Luật phá thai của Bắc Ai-len xâm phạm quyền phụ nữ

Ủy ban Liên hợp quốc cho biết nước Anh đang xâm phạm quyền phụ nữ ở Bắc Ai-len khi hạn chế họ tiếp cận với các phương pháp phá thai.

Luật phá thai của Bắc Ai len xâm phạm quyền phụ nữ

Luật phá thai của Bắc Ai-len nghiêm khắc hơn nhiều so với các nước thuộc Vương quốc Anh còn lại

“Từ chối phá thai hoặc bất hợp pháp hóa phá thai có thể bị coi là hành vi phân biệt đối xử chống lại phụ nữ bởi lẽ nó phụ nữ bị từ chối một dịch vụ mà chỉ có họ mới cần,” Ủy ban Bài trừ Phân biệt đối xử với Phụ nữ phát biểu.

“Điều này đẩy phụ nữ vào những tình huống khủng khiếp.”

Luật phá thai của Bắc Ai-len nghiêm khắc hơn nhiều so với các nước thuộc Vương quốc Anh còn lại.

Việc phá thai chỉ được cho phép nếu tính mạng của một phụ nữ bị đe dọ và người phụ nữ đó có nguy cơ gặp vấn đề nghiêm trọng vĩnh viễn đối với sức khỏe tinh thần.

Cưỡng hiếp, loạn luân và dị tật bẩm sinh không được coi là các lý do hợp pháp cho việc phá thai.

Theo báo cáo từ ủy ban, sự xâm phạm quyền phụ nữ này rất nghiêm trọng và mang tính hệ thống, bởi lẽ đạo luật hiện hành đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đi khỏi Bắc-Ailen mới có thể phá thai hợp pháp.

Báo cáo kết luận rằng việc ngăn cản và hạn chế phụ nữ đưa ra các quyết định về sinh nở gây ra cho họ những đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.

Bản báo cáo cũng đưa ra 15 kiến nghị - bao gồm việc bãi bỏ phê chuẩn coi phá thai là tội ác, thuộc bộ luật Các Tội phạm Chống lại Con người năm 1861.

Một trong những kiến nghị có nêu việc chấm dứt thai kỳ cần phải được chấp thuận trong các trong các vụ xâm hại tình dục, dị tật bẩm sinh và khi sức khỏe phụ nữ bị đe dọa mà không cần có điều kiện “vĩnh viễn”.

‘Không chậm trễ’

Hội đồng bao gồm 23 chuyên gia về vấn đề quyền phụ nữ trên khắp thế giới.

Grainne Teggart, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, kêu gọi chính phủ phải không chậm trễ cải cách luật phá thai.

Bà nói: “Hội đồng Liên hợp quốc hiểu rõ chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm bảo đảm luật pháp của chúng ta tương thích với luật quốc tế về quyền phụ nữ.

“Kể cả khi chúng ta ủy thác quyền hành cho Bắc Ai-len, chính phủ Anh cũng vẫn phải chịu trách nhiệm cho bê bối nhân quyền ở nước này.”

Giám đốc điều hành Hội Hành động Nghiên cứu và Giáo dục Cơ-đốc, Nola Leach, bày tỏ luật phá thai của Bắc Ai-len nên “được xây dựng trên cơ sở mang đến kết quả tốt nhất cho cả bà mẹ và đứa trẻ chưa ra đời,” nhưng “chúng ta không thể hy sinh người này vì lợi ích của người kia”.

“Hệ thống luật pháp hiện hành của Bắc Ai-len đối với vấn đề phá thai đang có ủng hộ những đứa trẻ chưa ra đời; chúng ta không nên cố gắng hủy hoại hay loại bỏ sự bảo vệ ấy,” bà nói.

Tòa án Tối cao sẽ nhanh chóng mở một phiên tòa để cân nhắc xem luật phá thai của Bắc Ai-len có không tương thích với luật nhân quyền quốc tế hay không.

Ủy ban Nhân quyền Bắc Ai-len (NIHRC-Northern Ireland Human Rights Commission) cho biết họ sẽ thông báo với Tòa án tối cao về báo cáo của Liên Hợp quốc.

“Bản báo cáo ngày hôm nay rất kịp thời vì ủy ban cũng đang chờ đợi kết quả cuối cùng từ cuộc tranh luận về đạo luật của chúng ta,” người đứng đầu NIHRC, Les Allamby, cho hay.

Dòng thời gian sự kiện tái xem xét luật phá thai của Bắc Ai-len :

30 tháng Mười một 2015: Một quan tòa thuộc tòa án tối cao phán quyết cho phép luật Bắc Ai-len chống lại quy ước Nhân quyền Châu âu trong các trường hợp xâm hại tình dục hoặc dị tật bẩm sinh.

11 tháng Hai 2016: các thành viên Quốc hội Bắc Ai-len bỏ phiếu chống lại việc hợp pháp hóa phá thai đối với trường hợp dị tật bẩm sinh (với 59 phiếu chống trên 40 phiếu thuận) và trường hợp xâm hại tình dục (64 phiếu chống trên 30 phiếu thuận.

14 tháng Sáu 2017: Tòa án Tối cao từ chối lời kêu gọi của một bà mẹ và cô con gái giấu tên rằng phụ nữ Bắc Ai-len cần được tiếp cận dịch vụ phá thai miễn phí của Hệ thống Sức khỏe Quốc gia thuộc Anh.

29 tháng Sáu 2017: Bộ Tư pháp Bắc Ai-len và Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành công chống lại phán quyết về nhân quyền năm 2015 của Tòa án dân sự tối cao, cho phép NIHRC đề trình lên Tòa án Tối cao.

29 tháng Sáu 2017: Sau một chiến dịch do đảng Lao động đứng đầu, chính phủ tuyên bố phụ nữ Bắc Ai-len được phép nhận dịch vụ phá thai miễn phí ở Anh theo Hệ thống Sức khỏe Quốc gia.

 

VietHome (Theo BBC)