Cơ hội định cư vĩnh viễn theo Spouse Visa khi bị bạo hành gia đình

Chắc hẳn có rất nhiều bạn nghĩ rằng khi theo đường Spouse Visa sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quốc tịch Anh của chồng/vợ cho đến khi hoàn thành 5 năm thử thách và vào định cư Vĩnh viễn? Và các bạn lo lắng rằng nếu có bất kì vấn đề gì trong 5 năm này thì bạn sẽ phải về VN ngay lập tức.
 
Nhưng không phải vậy, dù bạn mới theo Spouse Visa, nhưng bị áp bức, lạm dụng, tra tấn... về thân thể hay tinh thần thì đều CÓ QUYỀN chuyển đổi visa theo dạng BẠO HÀNH GIA ĐÌNH và có thể được vào định cư Vĩnh viễn ngay mà không nên lo sợ là chồng/vợ quốc tịch Anh sẽ báo Bộ Nội Vụ để họ hủy bỏ Spouse Visa của bạn.
 
Theo Văn phòng luật sư Warwick Vesey Solicitors, hai trường hợp dưới đây là điển hình cho dạng BẠO HÀNH GIA ĐÌNH gần đây nhất mà Văn phòng luật Warwick Vesey đại diện và đã thành công. Một trường hợp là bị bạo hành về thân thể và một trường hợp là bị bạo hành về tinh thần.
 
Họ thật không may mắn khi vừa bị bạo hành lại bị người mình yêu thương báo cho Bộ Nội Vụ hủy bỏ visa. Cả hai trường hợp này đều chỉ mới theo Spouse Visa và được vào định cư Vĩnh viễn chỉ sau 3 tháng kể từ khi chuyển đổi từ Spouse Visa sang Bạo Hành Gia Đình.
 
Lo bị trục xuất, phụ nữ nhập cư nén nỗi đau bạo hành gia đình
 viethome visa bao hanh gia dinh
Sau đây là câu chuyện của một phụ nữ bị bạo hành nhưng vẫn phải im lặng. Sau khi chuyển ra nước ngoài sống cùng chồng, người phụ nữ tên Sarah (đã đổi tên) phải chứng kiến những thay đổi tồi tệ từ chồng mình. Anh ta gặp rắc rối với vợ cũ và luôn túng tiền, mất ngủ, hay uống rượu và đánh đập vợ.
 
"Tôi chẳng làm gì cả nhưng anh ta cứ đánh. Tôi không thể la hét, không thể trốn chạy", cô nhớ lại lần đầu tiên bị chồng hành hung. "Năm 2014, chồng tôi phiền lòng chuyện gia đình. Vì thế, anh ta bắt đầu uống rượu và thuốc ngủ. Sau đó, anh ta tát tôi vô cớ. Trước đó chúng tôi cũng từng cãi nhau, nhưng chưa lần nào anh ấy đánh vợ. Tôi lúc ấy rất buồn", Sarah tâm sự.
 
Dấu hiệu bạo lực gia đình bắt đầu xuất hiện khi Sarah phát hiện chồng mình vẫn còn liên lạc với vợ cũ. Anh ta chối và cuối cùng tát vợ khi cô hỏi. Ban đầu Sarah nhượng bộ vì nghĩ đến đứa con vừa mới sinh. Nhiều tuần trôi qua, chồng cô ngày một hung hãn và đòi hỏi gia đình Sarah chu cấp tiền. Anh ta lấy lý do cần tiền để xin visa cho cô.
 
Vào một đêm, phát hiện chồng có hành vi bạo lực với con, Sarah rời khỏi nhà. "Tôi chưa bao giờ thấy người cha nào lại đá chính con đẻ của mình. Tôi mang con chạy trốn nhưng chẳng biết đi đâu cả", cô kể. Bạn bè không hề hay biết chồng cô hành hung vợ nên Sarah quyết định đến một trung tâm thương mại và ở lại đó ba ngày. "Tôi tới rạp chiếu phim. Tôi cho con ăn ở đó. Sau đó hai mẹ con vào nhà vệ sinh ngủ. Tôi có thể ở nơi này bao lâu? Tôi lại quay về nhà. Chuyện cũ lặp lại, anh ta đánh tôi", Sarah kể.
 
Tài chính có hạn, không có nhiều dịch vụ hỗ trợ, gia đình ở xa, những phụ nữ như Sarah bị cô lập khỏi cộng đồng. Họ đều vấp phải sự ràng buộc giữa bạo lực gia đình và vấn đề nhập cư. 
 
Do đó, nếu đang theo Spouse Visa mà lại phải chịu bạo hành về mặt thân thể hay tinh thần thì bạn hãy mạnh mẽ, đừng nhẫn nhịn hay chịu đựng nữa mà tìm hiểu về cách chuyển qua Bạo Hành Gia Đình nhé.
Viethome