• Người hâm mộ hoàng gia Anh trên thế giới đến London chờ xem lễ đăng quang của Vua Charles III, một số còn cắm trại để giữ vị trí đẹp.

    Lễ đăng quang của Vua Anh Charles III sẽ diễn ra ngày 6/5 với hàng loạt sự kiện, trong đó có diễu hành từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster và theo hướng ngược lại. Với những người hâm mộ hoàng gia Anh cuồng nhiệt, việc có mặt tại thủ đô London sáng 6/5 có thể là quá muộn.

    Dana Werner, bang Connecticut, Mỹ, là một trong những người như vậy. Cô đã cắm trại tại The Mall, tuyến đường nối giữa Cung điện Buckingham và Quảng trường Trafalgar từ ngày 2/5.

    "Tôi mang theo đệm, túi ngủ, quần áo mùa đông, mũ...", Werner vừa nói vừa chỉ tay về phía lều. Xung quanh Werner là hàng loạt lều trại tương tự, nhiều người trong số này là bạn của cô.

    cam trai cho vua charles 1
    Người hâm mộ hoàng gia Anh cắm trại ở The Mall, London ngày 4/5. Ảnh: AFP

    Werner cho biết sự kiện hoàng gia đầu tiên cô được chứng kiến là lễ cưới của Hoàng tử Andrew, con trai thứ ba của Nữ hoàng Elizabeth II, và Sarah Margaret Ferguson năm 1986. Cô bị cuốn hút ngay sau đó.

    "Tôi thích Anh và hoàng gia của họ. Tôi không theo dõi các hoàng gia khác ở châu Âu. Tôi phải thừa nhận rằng mình đọc Unofficial Royal News mỗi ngày và thường tìm thẳng đến mục về hoàng gia Anh". Unofficial Royal News là một website tập hợp thông tin về các hoàng gia trên thế giới.

    Bartley Graham, 34 tuổi, cũng hâm mộ hoàng gia Anh như Werner. Anh đến The Mall cắm trại từ ngày 3/5, hy vọng có vị trí tốt để theo dõi lễ diễu hành. Graham trước đó phải điều trị vì bị đột quỵ và vừa xuất viện.

    "Tôi yêu thích Vua Charles III, tất nhiên là cả Hoàng hậu Camilla", Graham, mặc bộ vest in hình quốc kỳ Anh, nói. "Vua Charles III sẽ là một quân vương tuyệt vời, với những giá trị mạnh mẽ. Tôi nghĩ Hoàng hậu Camilla cũng sẽ làm tốt vai trò của bà".

    cam trai cho vua charles 1
    Cung đường Vua Charles và Hoàng hậu Camilla di chuyển đến Tu viện Westminster làm lễ đăng quang. Đồ họa: Guardian

    Emilie Perrot, ở Paris, Pháp, đặt vé máy bay đến London chỉ một giờ sau khi Điện Buckingham ấn định ngày tổ chức lễ đăng quang hồi tháng 10/2022.

    "Tôi không có kế hoạch cụ thể cho ngày hôm đó. Tôi muốn đi dạo xung quanh, gặp người Anh và trò chuyện về cảm nhận của họ", Perrot nói. Cô bị hoàng gia Anh cuốn hút bởi những quy định và lễ nghi của họ. Dù vậy, cô không muốn được coi là "người hâm mộ" hoàng gia.

    Irene Sondergaard, ngoại ô thủ đô Copenhagen, Đan Mạch, sẽ khởi hành đến London vào đêm 5/5. "Chồng tôi nói 'em cứ đi đi' và sẵn sàng trông lũ trẻ cuối tuần này", Sondergaard cho biết. Cô dự định sẽ mua đồ lưu niệm về nhà tặng mọi người.

    cam trai cho vua charles 1
    Bartly Graham bên cạnh hình Vua Charles III ở The Mall, London, Anh ngày 4/5. Ảnh: PA

    Cảnh sát đô thị London cho biết họ sẽ triển khai hơn 29.000 sĩ quan để đảm bảo an ninh trong tuần diễn ra lễ đăng quang. Chiến dịch an ninh, tên gọi Quả cầu Vàng, sẽ là một trong những hoạt động quy mô lớn nhất mà lực lượng này từng phụ trách.

    Truyền thông Anh đưa tin chi phí lễ đăng quang có thể lên tới hơn 315 triệu USD, với 60% dành cho hoạt động an ninh. Trong khi đó, cơ quan chuyên về thúc đẩy du lịch tại Anh Visit Britain ước tính lễ đăng quang của Vua Charles III có thể mang về nguồn thu 1,2 tỷ bảng (khoảng 1,5 tỷ USD) cho kinh tế nước này.

    cam trai cho vua charles 4
    Nơi những người hâm mộ Hoàng gia Anh lựa chọn để dựng trại là đại lộ The Mall ở trung tâm London. Đây là con đường dẫn tới cung điện Buckingham. Trong ảnh, người dân Anh mặc trang phục in hình quốc kỳ và gắn quốc kỳ lên lều của mình.

    cam trai cho vua charles 4
    Một người ngủ ngay tại nơi cắm trại. Một số người cho biết lều của họ đã bị đánh cắp, theo Daily Mail.

    cam trai cho vua charles 4
    Đây không phải lần đầu tiên người dân Anh cắm trại ở The Mall. Trước lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953, người Anh cũng từng đổ về đại lộ này để chờ đón sự kiện.

    cam trai cho vua charles 4
    Nước Anh đang trải qua những giờ chuẩn bị cuối cùng trước lễ đăng quang của Vua Charles III. Nhiều công trình thi công trên các tuyến đường đã tạm ngừng hoạt động, trong khi số lượng chuyến tàu gia tăng để đáp ứng nhu cầu, theo Evening Standard.

    cam trai cho vua charles 4
    Một người hâm mộ hoàng gia Anh mặc áo và đội mũ in quốc kỳ nước này ở đại lộ The Mall, ngày 5/5.

    cam trai cho vua charles 4
    Bà Kim Bilson, 54 tuổi, cho biết các con của bà nghĩ rằng mẹ mình đang trải qua “cuộc khủng hoảng tuổi trung niên” khi bà quyết định cắm trại chờ lễ đăng quang. “Đây là sự kiện rất lớn nên tôi không muốn bỏ lỡ. Tôi không muốn khi sau này nhìn lại phải tự hỏi: ‘Tại sao mình không làm vậy?’”, bà nói với Telegraph.

    cam trai cho vua charles 4
    Hai người phụ nữ kế bên một dãy trang trí gồm quốc kỳ Anh và Canada. Canada là một thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh và cũng coi Vua Charles III là nguyên thủ quốc gia.

    cam trai cho vua charles 4
    Lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ được tổ chức vào ngày 6/5 tại London. Buổi lễ sẽ có sự tham gia của khoảng 2.000 khách mời, bao gồm nhiều nhà lãnh đạo quốc tế.

    VnExpress (theo euronews, Yahoo News)

  • Vua Charles III và Vương hậu Camilla sẽ được rước đến lễ đăng quang trên cỗ xe Diamond Jubilee State mạ vàng, gắn điều hòa và do 6 ngựa kéo.

    Vua Anh Charles III và bà Camilla sẽ sử dụng cỗ xe ngựa Diamond Jubilee State làm phương tiện di chuyển trong quãng đường dài hơn 2 km, từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster trong lễ đăng quang ngày 6/5.

    Diamond Jubilee là cỗ xe ngựa đặc biệt được chế tạo nhằm kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II và được bà sử dụng lần đầu trong lễ khai mạc quốc hội Anh vào năm 2014. Đây cũng là phương tiện mới nhất trong dàn xe ngựa kéo của Hoàng gia Anh.

    Cỗ xe mạ vàng được chế tạo tại Australia, có tổng trọng lượng hơn ba tấn, dài hơn 5 mét, 6 con ngựa kéo. Nội thất bằng gỗ bên trong cỗ xe gồm các món đồ được quyên tặng từ những tòa nhà và địa điểm lịch sử trên khắp nước Anh, trên đỉnh gắn một chiếc vương miện mạ vàng.

    Diamond Jubilee State hiện đại hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Cỗ xe được trang bị điều hòa nhiệt độ, cửa sổ điện và hệ thống giảm xóc tối tân.

    "Thân xe được chế tạo từ nhôm, điều khá đặc biệt, bởi hầu hết các cỗ xe ngựa khác đều được làm bằng gỗ. Nó cũng trang bị 6 bộ giảm xóc thủy lực, nên hành trình của Quốc vương và Vương hậu sẽ rất thoải mái", Sally Goodsir, nhân viên phụ trách ở bảo tàng Royal Collection Trust, cho biết.

    co xe ngua vua charles 1
    Nữ hoàng Anh Elizabeth II cùng ông Charles III khi đó là Thái tử trên cỗ xe Diamond Jubilee State, hướng đến tòa quốc hội, ngày 14/10/2019. Ảnh: AFP

    Khi lễ đăng quang kết thúc, Vua và Vương hậu sẽ quay về Điện Buckingham trên cùng một tuyến đường, nhưng chuyển sang sử dụng cỗ xe ngựa Gold State 260 năm tuổi.

    Đây là một trong những cỗ xe lâu đời nhất của Hoàng gia Anh, được sử dụng cho mọi lễ đăng quang kể từ lễ của Vua William IV năm 1831. Nữ hoàng Elizabeth II đã sử dụng cỗ xe này cho cả hai chiều đi và về trong lễ đăng quang của mình năm 1953.

    Cỗ xe làm bằng gỗ, mạ vàng, dài 7 mét, cao 3,6 mét, nội thất được bọc bằng nhung và sa tanh. Mặt ngoài xe có chạm khắc các vị thần La Mã. Trên nóc xe là tượng mạ vàng ba thiên sứ, tượng trưng cho Anh, Scotland và Ireland.

    Xe nặng 4 tấn, cần 8 con ngựa kéo. "Gold State sẽ là tâm điểm của đoàn rước từ Tu viện về Điện Buckingham. Trong lượng lớn và tốc độ chậm của nó làm nổi bật vẻ trang nghiêm của đoàn diễu hành", Goodsir cho biết.

    co xe ngua vua charles 1
    Cỗ xe ngựa Golden State tại Điện Buckingham, London, ngày 6/5/2022. Ảnh: AFP

    Tuy nhiên, cỗ xe được cho là không thoải mái. Nữ hoàng Elizabeth II từng mô tả hành trình 7,2 km mà bà thực hiện trong lễ đăng quang năm 1953 trên cỗ xe ngựa kéo từ thế kỷ 18 là "khủng khiếp" và "không thoải mái chút nào". Nhân viên hoàng gia đã phải để một chai nước nóng dưới ghế cho bà vì thời tiết hôm đó lạnh và ẩm ướt bất thường.

    Vua William IV, người đăng quang năm 1831, cũng mô tả hành trình trên cỗ xe Golden State giống như "đi thuyền lúc biển động".

    Truyền thông Anh cho rằng Vua Charles III và Vương hậu Camilla chỉ chọn cỗ xe Gold State trong chiều về do cả hai đều bị đau lưng. Điện Buckingham từ chối bình luận về quyết định này, cho biết đây là "lựa chọn cá nhân của Quốc vương".

    Lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ diễn ra tại Tu viện Westminster ở London ngày 6/5 với các truyền thống có từ 1.000 năm trước. Nhà vua sẽ đến Tu viện Westminster, ngồi trên ngai St. Edward, được xức dầu thánh và đội vương miện St. Edward.

    Quy mô của lễ đăng quang sẽ được thu gọn phần nào so với nghi lễ của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953, phản ánh những quan điểm thời hiện đại và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra ở Anh.

    VnExpress (theo Sky News, BBC)

  • Theo dự kiến, trong chuyến đi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Nhà vua Charles III và Hoàng hậu Camilla, gặp các nhà lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và một số bộ trưởng Nội các Anh.

    Theo đặc phái viên TTXVN, vào khoảng 15h00 chiều 4/5 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Hearthrow, thủ đô London, Vương quốc Anh, bắt đầu các hoạt động trong chương trình tham dự theo lời mời của Hoàng gia Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

    Đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Sân bay quốc tế Hearthrow có đại diện Hoàng gia Anh; Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long và nhân viên Đại sứ quán.

    chu tich nuoc den london
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Ngay sau đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đã rời sân bay Hearthrow, về khách sạn tại Thủ đô London. Đón Chủ tịch nước và đoàn tại khách sạn có đông đảo cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Anh và các du học sinh Việt Nam tại Anh.

    Là quốc đảo nằm ở Tây Âu, nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Biển Bắc, Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Ấn Độ) và là một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất thế giới.

    London là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và Tokyo.

    Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh gồm: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành công nghiệp hóa chất, điện tử; viễn thông, công nghệ cao; dệt, may mặc.

    Anh là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), đứng đầu Khối Thịnh vượng chung gồm 54 nước, thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng.

    Ngày 24/12/2020 là một dấu mốc quan trọng với nước Anh khi Chính phủ Anh và Ủy ban châu Âu (EC) đạt Thỏa thuận về quan hệ Anh-EU hậu Brexit, chính thức hoàn tất tiến trình Anh rời EU.

    Đối với Việt Nam, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 tại thị trường châu Âu. Hai bên đã chính thức ký FTA tháng 12/2020 trên nguyên tắc kế thừa Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh.

    Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa hai nước, tinh thần đoàn kết và sẻ chia tiếp tục được nhân dân Việt Nam và Anh nêu cao trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành.

    Anh là nước đóng góp nhiều cho Cơ chế tiếp cận vắc xin toàn cầu (COVAX) với vắc xin do AstraZeneca/Đại học Oxford cùng phát triển. Anh đã hỗ trợ Việt Nam hàng triệu liều vắc xin của hãng AstraZeneca qua cả kênh song phương và COVAX.

    Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew, đây là thời khắc rất trọng đại bởi đất nước Anh chưa có lễ đăng quang nào trong 70 năm qua. Vì vậy, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đến nước Anh để chứng kiến sự kiện ý nghĩa này là vô cùng quan trọng.

    Theo dự kiến, trong chuyến đi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Nhà vua Charles III và Hoàng hậu Camilla, gặp các nhà lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và một số bộ trưởng Nội các Anh; qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với Chính phủ và Hoàng gia Anh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và quan hệ giữa hai nước.

    Dự kiến, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng sẽ có cuộc gặp với đại diện các tập đoàn kinh tế, cơ sở giáo dục hàng đầu, các tổ chức hữu nghị có đóng góp quan trọng cho sự phát triển quan hệ song phương.

    Theo TTXVN

  • Sân khấu của buổi hòa nhạc mừng Vua Charles đăng cơ được đánh giá là hoành tráng nhất từ trước đến nay ở nước Anh, với sự tham gia của loạt ngôi sao hàng đầu thế giới.

    Theo Daily Mail, sân khấu của Coronation Concert (buổi hòa nhạc đăng cơ) được thiết lập để trông thực sự tráng lệ. Với bối cảnh là Lâu đài Windsor, sân khấu có mái che hình trụ tròn được bao phủ bởi ánh sáng màu vàng kim.

    san khau vua charles 1
    Sân khấu buổi hòa nhạc đăng cơ được dựng trong khuôn viên Lâu đài Windsor. Ảnh: BBC

    Tổng thể sân khấu được thiết kế theo hình lá cờ Liên hiệp Anh. Tại một thời điểm, nó sẽ nổi bật với ánh sáng màu đỏ, trắng và xanh lam để làm rõ hình ảnh quốc kỳ của Anh. Phần trên biến thành màn hình khổng lồ mang ý nghĩa tượng trưng cho vương miện bảo vệ quốc gia.

    Tác phẩm sắp đặt hoành tráng rộng khoảng 95 m, có đủ chỗ cho 20.000 người dự kiến tham dự sự kiện âm nhạc vào ngày 7/5 - một ngày sau khi lễ đăng cơ của Vua Charles diễn ra.

    BBC cho biết trên sân khấu được sắp xếp các bậc tường chắn dành cho dàn nhạc cổ điển gồm 74 thành viên. Bốn sàn catwalk mở rộng ra ngoài giúp khán giả có thể xem cận cảnh các tiết mục. Ở phía sau sân khấu, dàn nhạc giao hưởng ngồi trước lâu đài.

    Sự kiện quy tụ nhiều ngôi sao hạng A thế giới như siêu sao phim hành động Tom Cruise, minh tinh 90 tuổi Joan Collins, nhà thám hiểm Bear Grylls và ca sĩ Sir Tom Jones xuất hiện qua tin nhắn video. Dẫn chương trình là nam diễn viên gạo cội Anh Hugh Bonneville.

    Buổi hòa nhạc cũng phát những video chuẩn bị trước tiết lộ sự thật ít biết về Vua Charles, nhân vật hoạt hình nổi tiếng Winnie-the-Pooh cũng như khoảnh khắc Gấu Paddington uống trà với Nữ hoàng Elizabeth II trong Đại lễ Bạch kim của bà.

    san khau vua charles 1
    Sân khấu được thiết kế theo cờ Liên hiệp Anh. Ảnh: BBC

    Các nghệ sĩ biểu diễn bao gồm Take That, Katy Perry, Lionel Richie, Paloma Faith, Olly Murs, nghệ sĩ guitar rock Steve Winwood và Nicole Scherzinger của Pussycat Dolls. Bên cạnh đó, sự kiện cũng có các tiết mục của những ngôi sao dòng nhạc cổ điển là danh ca mù người Italy Andrea Bocelli, giọng nam trung trầm xứ Wales Sir Bryn Terfel và nghệ sĩ piano Trung Quốc Lang Lang.

    Đoàn Ballet Hoàng gia, Nhà hát Opera Hoàng gia, Công ty Royal Shakespeare và Cao đẳng Âm nhạc và Nghệ thuật Hoàng gia sẽ lần đầu kết hợp với nhau để tạo ra một buổi biểu diễn độc nhất.

    Coronation Concert được truyền hình trực tiếp trên đài BBC vào 20h vào ngày 7/5. Đây được đánh giá là sân khấu hoành tráng nhất nước Anh từ trước đến nay.

    san khau vua charles 5
    Katy Perry hát tại sự kiện, còn Tom Cruise là khách mời. Ảnh: Getty Images/Shutterstock

    Kênh 14 (theo DailyMail)

  • Ngai vàng đăng quang là một chiếc ghế đặc biệt, có tuổi đời 700 năm. Chiếc ghế này sẽ là “vật phẩm” không thể thiếu trong lễ đăng quang của Vua Charles III.

    ngai vang dang quang cua vua charles 1

    Nghi thức trao vương miện và xức dầu được cho là thời điểm thiêng liêng nhất trong buổi lễ đăng quang. Trong khoảnh khắc đó, Vua Charles III sẽ ngự trên một chiếc ghế đặc biệt có tuổi đời bảy thế kỷ.

    Ngai vàng được chế tác theo lệnh của Vua Edward I trong khoảng năm 1300 và 1301. Kể từ đó, chiếc ghế này luôn trở thành tâm điểm trong các buổi lễ đăng quang của nước Anh. Ngai vàng đăng quang được đặt tại Tu viện Westminster và được coi là một trong những bảo vật nội thất nổi tiếng và quý giá nhất trên thế giới.

    Trải qua hàng trăm năm, Ngai vàng đã dần hao mòn và hiện đang được bảo quản kỹ lưỡng để chuẩn bị cho dịp lễ đăng quang của Vua Charles sắp tới.

    ngai vang dang quang cua vua charles 1

    Nguồn gốc của Ngai vàng

    Ngai vàng được chế tác theo lệnh của Vua Edward I. Chiếc ghế này cũng được gắn với khối đá sa thạch màu đỏ Stone of Scone (hay còn được gọi là “Đá định mệnh”) mà Vua Edward I đã mang từ Scotland đến Tu viện Westminster vào năm 1296.

    Ngai vàng được làm từ gỗ sồi với mục đích chứa đựng Đá định mệnh. Ban đầu, viên đá được gắn ở bên dưới mặt ghế, nhưng phần trang trí họa tiết bằng gỗ ở phía trước đã bong ra theo thời gian và lộ hòn đá.

    Hòn đá Stone of Scone, hay còn gọi là Đá định mệnh (Stone of Destiny), là một khối sa thạch màu đỏ. Trước đây hòn đá được lưu giữ tại Tu viện Scone ở Scotland (nay tu viện chỉ còn là tàn tích). Sau đó, Vua Edward I đã chiếm giữ hòn đá trong cuộc chiến với Scotland trong quá khứ.

    ngai vang dang quang cua vua charles 1

    Năm 1996, cựu Thủ tướng John Major tuyên bố sẽ trả hòn đá lại cho Scotland, nhưng nếu đến lễ đăng quang của Vương thất, thì hòn đá phải được mang trở lại Tu viện Westminster. Hiện giờ hòn đá đang được trưng bày trong Lâu đài Edinburgh.

    Ngai vàng đăng quang lần đầu xuất hiện trong lễ đăng quang vào năm 1308, khi Vua Edward II lên ngôi. Tu viện Westminster đã tổ chức 38 lễ đăng quang cho những vị vua tại vị cũng như 15 lễ đăng quang riêng cho các Vương hậu.

    Mọi nét chạm khắc đều ấn tượng

    Họa tiết trang trí nguyên bản của Ngai vàng đăng quang là hình ảnh những chú chim, lá cây và động vật. Họa tiết này được vẽ bởi Master Walter, họa sĩ bậc thầy của Vua Edward II. Ngai vàng đã từng được bao phủ bởi một lớp lá vàng, nhưng về sau bị phai màu.

    Mặt sau của Ngai vàng được khắc hình ảnh một vị vua gác chân lên một con sư tử, mà theo Tu viện, vị vua này có thể là Edward - Người tuyên xưng đức tin (Edward The Confessor) hoặc Edward I.

    ngai vang dang quang cua vua charles 1

    Phần dưới của Ngai vàng là 4 con sư tử được chạm khắc vào năm 1727. Được biết, nguyên bản của chiếc Ngai trước đó không được chạm trổ những con sư tử.

    Krista Blessey, người bảo quản các bức tranh tại Tu viện, hiện phụ trách công việc lau chùi và bảo quản chiếc chế. Mới đây, cô đã phát hiện ra nhiều chi tiết bị bỏ qua trong các họa tiết của chiếc ghế. Cô nói: “Tôi nghĩ tôi đã thấy hình những ngón chân ở trong tấm màn trướng phủ đằng sau Ngai vàng. Có thể chỗ đó trước đây là hình của một người nào đó. Có thể là những vị vua, hoặc các vị thánh. Bởi vì nhiều chi tiết đã bị mất đi nên chúng tôi không thể xác định được vào lúc này nhưng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu thêm”.

    Phần sau của Ngai vàng có những nét chạm khắc và hình vẽ do các nam sinh và du khách ở Westminster vẽ lên từ thế kỷ 18 và 19. Thậm chí, một số người còn lấy đi những mảnh gỗ từ Ngai vàng để làm quà lưu niệm. Một góc nhỏ của chiếc ghế đã bị văng ra trong một trận đánh bom vào năm 1914 của những người biểu tình. Hiện tại, Ngai vàng đang trải qua một số khâu trùng tu trước buổi lễ đăng quang.

    Kênh 14 (theo The Sun)

  • Những người hâm mộ hoàng gia đã không khỏi ngạc nhiên khi một phần khách mời tham dự Lễ đăng quang của vua Charles được tiết lộ.

    Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là Lễ đăng quang của vua Charles III sẽ chính thức diễn ra. Do là dịp quan trọng đối với người dân Vương quốc Anh nên danh sách khách mời đang nhận được vô số sự quan tâm từ người hâm mộ hoàng gia.

    Vì nhiều yếu tố, lần này vua Charles đã quyết định thu gọn lễ đăng quang và dự kiến sẽ chỉ có khoảng 2.000 khách mời, con số được cho là khiêm tốn hơn rất nhiều so với dịp Lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 với 8.251 người tham dự.

    danh sach khach moi cua vua charles 1
    Lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ được tổ chức với quy mô nhỏ hơn.

    Cũng do số lượng khách mời được hạn chế tối đa, nên đa phần những cái tên được chọn đều nhận được sự quan tâm. Trong đó bất ngờ nhất phải kể đến sự có mặt của Andrew Parker Bowles, chồng cũ của Vương hậu Camilla.

    Được biết, ông Andrew Parker Bowles và bà Camilla dù đã ly hôn từ năm 1995 nhưng cả hai vẫn là những người bạn tốt, cùng nhau nuôi dạy con trai Tom Parker Bowles và con gái Laura Lopes, hai người con cũng được mời tham dự Lễ đăng quang.

    Đây là một quyết định gây bất ngờ với nhiều người vì trong danh sách những người tham dự có không ít những cái tên gần gũi với vua Charles bị gạt bỏ, bao gồm cả con gái đỡ đầu và cháu nội của ông.

    danh sach khach moi cua vua charles 1
    Chồng cũ và các con của Vương hậu Camilla sẽ có mặt tại lễ đăng quang.

    Người thân thích của vua Charles

    Công nương Pamela Hicks được biết đến là người có mối quan hệ thân thiết với cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II bất ngờ không có tên trong danh sách khách mời dù bà từng tham dự nhiều dịp lễ trọng đại của hoàng gia Anh cũng như đảm nhận vai trò phù dâu trong đám cưới của Nữ hoàng và Hoàng tế Philip vào năm 1947.

    danh sach khach moi cua vua charles 1
    Con gái đỡ đầu India Hicks (trái) và em dâu Sarah Ferguson (phải) của vua Charles đều bị gạch tên khỏi danh sách.

    Bên cạnh đó, India Hicks - con gái đỡ đầu của Vua Charles cũng bị loại ra khỏi danh sách khách mời và khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.

    Nữ công tước xứ York Sarah Ferguson, người từng kết hôn với Hoàng tử Andrew và là chị dâu của vua Charles cũng bị loại khỏi danh sách khách mời. Tuy nhiên, con gái của Sarah và Andrew, công chúa Eugenie và Beatrice vẫn dự kiến sẽ có mặt tại buổi lễ ở Tu viện Westminster vào ngày 6/5 tới đây. Hoàng tử Andrew cũng sẽ được tham dự nhưng sẽ không đảm bảo vai trò chính thức nào sau khi ông mang lại nhiều rắc rối cho gia đình hoàng gia.

    Cháu nội Archie và Lilibet

    Bên cạnh việc con dâu Meghan Markle sẽ không tham dự Lễ đăng quang, hai cháu nội của vị quân vương 74 tuổi cũng sẽ vắng mặt trong dịp này. Trước đó, vua Charles được cho là đã gửi lời mời đến Hoàng tử Harry và vợ nhưng không hề đề cập đến việc đưa hai cháu trở lại Anh. Cũng vì lý do này, ngày 6/5 tới đây, Harry sẽ bay về Anh một mình còn vợ con anh sẽ ở lại nhà tại California.

    danh sach khach moi cua vua charles 1

    Theo một số nguồn tin hoàng gia, lý do vua Charles không đề cập đến việc cho các cháu về tham dự lễ đăng quang là do chúng còn khá nhỏ. Tuy nhiên, các con của Hoàng tử William và Công nương Kate là George, Charlotte và Louis vẫn sẽ cùng tham dự sự kiện này và còn đảm nhận một vai trò quan trọng.

    Gia đình Spencer

    Là gia đình của Công nương Diana quá cố, gia tộc Spencer vẫn thường xuyên được mời đến tham dự nhiều sự kiện quan trọng của hoàng gia như lễ cưới, lễ kỷ niệm,...Tuy nhiên, anh trai cũng như các cháu của cố công nương cũng được cho là sẽ vắng mặt hoàn toàn vào ngày vua Charles lên ngôi.

    danh sach khach moi cua vua charles 1
    Gia đình bên phía Công nương Diana sẽ vắng mặt hoàn toàn ở sự kiện lần này.

    Chia sẻ về vấn đề này, bá tước Charles Spencer, anh trai công nương Dian thừa nhận ông không nghĩ ông sẽ nhận được lời mời: "Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được mời, chỉ có khoảng hai nghìn người tham gia sự kiện này thôi".

    Theo dự kiến, Lễ đăng quang của vua Charles sẽ chính thức diễn ra vào ngày 6/5 tới đây. Dù quy mô bị thu hẹp nhưng đây vẫn được coi là sự kiện đáng mong chờ và quy tụ nhiều gương mặt nổi danh ở nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, sự chú ý cũng sẽ đổ dồn về phía Hoàng tử Harry khi đây là lần đầu tiên anh đối mặt với các thành viên gia đình sau khi phát hành cuốn tự truyện "bom tấn" Spare của mình.

    Thể thao Văn hóa (theo The Sun)

  • Hàng trăm binh sĩ đã thực hiện buổi diễn tập diễu hành cho Lễ đăng quang của Vua Charles diễn ra vào cuối tuần này.

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    Chỉ còn vài ngày nữa, Lễ đăng quang Vua Charles III sẽ chính thức diễn ra. Đây được coi là nghi lễ quan trọng và hoành tráng nhất của Hoàng gia Anh trong năm nay. Để chuẩn bị chu đáo cho ngày đặc biệt, hôm nay (03/05), hàng trăm binh sĩ đã thực hiện buổi diễn tập của mình.

    Theo đó, các binh sĩ này đã cùng thực hiện các nghi lễ truyền thống, sau đó diễu hành từ Cung điện Buckingham qua Quảng trường Trafalgar và Phố Downing đến Tu viện Westminster.

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1
    Vua Charles cùng các thành viên xuất hiện trước thềm Lễ đăng quang.

    Cùng ngày, những thành viên Hoàng gia Anh như Vua Charles, vợ chồng thân vương William - Vương phi Kate cùng Công chúa Charlotte và Hoàng tử George cũng được bắt gặp tại Tu viện Westminster để tập dượt trước buổi lễ. Theo nhiều nguồn tin, những thành viên này đều sẽ được trao trọng trách đặc biệt trong buổi lễ.

    Dù không tiết lộ nhưng nhiều thông tin cho rằng Lễ đăng quang của Vua Charles diễn ra vào ngày 6/5 tới đây sẽ tiêu tốn số tiền lên đến 100 triệu bảng Anh. Bên cạnh đó, sẽ có hàng triệu người theo dõi sự kiện này trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần.

    Dưới đây là một vài hình ảnh của buổi tổng duyệt cho Lễ đăng quang Vua Charles III:

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    dien tap truoc le dang quang vua charles III 1

    Thể thao Văn hóa (theo Metro)

  • Ngày 6/5 tới đây, Lễ đăng quang vua Charles III sẽ chính thức được diễn ra dưới sự chứng kiến của hàng triệu người trên toàn cầu. Đây là một dịp lễ quan trọng không chỉ với người dân Vương quốc Anh mà còn là sự kiện đáng chú ý nhất đối với hoàng gia trên khắp thế giới.

    Để chuẩn bị cho dịp đại lễ này, rất nhiều sự kiện lớn sẽ được tổ chức, bao gồm lễ diễu hành, lễ đăng quang chính thức tại Tu viện Westminster và một buổi hòa nhạc hoành tráng ở Windsor. Dù không được tiết lộ nhưng nhiều chuyên gia dự đoán rằng lễ đăng quang này có thể tiêu tốn của ngân khố số tiền lên tới 100 triệu bảng.

    chi phi le dang quang vua charles 1
    Lễ đăng quang Vua Charles dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 100 triệu bảng Anh

    Không giống như lễ đăng quang lần trước được tổ chức vào năm 1953 cho cố Nữ hoàng Elizabeth II, lễ đăng quang này, hay còn được gọi với mật danh "Chiến dịch Quả cầu vàng", sẽ là một sự kiện có quy mô nhỏ hơn, với thời lượng ngắn hơn và ít người tham dự hơn. Theo đó, quốc vương tương lai chỉ có ý định mời khoảng hơn 2.000 người tham dự thay vì 8.251 khác mời như lễ đăng quang trước.

    Tuy được cho là có phần thu gọn hơn nhưng khoản tiền 100 triệu bảng Anh mà phía hoàng gia chi cho sự kiện lần này lại gần gấp đôi so với con số 1,57 triệu bảng (tương đương 56 triệu bảng ở thời điểm hiện tại) cho đại lễ của cố Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1953.

    chi phi le dang quang vua charles 1
    Tổng chi phí cho Lễ đăng quang của vua Charles gần gấp đôi so với con số trong dịp cố Nữ hoàng đăng quang

    Theo New York Time, nguyên nhân của việc này do hoàng gia sử dụng một khoản tiền khủng cho việc đảm bảo an ninh, điều mà nhiều thập kỷ trước không phải là mối quan tâm lớn.

    Tờ The Sun cũng cho biết thêm rằng, vấn đề an ninh đặc biệt được chú trọng vào Lễ đăng quang vua Charles vào ngày 5/6 tới đây. Trang này cho biết sẽ có khoảng 11.500 cảnh sát có mặt ở khắp nơi để đảm bảo an ninh trật tự.

    Cụ thể, sẽ có cộng 9.000 sĩ quan mặc đồng phục làm nhiệm vụ ở Trung tâm Luân Đôn vào ngày Lễ đăng quang với 1.000 sĩ quan được điều động từ các lực lượng khác trên khắp đất nước. Ngoài ra, sẽ có 2.500 cảnh sát chuyên nghiệp khác từ các đơn vị bảo vệ chặt chẽ, vũ khí, hàng hải cũng như bộ phận kỵ binh, bắn tỉa...

    chi phi le dang quang vua charles 1

    chi phi le dang quang vua charles 1

    chi phi le dang quang vua charles 1
    Công tác an ninh cho đại lễ đang được tiến hành tốt.

    Theo Thể thao Văn hóa (nguồn: TIME, The Sun)

  • Mặc dù trở thành người đứng đầu nền quân chủ Anh sau cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II, phải đến tháng 5 tới Vua Charles III mới chính thức lên ngôi trong một buổi lễ long trọng.

    Theo Reuters, buổi lễ đăng cơ được tổ chức vào tháng 5 dự kiến là sự kiện đầy hào hoa, lộng lẫy và có ý nghĩa tôn giáo quan trọng. Dù đã trở thành người đứng đầu nền quân chủ, Vua Charles vẫn phải trải qua lễ đăng quang. Vậy sự kiện này có ý nghĩa cụ thể như thế nào?

    le dang co vua charles doc nhat vo nhi 1
    Vua Charles III sẽ có buổi lễ đăng quang long trọng vào tháng 5 này. Ảnh: Buckingham Palace

    Lịch sử các lễ đăng quang

    Trong gần 1.000 năm qua, các vị vua và nữ hoàng Anh đăng quang tại Tu viện Westminster ở thủ đô London, trong buổi lễ trang trọng. Buổi lễ này không có nhiều thay đổi trong những thế kỷ qua.

    Đã có 38 người đứng đầu nền quân chủ Anh trải qua buổi lễ đăng cơ tại Tu viện Westminster. Edward V - một trong 2 vị hoàng tử được cho là bị sát hại tại Tháp London vào thế kỷ XV - và Edward VIII, người thoái vị để cưới một công dân Mỹ, là những người duy nhất không được phong ngôi vua.

    Buổi lễ độc nhất trên toàn cầu

    Không có nền quân chủ nào khác trên thế giới tổ chức sự kiện tương tự như ở Anh.

    "Buổi lễ mà chúng ta sẽ chứng kiến, khi Vua Charles III được phong ngôi vua, là sự kiện chỉ có ở nước Anh và độc nhất trong sự tồn tại của nền quân chủ này", nhà sử học hoàng gia Alice Hunt cho biết.

    Buổi lễ được tổ chức bởi thống chế Anh, quan chức cấp cao nhất chịu trách nhiệm cho các sự kiện tầm quốc gia. Trong nhiều thế kỷ qua, vai trò này được đảm nhận bởi công tước xứ Norfolk và gia đình Howard.

    Hiện tại, vai trò thống chế Anh được nắm giữ bởi Edward Fitzalan-Howard, Công tước xứ Norfolk. Ông cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II.

    Tại sao phải có lễ đăng quang?

    Ban đầu, lễ đăng cơ là sự kiện cần được tổ chức cho mỗi người đứng đầu nền quân chủ. Tuy nhiên, các buổi lễ đăng cơ ngày nay chủ yếu mang tính nghi lễ.

    "Tại nước Anh, lễ đăng cơ vẫn tồn tại như sự kiện giúp hợp pháp hóa vị vua hoặc hoàng hậu trong mắt công chúng", bà Hunt cho biết.

    le dang co vua charles doc nhat vo nhi 1
    Buổi lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster. Ảnh: Westminster Abbey.

    "Ngoài ra, về bản chất, sự kiện này cũng giống như một thời khắc chuyển đổi mang tính linh thiêng. Mặc dù vị quân chủ mới lên ngôi ngay khi người tiền nhiệm qua đời, ngôn ngữ trong các lễ đăng cơ kể từ thế kỷ XIV vẫn nhấn mạnh người giữ ngôi vua hoặc hoàng hậu sẽ thay đổi tại sự kiện này", bà bổ sung.

    Chuyện gì sẽ xảy ra tại lễ đăng quang?

    Lễ đăng cơ là sự kiện tôn giáo trang trọng với nhiều nghi lễ khác nhau. Vua Charles sẽ tuyên thệ giữ gìn và bảo vệ luật pháp và Giáo hội Anh.

    Ngồi trên Ghế Đăng cơ, hay còn được gọi là ghế của Vua Edward, và giữ Viên đá Định mệnh, Vua Charles sẽ được Tổng giám mục Canterbury - người đứng đầu Giáo hội Anh trên toàn cầu - phong ngôi vua bằng dầu cùng nước thánh được ban phước tại thành phố Jerusalem.

    Đây là tâm điểm của buổi lễ và thể hiện sự đồng tình của Thượng đế đối với người đứng đầu mới của nền quân chủ Anh.

    "Tại buổi lễ tôn giáo, tâm trí của bạn có thể dễ dàng bị những từ ngữ được nói cuốn đi. Tuy nhiên, hãy tập trung vào những gì được nói và sự kiện này và ở thời điểm Charles được phong ngôi vua. Đây là những chi tiết rất đặc biệt, có truyền thống lâu đời và có ý nghĩa lớn", bà Hunt chia sẻ.

    Vua Charles cũng được ban một quả cầu bằng vàng được trang trí công phu, quyền trượng, gươm và một chiếc nhẫn. Những đồ vật này là các thành phần của Bộ trang sức Hoàng gia, thể hiện quyền lực, trách nhiệm của người đứng đầu nền quân chủ Anh cũng như uy quyền của Thượng đế.

    Tổng giám mục sau đó sẽ đặt chiếc vương miện thánh Edwards, được dùng trong các buổi lễ quan trọng suốt 35 năm qua, lên đầu Vua Charles. Vua Charles sẽ không phải người duy nhất lên ngôi trong buổi lễ này. Vợ của ông, bà Camilla cũng sẽ trải qua một nghi lễ nhỏ hơn để được phong ngôi vị nữ hoàng.

    Vua Charles sau đó sẽ rời Tu viện Westminster với một chiếc vương miện khác trên đầu, được gọi là Vương miện Nhà nước Hoàng gia.

    Theo Zing

  • su kien mung le dang quang vua charles 1
    Từ ngày 28 tháng 4 một số chuyến xe buýt sẽ được thay áo mới. Ảnh: TfL

    Chưa đầy 24 tiếng nữa, nhiều tuyến xe buýt ở London sẽ xuất hiện trên đường phố với diện mạo mới nhằm chúc mừng Lễ Đăng Cơ của Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla.

    6 tuyến xe buýt đi qua Central London sẽ được trang trí hoa văn kỷ niệm và sơn màu đỏ, xanh thẫm, xanh lam và màu hồng. 

    Người dân và du khách đến London cũng sẽ nhìn thấy một sự thay đổi trong biểu tượng vòng tròn của hệ thống tàu điện ngầm London. 

    Ở những ga tàu xung quanh khu vực diễn ra sự kiện, cũng như đường Elizabeth line và ga London Overground, logo tàu điện ngầm sẽ được gắn thêm hình Vương miện St Edward bên trên. 

    Các nhà ga "đội vương miện" bao gồm Waterloo, Green Park, Bond Street, Oxford Circus, Covent Garden và một số ga khác. Logo này cũng xuất hiện tại các ga trung chuyển quan trọng như King's Cross và London Victoria. 

    su kien mung le dang quang vua charles 1
    Logo vương miện sẽ xuất hiện tại các ga tàu điện ngầm ở Central London. Ảnh: TfL

    Xe buýt với hình ảnh trang trí mừng lễ sẽ bắt đầu chạy vào ngày 28/4. Những xe này có tuyến đường đi kết nối với các địa điểm Hoàng gia, chẳng hạn khu diễu hành ngựa Horse Guards Parade và Tu viện Westminster. Các hãng điều hành Metroline, Stagecoach, Go Ahead, RATP và Abellio đã hỗ trợ quỹ cho dự án này. Các tuyến buýt được chọn là 390, 160, 11, 87, 148, 111.

    3 trạm xe buýt trên phố Oxford Street cũng sẽ được gắn vương miện. Hành khách ngồi ở tầng trên của xe buýt và những người đi bộ trên vỉa hè đều có thể nhìn thấy. Đây là màn hợp tác giữa TfL với Công ty New West End nhằm tài trợ cho chương trình. 

    Những chiếc xe đạp điện Santander Cycles cũng được trang trí 3 màu sắc khác nhau. Du khách có thể thuê xe vào cuối tuần. Nếu tải app Santander Cycles và sử dụng code "Coronation 23", bạn sẽ được sử dụng xe 30 phút miễn phí.

    Một tấm poster thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ buổi Lễ Đăng Cơ của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 cũng sẽ được treo ở khắp mạng lưới giao thông. Tấm poster in hình Vương miện và logo tàu điện ngầm với tất cả màu sắc của mọi đường tàu. Hành khách có thể mua một bản sao tại các cửa hàng London Transport Museum. 

    su kien mung le dang quang vua charles 1
    Các tờ bướm du lịch với phiên bản giới hạn mừng Lễ Đăng Quang Vua Charles III. Ảnh: TfL

    Các tờ hướng dẫn đi lại phiên bản giới hạn cũng được giới thiệu tại một số ga tàu, trạm xe buýt và trạm xe lửa vào ngày 6 tháng 5. Tất cả các dịch vụ của TfL đều hoạt động không gián đoạn trong ngày này. 

    Bạn có thể tìm hiểu các sự kiện chính tại đây, lịch trình diễn máy bay tại đây và lễ đăng quang tại đây. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Vua Charles III nắm trong tay khối tài sản cá nhân khoảng 745 triệu USD, gần gấp đôi so với cố Nữ hoàng Elizabethh II, theo ước tính của Sunday Times.

    Theo phân tích được tờ Sunday Times của Anh công bố ngày 16/4, số tài sản cá nhân 600 triệu bảng (745 triệu USD) của Vua Charles II đã vượt qua những triệu phú khác tại Anh như vợ chồng David và Victoria Beckham (425 triệu bảng) hay ca sĩ Elton John (395 triệu bảng).

    Giá trị tài sản ròng của Vua Charles III cũng vượt xa mẹ ông, Nữ hoàng Elizabeth II, người qua đời hồi tháng 9/2022. Năm ngoái, Sunday Times ước tính giá trị tài sản ròng của bà khoảng 370 triệu bảng (460 triệu USD).

    tai san cua vua charles iii
    Vua Charles III tại Học viện Quân sự Hoàng gia Anh ở Sandhurst, tây nam London, ngày 14/4. Ảnh: AFP

    Khối tài sản của nhà vua được tính toán theo nhiều hạng mục, trong đó Điền trang Sandringham và lâu đài Balmoral được cho là "tài sản quý nhất", ước tính trị giá 245 triệu bảng và 210 triệu bảng.

    Điền trang Sandringham đem lại nguồn thu từ du lịch khi cung cấp tour tham quan và có một công ty kinh doanh nước ép táo. Cả điền trang và lâu đài này đều từng thuộc về Nữ hoàng Elizabeth, nhưng được chuyển giao lại cho Vua Charles sau khi bà mất.

    Theo luật miễn trừ thuế của Anh, Vua Charles không phải trả bất kỳ khoản tiền thuế thừa kế nào đối với hai bất động sản này.

    Theo luật, người thừa kế ngai vàng Anh chịu trách nhiệm chăm nom Công quốc Cornwall, còn quốc vương trị vì kiểm soát Công quốc Lancaster. Vua Charles được phong thái tử năm 1969, khi ông 21 tuổi. Trong thời gian phụ trách Công quốc Cornwall, ông đã tăng thu nhập thường niên của công quốc lên 42,6% từ năm 2011 tới 2022, theo phân tích của Sunday Times.

    Vua Charles cũng kiếm được tiền nhờ sản xuất và kinh doanh thực phẩm mang thương hiệu Duchy Originals, nhãn hiệu ra mắt năm 1990. Hiện nay, đây là nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống hữu cơ lớn nhất ở Anh.

    Vua Charles nổi tiếng là người tiết kiệm vì yêu môi trường. Ông thường mặc lại các bộ vest và quần áo khác nhiều lần trước công chúng.

    "Tôi thuộc nhóm người ghét vứt bỏ bất kỳ thứ đồ gì", ông trả lời tạp chí Vogue năm 2020. "Vì vậy, tôi thích bảo quản đồ, thậm chí vá lại nếu cần, thay vì vứt bỏ chúng".

    Hoàng gia Anh không trả lời yêu cầu bình luận về phân tích giá trị tài sản của Vua Charles.

    Lễ đăng quang của Vua Charles dự kiến diễn ra vào 6/5 tại Tu viện Westminster ở London. Buổi lễ đánh dấu sự chuyển giao quyền lực chính thức cho Vua Charles sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.

    VnExpress (theo NY Post)

  • Tất cả nghệ sĩ được ngỏ lời mời biểu diễn tại lễ đăng cơ của Vua Charles đều từ chối, bao gồm những cái tên đình đám như Adele, Elton John và Harry Styles...

    Rolling Stone đưa tin Adele, Elton John, Harry Styles, Spice Girls và Robbie Williams nằm trong số những nghệ sĩ từ chối lời mời biểu diễn tại lễ đăng cơ của Vua Charles vào đầu tháng 5.

    Hầu hết ngôi sao không giải thích lý do, chỉ có đại diện của Elton John xác nhận với tạp chí Mỹ rằng huyền thoại âm nhạc 76 tuổi được mời nhưng không thể tham dự do vấn đề về lịch trình.

    le dang quang vua charles 2

    Các chuyên gia nhận định không ai muốn biểu diễn trong sự kiện trọng đại vì không muốn liên quan đến những ồn ào không hồi kết của Hoàng gia Anh.

    “Gia đình hoàng gia đã phải đối mặt với một số thảm họa truyền thông thời gian gần đây. Bất kỳ ai biểu diễn tại buổi lễ sẽ phải cân nhắc liệu có bị phản ứng dữ dội khi xuất hiện trước những người hâm mộ hay không”, nhà báo Simon Jones nói với Rolling Stone.

    Ý kiến khác cho hay các nghệ sĩ cảm thấy việc liên kết với Vua Charles không có lợi cho sự nghiệp của họ vào thời điểm này.

    “Đối với họ lúc này, tạo ra câu chuyện thực sự quan trọng. Những tổ chức mang tính biểu tượng lớn như hoàng gia thường có sức nặng trong vấn đề này. Thực tế cho thấy nhiều câu chuyện đi vào sử sách bằng chữ in đậm và dấu gạch chân. Tôi hiểu tại sao có cuộc thảo luận lớn xung quanh việc các nghệ sĩ có nhận lời mời hay không. Với Nữ hoàng Elizabeth II, bà ấy thật tuyệt vời và cuốn hút đối với một số người.

    Charles không như vậy, không có di sản nào của ông ấy khiến mọi người muốn tuân theo. Sự kiện được truyền hình trực tiếp, vì vậy chắc chắn có nhiều người nghe bài hát của bạn. Nhưng về mặt chiến lược PR dài hạn, tôi không biết việc biểu diễn có bổ sung tích cực vào câu chuyện riêng của nghệ sĩ hay không, trừ khi họ kiên quyết ủng hộ chế độ quân chủ”, Meg - người đứng đầu một công ty PR âm nhạc hàng đầu nước Anh (yêu cầu giấu tên đầy đủ) phân tích.

    Nhiều vụ bê bối của gia đình hoàng gia trở thành tiêu điểm trong vài năm qua. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều ngôi sao dần xa cách sau sự ra đi của Nữ hoàng vào tháng 9/2022.

    Hoàng tử Harry và Meghan Markle rời hoàng gia gây ra căng thẳng giữa nhà Sussex và nhà vua. Đặc biệt là sau khi Harry tiết lộ những câu chuyện xấu xí của gia đình trong cuốn hồi ký Spare. Meghan cũng tấn công gia đình chồng bằng cách tố bị phân biệt chủng tộc trong cuộc phỏng vấn với Oprah Winfrey vào năm 2021.

    Scandal khác làm rung chuyển Vương quốc Anh là mối quan hệ của Hoàng tử Andrew với Jeffrey Epstein, nhà tài chính quá cố người Mỹ bị kết tội buôn bán tình dục trẻ vị thành niên. Một trong những người tố cáo Epstein khẳng định Công tước xứ York quan hệ tình dục với cô (lúc đó mới 17 tuổi). Dù phủ nhận cáo buộc, Hoàng tử Andrew không lấy được lòng tin từ công chúng.

    Đáng nói hơn, Andrew từng bảo vệ tình bạn với Epstein trên truyền thông khiến làn sóng phản đối ông càng dữ dội. Tháng 11/2019, ông bị yêu cầu rút khỏi các nhiệm vụ hoàng gia, nhưng vẫn được tham gia các cuộc họp mặt gia đình. Andrew gần đây gây chú ý với việc anh trai, Vua Charles, có ý định tặng Frogmore Cottage, nhà cũ của Harry và Meghan, sau khi đuổi cặp vợ chồng hoàng gia thoát ly.

    Tiền Phong (theo Page Six)

  • vua charles nu phong vien xinh dep 6

    Cư dân mạng thảo luận về khoảnh khắc Vua Charles bắt gặp nữ phóng viên của Daily Mail mặc chiếc váy cut-out táo bạo để quay video trên đường phố.

    Ngày 9/2, trợ lý biên tập video của tờ Daily Mail, Alicia Watts, có mặt trên đường phố ở Tây London (Anh) để trải nghiệm cảm giác mặc chiếc váy cut-out táo bạo. Theo tờ báo Anh, đây là bản sao phiên bản rẻ tiền (19 bảng Anh ~ 540.000 đồng) của thiết kế 130 bảng Anh (3,7 triệu đồng) của một thương hiệu đến từ Ba Lan đang gây sốt mạng xã hội, bắt đầu từ người mẫu Aussie Gabrielle Epstein diện. Alicia và đồng nghiệp muốn tìm hiểu chiếc váy có thiết thực trong thế giới thực không.

    vua charles nu phong vien xinh dep 6
    Nữ phóng viên Alicia Watts mặc váy hở bạo dạo phố giữa thời tiết giá lạnh. Ảnh: Daily Mail.

    Bất chấp cái lạnh tháng Hai, nữ phóng viên đi bộ từ trụ sở của Daily Mail dọc theo chiều dài của con phố High Street Kensington. Sau đó, Alicia dừng lại để chụp ảnh trên ngã tư cạnh công viên Kensington Gardens.

    Bất ngờ, khi Alicia đang vui vẻ tạo dáng bên cạnh đèn giao thông, xe chở Vua Charles đến dự sự kiện ở bảo tàng Leighton House đi ngang qua và vị quân vương tình cờ nhìn về phía nữ phóng viên từ hàng ghế sau.

    Theo Daily Mail, Vua Charles không giấu nổi sự ngạc nhiên khi vô tình chứng kiến cảnh tượng một phụ nữ mặc trang phục gần như bằng vải xuyên thấu - ở đùi, ngực, bụng và dọc một bên. Ông dường như đưa cho người quay phim một cái nhìn dò hỏi về trang phục “thiếu vải” của Alicia.

    Không chỉ khiến nhà vua “nhướng mày”, Alicia cũng phải hứng chịu vô số ánh nhìn khó hiểu từ người đi đường.

    vua charles nu phong vien xinh dep 6
    Xe chở Vua Charles đi ngang qua chỗ nữ phóng viên chụp ảnh. Ảnh: Daily Mail.

    vua charles nu phong vien xinh dep 6
    Vị quân vương nước Anh tình cờ nhìn về phía Alicia. Ảnh: Daily Mail.

    Bức ảnh nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra thích thú trước tình huống “có một không hai” này. Một số còn đùa Hoàng hậu Camilla không thích điều này.

    Tuy nhiên, không ít người cho rằng Daily Mail đang cường điệu hóa câu chuyện. Dưới bài đăng, độc giả để lại bình luận: “Bạn thậm chí không thể nhận ra khuôn mặt của ông ấy chứ đừng nói đến biểu cảm”, “Một tiêu đề câu khách”, “Vua Charles đang nghĩ, ‘Tôi cá là camera đang theo dõi phản ứng của tôi’. Nhà vua có kinh nghiệm đối phó với báo chí”, “Ông ấy không nhìn vào cô ấy, mà nhìn thẳng vào nhiếp ảnh gia”, “Khuôn mặt của ông ấy cho thấy không hứng thú chút nào”…

    Ngoài thảo luận về phản Vua Charles, cộng đồng mạng cũng đưa ra nhận xét về chiếc váy. Đa số cho rằng bộ đồ không đẹp, quá phản cảm khi mặc nơi công cộng. Họ bày tỏ không hiểu được thời trang của giới trẻ hiện nay.

    vua charles nu phong vien xinh dep 6
    Alicia lạc loài giữa những người đi đường mặc đồ ấm. Mọi người nhìn cô với ánh mắt khó hiểu. Ảnh: Daily Mail.

    vua charles nu phong vien xinh dep 6
    Vua Charles đến bảo tàng Leighton House sau khi bắt gặp cảnh tượng "khó đỡ". Ảnh: Daily Mail.

    Tiền Phong (theo Daily Mail)

  • Cảnh sát Anh đã tóm sống kẻ ném trứng vào Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla khi hai người đang có mặt ở một sự kiện tại miền bắc nước này.

    Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông cố ý ném trứng vào Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla khi hai người đang có mặt ở một sự kiện tại miền bắc nước Anh.

    Trong video lan truyền trên mạng xã hội, 4 quả trứng được nhìn thấy bay qua khu vực Nhà vua Charles III và Hoàng hậu Camilla đang đứng khi tham dự buổi lễ truyền thống ở thành phố York vào ngày 9/11. Tuy nhiên, những quả trứng này không ném trúng mục tiêu mà bay xuống đất và vỡ nát.

    Nhà vua Charles và Hoàng hậu Camilla tỏ ra không bị ảnh hưởng gì về sự việc bất ngờ và vẫn tiếp tục di chuyển.

    Ngay lập tức, các sĩ quan cảnh sát nhanh chóng phát hiện và bắt giữ kẻ ném trứng vào nhà vua ngay tại chỗ. Đám đông đã chế giễu người biểu tình ném trứng và thể hiện sự ủng hộ với Nhà vua Charles bằng câu nói “Chúa cứu rỗi nhà Vua”.

    nem trung vua charles 1
    Người đàn ông 23 tuổi đã bị bắt giữ trước cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

    nem trung vua charles 1
    Người này đã ném 4 quả trứng về phía nhà vua và hoàng hậu.

    Reuters dẫn tuyên bố của cảnh sát North Yorkshire: “Người đàn ông 23 tuổi đã bị bắt giữ trước cáo buộc gây rối trật tự công cộng sau sự việc xảy ra trên con đường Micklegate tại thành phố York. Đối tượng đã bị cảnh sát bắt giam”.

    Người đàn ông ném trứng vào Vua Charles và Hoàng hậu Camilla được xác nhận là Patrick Thelwell, 23 tuổi. Theo blog trực tuyến, Thelwell là một nhà hoạt động Cuộc nổi dậy tuyệt chủng, từng là ứng cử viên Đảng Xanh cho Hội đồng Thành phố York.

    Ngoài ra, nghi phạm này cũng là chủ tịch của Hiệp hội Làm vườn tại Đại học York, nơi anh ta đang học tiến sĩ về Phát triển toàn cầu liên ngành.

    Sự việc Nhà vua Charles bị người biểu tình ném trứng không phải là lần đầu tiên một nhân vật cấp cao trong Hoàng gia Anh từng phải đối mặt.

    Trong năm nay, chiếc xe chở Nữ hoàng Elizabeth cũng đã bị ném trứng khi bà có chuyến thăm tới Nottingham, miền trung nước Anh. Thậm chí, những người biểu tình từng ném trứng vào Thái tử Charles trong lần ông đi bộ ở trung tâm Dublin vào năm 1995.

    Tri thức & Cuộc sống (theo Reuters)

  • Theo Daily Mail, 3 dinh thự của Hoàng gia Anh là Cung điện Buckingham, lâu đài Windsor và Balmoral sẽ “không dùng” đến trong thời gian tới.

    Cụ thể, Vua Charles III và vợ là Hoàng hậu Camilla sẽ tiếp tục sống tại dinh thự cũ Clarence House ở London. Ngoài ra, Vua và Hoàng hậu dự định dành thời gian tại Lâu đài Sandringham ở Norfolk.

    Trong khi đó, Hoàng tử William xứ Wales và vợ Kate Middleton sẽ ở cùng các con tại tư dinh Adelaide Cottage ở Windsor, bất chấp những tin đồn rằng cặp đôi có thể chuyển đến lâu đài Windsor.

    dien buckingham bo trong
    Vì sao 3 dinh thự Hoàng gia Anh ‘bỏ trống’ sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II? (Ảnh: AP)

    Ngoài ra, Cung điện Buckingham đang trải qua một đợt tân trang và không thể sớm hoàn thành cho đến năm 2027 và Vua Charles III dự kiến ​​sẽ đợi công trình hoàn thành. Đợt sửa chữa Cung điện Buckingham dự kiến ​​sẽ tiêu tốn khoảng 370 triệu bảng Anh.

    Lâu đài Balmoral, nơi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, cũng sẽ không có người ở, tuy nhiên, nó có thể được mở cửa cho khách du lịch thăm quan trong tương lai gần.

    Theo các nguồn tin, Vua Charles III cho rằng sống ở Cung điện Buckingham không phù hợp với thế giới hiện đại và có cảm giác thoải mái hơn khi sống trong Clarence House.

    Mặc dù Cung điện Buckingham vẫn là trụ sở làm việc, hoạt động chính của nhà vua, tuy nhiên nơi đây sẽ không phải là nơi ở chính của Vua Charles III. Và trái ngược với truyền thống dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, cờ Royal Standard cũng sẽ được treo cả ở trên điện Buckingham và Clarence House, nơi ở hiện tại của nhà vua cách đó một quãng đi bộ ngắn.

    Cung điện Buckingham đã là nơi ở chính thức của mọi vị quân vương Anh từ năm 1837. Cố Nữ hoàng từng sống ở đây cho tới tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 buộc bà phải chuyển ra khỏi trung tâm thủ đô London đến Lâu đài Windsor.

    Bên cạnh đó, Vua Charles III được cho là không có ý định sống ở Cung điện Buckingham mà muốn mở cửa nó để công chúng đến tham quan. Một kế hoạch khác hiện được cân nhắc là để Điện Buckingham thành nơi triển lãm vĩnh viễn, tôn vinh thời kỳ trị vì dài kỷ lục của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Tuy không chọn ở Điện Buckingham, Vua Charles III không thiếu chỗ để nghỉ ngơi trong thời gian trị vì. Ngoài Clarence House, ông sẽ dành thời gian đi lại giữa các ngôi nhà khác của mình, gồm Highgrove ở hạt Gloucestershire, Sandringham ở Norfolk và Birkhall trên bất động sản Balmoral.

    Điện Buckingham ngày 11/10 thông báo lễ đăng quang của Nhà vua Charles III sẽ diễn ra tại Tu viện Westminster vào tháng 5/2023 với hình thức truyền thống trong gần 1.000 năm qua.

    Dù ông Charles, 73 tuổi, đã chính thức trở thành Nhà vua nước Anh sau khi mẹ ông, Nữ hoàng Elizabeth II, qua đời hồi tháng trước, song đại lễ đăng quang của ông sẽ chỉ chính thức diễn ra vào ngày 6/5/2023.

    Thông báo của Điện Buckingham cũng cho biết lễ đăng quang sẽ do đức Tổng Giám mục Canterbury, người đứng đầu Anh giáo, thực hiện.

    Cũng theo thông báo, lễ đăng quang sẽ duy trì "những yếu tố cốt lõi" truyền thống, trong khi cũng ghi nhận "tinh thần của thời đại hiện nay”.

    Infonet (theo DailyMail)

  • Vua Charles sẽ chính thức xác lập triều đại trong lễ đăng quang diễn ra ngày 6/5/2023. Một số nghi thức sẽ được lược bớt, đơn giản hơn ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi trị vì nước Anh.

    le dang quang cua Vua Charles III 1

    Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Thái tử Charles trở thành người kế vị ngai vàng. Ông sắp lập nên triều đại mới bằng lễ đăng quang vào năm tới. Buổi lễ lịch sử diễn ra vào ngày 6/5/2023. Theo Cung điện Buckingham, buổi lễ bắt nguồn từ truyền thống lâu đời và lễ giáo, đồng thời phản ánh vai trò của nhà vua ngày nay và hướng đến tương lai.

    Theo Mirror, tuyên bố của Cung điện Buckingham đồng nghĩa với việc buổi lễ gồm các yếu tố cốt lõi truyền thống suốt 1.000 năm qua, đồng thời công nhận tinh thần của thời đại mới. Dưới đây là những điều cần biết về ngày trọng đại của nước Anh.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Lễ đăng quang của Vua Charles dự kiến kéo dài một giờ.

    Ngày Vua Charles chính thức đội vương miện, liệu có bank holiday?

    Lễ đăng quang của Vua Charles diễn ra ngày 6/5/2023 tại Tu viện Westminster. Người tiến hành nghi lễ là Tổng giám mục Canterbury. Tu viện đã chứng kiến ​​38 lần đăng quang của các nhà vua, nữ hoàng Anh từ thời William the Conqueror ngày 25/12/1066.

    Điều bất ngờ là buổi lễ diễn ra vào thứ bảy. Theo truyền thống, lễ đăng quang không tổ chức vào cuối tuần. Lễ Đăng quang của Nữ hoàng diễn ra vào thứ Ba, trong khi của Vua George VI diễn ra vào thứ Tư. Tuy nhiên ngày 6/5/2023 được chọn vì nó không trùng với lịch thi đấu trận Chung kết Cup FA (Derby). Thời tiết tháng 5 cũng được cho là đẹp hơn tháng 6.

    Ngày 6/5 cũng là sinh nhật của Harry và con trai Archie. Cháu trai của Vua Charles lên 4 tuổi đúng dịp lễ đăng quang của ông nội.

    Ngoài ra, người dân Anh không có thêm ngày nghỉ. Theo kế hoạch của Vua Charles, đây chỉ là buổi lễ đăng quang nhỏ gọn. Sau các cuộc thảo luận cấp cao với chính phủ Anh, các bộ trưởng đồng ý rằng việc có thêm ngày nghỉ rất khó xảy ra. Tuy nhiên chính phủ vẫn đang có những cuộc thảo luận về việc dời ngày May Bank Holiday (thứ Hai 1/5) sang thứ Sáu 5/5 hoặc thứ Hai 8/5.

    Quy định trong lễ đăng quang

    Các kế hoạch cho lễ đăng quang được biết đến với mật danh Chiến dịch Golden Orb. Họ đặt ra kế hoạch chi tiết cho buổi lễ. Công tước Norfolk, người tổ chức tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II, cũng có vai trò dàn dựng lễ đăng quang. 

    Theo thông tin của Mirror, Hoàng tử William - người thừa kế ngai vàng - đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch cho buổi lễ. William chính thức trở thành Hoàng tử xứ Wales vào tháng 9. Nhưng các thông tin cho thấy William không có lễ tấn phong chính thức giống Thái tử Charles năm 1969.

    Năm 1953, lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II chứng kiến 8,000 người tập trung ở Tu viện Westminster để tham dự. Các kiến trúc sư thiết kế chỗ ngồi đặc biệt tăng số lượng ghế từ 2,000 lên 8,000.

    Trong lễ đăng quang của Vua Charles, Tu viện chỉ giữ nguyên sức chứa thông thường là 2,000 người. Hàng trăm quý tộc và nghị sĩ sẽ bỏ lỡ ngày trọng đại. Hiện tại, danh sách khách mời vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng vợ chồng Harry - Meghan và 2 con nhất định phải có mặt.

    le dang quang cua Vua Charles III 13
    Lễ Đăng quang của Nữ hoàng có 8,000 khách, nhưng buổi lễ của nhà vua chỉ có từ 2,000 - 2,500 khách, bao gồm nhiếp ảnh gia Arthur Edwards của tờ The Sun. Ông đã chụp ảnh hoàng gia suốt 40 năm. Ảnh: Contributor

    Về trang phục, người được mời đến lễ đăng quang dự kiến mặc vest thay vì áo lễ như sự kiện cách đây 70 năm. Theo truyền thống, những bộ trang phục cực kỳ trang trọng, liên quan đến áo choàng và lông thú.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Nữ hoàng từng mặc chiếc váy dài 8m, rất nặng bà cần có nhiều người trợ giúp. Ảnh: Hulton Royals Collection - Getty 

    Lễ đăng quang của Charles dự kiến có quy mô nhỏ và ngắn hơn so với Nữ hoàng Elizabeth II, có thể chỉ kéo dài một giờ thay vì hơn ba giờ. Điều này được cho là làm hài lòng khán giả truyền hình. Gần 70 năm trước, lễ đăng quang của Nữ hoàng kéo dài ba giờ và có khoảng 27 triệu người theo dõi trực tiếp.

    Trong ngày trọng đại, Charles được thoa dầu thánh, nhận Quả cầu Chủ quyền The Sovereign's Orb, nhẫn và quyền trượng. Nhà vua cũng được trao vương miện và ban phước trong buổi lễ lịch sử.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Quả cầu Chủ quyền The Sovereign's Orb. Ảnh: Royal Collection Trust.

    Vua Charles được Đức Tổng giám mục xức dầu và tuyên thệ "duy trì và bảo tồn quyền bất khả xâm phạm khu định cư của Giáo hội Anh, cũng như tôn thờ giáo lý, kỷ luật và chính phủ, cũng như luật pháp được thiết lập ở Anh".

    Camilla cũng được xức dầu thánh và trao vương miện, giống với vợ của Vua George VI vào năm 1937. Hồi tháng 2, Nữ hoàng tán đồng, thông qua quy định phong Công tướng xứ Cornwall thành Vương hậu Consort nếu Charles lên ngôi. Theo các phụ tá hoàng gia, khi kết hôn với Charles, Camilla không muốn trở thành vương hậu dù đó là điều bắt buộc.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Chiếc Ngai đăng quang ở Điện Westminster. Ảnh: Getty.

    Các nghi lễ truyền thống và vương miện hùng vĩ

    Theo Mirror, một chi tiết tuy nhỏ nhưng quan trọng có thể bị loại bỏ khỏi lễ rước. Do lo ngại trước tình hình kinh tế thế giới khó khăn, việc dâng vàng cho nhà vua theo truyền thống lâu đời khó xảy ra.

    Trong lễ đăng quang năm 1953, nữ hoàng nhận một miếng vàng. Nguồn tin nói trong thời đại mọi người đều cảm thấy khó khăn, điều này nhiều khả năng không xảy ra.

    Các truyền thống cổ xưa như Tòa án yêu sách, nơi quyết định ai có quyền thực hiện một số vai trò nhất định, cũng được cho là sẽ bị ảnh hưởng. Song, những nghi lễ quan trọng khác vẫn được tiến hành, nhất là việc xức dầu cho nhà vua - người tuyên thệ với người dân Anh.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Vua Charles III sẽ ngồi lên chiếc Ngai 700 năm tuổi của Vua Edward. Ông sẽ được xức dầu từ một chiếc thìa vàng 900 tuổi.

    Điều mà người dân muốn thấy trong lễ đăng quang là khoảnh khắc tân vương đội vương miện. Hiện tại, nhiều nguồn tin cho thấy Charles sẽ đội vương miện của St Edward. Đây là vương miện được Charles II đội vào năm 1661, thay thế cho vương miện thời Trung cổ bị nấu chảy năm 1649.

    Theo Royal Collection Trust, vương miện được làm từ bộ khung bằng vàng nguyên khối với hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz và đá tourmaline.

    Nhiều nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng Vương hậu Camilla đội vương miện được trao cho Thái hậu năm 1937. Vương miện đính 2,800 viên kim cương và được Thái hậu mang trong lễ đăng quang con gái là Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953. Trong số 2,800 viên đá quý này có viên kim cương Koh-i-Noor từng thuộc về Hoàng gia Ấn Độ. Viên kim cương này từng được Công ty East India tặng cho Nữ hoàng Victoria 170 năm trước, nhưng vẫn chưa rõ làm sao công ty này có được viên kiêm cương đó.

    le dang quang cua Vua Charles III 1Hoàng gia Anh có một cuộc tranh chấp với Ấn Độ về viên kim cương Koh-i-Noor. Ảnh: Rex

    Hiện tại Ấn Độ đang muốn lấy lại viên kim cương này, do đó nếu bà Camilla đội chiếc vương miện trong ngày đăng quang, người ta lo sợ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit giữa 2 nước.

    Chi phí cho Lễ đăng quang là bao nhiêu? Ai chi trả?

    Hoàng gia Anh thường chi trả cho các đám cưới nhưng Chính phủ sẽ trả tiền cho Lễ đăng quang. Ủy ban Operation Golden Orb, chuyên trách tổ chức các lễ kỷ niệm, ước tính một lễ đăng quang tối giản cũng tốn đến 100 triệu bảng. 

    Vào năm 1953, dù nước Anh chỉ mới vực dậy từ Thế chiến II và thực phẩm vẫn còn thiếu thốn nhưng chính phủ của Thủ tướng Winston Churchill đã chi 1.5 triệu bảng cho Lễ đăng quang của Nữ hoàng. Số tiền này tương đương 50 triệu bảng ngày nay. Nhưng lễ đăng quang của Vua Charles có thể tốn gấp đôi do chi phí an ninh.

    Tuy nhiên tiền bán bản quyền truyền hình sẽ thu được nhiều hơn chi phí bỏ ra, đồng thời giúp thúc đẩy du lịch. Hiện giờ các khách sạn đã bắt đầu nhận được đặt phòng. 


    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla sẽ di chuyển bằng xe kéo bằng vàng mà Nữ hoàng từng sử dụng trong Lễ đăng quang năm 1953. Ảnh: PA.

    le dang quang cua Vua Charles III 1
    Hoàng tử Charles lúc 4 tuổi, có vẻ chán nản trong Lễ đăng quang của mẹ. Ảnh: PA.

    Viethome/Tiền Phong (theo The Sun)

  • Ngày 30-9, Công ty in tiền quốc gia Anh Royal Mint công bố hình ảnh đầu tiên về đồng 50 xu và đồng năm bảng Anh in chân dung của Vua Charles III. Các đồng tiền mới sẽ được lưu hành trong vài tuần tới.

    dong xu in hinh vua charles 3

    Theo đúng truyền thống, chân dung Vua Charles III trên các tiền xu quay mặt sang trái, hướng ngược lại với người tiền nhiệm và cũng chính là mẫu thân của ông - Nữ hoàng Elizabeth II, theo Hãng tin Reuters.

    Nhà điêu khắc Martin Jennings là người đã khắc chân dung cho Vua Charles III. Bức chân dung được bao quanh bởi dòng chữ bằng tiếng Latin, có nghĩa là "Vua Charles III, nhờ ân điển của Chúa, Người bảo vệ đức tin".

    "Nó là tác phẩm nhỏ nhất mà tôi đã tạo ra, nhưng thật vinh dự khi biết rằng nó sẽ được mọi người trên thế giới nhìn thấy và cầm nắm trong nhiều thế kỷ tới", nghệ nhân Jennings chia sẻ.

    Giống như các vị vua trước đây và không giống Nữ hoàng Elizabeth II, Vua Charles III không đội vương miện trong chân dung in trên tiền xu. Vua Charles III đã đích thân phê duyệt chân dung này và rất hài lòng với nó, theo Đài BBC.

    dong xu in hinh vua charles 1
    Mặt trái của đồng 50 xu (trái) và đồng 5 bảng Anh mới của Anh - Ảnh: PA MEDIA

    Đầu tuần sau, Royal Mint sẽ bán đồng 50 xu cho những người thích sưu tập. Dự kiến đồng xu này sẽ được lưu hành rộng rãi vào trước cuối năm 2022.

    Mặt trái của đồng 50 xu in lại hình từng khắc trên đồng xu năm 1953, được tạo ra để kỷ niệm Nữ hoàng Elizabeth II đăng cơ.

    Trong khi đó, mặt trái của đồng 5 bảng Anh mới in hai chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II, thể hiện hành trình của bà từ thời trẻ cho đến khi già.

    Ngày 8-9, Nữ hoàng Elizabeth II băng hà ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì. Khoảng 27 tỉ đồng xu in chân dung của bà vẫn được sử dụng trong các cửa hàng.

    Bà Anne Jessopp, giám đốc điều hành Royal Mint, cho biết các đồng xu thường tồn tại khoảng 20 năm, do đó các đồng xu in chân dung Nữ hoàng Elizabeth II và Vua Charles III sẽ cùng lưu hành trong nhiều năm tới.

    Từ đầu năm 2023, các đồng xu mệnh giá từ 1 xu cho đến 2 bảng Anh sẽ được đúc cùng chân dung Vua Charles III. Chúng sẽ được dùng để thay thế những đồng xu hỏng và bị mòn, hoặc để đáp ứng nhu cầu bổ sung tiền xu.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Các chuyên gia lịch sử và chính trị tại Đại học Cardiff (xứ Wales) nói sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ góp phần thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hiện hữu bên trong Vương quốc Anh.

    Tại khu phố cổ của Edinburgh, khi tuyên ngôn dành cho Vua Charles III được đọc lên và tiếng súng mừng vang lên từ lâu đài cổ kính của thành phố, một nhóm người biểu tình nhỏ bắt đầu ồn ào, theo Reuters.

    Một thanh niên mặc chiếc áo phông có dòng chữ "Có thể có một Scotland khác". Những người biểu tình khác giơ các tấm biển có nội dung: "Cộng hòa ngay bây giờ".

    Vua Charles III lên ngôi vào thời điểm chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy ở Scotland, Wales và Bắc Ireland. Hai đảng chính trị lớn nhất ở Scotland và Bắc Ireland muốn rời khỏi Vương quốc Anh, trong khi 1/4 dân số ở Wales ủng hộ độc lập.

    tuong lai lien hiep anh 1

    Thủ hiến Scotland thậm chí tuyên bố bà muốn mở cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về việc tách khỏi Anh. Nếu điều này thành công, một số chuyên gia cho rằng Scotland sẽ dẫn đường cho các vùng còn lại của Vương quốc Anh thực hiện bước đi cụ thể hơn để đạt được độc lập.

    “Một cuộc trưng cầu dân ý như vậy đang có nhiều khả năng thành công hơn ở Scotland”, giáo sư Justin Lewis - chuyên gia về truyền thông, văn hóa và chính trị của Trường Báo chí, Truyền thông và Văn hóa thuộc Đại học Cardiff, trường đại học hàng đầu xứ Wales - chia sẻ.

    Trong khi đó, Marion Loeffler - giáo sư lịch sử xứ Wales tại Trường Lịch sử, Khảo cổ học và Tôn giáo thuộc Đại học Cardiff - không đưa ra dự đoán nhưng phân tích “nếu Scotland độc lập khỏi Anh, thì những nỗ lực của xứ Wales cũng sẽ được tăng cường hơn nữa.

    "Ngoài ra còn có những nỗ lực để tái thống nhất Cộng hòa Ireland với Bắc Ireland - vùng lãnh thổ vẫn là một phần của Vương quốc Anh”, vị chuyên gia nói.

    Vì sao Scotland muốn độc lập?

    Hồi tháng 9/2014, khi Scotland tổ chức cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên về việc tách khỏi Vương quốc Anh, kết quả cuộc bỏ phiếu khá sát nhau giữa 2 luồng ý kiến. Cuối cùng, Scotland ở lại với 55% phiếu chống và 45% phiếu thuận.

    Kể từ đó đến nay, ý định này vẫn chưa từng biến mất. Thủ hiến Nicola Sturgeon đã kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý khác - "indyref2" - ngay sau khi toàn bộ Vương quốc Anh bỏ phiếu rời EU trong cuộc trưng cầu Brexit năm 2016, trong khi phần lớn người Scotland không mong muốn điều đó.

    Những người ủng hộ nền độc lập cho rằng Scotland nên tự nắm lấy tương lai của mình và thôi bị ràng buộc bởi Anh và chính phủ đảng Bảo thủ cầm quyền của họ.

    Kể từ đó, thủ hiến Scotland đã nhiều lần nỗ lực thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu khác nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào với chính phủ Anh. Bà Sturgeon gần đây tiếp tục theo đuổi ý định mở cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, mà bà mong muốn diễn ra vào ngày 19/10/2023.

    Giờ đây, vấn đề này một lần nữa trở nên nổi cộm, với việc nhiều người cho rằng sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II là thời điểm thích hợp để chấm dứt nền quân chủ.

    Vào tháng tới, tòa án hàng đầu của Anh sẽ xem xét để ra phán quyết về việc liệu Scotland có thể tổ chức hợp pháp cuộc trưng cầu dân ý thứ hai hay không.

    Theo các chuyên gia về lịch sử và chính trị Anh, mong muốn tách khỏi Anh của Scotland vốn xuất phát từ lịch sử độc lập cách đây hơn 300 năm của vùng đất này, kèm theo đó là những khác biệt trong thể chế, và trong mong muốn có tiếng nói riêng của người dân.

    “Scotland chỉ được thống nhất với Anh vào năm 1707, như là một ‘Liên minh vương thất’ hơn là một sự hợp nhất giống ‘Đạo luật Liên hiệp’ đã hợp nhất Wales vào Anh vào năm 1536 và 1542”, bà Marion Loeffler nói.

    Scotland vẫn giữ nhiều thể chế riêng và có giáo hội riêng, trong khi sự khác biệt của Wales so với Anh chủ yếu được thể hiện trong văn hóa và ngôn ngữ xứ này, bà nói thêm.

    Trong khi đó, giáo sư Justin Lewis cho rằng nếu cuộc trưng cầu dân ý được cho phép, dù kết quả vẫn còn khó đoán, đây dường như là thời điểm mang lại nhiều cơ hội hơn cho Scotland.

    “Tôi cho rằng cơ hội thành công trong cuộc trưng cầu dân ý như vậy sẽ cao hơn khi đảng Bảo thủ đang không cầm quyền ở Scotland, đặc biệt là sau thời gian dài. Cuộc trưng cầu dân ý dường như cũng hình thành từ việc nhiều người dân Scotland cảm thấy không được đại diện trong đảng cầm quyền (Anh)”, vị giáo sư nêu quan điểm.

    Có ba đảng chính ở Scotland, gồm Công đảng, đảng Dân tộc Scotland, và đảng Bảo thủ. Trong thời gian dài, đảng Bảo thủ - vốn là đảng cầm quyền của chính phủ Anh nói chung nhưng ít phổ biến hơn ở Scotland - đã không được bầu làm đảng quản lý vùng lãnh thổ này. Đảng Dân tộc Scotland cầm quyền hiện tại ủng hộ việc độc lập.

    “Tôi nghĩ ở Scotland có tâm lý thất vọng vì cho rằng dù người dân đây bỏ phiếu cho điều gì, đảng cầm quyền Anh sẽ làm điều gì đó khác so với mong muốn của họ. Vì vậy, họ có cảm giác như lá phiếu của mình không có trọng lượng”, ông Lewis nói rõ.

    Ông nêu ra Brexit là một ví dụ điển hình cho việc này. Scotland đã bỏ phiếu khá dứt khoát để ở lại EU, nhưng họ buộc phải rời EU vì kết quả diễn ra theo chiều ngược lại trên toàn nước Anh.

    “Tôi nghĩ đó là nguồn gốc của việc Scotland muốn độc lập. Tôi cho rằng Scotland cũng nhìn vào một số quốc gia khác gần họ, đặc biệt là các nước Bắc Âu, những quốc gia dân chủ xã hội nhỏ nhưng rất thành công. Và họ nghĩ ‘Chúng ta cũng có thể được như vậy’”.

    Viễn cảnh nếu Scotland rời Vương quốc Anh

    Các chuyên gia cho rằng nếu Scotland thành công tách khỏi Vương quốc Anh, điều này sẽ kéo theo nhiều thay đổi lớn về kinh tế và chính trị.

    Giáo sư Loeffler cho rằng giữa lúc phong trào dân tộc nổi lên trên khắp Vương quốc Anh chứ không chỉ riêng Scotland, thì việc Scotland độc lập có thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào ở xứ Wales, cũng như nỗ lực tái thống nhất Bắc Ireland với Cộng hòa Ireland.

    Trong trường hợp tệ nhất, “điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Liên hiệp Vương quốc Anh”, giáo sư Loeffler nói.

    Dẫu vậy, bà nói rằng mức độ ảnh hưởng của sự kiện này tới chế độ quân chủ và hoàng gia vẫn còn phải xem xét. “Quốc vương Anh vẫn là người đứng đầu khối Thịnh vượng chung, và nếu Scotland, Wales hay Bắc Ireland tách khỏi Anh thì họ vẫn có thể là thành viên của khối này. Người ta khi đó cũng có thể hình dung quần đảo Anh là một liên minh của các quốc gia độc lập”, vị chuyên gia nói.

    Ông Lewis đồng ý và phân tích thêm về tầm ảnh hưởng của hoàng gia Anh nếu viễn cảnh này xảy ra.

    Ông cho rằng công chúng Scotland, giống như nhiều vùng khác của Anh, có sự chia rẽ trong thái độ đối với gia đình hoàng gia. Có những người xem chế độ quân chủ là điều tốt, có người không.

    “Có thể thấy điều này ở mức độ rộng hơn, trong số các nước thuộc khối Thịnh vượng chung. Có phong trào cộng hòa mạnh mẽ ở các nước như Australia, Canada và Jamaica. Khi điều đó bắt đầu xảy ra, có thể thấy mọi người có lẽ đang từng chút một rời xa hoàng gia”, vị giáo sư phân tích.

    “Tôi nghĩ rằng việc hài hòa những mâu thuẫn đó luôn là điều khó khăn cho nữ hoàng, nhưng bà đã khá thành công, bởi sự chăm chỉ và khiêm tốn trong cách ứng xử của bà”, ông nói thêm.

    Ngoài ra, giáo sư Lewis cũng phân tích thêm về cái lợi và bất lợi nếu Scotland độc lập.

    “Rõ ràng sẽ có những bất lợi về kinh tế, như chúng ta đã thấy đối với Brexit. Các nhà kinh tế khá chắc chắn rằng điều đó không tốt cho Anh. Brexit dẫn đến những tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Tôi nghĩ điều tương tự cũng có thể xảy ra với Scotland khi tách khỏi Anh”.

    Tuy nhiên, vị giáo sư cho rằng nếu thành công (độc lập), "Scotland có thể tái gia nhập EU. Về lâu dài điều này có thể mang lại lợi thế kinh tế và sẽ hóa giải được một số bất lợi”.

    Quan hệ giữa hoàng gia Anh và xứ Wales

    “Mối quan hệ giữa Vua Charles và Wales - cũng như các vị thân vương trước đó - không thân thiết như mối quan hệ của ông với công chúng Anh và các bộ phận công chúng Scotland”, giáo sư Loeffler cho biết.

    tuong lai lien hiep anh 1
    Nữ hoàng Elizabeth II giới thiệu thái tử Charles với người dân xứ Wales sau khi ông được phong làm thân vương xứ Wales vào tháng 7/1969. Ảnh: Popperfoto.

    Thái tử Charles và các “thân vương xứ Wales” khác đã được coi là biểu tượng của mối quan hệ thuộc địa giữa Anh và Wales. Trong lịch sử, xứ Wales từng có người cai trị riêng là người bản xứ.

    Theo giáo sư Lewis, các hoàng tử bản xứ của Wales có xu hướng chống lại người Anh. Một trong số họ rất nổi tiếng và vẫn là một nhân vật lịch sử được tôn kính ở Wales, Owain Glyndwr. Ông cũng là người cai trị bản xứ cuối cùng của vùng đất này kể từ những năm 1400.

    Các cuộc thăm dò cho thấy khoảng 25% người dân Wales ủng hộ độc lập, trong đó có rất nhiều người trẻ tuổi. Trong khi phần lớn thế hệ trước (trên 50 tuổi) vẫn tin rằng chế độ quân chủ Anh phù hợp với xứ Wales, ý kiến này ​​lại gây chia rẽ trong thế hệ trẻ.

    Theo giáo sư Loeffler, Vua Charles đã cố gắng củng cố mối quan hệ của mình với xứ Wales. Năm 2000, ông làm sống lại một truyền thống trong hoàng gia ở xứ Wales khi khôi phục vị trí nghệ sĩ đàn hạc hoàng gia, sau hơn 100 năm vị trí này bị bỏ trống. Lần gần nhất vị trí này có người đảm nhiệm là vào năm 1871.

    Ông cũng đã phát động “Chiến dịch len” toàn cầu năm 2010 nhằm giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của len và giúp hỗ trợ và phát triển ngành công nghiệp len ở Wales.

    Tuy nhiên, việc ông ngay lập tức phong Hoàng tử William và phu nhân Kate là thân vương và công nương xứ Wales mà không tham vấn với nhà lãnh đạo chính trị của Wales Senedd Mark Drakeford đã dẫn đến sự phản đối từ một bộ phận người dân xứ này.

    Giáo sư Lewis bổ sung dẫn chứng về tranh cãi gần đây xoay quanh việc cây cầu nối Wales với Anh được đặt tên là cầu Thân vương xứ Wales. “Rất nhiều người ở xứ Wales cảm thấy không hài lòng khi họ không được hỏi ý kiến”, ông nói.

    tuong lai lien hiep anh 1
    Một cuộc biểu tình ủng hộ độc lập ở Edinburgh, Scotland, năm 2018. Ảnh: Jeff J Mitchell

    Nói về những kỳ vọng của dân chúng đối với tân vương về việc đoàn kết đất nước trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc nổi lên, các vị chuyên gia thừa nhận Vua Charles có thể phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng lưu ý rằng nhà vua không phải là nhân vật mấu chốt có thể giải quyết vấn đề.

    “Nếu nhìn vào các phong trào độc lập, ở cả Scotland, Wales và Bắc Ireland hiện nay, rất khó để nói rằng chúng tôi đoàn kết. Chúng tôi đã có một nền chính trị chia rẽ rất rõ ràng trong vài năm qua. Các ý kiến xung quanh Brexit là một ví dụ rất điển hình”, ông Lewis nói.

    “Brexit đã dẫn đến tăng giá và các vấn đề với nguồn cung hàng hóa tiêu dùng. Chúng tôi cũng vừa có thủ tướng mới, và chúng tôi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng với giá cả tăng chóng mặt”, giáo sư Loeffler bổ sung.

    “Những tháng tiếp theo sẽ rất quan trọng trong việc quyết định liệu vua Charles III, cũng như thân vương và công nương mới của xứ Wales, có thể thiết lập lại mối quan hệ của họ với xứ này hay không”, bà nói thêm.

    Theo Zing

  • Các clip chế nhạo ngoại hình của Hoàng hậu Camilla, so sánh bà với cố Công nương Diana nằm trong số nội dung được quan tâm nhiều nhất, theo The Guardian.

    Sau cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II, loạt bài đăng có nội dung lạm dụng và thông tin sai lệch được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều trong số đó nhắm vào Camilla, tân hoàng hậu của Vương quốc Anh.

    Những bức ảnh chế về Meghan Markle, cùng bài viết chứa tin giả về sự qua đời của cố nữ hoàng cũng được lan truyền, theo Guardian.

    Trong số đó, một video dựng bằng loạt ảnh của bà Diana và bà Camilla, với dòng chú thích “Người phụ nữ mà ông ấy lừa dối và người phụ nữ ông ấy chọn để ngoại tình” đã đạt hơn 1,1 triệu lượt thích chỉ sau một tuần xuất hiện trên TikTok. Dưới đoạn clip, vô số bình luận đưa ra sự so sánh cay nghiệt giữa 2 người phụ nữ.

    hoang hau camilla bi phi bang 2
    Danh tính và cuộc đời của bà Camilla bỗng dưng nóng trở lại trên các phương tiện truyền thông kể từ sau khi trở thành hoàng hậu. Ảnh: Getty.

    Cũng trên nền tảng này, các clip chia sẻ hình ảnh Meghan tại lễ tưởng niệm cố Nữ hoàng Anh và chỉ trích cô sao chép một bộ trang phục cũ của cố Công nương Diana. Một trong số đó được yêu thích hơn 3,7 triệu lần dù tang lễ, dự kiến tổ chức vào ngày 19/9, vẫn chưa diễn ra.

    Trên thực tế, trong khi Nữ công tước Sussex nhiều lần bị nhắm làm mục tiêu lạm dụng trực tuyến, việc phỉ báng tân hoàng hậu là hiện tượng mới hơn, The Guardian nhận định.

    Suốt nhiều năm kể từ khi cuộc hôn nhân giữa Vua Charles III và cố Công nương Diana tan vỡ năm 1996, bà Camilla bị coi là “kẻ phá hoại hôn nhân”.

    Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông tập trung nhiều hơn vào công việc từ thiện và tính cách thân thiện, dễ gần của bà. Những người chỉ trích hoàng hậu hầu như chỉ tồn tại trong các nhóm kín.

    Tới khi bộ phim truyền hình The Crown của Netflix được phát sóng, giới trẻ mới "thổi bùng" trở lại nội dung tiêu cực, phỉ báng bà Camilla. Đối với nhiều người, lần đầu tiên họ tiếp xúc với thông tin về Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla có thể là trên mạng xã hội.

    Tiến sĩ Laura Clancy, giảng viên truyền thông Đại học Lancaster, người đã nghiên cứu các đại diện truyền thông của gia đình hoàng gia, nói rằng "việc đưa tin tiêu cực từng chút một" có thể tác động cách định hình quan điểm của Gen Z về gia đình hoàng gia.

    Mặc dù động cơ đăng nội dung khác nhau, hành vi này có thể tạo ra lợi nhuận lớn cho chủ tài khoản dưới dạng lượt xem, lượt thích, lượt theo dõi và doanh thu quảng cáo.

    Chỉ tính riêng Vương quốc Anh, các tìm kiếm trên Google bị thống trị bởi các truy vấn liên quan đến hoàng gia kể từ khi Nữ hoàng qua đời, với 9 trên 10 cụm từ tìm kiếm thịnh hành nhất về cố nữ hoàng quá cố hoặc vị quân chủ mới.

    Do đó, nhiều tài khoản bắt đầu tạo các nội dung liên quan đến Hoàng gia Anh, cụ thể là phỉ báng Hoàng hậu Camilla và Nữ công tước Sussex. Chẳng hạn, chỉ sau vài tiếng nữ hoàng băng hà, một tài khoản đang làm nội dung về gia đình Kardashian nay lại chuyển sang làm clip về tân hoàng hậu.

    Theo Imran Ahmed, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chống lại Sự thù địch Kỹ thuật số (CCDH), số lượng lớn bài đăng cho thấy những kẻ xấu đang tìm cách “khai thác cơ hội” từ những sự kiện tin tức lớn như thế nào, bao gồm truyền bá thông tin sai lệch và nội dung thù địch, sau đó được các nền tảng mạng xã hội “khuếch đại” để tăng mức độ tương tác.

    “Không nghi ngờ gì về chuyện các nền tảng đang khuếch đại những nội dung đó, bởi càng nhiều người quan tâm và bàn tán, doanh thu càng cao”, ông nói.

    Kiểu mô hình kinh doanh này có nguy cơ tạo ra “ảnh hưởng trên mọi thế hệ”, theo ông Ahmed.

    “Vấn đề này không đơn thuần chỉ là cuộc tranh luận về hoàng gia. Nếu thấy điều gì đó thường xuyên, chúng ta sẽ nghĩ nó có khả năng chính xác. Điều đó có thể hình thành tâm trí người trẻ theo cách thực sự nguy hiểm”, ông nói thêm.

    Theo Zing

  • Hình ảnh đôi bàn tay sưng đỏ của Vua Charles III được lan truyền mạnh mẽ. Bác sĩ cho biết tân vương có thể bị viêm khớp hoặc phù nề nhưng cả 2 đều không gây lo ngại về sức khỏe.

    Sau khi mẹ là Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Vua Charles III dành cả tuần qua để gặp gỡ người dân đến bày tỏ niềm tiếc thương bà trên khắp Vương quốc Anh. Điều đó dường như khiến bàn tay ông tổn thương, theo The New York Post.

    ban tay phu ne cua vua charles 1
    Bàn tay ửng đỏ của vua Charles

    Những hình ảnh mới cho thấy lòng bàn tay của vị vua 73 tuổi đỏ ửng, thô ráp và nứt nẻ sau 7 ngày liên tiếp bắt tay với công chúng.

    Các khoảnh khắc được chụp tại Cardiff (xứ Wales) hôm 16/9 khi tân vương chào hỏi mọi người bên ngoài nhà thờ Llandaff sau lễ cầu nguyện và tưởng niệm Nữ hoàng quá cố.

    Đó là điểm dừng chân mới nhất của Vua Charles III. Ông đã bắt tay hàng nghìn người dân ở Anh, Scotland và Bắc Ireland trong tuần này. Vua Charles III có khả năng sử dụng nước khử khuẩn sau đó và điều này chỉ khiến da tay ông thêm tổn thương.

    king charles red hands 04
    Lòng bàn tay của Vua Charles III đỏ ửng và chai sần sau 7 ngày liên tiếp bắt tay với người dân trên khắp Vương quốc Anh. Ảnh: POOL/AFP.

    Đầu tuần này, khi Vua Charles tham dự các sự kiện, nhiều người chú ý tới những ngón tay sưng đỏ của ông.

    TS Gareth Nye, giảng viên cao cấp tại Đại học Chester, nói với Daily Star rằng tân vương có thể bị viêm khớp.

    “Các ngón tay thường trở nên cứng, đau và sưng tấy. Mặc dù thuốc có thể giúp giảm đau, tình trạng sưng vẫn có thể tồn tại”, ông nói.

    TS Nye cũng cho biết nhà vua đang bị phù nề. Đó là tình trạng cơ thể bắt đầu giữ lại chất lỏng ở các chi, bình thường là chân và mắt cá chân nhưng cũng có thể ở ngón tay, khiến chúng sưng lên.

    “Đây là tình trạng phổ biến, thường ảnh hưởng đến người trên 65 tuổi”, ông cho biết.

    TS Nye nói thêm: “Trước mắt, không có bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe được kết luận do ngón tay bị sưng. Rất có thể đó là dấu hiệu của tuổi tác quốc vương”.

    Vua Charles III vẫn thu hút sự chú ý với những ngón tay của mình nhưng dường như ông không gặp trở ngại gì.

    Tại cuộc gặp với Hội đồng Đăng cơ hôm 10/9, Vua Charles III tỏ vẻ không hài lòng, dùng tay ra hiệu trợ lý di chuyển ống đựng bút và những chiếc bút làm vướng tay ông khi ký các tài liệu.

    Theo Zing