó bị truy tố về tội trồng cần sa. 

    Khi đám cháy bùng phát, Qose đang ở trong gara bị khóa trái. Lính cứu hỏa cho biết Qose không thể nào thoát ra ngoài được. Nguyên nhân gây cháy là do dây điện trong trại cần sa bị quá tải, quá nóng do lượng điện lớn dùng để chạy máy quạt và bóng đèn.

    Thông qua thông dịch viên, Adme Peposhi khai rằng Mr Qose hoảng loạn gọi cho mình khi phát hiện cây cần sa đang bốc cháy. ''Tôi không quen thân với Qose, tôi chỉ thường xuyên giao đồ đến cho anh ta. Tôi chưa bao giờ mở túi để kiểm tra xem mình đang giao đồ gì. Tôi chỉ biết về vụ cháy khi Qose gọi tôi. Anh ta hét ''Cứu tôi, cứu tôi, khói, khói'', Peposhi nói, ''Tôi quá hoảng loạn nên không biết phải làm gì. Thoạt đầu tôi nghĩ mình nên chạy đến giúp anh ta nhưng lúc đó tôi đang ở quá xa''.

    Pháp y viên cấp cao HM Senior Coroner Hassell chất vấn Peposhi tại sao anh ta không gọi cứu hỏa khi Qose kêu cứu. Peposhi nói rằng anh ta đang hoảng loạn nên ''không nghĩ ra việc gọi cứu hỏa''.

    Đám cháy được người dân phát hiện và gọi cứu hỏa. Khi đến nơi, cảnh sát không vào được gara mà phải vòng ra sau. Họ bị các chậu cây và một chiếc xe đạp chắn lối.

    Lính cứu hỏa phải đục 2 bức tường mới vào được gara và phát hiện Qose đang nằm trên sàn gần cửa. Qose được đưa ra đường nơi lính cứu hỏa tiến hành hồi sức tim phổi. Sau đó anh ta được xe cứu thương đưa đến Bệnh viện Royal London Hospital ở Whitechapel. Qose qua đời 2 ngày sau, lúc 10h37 sáng ngày 2-1-2022. Nguyên nhân tử vong là do hít phải khói dẫn đến đột quỵ và tổn thương não.

    Khi Qose còn nằm viện, cảnh sát đã tiến hành điều tra trại cần sa. Khi phát hiện cửa gara bị khóa trái, cảnh sát cho rằng Qose bị nhốt bên trong mà không có sự đồng thuận của bản thân anh ta. Tuy nhiên, cảnh sát lại phát hiện ra rằng cái cửa này có thể mở được từ bên trong. 

    Điều tra viên Andrew Northrop cho biết: ''Có một cái lỗ nhỏ phía dưới ổ khóa và Qose có thể thò tay ra ngoài để mở ổ khóa. CCTV cho thấy sáng hôm đó, Qose một mình đi vào gara. Chúng tôi không tìm được chìa khóa nhưng rõ ràng, Qose không hề bị khống chế''.

    Như vậy Qose hoàn toàn tự do ra vào gara. Nhưng lính cứu hỏa cho biết, vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn nạn nhân không thể mở khóa ra ngoài được vì khói quá dày. Qose được tìm thấy trong gara với điện thoại nằm kế bên, đèn pin điện thoại vẫn bật. 

    Ermal Qose có vợ sống ở Albania. Vào buổi sáng xảy ra hỏa hoạn, anh ta đã gọi điện cho vợ. Anh ta không có người thân ở England. Không có bằng chứng cho thấy anh ta bị ép buộc phải sống trong trại cần sa. 

    Tòa án pháp y kết luận Ermal Gose chết vì ngạt khói. Adme Peposhi bị buộc tội trồng cần sa liên quan tới trại ở Clapton, đồng thời còn bị buộc 1 tội trồng cần sa tại một trại khác, và thêm tội sử dụng giấy tờ giả.

    Viethome (theo MyLondon)