• Ngày 13/2, Bitcoin - đồng tiền điện tử (tiền mã hóa) lớn nhất thế giới - đã quay trở lại mốc giao dịch 50.000 USD, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2021.

    bitcoin vuot moc 50000

    Nguyên nhân khiến giá Bitcoin tăng vọt được cho là sự phấn khích của những người tham gia thị trường trước thông tin các nhà lập pháp Mỹ sẽ cho phép thiết lập các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) để theo dõi giá Bitcoin, đồng thời cho phép công chúng đầu tư vào tiền điện tử mà không cần trực tiếp mua.

    Đồng Bitcoin hiện đã tăng khoảng 25% giá trị so với ngày 22/1 vừa qua. Theo dữ liệu của Bloomberg, trong ngày 13/2, Bitcoin đã đạt mức giao dịch 50.328 USD - mức cao nhất kể từ cuối năm 2021 và các nhà quan sát tỏ ra lạc quan về triển vọng này.

    Tuy giá Bitcoin vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục gần 69.000 USD ghi nhận năm 2020, nhưng đợt tăng giá này vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau một loạt vụ bê bối và sụp đổ làm rung chuyển ngành tiền điện tử.

    FTX - sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới - đã phá sản vào năm ngoái và ông chủ của công ty này là Sam Bankman-Fried phải đối mặt với án tù lên tới 110 năm vì điều mà các công tố viên mô tả là “một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

    Tháng 11/2023, ông Changpeng "CZ" Zhao cũng đã phải từ chức Giám đốc điều hành của Binance - sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới - sau khi ông và công ty nhận tội vi phạm nghiêm trọng hoạt động rửa tiền.

    Hiện giá trị đồng Bitcoin cũng được thúc đẩy nhờ những dự đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay, khi lạm phát hạ nhiệt. Ngoài ra, đồng tiền này cũng được đẩy giá nhờ cuộc khủng hoảng nguồn cung dự kiến vào năm tới do sự kiện halving.

    “Đào” hay khai thác Bitcoin là quá trình sử dụng sức mạnh của máy tính để giải các câu đố toán học phức tạp để nhận được phần thưởng là Bitcoin. Tuy nhiên, số lượng bitcoin có hạn và theo đó cứ 4 năm một lần, lượng phần thưởng dành cho các "thợ đào Bitcoin" sẽ giảm đi 50% - còn được biết đến là sự kiện halving. Lần halving tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.

    Theo Baotintuc

  • Giá bitcoin hôm nay (2/1) tăng lên hơn 45.000 USD, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2022. Đồng tiền số lớn nhất thế giới khởi đầu năm mới với mức tăng ngoạn mục nhờ tâm lý lạc quan về khả năng các quỹ bitcoin spot ETF sắp được chấp thuận.

    Giá bitcoin hôm nay tăng lên 45.488 USD, mức cao nhất trong 21 tháng, sau khi đã tăng 154% trong năm 2023, đà tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Dù tăng mạnh mẽ, đồng tiền này vẫn cách xa mức đỉnh điểm 69.000 USD thiết lập vào tháng 11/2021.

    Đồng ether tăng 1% lên 2.376 USD trong phiên giao dịch sáng nay.

    Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào khả năng cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ sẽ sớm chấp thuận bitcoin EFT, từ đó sẽ thu hút thêm hàng triệu nhà đầu tư nữa rót tiền vào thị trường.

    Ủy ban Giao dịch chứng khoán Mỹ đã gạt nhiều hồ sơ xin mở bitcoin spot ETF trong những năm gần đây, cho rằng thị trường tiền điện tử dễ bị thao túng.

    Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy ủy ban này sắp chấp thuận ít nhất 13 bitcoin ETF, dự kiến quyết định sẽ được đưa ra trong đầu tháng này.

    Kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương lớn sẽ giảm lãi suất trong năm nay cũng tạo cú hích cho tiền điện tử, giúp thị trường này hồi phục sau giai đoạn chao đảo vì cú sụp của FTX và các sàn giao dịch tiền điện tử khác trong năm 2022.

    “Thị trường tiền điện tử dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong năm nay, với những yếu tố tác động chính sẽ là các quỹ ETF, bitcoin halving, và chính sách tiền tệ thay đổi ở cả Mỹ và trên thế giới”, Jupiter Zheng, đối tác của quỹ đầu tư HashKey Capital, nhận định.

    bitcoin nguoi ngoai cuoc
    Bitcoin dự kiến sẽ có một năm tăng trưởng ngoạn mục. (Đồ họa: Reuters)

    Theo Tiền Phong

  • Sau khi Bitcoin vượt mốc 40.000 USD, những người đứng đầu trong ngành tiền số tin rằng đây là sự khởi đầu của một đợt tăng giá mới và kỳ vọng Bitcoin sẽ đạt mức cao mới mọi thời đại lên đến 100.000 USD vào năm 2024.

    Trước đó, mức kỷ lục của Bitcoin là 69.000 USD vào tháng 11.2021. Tuy nhiên, thị trường tiền số nhanh chóng rơi vào "mùa đông" ảm đạm sau khi những sàn giao dịch sụp đổ. Vào tháng 11.2023, nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết tội lừa đảo hình sự và phải đối mặt với mức án hơn 100 năm tù.

    Chỉ vài tuần sau, Changpeng Zhao (CZ) nhận tội vi phạm luật chống rửa tiền của Mỹ và tuyên bố từ chức CEO Binance như một phần của thỏa thuận dàn xếp trị giá 4,3 tỉ USD với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ). 

    Việc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin sắp được chấp thuận ở Mỹ và đợt halving sẽ diễn ra vào năm 2024 là những tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư tiền số. Halving là quy trình khiến phần thưởng dành cho các thợ đào giảm một nửa nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát của Bitcoin, sự kiện này diễn khoảng 4 năm một lần.

    Hiện có 19 triệu Bitcoin đã được khai thác, tương đương với 90% nguồn cung. Đây được xem là bước quan trọng để thu hút những nhà đầu tư truyền thống tham gia vào thị trường tiền số.

    1 17018006992061216506127

    David Marcus - CEO nền tảng thanh toán trực tuyến Lightspark cho biết sau khi giai đoạn đầu cơ qua đi, thị trường tiền số có thể tập trung vào công nghệ thay vì chỉ xem đây là một sòng bạc kỹ thuật số khổng lồ để mọi người giao dịch.

    Vijay Ayyar - Phó chủ tịch thị trường quốc tế của sàn giao dịch tiền điện tử CoinDCX cho biết những nhà đầu tư kỳ vọng giá Bitcoin sẽ tăng mạnh sau halving nhưng tin tức về ETF đã tạo nên một đợt tăng giá sớm hơn. Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu ETF không được cơ quan quản lý phê duyệt, làn sóng tăng giá của Bitcoin sẽ dừng lại.

    Vào tháng 4, ngân hàng Standard Chartered dự báo giá Bitcoin sẽ đạt 100.000 USD vào cuối năm 2024 nhờ nhiều quỹ ETF được phê duyệt. Công ty dịch vụ tài chính tiền số Matrixport cũng dự đoán Bitcoin sẽ đạt 63.140 USD vào tháng 4.2024 và 125.000 USD vào cuối năm sau.

    Theo VnExpress

  • Trong bảng xếp hạng, Ấn Độ - đứng đầu về lượng người sở hữu tiền ảo trên thế giới với 157.6 triệu người. “Điều này cho thấy sự chuyển dịch sâu rộng hướng tới các giải pháp tài chính kỹ thuật số tại xứ sở cà ri”, trích từ báo cáo của CryptoCrunchApp.

    Mỹ đứng thứ hai với 44.3 triệu người, qua đó phản ánh tỷ lệ chấp nhận tiền ảo đáng kể ở một quốc gia mà đổi mới công nghệ và tài chính đã ăn sâu vào văn hóa.

    than tien 2

    Bất ngờ nhất là Việt Nam – với dân số hơn 100 triệu người – có tới 25.9 triệu người sở hữu tiền ảo, đứng thứ 3 trên thế giới và xếp trên cả Trung Quốc. “Điều này báo hiệu khả năng chấp nhận nhanh chóng của Việt Nam và cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng và chấp nhận công nghệ tại đất nước hình chữ S”, trích từ báo cáo.

    Còn đất nước tỷ dân Trung Quốc xếp thứ 4 với 19.9 triệu người sở hữu tiền ảo. Đây vẫn là thứ hạng khá cao khi xét tới việc nền kinh tế thứ hai thế giới đã tung ra biện pháp hạn chế giao dịch tiền ảo.

    Các 3 vị trí kế tiếp thuộc về Brazil, Philippines và Pakistan, với số lượng lần lượt là 17.8 triệu, 14.8 triệu và 14.7 triệu người.

    than tien 2

    Theo CryptoCrunchApp, danh sách này không chỉ nhấn mạnh tới các quốc gia dẫn đầu về lượng người nắm giữ tiền ảo, nhưng cũng phản ánh nhiều động lực khác nhau trong việc thúc đẩy quá trình chấp nhận tiền ảo.

    "Trong khi các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam cho thấy sự gia tăng về lượng người sở hữu tiền ảo nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đổi mới kỹ thuật số, thì Mỹ lại thể hiện mình là một thị trường đã phát triển và hướng tới việc đa dạng hóa các khoản đầu tư và đi tiên phong trong các giải pháp tài chính mới", trích từ báo cáo.

    Theo Vietstock

  • Vụ tấn công mạng nhằm vào KyberSwap đã gây thiệt hại lớn khi hacker chiếm đoạt số tiền mã hóa tương đương 47 triệu USD.

    Rạng sáng nay (23/11), một vụ tấn công mạng đã được kẻ xấu thực hiện nhằm vào sàn giao dịch phi tập trung (DEX) KyberSwap. Theo đó, các pool thanh khoản của sàn giao dịch này đã bị kẻ xấu bòn rút một lượng tiền mã hóa lớn. Ước tính ban đầu cho thấy, thiệt hại của vụ tấn công lên tới 47 triệu USD.

    Sau vụ tấn công, hacker còn cố tình để lại thông điệp, cho biết sẵn sàng đàm phán với KyberSwap sau vài giờ nữa, khi đã nghỉ ngơi xong. 

    KyberSwap là nền tảng tài chính phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain. Nền tảng này được phát triển bởi Kyber Network, startup thành công nhất Việt Nam năm 2017 khi từng gọi vốn được 52 triệu USD. 

    Trong nhiều năm qua, Kyber Network được biết đến như là startup đi đầu về mảng Blockchain tại Việt Nam. Hai nhà sáng lập Lưu Thế Lợi và Trần Huy Vũ của startup này cũng từng lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á năm 2018.

    kyber net worth
    Kyber Network là một trong những startup Blockchain thành công nhất của người Việt. 

    Trên tài khoản X (Twitter) chính thức, Kyber Network đã lên tiếng xác nhận vụ việc, đồng thời đề nghị người dùng rút toàn bộ tiền trên nền tảng để đề phòng các rủi ro. 

    Gửi người dùng KyberSwap Elastic, chúng tôi rất tiếc phải thông báo với bạn rằng KyberSwap Elastic đã gặp phải sự cố bảo mật”, đại diện Kyber Network mở đầu bài thông báo.

    Để phòng ngừa, chúng tôi đặc biệt khuyên tất cả người dùng nên rút tiền ngay lập tức. Nhóm của chúng tôi đang siêng năng điều tra tình hình và chúng tôi cam kết cập nhật thông tin thường xuyên cho bạn”, Kyber Network nói.

    Ngay sau đó, đại diện Kyber Network đưa ra khuyến cáo, đề nghị người dùng cảnh giác để tránh click vào các liên kết xấu hoặc trả lời tin nhắn của những kẻ lừa đảo. Đồng thời, người dùng KyberSwap được khuyến nghị chỉ nhận thông tin qua tài khoản X và trang web chính thức của đơn vị phát triển.

    Theo dữ liệu từ DefiLlama, ngay sau thông tin trên, người dùng đã ồ ạt rút tiền khỏi KyberSwap. Số tài sản đang được nắm giữ (TVL) trên nền tảng này vì thế đã giảm từ 86 triệu USD về còn 14,74 triệu USD. 

    Trước đó, hồi tháng 9/2022, đã có một vụ hack khác từng được thực hiện nhằm vào Kyber Network. Ở vụ việc đó, hacker đã cuỗm đi số tiền trị giá 265.000 USD.

    Theo Vietnamnet

  • Vào ngày 12-11, cộng đồng khai thác Bitcoin (BTC) đã ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại (ATH) hàng năm sau khi thợ đào Bitcoin thu về hơn 44 triệu USD tiền thưởng block và phí giao dịch.

    tho dao bitcoin

    Doanh thu từ khai thác BTC chủ yếu đến từ phần thưởng cho việc xác nhận giao dịch Bitcoin và tạo block mới bằng thiết bị máy tính công nghệ cao được gọi là giàn khai thác. Thợ đào hiện nhận được 6,25 BTC cho mỗi lần tạo block thành công ngoài phí giao dịch.

    Vào ngày 12-11, phần thưởng khai thác Bitcoin hàng ngày đã vượt qua 44 triệu USD lần đầu tiên vào năm 2023. Theo dữ liệu từ blockchain.com, con số này được nhìn thấy lần cuối vào tháng 4-2022.

    Từ tháng 4-2022 đến tháng 11-2023, một số yếu tố đã góp phần làm giảm doanh thu của thợ đào Bitcoin trên toàn cầu. Bao gồm thị trường gấu kéo dài, tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư xoay quanh các vụ lừa đảo và sự sụp đổ của hệ sinh thái cũng như các quy định kém thân thiện ngăn cản nhà đầu tư giao dịch một cách tự do.

    Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến ​​đảo ngược xu hướng tổng thể khi các doanh nhân tiền điện tử nắm quyền kiểm soát tình hình và giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Do giá thị trường tăng cùng với sự quan tâm ngày càng nhiều từ công chúng, cộng đồng khai thác đạt ​​doanh thu cao hơn trong suốt một năm.

    Công ty khai thác Bitcoin Marathon Digital Holdings đã báo cáo doanh thu tăng 670% trên cơ sở hàng năng trong quý 3-2023 giữa bối cảnh sản lượng Bitcoin tăng gần gấp 5 lần.

    Cùng với các công ty khai thác và thợ đào cá nhân, nhiều quốc gia cũng tích cực tham gia bảo mật mạng Bitcoin thông qua hoạt động khai thác.

    Ví dụ, Bhutan tích cực khai thác Bitcoin bằng thủy điện kể từ khi giá BTC là 5.000 đô la vào tháng 4-2019.

    Vương quốc này được cho là tìm kiếm các mối quan hệ đối tác để mở rộng hoạt động khai thác hơn nữa. Đáng chú ý, họ đang đàm phán với công ty khai thác Bitdeer niêm yết trên Nasdaq để đảm bảo 100 megawatt điện cho trung tâm dữ liệu khai thác Bitcoin ở Bhutan. Quan hệ hợp tác này sẽ tăng công suất khai thác của Bitdeer lên khoảng 12%.

    Theo sggp

  • Nắm bắt tương lai của tài chính, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã công bố kế hoạch chấp nhận stablecoin là một trong những phương thức thanh toán hợp pháp. Đây được xem là một bước tiến đáng kể trong việc đưa tiền điện tử vào hệ sinh thái thanh toán của Anh.

    Động thái này không chỉ nhằm theo kịp sự đổi mới mà còn thừa nhận rằng bối cảnh tiền tệ và thanh toán ở Anh đang trong giai đoạn bùng nổ của một cuộc cách mạng công nghệ. Và trọng tâm hiện tại của BOE là một chế độ quản lý rõ ràng được thiết kế riêng cho stablecoin.

    Bằng cách chốt giá stablecoin với đồng bảng Anh, BOE đảm bảo chúng vẫn có cơ sở vững chắc trong nền kinh tế Anh, tránh biến động giá mạnh như các loại tiền điện tử khác.

    stablecoin

    Cách tiếp cận này không chỉ nhằm đảm bảo sự ổn định mà còn thúc đẩy một môi trường nơi mà đổi mới và thanh toán phát triển song song, thúc đẩy nước Anh hướng tới một tương lai giao dịch an toàn, nhanh chóng và thông minh.

    Đối với lĩnh vực non trẻ này, BOE nhất quyết yêu cầu hỗ trợ hoàn toàn bằng tiền gửi mà không cần kiếm lãi nhằm đảm bảo tiền điện tử giữ vững vị thế so với tiền pháp định.

    Mục đích của họ không phải nhằm mục đích kìm hãm sự tăng trưởng mà là mang lại khả năng phục hồi vào cốt lõi của sự đổi mới. Điều làm nên sự khác biệt trong chiến lược của BOE là tầm nhìn xa trong việc nhận ra tiềm năng của stablecoin: vừa là tiền tệ vừa là công nghệ.

    Bằng cách cho phép tiền điện tử thực hiện các giao dịch hàng ngày, nước Anh không chỉ thích ứng với sự thay đổi mà là đang nắm quyền kiểm soát công nghệ tài chính.

    Lập trường của BOE rất chắc chắn: những loại tiền điện tử nào không được hỗ trợ sẽ không có chỗ đứng trong lĩnh vực thanh toán bán lẻ của Vương quốc Anh. Đây là minh chứng không phải cho chủ nghĩa bảo thủ mà là cam kết bảo vệ sự ổn định tài chính ở Anh.

    Sự kết hợp giữa đổi mới và truyền thống

    Tầm nhìn của BOE rõ ràng là có tư duy tiến bộ nhưng lại được xây dựng trên nền tảng của các nguyên tắc tài chính truyền thống. Họ tích hợp, đảm bảo rằng các stablecoin hòa nhập vào cơ cấu tài chính của nước Anh mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống.

    Cuộc tranh luận xung quanh stablecoin không chỉ là vấn đề tài chính mà là minh chứng cho tinh thần tiên phong của Vương quốc Anh. Nước Anh từ lâu đã trở thành cầu nối toàn cầu về các dịch vụ tài chính, từ ngân hàng đến công nghệ tài chính.

    Việc đưa stablecoin vào hệ sinh thái này không phải là một điều sai lầm, đó là sự tiếp nối di sản của nước Anh như một lò luyện kim cho sự phát triển tài chính.

    Khung pháp lý do BOE đề xuất có vẻ giống như một bước đi chặt chẽ giữa đổi mới và ổn định, nhưng hoàn toàn có tính toán. Họ cần đảm bảo rằng khi nước Anh nắm bắt được tiềm năng của stablecoin, nước này sẽ làm như vậy với tầm nhìn rộng mở trước những rủi ro và cơ hội đang ở phía trước.

    BOE không chỉ đơn thuần mở cửa cho stablecoin mà như là trải thảm chào mừng, đảm bảo rằng các loại tiền điện tử vừa tìm được vị trí của chúng trong nền kinh tế Anh vừa an toàn và hiệu quả.

    Đây là một bước đi chiến lược nhằm đưa nước Anh lên vị trí hàng đầu trong tương lai tài chính.

    Theo SGGP

  • Giá Bitcoin vừa chính thức vượt 34.000 USD, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, khi tâm lý các nhà đầu tư được củng cố với kỳ vọng xây dựng quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin.

    bitcoin vuot

    Theo Coin Metrics, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới đã tăng gần 5% trong phiên giao dịch ngày 24/10, đưa giá lên 34.596,4 USD/coin. Ether, đồng tiền số lớn thứ 2, cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8.

    Ryan Rasmussen, nhà phân tích tại Bitwise Asset Management, cho biết: “Chất xúc tác thực sự đã tạo ra ‘ngọn nền thần’ vào sáng sớm nay và đẩy giá Bitocin lên trên 34.000 USD với thanh khoản ngắn hạn lên tới 167 triệu USD, chủ yếu ở các sàn giao dịch ngoài Mỹ”.

    Kỳ vọng về một quỹ ETF Bitcoin tăng lên sau khi tòa án ra phán quyết có lợi cho Grayscale, nhà quản lý tài sản tập trung vào tiền số, trước Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) trong việc biến quỹ tín thác Bitcoin Grayscale (GBTC) trở thành một quỹ ETF.

    Tuần trước, SEC đã từ chối kháng cáo quyết định của tòa án, làm dấy lên hy vọng rằng quỹ ETF liên quan tới Bitcoin có thể được phê duyệt trong vài tháng tới.

    Quỹ ETF Bitcoin sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một phương thức để kỳ vọng hưởng lợi từ biến động giá Bitcoin mà không cần trực tiếp sở hữu đồng tiền số này. Thực tế, Bitcoin là đồng tiền số có tính biến động cao và gần như không thể dự đoán trước.

    Đây là tín hiệu vui hiếm hoi của thị trường tiền số, nhất là khi hơn một năm qua là quãng thời gian sóng gió với thị trường này khi hàng loạt vụ bê bối bị phanh phui, chẳng hạn như vụ phá sản của FTX hay CEO Do Kwon của Terraform và cả công ty này cũng bị buộc tội lừa đảo nhà đầu tư.

    Giá Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11/2021 khi vược 65.000 USD. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, Bitcoin có lúc giảm xuống 16.000 USD/coin. Đó là thời điểm sàn FTX của Sam Bankman-Fried sụp đổ và nộp đơn xin phá sản.

    Hiện tại, SEC vẫn đang trấn áp các công ty tiền số. Coinbase và Ripple bị lôi kéo vào các vụ kiện với SEC khi cơ quan quản lý cáo buộc họ vi phạm luật chứng khoán. Về phần mình, Coinbase, Ripple và các công ty tiền số khác đều chỉ trích sự thiếu rõ ràng trong các quy định của Mỹ về tiền số và đe dọa sẽ rút khỏi Mỹ để đáp trả các cáo buộc của SEC.

    CafeF (theo CNBC)

  • Ilya Lichtenstein và Heather Morgan là cặp vợ chồng từng được giới tiền số ngưỡng mộ với cuộc sống hào nhoáng, cho đến khi bị bắt.

    Ngày 3/8, Ilya Lichtenstein và Heather Morgan sẽ ra tòa án liên bang Mỹ để trả lời các câu hỏi liên quan đến việc dàn dựng một âm mưu phức tạp nhằm bán 119.754 Bitcoin từ vụ hack Bitfinex năm 2016. Cả hai đã cố gắng tẩu tán và lên kế hoạch thay đổi danh tính để bỏ trốn.

    Tính đến khi bị bắt vào tháng 2/2022, số Bitcoin bị đánh cắp có giá trị tương đương 4,5 tỷ USD, còn hiện là khoảng 3,6 tỷ USD, trở thành vụ tịch thu tài chính lớn nhất mà Bộ Tư pháp Mỹ từng thực hiện.

    Theo các công tố viên liên bang, Lichtenstein và Morgan "đã sử dụng nhiều kỹ thuật rửa tiền tinh vi", như tạo danh tính giả để thiết lập tài khoản trực tuyến, gửi tiền vào các sàn giao dịch tiền số và thị trường dark web, đồng thời chuyển đổi chúng thành các loại tiền số khác, nhằm mục đích xóa dấu vết. Nếu bị buộc tội, mỗi người sẽ đối mặt án tù 25 năm.

    tau tan tien bitcoin
    Heather Morgan (trái) và Ilya Lichtenstein. Ảnh: Intelligencer/FB

    Lập dị và hào nhoáng

    Lichtenstein mang hai dòng máu Nga và Mỹ. Ông chuyển đến Mỹ năm 6 tuổi, lớn lên ở ngoại ô Chicago và nhập quốc tịch Mỹ năm 2002. Morgan sinh ra ở Oregon và lớn lên ở California, nhưng cũng từng sống ở Hong Kong và Ai Cập.

    Trước khi rơi vào tầm ngắm, Lichtenstein gọi mình là "doanh nhân công nghệ", am hiểu về lĩnh vực tiền số, blockchain và các công nghệ mới nổi. Trong khi đó, Morgan có biệt danh Razzlekhan, tự xưng là "cá sấu Phố Wall", rapper, doanh nhân và nhân vật truyền thông với đôi bàn tay xăm trổ và "giống Thành Cát Tư Hãn, nhưng có phong cách lạ hơn". Morgan thậm chí chi nhiều tiền để sản xuất video ca nhạc, chủ yếu đăng trên YouTube.

    Cả hai kết hôn năm 2019 với một màn cầu hôn hào nhoáng, được mô tả là "siêu thực, bí ẩn, rùng rợn và gợi cảm". Khoảnh khắc cả hai tình tứ sau đó được phát trên bảng quảng cáo ở Quảng trường Thời đại (New York).

    Tarun Chitra và Ruthie Nachmany của công ty cung cấp diễn giả NYC Salon, người đã gặp Morgan năm 2019, mô tả cô là người hay khoe khoang. "Cô ấy nói đã bay khoang hạng nhất từ Nhật Bản về Mỹ, ăn trưa tại quán rượu kiểu Pháp ở trung tâm thành phố. Morgan cũng khoe nhận được hơn 10.000 email trong một thập kỷ và đã giúp 720 công ty cải thiện khó khăn", cả hai nói với Bloomberg.

    Lichtenstein và Morgan cũng xuất hiện tại nhiều sự kiện về tiền số ở Mỹ và trên thế giới, cũng như thường xuyên có mặt trên YouTube để chia sẻ kinh nghiệm đầu tư tiền số. Với vẻ ngoài của mình, không khó để họ thuyết phục nhiều người nghe theo.

    Nhưng vào sáng 8/2/2022, giới tiền số sững sờ khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố bắt Lichtenstein và Morgan với cáo buộc rửa tiền. Ban đầu, thẩm phán cho cả hai tại ngoại với điều kiện Morgan phải trả 3 triệu USD và Lichtenstein trả 5 triệu USD phí bảo lãnh. Tuy nhiên, một thẩm phán ở Washington sau đó đã yêu cầu chính phủ bắt khẩn cấp và giam giữ cặp vợ chồng với lý do đây là "những tên tội phạm mạng tinh vi và những kẻ rửa tiền gây rủi ro nghiêm trọng cho xã hội".

    Thất bại dù lập kế hoạch tỉ mỉ

    Theo các công tố viên, câu chuyện bắt đầu vào tháng 8/2016, khi sàn giao dịch tiền số Bitfinex bị hack. 119.754 Bitcoin được chuyển vào ví do Lichtenstein kiểm soát. Khoản này tương đương 71 triệu USD vào tháng 1/2017.

    Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) sau đó đưa Lichtenstein vào tầm ngắm. Theo cơ quan này, hàng nghìn giao dịch đã được thực hiện thông qua hàng chục tài khoản, nhưng đích đến cuối cùng là tài khoản cá nhân của Lichtenstein và Morgan.

    Khi đó, cả hai đều nói mình giàu có nhờ các khoản đầu tư vào Bitcoin từ trước 2015. Thế nhưng, Lichtenstein lại cẩn thận ghi chép chi tiết kế hoạch của mình và lưu trữ lên đám mây. Trong số tài liệu các nhà chức trách tìm thấy có danh sách 2.000 địa chỉ tiền ảo và khóa ví, tất cả đều có thể được truy nguồn từ vụ hack. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra phát hiện file Excel chứa thông tin đăng nhập của hàng trăm tài khoản tiền số trên nhiều nền tảng giao dịch khác nhau, gồm ghi chú về tài khoản nào đã bị đóng băng.

    Các công tố viên cũng tìm thấy văn bản cho thấy cặp đôi đang lên kế hoạch trốn sang Nga bằng cách thay tên đổi họ. Thư mục có tên "Personas" được lưu trên đám mây chứa nội dung về cách sử dụng dark web để lấy danh tính giả.

    Khi thực hiện lệnh khám xét nhà của cặp vợ chồng, nhà chức trách phát hiện những cuốn sách được đục lỗ bên trong, hàng chục thiết bị điện tử, một chiếc túi có nhãn "Burner phones" cùng 40.000 USD tiền mặt và ngoại tệ.

    Một ngày trước khi ra tòa, Morgan bị quản thúc tại gia, nhưng khoe đang làm "chuyên gia tiếp thị tăng trưởng và phát triển kinh doanh" tại một công ty công nghệ. Trong khi đó, Lichtenstein vẫn bị giam giữ kể từ khi bị bắt năm ngoái.

    VnExpress (theo Bloomberg, Business Insider)

  • Cuộc gọi vào nửa đêm đã đưa các nhà điều tra lần theo dấu vết trở về thuở sơ khai của Bitcoin đồng thời, trao cơ hội vạch trần sự thật đen tối về thế giới của các hacker và lập trình viên tạo ra tiền số.

    Jimmy Zhong bitcoin 1
    Jimmy Zhong chụp cùng hai cô gái phía trước một chiếc limousine. Nguồn: Mạng xã hội Zhong công khai

    Tại Athens thuộc tiểu bang Georgia của Mỹ, cảnh sát đã quen với đủ mọi loại tội phạm khác nhau như trộm cướp, bạo lực… Nhưng cuộc gọi báo cảnh sát vào đêm ngày 13/3/2019 không giống bất cứ cuộc gọi nào mà Sở Cảnh sát Hạt Athens-Clarke từng nhận.

    Người gọi điện là Jimmy Zhong, 28 tuổi, cựu sinh viên của Đại học Georgia. Không giống những kẻ gây rối, Zhong là một chuyên gia máy tính và có một hệ thống giám sát tại nhà mạnh mẽ khác thường.

    Zhong gọi điện báo cảnh sát vì hàng trăm nghìn USD tiền điện tử của anh đã bị đánh cắp. Và đây là khởi đầu của một vụ án kéo dài gần một thập kỷ, xử lý một trong những tội phạm lớn nhất của kỷ nguyên tiền số. Nó cũng dẫn đến vụ tịch thu tiền số lớn nhất từ một cá nhân trong lịch sử của Bộ Tư pháp.

    Jimmy Zhong bitcoin 1
    Phiên toà tuyên án Jimmy Zhong (bên phải). Nguồn: IRS Criminal Investigations

    Cuộc gọi của Zhong vào đêm năm đó đã đưa các nhà điều tra lần theo dấu vết trở về thuở sơ khai của Bitcoin. Đồng thời, việc điều tra vạch trần sự thật đen tối về thế giới của các hacker và lập trình viên tạo ra tiền số. Đó là một thế giới mà anh hùng và kẻ phản diện đổi chỗ cho nhau, hoặc thậm chí là cùng một người.

    Mặc dù đã báo án, cảnh sát khi đó đã không đạt được tiến triển nào trong việc điều tra, vì đây là một trong những vụ đầu tiên liên quan đến tiền số mà họ giải quyết. Vì vậy, Zhong tìm đến thám tử tư Robin Martinelli.

    Robin Martinelli từng là phó cảnh sát trưởng, nhưng cô không phải chuyên gia tiền số. Cô bắt đầu cuộc điều tra bằng cách theo dõi bạn bè của Zhong. Cuối cùng, Martinelli xác định được một nghi phạm có thể đã đánh cắp 150 Bitcoin của Jimmy Zhong.

    Sở hữu khối lượng Bitcoin lớn như vậy, những năm trước khi xảy ra vụ trộm, Zhong nổi tiếng là người “tiêu hoang”. Anh thường xuyên ở các khách sạn sang trọng, mua sắm tại các cửa hàng cao cấp và lái những chiếc ô tô đắt tiền. Zhong còn mua một căn nhà ven hồ với đầy đủ ván trượt và du thuyền. Nhưng nhiều người ở Athens đều nhận xét Jimmy là một chàng trai tốt.

    Zhong có một cuộc sống xa hoa nhưng nguồn thu nhập không rõ ràng. Trong mắt mọi người, anh không có việc làm. Zhong nói với bạn bè rằng anh nghiên cứu Bitcoin từ năm 2009, khi Bitcoin mới vừa xuất hiện.

    Vào năm 2018, Zhong lập một nhóm đi xem giải đấu bóng đá. Anh bao tiền vé và thuê cả máy bay riêng cho cả nhóm. Anh thậm chí còn tặng mỗi người 10.000 USD để mua sắm thoải mái ở Beverly Hills.

    Jimmy Zhong bitcoin 1
    Zhong và nhóm bạn đi xem bóng đá. Nguồn: Mạng xã hội Zhong công khai

    Khi đang cổ vũ bóng đá, Zhong không thể biết rằng một nhóm đặc vụ từ đơn vị Điều tra Hình sự IRS đang nỗ lực giải quyết một vụ án từ nhiều năm trước đây.

    Điểm thu hút sự chú ý của các nhà điều tra là vụ hack năm 2012, trong đó một người đã đánh cắp 50.000 Bitcoin từ một trang web có tên Silk Road. Đây là một trong những chợ đen tiền điện tử xuất hiện sớm nhất, nơi người bán và người mua ẩn danh để trao đổi những mặt hàng cấm.

    Theo tài liệu của tòa án, trong những năm qua, giá trị Bitcoin bị hacker Silk Road đánh cắp đã tăng vọt lên hơn 3 tỷ USD. Các nhà điều tra đã chờ nhiều năm để theo dõi tin tặc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác.

    Cuối cùng, công ty phân tích blockchain Chainalysis đã phát hiện ra hacker mắc một sai lầm nhỏ. Kẻ ẩn danh chuyển 800 USD sang một sàn giao dịch tiền số. Nhưng yêu cầu của sàn là tuân thủ các quy định của ngân hàng, bao gồm việc điền tên thật và địa chỉ chủ tài khoản.

    Và tài khoản đó được đăng ký dưới tên… Jimmy Zhong. Giao dịch diễn ra vào tháng 9 năm 2019, 6 tháng sau cuộc gọi của Zhong tới cảnh sát địa phương.

    Chỉ điều đó thôi thì chưa đủ để chứng minh Zhong là hacker. Vì vậy, IRS đã gọi cho Sở cảnh sát hạt Athens-Clarke và yêu cầu giúp đỡ. Trung úy Jody Thompson cùng đặc vụ IRS-CI Trevor McAleenan và giám đốc công ty tình báo mạng Shaun MaGruder lập ra một kế hoạch tiếp cận Jimmy Zhong.

    Jimmy Zhong bitcoin 1
    Camera ẩn ghi cảnh Zhong cho các nhà điều tra xem hàng triệu USD Bitcoin trên máy tính xách tay của anh ta. Nguồn: Cảnh sát Hạt Athens-Clarke

    Mặc dù lấy lý do giúp Zhong điều tra kẻ đánh cắp hàng trăm nghìn USD Bitcoin của anh trước đây, nhưng thực tế họ đang điều tra chính Zhong. Khi đến thăm nhà, các điều tra viên được chứng kiến anh mở ví Bitcoin với trị giá tới 60-70 triệu USD. Bằng chứng này đủ để thuyết phục các nhà điều tra rằng họ đã đi đúng hướng. McAleenan cho biết chuyến thăm đầu tiên cho phép các nhà điều tra có được lệnh khám xét.

    Ngày 9/11/2021, cảnh sát tràn vào nhà Zhong, lục tung mọi kẽ hở để tìm kiếm bằng chứng. Họ tìm thấy một chiếc máy giấu bên trong hộp bỏng ngô, chứa số Bitcoin trị giá hàng triệu USD.

    Họ còn tìm thấy một chiếc két sắt dưới sàn nhà chứa vàng bạc, tiền mặt và một số đồng Bitcoin được đúc thành hình. Họ cũng tìm thấy một chiếc ví chứa Bitcoin từ vụ hack đầu tiên của Silk Road vào năm 2012.

    Jimmy Zhong bitcoin 1

    Jimmy Zhong bitcoin 1

    Zhong sau đó đã bị bắt. Khi sắp xếp các bằng chứng, các điều tra viên phát hiện rằng Zhong là một thành viên của nhóm phát triển và hoàn thiện những đồng Bitcoin đầu tiên. Nói cách khác, một hacker từng tham gia phát triển Bitcoin lại trở thành một trong những kẻ trộm Bitcoin lớn nhất mọi thời đại.

    Cuối cùng, Jimmy Zhong bị kết án 1 năm 1 ngày tại nhà tù liên bang. Hiện tại, Zhong 33 tuổi và bắt đầu thụ án từ ngày 14/7/2023. Cuối cùng, Zhong đã không giữ được số Bitcoin khổng lồ. Chính phủ Mỹ đã tịch thu khối tài sản 3 tỷ USD đó, cho phép người bị mất cắp lấy lại nhưng không có ai xuất hiện. Lý do rất đơn giản vì hầu hết những người sử dụng Silk Road vào năm 2012 đều là tội phạm.

    Chỉ có điều, vụ trộm 150 Bitcoin mà Jimmy Zhong báo án vào tháng 3/2019 vẫn chưa có lời giải. Thủ phạm vẫn chưa bị bắt.

    SMoney (tham khảo CNBC)

  • Davinci Jeremie 0

    Một Youtuber người Chile đã từng khuyên mọi người hãy chi ra ít nhất 1 USD để sở hữu Bitcoin vào năm 2013, giờ đây đang tận hưởng cuộc sống giàu sang nhờ đầu tư sớm vào tiền điện tử.

    Cách đây 10 năm, khái niệm về tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, một Youtuber người Chile đã nhận ra được tương lai của tiền điện tử và Bitcoin, từ đó đưa ra một lời khuyên cho những người theo dõi mình.

    Cụ thể, Davinci Jeremie đã đăng lên kênh Youtube của mình một đoạn video với tiêu đề: "Cập nhật Bitcoin - Vui lòng hãy mua 1 USD giá trị Bitcoin". Trong đoạn video của mình, Davinci đã kêu gọi mọi người hãy chi ra ít nhất 1 USD để mua Bitcoin và khẳng định điều này sẽ mang lời cho họ.

    Davinci Jeremie 0
    Video khuyên mọi người mua Bitcoin được Davinci Jeremie đăng lên Youtube cách đây 10 năm (Ảnh chụp màn hình).

    Bản thân Davinci cũng thừa nhận rằng việc đầu tư vào Bitcoin cũng giống như chơi xổ số, nhưng có thể giúp mọi người trở thành triệu phú dễ dàng hơn.

    "Với số tiền mua được một tờ vé số, bạn hãy mua và nắm giữ Bitcoin trong 10 năm rồi trở thành một triệu phú. Đây là khoảnh khắc bạn nên ngừng việc sống trong sợ hãi. Nếu bạn thua lỗ và mất 1 USD thì ai mà quan tâm cơ chứ", Davinci nói trong đoạn clip đăng lên Youtube vào năm 2013.

    "Nhưng nếu tôi nói đúng, tôi muốn tất cả các bạn hãy nói lời cảm ơn tôi. Tôi sẽ không vui nếu bạn quay lại đây sau 10 năm và nói với tôi rằng: 'Anh bạn, tôi ước gì đã nghe lời anh vào năm 2011 hay 2013'", Davinci chia sẻ thêm trong đoạn clip.

    Vào thời điểm đó, một Bitcoin có giá quy đổi khoảng 100 USD, nghĩa là nếu chi 1 USD để mua Bitcoin, nhiều người sẽ sở hữu số tiền 291,71 USD ở thời điểm hiện tại (1 Bitcoin đang có giá quy đổi tương đương 29.171 USD).

    Dĩ nhiên, 1 USD là số tiền tối thiểu mà Davinci khuyên mọi người chi ra để mua Bitcoin vào năm 2013; nếu chi ra nhiều hơn vào thời điểm đó và vẫn giữ số lượng Bitcoin đến ngày nay, nhiều người có thể đã sở hữu một số tiền lớn hơn.

    Đoạn clip của Davinci đã gây ra nhiều tranh cãi khi đăng lên Youtube vào năm 2013. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng Davinci chỉ đang "lùa gà" và gạ mọi người đầu tư vào một lĩnh vực mơ hồ.

    Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đoạn clip của Davinci đã có gần 4,3 triệu lượt xem và nhiều người bình luận gần đây cho biết họ rất hối hận vì không nghe theo lời khuyên của Davinci hoặc không xem được clip của anh sớm hơn.

    "Tại sao tôi không xem được clip này sớm hơn? Nếu biết được clip này, tôi chắc chắn sẽ nghe theo lời anh ấy vì 1 USD là số tiền không đáng kể, quá dễ dàng bỏ ra để chấp nhận rủi ro", một người dùng Youtube bình luận.

    Về phần mình, Davinci cũng đã đầu tư vào Bitcoin từ rất sớm, khi giá trị đồng tiền điện tử này vẫn chưa đến mức "điên rồ" như những năm gần đây. Kể từ năm 2013 cho đến nay, giá trị đồng Bitcoin đã tăng lên đến 29.000%.

    Davinci Jeremie 0
    Đầu tư sớm vào Bitcoin và thị trường tiền điện tử đã giúp Davinci Jeremie có được cuộc sống giàu sang (Ảnh: 247P).

    Cuối năm 2021, có thời điểm giá Bitcoin vượt qua mốc 65.000 USD/Bitcoin, lên cao nhất mọi thời đại. Việc Bitcoin tăng giá đã giúp Davinci sở hữu một khối tài sản khổng lồ. Số tiền kiếm được từ Bitcoin còn giúp Davinci thành lập công ty phát triển phần mềm có trụ sở tại Toronto, Canada.

    Số tiền kiếm được từ đầu tư tiền điện tử và kinh doanh đã giúp Davinci đang có được cuộc sống giàu có, với khối tài sản ước tính đạt 200 triệu USD, giúp anh sở hữu máy bay riêng, du thuyền, nhiều siêu xe đắt tiền, thường xuyên đi du lịch và ghé thăm những khách sạn sang trọng ở khắp nơi trên thế giới.

    Hiện kênh Youtube của Davinci vẫn hoạt động, có hơn 385 ngàn người theo dõi. Davinci vẫn thường xuyên đăng những video chia sẻ kiến thức đầu tư tiền điện tử. Trên trang Instagram cá nhân, Davinci mô tả bản thân là "một người đàn ông gia đình, lập trình viên, Youtuber và một người sớm đầu tư vào Bitcoin".

    Trên kênh Youtube và Twitter cá nhân, Davinci thường xuyên trấn an các nhà đầu tư tiền điện tử rằng giá Bitcoin sẽ sớm trở nên ổn định trong thời gian tới. Davinci dự đoán rằng mức giá của Bitcoin sẽ sớm được phục hồi và tiếp tục tăng cao.

    Giá trị đồng Bitcoin đã có những biến động mạnh trong nửa năm qua, khi có thời điểm giá trị bị tụt xuống mức 20.000 USD/Bitcoin. Hiện mức giá đồng Bitcoin dao động quanh mốc 29.000 USD.

    Davinci đã dự đoán đúng xu thế của Bitcoin cách đây 10 năm, khi loại tiền điện tử này vẫn còn rất mới mẻ và ít người đầu tư, nhưng giờ đây, liệu những dự đoán về thị trường tiền điện tử của Davinci có còn chính xác? Thời gian sẽ có câu trả lời.

    Theo Dân Trí

  • Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, đã bắt đầu dừng các giao dịch gửi và rút tiền bằng đồng bảng Anh, sau 1 tháng có động thái tương tự với đồng USD.

    Một người phát ngôn của Binance cho biết công ty đã nhận được thông báo từ đối tác chuyển khoản Paysafe về việc đơn vị này sẽ dừng dịch vụ chuyển khoản bằng đồng bảng Anh từ ngày 22/5 đối với tất cả khách hàng hiện nay của Binance. Với các khách hàng mới, quy định này có hiệu lực từ ngày 13/3.

    binance ngung giao dich bang dong bang anh

    Theo người phát ngôn của Binance, sự điều chỉnh này ảnh hưởng đến 1% khách hàng của công ty, song không nêu rõ con số cụ thể. Binance cam kết đảm bảo những người dùng bị ảnh hưởng vẫn sẽ sử dụng được số dư bằng đồng bảng Anh (GBP) Binance là nền tảng tiền điện tử lớn nhất thế giới với hơn 128 triệu khách hàng.

    Paysafe - công ty cung cấp dịch vụ chuyển khoản thông qua mạng lưới thanh toán Faster Payments của Anh, chưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến thông tin trên.

    Trong khi đó, người phát ngôn Skrill - đơn vị thuộc Paysafe có hợp tác với Binance cho biết môi trường quy định của Anh liên quan đến tiền kỹ thuật số có quá nhiều thách thức và rất khó khăn để cung cấp dịch vụ ở thời điểm hiện tại nên công ty buộc phải thận trọng với quyết định được đưa ra.

    Năm ngoái, Cơ quan giám sát tài chính của Anh cho biết không đủ quyền hạn để ngăn chặn Binance tiếp cận hệ thống thanh toán nhanh hơn qua PaySafe. Cơ quan này thậm chí còn cảnh báo người dùng Anh rằng nền tảng này không có bất cứ dịch vụ nào được cơ quan chức năng Anh quản lý và cấp phép.

    Trước đó, ngày 7/2, Binance đã tạm ngừng các giao dịch gửi và rút tiền bằng đồng USD. Sau động thái của Binance, dòng tiền chảy ra từ ví tiền mã hóa của công ty này tăng đột biến. Hàng triệu USD được chốt bằng stablecoin (tiền ổn định) như Tether và USDC đã đổ vào vào các sàn giao dịch đối thủ hoặc ví cá nhân.

    Viethome (theo Metro)

  • Nạn nhân tuyên bố thủ phạm đeo mặt nạ và muốn lấy tiền điện tử của anh ta, một nguồn tin cảnh sát cho biết.

    Một doanh nhân giấu tên người Nga tiết lộ với cảnh sát rằng những người đàn ông đeo mặt nạ đã bắt cóc anh ta từ trong chiếc xe hơi sang trọng Bentley và đe dọa anh tiết lộ mật khẩu ví kỹ thuật số với 250 Bitcoin (khoảng 17 triệu USD) bên trong, một nguồn thực thi pháp luật cho biết.

    anh minh hoa
    Ảnh minh họa

    Nạn nhân nói với các sĩ quan rằng vụ việc xảy ra ở Moscow hôm 1/12, thủ phạm nhảy ra khỏi một chiếc xe tải, bắt giữ anh ta, đội một chiếc túi lên đầu và chở anh ta đến một địa điểm không xác định, một nguồn tin nói với hãng tin RIA-Novosti tiết lộ.

    "Theo nạn nhân, nhóm tội phạm đã lấy điện thoại di động của anh ta, trên đó được cho là đã cài đặt một ứng dụng cho phép truy cập vào ví kỹ thuật số. Trong đó có 250 Bitcoin. Những kẻ tấn công đã buộc người đàn ông tiết lộ mật khẩu ví", nguồn tin cho biết.

    Cũng theo nguồn tin, sau khi thủ phạm có được thứ chúng muốn, chúng đã thả người đàn ông này trong khu rừng cách thị trấn Krasnogorsk không xa, gần ranh giới phía tây bắc Moscow.

    Một vụ án hình sự điều tra vụ cướp đã được khởi động, nguồn tin của RIA-Novosti cho biết thêm. Tuy nhiên nguồn tin chỉ ra rằng tại thời điểm đó vẫn chưa rõ liệu thực sự có số tiền như vậy trong ví kỹ thuật số của người đàn ông hay không.

    Kênh Baza trên Telegram đã đăng đoạn phim CCTV được cho là ghi lại khoảnh khắc xảy ra vụ bắt cóc. Theo đó, ít nhất bốn người đàn ông ngụy trang trong chiếc khăn trùm đầu đưa doanh nhân ra khỏi chiếc Bentley màu đen của anh ta, còng tay và đưa anh ta vào một chiếc xe tải.

    Tờ báo cũng tiết lộ thêm một số chi tiết về những gì đã xảy ra, nói rằng thủ phạm đã đe dọa người đàn ông bằng một cái đèn hàn để bắt anh ta nói ra.

    Theo Dân Việt

  • Aiden Pleterski, sống tại Canada, tự nhận mình là "vua tiền số", nhưng bị cáo buộc đã lừa đảo nhiều người với số tiền hàng chục triệu USD.

    Diane Moore, sống tại Toronto (Canada), đã đầu tư 60.000 USD vào công ty chuyên huy động tiền gửi bằng tiền số có tên AP Private Equity Limited. Đây là khoản tiết kiệm bà Moore dự định đóng học phí đại học cho người cháu sau này.

    Moore gặp Aiden Pleterski, nhà sáng lập và CEO AP Private Equity Limited, thông qua một người đã quen biết nhiều năm. "Toàn bộ mọi việc đều dựa trên sự tin tưởng. Tôi không nghĩ Aiden sẽ chiếm đoạt số tiền đó", bà nói với CBC.

    sieu lua 23 tuoi 1
    Pleterski khoe cuộc sống "sang chảnh" trên máy bay. Ảnh: YouTube/Pleterski

    Trong điều khoản chia lợi nhuận của AP Private Equity Limited, tỷ lệ ăn chia là 70:30, với 70% cho bà Moore và 30% cho công ty của Pleterski. Riêng khoản tiền gốc được cam kết hoàn lại cho người đầu tư. Mục tiêu lãi trên vốn sẽ là 10-20% hai tuần một lần.

    "Tôi không rõ anh ta có thực sự đem khoản tiền đi đầu tư vào tiền số hay không, hay chỉ là kế hoạch vẽ ra để lừa đảo", Moore nói. Dù vậy, bà vẫn đưa tiền cho Pleterski.

    Một người đàn ông 65 tuổi ở Clarington thậm chí đã gửi vào AP Private Equity Limited số tiền tới 13 triệu USD. Một người giấu tên khác thừa nhận bỏ ra 4,5 triệu USD để gửi tiết kiệm tại công ty của Pleterski. Thống kê của Investigation Counsel PC - tổ chức đại diện cho những người bị Pleterski lừa đảo - cho thấy, tổng cộng 140 người đã gửi hơn 35 triệu USD vào đây.

    "Đó là bất ngờ lớn. Chúng tôi chưa bao giờ nhận đại diện vụ nào như vậy trước đây. Kẻ lừa đảo rất trẻ, còn nạn nhân là những người lớn tuổi", Norman Groot, người sáng lập Investigation Counsel PC, nói.

    Sự hào nhoáng giả tạo

    Theo CBC, Pleterski được cho là đang sống tại Whitby (Canada). Người này bắt đầu đầu tư vào tiền số từ khi còn ở tuổi thiếu niên và thành lập công ty vài năm sau đó.

    Theo hồ sơ tòa án và các khiếu nại gửi đến Investigation Counsel PC, Pleterski mới 23 tuổi nhưng đã xây dựng hình ảnh giàu sang. Cậu mua 11 siêu xe, thuê 4 siêu xe, đeo đồng hồ Patek Philippe giá hơn 600.000 USD, thường xuyên chụp ảnh trên các máy bay phản lực và thuê 45.000 USD mỗi tháng cho một biệt thự ven hồ ở Burlington. Pleterski cũng tạo hình ảnh "lung linh" trên mạng xã hội, đặt hàng các bài viết quảng cáo trên các tờ báo lớn và tự gọi mình là "vua tiền số" trên Forbes ở Monaco hay Daily Caller.

    sieu lua 23 tuoi 1
    Pleterski khoe chụp ảnh với xe Lamborghini trên kênh YouTube của mình.

    Tuy nhiên, đầu tháng 8, AP Private Equity Limited bất ngờ nộp hồ sơ xin phá sản. Pleterski sau đó lập tức bị đóng băng mọi tài sản và tài khoản ngân hàng trên toàn cầu, cũng như bị tịch thu hàng loạt xe sang nhãn hiệu Lamborghini, BMW và McLarens.

    Cuối tháng 8, Pleterski bị các nhà đầu tư chất vấn trong cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn 5 tiếng.Thanh niên này tự nhận là "một đứa trẻ 20 tuổi", nhưng im lặng về khả năng trả lại tiền cho những người đã đầu tư.

    Trong một email đầu tháng 9, Micheal Simaan, luật sư đại diện cho Pleterski, cho rằng các nhà đầu tư dường như đã "phóng đại quá mức" các khoản tiền đã đổ vào AP Private Equity Limited. Simaan cũng nói thân chủ chưa bao giờ "gạ gẫm" ai gửi tiền cho mình.

    "Aiden đã hợp tác trong quá trình phá sản và hy vọng nó sẽ diễn ra theo cách công bằng nhất cho tất cả những người đã tham gia", Simaan nói.

    Tuy nhiên, ngay chính Simaan cũng tỏ ra ngạc nhiên khi nhiều người tin tưởng gửi một khoản tiền lớn cho người trẻ như Pleterski.

    "Thật đáng kinh ngạc. Dường như không ai bận tâm điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường tiền số sụt giảm mạnh, hoặc liệu Aiden có đủ khả năng xử lý khoản tiền lớn đến vậy hay không bởi cậu ấy còn rất trẻ", luật sư này nói.

    Trong cuộc họp với nhà đầu tư, Pleterski cũng cho biết đã mất gần hết số tiền mà nhà đầu tư đã gửi vào trong giai đoạn cuối 2021, đầu 2022. Khi được hỏi về hồ sơ ghi lại các khoản tiền, cậu nói công ty mình "thiếu tổ chức, không theo dõi các dữ liệu tài chính, không ghi lại các khoản nợ hoặc khoản thanh toán từ trước đến nay".

    Trước câu hỏi về nhà lầu xe sang, Pleterski thừa nhận các tài sản đó không phải là của mình. "Tôi chưa bao giờ mang một chiếc đồng hồ có giá trị lớn 600.000 USD cả", Pleterski nói khi đó.

    Trong hồ sơ tòa án, một báo cáo cho thấy tài khoản công ty Pleterski có khoảng 311 triệu USD. Dù vậy, sau khi tòa kiểm tra thông qua một nền tảng giao dịch độc lập, không có tài khoản nào với số tiền lớn như vậy.

    Về mô hình lãi 10-20% sau mỗi nửa tháng của AP Private Equity Limited, các chuyên gia cho rằng điều đó là không thể trong lĩnh vực tài chính hiện nay, trừ khi là lừa đảo. "Nếu là sự thật, mức lãi suất trên quá tuyệt vời, nhưng nó không tưởng trong thế giới thật. Lãi suất 5% mỗi tuần ư? Một thanh niên 23 tuổi khó có thể trở thành Bill Gates tiếp theo được", Groot nhận xét.

    Cũng theo ông, những người đã đổ tiền vào AP Private Equity Limited ít có khả năng lấy lại tài sản, do công ty này đã làm các thủ tục bảo hộ phá sản. Trong khi đó, Pleterski chỉ bị đóng băng tài sản. Cậu vẫn chưa bị bắt, dù đã gây thiệt hại cho không ít người.

    VnExpress (theo CBC)

  • Michael Saylor bitcoin phong le 1

    Đẩy công ty đến bờ vực vì 'all-in' Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt.

    Nếu có ai hỏi tỉ phú Michael Saylor tại sao lại đánh cược tương lai của công ty mình vào bitcoin, ông ta sẽ trả lời bạn rằng do không có lựa chọn nào khác.

    Năm 2020, cổ phiếu của MicroStrategy Inc (MicroStrategy) gần như bị lãng quên. Công ty công nghệ này phải chật vật cạnh tranh với những gã khổng lồ phần mềm khác. “Chúng tôi sẽ chết một cách nhanh chóng, hoặc chết dần chết mòn, hoặc phải theo đuổi một chiến lược rủi ro,” Saylor nói.

    Saylor chọn mua bitcoin – rất nhiều. Cuối cùng quyết định đó phản chủ, theo cách tai hại nhất. Đầu tháng 8, MicroStrategy tuyên bố rằng ông Saylor sẽ được miễn nhiệm khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của công ty - vị trí mà vị tỉ phú này nắm giữ từ năm 1989 - do thua lỗ vì bitcoin.

    Pha đặt cược liều lĩnh của Michael Saylor vào bitcoin bắt đầu từ ngày 11/8/2020, thời điểm mà công ty ông tuyên bố kế hoạch sử dụng 250 triệu USD – một nửa số tiền mà MicroStrategy đang có - chuyển đổi sang bitcoin. Sau đó họ tiếp tục đặt cược thêm tiền, và lại đặt cược thêm lần nữa.

    Tổng cộng, MicroStrategy đã huy động 2,4 tỉ USD tiền vay nợ. Chưa kể, họ còn huy động được thêm 1 tỉ USD nữa từ việc phát hành cổ phiếu. MicroStrategy dùng hết số tiền này để mua bitcoin.

    Michael Saylor bitcoin phong le 1
    Michael Saylor trong một hội thảo về bitcoin tổ chức trong tháng 4 (Ảnh: Getty)

    Có thời điểm, quyết định này cho thấy sự đúng đắn. Giá của bitcoin đã tăng từ 11.900 USD trong tháng 8/2020 lên gần 69.000 USD trong tháng 11/2021. Giá cổ phiếu của MicroStrategy trong hôm trước chỉ là 124 USD thì đến ngày hôm sau, 9/2/2021, đã tăng lên mức kỷ lục là 1.273 USD.

    Nhưng đến ngày 2/8, MicroStrategy công bố thua lỗ trong quý thứ 7 liên tiếp trong vòng 8 quý kể từ khi bắt đầu mua bitcoin. Lần này, mức thua lỗ rất lớn: 1 tỉ USD, phần lớn là do bitcoin.

    Cũng trong ngày hôm đó, ông Phong Lê - kỹ sư người Mỹ gốc Việt, gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 - tiếp quản 'ghế' CEO MicroStrategy mà ông Saylor để lại.

    Michael Saylor bitcoin phong le 1
    Ông Phong Lê - CEO MicroStrategy

    Giá cổ phiếu của MicroStrategy đã giảm 49% so với cùng thời điểm năm ngoái và giảm 78% so với mức đỉnh lịch sử.

    MicroStrategy được cho là đang nắm giữ gần 130.000 bitcoin, có giá trị thị trường khoảng 3 tỉ USD. Trong khi đó, vốn hoá thị trường của công ty này ở mức 3,1 tỉ USD.

    Khoản lỗ của MicroStrategy đã phản ánh rõ sự biến động của bitcoin.

    Theo các quy định kiểm toán hiện hành, công ty này cần phải đánh giá lại giá trị của lượng bitcoin mà họ đang nắm giữ theo từng quý và phải hạch toán vào chi phí nếu giá bitcoin giảm.

    MicoStrategy đã phải chịu nhiều lần phí như vậy, tổng cộng là 2 tỉ USD.

    Đặt cược vào bitcoin, tỉ phú Michael Saylor cũng trở thành một trong những người ủng hộ đồng tiền kỹ thuật số này mạnh mẽ nhất.

    Các đoạn 'tweet' của ông trên Twitter, có khoảng 2,6 triệu người theo dõi, luôn đầy rẫy những lời châm biếm về ủng hộ bitcoin.

    Ông cũng thường tỏ ra lạc quan thái quá trong các cuộc phỏng vấn. Có lần, Michael Saylor khuyên mọi người “lấy hết tiền để mua bitcoin. Sau đó dùng hết thời gian của bạn để tính toán xem làm thế nào mượn thêm tiền để mua thêm bitcoin. Sau đó dành hết thời gian để tính xem bạn có thể bán thứ gì để mua bitcoin.”

    Tương tự, tại một hội nghị đầy những người hứng thú với tiền mã hóa tổ chức tại Miami, ông khuyên mọi người đừng bao giờ bán bitcoin.

    Đây là một thứ triết lý khiến cho một số nhà quan sát thị trường lo ngại.

    “MicroStrategy không phải một khoản đầu tư lý tưởng đối với phần lớn các trader,” Edward Moya, chuyên gia phân tích của sàn giao dịch Oanda, nói.

    Theo Moya, chiến lược của MicroStrategy là mua và nắm giữ bitcoin, không giao dịch chốt lời khi có lãi và cũng chẳng có công cụ phòng vệ để đối với tình trạng biến động hay các đợt lao dốc của đồng tiền điện tử này. Do đó, khi xảy ra tình trạng bán tháo bitcoin, MicroStrategy sẽ phải hứng chịu toàn bộ tác động tiêu cực.

    Một vấn đề khác là công ty này không có nhiều cách để kiếm thêm tiền mua thêm bitcoin, Mark Palmer, chuyên gia phân tích của BTIG, nói. “MicroStrategy giờ chỉ đang sử dụng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh phần mềm, ngoài ra không còn thêm gì khác,” ông nói.

    Tuy nhiên, ông Palmer nói rằng, chưa nên đánh giá về khoản cược vào bitcoin của MicroStrategy cho đến khi một số khoản nợ mua bitcoin của họ đến kỳ đáo hạn. Nếu giá bitcoin giảm, công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả tiền các chủ nợ của họ, ông nói.

    “Thời gian vẫn đang trôi và các khoản nợ của MicroStrategy cũng sắp tới kỳ đáo hạn", ông nói.

    Bất chấp nhiều rủi ro và chỉ trích, ông Saylor vẫn tin vào chiến lược của mình, và cả bitcoin. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng, ông nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu vẫn trên mức trước khi mua bitcoin, và tin tưởng rằng chiến lược của ông sẽ mang lại vị thế cho công ty, bất chấp nhiều rủi ro đi kèm.

    “Bây giờ tôi cảm thấy tốt hơn về nó, so với ngày mà chúng tôi bắt đầu,” ông nói.

    Ông Saylor nói rằng, ông sẽ tiếp tục dẫn dắt các khoản đầu tư vào bitcoin của MicroStrategy. Ông không có kế hoạch bán bất kỳ một đồng bitcoin nào, và vẫn kỳ vọng rằng nó sẽ lấy lại giá trị trong những năm tới. Công ty này cũng nhắc lại rằng họ không có ý định bán bitcoin.

    Saylor nói rằng, việc hoán đổi vai trò CEO chỉ là kế hoạch dài hạn. “Cấu trúc điều hành mới của công ty có nghĩa rằng, tôi có thể tập trung nhiều hơn vào chiến lược của mình, và tiếp tục theo đuổi bitcoin,” ông nói.

    Tân CEO MicroStrategy là ai?

    Ông Phong Lê có bằng cử nhân kỹ sư y sinh ĐH Johns Hopkins và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Quản lý Sloan, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

    Giai đoạn 1998 – 2010, ông Lê công tác tại công ty kiểm toán Deloitte. Từ tháng 3/2010, ông chuyển sang công tác tại NII Holdings - một công ty viễn thông được niêm yết trên Nasdaq, và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại đây, bao gồm: Phó Giám đốc hoạch định và phân tích tài chính, và Phó giám đốc chiến lược và hoạt động kinh doanh.

    Đến tháng 8/2014, ông gia nhập XO Communications và đảm nhiệm chức vụ CFO tại đây tới tháng 8/2015.

    MicroStrategy có thể coi là doanh nghiệp công nghệ mà ông Phong Lê gắn bó lâu dài nhất trong sự nghiệp của mình.

    Ông gia nhập MicroStrategy từ tháng 8/2015 và đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao tại doanh nghiệp này, kể như: Phó giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính; Giám đốc phụ trách điều hành (COO) kiêm Giám đốc tài chính (CFO). Đến tháng 8/2022, ông Lê được bầu vào Hội đồng quản trị MicroStrategy./.

    Theo Viettimes

  • Sử dụng chó robot và máy phân loại tích hợp AI, James Howells muốn tìm chiếc ổ cứng chứa 8,000 Bitcoin bị vứt nhầm 9 năm trước trong bãi rác tại xứ Wales.

    Năm 2013, James Howells, kỹ sư sống tại Newport (xứ Wales) sở hữu 2 chiếc ổ cứng giống nhau. Trong số đó, một chiếc không có dữ liệu, chiếc còn lại chứa 8.000 Bitcoin, tương đương hơn 181 triệu USD theo tỷ giá hiện nay.

    Trong lúc dọn dẹp bàn làm việc, thay vì bỏ đi ổ cứng trống, Howells đã vứt nhầm chiếc ổ cứng chứa 8.000 Bitcoin ra bãi rác. Sau 9 năm, cựu kỹ sư IT 36 tuổi vẫn mong mỏi tìm lại chiếc ổ cứng cùng số tiền mã hóa kiếm được vào năm 2009.

    chi tien boi rac tim bitcoin 1
    James Howells lên kế hoạch bài bản để tìm chiếc ổ cứng chứa Bitcoin vùi dưới bãi rác. Ảnh: Wales News

    Kế hoạch bới rác trị giá 11 triệu USD

    Howells mong muốn chính quyền địa phương cho phép sử dụng những thiết bị công nghệ cao để tìm chiếc ổ cứng chôn dưới núi rác đã bị san lấp. Suốt 9 năm qua, Hội đồng Thành phố Newport luôn từ chối yêu cầu của Howells, cho rằng việc này sẽ tốn kém và gây hại đến môi trường.

    Dù vậy, Howells không hề nản lòng. Trong cuộc phỏng vấn với Business Insider, anh đã chia sẻ kế hoạch mới trị giá 11 triệu USD, được tài trợ bởi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để đào bới 110.000 tấn rác.

    Không chỉ sử dụng con người, kế hoạch tìm kiếm ổ cứng của Howells còn bao gồm chó robot và cỗ máy phân loại bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Cựu kỹ sư 36 tuổi hy vọng đề xuất sẽ được chính quyền Newport chấp nhận.

    Kế hoạch gồm 2 phương án, dựa trên khối lượng rác thải mà chính quyền Newport cho phép đào. Howells ước tính phương án đầu tiên sẽ mất 3 năm để đào bới 110.000 tấn rác, chi phí 11 triệu USD. Trong khi đó, phương án thứ hai sẽ tốn 6 triệu USD, thời gian 18 tháng.

    Howells đã tập hợp đội ngũ 8 thành viên, gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phân loại bằng AI, khai thác rác, quản lý rác và trích xuất dữ liệu. Trong số đó, một cố vấn từng làm việc cho công ty khôi phục dữ liệu hộp đen trong thảm kịch tàu con thoi Columbia.

    Dùng chó robot, máy phân loại tích hợp AI

    Những máy móc sẽ đào rác, mang đến phân loại tại một cơ sở xây dựng gần đó. Các thành viên trong đội ngũ được ký hợp đồng làm việc, sẽ nhận thù lao nếu số Bitcoin trong ổ cứng được truy xuất thành công. Theo Howells, dự án này giống những kế hoạch thương mại bài bản.

    Ngoài nhân viên thông thường, quá trình phân loại rác có sự hỗ trợ của cỗ máy AI đến từ một công ty có tên Max-AI. Remi Le Grand, đại diện Max-AI cho biết công ty sẽ đào tạo thuật toán AI để phát hiện các ổ cứng nhìn giống ổ của Howells. Chiếc máy sẽ trang bị cánh tay để di chuyển vật thể nghi ngờ ra khu vực riêng.

    Howells còn trích một phần chi phí nhằm bảo vệ bãi rác, tránh người lạ đột nhập. Những thiết bị bảo mật gồm camera an ninh và 2 con chó robot có tên Spot, do Boston Dynamics sản xuất để tuần tra vào ban đêm. Chúng cũng có thể quét khu vực xung quanh để tìm vật thể nghi là ổ cứng.

    Vào tháng 5, đội ngũ của Howells đã tập dượt tại một resort trước khi thuyết trình kế hoạch cho Hội đồng Thành phố Newport. Buổi tập được ghi hình và có sự tham gia của Richard Hammond, người dẫn chương trình Top Gear của BBC, chuẩn bị phát hành phim tài liệu về Howells.

    "Rõ ràng họ rất tin tưởng vào Howells cùng kế hoạch của anh ấy. Đó là câu chuyện đi từ tầm thường đến vĩ đại. Nếu ở vị trí của anh ta, có lẽ tôi không đủ can đảm để làm như vậy", Hammond chia sẻ.

    chi tien boi rac tim bitcoin 1
    Chú chó robot có tên Spot do Boston Dynamics sản xuất. Ảnh: Getty Images

    Sau khi hoàn tất, bãi rác sẽ được làm sạch và tái chế càng nhiều càng tốt, phần rác không thể tái chế sẽ được chôn lại xuống dưới. Ở phía trên, đội ngũ của Howells muốn xây một trang trại năng lượng Mặt Trời hoặc năng lượng gió.

    "Chúng tôi không muốn hủy hoại môi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu muốn làm điều gì đó, chúng tôi muốn để lại mọi thứ trong tình trạng tốt hơn", Howells chia sẻ.

    Không dễ thuyết phục hội đồng thành phố

    Chi phí 11 triệu USD cho dự án đào rác tìm ổ cứng đến từ nguồn đầu tư mạo hiểm. Hanspeter Jaberg và Karl Wendeborn, 2 nhà đầu tư đến từ Thụy Sĩ và Đức cam kết cung cấp vốn nếu hội đồng thành phố chấp nhận kế hoạch của Howells.

    "Rõ ràng đây là chuyện mò kim đáy bể, một khoản đầu tư với rủi ro rất cao", Jaberg chia sẻ.

    Howells cho biết anh chưa ký hợp đồng với những nhà đầu tư, nhưng đã bàn bạc kế hoạch thông qua cuộc họp online. "Cho đến khi nhận văn bản từ Hội đồng Thành phố Newport, sẽ chưa có hợp đồng nào để tôi ký cả", Howells chia sẻ.

    Dù tốn nhiều chi phí, dùng công nghệ hiện đại và đưa ra những lời cam kết về môi trường, hội đồng thành phố thừa nhận không dễ chấp thuận kế hoạch của Howells.

    "Không có chi tiết nào để Howells có thể trình bày và thuyết phục hội đồng. Đề xuất của anh ấy tạo ra rủi ro sinh thái đáng kể, khiến chúng tôi không thể chấp nhận, thậm chí khó cân nhắc do các điều khoản trong quy định", đại diện hội đồng Newport cho biết.

    chi tien boi rac tim bitcoin 1
    Bãi rác nơi Howells vứt chiếc ổ cứng cách đây 9 năm. Ảnh: Wales News

    Nếu hội đồng thành phố từ chối đề xuất, Howells có kế hoạch kiện chính quyền Newport với cáo buộc "cấm vận bất hợp pháp" chiếc ổ cứng. Tất nhiên, cựu kỹ sư IT 36 tuổi muốn làm việc với hội đồng thành phố thay vì ra tòa.

    Chia sẻ với Business Insider, Howells từng được trò chuyện với hội đồng địa phương vào tháng 5/2021 thông qua cuộc họp online kéo dài 20 phút. Anh cũng gặp gỡ Jessica Morden, đại biểu quốc hội của Newport vào 24/6.

    "Đó là tình huống tốt nhất tôi từng trải qua. Đây là hoạt động chuyên nghiệp nhất mà chúng tôi từng làm việc cùng nhau, với những con người tốt nhất", Howells cho biết. Hiện nay, cách kiếm sống của anh là mua Bitcoin hàng tháng rồi bán lại khi cần tiền mặt.

    Chưa chắc ổ cứng vẫn hoạt động

    Ngay cả khi hội đồng cho phép và tìm kiếm thành công, chưa chắc ổ cứng vẫn hoạt động bình thường. Bộ phận quan trọng nhất trên ổ cứng là đĩa từ (platter) dùng để chứa dữ liệu. Theo Howells, có 80-90% khả năng truy xuất dữ liệu thành công nếu đĩa từ chưa bị nứt.

    Phil Bridge, chuyên gia khôi phục dữ liệu ổ cứng cho biết tỷ lệ trên là chính xác. Tuy nhiên nếu phần đĩa từ gặp hư hại, khả năng truy xuất và khôi phục dữ liệu sẽ rất nhỏ.

    chi tien boi rac tim bitcoin 1
    Đĩa từ trong ổ cứng HDD là yếu tố quan trọng cho khả năng truy xuất 8.000 Bitcoin. Ảnh: Wales News

    Trong trường hợp truy cập thành công 8.000 Bitcoin trong ổ cứng, Howells sẽ giữ lại khoảng 30%, tương đương 54 triệu USD theo giá trị hiện nay.

    Khoảng 1/3 số tiền sẽ dành cho đội ngũ đào bới rác, 30% cho nhà đầu tư. Số tiền còn lại sẽ được chia cho toàn bộ cư dân thành phố Newport, khoảng 150.000 người, mỗi người nhận khoảng 61 USD theo giá Bitcoin hiện tại. Con số này đã giảm so với kế hoạch được Howells đưa ra khi Bitcoin lập "đỉnh" vào năm 2021.

    Theo Zing

  • Một số trùm tiền ảo đang vướng vào vòng lao lý hoặc vướng vào nhiều rắc rối trong bối cảnh thị trường liên tục lao dốc.

    Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) mới đây đã thêm bà Ruja Ignatova (42 tuổi), người sáng lập đồng OneCoin và được mệnh danh là “nữ hoàng tiền mã hóa”, vào danh sách 10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất. FBI cũng treo thưởng 100.000 USD cho bất cứ ai có thông tin giúp bắt được bà Ignatova.

    trum tien ao roi xuong vuc 1
    Bà Ruja Ignatova đang bị FBI truy nã. Ảnh: BITCOIN NEWS

    “Nữ hoàng” ôm tiền biến mất

    Theo AFP, bà Ignatova, người Đức gốc Bulgaria, năm 2014 đã cùng ông Sebastian Greenwood tung ra OneCoin, tiền mã hóa được quảng cáo là sẽ sớm thay thế Bitcoin để trở thành tiền ảo hàng đầu thế giới. Lợi dụng sức hút của tiền điện tử vào lúc đó, bà Ignatova cùng đồng bọn đã lừa các nhà đầu tư trên khắp thế giới đổ hơn 4 tỉ USD vào dự án này, biến đây trở thành một trong những mô hình đa cấp lừa đảo lớn nhất lịch sử tiền mã hóa.

    OneCoin nhanh chóng giúp người phụ nữ trên từ một tư vấn viên thành người nổi tiếng với lối sống xa hoa. Bà Ignatova thường xuyên khoe ảnh chụp mình trong căn hộ xa xỉ ở London (Anh) đầy những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm và tổ chức tiệc sinh nhật tại cả bảo tàng, theo The Street.

    Vụ lừa đảo vỡ lở năm 2017, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư thắc mắc về lợi nhuận của dự án. Việc này khiến các nhà điều tra bắt đầu chú ý đến OneCoin. Tuy nhiên, bà Ignatova đã đột ngột biến mất. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy nữ hoàng tiền ảo là trên một chuyến bay từ Bulgaria đến Hy Lạp ngày 25.10.2017.

    Đồng sáng lập OneCoin là ông Greenwood đã bị bắt ở Thái Lan năm 2018 và sau đó bị dẫn độ sang Mỹ. Anh trai của bà Ignatova và là người đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá OneCoin, ông Konstantin Ignatov, cũng bị bắt tại Mỹ năm 2019 và đang chờ xét xử.

    trum tien ao roi xuong vuc 1
    Do Kwon, CEO của Terraform Labs. Ảnh: BLOOMBERG

    Sự sụp đổ của LUNA và UST

    Chưa phải chạy trốn như bà Ignatova nhưng ông Do Kwon (30 tuổi), kỹ sư Hàn Quốc đồng sáng lập Terraform Labs (TFL), đang đối mặt với hàng loạt lời chỉ trích, đơn kiện và cả nguy cơ tù tội vì đồng LUNA và stablecoin TerraUSD (tiền điện tử gắn liền giá trị với một đơn vị tiền tệ pháp định có tên gọi tắt là UST) của mình.

    Năm 2019, TFL tung ra LUNA và đến năm 2020, công ty cho ra mắt UST. Hồi tháng 5, hệ sinh thái LUNA và UST với vốn hóa trị giá 40 tỉ USD sụp đổ, gây thiệt hại khổng lồ cho nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng khởi nguồn từ việc UST bị mất mốc giá trị 1 USD và có thời điểm chỉ còn 9 cent/UST. Tỷ giá UST với USD được duy trì bằng thuật toán phức tạp với đồng tiền mã hóa “chị em” LUNA. Khi UST trượt giá, LUNA cũng bị bán tháo, dẫn đến việc thuật toán không thể hoạt động bình thường, phá vỡ mối liên kết của UST với USD.

    Trước cuộc sụp đổ của LUNA và UST, dự án của TFL từng huy động được hơn 200 triệu USD từ các công ty đầu tư như Arrington Capital, Coinbase Ventures, Galaxy Digital và Lightspeed Venture Partners, theo báo The New York Times. Các thành công của đồng tiền này khiến Do Kwon, người vốn được xem là kiêu ngạo và thô lỗ, trở nên không kiêng dè bất kỳ ai. Theo tạp chí Fortune, ông Do Kwon thường gọi tiền ảo mình sáng lập là “vua”, gọi những người phản đối LUNA và UST là “kẻ nghèo” và chỉ trích các nhà đầu tư đang bỏ tiền vào dự án khác.

    Hiện Do Kwon và TFL đang bị Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ cùng cơ quan quản lý Hàn Quốc đưa vào tầm ngắm. Bản thân Do Kwon bị cho là người đã đạo diễn vụ sụp đổ của LUNA và UST, và đã rút ruột 2,7 tỉ USD từ LUNA thông qua các lệnh chuyển tiền; đây là cáo buộc mà ông Kwon đã bác bỏ.

    Thị trường tiền ảo sẽ tiếp tục ảm đạm

    Cùng thời điểm LUNA/UST sụp đổ, thị trường tiền mã hóa vẫn tiếp tục hỗn loạn do các đồng tiền khác cũng liên tiếp giảm mạnh.

    Bitcoin, tiền điện tử có giá trị nhất thế giới, đã giảm xuống dưới 20.000 USD trong tuần này và chỉ dao động quanh mức 19.000 USD, thấp hơn gần 70% so với mức 68.000 USD Bitcoin đạt được hồi tháng 11.2021.

    Ethereum, đồng tiền số có giá trị thứ hai, đã mất hơn 2/3 giá trị kể từ tháng 11.2021 và tiếp tục có giá chỉ trên 1.000 USD vào ngày 1.7.

    Tờ Time dẫn lời các chuyên gia cho biết tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Công ty môi giới OANDA, cho rằng thị trường tiền điện tử có thể trải qua một đợt bán tháo mạnh mẽ nữa trước khi phục hồi. Theo ông Moya, Bitcoin có thể giảm chỉ còn 10.000 USD. Trong khi đó, nhà đầu tư mạo hiểm Kavita Gupta nói Ethereum có thể giảm xuống chỉ còn 500 USD.

    Theo Thanh Niên

  • Ruja Ignatova, người được mệnh danh "nữ hoàng tiền ảo", hiện đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đưa vào danh sách 10 đối tượng cần truy nã gắt gao nhất, ABC News đưa tin ngày 1-7.

    FBI triển khai động thái trên với cáo buộc Ignatova lừa đảo các nhà đầu tư hơn 4 tỉ USD thông qua OneCoin, công ty tiền điện tử do cô chung tay thành lập vào năm 2014.

    Trước đó, vào đầu năm nay, Ignatova (42 tuổi) cũng đã bị Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đưa vào danh sách truy nã gắt gao nhất.

    "Đây là một công cụ quan trọng dành cho chúng tôi, danh sách 10 đối tượng cần truy nã gắt gao nhất. Chúng tôi tin công chúng ở vị trí tốt nhất để hỗ trợ" – Trợ lý Giám đốc FBI Michael Driscoll khẳng định trong buổi họp báo hôm 30-6.

    Ignatova, một luật sư người Bulgaria, tuyên bố đã phát minh ra một loại tiền điện tử để cạnh tranh với Bitcoin. Theo FBI, cô cùng những đối tượng khác bị nghi ngờ tuyên bố sai sự thật trong khi kêu gọi đầu tư và quảng bá OneCoin thông qua một chiến lược tiếp thị đa cấp.

    onecoin 1
    Ruja Ignatova, người được mệnh danh "nữ hoàng tiền ảo", bị cáo buộc lừa đảo hơn 4 tỉ USD. Ảnh: FBI

    OneCoin cũng tuyên bố sở hữu một công nghệ chuỗi (blockchain) riêng, trái ngược với một blockchain công khai và có thể xác minh được mà các loại tiền ảo khác sở hữu, và giá trị của OneCoin được xác định bởi công ty chứ không phải nhu cầu thị trường, FBI cho biết thêm.

    Cũng theo FBI, Ignatova tận dụng sức hút của tiền điện tử để thuyết phục các nhà đầu tư cung cấp cho cô hàng tỉ USD, trước khi biến mất vào năm 2017 khi lệnh bắt giữ của liên bang được ban bố.

    "Cô ta nhận được nhiều tiền và chuồn khá nhanh" – Driscoll nói.

    Các nhà điều tra tin rằng Ignatova có thể đã được tiết lộ rằng cô đang bị giới chức Mỹ và quốc tế điều tra. Vào ngày 25-10-2017, Ignatova đã đi từ TP Sofia (Bulgaria) đến TP Athens (Hy Lạp) và biến mất kể từ đó, theo FBI.

    onecoin 1
    FBI đang treo thưởng 100.000 USD cho mọi thông tin giúp bắt giữ Ruja Ignatova. Ảnh: FBI

    Theo Người Lao Động

  • Coinbase cho biết sẽ cắt giảm 18% nhân sự, sa thải khoảng 1.100 nhân viên khi thị trường tiền điện tử đang giai đoạn đại biến động.

    Giám đốc điều hành Coinbase Brian Armstrong công bố quyết định cắt giảm nhân sự và cảnh báo về một cuộc suy thoái và một mùa đông tiền điện tử sắp tới, hôm 14/6.

    "Chúng ta dường như đang bước vào thời kỳ suy thoái sau cuộc bùng nổ kinh tế hơn 10 năm. Một cuộc suy thoái có thể dẫn đến mùa đông tiền điện tử khác và có thể kéo dài trong một thời gian dài", Armstrong nói. "Trong những mùa đông tiền điện tử trước đây, doanh thu giao dịch (nguồn doanh thu lớn nhất của công ty chúng tôi) đã giảm đáng kể. Dù khó có thể dự đoán được nền kinh tế hoặc thị trường, chúng tôi luôn lập kế hoạch cho điều tồi tệ nhất để có thể vận hành công việc kinh doanh trong bất kỳ môi trường nào".

    CEO Armstrong cũng thừa nhận những sai lầm trong kinh doanh dẫn đến việc sa thải hàng loạt. "Chúng tôi cũng tăng trưởng khá nhanh trong hai năm qua và bắt đầu hoạt động kém hiệu quả hơn ở quy mô mới. Chúng tôi sẽ mất một thời gian để điều chỉnh theo quy mô mới này trước khi phát triển trở lại".

    san giao dich coinbase
    Coinbase sẽ sa thải hơn 1.000 nhân viên ở Mỹ. Ảnh: Coinbase

    Công ty dự kiến có khoảng 5.000 nhân viên tính đến ngày 30/6 và phải chịu 40 - 45 triệu USD chi phí tái cấu trúc, theo hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). Công ty này có 3.730 nhân viên vào cuối năm 2021 và tuyển thêm 1.200 vào quý I năm 2022.

    Tin tức về việc Coinbase sa thải nhân viên xuất hiện tháng trước, sau khi công ty thông báo đóng băng tuyển dụng, hủy bỏ kế hoạch tăng gấp ba quy mô trước đó. Đầu tháng này, Coinbase hủy lời mời làm việc từ các ứng viên. Trong số những ứng viên này có một số người đã từ bỏ công việc khác để ứng tuyển làm việc tại Coinbase hoặc phụ thuộc vào công ty tài trợ thị thực để họ có thể ở lại Mỹ.

    Coinbase là công ty mới nhất trong số các công ty tiền điện tử sa thải lượng lớn nhân sự. Đầu tháng này, Gemini, sàn giao dịch tiền điện tử của anh em tỷ phú Cameron và Tyler Winkelvoss, cho biết sẽ giảm 10% lực lượng lao động. Sàn Crypto cũng cho biết sẽ sa thải khoảng 260 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động. Nền tảng cho vay và giao dịch tiền điện tử BlockFi cũng sẽ cắt giảm 20% lao động.

    Thị trường tiền điện tử bước vào thời kỳ suy thoái khi vốn hóa thị trường đã giảm xuống dưới mốc 1.000 tỷ USD. Bitcoin, đồng tiền điện tử giá trị nhất thế giới, đã có 12 tuần giảm giá liên tiếp, xuống còn khoảng 22.500 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Ether, đồng tiền giá trị lớn thứ hai cũng lao dốc, xuống mốc dưới 1.200 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.

    Sơn Nam (Theo Fortune)

  • Tiền điện tử, từ chỗ được đánh giá là 1 cuộc cách mạng tài chính, nay đang dần trở thành kẻ hủy diệt môi trường và tạo ra sân chơi cực kỳ tinh vi cho những kẻ lừa đào chiếm đoạt tài sản.

    *Lược dịch từ Guardian:

    Tiền điện tử, theo lý luận của những người ủng hộ trung thành và nhiệt tình nhất, sẽ là giải pháp thay thế cho gần như mọi loại tiền tệ hiện nay. Đồng thời, nó còn có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt sự kiểm soát của các ngân hàng trung ương đối với nguồn cung tiền ở nhiều quốc gia trên thế giới.

    Với tiền điện tử, các cá nhân có thể giao dịch với nhau trong một hệ sinh thái tài chính kỹ thuật số phi tập trung. Họ tin rằng đây là một điều tích cực, đặc biệt là khi công nghệ đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Những "fan" cuồng nhiệt của tiền điện tử thậm chí còn vẽ ra nhiều viễn cảnh, nơi công nghệ đóng vai trò như 1 sự thay thế cho các thể chế chính trị và xã hội.

    tien dien tu lua dao

    Tiền điện tử từng được cho là giải pháp thay thế cho gần như mọi loại tiền tệ hiện nay

    Tuy nhiên, công nghệ không bao giờ có thể thay thế được hành vi xã hội và chính trị, mà chỉ đơn giản là tác động đến các quy tắc và chuẩn mực mà chúng ta tuân theo mà thôi. Để dễ hình dung, chúng ta cứ nhìn vào trường hợp của Terra Luna, mã tiền điện tử được nhắc đến nhiều nhất trong tuần vừa qua. Có những thời điểm, nó đã giảm đến hơn 98% giá trị chỉ trong một ngày (thậm chí giảm tới 99,999999% ở thời điểm tồi tệ nhất), thổi bay những khoản tiền khổng lồ của không ít nhà đầu tư trên thế giới.

    Bitcoin và Ethereum, dù không rơi vào thảm cảnh "tụt dốc" như vậy, nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ blockchain từng tạo ra cơn sốt NFT, một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số, và cũng từ đó sinh ra tình trạng trộm cắp, lừa đảo mới liên quan đến loại hình này. Các NFT có thể không quá bắt mắt, nhưng chúng có thể được bán với giá lên tới 91,8 triệu USD. Và khi giá trị càng cao, các vụ lừa đảo, chiếm đoạt NFT lại càng tăng lên ngày 1 nhiều. Cuối tháng trước, tài khoản Instagram của Bored Ape Yacht Club đã bị hack, và thủ phạm đã dễ dàng đánh cắp được số NFT trị giá 3 triệu USD bằng cách điều hướng follower đến 1 trang web lừa đảo.

    Khi một tác phẩm NFT bị đánh cắp, tất cả các tuyên ngôn tuyệt vời về sức mạnh phi tập trung của blockchain cũng sẽ bốc hơi, kể cả khi các nạn nhân ra sức cầu xin một số sàn giao dịch tiền điện tử chặn việc bán NFT bị đánh cắp của họ. Công nghệ cơ bản và token của nó có thể phi tập trung, thế nhưng nơi bạn thực sự có thể mua, sử dụng và bán những thứ này vẫn là cực kỳ giới hạn. Dù muốn hay không, những người yêu thích, ủng hộ tiền điện tử cũng phải thừa nhận 1 sự thật rằng: Tiền tệ và các hợp đồng chỉ có giá trị hoặc có thể sử dụng khi được công nhận là hợp pháp. Công nghệ blockchain dù thực sự rất thú vị nhưng không thay đổi thực tế này.

    Tình trạng lừa đảo NFT và crypto đang ngày càng tăng cao

    Trong khi đó, 1 số bang và tổ chức tại Mỹ đã bắt đầu coi tiền điện tử như một lực lượng địa chính trị bất ổn định, buộc họ phải giới hạn và đánh thuế lượng năng lượng khủng khiếp mà các mỏ tiền điện tử tiêu thụ.

    Một số quốc gia thậm chí đã phải ra những biện pháp cấm blockchain và những công nghệ liên quan. Ví dụ, vào năm 2021, Trung Quốc, từng là nơi khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, chiếm 75% khối lượng Bitcoin toàn cầu (tính đến tháng 9/2019), đã cấm "đào" và sử dụng tiền điện tử một cách vô cùng nghiêm ngặt.

    Lý do mà họ đưa ra lệnh cấm này là nhằm hạn chế mức tiêu thụ điện của các mỏ tiền điện tử, bảo vệ công dân khỏi tình trạng lừa đảo, và kiểm soát dòng tiền trong nước và với các đối tác thương mại của Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có động thái tích cực trong việc loại bỏ xu hướng này.

    Nga đã phải trải qua tình trạng tương tự trong vài tháng đầu năm 2022. Kể từ tháng 1, một số người khai thác tiền điện tử đã xây dựng trụ sở "đào" ở gần Kazakhstan, sau khi bị đuổi khỏi Trung Quốc. Các máy chủ khai thác của họ đã gây thiệt hại nặng nề cho lưới điện của quốc gia Trung Á, sử dụng tới 8% tổng công suất năng lượng của họ và trở thành nơi "đào" tiền điện tử lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Bất chấp những nỗ lực nhằm kiểm soát thông qua việc đánh thuế năng lượng, người dân ở Kazakhstan vẫn nổi loạn vì giá nhiên liệu tăng cao và nguồn điện không đáng tin cậy. Quân đội của Nga và các quốc gia láng giềng đã phải vào cuộc dập tắt bạo lực tại đây vào cuối tháng 1, ngay cả khi phần lớn sự chú ý của họ đều đang đổ dồn vào căng thẳng tại Ukraine.

    Việc khai thác tiền điện tử đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường

    Bản thân Nga cũng là một "dân chơi" trong lĩnh vực tiền điện tử, chiếm đến 11% công suất khai thác Bitcoin trên toàn thế giới thế giới. Vào tháng 2 vừa qua, thay vì ban hành lệnh cấm, chính phủ Nga thông qua một khuôn khổ pháp lý nhằm quản lý tiền kỹ thuật số, đưa chúng vào hệ thống tài chính và bảo đảm tài sản kỹ thuật số không được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động tội phạm.

    Điều đó vô tình khiến cho các sàn giao dịch tiền điện tử phải chịu áp lực cấm người Nga khỏi nền tảng của mình. Đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra xoay quanh việc liệu việc này có đi trái lại với toàn bộ ý tưởng về công nghệ blockchain hay không. Nhưng điểm mấu chốt ở đây là: Tiền điện tử không mang lại một cuộc cách mạng tài chính, nó chỉ cung cấp cho những kẻ lừa đảo một sân chơi mới mẻ và tinh vi hơn mà thôi.

    Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Việc sử dụng năng lượng vô tội vạ để khai thác tiền điện tử đang góp phần khiến cho hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết, dẫn đến đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 1000 năm trở lại đây tại California, hay những mùa gió mùa tăng cường ở Ấn Độ. Tất cả những gì cao đẹp, mỹ miều liên quan đến tiền điện tử đều chỉ ảo ảnh để che khuất thực tế rằng nó được tạo thành từ hàng triệu tấn than, đồng, kim loại hiếm và nhựa mà thôi.

    Cafef (Theo Guardian)