Anh thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ dùng nước và không khí

Anh thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ dùng nước và không khí.

NDTV đưa tin, phi công Peter Hackett của không quân Anh đã hoàn thành một chuyến bay ngắn trên chiếc máy bay cỡ nhỏ Ikarus C42 tại một sân bay ở Gloucestershire, miền tây nước Anh, vào đầu tháng này.

Điểm đặc biệt là đây là chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng nhiên liệu tổng hợp làm từ nước và khí cacbon trong CO2 trong không khí.

"Nhiên liệu tổng hợp UL91 của công ty năng lượng xanh Zero Petroleum đã được sản xuất nhờ kết hợp từ hydro tách từ nước và cacbon từ CO2. Sử dụng năng lượng từ các nguồn có thể tái tạo như gió hoặc mặt trời, chúng đã được kết hợp để tạo ra nhiên liệu tổng hợp", Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

Anh cho hay, quân đội nước này có tiềm năng tiết kiệm 80-90% cacbon trên một chuyến bay và điều này có thể đóng góp cho mục tiêu của không quân Anh trong việc tiến tới sử dụng nhiên liệu tổng hợp để cung cấp năng lượng cho máy bay phản lực nhanh trong tương lai.

"Đây là sáng kiến đổi mới đầu tiên trên thế giới", quan chức Anh phụ trách mua sắm quốc phòng Jeremy Quin cho biết. Trước đó, Anh đã đặt ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khi đó, không quân Anh đang lên kế hoạch sẽ có căn cứ không quân đầu tiên phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025 và không phát thải CO2 trên toàn lực lượng vào năm 2040.

qmd7sqb8ikarusc42microlightaircraftsyntheticfuelafp625x30019november21 1637309860164Không quân Anh thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới sử dụng nguyên liệu tổng hợp từ nước và không khí.

'Sức mạnh quân đội Anh cách cường quốc vài năm ánh sáng'

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đưa ra khi nói về kế hoạch hiện đại hóa sức mạnh quân đội nước này. Bộ trưởng Anh khẳng định, Anh không cần một đội quân đông để chống lại một cuộc chiến tranh truyền thống. Thay vào đó, nước này cần một quân đội tinh gọn, nhưng được trang bị tốt hơn, có thể triển khai tại nước ngoài để hỗ trợ các đồng minh và răn đe kẻ thù tại các khu vực tranh chấp trên toàn cầu.

Theo ông Wallace, hiện tại thực trạng quân đội Anh đang rất đáng lo ngại: "Xét về sức mạnh quân sự, chúng ta đang cách xa siêu cường vài năm ánh sáng, vì thế không có lựa chọn nào ngoài việc tăng cường sự hiện diện ở tất cả các thời điểm".

Chương trình tăng cường sức mạnh với nội dung đẩy mạnh năng lực quốc phòng nhằm bảo vệ lợi ích của Anh trên nhiều lĩnh vực và mọi ngóc ngách trên toàn cầu.

Các kiến nghị được giới quan sát theo dõi sát sao mô tả chi tiết báo cáo có tựa đề "Phòng vệ trong thời đại cạnh tranh", chủ yếu tập trung đẩy mạnh Hải quân Anh và dấu ấn trên toàn cầu.

Cụ thể, kế hoạch cam kết sẽ có thêm nhiều tàu, tàu ngầm và thủy thủ, cũng như chuyển đổi lực lượng lính thủy đánh bộ thành đơn vị mới gọi là Lực lượng Biệt kích tương lai.

Lực lượng này sẽ được điều động "trên cơ sở lâu dài" nhằm hỗ trợ an ninh và duy trì tự do hàng hải. Lục quân sẽ thành lập một trung đoàn đặc biệt có thể hoạt động âm thầm tại những môi trường có nguy cơ cao, và được điều động nhanh khắp thế giới.

Kế hoạch nhấn mạnh lực lượng vũ trang Anh sẽ tiếp tục các hoạt động toàn cầu, bao gồm việc tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và đối phó buôn ma túy ở vùng biển Ả Rập.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Anh lưu ý về việc tiếp tục các chiến dịch hải quân với các đồng minh NATO ở vùng biển Baltic và điều động nhóm tác chiến tàu sân bay đến Thái Bình Dương.

"Trong những năm tới, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu nhiều hơn nữa. Khắp không gian rộng lớn đó, chúng tôi sẽ thường xuyên hoạt động nhằm răn đe các kẻ thù, trấn an các bạn bè, phối hợp với các đồng minh và sẵn sàng chiến đấu nếu cần", ông Wallace tuyên bố.

Giới chuyên gia cho rằng, việc Anh tăng cường năng lực hải quân trong thời điểm này đóng lại vai trò vô cùng quan trọng với Mỹ - quốc gia đang chịu nhiều sức ép trước sức mạnh của Hải quân Nga và sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc, cùng với những cam kết mà Washington đưa ra đối với Trung Đông.

Trung Quốc đã thực hiện đợt nâng cấp và mở rộng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này. Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện vận hành 2 tàu sân bay và đang đóng thêm 2 tàu sân bay khác nhằm hướng đến mục tiêu sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào giữa những năm 2030.

Các tàu sân bay của Anh sẽ giúp giảm gánh nặng cho hạm đội gồm 11 tàu sân bay của Mỹ, vốn đang căng thẳng vì các đợt triển khai kéo dài. "Mỹ không thể đi một mình. Anh có tầm nhìn rõ ràng và họ đang đầu tư tiền vào đó", ông James Foggo, cựu chỉ huy của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu nói.

Theo TTXVN