Người đàn ông bị bắt giam chờ trục xuất khi đi kí tên như thường lệ

Người đàn ông Sudan bị tam giam ở Croydon sau khi đi kí tên như thường lệ. Đây được cho là trường hợp bị trục xuất đầu tiên sau khi Luật Rwanda được thông qua.

nguoi dau tien bi truc xuat den rwanda
Người đàn ông Sudan là 1 trong 3 người bị tạm giam tại Trại giam giữ chờ trục xuất Lunar House ở Croydon, theo thông tin từ Soas Detainee Support (tổ chức hỗ trợ người bị cấm túc). Ảnh: Martin Godwin/The Guardian

Một người xin tị nạn đến một cuộc hẹn với Bộ Nội Vụ như thường lệ vào hôm thứ Hai (29/4/2024), đã bị giữ lại và được thông báo anh ta sẽ bị gửi đến Rwanda. 

Đây được cho là trường hợp bị trục xuất đầu tiên kể từ khi Luật Rwanda được thông qua. Tổ chức hỗ trợ người bị cấm túc Soas Detainee Support (SDS) cho biết người đàn ông Sudan này hiện đang bị tam giam ở Croydon, south London. 

Người đàn ông cho biết anh ta vừa tới Lunar House để kí tên như thường lệ thì nhận được thông báo anh ta sẽ bị trục xuất tới Đông Phi. 

Nguồn tin chính thức công bố hôm 29/4 cho thấy, hàng ngàn người được chỉ định đến Rwanda đã quyết định dừng ra văn phòng Bộ Nội Vụ trình diện theo thông lệ. 

Theo SDS, người đàn ông Sudan đang bị giam giữ ở Croydon kể trên là 1 trong 3 người đang bị tạm giam ở Lunar House chờ trục xuất. Người còn lại là người Afghanistan. 

Đại diện SDS cho biết: "Vào hôm thứ Hai 29/4, chúng tôi đã tiếp xúc với 3 người xin tị nạn đang bị giam giữ sau khi họ đến trình diện như thường lệ tại Lunar House. Cả 3 người đều đáp ứng các điều kiện trục xuất đến Rwanda dù họ chưa nhận được thư Thông báo về Ý Định (Notice of Intent). Họ cũng đến từ các quốc gia có tỉ lệ người đậu tị nạn cao".

SDS là một tổ chức do các sinh viên của trường Đại học The School of Oriental and African Studies thành lập vào năm 2005 tại London. Họ cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ người bị giam giữ. 

SDS đã nhận được rất nhiều cuộc gọi xin tư vấn sau khi chính phủ thông báo kế hoạch giam giữ số lượng lớn người xin tị nạn để đưa đến Rwanda. 

"Hôm qua chúng tôi có mặt ở trại tạm giam Eaton House (Hounslow, west London). Tại đây có ít nhất 3 người đi kí như thường lệ và cũng bị bắt lên xe của Bộ Nội Vụ. Nhưng chúng tôi chưa rõ có phải họ bị bắt để chờ trục xuất đến Rwanda hay không", đại diện SDS cho biết.

Ngoài ra, thông tin tiết lộ vào tối ngày 30/4 cho biết, có một người đàn ông bị từ chối tị nạn, và anh này đã quyết định tình nguyện đến Rwanda. Đây được gọi là "chính sách trục xuất tự nguyện - voluntary removal scheme".

Đó là một người đàn ông châu Phi, anh này đã được đưa lên một chuyến bay thương mại vào hôm 29/4. Sau khi đồng ý lên máy bay, anh ta được chính phủ Anh cho £3,000.

Một đánh giá về sự thay đổi luật cho thấy, trong tuần này, sự thay đổi về luật pháp đã cho phép Bộ trưởng Nội Vụ quyền cao hơn các thẩm phán, trong việc quyết định những người dễ bị tổn thương có thể bị tạm giam trong bao lâu. Những người dễ bị tổn thương bao gồm nạn nhân bạo lực t.ình d.ục, người chuyển đổi giới tính, người mắc chứng khó đọc, người bị rối loạn sang chấn tâm lý. Trước đây mục đích của các chính sách luật là hạn chế giam giữ các đối tượng này. Nhưng nay mục đích của chính phủ đã thay đổi, chính phủ đã mở rộng các trại tạm giam, do đó số người dễ bị tổn thương bị tạm giam cũng sẽ tăng lên. 

Một vấn đề khác được đăng tải trên webstie của Bộ Nội Vụ vào hôm 29/4 là, Bộ này nói rằng họ chỉ liên hệ được với 38% trong tổng số người mà họ muốn trục xuất đến Rwanda. 

Cụ thể, chỉ có 2,145 người tiếp tục ra trình diện với Bộ Nội Vụ, và những người này có thể bị đưa đến trại tạm giam. Những người còn lại trong tổng số 5,700 được chỉ định lên máy bay, đã tự ý ngừng ra trình diện với Bộ. 

Viethome (theo Guardian)