• Nhiều năm trước, trong ngày cưới của người họ hàng chung, tôi bất ngờ gặp lại Danh từ Việt Nam sang. Danh cho biết để có visa sang Vương Quốc Anh (UK) mẹ Danh phải chuyển quyền đứng tên căn nhà mặt tiền cho Danh.

    Nhân viên sứ quán UK nhận ra điều này khi xem bản sao sổ hồng và đặt câu hỏi. Danh trả lời thẳng "mẹ tôi phải làm việc này vì các ngài lo tôi không quay lại Việt Nam". Sự thẳng thắn, "đánh bài ngửa" khi phỏng vấn đã giúp Danh có visa Anh Quốc.

    Tôi cũng biết một Việt kiều khác. Chú này sửa nhà và viết thư bảo lãnh visa du lịch cho người cháu là thợ hồ. Trong khi phỏng vấn, người cháu vô tình nói hớ là ngoài việc thăm người thân, đi du lịch, còn mong muốn giúp chú sửa nhà. Hồ sơ visa vì vậy bị từ chối. Ngoài ra, người chú này có thể bị đưa vào danh sách đen, cả đời không thể bảo lãnh thành công một người thân nào sang Anh Quốc.

    Tôi có lần giúp điền hồ sơ mời cô của một Việt kiều sang UK thăm cháu. Hồ sơ xin visa của cô bị từ chối, cho dù điều kiện kinh tế khá đảm bảo. Tôi được cho biết, Đại sứ quán UK gởi thư về địa phương để yêu cầu công an xã xác minh và đã phát hiện ra những nội dung trả lời sai thực tế.

    Qua ba câu chuyện trên, có thể rút ra hai điểm chung. Một là, nơi cấp visa lo lắng người được cấp visa trốn ở lại nước sở tại. Đây là lý do về kinh tế. Hai là tính trung thực, một khía cạnh văn hóa. Những người thiếu trung thực dễ dẫn đến các mối nguy về an ninh cũng như gia tăng tỷ lệ tội phạm, hay các gánh nặng an sinh xã hội.

    Theo Chỉ số quyền lực hộ chiếu toàn cầu (World Power Index) thì hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 75, có thể được nhập cảnh vào 51 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 19 nước là miễn thị thực và 32 nước có thể làm visa khi đến nơi (visa on arrival). Theo tổ chức Henley and Partners, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 92 toàn cầu, có thể nhập cảnh 55 nước, cùng hạng với các nước như Ai Cập, Bhutan, Haiti, Cộng hòa Trung Phi. Đứng cuối bảng là Afghanistan, xếp thứ 109.

    Câu hỏi đặt ra: đâu là các yếu tố then chốt, và làm sao tấm hộ chiếu Việt Nam có được thứ hạng cao như các nước láng giềng, như Brunei (hạng 21), Malaysia (12), hoặc Singapore (1).

    Theo tôi, tăng trưởng về GDP chưa đủ để bảo đảm quyền lực hộ chiếu. Việt Nam hiện là một trong 35 nước có GDP cao nhất thế giới (hạng 34), theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế học và Kinh doanh (Centre for Economics and Business Research - CEBR). Nhưng điều này không giúp hộ chiếu Việt Nam có thứ hạng cao. Trung Quốc có GDP thứ hai thế giới, nhưng xếp hạng hộ chiếu thứ 64, hay Ấn Độ xếp thứ 85, Indonesia (68), Nga xếp thứ (55).

    Khi tìm tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người với xếp hạng hộ chiếu, tôi nhận thấy, nhìn chung, các nước có thu nhập bình quân đầu người cao, thì chỉ số quyền lực hộ chiếu tăng và ngược lại. Tuy vậy, tương quan này có nhiều ngoại lệ. Qatar là nước có thu nhập trung bình đầu người 81.968 USD/năm, nhưng chỉ xếp thứ 55, sau Venezuela xếp hạng 47, là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam. Một ví dụ khác là Saudi Arabia - một nước giàu có khác ở Vùng Vịnh nhưng hộ chiếu chỉ xếp hạng 63.

    visa tt aq 1

    Vì vậy, còn nhiều yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến xếp hạng hộ chiếu. Theo tôi, đó chính là mối quan hệ giữa các nước, ví dụ chiến tranh lạnh, căng thẳng địa chính trị, các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn, hợp tác kinh tế, chính sách đầu tư, trao đổi văn hóa, công nghệ và đổi mới sáng tạo, và nguyên tắc "bánh ít đi, bánh quy lại" (hay còn gọi là "tương nhượng", reciprocity, trong ngoại giao). Ngoài ra còn kể đến các yếu tố xã hội như tỷ lệ tội phạm và văn hóa người dân của nước đó.

    Khá nhiều nước có quy mô nhỏ về GDP và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao, nhưng có thứ hạng hộ chiếu rất cao như Hy Lạp xếp thứ 5, Lithuania, Estonia, Latvia, Slovakia, Slovenia xếp hạng 7 đến 9, được miễn thị thực hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong số lý do chính là các nước trên thuộc Cộng đồng chung châu Âu (EU). Mặc định, các nước này được miễn thị thực cho 27 nước thuộc EU. Thế mạnh ngoại giao của EU với các khối và khu vực khác trên thế giới cũng đã giúp các nước EU được miễn thị thực nhiều hơn.

    Malaysia là một trường hợp thú vị, thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng trung bình, 13.035 USD/ năm, nhưng xếp thứ 12 về hộ chiếu. Từ khi giành độc lập năm 1957, Malaysia hầu như không có chiến tranh hay căng thẳng lớn với các nước. Với chính sách trung lập, không liên kết (Non-Aligned Foreign Policy) Malaysia giữ ngoại giao tốt với "các bên" ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Họ có chính sách ngoại giao và hợp tác tốt với các khối như Tổ chức hợp tác các nước Đạo Hồi (57 nước), Khối Thịnh vượng chung (56 nước), EU (27 nước), châu Mỹ Latin và vùng Caribe (33 nước), OECD (38 nước), ASEAN (10 nước), Đông Á... Malaysia cũng chú trọng vun đắp quyền lực mềm, tăng cường hợp tác kinh tế, và trao đổi văn hóa. Đặc biệt cần kể đến, người dân Malaysia thượng tôn pháp luật; người theo đạo Hồi nhìn chung hiền lành, ít gây ra các các mối quan tâm về an ninh, phạm pháp, hay lưu trú trái phép.

    visa tt aq 1

    Nếu tôi chỉ làm một so sánh hẹp 30 nước có thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 đến 6.000 USD/năm, Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người 4.316 USD/năm có chỉ số hộ chiếu xếp thứ 27 trong 30 nước này (xem đồ thị). Ukraine với thu nhập bình quân đầu người không xa Việt Nam, nhưng xếp hạng 31. Vì vậy, cũng cần kể đến các yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị, và mối quan hệ lâu đời mà các nước châu Âu đã thiết lập với các nước khác trên thế giới, cũng góp phần vào thứ hạng cao về hộ chiếu.

    Thứ hạng hộ chiếu tương đối thấp của Việt Nam có thể lý giải bởi nhiều yếu tố. Việt Nam đã trải qua chiến tranh với các cường quốc trong thời gian dài. Đất nước bị chia cắt. Sau thống nhất, Việt Nam lại chịu liên tiếp các cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Đất nước cũng chịu các cấm vận, và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh cho đến những năm 1990. Các yếu tố trên làm gián đoạn và nguội lạnh quan hệ ngoại giao với các nước.

    Tàn phá sau chiến tranh dẫn đến các làn sóng di cư vì kinh tế, và sự tìm kiếm tị nạn chính trị. Thêm vào đó tai tiếng xấu về cư trú bất hợp pháp, tỷ lệ tội phạm tăng đã làm giảm giá trị "thương hiệu Việt Nam", dẫn đến các chính sách visa khắt khe và có thể cả định kiến mà các nước đã và đang áp đặt cho công dân Việt Nam.

    Các nỗ lực ngoại giao rộng của Việt Nam chỉ bắt đầu khi đất nước mở cửa và kết thúc cấm vận, vì vậy thành quả về ngoại giao của Việt Nam, các tăng trưởng về kinh tế, cũng như các thay đổi tích cực về xã hội cần thời gian để biến thành trái ngọt.

    visa tt aq 1

    Tôi tìm kiếm mối tương quan giữa chỉ số xếp hạng hộ chiếu và chỉ số phát triển xã hội (Social Process Index). Đây là chỉ số đánh giá toàn diện mức độ mà các quốc gia cung cấp các nhu cầu xã hội, môi trường, và phúc lợi cho người dân một cách tổng thể hơn là các chỉ số kinh tế đơn lẻ. Nhìn chung các nước có chỉ số phát triển xã hội cao thì xếp hạng hộ chiếu cũng cao và ngược lại (hình trên). Với điểm số phát triển xã hội là 68,18 (năm 2022), Việt Nam xứng đáng (hay rất có tiềm năng) có được điểm số hộ chiếu cao hơn rất nhiều so với xếp hạng hiện nay. Điều này cho thấy, ở cả mức độ quốc gia và cá nhân, cần nỗ lực rất nhiều để có được thay đổi tích cực về nhận thức của các nước đối với Việt Nam, sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và con người Việt Nam hiện nay.

    Để tăng thứ hạng quyền lực của hộ chiếu, Việt Nam có thể học các nước EU, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpaore. Ở tầm quốc gia, đó là các chính sách tăng cường quyền lực mềm, hợp tác và ngoại giao, sử dụng sức mạnh của các khối mà Việt Nam là thành viên để đàm phán với các khối, thay vì với từng quốc gia riêng rẻ. Cần nói thêm, chính sách ngoại giao là cực kỳ quan trọng, nhưng chưa đủ. Bằng chứng là Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược toàn diện với rất nhiều quốc gia ngoài khối ASEAN, nhưng chưa nước nào trong số này cho phép công dân Việt Nam miễn thị thực.

    Việt Nam cũng cần xây dựng lại chiến lược phát triển văn hóa quốc gia, (để có các thành tựu về công nghiệp văn hóa như Hàn Quốc), các chính sách giáo dục, rèn luyện ý thức thượng tôn pháp luật và trung thực cho công dân (như Singapore, Nhật Bản).

    Ở tầm cá nhân đó là việc tự rèn luyện các thói quen coi trọng quốc thể, hình ảnh, và danh dự quốc gia. Khi công tác, du học, hay du lịch ở nước ngoài, cần hành xử như lữ khách có trách nhiệm, tuân thủ các quy định visa của nước sở tại, không lưu trú quá hạn, tích cực trao đổi văn hóa để quảng bá hình ảnh và tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia và Việt Nam.

    Tôi mong rằng, 10 năm nữa, với các chính sách đúng và nỗ lực bền bỉ của cả Chính phủ và người dân, hộ chiếu Việt Nam sẽ dần cải thiện vị trí và vào top 30 thế giới.

    Theo VnExpress

  • Chính phủ vừa đưa ra dự thảo luật 5 điểm nhằm hạn chế dòng người nhập cư hợp pháp. Theo luật này, 300.000 người đã đến Anh hợp pháp vào năm ngoái có khả năng sẽ không đủ điều kiện ở lại UK. Luật này ảnh hưởng tới visa của lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, visa của lao động kĩ năng, family visa, visa sinh viên và visa trong lĩnh vực thiếu hụt.

    1. Ngưỡng thu nhập tối thiểu đối với người xin skilled worker visa tăng gần 50%

    Những người xin skilled worker visa phải có thu nhập tối thiểu £38,700. Hiện tại, ngưỡng lương đối với hình thức visa này là £26,200/năm, tương đương £10.75/giờ.

    Như vậy, ngưỡng lương sẽ tăng 47.7% theo luật mới. Mức lương mới cao hơn mức lương bình quân toàn quốc là £34,963 tính đến tháng 4/2023.

    Dữ liệu thống kê cho thấy, chưa đến 70% người trong độ tuổi lao động có mức thu nhập thấp hơn £38,700. Như vậy, chính phủ tăng mức lương là nhằm khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm lao động tài năng ở Anh trước, thay vì phụ thuộc vào lao động nhập cư.

    - Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn có thể có thu nhập thấp hơn £38,700 vào thời điểm trước khi nộp đơn.

    - Những lao động nhận lương theo thang lương nhà nước, chẳng hạn giáo viên, cũng được miễn trừ (khỏi ngưỡng bắt buộc £38,700).

    Luật visa mới sẽ bắt đầu áp dụng vào mùa xuân tới nhưng ngày chính xác chưa được công bố.

    2. Ngưỡng thu nhập tối thiểu đối với người xin family visa cũng tăng

    Nếu muốn đưa người thân đến Anh quốc theo diện family visa thì bạn phải có mức thu nhập tối thiểu là £38,700. Con số này tăng hơn gấp đôi ngưỡng thu nhập hiện tại là £18,700.

    Family visa áp dụng cho công dân Anh hoặc Ireland, người đã có visa định cư vĩnh viễn (settled status) hoặc visa 5 năm (pre-settled status), hoặc người tị nạn được bảo vệ (refugees with protection status).

    Tính đến tháng 6/2023, có 70.000 người đến Anh quốc theo diện family visa - tăng so với con số 61.000 người vào năm trước đó.

    luat visa moi bop nghet

    3. Nhân viên chăm sóc không được mang người phụ thuộc đến UK

    Nhân viên chăm sóc khi đến Anh làm việc, sẽ không được mang theo người thân phụ thuộc (bao gồm vợ/chồng, người có quan hệ dân sự hoặc người yêu chưa cưới, và con cái dưới 18 tuổi).

    Tính đến tháng 9/2023, đã có 101.000 "health and care visa" được cấp, trong đó số lượng visa cho người phụ thuộc còn nhiều hơn nữa, lên tới 120.000 visa cấp cho người phụ thuộc.

    Các công ty thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nếu muốn bảo lãnh cho lao động nước ngoài đến Anh thì phải tuân thủ luật của Ủy ban chất lượng sức khỏe Care Quality Commission.

    Tóm lại, nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ không được mang người thân đến UK nữa.

    4. Bãi bỏ đãi ngộ "giảm ngưỡng lương yêu cầu" đối với lĩnh vực thiếu hụt

    Hiện tại, những ngành nghề trong lĩnh vực thiếu hụt lao động đang được hưởng chế độ "lương thấp", nghĩa là ngưỡng lương yêu cầu đối với những ngành này sẽ thấp hơn 20% so với mức quy định chung đối với skilled worker visa. Chế độ này nhằm thu hút lao động kĩ năng đến Anh để lấp vào chỗ trống.

    Tuy nhiên, luật mới sẽ bãi bỏ đãi ngộ này. Và chính phủ cũng đang đánh giá lại để cắt bớt danh sách ngành nghề thiếu hụt.

    5. Lộ trình của sinh viên tốt nghiệp sẽ được đánh giá lại

    Graduate visa cho phép du học sinh được ở lại UK thêm 2 năm để tìm việc sau khi hoàn thành khóa học. Chính phủ sẽ xem xét lại lộ trình này để ngăn chặn sinh viên lạm dụng nó, nhằm đảm bảo chất lượng và tính liêm khiết của giáo dục cao học ở UK.

    Ngoài ra đầu năm nay chính phủ cũng đã hạn chế việc du học sinh mang người thân đến UK. Chính phủ sẽ yêu cầu Ủy ban Tư vấn Di cư (Advisory Committee) đánh giá lại lộ trình của sinh viên tốt nghiệp để ngăn chặn họ lợi dụng graduate visa.

    6. Phí xin visa và phụ phí sức khỏe tăng

    Người xin visa sẽ phải đóng phụ phí sức khỏe nhập cư cho NHS là £1,035. Số tiền này đã tăng 66% so với con số £624 vào năm ngoái. Mức phí mới được áp dụng từ ngày 16/1/2024.

    Từ ngày 4/10/2023, phí xin visa các loại đã tăng. Cụ thể:

    - Visa làm việc và visa thăm thân tăng 15%

    - Family visa, visa định cư và visa quốc tịch tăng 20%

    - Student visa tăng 35%.

    Tham khảo biểu phí mới tại đây https://www.gov.uk/government/publications/visa-regulations-revised-table/home-office-immigration-and-nationality-fees-4-october-2023

    Viethome (theo Sky News)

  • Anh Nurideen cho biết mình chỉ có chưa đầy hai tuần để kiếm đủ tiền xin thị thực ở lại Anh quốc, nếu không có thể bị buộc phải bỏ vợ và hai cô con gái nhỏ ở lại.

    Nurideen Bashir - 37 tuổi, một nhạc sĩ từ Washington DC, cho biết đến ngày 19 tháng 2, anh phải quyên góp "hơn 5.000 bảng" cho tất cả các chi phí xin thị thực cho vợ / chồng để có thể ở lại Southall với gia đình.

    Nurideen di chuyển giữa London và Hoa Kỳ kể từ khi gặp vợ là chị Fahima - 31 tuổi, hơn 13 năm trước trên Myspace. Anh Nurideen chỉ được ở lại London trong thời gian ngắn do hạn chế về thị thực và cặp đôi đã trải qua khoảng thời gian dài xa nhau.

    Anh Nurideen giải thích: “Mọi việc trở thành kiểu đi rồi về”, Nurideen giải thích - kể từ khi có đứa con đầu lòng, họ hầu như phải sống xa nhau, ở Mỹ và Anh trong khi quyết định nơi ở để 2 con gái là bé Layan - sáu tuổi và bé Isra một tuổi, ổn định cuộc sống.

    Người cha cho biết: "Tôi muốn gắn bó với các con mình nhiều nhất có thể", trước đây anh đã phải xa các con gái trong 6 tháng. "Việc này rất khó khăn, đứa nhỏ còn chưa biết gì. Tuy nhiên, tôi phải bỏ mặc đứa lớn đang khóc trên đường tới sân bay. Con bé đã viết thư bảo tôi đừng đi. Việc đó rất đau lòng”.

    14nurideenGia đình anh Nurideen và chị Fahima

    Tuy nhiên, hiện anh Nurideen phải đối mặt với một vấn đề khác: "Họ bắt đầu thắc mắc nếu bạn đi lại liên tục”. Anh Nurideen tuyên bố lực lượng biên phòng ngày càng quan tâm về tình trạng cư trú của anh: "Tôi bị lực lượng biên phòng tra hỏi mỗi khi đến Anh”.

    Nurideen cho biết anh cần huy động tiền để xin thị thực theo diện hôn thê, vì không thể tiếp tục ở lại Anh bằng giấy phép du lịch sáu tháng.

    Một luật sư nhập cư thông báo Nurideen cần nộp hơn 5,000 bảng cho VISA nhập cư trong 2-3 tuần tới để ở lại với gia đình, hoặc "lần tới Anh tiếp theo, tôi có thể bị từ chối nhập cảnh."

    Bộ Nội vụ tuyên bố lệ phí thị thực được đặt ở mức "giúp cung cấp các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống biên giới, nhập cư và quốc tịch".

    Mặc dù lệ phí nhập cảnh là 1,523 bảng cho người theo diện có vợ hoặc chồng là công dân Anh quốc, người nộp đơn vẫn phải trả phụ phí Y tế Nhập cư - lên đến hơn 1,500 bảng.

    Anh Nurideen cho biết mình cũng cần đóng phí luật sư "1.000 bảng", cộng với phí ưu tiên "800 bảng", phí đặt hẹn xin thị thực và các "phí khác".

    Năm 2019, gia đình anh quyết định sống ở London và Nurideen bắt đầu xin thị thực hôn thê. Nhưng trong vòng vài tháng kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu, "mọi thứ đóng cửa" và chị Fahima mất công việc bảo mẫu trông trẻ tư trước và sau giờ học.

    Khi tình hình tài chính của gia đình ngày càng khó khăn, ước mơ sống chung nhanh chóng tan vỡ. Nurideen có làm việc tại nhà trong thời gian phong tỏa tuy nhiên gia đình vẫn phần lớn dựa vào tiền tiết kiệm.

    Anh Nurideen nói: "Chúng tôi không thể chứng minh thu nhập trong thời gian nộp đơn xin thị thực và không có luật sư". Mục tiêu của anh ấy là ở lại Vương quốc Anh vĩnh viễn, và lý tưởng nhất là nhập tịch ngay khi đủ điều kiện.

    14nurideenNurideen hiện đang huy động tiền càng nhanh càng tốt và đã thiết lập một trang GoFundMe

    Nurideen bày tỏ sự thất vọng vì phí thị thực đắt, và cần phải gia hạn sau hai năm rưỡi trong quy trình "cũng khắt khe và đòi hỏi nhiều như việc xin thị thực ban đầu”.

    Gia hạn thị thực cho vợ / chồng ở Vương quốc cho phép người nộp đơn tiếp tục lưu trú cho đến khi nộp đơn xin ở lại vô thời hạn (ILR) sau năm năm và trở thành công dân Anh.

    Để đủ điều kiện cho thị thực ban đầu, người nộp đơn phải nộp lệ phí; giấy đăng ký kết hôn; bằng chứng một trong hai vợ chồng có quốc tịch Anh hoặc là người theo diện định cư; 12 tháng bảng lương và thư từ chủ lao động của "vợ/chồng bảo trợ".

    Đây là điều kiện chứng minh yêu cầu thu nhập tối thiểu là 18,600 bảng (sẽ tăng lên nếu có trẻ em phụ thuộc trong đơn đăng ký); bằng chứng người nộp đơn có thể nói tiếng Anh; và bằng chứng về chỗ ở thích hợp cho người nộp đơn và vợ/chồng, theo đó nơi ở không chật chội và đáp ứng các quy định về sức khỏe cộng đồng.

    Anh Nurideen và chị Fahima cũng phải xuất trình bằng chứng về cuộc hôn nhân của họ, bao gồm các tài liệu như thư từ và tin nhắn - một quá trình "xâm phạm riêng tư hơn những gì bạn có thể mong đợi".

    Anh Nurideen: "Chắc chắn phải có một cách dễ dàng hơn nhiều. Tôi ước nó đơn giản như làm bài kiểm tra quan hệ cha con và tôi có thể vượt qua chuyện này. Tôi muốn ở đây hơn bất cứ nơi nào khác".

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Bộ Nội vụ không thể xem xét đơn đăng ký cho đến khi đơn được hoàn thành. Sau khi được nộp, tất cả các đơn đều được xem xét cẩn thận tùy theo hoàn cảnh cá nhân của người nộp đơn, trên cơ sở bằng chứng được cung cấp và tuân theo Quy tắc Nhập cư".

    "Thu nhập từ phí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng điều hành hệ thống biên giới và di cư bền vững, giảm thiểu gánh nặng cho người đóng thuế”.

    Viethome (Theo My London)

  • Hiện có nhiều đương đơn muốn xin visa thăm thân, du lịch vào Anh quốc nhưng lo ngại hộ khẩu của mình nằm trong “danh sách đen” hoặc đã từng bị từ chối visa. Hầu hết đều cảm thấy lo lắng và mất tự tin vào lần xin visa tiếp theo hoặc không biết có thể xin lại được nữa hay không?

    Hãy cùng tìm hiểu thông tin và cách thức xử lý các khó khăn này trong bài viết dưới đây.

    Hướng xử lý hồ sơ xin visa Anh quốc cho cả gia đình hộ khẩu Nghệ An

    Khi mà việc xét duyệt hồ sơ xin visa ngày càng thắt chặt thì việc xử lý hồ sơ xin visa càng cần cẩn trọng và kĩ lưỡng hơn nữa. Vừa qua, Platinum Visa đã xử lý thành công hồ sơ visa du lịch Anh quốc cho cả gia đình 5 thành viên có hộ khẩu Nghệ An. “Giữa tâm bão” vẫn nhận 5 visa cùng lúc quả thật là thành quả vô cùng đáng nhớ.

    Visa du lịch Anh quốc cho cả gia đình 5 thành viên – Hộ khẩu Nghệ An

    Khó khăn:

    - Gia đình hộ khẩu Nghệ An – Nằm trong “danh sách đen” của Đại sứ quán, rất khó để đạt visa.

    - Xin visa cùng lúc cho cả gia đình khiến hồ sơ không có nhiều ràng buộc tại Việt Nam.

    - 5 thành viên trong gia đình có 2 thành viên nhỏ đang trong độ tuổi nhạy cảm và 1 bạn không có quan hệ ruột thịt khiến việc xét duyệt càng khắt khe hơn.

    Giải pháp:

    - Bộ hồ sơ vô cùng "cồng kềnh" cần xử lý rất nhiều về giấy tờ Tài chính - Công việc - Mục đích - Lịch trình

    - Chứng minh tài chính: Bổ sung các loại giấy tờ kinh doanh công việc

    - Giải trình về lịch trình - mục đích: Với những hồ sơ cả gia đình thì việc viết thư giải trình cần hết sức tỉ mỉ sao cho Đại Sứ Quán hiểu được mong muốn của các đương đơn cũng như thể hiện rõ được những ràng buộc tại Việt Nam.

    - Luyện phỏng vấn: Đưa ra các câu hỏi, tình huống thường gặp khi ĐSQ phỏng vấn. Luyện tập cách trả lời, ứng phó với mọi tình huống cũng như thần thái sao cho tự tin và chân thật nhất.

    Sau 2 tuần xét duyệt, cả gia đình đã nhận được siêu visa quyền lực Anh quốc dịp năm mới 2020. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Platinum tự tin đem lại giải pháp visa tốt nhất đến mọi khách hàng. Từ những hồ sơ khó, hồ sơ đã bị từ chối Platinum luôn có những phân tích, định hướng tốt nhất đến từng trường hợp cụ thể.

    Tại sao hộ khẩu nằm trong “danh sách đen” của ĐSQ lại khó xin được visa?

    Nếu đã từng tìm hiểu về cách thức và các thông tin liên quan đến visa sẽ thường nghe đến việc nếu hồ sơ nằm trong “danh sách đen” của Đại sứ quán sẽ rất khó để đạt visa, hay chỉ mắc những lỗi nhỏ trong hồ sơ cũng có thể bị đánh trượt. Vậy “danh sách đen” này là gì? Và tại sao những đương đơn nằm trong những khu vực này lại khó xin visa?

    Trên thực tế thì không có một quy định hay danh sách nào cụ thể chính thức được đưa ra, nhưng các công ty chuyên xử lý hồ sơ xin visa hay những người am hiểu về lĩnh vực này luôn ngầm hiểu rằng sẽ có một danh sách các tỉnh thành luôn được Đại sứ quán xét hồ sơ chặt chẽ hơn nhiều. Trong danh sách này bao gồm các tỉnh thành như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… Đây là những tỉnh thành thường có những người xin visa nhưng đi sai với mục đích chuyến đi, nhập cảnh trái phép và thường xuyên lưu trú quá hạn visa, trốn lại lao động bất hợp pháp,...

    Cũng vì điều đó mà nhân viên Đại sứ quán rất ái ngại khi xét duyệt hồ sơ cho các đương đơn có hộ khẩu tại đây, và cũng sẽ khắt khe hơn rất nhiều so với những hồ sơ xin visa thông thường. Chính vì vậy những đương đơn có hộ khẩu nằm trong “danh sách đen” thường có tỉ lệ đạt visa thấp hơn bình thường.

    Nhưng cũng không vì thế mà việc xin visa cho những đương đơn nằm trong danh sách này là không thể mà việc cần thiết đó là chuẩn bị hồ sơ thật kĩ lưỡng. Đặc biệt những hồ sơ này thường có nhân viên Đại sứ quán gọi điện bất chợt để phỏng vấn, vậy nên không chỉ chuẩn bị kĩ về mặt giấy tờ, hồ sơ, nếu rõ mục đích chuyến đi, lịch trình hay vấn đề chứng minh tài chính mà luyện phỏng vấn là một điều không thể bỏ qua.

    Nếu không có kĩ năng, am hiểu về visa hay biết được các tình huống, câu hỏi mà Đại sứ quán thường đặt ra, đương đơn nên sử dụng các dịch vụ xử lý hồ sơ xin visa chuyên nghiệp và có uy tín, tránh trường hợp bị từ chối không mong muốn.

    Để được tư vấn miễn phí về thông tin xin visa thăm thân, du lịch, định cư Anh quốc vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    CHUYÊN XỬ LÝ HỒ SƠ KHÓ – CHỮA HỒ SƠ ĐÃ BỊ TỪ CHỐI

    VP tại Hà Nội: 
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn 
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh: 
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan: 

    Nên lựa chọn luật sư UK hay dịch vụ xử lý hồ sơ tại VN khi xin visa thăm thân Anh quốc?

    Định hướng tối ưu cho hồ sơ đã từng 02 lần bị từ chối cấp visa Anh quốc

    Chính sách ở lại làm việc tại Anh quốc 02 năm sau khi tốt nghiệp

    Đâu là thời điểm thuận lợi apply hồ sơ visa Anh quốc?

    Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Cách xây dựng mối quan hệ thuyết phục Bộ Nội vụ khi xin Spouse Visa

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Kinh nghiệm chứng minh tài chính để đậu chắc hồ sơ thăm thân Anh Quốc

    Nhờ đâu vợ nhận được visa định cư Anh quốc khi chồng chưa đủ điều kiện bảo lãnh tài chính?

    Viethome

  • Lựa chọn việc xử lý hồ sơ xin visa cho người thân sang Anh quốc tại các văn phòng luật sư hay lựa chọn các đơn vị xử lý hồ sơ chuyên nghiệp tại Việt Nam là vấn đề cần cân nhắc của nhiều Việt kiều đang muốn mời người thân sang Anh quốc. Việc lựa chọn này sẽ tùy thuộc và tình trạng hồ sơ cụ thể chứ cũng không có một quy chuẩn nào chung bởi mỗi nơi lại có những ưu nhược điểm riêng.

    Với hơn 10 năm kinh nghiệm xử lý hồ sơ thăm thân Anh quốc, Platinum Visa đã xử lý thành công rất nhiều trường hợp hồ sơ khó, hồ sơ bị từ chối. Và đặc biệt mới đây công ty rất vinh dự khi xin visa thành công cho gia đình cô chú Hằng - Thái, đây là sự tin tưởng giới thiệu dịch vụ của con rể cô chú hiện đang làm luật sư giỏi tại Anh quốc. Bởi bản thân anh hiểu rõ, để chứng minh thu nhập của các trường hợp kinh doanh tự do cần đến việc xử lý hồ sơ của các công ty có dịch vụ uy tín tại Việt Nam, nơi có sự am hiểu rõ ràng nhất về các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc xin visa.


    Nhờ sự trợ giúp của Platinum, cô Hằng và chú Thái đã nhanh chóng nhận được visa thăm thân.

    Từ chối cấp visa thăm thân Anh quốc 02 lần vì lý do để quá nhiều tiền trong sổ tiết kiệm

    Gia đình cô chú đến Platinum Visa với 2 lá thư từ chối trong tay đều chỉ vì lý do để quá nhiều tiền trong sổ tiết kiệm, giấy tờ tài chính không rõ ràng, không chứng minh được số tiền sinh ra sổ tiết kiệm, trong khi gia đình có nguồn thu nhập thực rất tốt.

    Sinh sống và làm việc tại Hà Nội, cô Hằng và chú Thái có hoạt động kinh doanh chính từ bất động sản. Có con gái sinh sống tại Anh quốc đã vài năm nay, nhưng 2 lần xin visa để tham dự đám cưới và thăm con của cô chú đều bị từ chối. Sự việc xảy ra ngoài mong muốn không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch thăm con gái sinh sống tại Anh quốc mà còn tạo ra sự ám ảnh về vấn đề visa với gia đình cô chú.


    Thư từ chối của cơ quan di trú Anh.

    Tuy nhiên, không để visa trở thành rào cản và được con rể làm luật sư giỏi tại UK khuyên bố mẹ nên sử dụng dịch vụ chữa hồ sơ tại Platinum, cô chú đã quyết định chữa lại hồ sơ.

    Nghiên cứu rõ ràng về tình trạng hồ sơ, Platinum bắt đầu chữa lại hồ sơ từ việc điều chỉnh số tiền trong sổ tiết kiệm cho phù hợp, bổ sung giấy tờ hợp lý cũng như giải trình rõ ràng về tính chất công việc, tạo sự tin tưởng về năng lực tài chính với phía Đại sứ quán.

    Sau thời gian 1 tháng xử lý và nộp hồ sơ, gia đình cô chú đã vô cùng hành phúc khi nhận được tấm visa thăm thân Anh quốc thời hạn 6 tháng. Và niềm vui còn được nhân đôi khi Platinum đã kết hợp xin visa du lịch Schengen cho cô chú để cả đại gia đình đón Giáng sinh, năm mới tại châu Âu, và thời gian cho tấm visa này lên đến 3 tháng.


    Visa du lịch Schengen của cô chú.

    Giữa thời điểm việc xét duyệt visa ngày càng khắt khe như hiện tại, việc xin thành công visa thăm thân Anh quốc và visa du lịch châu Âu cho cô chú Hằng Thái là một bài toán vô cùng hóc búa, yêu cầu đơn vị xử lý hồ sơ visa cần rất nhiều kinh nghiệm cũng như am hiểu rõ ràng về các thủ tục, yêu cầu của phía Đại sứ quán.

    Sự thật về số tiền trong sổ tiết kiệm khi xin visa Anh quốc mà bạn cần biết

    Số tiền trong sổ tiết kiệm bao nhiêu là đủ? Thời gian mở sổ nên trước ngày nộp hồ sơ bao lâu?

    Thực chất, hoàn toàn không có một con số hay một quy định cụ thể về số tiền trong sổ tiết kiệm, số tiền này sẽ linh hoạt dựa vào từng trường hợp hồ sơ cụ thể. Vấn đề chính ở đây không phải là con số mà chính là việc giải trình cho nguồn gốc sinh ra cuốn sổ tiết kiệm ấy.

    Số tiền này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất công việc, mức thu nhập chính, các nguồn thu phụ,… của đương đơn. Để có được sự tin tưởng về tài chính với phía Đại sứ quán, người xử lý hồ sơ cần cân đối được mức thu nhập và các chi phí để có được sổ tiết kiệm có số tiền hợp lý và giải thích được rõ ràng về nguồn gốc sinh ra số tiền đó.

    Thời gian để mở sổ tiết kiệm nên để từ khoảng 3 tháng đến 1 năm trước khi nộp hồ sơ xin visa, đây là khoảng thời gian khá an toàn. Tránh trường hợp gửi sổ tiết kiệm quá gần so với thời hạn xét duyệt, đương đơn cần có kế hoạch và chuẩn bị từ trước đó.

    Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng: “Việc chứng minh tài chính khi xin visa có nhất thiết cần có sổ tiết kiệm hay không?”. Câu trả lời là không, tuy nhiên sổ tiết kiệm với số tiền hợp lý sẽ đem lại tỷ lệ thuyết phục và thể hiện được rõ ràng khi chứng minh tài chính.

    Mọi thông tin chi tiết về visa thăm thân, du lịch, định cư Anh quốc vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    VP tại Hà Nội: 
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn 
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh: 
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan: Định hướng tối ưu cho hồ sơ đã từng 02 lần bị từ chối cấp visa Anh quốc

    Chính sách ở lại làm việc tại Anh quốc 02 năm sau khi tốt nghiệp

    Đâu là thời điểm thuận lợi apply hồ sơ visa Anh quốc?

    Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Cách xây dựng mối quan hệ thuyết phục Bộ Nội vụ khi xin Spouse Visa

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Kinh nghiệm chứng minh tài chính để đậu chắc hồ sơ thăm thân Anh Quốc

    Nhờ đâu vợ nhận được visa định cư Anh quốc khi chồng chưa đủ điều kiện bảo lãnh tài chính?

    Viethome

  • Hỏi: Mình có visa UK 2,5 năm ăn theo con, muốn mời bố mẹ sang thăm thân. Bố mẹ tại Việt Nam hiện đang kinh doanh hải sản, nguồn thu nhập tốt nhưng không có giấy phép đăng ký kinh doanh, có nhiều sổ tiết kiệm nhưng khi nộp hồ sơ lại bị từ chối vì lý do tài chính và không chứng minh được nguồn gốc sổ tiết kiệm. Trong khi đó, số tiền này thực chất là của bố mẹ mình đi gửi tại ngân hàng. Vậy bố mẹ mình có cơ hội nộp lại hồ sơ xin visa thành công hay không và cách thức nào để giải quyết vấn đề tài chính trong hồ sơ nộp lại?

    Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều người Việt sinh sống tại Anh đang có mong muốn mời người thân sang thăm cần được giải đáp. Tài chính là một vấn đề rất khó khăn trong việc chứng minh đặc biệt với những trường hợp kinh doanh tự do. Nếu đang có ý định xin visa thăm thân tại Anh quốc cho người thân, đừng bỏ qua những chú ý trong bài viết dưới đây.

    Khó khăn chứng minh tài chính thường gặp khi làm hồ sơ thăm thân Anh quốc

    Tài chính luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và gần như đây cũng là yếu tố then chốt trong việc có cấp visa hay không. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bố mẹ sang thăm con tại Anh quốc nhưng bị từ chối phần nhiều về vấn đề tài chính như không chỉ rõ được nguồn thu nhập, thu nhập không đủ để chi trả cho chuyến đi.

    Với những trường hợp tài chính rõ ràng, giao dịch qua chuyển khoản, có đăng ký kinh doanh, có nguồn thu nhập tốt thì việc chứng minh trong hồ sơ xin visa không gặp quá nhiều khó khăn, tuy nhiên phần lớn người Việt Nam thường có giao dịch bằng tiền mặt, kinh doanh tự do, không có đăng ký doanh,… thì việc xử lý hồ sơ cần hết sức thận trọng, yêu cầu có nghiệp vụ và chuyên môn xử lý cao về hồ sơ xin visa.

    Lưu ý khi xử lý hồ sơ tài chính:

    - Số tiền trong sổ tiết kiệm cần cân đối cho phù hợp với thu nhập, tuyệt đối không để quá nhiều tiền.

    - Thu nhập hàng tháng, lương hưu và những khoản thu ngoài cần có giấy tờ rõ ràng.

    - Với trường hợp kinh doanh tự do cần có đủ giấy phép và giấy tờ liên quan đến việc thu nhập, đầu ra, đầu vào,…

    - Với trường hợp hồ sơ tài chính yếu, tính chất công việc đặc thù, khó thể hiện... nên sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính trọn gói do công ty cung cấp.

    - Trường hợp đã từng bị từ chối vì lý do tài chính nên cần thời gian để xây dựng tài chính trước khi nộp lại lần 2.

    Bí quyết xin visa thăm thân Anh quốc thành công

    - Bản khai thông tin online visa Anh thật rõ ràng, chi tiết, hợp lý và logic.

    - Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hỗ trợ cho những thông tin đã khai.

    - Thư giải trình cần được viết sao cho thuyết phục, logic và thể hiện được đúng mục đích của chuyến đi, đôi khi có sự sáng tạo để tạo nên đột phá.

    - Cẩn trọng trong việc cân đối tài chính giữa mức thu nhập với số tiền trong sổ tiết kiệm sao cho hợp lý nhất.

    - Nếu xin visa theo diện thăm thân cần chứng minh được mối quan hệ của 2 bên.

    - Không nên chủ quan nghĩ rằng đã có visa đi nhiều nước rồi thì việc làm visa Anh sẽ dễ dàng.

    - Nếu đã lỡ bị từ chối visa Anh, hãy bình tĩnh và lựa chọn phương án xử lý tối ưu nhất.

    Xử lý thành công hồ sơ xin visa Anh quốc đã từng bị từ chối vì lý do tài chính

    Vừa qua, Platinum Visa đã phải tiếp nhận rất nhiều hồ sơ thăm thân Anh quốc bị từ chối vì lý do tài chính, đặc biệt trường hợp này gặp rất nhiều ở các hộ kinh doanh tự do. Và xin chúc mừng cô N.T.P đã nhận được visa thăm con gái hiện đang sinh sống tại Anh quốc.

    Visa thăm thân Anh quốc của cô N.T.P

    Cô P hiện đang sinh sống tại Hải Phòng, làm kinh doanh buôn bán hải sản tại gia đình, có nguồn thu nhập ổn định tuy nhiên giống như các hộ kinh doanh cá thể khác, mọi giao dịch mua bán đều chỉ viết tay và bằng tiền mặt. Thực chất đây là giao dịch rất phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên việc không biết giải trình với phía Đại sứ quán đã khiến hồ sơ cô bị từ chối với lý do không chứng mình được nguồn thu nhập. Điều này khiến gia đình cô rất buồn và thất vọng.

    Tuy nhiên, không để visa trở thành rào cản đoàn tụ, cô đã quyết định chữa hồ sơ tại Platinum cùng sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính trọn gói. Quá trình xây dựng hồ sơ tài chính cùng với việc giải thích lại những vấn đề mà Đại sứ quán đề cập trong thư từ chối đã giúp cô P có tấm visa thăm thân Anh quốc sau 2 tuần apply.

    Hơn 10 năm kinh nghiệm xử lý hồ sơ, Platinum Visa hiểu sâu sắc các tiêu chí và cách thức xét duyệt của Đại sứ quán để có thể tư vấn chính xác và định hướng cho hồ sơ của bạn đạt kết quả cao nhất.

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    VP tại Hà Nội:
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh:
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan: Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Viethome