Tội phạm lừa đảo đút túi 1.5 tỷ bảng nhờ giả mạo hồ sơ Universal Credit

Những kẻ tội phạm có thể đã bỏ túi ít nhất 1.5 tỷ bảng tiền thuế của người dân bằng cách giả mạo hồ sơ xin Universal Credit.

Giữa đại dịch, quá trình xin trợ cấp đã được nới lỏng để đảm bảo mọi người nhanh chóng nhận được tiền, trong đó nhận dạng cá nhân được thực hiện trực tuyến, thay vì trực tiếp.

Những thay đổi này đã dẫn đến sự gia tăng hồ sơ giả mạo, có thể dẫn đến khoản lỗ lên tới 1.5 tỷ bảng.

Đứng đằng sau số đơn xin trợ cấp lừa đảo này là các cá nhân và băng đảng tội phạm có tổ chức.

download

Thông tin được tiết lộ trong bối cảnh số người yêu cầu nhận Universal Credit trong tháng 4 tăng vọt 70%, lên tới gần 2.1 triệu người.

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), đã có thêm 850.500 người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào tháng 4 năm 2020 so với tháng 3.

Để xử lý các yêu cầu trợ cấp một cách nhanh chóng, nhiều quy trình thông thường đã được nới lỏng do đại dịch coronavirus.

Một số nới lỏng bao gồm kiểm tra danh tính được thực hiện trực tuyến thay vì phỏng vấn trực tiếp và một số thông tin không được xác minh, chẳng hạn như chi tiêu hàng tháng bao gồm cả tiền thuê nhà.

Các quan chức nói rằng trong khi phần lớn người nộp đơn đều được kiểm tra xác thực, thì việc nới lỏng kiểm tra đã mở ra cánh cửa cho bọn tội phạm sử dụng hồ sơ giả mạo.

Người phát ngôn của DWP cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là trao tiền cho những người cần nó và nhờ vào nỗ lực phi thường của các nhân viên, kể từ giữa tháng 3, chúng tôi đã xử lý hơn hai triệu đơn xin mới cho Universal Credit.

“Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu gian lận và sẽ bằng cách sử dụng đầy đủ các quyền hạn có sẵn, bao gồm cả việc truy tố qua tòa án, chúng tôi sẽ không ngừng truy đuổi những kẻ cố gắng lợi dụng hệ thống.

“Hệ thống truy tìm của chúng tôi đang áp dụng các kỹ thuật ngày càng tinh vi để xác định sự khác biệt và ngăn chặn những kẻ tìm cách ăn cắp tiền từ người nộp thuế.”

Mức độ gian lận trong hệ thống phúc lợi hiện ở mức 1.4%. Nhưng đối với Universal Credit, mức độ gian lận là 7.6%, tăng 27% trong một năm.

VietHome (Theo The Sun)