• Quê hương là chùm khế ngọt thế mà tìm mãi cứ trúng phải quả chua, xin đành cam chịu cho qua ngày tháng. Dẫu gì thì cũng là người thân ấy mà... Nghe qua có thể giật mình nhưng đó hoàn toàn là sự thật.

    Nếu như cách đây 20 năm về thì Việt kiều gửi trọn niềm tin vào những người Việt sống tại quê nhà. Rất đồng cảm cho cuộc sống thiếu thốn ở quê hương nên người Việt Nam gửi thư sang hay điện thoại sang xin cái gì, cần cái gì dù khó mấy Việt kiều cũng ráng “cày, bừa” để mua cho được gửi về gia đình ở Việt Nam.

    Người trong nước thì cứ thế xin vô tội vạ. Hết nhà đến xe, tiền sinh hoạt, đồng gia dụng, đồ dùng cá nhân và cả những món xa xỉ mà bản thân Việt kiều làm quanh năm cũng không giám mua cho chính mình.

    Vì thương gia đình mà "gồng" mình để mua gửi rồi trả nợ nơi xứ người. Càng gửi nhiều, càng dễ dàng thì càng không biết quý trọng và cho rằng Việt kiều sướng lắm thứ gì cũng có, xin là cho ngay...

    Đến khi Việt kiều về nước lại tay xách nách mang quà cáp đủ đầy và về đến nơi thì mới biết người trong nước còn sung túc hơn mình. Không thiếu thứ gì thế mà cứ gọi điện là than đau ốm, làm nhà, làm cửa, thằng Tí đi học, con Na đám cưới... Việt kiều thấy ngao ngán chẳng buồn nghe chuyện. Về đến nơi thì vỡ lẽ. Buồn vì người nhà không thật, đau vì không ai hiểu cho nỗi vất vả của mình mưu sinh nơi xứ người.

    Chuyện gia đình là một để Việt kiều mất niềm tin vào người Việt. Còn một phần tiếp theo là chuyện trăm năm. Xưa ông bà nói chuyện vợ chồng là trăm năm. Ngày nay chuyện vợ chồng giữa người Việt và Việt kiều là chuyện ba năm hay năm năm mà thôi, chỉ cần có thẻ xanh hay quốc tịch là các cô gái thôn quê ngoan hiền bên chồng gọi dạ bảo vâng ngày nào đã không cánh mà bay. Bay cao, bay xa đến mức các anh tìm không ra hoặc tìm ra cũng không về. Đành ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Có đến 80% các cuộc hôn nhân như vậy nên một lần nữa Việt kiều mất lòng tin. Họ nghe ai giới thiệu, hay các cô gái chủ động làm quen thì họ sợ lắm.

    Gia đình đã buồn, tình yêu tan vỡ. Việt kiều quyết định về Việt Nam đơn thân cho một chuyến du lịch thì lúc này lại bị “chặt chém” vì Việt kiều không biết giá thế là hàng loạt câu chuyện xảy ra: Đi taxi 100 ngàn phải trả 1 triệu, ăn uống 50 ngàn thì thành 500 ngàn, đồ lưu niệm thì 200 ngàn nhưng trả giá 50 ngàn cũng bán luôn... Đánh giầy thì mất luôn đôi giầy, lấy ví mua báo hay kẹo thì tiền đi ví ở lại...

    Nói chung là rất nhiều điều đáng buồn mà lòng tin của Việt kiều với quê hương ngày càng với. Thôi thì quê hương là chùm khế ngọt nếu trúng phải trái khế chua thì Việt kiều đành cho thêm tí muối ăn tạm qua ngày.

    Nói chung chung như vậy thôi nhưng cũng có rất nhiều người Việt rất tử tế và không phụ thuộc vào Việt kiều vì họ hiểu ở đâu cũng có cái sướng khổ riêng. Ai cũng phải làm mới có ăn. Thuyền to thì sóng lớn, người giàu cũng khóc. Mọi người hãy có cái nhìn khách quan và hãy đặt mình vào vị trí của người khác thì cuộc sống muôn phần tốt đẹp hơn.

    Viethome (theo tinnuocmy)

  • Kim Chi, 22 tuổi, là du học sinh Việt Nam tại Mỹ, làm lễ tân bán thời gian trong một khách sạn 4 sao ở New York. Trong suốt 5 năm làm việc trong ngành dịch vụ, Chi gặp nhiều điều vui, buồn. Tuy nhiên, kỷ niệm khiến cô cảm thấy buồn và xấu hổ nhất là về hai vợ chồng du khách người Việt.

    Sự cố xảy ra vào đầu tháng 7 vừa qua. Khi đó, Chi đang trong ca trực thì quản lý khách sạn đến nói chuyện với cô bằng giọng thân thiện: "Lát nữa có hai du khách Việt Nam đến New York chơi và ở lại ba ngày. Đồng hương với cháu đấy, hãy chăm sóc họ chu đáo nhé"


    (Ảnh minh họa)

    Sống xa nhà từ khi mới 17 tuổi, và khách sạn Chi làm việc ít khi đón người Việt, nên biết tin cô rất vui và hào hứng. Mọi việc diễn ra suôn sẻ cho đến khi đôi vợ chồng trả phòng, kết thúc kỳ nghỉ. Các khách sạn ở Mỹ thường không lên kiểm tra phòng khi khách check-out, mà để khách tự giác báo tình trạng phòng, ví dụ đã làm hư hỏng thứ gì hoặc uống bao nhiêu chai bia trong minibar.

    Tuy nhiên, hai khách Việt đã tự ý mang theo toàn bộ khăn tắm trong phòng khách sạn, hai viên đá cẩm thạch cùng vài đồ dùng để trang trí. Đây là những món đồ không được phép lấy. Ngoài ra, khách cũng làm hỏng đồ của khách sạn nhưng không thông báo dù lễ tân đã hỏi. 

    Mọi việc chỉ vỡ lở khi khách kéo vali qua cửa khách sạn để ra taxi. Lúc này, chuông kêu lên và nhân viên khách sạn giữ họ lại. Sau khi bị phát hiện trộm và làm hỏng đồ khách sạn, nữ du khách mới kéo Chi lại gần và nói: "Em giúp chị với. Tại chị thấy mấy món đó đẹp quá". 

    "Lúc đó, tôi quá thất vọng vì cách hành xử của họ nên quyết định lập biên bản theo đúng quy định của khách sạn. Khách phải trả số tiền làm hỏng đồ, tiền phạt vì trộm đồ. Tôi đã phục vụ tận tình, chu đáo nhưng họ tặng tôi một kỷ niệm đau lòng nhất trong suốt 5 năm làm nghề", Chi nói. 

    Sau hôm đó, Chi ngại ngùng và xấu hổ khi gặp quản lý, dù cô không làm gì sai. Vài nhân viên buồng phòng thỉnh thoảng kể lại sự việc và nhắc đến cụm từ "khách Việt Nam" cũng khiến Chi bối rối. 

    Theo Wochit, khách thuê phòng khách sạn được phép mang xà bông, dao cạo râu, bàn chải và kem đánh răng, chai dầu gội, sữa tắm nhỏ sau khi trả phòng. Tại một số khách sạn, bạn cũng có thể mang theo dép đi trong phòng về nhà, vì đó là vật dụng dùng một lần.

    Tuy nhiên, bạn không được lấy ga, gối, chăn, đệm hay áo choàng, khăn tắm. Đó là những thứ bạn phải trả tiền nếu lấy đi. Một số khách sạn sẽ phạt tới 20 USD nếu khách mang theo túi vải để sẵn trong tủ khách sạn về nhà. Túi này đựng đồ bẩn và gửi xuống bộ phận giặt, là của khách sạn.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Theo SBS đưa tin, chủ người Việt của hai quán cà phê ở Richmond và Brunswick (Úc) đã phải hoàn lại cho 26 nhân viên của mình số tiền lương bị ăn chặn là $24.947 đô la. Hai cơ sở này cũng sẽ bị kiểm tra chặt chẽ trong vòng ba năm sau cuộc điều tra của Uỷ ban Công bằng Nơi làm việc.


    Ảnh minh họa

    Chủ người Việt của hai công ty trả lương dưới mức quy định cho nhân viên

    Bà Cindy Huynh- giám đốc của công ty Café Touchwood Pty Ltd đứng tên kinh doanh là Café Touchwood ở Richmond và công ty Cafecino Enterprise Pty Ltd sở hữu kinh doanh tiệm cà phê A Minor Place ở Brunswick, cùng với chồng là ông Duy Phuong Dang vừa là một cổ đông và quản lý việc kinh doanh của quán.

    Cả hai đã phải cam kết cải thiện việc tuân thủ luật pháp tại nơi làm việc bằng cách ký vào một Bản Cam kết Cưỡng chế của Tòa án (EU).

    Các thanh tra của Uỷ ban Fair Work đã phát hiện hai công ty này đều trả mức lương dưới mức quy định cho nhân viên trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 năm ngoái. Nhân viên làm việc bán thời tại mỗi quán cà phê chỉ được nhận khoảng $20 đô/giờ và nhân viên phục vụ làm ở Café Touchwood nhận từ $17 đến $22 đô la mỗi giờ.

    Điều này dẫn đến việc trả lương trái luật cho nhân viên bán thời làm việc những ngày thường, giờ phụ trội, ngày cuối tuần và phụ cấp vào ngày nghỉ lễ theo Quy Định Lao Động Ngành Nhà Hàng năm 2010.

    Nhân viên bán thời cũng không được hưởng các quyền nghỉ phép hàng năm còn nhân viên công nhật tại quán Café Touchwood thì không nhận được mức lương tối thiểu.

    Các thanh tra đã điều tra mỗi doanh nghiệp sau khi một bản phúc trình truyền thông cáo buộc việc ăn chặn tiền lương tại quán Café Touchwood.

    Theo SBS, chủ quán Café Touchwood thừa nhận họ đã ăn chặn $22.313 đô la của 17 người lao động, với số tiền phải hoàn lại cho mỗi nhân viên là $3.852 đô la.

    Một trong số các nhân viên ở đây, đầu bếp làm việc toàn thời vừa tròn 21 tuổi, đã được trả mức lương cố định chỉ có $18,50 đô la mặc dù mức lương tối thiểu cho người này phải là $21,29 đô la và lên tới $42,58 đô la cho giờ làm thêm.

    Chủ quán A Minor Place cũng thừa nhận đã ăn chặn tiền lương của chín nhân viên là $2.633 đô la, với số tiền nợ cho cá nhân cao nhất là $598. Tất cả các khoản tiền lương còn thiếu đã được điều chỉnh.

    26 nhân viên bị ăn chặn tiền lương

    Ở hai quán cà phê bị điều tra, 23 trong số 26 nhân viên bị trả lương trái quy định đều là những người trẻ từ 25 tuổi trở xuống, trong đó có một nhân viên 17 tuổi làm việc tại Café Touchwood.

    Một số nhân viên bị trả lương thấp đang giữ chiếu khán làm việc tạm thời, đến từ Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Anh và Ấn, trong khi một vài người khác là du học sinh.

    Theo Bản Cam kết EU, mỗi công ty được yêu cầu trình báo sáu tháng một lần trong vòng ba năm với FWO để xác nhận các nhân viên của họ được nhận các quyền lợi tối thiểu.


    Fair Work – tổ chức bảo đảm quyền lợi cho người lao động. (ảnh: SBS Vietnamese)

    Các doanh nghiệp này cũng phải làm việc với một chuyên gia kiểm toán thuê ngoài để hoàn tất ba cuộc kiểm toán về lương và điều kiện làm việc của tất cả nhân viên trong năm 2019 và 2020, khắc phục mọi khoản thanh toán gian lận bị phát hiện cũng như đào tạo về quan hệ nơi làm việc cho các vị trí quản lý.

    Các biện pháp từ Fair Work Organization (FWO)

    Giám đốc điều hành của Uỷ Ban Công bằng Nơi làm việc bà Sandra Parker cho biết các Bản Cam kết Cưỡng chế của Tòa án nhằm bảo đảm sự giám sát sâu rộng đối với các doanh nghiệp của bà Huynh.

    ‘Chúng tôi không có sự khoan dung nào đối với những chủ nhân lao động nghĩ rằng họ có thể trả mức lương trái quy định cho người lao động trẻ tuổi hoặc người nhập cư, những người dễ bị tổn thương.’

    ‘Những cưỡng chế này có nghĩa là các công ty không chỉ phải trả lại số tiền còn nợ cho nhân viên của họ, mà còn phải đối mặt với sự giám sát liên tục của FWO’, bà Parker nói.

    Theo EU, hai công ty cũng sẽ thực hiện khoản thanh toán kết hợp trị giá $8.000 đô la cho Quỹ Doanh thu Hợp nhất của Chính phủ Liên bang.

    ‘Cải thiện sự tuân thủ trong lĩnh vực thức ăn nhanh, nhà hàng và quán cà phê là ưu tiên hàng đầu của Uỷ Ban FWO và chúng tôi khuyến khích bất kỳ người lao động nào lo lắng việc họ bị ăn chặn tiền lương hãy tìm đến và liên hệ với chúng tôi’, bà Parker phát biểu.

    FWO đã phát triển các công cụ tương tác tóm tắt những quyền lao động trong Quy định Lĩnh vực Nhà hàng và Thức ăn Nhanh, có sẵn tại www.fairwork.gov.au/frac..

    Các công cụ tương tác mới này giúp cả chủ nhân lao động và nhân viên dễ dàng tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ tại nơi làm việc như trả lương, giờ làm việc, phụ cấp, nghỉ phép và nghỉ việc.

    Nếu như quyền lợi của bạn hoặc người lao động khác đang bị xâm phạm, bạn hoàn toàn có thể lên tiếng, khiếu nại nặc danh bằng Tiếng Anh hay chính ngôn ngữ của mình tại http://www.fairwork.gov.au/.

    Viethome (theo SBS Vietnamese)

  • Bốn năm trước, khi chuẩn bị ra sân bay để từ Đức về Việt Nam, tôi được người tiễn – một Việt kiều định cư ở Đức – dặn đi dặn lại: “Lên máy bay của Việt Nam phải nói tiếng Anh nhé, nhớ đấy!”.

    Tôi cự nự, chẳng lẽ mình là người Việt lại đi nói tiếng Anh với người Việt. Chị bảo không riêng gì em, ai chị cũng dặn. Chỉ có nói tiếng Anh mới được phục vụ tử tế.

    Chị kể, hồi đầu hai vợ chồng mới làm ăn bên Đức, mỗi khi về Việt Nam phấn khởi quá, cứ thật thà tuôn trào tiếng Việt nên bị phục vụ kém hơn người nước ngoài. “Họ không cười với mình”, chị bảo, “Xin chăn thì họ bảo hết chăn, nhưng ông nước ngoài xin thì họ lại đem ra”. Chị mách nước tôi kinh nghiệm quý báu: “Tiếng Anh tiếng Đức nói nhiều vào”.

    Trong bữa cơm với một vài gia đình Việt kiều, tôi nghe họ kể nỗi khổ đi máy bay về Việt Nam. Nào là phục vụ không chu đáo, coi thường khách Việt nhưng lại ngoan ngoãn với khách Tây, vòi vĩnh; chuyện máy bay trễ chuyến, chuyện hành lý thất lạc, mất mát; nhân viên không biết cười, kiệm lời với khách nhưng buôn chuyện với nhau thì rôm rả…

    Nhưng ở chiều ngược lại, hàng xóm cạnh nhà tôi là một tiếp viên hàng không xinh đẹp. Cô tâm sự đã trót yêu nghề rồi nên không bỏ chứ “nghề này rất cực”.

    Có lần, cô hỏi hành khách: “Chị dùng mì bò hay cơm heo?”. Vị khách cong môi: “Chị dùng cơm người, không dùng cơm heo”.  Sau đó, bà ta phê bình tiếp viên một thôi một hồi trước các hành khách khác khiến cô xấu hổ, phải xin lỗi miết. Cô phải viết bản tường trình, bị trừ lương vì khách mách lãnh đạo.

    Nhiều lần, cô bị khách nam nhìn khiếm nhã, nói lời thiếu tế nhị, bị họ đòi xin số điện thoại, tất nhiên cô không thể đưa, rồi bị đối xử rất thô thiển. Có người cố tình gạt tay để cà phê đổ vào quần áo rồi vặn vẹo tiếp viên. Đen đủi cho cô nhất là chồng ghen. Anh không chịu nổi việc vợ thường xuyên trang điểm thật đẹp rồi ra khỏi nhà đi làm lúc 5 giờ sáng và thường vắng nhà ban đêm, gia đình họ đổ vỡ. Nhà chồng gán cho cô đủ tiếng xấu vì làm tiếp viên.

    Có khoảng 3.700 tiếp viên hàng không đang làm việc cho 3 hãng trên bầu trời Việt Nam. Người hàng xóm của tôi không phải trường hợp quá đặc biệt. Trong ngành rất nhiều người không giữ được hôn nhân lần đầu, một lãnh đạo cấp trung của hãng hàng không đó giải thích cho tôi. Chị bảo, nghề này là nghề phục vụ, nhưng thay vì làm việc trong nhà hàng, khách sạn thì ở trên máy bay.

    Họ phải di chuyển và làm việc bất kể giờ giấc, đòi hỏi phải có sức khỏe trong khi phải gìn giữ hình thức và hy sinh nhiều về cuộc sống cá nhân. Vì thế, riêng trong ngành hàng không, chính sách cho phép tiếp viên có thể nghỉ hưu từ 50 tuổi và không cần bất cứ điều kiện gì.

    Cứ 10 người Việt Nam thì có 2 người từng đi máy bay. Tỷ lệ này rất thấp so với thế giới và thấp gần nhất khu vực Đông Nam Á, theo một báo cáo ngành hàng không của công ty nghiên cứu VIRAC. Nhưng đó cũng chính là lực đẩy rất mạnh. Từ vị trí vùng trũng, chỉ ba năm trở lại đây, các hãng hàng không không ngừng sắm thêm máy bay khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường mua bán máy bay và tuyển dụng nhân sự cho ngành nhộn nhịp.

    Ở Việt Nam, từ năm 2011 đến 2017 tổng lưu lượng khách của thị trường đã tăng 2,6 lần lên 61,2 triệu lượt. Dự báo thị trường đạt 74,5 triệu lượt khách vào năm 2020 – khi dân số khoảng 98 triệu.

    Nhưng đi kèm với tốc độ phát triển ấy là các câu hỏi chưa lời đáp về kỹ năng vận hành bay và văn hóa hàng không. Tính ba tháng đầu năm 2018, trung bình  mỗi tháng ở Việt Nam có khoảng 3.000 chuyến bay sai giờ. Và hiển nhiên, là những videoclip về hành xử vô lý ở sân bay, từ cả phía nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng, ngày càng tăng và dễ trở thành hiện tượng mạng.

    Tư duy dịch vụ hàng không nếu chỉ đơn thuần là hô khẩu hiệu, với quảng cáo bông sen nở và giấc ngủ ngon có lẽ là chưa đủ. Người đi máy bay chờ sự cách tân trong vận hành chuyến bay và nét mặt nhân viên để họ tin hãng hàng không đó đã là một “người chơi” toàn cầu.

    Chất lượng dịch vụ hàng không tất nhiên cũng không đến từ một phía nhà cung cấp. Cơm heo hay mì bò sẽ không trở thành nghiêm trọng nếu chúng được phục vụ cho một hành khách văn minh.

    “Tham gia hàng không chưa bao giờ dễ như bây giờ” – ông chủ của một hãng hàng không mới tuyên bố, kèm khẳng định sẽ cho bay luôn 20 chiếc trong năm nay. Nhưng những thứ dễ tăng trưởng, chưa bao giờ dễ tạo ra sự cân bằng.

    Hồng Phúc

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sống ở những nơi xa, theo lẽ thường, đồng hương sẽ nâng đỡ nhau lắm. Bạn nghĩ vậy? Xin thưa, sai với người Việt. Ở cái hợp chủng quốc này, nhìn cách những sắc dân khác đối đãi với nhau, lắm khi bạn sẽ thấy chạnh lòng.

    Nhận định này của anh Facebooker Hồng Hải đã nhận được hàng nghìn lượt like và chia sẻ từ cộng đồng mạng, đặc biệt sau vụ đường dây kết hôn giả của người Việt bị phanh phui ở Mỹ. 

    Nguyên văn chia sẻ của anh Hồng Hải như sau: 

    ''Nếu có việc phải đến cơ quan công quyền, ví như đi phỏng vấn xin thẻ xanh, thi quốc tịch, sát hạch lái xe, xin an sinh xã hội,...mà gặp đồng hương, người Việt sẽ tự rầu trong bụng “lành ít dữ nhiều rồi đây”. Nếu thật may mắn không bị đánh rớt, bạn cũng sẽ bị quần tơi tả với một thái độ rất ư bề trên, trịch thượng. Những sắc dân khác thế nào? Gặp nhau, coi như đậu chắc.

    Người Việt kỳ thị tất cả những sắc dân kém hơn mình. Và kỳ thị lẫn nhau. Người qua lâu kỳ thị người mới, người vượt biên kỳ thị người được bảo lãnh, người làm hãng kỳ thị làm nails,... Cộng đồng mạnh là một cộng đồng biết nâng đỡ và bảo vệ nhau. Điều này đối với Việt Nam là...zero. Họ sẵn sàng chà đạp lên nhau mà sống.

    Có cái nghề nail là thế mạnh mà cũng phá giá nhau riết rồi rẻ mạt, lay lắt cả đám. Đó là chưa kể canh me nhau nếu tiệm đó kém vệ sinh hoặc cho thợ chưa có license làm, họ âm thầm đi tố cáo. Và hả hê nếu nó bị xuống kiểm tra và đóng cửa.


    Bài chia sẻ của anh Hồng Hải nhận được rất nhiều sự đồng tình của các đồng hương.

    Chắc chưa ai quên vụ án vừa mới đây, một đường dây làm kết hôn giả để được sang Mỹ bị phanh phui. Thật ra, cách này người Tàu, người Mễ, người Ấn, người Phi làm còn nhiều hơn người Việt. Nhưng vì sao chỉ người Việt bị bắt? Vì chính người Việt tố cáo, do thù hằn.

    Tui có thằng bạn Mỹ gốc Phi làm trong một cơ quan chính phủ. Ngồi với nhau, nó thắc mắc “Mấy chục năm làm ở đó, tao chưa bao giờ thấy một giống dân nào đi tố cáo đồng hương cả, trừ...Việt Nam”. Trời ơi, nghe sao chua chát...

    Các bạn chửi lãnh đạo của mình? OK, không sai, vì nhiều trong số họ thật tệ. Nhưng hãy nên nhớ rằng đó là dân-tộc-tính rồi, thay ai lên cũng vậy thôi. Chấp nhận sự thật bẽ bàng ấy đi. Ở cái xứ văn minh này nè, người Việt nào có chút quyền trong tay, họ cũng hống hách trịch thượng không kém gì đâu. Những người làm chính trị cũng thủ đoạn tráo trở không kém gì đâu'.

    Buồn ha''.

    Phía dưới bài đăng của anh Hải là vô số bình luận đồng tình: 

    Bạn Huy Phan ngậm ngùi: ''Người Tàu, người Ấn, người Hàn thì cứ co cụm mà sống, mà giúp nhau. Còn người mình thì có canh me để đâm chọt lẫn nhau. Riết khu nào có VN là em trốn. Buồn thật''.

    Bạn Han Dinh châm biếm: ''Nghe kể rằng , xưa có 2 anh chàng Việt Nam giải cứu được cây đèn thần. Thế là cây đèn thần cho mỗi chàng 1 điều ước với điều kiện: hể anh này ước được 1 thì anh kia sẽ được 2.
    - Anh thứ nhất :... Không thể để nó hơn mình được, anh bèn ước “Xin cho con nghèo rớt mồng tơi luôn''.
    Làm anh kia nghèo đến nỗi không có mùng tơi để rớt . 
    - Đến phiên anh thứ hai sau khi suy nghĩ một hồi:... Được, mày không thể hơn tao ''Ước cho con đui 1 con mắt“
    Thế là ngay lập tức anh thứ nhất chột liền 2 con mắt''.

    Anh Hồng Hải cũng bình luận thêm: ''Người Việt có nhiều tính xấu và bi kịch ở chỗ lẽ ra sang sống ở những nước văn minh, họ sẽ tiết chế bớt, đằng này lại càng phơi bày nhiều hơn. Có lẽ do cuộc sống ở xứ người khó khăn mệt mỏi hơn. Có lẽ do họ nghĩ “chẳng ai biết mình là ai”. Mà nực cười ở chỗ chẳng thơm tho gì nhưng lại rất hăng chửi trong nước. Thú thật, người Việt ở Saigon khi đối đãi với nhau, văn minh và nghĩa tình hơn người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại chỉ văn minh khi gặp người bản xứ thôi. Đặt họ với nhau, lòi chành hết''.

    Bạn có đồng tình với nhận định người Việt luôn muốn ''dìm nhau'', không để ai hơn mình? Hãy cùng chia sẻ những trải nghiệm của mình nhé.

    Viethome (theo Facebook Hồng Hải)

  • Bị chú bảo vệ nhắc nhở khi cùng vợ dắt chó không rọ mõm lên bãi cỏ công viên để tiểu tiện, thanh niên Việt kiều Mỹ sửng cồ và nói chuyện xấc láo khiến dân mạng phẫn nộ.

    D.N - nam thanh niên Việt kiều Mỹ sinh năm 1987 dẫn hai con chó không rọ mõm vào bãi cỏ của công viên chung cư ở đường Hoàng Quốc Việt, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM chiều 19.5.

    Khi chú bảo vệ chung cư nhắc nhở, D.N sửng cồ, nói chuyện thiếu văn hóa và coi trọng chó của mình hơn người. Y còn định hành hung và đập vào chòi của chú bảo vệ.

    D.N nói với thiếu ăn hóa với chú bảo vệ và người phụ nữ lớn tuổi.

    D.N nói lớn: “Chó tao nằm máy lạnh mà đứng đây nói chuyện với tụi bây” và xưng hô mày, tao với chú bảo vệ cùng những người lớn tuổi xung quanh rồi đòi đưa ra bằng chứng chó mình làm bậy. Vợ của thanh niên này không khuyên giải chồng mà nói chuyện cũng xấc láo không kém.

     Xem clip nam thanh niên Việt kiều xấc láo với chú bảo vệ.

    Khi chị P.T - người phụ nữ đứng tuổi quay clip lên tiếng, D.N hét lớn: “Im mẹ đi, tao đang nói chuyện với người khác. Bà nhiều chuyện quá à. Bà câm mẹ đi được không? Tao giàu có tiền mua nhà, còn mấy người không có tiền mới đi làm bảo vệ”.

    Một lúc sau, anh công an đến nhưng D.N vẫn giữ thái độ hung hăng, mặc dù anh công an đã rất bình tĩnh giải thích rằng cách nói chuyện của thanh niên này là vô văn hóa.

    Anh công an giải thích: “Bây giờ anh dẫn chó ra ngoài đường, anh phải rọ mõm lại. Nếu không rọ mõm lại thì anh sai quy định của pháp luật và phải đóng phạt''.  thì D.N tuyên bố: “Phạt 100 triệu không sao”.

    Thú vị là D.N còn khoe mình mua nhà Vinhomes, nhưng bị anh công an gạt đi: ''Tôi không cần biết anh mua nhà Vinhomes. Tôi có nhà mặt tiền rồi không cần Vinhomes''.

     Xem clip nam thanh niên Việt kiều khoe mình mua nhà Vinhomes.

    Hầu như ai xem clip cũng bức xúc và cho rằng D.N ỷ mình từ nước ngoài về, có tiền nên không coi ai ra gì, luôn mồm quát tháo không ai chen vào được. Trên Facebook, cũng cho rằng mình bỏ tiền mua căn hộ thì mình có quyền, còn bác bảo vệ chỉ là người được thuê mướn về trông coi chung cư nên không được phép ''nạt nộ'' chủ nhà. Cả hai quên mất rằng xã hội VN còn nhiều người giàu có gấp trăm lần y nhưng nếu thái độ hống hách thì cũng bị ''lên thớt'' ngay.

    Rất nhanh chóng, danh tính cùng địa chỉ Facebook của D.N bị dân mạng tìm thấy và phát tán. Trong đó, nhiều người nhắn tin chửi bới và dọa xử lý D.N. Thanh niên này đã hoảng hồn đăng 1 tấm ảnh chụp ở sân bay, ngụ ý hai vợ chồng sẽ bay về Mỹ.

    Hiệp sĩ Sài Gòn đến tận nhà ''chỉnh đốn'' đôi vợ chồng Việt kiều

    Bức xúc vì thái độ có tiền coi khinh người khác và cách nói chuyện thiếu văn hóa của D.N, anh Nguyễn Việt Sin, Huỳnh Phương và các chiến hữu đã tìm đến tận nhà đôi vợ chồng. Sau đó, họ đề nghị D.N ra quán để nói chuyện rồi quay lại clip.

    Tại đây, D.N phân trần rằng do nhiều lần bị chú bảo vệ nhắc vì dắt chó qua khuôn viên chung cư ở quận 7 nên cảm thấy bị coi thường và phản ứng thiếu kiềm chế. Song, anh Nguyễn Việt Sin khẳng định D.N hoàn toàn sai khi nói chuyện xấc láo, không tôn trọng người lớn tuổi.

    Anh Sin cho biết nhiều người bức xúc với D.N vì cách ứng xử thiếu văn hóa chứ không liên quan đến con chó.

    Trong clip, D.N khoe tự kiếm tiền từ nhỏ bên Mỹ, không sống dựa vào mẹ, với mục đích muốn người khác tôn trọng mình. ''Từ nhỏ tới lớn, mình phấn đấu. Mình có tiền, mình kiếm tiền để làm cái gì? Để người ta coi trọng mình. Mà bây giờ coi thường mình là sao”, D.N nói. 

    Có lẽ do không được giáo dục đầy đủ và ít giao tiếp với người Việt nên D.N mới suy nghĩ “nhiều tiền là được tôn trọng”. Muốn người khác tôn trọng thì phải biết đối nhân xử thế chứ không phải dựa vào túi có bao nhiêu tiền.

    Hai vợ chồng bạn muốn thành công hơn trong cuộc sống, có địa vị hơn và được nhiều người tôn trọng hơn thì phải thay đổi tư duy về xã hội Việt Nam. Có những người tài sản mấy chục ngàn tỉ nhưng họ không thể hiện giàu có, hay đi ra đường vẫn bị khinh thường rất nhiều. Các anh chị mình tài sản vài trăm ngàn tỉ vẫn ngồi vỉa hè, vẫn ăn ốc. Cái chuyện đó rất bình thường”, anh Sin nhắn nhủ D.N.

    Anh Nguyễn Việt Sin khuyên D.N (phải) nên thay đổi tư duy nếu muốn được người khác tôn trọng.

    Bên cạnh đó, D.N kể rằng từng lên công ty vợ giải quyết chuyện mâu thuẫn của cô với đồng nghiệp và bị chém. Thanh niên Việt kiều cũng tiết lộ vợ anh từng bị 3 người cầm dao dọa chém. Nghe đến đây, anh Sin đoán D.N bị như vậy do cách cư xử và ăn ở. “Giọng điệu của vợ bạn hơi bị coi thường người”, anh Sin nói.

    D.N thắc mắc chuyện công an không xử lý người quay clip và tung lên Facebook thì anh Sin cho biết ở Việt Nam không cấm việc này trừ những nơi có biển cảnh báo.

    Về hướng giải quyết sau lùm xùm chiều 19.5, D.N mong mọi người đừng quấy rấy vợ anh vì tự làm tự chịu và hứa sẽ tới gặp để trực tiếp xin lỗi chú bảo vệ.

    Như vậy, chuyện D.N đăng ảnh quang cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) tối 19.5 kèm chú thích ngụ ý quay trở về Mỹ làm việc chỉ để đánh lạc hướng những ai muốn truy tìm mình.

    Viethome (theo Motthegioi)

  • Tôi là một Việt kiều và trước khi lên đường sang Tây, tôi có nhận được một lời khuyên rằng: Nếu sang đó, đừng chơi với người Việt!

    Có thể sau khi nói ra ý kiến này, tôi sẽ nhận được rất nhiều “gạch đá” từ độc giả! Tuy nhiên, đó chỉ là chia sẻ thực lòng và kinh nghiệm bản thân được đúc rút ra sau một thời gian dài trải nghiệm thực tế tại Vương Quốc Anh.

    Trước khi lên đường du học, tôi có nhận được một lời khuyên rằng: “Nếu sang đó, đừng chơi với người Việt”!

     choi voi nguoi viet

    Thú thực, lúc bấy giờ tôi thấy rất khó hiểu với lời khuyên đó. Tôi đã từng nghĩ đến sự cô đơn và khó hòa nhập nơi đất khách. Và đương nhiên, tôi nghĩ một vài người bạn Việt Nam sẽ là chỗ bấu víu đáng quý cho tôi ở một nơi xa lạ. Tuy nhiên, tôi đã nhầm.

    Những cá thể lẻ loi ở một môi trường lạ, càng quy tụ với nhau thì càng khiến cá thể đó bị cô lập, cô lập trong môi trường mà đáng lẽ ra họ phải hòa nhập.

    Thay vì trải nghiệm “lại” những văn hóa bản địa trên đất khách, tôi lựa chọn tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau mà ở Việt Nam, tôi không có được những cơ hội đó.

    Lựa chọn những người bạn đến từ những đất nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… tôi hòa mình vào cuộc sống ở đất nước của họ. Khi chơi với anh bạn người Ấn Độ, tôi được dùng tay để bốc thức ăn, được anh ta giải thích cho tại sao họ phải làm như thế… Khi chơi với những người bạn Đông Âu, tôi được biết đến những tập tục, nghi lễ, kiêng kị của những tôn giáo mà họ tôn sùng.

    Có thể nhiều bạn sẽ bảo tôi “rườm rà” bởi những kiến thức đó có thể thâu nạp qua sách vở, internet. Điều đó không sai. Sách vở có thể dạy ta mọi điều nhưng không thể cho bạn những trải nghiệm thực tế.

    Vừa được trải nghiệm, vừa thâu nạp kiến thức, lại vừa có những kỉ niệm đáng nhớ với những người bạn ở năm châu. Đó chẳng phải quá tuyệt vời hay sao?

    Không những tôi được học kiến thức chuyên ngành mà trong thời gian ở Anh quốc tôi còn được tiếp thu các nền văn hóa trên khắp thế giới từ chính những người “thầy” đồng trang lứa với mình.

    Thứ hai, nếu thường xuyên tiếp xúc với người Việt ở nơi đất khách, trình độ ngoại ngữ của bạn sẽ giảm đáng kể.

    Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, có đi, tôi mới thấy nhiều điều“ngược đời”. Có thể hầu hết người Việt mình sẽ quan niệm rằng “cứ tống chúng nó sang nước ngoài là tiếng Anh tự khắc như gió”. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ.

    Ở nước ngoài, tôi nhận ra rằng trình độ tiếng Anh của nhiều người Việt Nam hoặc Trung Quốc ngày một kém đi.

    Bởi những người đó, họ chỉ giới hạn tiếp xúc với những người trong nhóm (đồng hương) mà không chủ động giao tiếp với những người nước ngoài. Nên ngày càng “dốt” tiếng cũng là chuyện dễ gặp.

    Đương nhiên, để không phí hoài những thứ mà tôi đã chuẩn bị cho tương lai nơi xứ người cũng như không phí hoài cơ hội để học nhiều thứ tiếng khác một cách miễn phí, tôi lựa chọn không chơi với người Việt.

    Và kết quả là sau hơn một năm tại Anh quốc, không những trình độ tiếng Anh của tôi đã tăng đáng kể mà tôi đã được học thêm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha giao tiếp từ những người đồng nghiệp và những người bạn của mình.

    Vậy nên, nếu các bạn có ý định sang nước ngoài làm việc, định cư hay đi du học hoặc người thân có người (đã, đang hoặc sẽ) đi du học và đi làm tại nước ngoài hãy tự khuyên mình và khuyên người thân của bạn rằng “nếu muốn tiến bộ, đừng chơi với người Việt”.

    Trang Hoàng

    * Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

    Theo Người Đưa Tin)

  • Khi tôi trả lời một cách đầy kiêu hãnh rằng mình là người Việt Nam, chị im lặng, cúi đầu, rồi ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, chậm rãi nói: "Xin lỗi bạn, nhưng tôi phải nói thật lòng với bạn rằng: người Việt của bạn là những người hung dữ".

    Đấy là tình cảnh một dịp gần đây, trong buổi giao lưu giữa những người nước ngoài hiện sống và làm việc tại thành phố Jakarta (Indonesia), tôi gặp một người phụ nữ Mỹ gốc châu Phi. Trò chuyện vui vẻ với nhau một lúc, chị hỏi tôi từ đâu đến. 

    Câu nói của người phụ nữ làm tôi choáng váng. "Tại sao chị lại nghĩ vậy?" - tôi vội hỏi và chị giải thích rằng vừa qua Việt Nam du lịch. 

    Đến TP.HCM, khi đang say sưa với cảnh vật và con người, chị đứng bên đường chụp ảnh khu nhà thờ Đức Bà bằng chiếc điện thoại vừa mới mua thì bị kẻ cướp lao đến giật phắt điện thoại, rồi vút đi bằng xe máy. 

    Vụ cướp giật không chỉ để lại cho chị những vết sẹo trên cơ thể (do bị kéo té ngã) mà còn cú sang chấn về tinh thần: hiện nay, mỗi khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng xe máy chị lại hoảng hốt.

    Khi tôi xin lỗi chị và nói rằng chính quyền TP.HCM đang làm các bước để cải thiện sự an toàn cho khách du lịch, người phụ nữ ấy lắc đầu và nói cái cần sửa nhất là bản tính tham lam, bon chen và hung hăng của người Việt.

    Chị cho biết trong khoảng ba tuần ở Việt Nam, chị đã quan sát thấy cái bản tính ấy trong nhiều hoàn cảnh: người ta không chịu xếp hàng mà sẵn sàng chen lấn, xô đẩy; người ta bóp kèn inh ỏi trên phố để cố nhanh hơn vài giây, vài phút. 

    Khi va quẹt vào nhau trên phố, thay vì nhã nhặn giải quyết vụ việc, người ta sửng cồ, sẵn sàng lao vào nhau. 

    Người ta sẵn sàng bắt chẹt khách du lịch chỉ vì lợi nhuận trước mắt: khi trả giá để mua hàng, chị đã bị người bán nói những lời rất khó nghe, thậm chí còn xúc phạm đến nguồn gốc châu Phi của chị.

    Người phụ nữ thở dài nói rằng chị đã ở Indonesia 5 năm nhưng chưa bao giờ sa vào hoàn cảnh tương tự và so với những gì chị đã trực tiếp trải nghiệm, người Indonesia vô cùng hiền lành, tốt bụng, vui vẻ và tử tế.

    Người Việt có hung dữ không? Câu hỏi ấy đeo đẳng tôi suốt nhiều tháng trời để rồi khi về Việt Nam lần gần đây nhất, tôi đã có câu trả lời. 

    Tại con hẻm nhỏ ở quận Gò Vấp, tôi chạy xe kế bên người mẹ vừa đón con đi học về. Giây phút hội ngộ của hai mẹ con sau một ngày làm việc và học tập vất vả đáng lẽ là những giây phút hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười, nhưng không phải. Người mẹ vừa chạy xe vừa ra rả rủa xả con mình trong khi cô con gái nhỏ co rúm vì sợ hãi. 

    Người mẹ chửi con vì điểm kiểm tra toán hôm đó không như bà mong đợi. Nhìn nét mặt đau khổ của cô con gái, tôi tự hỏi người phụ nữ đang dạy con những gì? Hay bà đang cố gắng gieo mầm mống của sự hung dữ vào tâm hồn trẻ nhỏ?

    Tôi tự hỏi có phải vì điều kiện sống quá áp lực, vì hoàn cảnh kinh tế bức bối mà con người ta dễ dàng trút giận lên nhau? 

    Trong những năm gần đây, tôi sống và làm việc ở hai thành phố lớn với môi trường khá tương tự TP.HCM. Đó là Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia). 

    Đây là hai thành phố có tình trạng người thất nghiệp khá cao, an sinh xã hội thấp, nhiều người nghèo và đặc biệt với tình trạng ùn tắc giao thông dễ khiến người ta nổi nóng. 

    Nhưng thật lạ, trong bốn năm sống ở Manila và một năm rưỡi sống ở Jakarta, tôi thấy trên đường phố, dù kẹt xe đến mấy, ít ai bóp còi. 

    Văn hóa xếp hàng ở hai thành phố này cũng vượt trội hơn hẳn các thành phố của Việt Nam và đặc biệt là tại các cơ sở kinh doanh, tôi chưa từng gặp tình trạng bị chèo kéo, hăm dọa và bắt nạt như tôi từng gặp mỗi khi về nước.

    "Người Việt là những người hung dữ", câu nói đó không hẳn là đúng, nhưng tôi thấy sự hung dữ ngày càng lộng hành và bột phát không chỉ ngoài đường phố mà còn trong các gia đình (bạo hành phụ nữ, trẻ em, người thân trong gia đình giết nhau vì mâu thuẫn hay tranh chấp tài sản), trong trường học (bạo hành học sinh), trên mạng xã hội (người ta có thể thoải mái mạt sát, thóa mạ lẫn nhau). Đặc biệt là các vụ giết người vì mâu thuẫn nhỏ ngày càng gia tăng.

    Tôi đã nghe cha mẹ tôi kể những câu chuyện rất xúc động về sự tử tế của con người trong những năm tháng khi đất nước chúng ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh. 

    Điều đáng buồn là khi chiến tranh lùi xa, sự tử tế cũng đang dần biến mất nhiều nơi. Bộ phim Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1985 đã cảnh báo về tình trạng ấy. Giờ đây, sau 34 năm, bộ phim vẫn còn nóng hổi tính thời sự. 

    Theo lời bình của bộ phim: "Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn...".

    Vâng, sự tử tế chính là cái gốc cho sự phát triển bền vững của một xã hội. Nếu chúng ta không sớm hành động để đánh thức và khích lệ sự tử tế trong mỗi con người, nền tảng đạo đức xã hội sẽ tiếp tục lung lay, khiến cho những thành tựu phát triển kinh tế của chúng ta trở nên vô nghĩa.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Tiếp tục bài viết Nhân viên bị chủ nhà hàng Việt đánh đập tàn nhẫn vì xin nghỉ việc sau 2 năm bị bóc lột, vợ chưa cưới của nạn nhân là cô Lana Le đã cung cấp hình ảnh của cặp vợ chồng chủ nhà hàng Saigon Bistro. 

    Theo lời Lana, người đàn ông tên Peter đã từng vài lần vào tù ra khám. Vì lý lịch bất hảo nên hắn rất cần Mike làm quản lý nhà hàng và tiệm nail cho mình. Trong khi cô vợ Melina thì ra sức chối bỏ trách nhiệm và sự liên quan khi bị Lana chất vấn, đồng thời còn ''dụ dỗ'' Lana đến tiệm của mình để ''nói chuyện''.  

    Mike lúc còn vui vẻ với vợ chồng chủ.

    Hài hước hơn nữa, Melina và Peter còn lập nick giả danh Mike, để tham gia bình luận dưới bài post tố cáo cặp vợ chồng này, nhằm mục đích đánh lạc hướng mọi người. Tuy nhiên, có vẻ họ đã thất bại. 


    Đôi vợ chồng vội vã lập facebook giả Michael Son Kim Nguyen không kịp cập nhật avatar. Facebook giả này và một vài nick ảo khác liên tục lu loa để bao che cho Peter, biến gia đình này thành kẻ bị hại.

    Đôi vợ chồng này cũng liên tục xóa hoặc khóa những review chỉ trích hệ thống tiệm của họ trên fanpage Saigon Bistro Crawfish và Nail Envy, cũng như trên các trang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khác. 

    Các review tẩy chay nhà hàng đã bị xóa.

    Cụ thể hơn về diễn biến của sự việc, Lana Le cho biết:

    Tuần đầu tiên: Peter nói rằng Mike bị sa thải vì không làm việc chăm chỉ, đi muộn về sớm. (Trước đó, Peter và Melina đã thuyết phục Mike không trở lại trường mà tiếp tục làm việc cho họ. Mike đã từng có thời gian dài suy nghĩ về chuyện nghỉ việc vì không sắp xếp được lịch học và làm việc). Peter bảo rằng ngay khi anh ta đi du lịch về thì Mike phải nghỉ việc. Mike đồng ý và đi tìm việc làm khác. Mike gửi tin nhắn hỏi Peter mình phải làm việc tới ngày nào thì không nhận được trả lời.

    Tuần thứ hai: Mike tìm được công việc mới để có thể vừa học vừa làm. Thời gian này, Mike vẫn làm ở Saigon Bistro và tiếp tục hỏi Peter ngày nào thì mình được nghỉ, nhưng Peter vẫn không trả lời.  

    Tuần thứ ba: Mike thông báo sẽ nghỉ việc vào ngày cuối tháng. Peter chửi Mike là đồ vô đạo đức khi bỏ nhà hàng dù anh ta không tìm được ai thay thế.  

    Vào ngày cuối cùng, Mike bị sốt cao do cúm và nhắn tin cho Peter bảo mình không thể tới làm. Peter quát tháo chửi rủa và đe dọa. Sau đó hắn dụ Mike tới nhà hàng để nhận lương. Và lợi dụng cơ hội này để tấn công Mike cho thỏa cơn tức giận.

    May mắn Mike đã chạy thoát và được các nhân viên ở nhà hàng Yeowoosai gần đó cầm máu bằng sợi thuốc lá. Trong suốt quá trình bị Peter dùng súng đánh vào đầu và mặt, Mike vẫn có thể đứng dậy đánh lại nhưng anh không làm thế vì trong thân tâm, Mike vẫn xem Peter là đàn anh của mình. Khi được đưa đi cấp cứu, đầu Mike có khá nhiều dấu vết tụ máu ở bên trong.  

    Mike được cầm máu bằng sợi thuốc lá.
    Đầu Mike có nhiều vết tụ máu nguy hiểm.
    Dường như Peter đang hút thuốc trong chính căn bếp nhà hàng.
    Đôi vợ chồng ''giang hồ'' Peter và Melina.
    Mike lúc còn vui vẻ với vợ chồng chủ.
    Mike Nguyen và bạn gái Lana Le.

    Nhân viên bị chủ nhà hàng Việt đánh đập tàn nhẫn vì xin nghỉ việc sau 2 năm bị bóc lột

    Viethome (theo facebook Lana Le)

  • Saigon Bistro - một nhà hàng món Việt ở Chicago (Mỹ) - đang vấp phải chỉ trích gay gắt từ cộng đồng mạng sau khi một nhân viên tố cáo bị chủ nhà hàng hành hung.

    Theo trang tin NextShark, anh Michael Nguyen (thường gọi là Mike) đã làm việc suốt 2 năm tại nhà hàng Saigon Bistro, vừa xin nghỉ để tập trung cho việc học. Quyết định này khiến hai người chủ nhà hàng là Peter Nguyen và Melina Luu không hài lòng.

    Anh Mike bị đánh dã man ở phần đầu và mặt.

    Đến nửa đêm 5/4, khi Michael chờ nhận khoản tiền lương cuối cùng thì bị ông Peter Nguyen dùng bán súng đánh vào đầu và mặt gây thương tích. Đây là khẳng định của Lana Le - vợ chưa cưới của nạn nhân. Cô thuật lại vụ việc trong một bài viết trên Facebook cá nhân.

    Ảnh chụp màn hình bài đăng của Lana Le vào hôm 8/4, nhận được 1,5 nghìn lượt thích và 1 nghìn bình luận.

    Lược dịch bài viết của Lana Le:

    Hai người chủ nhà hàng Peter Nguyen và Melina Luu đã giam giữ và làm điều này với Mike chỉ vì anh ấy xin nghỉ việc. Họ muốn anh tiếp tục quản lí nhà hàng vì không thể tìm ai khác thay thế. Họ bắt anh làm cả ngày ở tiệm làm nail Envy rồi sau đó sang Saigon Bistro, làm đến khuya để đóng cửa tiệm. Mike đã làm việc quá sức suốt 2 năm nay... Họ lệ thuộc vào anh ấy và Mike cũng chứng tỏ sự tận tụy của mình.

    Rồi họ bảo rằng Mike sẽ được nhận khoản tiền công cuối cùng vào hôm thứ sáu (5/4) ở Saigon Bistro.

    Anh ấy đã chờ ở quầy bar. Peter đợi đến khi khách về hết rồi đi ra ô tô. Lúc quay lại, Peter khóa cửa, đưa cho Mike một "món quà" là chiếc áo thun để phân tán sự chú ý.

    Khi Mike nhìn xuống cái áo, Peter đã rút ra khẩu súng và đánh vào sau đầu Mike cho đến khi anh ngã xuống sàn. Peter tiếp tục đánh, đá vào người anh ấy...

    Peter còn đập nát điện thoại của Mike nhằm xóa dấu vết tin nhắn mà hắn đã gửi cho Mike về cuộc gặp trả lương hôm nay. Và nhà hàng Saigon Bistro cũng không gắn camera chính là nhằm mục đích tránh lưu lại bằng chứng. Trong lúc đá vào đầu và mặt Mike, Peter đã nói rằng "Mày nghĩ là có thể nghỉ việc như thế à?".

    Mike chạy ra khỏi Saigon Bistro đến Yeowoosai (nhà hàng và quán bar kế bên). Peter đã đuổi theo nhưng dừng lại khi nhìn thấy có nhiều người bên ngoài... Các nhân viên ở Yeowoosai đã giúp Michael cầm máu, rồi sau đó chúng tôi đưa anh ấy đi cấp cứu. Mike bắt đầu cảm thấy ong ong trong đầu và đến giờ vẫn còn buồn nôn.

    Mike đã có thể phản kháng lại nhưng anh ấy bị sốc nặng, và tận sâu bên trong, Mike vẫn xem Peter như một "người anh lớn" [...].

    Bài đăng của Lana Le nhận được nhiều sự quan tâm trên Facebook. Bên cạnh kể lại vụ việc, cô còn đăng kèm các hình ảnh chồng chưa cưới Michael Nguyen bị thương ở đầu, bàn tay; cánh tay thì bầm tím và điện thoại vỡ nát.


    Ảnh: Facebook Lana Le

    Cô Lana chia sẻ thêm, Michael quyết định nghỉ việc ở nhà hàng Saigon Bistro để tập trung toàn thời gian cho việc học. Thời gian biểu của anh ở trường không phù hợp với lịch làm việc tại nhà hàng. Sau khi biết quyết định của Michael, 2 chủ nhà hàng đã cố gắng thuyết phục anh không quay lại trường mà tiếp tục làm việc. Mặt khác, họ từng đe dọa sẽ sa thải anh vì đi trễ về sớm do bận lịch học.

    Nhà hàng Saigon Bistro (Ảnh: Pete C./Yelp)

    Trong cuộc phỏng vấn với NextShark, Michael Nguyen đã giải thích lí do anh ưu tiên cho việc học của mình. 

    "Tôi từng là sinh viên ĐH California Riverside năm 2007 - 2008 nhưng đã bỏ dở vì vấn đề tài chính và lí do cá nhân. Sau cỡ 10 năm, tôi biết bà của mình lâm bệnh do tuổi già. Bà nói rằng không còn nhiều thời gian nữa và rất mong nhìn thấy tôi tốt nghiệp. Có như vậy bà mới yên lòng ra đi, biết rằng tôi sẽ có thể đạt được thành công và chăm sóc cho gia đình mình.

    Tôi là cháu đích tôn nên phải gánh vác gia đình. Vì vậy, tôi đã thay đổi mọi kế hoạch của mình và quyết theo học bằng liên kết tại trường Cao đẳng Truman ở Chicago rồi sau đó liên thông lên trường ĐH Illinois" - Michael nói.

    Anh cho biết mình và vợ chưa cưới Lana đã lập hồ sơ báo cáo sự việc với cảnh sát. Trong khi đó, nhóm đưa tin NextShark đã nhiều lần gọi vào 2 đường dây điện thoại của nhà hàng Saigon Bistro nhưng đều không có ai nghe máy.

    Hình ảnh vợ chồng chủ nhà hàng Việt đánh nhân viên vì dám xin nghỉ

    Viethome

  • “Người Việt quá tin vào may rủi”

    Theo PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật, người Việt quá ỉ lại vào việc được thiên nhiên ưu đãi nên sinh ra lối sống lười biếng lao động, thiếu ý thức trong khai thác tài nguyên. 

    "Đáng lý người Việt phải biết tìm cách làm chủ thì lại quá lệ thuộc vào trời. Trong quá trình sống hay lao động sản xuất, người Việt thường tin vào số phận, may rủi, trông chờ vào thiên nhiên, dẫn đến việc dễ chán nản, chùn bước khi gặp phải khó khăn", ông Sơn nói. 

    Vì lối lao động sản xuất chỉ biết dựa trên kinh nghiệm về thời tiết nên người Việt hiện nay thiếu ý thức nghiên cứu khoa học. Lối sống tiểu nông còn dẫn đến sự tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, thiếu đầu óc tính toán trong kinh doanh, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

    Nhiều người đề cao thói quen “ăn xổi, ở thì" và những lợi ích thiết thực trước mắt nên ít chú tâm đến lợi ích chiến lược bền lâu. 

    Viện trưởng Viện Văn hoá nhận định, cũng vì chịu ảnh hưởng bởi truyền thống "dùi mài kinh sử" vượt qua các kỳ thi nhằm có địa vị xã hội để hưởng vinh hoa phú quý nên nhiều người Việt học hành không đến nơi đến chốn.

    Theo một số cuộc điều tra xã hội học cho thấy, số người đến thư viện đọc sách, học tập, nghiên cứu vì say mê khoa học không nhiều mà họ đến chỉ để đọc  sách hay học tập ôn thi hoặc hoàn thành một chứng chỉ rồi bỏ đấy.

    “Do đó, khi học tập, nghiên cứu, người Việt nặng nề với giáo điều, sao chép và thuộc lòng các lý thuyết có sẵn. Lối học đó đã trói buộc những sáng kiến, kìm hãm lối tư duy phản biện, dẫn tới thiếu tự ti, không dám vượt bỏ quá khứ”, ông khẳng định.

    “Người Việt hư danh, ảo tưởng, sĩ diện”

    Sĩ diện là một trong những thói xấu được PGS Bùi Hoài Sơn nêu ra. Theo ông, người Việt Nam thường giấu đi cái nghèo, cái khổ (đói cho sạch, rách cho thơm). Không mấy người Việt thú thật được nỗi cực nhọc, vất vả đã từng phải chịu đựng, từ đó dẫn đến thói kiêu căng.

    Truyền thống trọng danh cũng là một đặc trưng của người Việt. Một điều tra năm 1996 cho thấy, khoảng 60% công nhân Việt Nam mong muốn con cái mình trở thành trí thức, chỉ có số ít mong muốn con cái nối tiếp sự nghiệp của mình, tức trở thành công nhân.

    “Song đi liền với tính trọng danh là thói háo danh, mua danh được thể hiện rõ qua nạn bằng giả, bằng thật học giả trong xã hội hiện nay”, ông Sơn nói.

    Tính cục bộ, kéo bè cánh, chỉ vì lợi ích cá nhân, địa phương cục bộ khiến người Việt khó hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình cùng thói quen ghen ghét, đố kỵ, dẫn đến việc "một người thì làm tốt, ba người thì làm tồi, bảy người thì làm hỏng". 

    Dẫn lại kết quả Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ về 10 đặc điểm cơ bản của người Việt Nam, ông Sơn cho biết, người Việt cần cù lao động song để thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; mặc dù thông minh, sáng tạo nhưng chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

    Bên cạnh đó, mặc dù khéo léo nhưng ít người cố gằng duy trì tới cùng; vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

    Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh cũng là một đặc điểm nổi bật của người Việt. Tuy nhiên, người Việt lại ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, việc học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam, bởi khi còn nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì trí đam mê.

    Mặc dù người Việt có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

    Ngoài ra còn một số những đặc điểm khác của người Việt như xởi lởi hiếu khách song không bền; tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ như vì sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

    Viện trưởng Sơn cho rằng nếu không thẳng thắn thừa nhận những thói xấu trên và tìm giải pháp khắc phục sẽ tạo rào cản và sức ì nặng nề cho sự nghiệp phát triển đất nước. 

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Cách tốt nhất cho mỗi bạn du học sinh, đó là trước khi qua hãy học tiếng bản địa cho thật kỹ để tự mình có thể trao đổi được với người bản xứ, tìm hiểu thật kỹ về các thông tin nơi mình đang đến thông qua các nguồn đáng tin cậy…

    Cách đây mới chỉ vài ngày không lâu, trên một diễn đàn với khoảng hơn 18 nghìn thành viên của người Việt tại Canada rộ lên một vụ việc có một người từng rất uy tín với cộng đồng có tên H.M. bị tố có hành vi gạ tình với nhiều sinh viên nữ mới qua.

    Theo lời của những người tố cáo, anh này luôn tìm cách tiếp cận các em sinh viên mới qua, hướng dẫn, giúp đỡ tìm nhà, tìm việc và cuối cùng là gạ “quan hệ”. Anh này cũng đã lừa được một số em… nhiều người ngậm ngùi im lặng nhưng cũng có nhiều người mạnh dạn tố cáo. Những lời tán tỉnh của anh ta đều được anh gửi qua tin nhắn Facebook mà không thể ngờ rằng sẽ có ngày nào đó các nạn nhân chỉ việc chụp màn hình và tố cáo.

    lua nguoi viet moi sang

    Hàng nghìn người trong cộng đồng người Việt ở Canada được một phen ngỡ ngàng khi tác giả của hàng chục bài viết tư vấn cho cộng đồng, từ cách nộp hồ sơ qua Canada, cách chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn với đại sứ quán, cách tìm nhà, cách đi lại cho đến cách xin việc… vốn rất bổ ích, cuối cùng lại bị lật tẩy thành kẻ chuyên môn đi gạ gẫm các em sinh viên trẻ.

    Đáng tiếc, dù trên thực tế có rất nhiều người đi trước luôn sẵn lòng sống vì cộng đồng bằng nhiều cách, từ quyên góp ủng hộ công khai minh bạch với các trường hợp khó khăn nhưng cũng có không ít người lợi dụng việc các em mới qua chưa biết gì để lừa đảo. Chuyện lừa những người/sinh viên mới sang không chỉ của riêng cộng đồng người Việt ở nước nào mà diễn ra vô cùng phổ biến tại nhiều nơi.

    Tôi từng có thời gian học tại thành phố Milan, Italy. Nơi đây dù cộng đồng người Việt còn nhỏ, chỉ khoảng 70 người Việt bao gồm ở Milan và các khu vực phụ cận nhưng cũng có quá nhiều người chỉ chờ để lừa các bạn mới sang.

    Một người chị có tên M.T. từng tốt nghiệp trường hàng đầu thuộc khối ngành kinh tế ở Hà Nội, sau đó sang Milan học ở một trường kinh doanh khá có tiếng tại Ý, rồi không xin được việc nhưng nhất định không chịu về nước mà ở lại trái phép. Để có tiền sống, chị ấy đã đi lừa tiền chính những em mới sang.

    Trên diễn đàn của hội sinh viên tại Milan, chị luôn đi tìm những em sinh viên chuẩn bị sang, chị không bao giờ bình luận trực tiếp mà vào nhắn tin hỏi han, đề nghị giúp đỡ. Ngày các em mới sang Milan, chị sẽ ra tận sân bay đón. Chị đưa đi ăn, chị trả tiền cho cả hai chị em, rồi chị đưa về nhà trọ chị thuê hộ cho đến khi nào các em tìm được nhà.

    Sau đó chị hướng dẫn đi lại, đưa ra cửa hàng đăng ký điện thoại, chị đưa đi ăn kem Ý, rồi chị giới thiệu cho rất nhiều điều về nước Ý. Tất nhiên những ai mới qua gặp một đàn chị như vậy cũng phải cảm động “rớt nước mắt”. Chị bảo gì nghe liền, nghe hết, không thiếu một câu nào. Biết bao nhiêu em sinh viên ấn tượng với chị, gọi điện về nhà khoe với bố mẹ hết lời về việc gặp một người chị hẳn là quá tốt.

    Và cũng đến một ngày đẹp trời khi mối quan hệ đã đủ thân tình, chị M.T bắt đầu vay tiền các em mới sang. Với tấm lòng của chị tử tế như vậy, chắc chắn khi chị vay tiền, không em nào dám từ chối bởi khi mình mới qua, chị tốt đến thế cơ mà. Nhưng chị rất khôn, chị luôn vay tiền theo cái cách mà các em có ít bằng chứng nhất. Chị chỉ nói vay tiền khi gặp trực tiếp và gọi điện chứ không bao giờ nhắn tin.

    Số tiền vay qua từng lần cứ lớn dần lớn dần, ban đầu 200 euro, sau rồi đến 200 euro tiếp… cuối cùng có nhiều em cho chị vay đến cả hơn 1 nghìn euro… và rồi chị chặn facebook, chặn số điện thoại. Khi ấy các em cố gắng liên lạc bằng cách này bằng cách khác nhưng mới chợt ngã ngửa ra rằng mình chẳng biết chị ấy ở đâu cũng không hề biết chị ấy làm gì mà tiền đã cho vay mất rồi.

    Lên diễn đàn kêu khóc cũng không ai giúp được gì vì các em hoàn toàn không có bằng chứng. Kể cả có muốn báo cảnh sát các em cũng không hề có một chút thông tin cá nhân nào về chị ngoài mấy thông tin về trường nơi chị tốt nghiệp, nhưng tất nhiên trường không thể hợp tác vì lý do cá nhân và chính các em cũng không hề có bằng chứng chị đã vay tiền. Và ngậm ngùi cho qua… Đến lúc mất đi số tiền lớn của gia đình, các em mới hiểu rằng: Chẳng có lòng tốt nào miễn phí, đặc biệt ở nơi xứ người.

    Câu chuyện về những người đàn anh/đàn chị đi lừa người khác bằng vỏ bọc tốt đẹp ban đầu như trên không hề hiếm ở các nước châu Âu. Tác giả bài viết từng chứng kiến nhiều câu chuyện tương tự ở Đức, Pháp, Hà Lan… Các em sinh viên, những người mới qua nước ngoài vì tiếng kém, vì ngại va chạm nên cuối cùng chẳng ai làm gì được họ.

    Ở đất Nhật, nơi du học sinh Việt Nam đổ xô đến trong những năm gần đây, chuyện lừa đảo có lẽ đã trở nên phổ biến như cơm bữa. Tiếng Nhật rất khó, ít người Nhật chịu nói tiếng Anh, và số lượng du học sinh ở Nhật cũng nhiều hơn nhiều nước khác và đặc thù có nhiều em đến từ các tỉnh nên các kiểu lừa cũng đa dạng hơn rất nhiều.

    Tối thiểu nhất, khi mới sang Nhật, em nào cũng sẽ cần đăng ký điện thoại và kiếm việc đi làm. Không giống như các nước phương Tây với thủ tục đăng ký điện thoại đa phần khá đơn giản, để đăng ký được điện thoại ở Nhật thủ tục vô cùng rắc rối và cần người phải thật giỏi tiếng đi cùng. Kẽ hở để lừa đảo chính nằm ở đây, khi đăng ký điện thoại, các anh chị sẽ nhanh tay đăng ký thêm một cái điện thoại hoặc máy tính bảng khác cho mình, và tiền hàng tháng, tất nhiên do các em trả.

    Trường hợp khác, khi hãng tặng máy, các anh chị sẽ nhanh chóng lấy máy đó cho mình và chỉ đưa cho các em máy rẻ tiền mà hãng đưa và nói rằng hãng chỉ cho dùng máy đó thôi. Các em mới qua tiếng kém làm sao biết thắc mắc, các anh chị đi cùng đã là tốt lắm rồi. Đến khi nhận được thông báo đóng mấy triệu mỗi tháng chỉ vì cái điện thoại đang dùng, các em mới ngã ngửa ra nhưng kiếm được người đi cùng để giải quyết việc đó cũng khó vô cùng, cuối cùng nhiều em đành chấp nhận mất tiền hoặc chịu tiếng xấu quỵt tiền của nhà mạng.

    Khác với du học sinh ở châu Âu, Mỹ chủ yếu đến từ các vùng đô thị, có thể sử dụng tiếng Anh tối thiểu cho việc đặt vé máy bay hay du lịch, du học sinh Nhật đa phần các em đến từ các vùng nông thôn VN, chưa va chạm nhiều lại không biết ở Nhật hoàn toàn có thể tự mua được vé máy bay thậm chí chỉ cần chút thao tác bằng tiếng Việt. Các trò lừa đảo cũng phát sinh từ đây.

    Rất nhiều các anh chị tự quảng cáo rằng mình có khả năng đặt vé về Việt Nam cho các em, cũng xuất được vé gửi về email cho các em như bình thường nhưng các em không hề biết rằng vé đó chưa được thanh toán sẽ tự động bị hủy sau 24 tiếng. Cuối cùng ra sân bay mới được biết không hề có vé tồn tại trên đời còn tiền mình đã mất từ lâu và anh chị không thể liên lạc được.

    Các bậc cha mẹ ở nhà có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được con mình xa nhà lại vướng phải nhiều cạm bẫy ngọt ngào đến như vậy. Ai xa nhà cũng mong được giúp đỡ, và bởi lạ nước lạ người nên tìm được đồng hương mới quý biết bao, nhưng sẽ thật khó để các em có thể nhận biết được người nào có lòng tốt thật sự, ai đang lừa các em bằng cái vẻ đạo đức bề ngoài.

    Cách tốt nhất cho mỗi bạn du học sinh, đó là trước khi qua hãy học tiếng bản địa cho thật kỹ để tự mình có thể trao đổi được với người bản xứ, tìm hiểu thật kỹ về các thông tin nơi mình đang đến thông qua các nguồn đáng tin cậy… Trên các diễn đàn của du học sinh ở nước ngoài đểu đã có rất nhiều bài đăng đầy đủ và chi tiết về cuộc sống của nơi đến do các admin uy tín viết nên, du học sinh hoàn toàn có thể tự tìm hiểu cho mình. Tuyệt đối không nên cho biết nơi ở của mình, không nên cho biết các thông tin cá nhân trước khi đã có quá trình tìm hiểu đủ lâu dài. Khi bản thân ta trở nên mạnh mẽ và hiểu biết hơn chính là lúc ta tự bảo vệ được chính mình khỏi những hiểm nguy bị lừa gạt về thể xác, tinh thần và tài chính.

    * Bài viết là ghi nhận và quan điểm cá nhân của tác giả.

    Ngọc Thanh

    Viethome (theo tinnuocmy)

  • Cho rằng anh Lê Viết Vượng làm giả tờ di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản, bà Lê Thị Ngẩm (là con gái ruột cụ Lê Viết Vằn) đã gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

    Có chuyện bán đất của người khác?

    Mảnh đất cùng căn nhà có địa chỉ tại xóm Thầu Đâu, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, diện tích sử dụng 870m2 (tám trăm bẩy mươi mét vuông), được các con cụ Vằn sử dụng để thờ cúng tổ tiên, ông bà và cụ Vằn cùng vợ cụ.

    Cuộc sống của các người con đang yên lành, bình thường, một ngày cuối năm 2018, người cháu đang trông nom, thờ cúng ông bà, thấy có người đến đo đất ở vườn nhà. Hỏi những người tự dưng vào đo đất thì họ cho biết: Đã trao đổi với ông Lê Viết Vượng và được ông Vượng bán đất cho nên mới vào đo đạc.

    Sau đó, những người này còn đưa ra giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 00912/H/2005 UBND huyện Thủy Nguyên cấp ngày 23/9/2005, thuộc thửa đất số: 451, tờ bản đồ số: 05, địa chỉ xóm Thầu Đâu, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, cấp cho bà Phạm Thị Hoa để chứng minh. Bà Phạm Thị Hoa là mẹ của anh Lê Viết Vượng.

    Thấy vậy, bà Ngẩm đã nhờ người lên xã và huyện báo cáo sự việc để chặn việc mua bán trái phép, tìm hiểu hồ sơ thì phát hiện những dấu hiệu làm giả giấy tờ bất ngờ.

    Con ngoài giá thú định bán nơi thờ bố…

    Về nguồn gốc đất nêu trên, theo phản ánh của bà Lê Thị Ngẩm, đại diện cho các con của cụ Vằn, trú tại thôn An Trại, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng trình bày với PV thì: “Ông nội tôi là Lê Viết Lầu, bà nội là Nguyễn Thị Vện có thửa đất, diện tích 870m2 ở xóm Thầu Đâu, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Khi qua đời, ông bà để lại cho bố mẹ tôi là Lê Viết Vằn và Bùi Thị Nghĩa. Bố mẹ tôi sinh được 4 chị em gái, có tên sau: Lê Thị Nghĩ (sinh năm 1941), Lê Thị Ngẩm (sinh năm 1945), Lê Thị Nhắt, Lê Thị Nhẩm (1950). Bố mẹ tôi qua đời, không để lại di chúc cho ai, để cho 4 chị em tôi sử dụng và thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…”.

    Tiếp tục bày tỏ với PV, bà Lê Thị Ngẩm cho biết: “Khi bố tôi qua đời, anh Lê Viết Vượng, con bà Phạm Thị Hoa-bà Hoa có chồng hợp pháp và sinh được nhiều người con khác, ở xã bên-tự nhận là con trai của bố tôi, xin được theo chị em tôi lo việc gia đình. Thời gian đầu, tôi cùng chị em trong gia đình hết sức vui mừng nhưng năm 2018, anh Vượng trở về từ Anh Quốc đã gọi người đến bán đất của cha tôi là không được”.

    Bà Lê Thị Ngẩm (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên trong gia đình.

    Anh Cường là cháu và ở cùng, chăm sóc cụ Vằn, hiện đang chăm nom căn nhà và hương khói nhiều năm nay cho biết: “Vào thời điểm có sự xuất hiện của vợ chồng anh Vượng cùng vài người cầm thước đo đạc, khi biết sự việc bà Ngẩm cùng các chị em trong gia đình đã trình báo lên xã để ngăn chặn hành vi. Ngày 14/1/2019, đại diện chính quyền xã Dương Quan, gồm có ông Đặng Quang Đo Chủ tịch UBND xã, Đặng Hữu Thủy Trưởng Công an xã cùng một số cán bộ địa chính đã có buổi làm việc trực tiếp với các thành viên trong gia đình cụ Vằn.

    Buổi làm việc theo nội dung đơn kiến nghị của bà Ngẩm về việc có dấu hiệu làm giả các giấy tờ chứng thực, tự nhận làm con sau đó chiếm đoạt tài sản của gia đình. Theo đó ông Đặng Quang Đo, Chủ tịch UBND xã Dương Quan kết luận: Việc thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ (sử dụng đất): Theo quy định thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của tòa án; việc hòa giải thì phải có mặt ông Lê Viết Vượng, nếu không hòa giải được phải làm đơn lên tòa để tòa giải quyết”.

    Mảnh đất diện tích 870m2 nơi ông Vượng cho người đo đạc định bán.

    Theo bà Ngẩm cùng mọi người trong gia đình, lý do anh Vượng không có mặt ở buổi hòa giải là vì sau khi sự việc có ý định bán mảnh đất của cụ Vằn bị phát hiện, anh Vượng cùng vợ quay lại Anh Quốc sinh sống và hiện không có thông tin gì.

    Lạ lùng chuyện hai tờ giấy khai sinh, di chúc và tên bà Hoa trong sổ mục kê đất ở chính quyền

    Cũng theo những giấy tờ được gia đình bà Ngẩm cung cấp, PV phát hiện những chuyện bất bình thường như sau: Tờ giấy khai sinh gốc của bà Ngẩm họ tên đầy đủ: Lê Thị Ngẩm, mẹ là: Bùi Thị Nghĩa, cha là: Lê Viết Vằn. Còn riêng tờ giấy khai sinh chứng thực của anh Lê Viết Vượng có cùng tên người cha nhưng mẹ lại mang tên bà Phạm Thị Hoa.

    Tờ giấy khai sinh gốc của bà Ngẩm và bản chứng thực của anh Vượng.

    Vấn đề ở chỗ là cụ Vằn và cụ Nghĩa là vợ chồng, vậy, ở đâu ra bà Phạm Thị Hoa. Tiếp theo, năm 1960, thời điểm đó, chuyện có con riêng, con ngoài giá thú rồi đi khai sinh như thế này thì cực hiếm. Hơn nữa, lúc đó, bà Phạm Thị Hoa đang là vợ hợp pháp của người khác.

    Bà Hoa không là vợ cụ Vằn. Vậy sao diện tích đất của cụ Vằn ở trong số mục kê đất của chính quyền xã ghi nhầm là bà Phạm Thị Hoa?

    Sau đó, diện tích đất trên cũng được cấp sổ đỏ cho bà Hoa. Khi bà Hoa chết thì làm di chúc lại cho anh Vượng. Lạ là Bản di chúc này có chứng thực của UBND xã Dương Quan vào ngày 22/10/2006  do Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huy Hoàng ký và đóng dấu.

    Đề nghị lãnh đạo UBND huyện Thủy Nguyên kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật làm giả giấy tờ nhằm chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất của cụ Vằn.

    Viethome (theo Gia đình & Pháp luật)

  • Dạo gần đây, nhiều thông tin báo chí ở Úc đã lên tiếng về việc bắt sò ốc quá mức quy định đến mức Bộ Ngư nghiệp đã phải mạnh tay hơn đối với những người vi phạm. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trước đây, vì sao hiện tượng này lại trở nên rộn ràng như vậy?

    Chuyện bắt sò ốc hay câu cá giải trí xưa nay không phải mới mẻ ở Úc. Tại Úc, mọi nơi đều có quy định về việc đánh bắt những loài hải sản, nếu như bạn có giấy phép, bạn hoàn toàn có quyền bắt hải sản trong số lượng quy định, chẳng hạn 50 con sò cho một người có giấy phép.

    Thế nhưng chưa bao giờ các tin tức về nạn bắt sò ốc tràn lan trái phép lại rộ lên như dạo gần đây. Những hình ảnh, clip ghi nhận được từ những người dân địa phương ở các vùng như Shellharbour, Lake Illawara cho thấy có nhiều người châu Á đã đi cùng một nhóm hoặc cùng với gia đình thu gom hàng xô đầy sò ốc. Và mặc cho người dân địa phương cảnh báo, họ vẫn phớt lờ thậm chí phản ứng lại vì cho rằng mình làm đúng luật và đang bị kỳ thị.

    Việc bắt sò ốc trái phép xảy ra nhiều đến mức Bộ Ngư nghiệp (DPI) cũng đã phải nhảy vào cuộc để can thiệp. Họ đã phát hiện nhiều trường hợp bắt sò vô tội vạ lên tới vài trăm con. Như trong tháng 12/2018, đã có hai người phải ra tòa vì bắt tổng cộng 783 con sò, và đang phải đối mặt với mức phạt lên tới $22,000 cộng thêm 6 tháng tù giam.

    DPI đã theo dõi tổng cộng 886 người đi bắt sò ở Lake Illawara. Đáng nói, các nhân viên đã phát hiện 188 vi phạm, thu giữ hơn 11,000 con sò và phạt tổng cộng $21,000. Ngoài ra 123 giấy cảnh cáo cũng đã được gửi ra. Cùng thời điểm đó, các nhân viên bộ ngư nghiệp cũng đã thu giữ hơn 3,000 con sò từ những người đi bắt sò trái phép ở khắp Sydney, lập biên bản cảnh cáo 13 trường hợp và tổng số tiền phạt lên đến gần $20,000. 

    Hiện mức phạt tại chỗ cho việc đánh bắt sò ốc trái phép từ $500 cho lần vi phạm đầu. Những lần vi phạm tiếp theo có thể tăng lên $44,000 hoặc/và 12 tháng tù giam.

    Vì sao việc bắt sò ốc quá mức quy định lại trở nên tràn lan như vậy?

    Tuần này, báo chí đã đưa tin các nhà chức trách đang điều tra 4 người và họ có nguy cơ bị phạt $110,000 nếu bị kết tội vì rao bán sò ốc trên mạng xã hội, cụ thể là một trang Facebook của du học sinh tại New South Wales.

    Lướt qua một vòng các quảng cáo bán hàng trên trang Facebook VDS, không khó để tìm ra những quảng cáo bán sò tràn lan trên mạng với giá chỉ khoảng $7 – $8/kg. Những mẩu quảng cáo như vậy nhận được khá nhiều sự ủng hộ khi có rất nhiều người bình luận hỏi mua.

    Và có lẽ chính vì nhu cầu ăn sò ốc trong cộng đồng ngày một nhiều nên mới xuất hiện thêm người cung cấp?

    Ai cũng biết ốc là món ăn khoái khẩu của người Việt, đặc biệt là các bạn sinh viên. Nhưng đối với người Úc thì ốc lại là món ăn không mấy được ưa chuộng, chẳng thế mà các trường hợp bị nhà chức trách phát hiện bắt sò ốc quá quy định ở những vùng như Lake Illawara đa số là người châu Á, thậm chí một thành viên của nhóm bảo vệ tại đây còn tin rằng người Việt chiếm chủ yếu trong số đó.

    Nhập gia phải tùy tục

    Một vấn đề nữa cũng cần phải xem xét đến đó là ý thức bảo vệ môi trường. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nước Úc có được nguồn hải sản phong phú với nhiều chủng loại tôm cá, ốc sò. Tuy nhiên số sò ốc này còn mang mục đích giữ cho môi trường sinh thái được cân bằng, và quy định mỗi người chỉ được bắt 50 con còn nhằm mục đích bảo đảm mọi người được hưởng đồng đều nguồn tài nguyên và các loài này không bị tiêu diệt.

    Có thể những người đi bắt sò không hiểu hết luật ở Úc. Chẳng hạn đi câu cá, ngoài giấy phép với lệ phí cho mỗi một người (không dùng chung cho nhóm), là: $7 cho ba ngày, $14 cho một tháng, $35 cho một năm và $85 cho ba năm. Đối với sò ốc, tối đa là 50 con cho một giấy phép.

    Hướng dẫn về việc Câu cá Nước ngọt/Nước mặn Giải trí tại NSW có ở website của Bộ Ngư Nghiệp (Department of Primary Industries)

    Thế nhưng nhiều người lại nghĩ rằng chỉ cần một người có giấy phép là mỗi người đi cùng đều có thể bắt 50 con. Chẳng thế mà có trường hợp một người có giấy phép đi cùng với cả gia đình gần 10 người và họ cho rằng họ được bắt đến gần 500 con.

    Và trong mọi trường hợp, bắt hải sản đem bán là bất hợp pháp với loại giấy phép Câu cá Giải trí.

    Nhưng có lẽ khi thấy nguồn hải sản dồi dào phong phú như vậy, hoặc chỉ xuất phát vì một suy nghĩ vô tư, ngây thơ rằng ‘nhiều quá, không ai bắt thì mình bắt’ mà một số người đã quên mất ‘ý thức’ mình đang sống trong một đất nước thượng tôn pháp luật. Nhiều người bị phát hiện còn lên tiếng trách ngược lại cho rằng mình đang bị kỳ thị sắc tộc, thậm chí khi có người cảnh báo đây là việc làm không đúng, thì lại có những nhận định cho rằng mình bị ganh ghét, bị cạnh tranh, và ‘là người Việt thì không nên hại lẫn nhau’.

    Có lẽ với tư duy như vậy, thì chỉ có cách phạt nặng mới mong thay đổi được nhận thức cũng như thói quen của một bộ phận người dân.

     Viethome (Theo SBS)

  • Ở Việt Nam, nói tới Việt kiều Đức, nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng, đây là những người có tiền, những người giàu, hay thậm chí là các "đại gia". Vậy sự thực ra sao?

    Thực ra, ở xã hội nào cũng có sự phân hóa giàu, nghèo. Một số người Việt ở Đức cũng có đầu óc làm ăn, "có gan làm giàu" và gặp thời thế nên cũng có nhiều tiền, có thể liệt vào hàng triệu phú Euro. Nhưng cũng có nhiều người làm ăn tất bật mà không đủ sống, phải dựa vào trợ cấp xã hội của Đức, được gọi là "Hartz IV", nên thường được gọi đùa là Quân đoàn IV.

    Người Việt rất thích dùng xe hàng hiệu.

    Người có nhiều tiền, người có ít tiền là chuyện bình thường trong mọi xã hội. Nhưng nhiều người Việt Nam tại Đức cũng có một căn bệnh trầm kha khó chữa: Đó là bệnh sĩ diện hão.

    Vào những khu vực đông người Việt như Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, người ta có thể thấy ở đây rất nhiều xe ô tô đẹp, xịn, có tiếng như Mercedes, BMW, Audi, hoặc thậm chí là xe Porsche… Việc mua một chiếc xe đẹp, xe tốt, đắt tiền để đi cũng là bình thường, nếu người ta kiếm được nhiều tiền, vì đi những chiếc xe tốt an toàn hơn, đỡ mệt hơn khi phải đi xa vì công chuyện. Nhưng có những người đi làm công việc cũng bình thường, thu nhập không cao, mỗi ngày chỉ đi vài cây số từ nhà đến nơi làm việc cũng phải cố mua xe có thương hiệu cho có vẻ là "ông chủ", rồi ăn nói khệnh khạng, ba hoa khoác lác.

    Về việc học hành của con cái cũng vậy. Dĩ nhiên ai cũng muốn cho con mình học giỏi, vào được đại học, cao học để trở thành luật sư, bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư… Nhưng có những gia đình, con không có khả năng, trí tuệ mà cứ thúc ép để có thể khoe con mình học đại học, nhưng rồi không được đâm ra thất vọng, mắng mỏ con cái, gây bất hòa trong gia đình, thậm chí dẫn tới bi kịch khi con không chịu đựng nổi sức ép của gia đình và việc học hành.

    Trong khi đó, rất ít gia đình người Việt cho con đi học nghề, mặc dù việc dạy nghề ở Đức rất tốt với hệ thống kép (Dualsystem), kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo nên những công nhân lành nghề, rất cần cho xã hội. Người Việt ở Đức làm nhà hàng rất nhiều, nhưng ít người được đào tạo bài bản, từ quản lý cho tới kỹ thuật phục vụ, phong cách phục vụ, nên chỉ là các nhà hàng "tầm tầm" được thôi, không có nhà hàng cao cấp.

    Nhiều người Việt ở Đức có tính "nổ", thích khoe khoang. Nhất là khi "trà dư, tửu hậu" thì chém gió ác liệt, luôn tỏ ra mình là người làm ăn giỏi, giàu có. Ở Đức đã vậy, khi về Việt Nam cũng thế. Nên nhiều người khi về Việt Nam như sống trong một thế giới ảo: Vì sĩ diện nên cứ phải vung tiền tiêu, cho dù "ruột đau như cắt", vì ở Đức đâu dám tiêu xài phung phí như thế.

    Nhiều người thuộc Quân đoàn IV khi về không báo với Sở lao động, suốt ngày lo Jobcenter gọi ra trình diện thì phải tức tốc bay sang ngay, không thì bị trừ tiền. Thế nhưng không ai dám kể ra những nỗi khó khăn vất vả, khi làm việc kiếm tiền bên Đức: Không ai dám kể tới những ngày giá rét dưới không độ mà vẫn phải đứng bán hàng ngoài chợ, mặc bao nhiêu quần áo vẫn thấy chân tay tê cóng…

    Những người hay "chém gió" đã làm nhiều người ở Việt Nam hiểu sai cuộc sống bên Đức, làm cho có người hàng chục năm không dám về nước vì sợ không có tiền cho người nhà thì ngượng. Trong khi đó, với một công việc bình thường, người Việt Nam ở Đức phải làm việc rất vất vả và với thu nhập hàng tháng, sau khi trả tiền nhà, tiền điện, tiền gas, tiền bảo hiểm và "nuôi" xe… chỉ còn lại một ít để dành.

    Một người bạn làm nghề Nail than vãn: Sáng dậy, sau khi ăn sáng, đưa con đi học rồi đi làm. Có nhiều khi khách hàng đến dồn dập, phải nhịn tới 4-5 giờ chiều mới được ăn trưa, tối phải 8 giờ mới về tới nhà, người mệt rã rời chẳng thiết ăn uống. Nhưng hôm nào vắng khách lại mệt mỏi vì lo lắng, không có thu nhập.

    Nhiều cặp vợ chồng có được một Kiosk bán hàng ăn nhanh đã là "tươm" lắm. Về Việt Nam đã có thể khoe là chủ một nhà hàng. Nhưng sang tới Đức là cả ngày, cả hai vợ chồng quần quật, lấy công làm lãi, như một người tự nhận là "suốt ngày úp mặt vào chảo". Vì cửa hàng phụ thuộc nhiều vào vị trí, có chỗ đông khách, ăn nên làm ra, nhưng nhiều chỗ chỉ tằn tiện đủ sống mà thôi.

    Những người mới ở Việt Nam sang Đức công tác hoặc thăm thân lần đầu, khi vào trong quán ăn ở "chợ" Đồng Xuân để ăn phở thì đều kinh ngạc vì bát phở to quá, nhiều người ăn không hết một bát. Nhưng ở đây có lẽ là bình thường, vì làm việc chân tay nhiều, nên ăn khỏe. Tây ăn cũng khỏe. Tuy phần nhiều ăn khỏe, nhưng mỗi khi có dịp liên hoan, thức ăn đều thừa mứa. Vì dân ta vốn sĩ diện, sợ tổ chức liên hoan hay mời bạn mà ăn vừa đủ lại sợ bị chê là "kẹt xỉn", cứ phải ê chề ra, có khi phải đổ đi tới gần một nửa mới lại thoải mái và tự khoe là mình hào phóng. Thực ra là hoang phí. 

    Có những người vốn ít giao du, họ hàng, bạn bè ít. Nhưng khi thấy thiên hạ mời đám cưới con tới 300-400 người, thì cũng sĩ diện, đặt cỗ tới 50 mâm, rồi mời cả những người chỉ quen sơ sơ, gặp nhau vài bận. Chẳng may gặp lúc thời tiết xấu, khách ngại không tới, "ế cỗ" tới non nửa. Trông mà ái ngại.

    Đức là một đất nước giàu có, nhưng người Đức rất tiết kiệm. Khi ăn là họ cố ăn hết thức ăn, thậm chí dùng bánh mỳ vét sạch nước sốt còn lại trong đĩa. Nếu vì lý do nào đó không ăn hết, họ sẵn sàng đề nghị phục vụ bàn gói cho họ mang về.

    Phần lớn người Đức có những đức tính tốt mà ta nên học tập, đó là thực thà, thẳng thắn. Những người làm công việc chân tay bình thường cũng không tự ti với công việc của mình, mà phần lớn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đúng với chức năng của mình, không hơn, không kém. Có lẽ vì vậy mà "cỗ xe Đức" thường tiến lên vững vàng: Có tay lái, có động cơ, nhưng cũng có giảm xóc, chịu lực và bánh xe lăn trên đường, cũng như những chi tiết nhỏ nhặt nhất để làm nên một cỗ xe hoàn chỉnh.

    Vũ Văn

    Viethome (theo Tạp chí của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức)

  • Soi mói, dè bỉu, so sánh…là những tật rất xấu của một số người Việt Nam thường mắc phải.

    Tôi để ý và thấy người Việt chúng ta có những kiểu ghen tỵ với người khác như sau: 

    ghen ti voi thanh cong

    Kiểu thứ 1: Bạn thành công, họ bắt đầu soi và tìm sạn

    Thói xấu này rất là quen thuộc. Khi ai đó mua được một chiếc xe hơi, một cái nhà hay lương thưởng cao thì thay vì tán thưởng, chúc mừng và học tập họ để cải thiện mình hơn thì một số người tìm lý do để bỉu môi, ngụy biện kiểu: “tưởng gì, tiền cha mẹ nó thôi”, “trời tưởng gì, nó hên thôi”, “tưởng gì”… trong khi thực tế người ta phải bỏ rất nhiều công sức mới có được thành công.

    Kiểu thứ 2: Hả hê trước sự thất bại của người khác

    Khi ai đó đang thành công hoặc giàu có, đột nhiên biến cố xảy ra, họ gặp khó khăn thì một số người bắt đầu trở giọng dạy đời, thậm chí là coi thường họ ra mặt.

    Tôi thấy điều này rất lạ. Thấy người khác sa cơ, thua thiệt mình thì mình có gì để vui? Mình cũng đâu có phát triển hơn được miếng nào đâu? Ấy vậy mà tôi thấy nhiều trường hợp như thế, hết bàn người này phá sản, người kia thất nghiệp để lấy đó làm niềm vui. 

    Kiểu thứ 3: Người khác có cái mình không có 

    Kiểu này mọi người sẽ thấy rõ ràng nhất, thay vì phấn đấu để tự thưởng cho mình điều đó, một số người tự dưng trở nên ghét họ vì họ có những thứ mà mình không có. Rồi sau đó tìm một ai đó cao cấp hơn rồi so sánh “trời tưởng sao, cũng có bằng ông A, bà B đâu” nhằm tiếp tục dìm họ xuống, đúng rất là ngộ. 

    Kiểu thứ 4: Người khác có cái mình có

    Kiểu ghen tỵ này cũng rất phổ biến. Nhiều người hóng hớt đâu đó ông A mua cái giống mình, bà B đạt thành tựu như mình rồi bắt đầu ghét người ta kiểu chỉ có mình mới có quyền đạt được những điều đó, ai cho phép ông A, bà B đạt được nó?

    Còn một số dạng ghen tỵ khác nữa nhưng tôi tạm kết thúc với đôi lời gửi gắm những ai đang hay có thói quen ghen ăn tức ở người khác thì nên bỏ suy nghĩ này. Người khác thành công hay thất bại ắt có lý do riêng của nó. Thế nên nếu không chia sẻ thành công/ thất bại với họ được thì ta cũng chẳng nên thái độ gì với họ vì dù có thái độ thì ta cũng vẫn đang đứng yên chứ chẳng tiến lên được chút nào cho bản thân.  

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sang Mỹ từ năm 8 tuổi, tốt nghiệp đại học ngành quản trị kinh doanh, tôi đã lấy chồng và có bốn con cùng một đống nợ nần.

     

    “Tôi xin gửi vài dòng đến các bạn nào muốn tham khảo thêm về cuộc sống bên Mỹ, từ một người lớn lên ở Mỹ. Xin giới thiệu, tôi rời khỏi Việt Nam khi lên 8 tuổi, nên nếu tôi viết có sai chính tả, mong mọi người tha thứ giùm. Tôi đến đây và bắt đầu vào lớp bốn ở Mỹ, tốt nghiệp phổ thông và sau cùng là đại học với bằng cử nhân. 

    Như những người lớn lên ở Mỹ, tôi rất phóng khoáng, ham chơi và không hề nghĩ đến tương lai khi còn ngồi ghế nhà trường. Ở Mỹ đi học rất dễ, nên ai cũng có thể ra trường như tôi. Điều đáng nói ở đây là, khi đi học, tôi thường xuyên bỏ học đi chơi với bạn bè. Đa số là do tôi chủ xị. Có những môn học, tôi chỉ vào làm bài thi thôi, còn lại là bỏ học đi chơi miệt mài. Không cần biết điểm kiểm tra của mình ra sao nữa.

    Có lẽ nhiều người đặt một số câu hỏi: tiền học, tiền chơi ở đâu ra? Học như vậy mà cũng ra trường được à? Thưa là tùy ngành. Tôi theo ngành rất dễ đó là business management tạm dịch là “quản trị kinh doanh”, một ngành mà với tôi ai cũng có thể nhắm mắt đi qua không cần tốn quá nhiều chất xám.

    Còn tiền? Ở Mỹ khi vào đại học, nếu gia đình nghèo thì được chính phủ trợ cấp. Thường thì số tiền trợ cấp là đủ để đóng học phí và sách vở … có khi còn dư tí xíu ăn kẹo. Ngoài trợ cấp ra, chúng tôi còn có thể mượn tiền với sự bảo đảm của chính phủ. Số nợ không cần trả cho tới khi không còn đi học.

    Lúc đó, vì ham chơi, nên tôi đã lún nợ rất nhiều. Mang tiếng là nợ tiền học, nhưng thật ra là nợ vì “ăn chơi”. Nếu như là một sinh viên khác, họ có thể đi làm bán thời gian là đủ tiền chi phí sinh hoạt hàng tháng ở mức tối thiểu. Còn tôi, tôi đã hoang phí vào những cuộc du lịch xa gần, mua sắm quần áo đắt tiền. Nên sau khi ra trường, tôi đã vướng một số nợ mà sau 10 năm đi làm vẫn chưa trả xong.

    Thật ra thì không phải đi làm 10 năm mà trả không xong, nhưng trên thực tế thì có rất nhiều thứ cần phải chi và mức lương của tôi thì không được ngon lành lắm. Cụ thể là, sau khi ra trường, tôi lập gia đình. Số nợ kia nhân đôi vì chồng tôi cũng bị nợ.

    Khác với tôi, anh không có thời gian đi làm thêm sau giờ học vì ngành anh theo đuổi khá nặng. Anh đành phải mượn nợ để trang trải cho việc học hành. Anh theo kiến trúc, cũng một phần đam mê, nên anh rất mãi học và hành cho bài vở. Thế nên, bây giờ thì nợ nhân hai, còn tiền lương kiến trúc ở Mỹ thì rất “bèo”. Tôi làm cũng chẳng được bao nhiêu. Đã vậy, sau khi cưới, chúng tôi lại có thêm em bé. Lại thêm phần chi phí cho em bé nào là tã, sữa, và tiền gửi con nữa. Chưa kịp trả nợ bao nhiêu, thì chi phí lại gia tăng. Chưa nói tới những lúc khó khăn như bị thất nghiệp, với lương một người đi làm không đủ đâu vào đâu cả.

    Tóm lại, sau 10 năm đi làm, chồng tôi đã bỏ hẳn nghề kiến trúc vì lý do sức khỏe và cả vì tiền ít. Anh bây giờ chỉ làm thợ điện lạnh thôi, mà lương còn khá hơn kiến trúc ngày xưa. Còn tôi, sau 10 năm đi làm, bây giờ tạm ổn, nhưng mức lương không khá như bạn bè, nói vậy chứ cũng có người làm ít lương hơn tôi. Thế nhưng, bây giờ, chúng tôi lại có đến bốn mặt con. Bao nhiêu tiền lương của tôi, hầu hết là dùng vào việc nuôi con và tiền gửi con. May ra, sau các chi phí cho con, chắc tôi còn dư được 1.000 USD để phụ chi phí trong nhà.

    Tôi cũng xin thành thật cho các bạn biết, mức lương tôi làm hiện giờ chỉ có 45.000 USD một năm. Hàng tháng tôi đem về khoảng 3.000 USD sau khi bị trừ thuế. Trong suốt 10 đi làm, có lúc tôi làm lương cao hơn 45.000 USD nhiều, nhưng sau khi bị thất nghiệp, thì tôi đành chấp nhận số lương này.

    Các chi phí hàng tháng như sau nhé: 

    Tiền gửi ba con: 1.500 USD

    Tiền học phí một đứa đang học lớp 1 tại trường tư: 500 USD

    Tiền tã: 100 USD

    Tiền sữa: 200 USD

    Tiền bảo hiểm cho hai chiếc xe: 150 USD

    Tiền nợ học: 400 USD

    Tiền ăn: 600 USD

    Tiền nhà & thuế nhà: 1.000 USD

    Tiền nợ thẻ tín dụng : 500 USD

    Tiền bảo hiểm nhà: 100 USD

    Tiền điện & gas: 220 USD trung bình

    Tiền nước & rác: 100 USD trung bình

    Sơ sơ cũng hơn 5.300 USD một tháng chưa nói tới các chi phí linh tinh như vật dụng trong nhà như xà bông, giấy, gạo, muối, nước mắm, quần áo cho em bé, vì em bé lớn rất nhanh lại khó mà chuyển đồ xuống cho các em nhỏ vì ở Mỹ mùa nào mặc đồ mùa đó. Đồ mùa đông không thể cho các cháu mặc mùa hè, đành phải mua đồ mới .

    Đó là chúng tôi sống khá tiết kiệm, vì học được bài học phung phí thời sinh viên cùng với có con nên biết lo hơn. Căn nhà chúng tôi cũng không to lắm (1800sq ft), ở Mỹ như vậy là tương đối hoặc còn có nét hơi nhỏ đó chứ. Tôi cũng không ở những nơi đắt giá như California hoặc miền đông bắc của nước Mỹ (Washington DC, Virginia, Massachusetts, New York ..). Tôi ở ngay Dallas, Texas, một nơi rất dễ sống cho bất kỳ người của tầng lớp nào. Ngoài ra, giá nhà khá lý tưởng cho nhiều người so với những vùng khác.

    Như các bạn thấy, một đứa trẻ lớn lên ở Mỹ, lẽ ra có nhiều lợi thế hơn những người sang sau, vậy mà lại chẳng hơn được ai. Trong khi tôi biết có nhiều người sang sau, chỉ làm nail, hàng tháng lại rất khá vì họ còn tính tiết kiệm và chịu khó. Sau cùng, họ lại dư ra vài chục nghìn như chơi. Họ không cần có bằng đại học mới có nhiều tiền. 

    Nói chi xa xôi, anh ruột của tôi sang đây cùng lúc với tôi. Anh ấy không mắc nợ tí nào, mà giờ lại dư mấy căn nhà trả đứt hết rồi. Đơn giản là anh ấy rất biết tiết kiệm và sống khôn ngoan. Chưa nói là anh ấy không hề có mảnh bằng đại học nào cả nhé. Trong khi gia đình bé nhỏ của tôi, nhìn vô thì có nét trí thức, nhưng lại thê thảm trên vấn đề tài chính.

    Tiền lương hai vợ chồng tôi chỉ vừa đủ chi tiêu thôi, không còn dư ra. Nếu một trong hai đứa thất nghiệp, là gia đình chúng tôi lại tăng nợ lên. Nhiều khi đổ lỗi cho số phận để mình chấp nhận sự long đong trong dòng đời. Tôi muốn nói thêm là thời điểm chúng tôi gặp những chi phí này hơi sớm. Nếu chúng tôi trả bớt nợ và hoãn có con một thời gian thôi, thì có lẽ tình hình đã sáng sủa hơn nhiều .

    Ngoài ra, chúng tôi chọn lối sống ít tiền một tí mà có thêm thời gian với gia đình và con cái. Hiện giờ chúng tôi làm 8 tiếng/ngày và chỉ 5 ngày/tuần. Nếu chúng tôi đâm đầu làm 7 ngày/tuần, thì chắc cũng giảm nợ khá nhiều rồi đấy. Mỗi sự lựa chọn là mỗi giá phải trả. Sống ở Mỹ ai cũng có thể thành công vì có nhiều cơ hội, nhưng phải biết tiết kiệm, khôn ngoan và triệt để kìm chế những ham muốn.

    Đây chỉ là một điển hình của riêng tôi, vì tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ đại diện được cho một số đông người trên phương diện tài chính. Có một số bạn của tôi làm lương gấp đôi tôi vì ngành họ học là vi tính (software engineering) và cũng rất đông số khác khi ra trường không tìm được việc làm, đành phải làm nail hoặc nghề khác kiếm sống. Chỉ vì tôi thấy mình như đang nằm giữa hai tầng lớp này mới tự làm mẫu cho mọi người xem. Mong giúp mọi người có cái nhìn trung thực hơn.”

    Viethome (theo Người Việt)

  • Thời gian gần đây, sở cảnh sát Kiengnam (Hàn Quốc) đã bắt giữ ba người Việt trong đường dây lừa đảo lấy cắp ô tô của những lao động bất hợp pháp. Nói chung, người Việt ở Hàn Quốc đa phần bị lừa bởi chính những người “đồng hương”.

    Vì thế, trong nhiều giao dịch buôn bán, có câu cửa miệng “ai bán thế, người Việt à, người Việt thì không tin được đâu”. Khi xưa thì “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng giờ có vẻ sâu ngày càng đông, càng nguy hiểm. Sâu làm chật nồi canh chứ không còn ở mức làm rầu nồi canh nữa.

    Hiện nay có vài trăm ngàn người Việt đang sinh sống tại Hàn Quốc. Toàn chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi” nhưng không ít người vẫn bị lừa. Bằng những kinh nghiệm của mình, tôi xin viết ra đây một số chiêu trò lừa cơ bản nhất để mọi người chú ý.

    1. Mua sắm qua mạng, nhận hàng không chuyển tiền hoặc nhận tiền không chuyển hàng

    Với người Việt Nam ở Hàn Quốc, có hàng ngàn các cửa hàng, cá nhân làm ăn nhỏ, đủ loại từ điện thoại, máy ảnh, máy tính cho tới thực phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng… Không ai quản lý các cửa hàng mua bán như thế này, chỉ là thuận mua vừa bán. Nhiều khi, bên mua không tin bên bán, và bên bán không tin bên mua.

    Bên bán thì yêu cầu bên mua chuyển tiền trước, còn bên mua thì yêu cầu bên bán chuyển hàng trước. Khi đã có tiền hoặc hàng thì lòng dạ thay đổi, không thực hiện nốt nghĩa vụ còn lại là chuyển hàng hoặc trả tiền.

    Lướt qua các trang mua bán hằng ngày thấy cả núi các bình luận “chửi bới” giữa hai bên. Vì vậy, khi quyết định mua gì, các bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi chuyển tiền. Đừng dại “thả gà ra đuổi”.

    Ngoài ra, việc quảng cáo về chất lượng cũng không dễ tin, thường quảng cáo thì thứ gì cũng xịn, mới, hoạt động tốt, nhưng khi đã mua về thì…

    2. Mượn chứng minh thư, đi mua điện thoại trả góp

    Không ít người tá hoả tự dưng có hoá đơn điện thoại lên tới cả triệu won trong khi mình dùng điện thoại cùi bắp. Thậm chí lúc ra tới hải quan sân bay rồi thì được thông báo khoản nợ không tưởng mà không biết nó hình thành tự bao giờ. 

    Ở Hàn, chỉ cần có chứng minh thư có thể làm được rất nhiều thứ, làm thẻ ngân hàng, mua điện thoại trả góp, đăng ký khuyến mại internet, đăng ký các trang mua sắm của Hàn… Vì vậy, cần phải giữ nó cẩn thận, đừng bao giờ đưa cho ai.

    Cách đây chừng 2 năm, trong trường Đại học Changwon cũng có một nhân vật nổi tiếng với chiêu mượn chứng minh thư để mua điện thoại trả góp về bán. Với danh sinh viên, hắn đi lừa người Việt Nam, tới cả người nước ngoài, làm “dậy sóng” cả trường. Sau những phi vụ đó, người Việt bị được người Hàn Quốc đề cao cảnh giác, kể cả với sinh viên trong trường Đại học.

    3. Bán vé máy bay, nhận tiền xong huỷ vé

    Một ngày đẹp trời với bao nhiêu háo hức xách va li về thăm quê hương. Khi ra tới sân bay làm thủ tục thì nhận được hung tin, vé đã bị huỷ. Lúc gọi lại số máy người bán thì không liên lạc được. Lúc đó thì biết tìm ai? Thực tế thì việc quản lý bán vé khá dễ dãi nên việc đặt vé, huỷ vé để nhận lại tiền là việc không khó để làm.

    Với những người bán vé dạo không có đạo đức, tự dưng kiếm được mấy trăm ngàn won/1 vé thì còn gì bằng, một tháng chỉ cần lừa 3-4 vé là có thể bằng đi cày ngày cày đêm trong nhà máy rồi. Vì vậy, nếu không tin tưởng thì tốt nhất đừng vì rẻ mà ham hố đặt vé từ những người bán vé máy bay dạo.

    4. Môi giới lao động

    Với những người mới sang Hàn tìm việc làm, tự dưng có những “ông anh” tử tế lạ thường đến giúp đỡ tìm việc thì còn gì bằng. Để giúp đỡ tìm được những công việc với mức lương cao, các ông anh đó yêu cầu trả 1-2 tháng lương để làm phí môi giới và đưa ra những lời hẹn đi làm. Nhưng khi tiền chuyển xong thì các “ông anh” mất tích, các “ông em” lao động bất hợp pháp biết tìm ai?

    5. “Mượn” thẻ ngân hàng, đi mua sắm

    Với chiếc thẻ ngân hàng, bất kỳ ai đều có thể mua sắm một cách dễ dàng trong các siêu thị. Khi làm rơi, hoặc sơ hở có thể bị kẻ gian mang đi mua sắm thoả thích. Thực tế thì các siêu thị đều có hệ thống camera ghi lại hình ảnh người thanh toán, nếu mất tiền báo cảnh sát, họ có thể đưa cho xem các video để nhận dạng kẻ tình nghi. Tuy nhiên, với những lao động bất hợp pháp thì làm gì cũng sợ, nhất là dính dáng tới pháp luật nên chỉ biết im lặng.

    6. Môi giới lao động bất hợp pháp thành hợp pháp

    Gần đây, có các đường dây môi giới nói là lao động bất hợp pháp có thể ký hợp đồng để trở thành hợp pháp nếu nộp mấy triệu won. Các bạn chú ý là hiện nay ở Hàn chưa có luật nào cho phép biến các lao động bất hợp pháp thành hợp pháp. Vì vậy, chuyển tiền cho các đường dây này, lao động bất hợp pháp bị mất tiền cũng không báo cảnh sát được.

    7. Hack nick facebook rồi chat hỏi vay tiền

    Trò này ở Việt Nam thì quá nhiều rồi, nhưng ở Hàn thì vẫn bị lừa như thường. Tự dưng một người anh chị em thân thiết bảo có việc rất gấp rồi bảo chuyển tiền cho mượn vài trăm ngàn won. Bạn rất hồn nhiên chuyển tiền mà không có thắc mắc gì, tới lúc điện thoại hỏi thì chủ nhân bảo “đâu có đâu”.

    Lúc này ngộ ra thì đã muộn. Vì thế, trước khi ai hỏi vay mượn tiền, tốt nhất nên gọi điện hỏi trực tiếp trước, nếu bên kia không trả lời vì bất cứ lý do gì thì tốt nhất, không chuyển tiền.

    Tôi viết ra đây những chiêu lừa hay gặp nhất trong cộng đồng người Việt sinh sống ở Hàn Quốc. Các anh chị em đã phải xa quê hương sang đây làm ăn, kiếm đồng tiền đã rất khó khăn. Vì vậy, hãy cẩn thận với ví tiền của mình để hạn chế làm mồi cho bọn lừa đảo.

    Viethome (theo Dân Trí)