Hơn 100 người cả nam lẫn nữ đã bị bắt vào trại chờ trục xuất đến Rwanda

Những người xin tị nạn đã được Bộ Nội Vụ cấp một cuốn cẩm nang với tiêu đề "Tôi sắp được chuyển đến Rwanda. Điều đó có ý nghĩa gì đối với tôi?". Cuốn cẩm nang này mô tả Rwanda là một đất nước an ninh - an toàn.

Hơn 100 nam nữ ở miền nam England đã bị đưa đến trại giam chờ trục xuất. Khi tới nơi, họ được đưa cho 1 cuốn cẩm nang dày 8 trang bao gồm một bản đồ châu Phi, hình ảnh thủ đô Kigali của Rwanda, các thống kê về đất nước này, một danh sách các quyền lợi y tế và pháp lý, hình ảnh nơi lưu trú.

Dù Rwanda nghe có vẻ rất triển vọng, nhưng hơn 20 người xin tị nạn đã yêu cầu luật sư tiến hành các thách thức pháp lý để chống lại lệnh trục xuất. 

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Cuốn cẩm nang về Rwanda.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Cuốn cẩm nang khẳng định Rwanda là quốc gia an toàn.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Người xin tị nạn sẽ ở tại một khách sạn giá £19/đêm tại thủ đô Kigali. Ở đây có sân bóng và phòng cầu nguyện.

Cuốn cẩm nang có tựa đề 'I'm being relocated to Rwanda. What does this mean for me?', được trao cho hơn 100 người xin tị nạn trong trại giam giữ. 

Khoảng 50 nam giới đang bị giam ở trung tâm di dân Colnbrook tại sân bay Heathrow. Những người khác bị đưa đến Brook House ở sân bay Gatwick. Một số phụ nữ bị giam giữ ở Yarl's Wood ở Bedfordshire.

Cuốn cảm nang in hình bản đồ châu Phi và mô tả về vị trí của Rwanda. Bên trong mô tả sự an toàn của đất nước này, các kỉ lục về thành tích hỗ trợ người xin tị nạn, đồng thời trấn an rằng hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý tuân theo hướng dẫn của Công ước Người Tị nạn Liên Hiệp Quốc, luật quốc gia Rwanda và luật quốc tế. Nếu không tin rằng Rwanda là quốc gia an toàn, người xin tị nạn phải báo ngay với Bộ Nội Vụ. 

Cuốn cẩm nang được viết theo phong cách quảng cáo du lịch, mô tả phong cảnh đẹp của quốc gia châu Phi, ca ngợi sự đa dạng sinh học và động vật hoang dã, cuối cùng kết luận đây là nơi thân thiện với du khách.

Cẩm nang cho biết người nhập cư sẽ được ăn, ở, chăm sóc y tế miễn phí. Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng, bao gồm việc tìm hiểu các luật của Rwanda.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Hope Hostel ở quận Nyabugogo (thủ đô Kigali) là nơi lưu trú của người xin tị nạn. 

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Nơi đây có 50 phòng với sức chứa 100 khách, phòng tắm và nhà vệ sinh chung.

Cuốn cẩm nang cũng giải thích người nhập cư sẽ được hỗ trợ như thế nào nếu muốn hồi hương. Hồi hương là quyết định tự nguyện của người xin tị nạn, không ai được ép buộc.

Mỗi người nhập cư sẽ được cho 30 phút để trao đổi với một chuyên viên xử lý hồ sơ của Bộ Nội Vụ, để giải thích vì sao họ xin tị nạn tại UK. Sau buổi gặp, người chuyên viên này sẽ phải đưa ra quyết định về từng hồ sơ. 

Người xin tị nạn sẽ có 8 ngày để gửi đơn kháng cáo và cung cấp lý do pháp lý vì sao họ không thể bị trục xuất đến Rwanda. Sau khi nhận đơn, Bộ Nội Vụ phải phản hồi trong vòng 2 ngày. 

Để chống lại lệnh trục xuất, người xin tị nạn có thể nhờ luật sư khởi kiện. Việc khởi kiện phải diễn ra trong vòng 23 ngày. Tòa án Upper Tribunal hoặc tòa High Court sẽ xử. 

Nếu thách thức pháp lý không thành công, người xin tị nạn có thể tiếp tục kiện ra Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg. Đây là bước cuối cùng trong quy trình pháp lý. Vào tháng 6/2022, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã ra phán quyết hủy tất cả các chuyến bay đi Rwanda cho đến khi các tòa án ở Anh đưa ra quyết định về chính sách trục xuất này.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Khách sạn Hope Hostel đang lên kế hoạch xây thêm vài tòa nhà để tăng số phòng lên 150, đủ chỗ ở cho 300 người.

Tổ chức từ thiện vì người tị nạn Asylum Aid đang chuẩn bị thủ tục pháp lý để kiện Bộ Nội Vụ và các nghị sĩ. Công đoàn FDA đại diện cho giới công chức cũng đã kiện chính phủ ra tòa. Lý do kiện là vì các nhân viên Bộ Nội Vụ buộc phải đưa ra các quyết định về hồ sợ của người tị nạn, điều này có thể trái với đạo đức nghề nghiệp của họ.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Trung tâm di dân ở Heathrow nơi 50 nam giới đang bị giam chờ trục xuất.

hon 100 nguoi toi rwanda 1
Chiếc xe khách chở người xin tị nạn bị những người biểu tình chặn ở south London.

Các tổ chức từ thiện hiện đang tiến hành thu thập ý kiến từ người nhập cư, nhờ họ điền các khảo sát về những chuyện đã xảy ra, đây sẽ là một phần tài liệu được sử dụng để chống lại Bộ Nội Vụ. 

Dù bị đe dọa, Bộ Nội Vụ vẫn tin rằng sẽ không có thách thức pháp lý nào thành công, bởi vì Bộ đã chọn những ca khó bào chữa nhất để trục xuất. 

Viethome (theo DailyMail)