ITV điều tra điều kiện làm việc tồi tệ của lao động mùa vụ nhập cư tại các nông trại Anh

Một số tổ chức đang kêu gọi các nông trại cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân mùa vụ nhập cư, vì họ còn phải tự trang trải chi phí đến Anh và chi phí sống. 

"Chúng tôi không được đối xử như con người. Tôi không nghĩ các chủ nông trại biết đến sự tồn tại của chúng tôi đằng sau những tải trái cây và hoa quả mà chúng tôi thu hoạch được. Người ta gọi chúng tôi bằng số thứ tự, đây không phải là cách đối xử với người lao động", Sybil Msezane người Nam Phi, đến đây từ năm 2022 cho biết. 

Ủy ban Nghề vườn (Horticulture Select Committee) của Thượng Viện đã được thông báo về trải nghiệm của những lao động mùa vụ, những người đã di chuyển từ nước ngoài tới Vương quốc Anh để làm việc trong các trại hoa quả và rau. Ủy ban đã nhìn thấy rất nhiều bằng chứng.

Vadim Sardov đến từ Kazakhstan cho biết: “Tôi sống trong một chiếc xe caravan. Cái xe này đầy lỗ và vết nứt. Tôi phải trùm áo ngủ vì nhiệt độ trong xe và bên ngoài dường như bằng nhau. Phụ nữ trong những chiếc caravan khác túm tụm lại ngủ với nhau vì họ quá lạnh".

lao dong mua vu nhap cu o anh 1
"Một quân đoàn lao động nhập cư làm việc trong tiết trời nắng nóng. Ảnh: ITV News

Hầu hết người lao động cố nhấp nhận điều kiện làm việc tồi tệ vì họ sợ bị đuổi, họ vẫn đang mắc nợ. Andrey Okhrimenko, một cựu lao động thời vụ đến từ Kazakhstan, cho biết: "Những người lao động không dám liên lạc với nông trại hay bên bảo lãnh vì họ sợ sẽ mất việc".

Đối với hầu hết công chúng Anh, ngành nông nghiệp này hoàn toàn bí ẩn. Các doanh nghiệp thuê hàng chục ngàn người lao động lương thấp, hầu hết là dân hải ngoại. Năm nay, chính phủ đã tăng số lượng visa cho lao động thời vụ nước ngoài lên 45,000 visa. 

Họ sẽ gia nhập binh đoàn người lao động nhập cư, làm việc trong thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Trong khi visa chỉ cho phép ở lại 6 tháng. Nhiều người cặm cụi làm việc chỉ để trả chi phí đã bỏ ra để đến đây. 

Không chỉ người lao động gặp khó khăn. Các chủ nông trại cũng bất bình trước chính sách visa ngắn hạn này, vì nó không đáp ứng được nhu cầu nhân lực mà họ cần. 

Người đại diện của Hiệp hội Người trồng trọt hoa quả Anh - British Berry Growers - ông Nick Marston nói: "Chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng lao động nhập cư. Vì thế nếu chính sách visa không tốt, ngành công nghiệp này sẽ sụp đổ và triệt tiêu. Nhưng visa này chỉ kéo dài 6 tháng. Chúng tôi muốn visa được cấp thành 9 tháng, như vậy chúng tôi mới có thời gian huấn luyện họ làm việc trong trang trại. Điều này cũng giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn, gửi được nhiều tiền về nhà hơn".

lao dong mua vu nhap cu o anh 1
Nick Berry của Hiệp hội Association of British Berry Growers. Ảnh: ITV News

Số liệu cho thấy nguồn lao động thời vụ nhập cư đã thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây. Vào năm 2019, hơn 90% visa lao động mùa vụ được cấp cho người Ukraine. Năm ngoái, con số visa cho người Ukraine chỉ còn 23%. Phần lớn visa được cấp cho công dân bên ngoài châu Âu như Uzbekistan và Tajikistan.

lao dong mua vu nhap cu o anh 1
Danh sách các quốc gia xuất lao động nhập cư đến Anh đã thay đổi trong những năm qua. Nguồn: Báo cáo từ Cơ quan điều tra di trú độc lập - Independent Chief Inspector of Borders and Immigration

Tình trạng bốc lột lao động ở UK cũng không khác gì tình trạng bốc lột ở các sân vận động World Cup Qatar. Adis Sehic thuộc Trung tâm bảo vệ Quyền của người lao động - Work Rights Centre, cho biết: “Họ đã bị bốc lột từ chính những khoản phí tuyển dụng phi pháp từ chính quê nhà của họ. Hàng năm vào giờ cao điểm, có rất nhiều lao động nhập cư tìm đến chúng tôi nói rằng họ bị bốc lột".  

lao dong mua vu nhap cu o anh 1
Adis Sehic thuộc Trung tâm bảo vệ Quyền của người lao động - Work Rights Centre. Ảnh: ITV News

Ở Devon, một chủ nông trại hy vọng ngành công nghiệp này sẽ thay đổi. Tại nông trại Riverford Organic Farm, chỉ có vài lao động được thuê dưới chính sách visa mùa vụ. Còn lại đều là người lao động địa phương, họ cảm thấy môi trường làm việc ở nông trại này hấp dẫn vì họ cũng có quyền sở hữu trong doanh nghiệp này. 

Người sáng lập Guy Singh-Watson cho biết: "Chúng ta cần phải thay đổi. Hiện nay các công ty thuê hàng trăm lao động, nhưng trên cánh đồng không nghe thấy ai nói tiếng Anh. Tôi nghĩ chúng ta cần phải có chính sách đào tạo họ một cách hợp lý, thay vì thuê mướn đại trà".

Người đại diện chính phủ cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của lao động nhập cư, và chúng tôi đang tìm cách xử lý tình trạng bốc lột cũng như điều kiện sống tồi tàn trong các nông trại. Chúng tôi yêu cầu người lao động phải được trả lương ít nhất 32 giờ làm việc mỗi tuần và quy trình tuyển dụng ở ngay nước sở tại phải rõ ràng".

Viethome (theo ITV News)