• Người chơi thắng giải trong gameshow "Squid Game: The Challenge" sẽ nhận được 4,5 triệu USD tiền mặt. Đây được xem là phần thưởng lớn nhất trong lịch sử gameshow, nhưng mọi chuyện không đơn giản...

    Gameshow thực tế Squid Game: The Challenge có phần thưởng bằng tiền mặt dành cho người thắng cuộc lên tới 4,5 triệu USD (tương đương 109 tỷ đồng). Đây được xem là phần thưởng bằng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử gameshow truyền hình thực tế trao cho một người chơi thắng cuộc.

    Điều gây sửng sốt là người thắng cuộc của gameshow này - một phụ nữ sinh sống tại Mỹ có tên Mai Whelan (55 tuổi) - vẫn chưa hề nhận được... một xu nào từ số tiền thưởng khổng lồ mà bà được hứa hẹn.

    Mai Whelan squid game 1
    Mai Whelan giành chiến thắng chung cuộc khi tham gia gameshow thực tế "Squid Game: The Challenge" (Ảnh: Daily Mail).

    Mới đây, Mai Whelan đã lên tiếng yêu cầu nhà sản xuất chương trình trả thưởng cho bà theo đúng cam kết. Mong muốn của Mai Whelan là có thể dành một phần tiền cho các hoạt động thiện nguyện, nhưng hiện tại, mọi kế hoạch của bà đều chưa thể thực hiện vì... chưa thấy tiền đâu.

    Điều đáng nói là đã 10 tháng trôi qua kể từ khi hoạt động ghi hình gameshow kết thúc. Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tờ tin tức The Times (Anh), Mai Whelan cho biết bà đã bắt đầu mua đồ hiệu và trau chuốt diện mạo hơn khi được mời xuất hiện tại một số sự kiện.

    Dù vậy, Whelan bắt đầu cảm thấy hối hận vì những quyết định "bạo chi" của mình vì trong thực tế, bà chưa nhận được một xu nào từ nhà sản xuất gameshow. Về thông tin mới nhất mà Mai Whelan đưa ra, nhà sản xuất gameshow chưa lên tiếng phản hồi.

    Mai Whelan mong muốn sớm nghỉ hưu và tìm được cho vợ chồng bà một nhà dưỡng lão chất lượng nhờ vào số tiền thắng giải này. Nhưng hiện tại, tất cả các kế hoạch của Whelan đều bị gác lại.

    Mai Whelan squid game 1
    Mai Whelan trong quá trình tham gia gameshow (Ảnh: Daily Mail).

    Mai Whelan cho rằng bà thắng giải tại gameshow Squid Game: The Challenge là bởi bà đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Whelan không cho rằng mình thông minh hơn các ứng viên, bà chỉ có nhiều trải nghiệm hơn họ và nhờ đó mà có nhiều kiến thức tích lũy hơn họ.

    Trước khi tham gia gameshow Squid Game: The Challenge, Whelan chuẩn bị cho bản thân bằng cách xem lại bộ phim nhiều tập Squid Game (Trò chơi con mực - 2021).

    Sau khi gameshow Squid Game: The Challenge hoàn tất việc ra mắt công chúng, một số phản hồi tiêu cực từ những người chơi từng tham gia gameshow bắt đầu xuất hiện.

    Trước khi Mai Whelan lên tiếng, một số người chơi tham gia chương trình đã tiết lộ ẩn danh rằng họ gặp phải những vấn đề sức khỏe như viêm phổi, chấn thương, sang chấn tâm lý trong quá trình ghi hình. Squid Game: The Challenge do một nền tảng giải trí trực tuyến có trụ sở đặt tại Mỹ sản xuất.

    Mai Whelan squid game 1
    Có tổng cộng 456 người chơi tham gia gameshow "Squid Game: The Challenge" (Ảnh: Daily Mail).

    Express Solicitors - một công ty luật tại Anh chuyên xử lý các vấn đề pháp lý liên quan tới thương tích cá nhân - cho biết họ đang đại diện cho hai người chơi từng tham gia chương trình Squid Game: The Challenge.

    Hai người chơi giấu tên này cho biết họ đã không lường trước được rằng bản thân sẽ phải mạo hiểm sức khỏe khi thực hiện thử thách kéo dài diễn ra ngoài trời, giữa thời điểm thời tiết giá lạnh.

    Khi ghi hình một thử thách có tên Đèn xanh, đèn đỏ, người chơi phải tham gia thực hiện thử thách ngoài trời trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Ở thời điểm ghi hình thử thách, tiết trời đang lạnh giá. Điều này đã khiến một số người chơi cho rằng họ đã bị rét cóng, viêm phổi, chấn thương, sang chấn tâm lý.

    Trước đó, đơn vị sản xuất chương trình cũng thừa nhận rằng có 3 trong số 456 người chơi đã phải điều trị y tế trong quá trình ghi hình thử thách Đèn xanh, đèn đỏ. Dù vậy, nhà sản xuất cho biết không có người chơi nào bị tổn hại sức khỏe nặng.

    Chương trình gameshow thực tế Squid Game: The Challenge được thực hiện dựa trên loạt phim nhiều tập của Hàn Quốc có tên Squid Game (Trò chơi con mực - 2021).

    Trong chương trình gameshow thực tế này, các người chơi đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ cùng nhau thực hiện các thử thách để tìm ra người giành về 4,5 triệu USD tiền mặt (tương đương 109 tỷ đồng).

    Trong bộ phim nhiều tập nguyên mẫu, những người chơi có xuất thân nghèo khó hoặc đang rơi vào rắc rối tài chính quyết định tham gia vào một cuộc chơi đặt ra hàng loạt thử thách tưởng như rất đơn giản. Các người chơi sẽ phải mạo hiểm tính mạng trong quá trình vượt qua các thử thách với hy vọng có thể chạm tay vào giải thưởng và thoát ra khỏi vấn đề tài chính đang gặp phải.

    Squid Game được xem là bộ phim nhiều tập có tính hiện tượng trên toàn cầu trong năm 2021. Vì vậy, chương trình thực tế được thực hiện dựa trên bộ phim này cũng thu hút nhiều sự quan tâm.

    Hiện tại, phía sản xuất chương trình Squid Game: The Challenge khẳng định chưa có đơn kiện chính thức nào được đưa ra bởi bất cứ người chơi nào. Họ cũng khẳng định quá trình tổ chức sản xuất ghi hình đã luôn cân nhắc tới tính an toàn đối với tất cả các người chơi.

    Theo Dân Trí

  • Mai Whelan, 55 tuổi, là người đầu tiên giành giải thưởng 4,56 triệu USD (hơn 110 tỷ đồng) ở chương trình thực tế "Squid Game: The Challenge", ngày 7/12.

    Trong tập 10 Squid Game: The Challenge, người chơi số 287 - Mai Whelan - vượt qua Sam Lantz (số 016) và Phill Cain (số 451) để mang về phần thưởng cao nhất. Cuối tập, Mai nói: "Những sự kiện hôm nay chứng minh rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ngay khi cảm thấy thất vọng và sợ hãi, bạn phải tự vực dậy bản thân để trở thành một người mạnh mẽ và tập trung. Dù nỗi sợ hãi của bạn là gì, hãy chiến đấu bằng những gì bạn có. Và bạn có thể hoàn thành mọi thứ".

    mai squid game 1
    Mai - người chơi mang số áo 287

    Theo Esquire, Mai chiến thắng nhờ khả năng quan sát kỹ lưỡng ngôn ngữ cơ thể của đối thủ. Người chơi Ashley (số 278) dành lời khen: "Mai thật thông minh", đồng thời cho rằng sự tiến bộ của Mai là "lời cảnh tỉnh cho mọi người".

    Trong những tập đầu tiên, Mai ít nổi bật nhưng dần khẳng định bản thân ở những trò chơi quyết định. Cô liên tục thể hiện sự nhạy bén qua các vòng cần tính kiên nhẫn và phán đoán chính xác. Trong một tập, Mai cho biết sẽ mua một căn hộ nếu giành chiến thắng.

    Mai Whelan, người giành chiến thắng 4,56 triệu USD trong "Squid Game: The Challenge". Ảnh: Netflix

    mai squid game 1
    Mai nhìn số tiền thưởng khủng và bắt đầu lo lắng khi sắp bước vào thử thách cuối cùng

    Tập cuối chia làm hai phần, phần lớn dựa vào sự may mắn của người chơi. Trong khi Phill và Sam là bạn thân, đoàn kết để đi tiếp, Mai cho rằng cô phải tự vượt qua bằng khát khao chiến thắng.

    Ở nhiệm vụ đầu, top 3 sẽ lần lượt chọn ra người để nhấn các nút có hình dạng vuông, tròn và tam giác. Nếu nút bấm chuyển sang màu xanh lá, người đó được chuyển sang trò chơi cuối cùng và chọn một người đi tiếp với mình. Màu xám không ảnh hưởng và màu đỏ tương ứng với việc bị loại. Mai là người đầu tiên bước lên, nút tam giác của cô hiển thị màu xám. Tiếp theo đến lượt của Sam, tuy nhiên anh phải ra về vì đã chọn hình vuông màu đỏ.

    Trong nhiệm vụ quyết định, 2 người chơi cuối cùng là Mai và Phil phải chơi trò kéo - búa - bao lựa chọn chìa khóa ngẫu nhiên mà ban tổ chức cung cấp xem ai là người mở được két sắt đựng chiếc thẻ có giá trị 110 tỷ đồng. Sau những giây phút kịch tính, người phụ nữ gốc Việt bật khóc khi két sắt sáng đèn. Mai đã trở thành người chiến thắng chung cuộc, nhận thẻ tín dụng trị giá 4,56 triệu USD.

    mai squid game 1

    mai squid game 1
    Mai tự hào khi là người giành chiến thắng chung cuộc Squid Game: The Challenge

    Theo nội dung ở tập cuối trên Netflix, Mai cho biết sinh ra ở Việt Nam, đến Mỹ năm tám tuổi, hiện sống tại Fairfax, bang Virginia. Khi học xong trung học phổ thông năm 18 tuổi, cô gia nhập Hải quân Mỹ do muốn thoát khỏi sự bao bọc nghiêm khắc của cha mẹ. Nhưng sau đó, cô sớm mang thai con đầu lòng lúc 19 tuổi. Vì sự việc, gia đình từ mặt Mai và cô phải tự chăm sóc em bé. Từ đó, cô làm mọi nghề để kiếm sống.

    mai squid game 1
    Mai Whelan (giữa) và hai đối thủ trong tập cuối "Squid Game: The Challenge". Ảnh: Netflix

    Mai là người xét duyệt của Bộ An ninh nội địa, chuyên xem xét visa cho những sinh viên không nhập cư muốn đến Mỹ để theo học tại các trường đại học. Mai đã kết hôn và có 2 cô con gái. Theo như chia sẻ của Mai ở những tập đầu, nếu giành giải thưởng khủng, bà sẽ tìm ngay một ngôi nhà để nghỉ hưu.

    Chương trình truyền hình thực tế Squid Game: The Challenge gồm 10 tập, mô phỏng loạt phim từng gây sốt toàn cầu năm 2021. Show ghi hình tại Wharf Studios ở London, với sự góp mặt của 456 thí sinh.

    Theo thống kê của Netflix, tập một thu hút 1,1 triệu người xem trên khắp nước Mỹ sau khi ra mắt hồi cuối tháng 11. Squid Game: The Challenge là chương trình được phát trực tuyến nhiều nhất ở Anh, theo báo cáo từ Deadline. Hôm 5/12, đại diện Netflix cho biết mùa hai của show đang mở đăng ký casting toàn cầu.

    mai squid game 1
    Mai Whelan, người giành chiến thắng 4,56 triệu USD trong "Squid Game: The Challenge". Ảnh: Netflix

    Theo VnExpress / CafeF

  • "Squid Game: The Challenge" hứng chỉ trích từ lúc mới ghi hình đến khi lên sóng. Người chơi tố bị ban tổ chức đối xử vô nhân đạo, khiến tinh thần và thể chất tổn thương.

    squid game cua anh 1

    Squid Game: The Challenge do Anh sản xuất, dựa theo format phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc, thu hút 456 thí sinh cạnh tranh để giành 4,56 triệu USD - giải thưởng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử truyền hình thực tế của Netflix. Cuộc thi không phản ánh mức độ sinh tử và các đối thủ rất nghiêm túc về cách tiếp cận trò chơi.

    Thông qua game, người chơi "bị đẩy đến giới hạn cùng cực và buộc phải tự hỏi bản thân xem họ sẽ giành chiến thắng đến đâu giữa các liên minh cơ hội, chiến lược tàn khốc và sự phản bội xấu xa theo sau".

    Mặc dù chương trình đứng đầu các bảng xếp hạng, nó đã bị giám sát chặt chẽ sau khi các thí sinh lên tiếng phàn nàn về điều kiện ghi hình, cáo buộc ban tổ chức gian lận đối với một số người chơi.

    Người chơi tố bị tổn thương, hạ thân nhiệt

    Theo NBC News, hai người chơi ẩn danh dọa kiện nhà sản xuất khi cho rằng mình bị hạ thân nhiệt và tổn thương thần kinh sau trò bắn súng. Express Solicitors - công ty luật đại diện hai người này - được cho là đã gửi thư cảnh cáo đến Studio Lambert, đồng sản xuất chương trình.

    Trong bài đăng trên web, Express Solicitors xác nhận các thí sinh yêu cầu Daniel Slade, Giám đốc điều hành (pháp lý) của công ty, "giúp họ đòi bồi thường những tổn thương mà người chơi phải chịu trong quá trình quay hình vào tháng 1".

    Slade nói trong tuyên bố: "Họ đã vượt khỏi ranh giới an toàn dưới danh nghĩa giải trí. Công ty sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn trong chương trình của họ không khiến người chơi gặp nguy cơ bị tổn hại".

    squid game cua anh 1
    Một số người chơi tố chương trình vô nhân đạo, khiến họ bị tổn hại tinh thần và thể chất. Ảnh: Netflix.

    Hiện, Express Solicitors và Studio Lambert không trả lời vấn đề này. Song, đơn vị phát sóng show là Netflix đã trần trình trên Deadline: "Không có bất kỳ thí sinh nào của Squid Game đệ đơn kiện. Chúng tôi cực kỳ coi trọng quyền lợi thí sinh".

    Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Hollywood Reporter, Tim Harcourt - một trong những nhà sản xuất chương trình - cũng quyết liệt bảo vệ Squid Game: The Challenge.

    "Chương trình là sự phê phán việc tính cạnh tranh cực độ đã ăn sâu trong tiềm thức chúng ta khi tham gia những trò chơi này từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, show bàn đến cách mọi người cư xử, đối mặt với áp lực - đó là điều khiến các chương trình truyền hình thực tế trở nên thú vị", Harcourt nhấn mạnh.

    Giới truyền thông cho biết, những người đứng sau Squid Gamelường trước rủi ro bị soi mói đến từng chân tơ kẽ tóc nên đã ra sức bênh vực "đứa con" của mình ngay từ đầu.

    Trở lại tháng 1, Varietyđưa tin 3 người chơi được chăm sóc y tế sau trò mở đầu "Đèn xanh, đèn đỏ". Quá trình ghi hình diễn ra trong thời tiết âm độ C ở Anh, khiến nhiều người bị sốc nhiệt và ngất xỉu. Việc thí sinh bị bỏ mặc lạnh cóng ra sao trong nhà chứa máy bay ở Bedford sau trò chơi giữ tư thế giống bức tượng trong gần 30 phút, cũng được nhắc đến.

    Một thí sinh giấu tên bức xúc tố "các điều kiện hoàn toàn vô nhân đạo". Một người khác chia sẻ: "Chúng tôi đều tổn thương sau trải nghiệm kinh hoàng đó".

    Tình hình thay đổi sau 4 tập phát sóng

    Sau khi lên sóng vào tháng 11, hình ảnh của Squid Game: The Challenge thay đổi theo hướng tích cực hơn. Không chỉ nhận được nhiều bình luận khen ngợi từ khán giả và người chơi, show thậm chí được so sánh với các chương trình cạnh tranh nổi tiếng khác, chẳng hạn Survivorcủa CBS.

    "Gây nghiện", "Khá thú vị cho người xem"... là phản ứng NBC News ghi nhận từ khán giả. Trên các diễn đàn bắt đầu bàn luận sôi nổi về người chơi giỏi, có tiềm năng tiến sâu hoặc người chơi tệ.

    Bryton Constantin (23 tuổi, người chơi số 432), người đã bỏ học học kỳ cuối đại học ở Clemson, cho biết: "Tôi không đến đó ngồi một góc và hy vọng giành được 4 triệu USD. Tôi muốn chơi vui vẻ và tận hưởng trải nghiệm trọn vẹn".

    squid game cua anh 1
    Squid Game: The Challengecó sự đầu tư hoành tráng về hình ảnh, bối cảnh. Ảnh: Netflix.

    Squid Game: The Challenge tái tạo các yếu tố của bản gốc một cách gần gũi nhất có thể, từ búp bê robot khổng lồ, đến dãy cầu thang uốn lượn màu hồng phấn. 456 người chơi đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đều nói tiếng Anh.

    Điểm khác biệt lớn nhất là người chơi không phải đối mặt với cái chết như trong phim. Netflix đã lưu ý ngay từ đầu khi công bố chương trình rằng: "Thắng hay thua, tất cả người chơi sẽ bình yên vô sự. Nhưng nếu bạn thắng, bạn sẽ thắng lớn". Trong chương trình, một vệt mực được bắn vào người chơi thay cho dấu hiệu bị loại.

    Bence Nanay, giáo sư triết học tại Đại học Antwerp ở Bỉ, lý giải nguyên nhân show bị mang tiếng hạ nhục người khác lại thu hút đến vậy. Nanay nói: "Hiểu đơn giản họ hâm mộ cuồng nhiệt loại game sống còn này. Họ không đến vì tiền, và thậm chí tự bỏ tiền túi để trải nghiệm cảm giác hồi hộp".

    Chia sẻ với NBC News, người chơi Dani Templet cho biết chủ đề cạnh tranh tư bản tàn nhẫn được nêu bật trong Squid Game gốc giống hệt với trải nghiệm của chính cô trong trò chơi.

    "Biết rằng tiền thưởng 4,56 triệu USD chắc chắn tạo động lực cho tôi cố gắng chơi tốt hơn. Tuy nhiên, khi tham gia game, tôi lại chú trọng vào cảm giác chân thực, vào trải nghiệm mà mình có được hơn cả". Templet nói thêm, cô thực sự muốn ra ngoài, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè mới. Nhờ vậy, cuộc sống trở nên thú vị hơn.

    "Tôi cảm thấy như mình đang trải qua những chuyển động khác của cuộc sống và tôi xem đây là cơ hội tuyệt vời để tích lũy thêm kinh nghiệm", cô bày tỏ.

    squid game cua anh 1
    Chương trình vướng tranh cãi, nhưng cũng nhận được lời khen. Ảnh: Netflix

    Đến lúc này, Squid Game: The Challenge đã tung ra 4 tập. Khen có, chê có, song không thể phủ nhận sự bàn tán đã giúp show gây chú ý. Chương trình bao gồm 5 tập và người chiến thắng sẽ lộ diện vào ngày 6/12.

    Theo ZNews

  • Netflix sẽ sản xuất một trò chơi truyền hình thực tế tại Anh, lấy cảm hứng từ series phim ăn khách 'Squid Game', với phần thưởng cho người chiến thắng lên đến 3.8 triệu bảng (khoảng 4.56 triệu USD).

    Phiên bản truyền hình thực tế mang tên Squid Game: The Challenge, kéo dài 10 tập với các trò chơi được lấy cảm hứng từ bộ phim ăn khách cùng tên. Netflix cho biết sẽ tuyển 456 người chơi nói tiếng Anh trên khắp thế giới với giải thưởng dành cho người thắng cuộc là 3.8 triệu bảng (khoảng 4.56 triệu USD). Giá trị giải thưởng này tương đương với giải thưởng trong phim, khi các nhân vật cố gắng để giành lấy 45.6 tỷ won.

    "Tiền đặt cược rất cao, nhưng trong trò chơi này, số phận tồi tệ nhất chỉ là ra về tay trắng", Netflix cho biết, nhấn mạnh trò chơi lành mạnh, người thua "không phải bỏ mạng như trong phim".

    show thuc te squid game

    Netflix đã mở buổi casting chương trình cho những người nói tiếng Anh trên khắp thế giới. Việc ghi hình sẽ được thực hiện tại Anh. Chương trình đang được đồng sản xuất bởi các công ty sản xuất Studio Lambert và The Garden, một bộ phận của đài truyền hình ITV (Anh). Bạn có thể đăng ký tham gia tại đây https://www.squidgamecasting.com/

    Được phát hành vào năm 2021, Squid Game nhanh chóng gây sốt trên toàn cầu. Lấy bối cảnh ở Hàn Quốc, phim kể về 456 người chơi gặp khó khăn về tài chính mạo hiểm mạng sống của mình để thông qua các trò chơi giành giải thưởng tiền mặt lớn. Hwang Dong-hyuk, nhà biên kịch phim, cho biết ông lấy cảm hứng từ chính cuộc chiến sinh tồn của gia đình sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Đây là loạt phim được xem nhiều nhất mọi thời đại của Netflix khi người xem dành 1.65 tỷ giờ xem phim trong 28 ngày chiếu đầu tiên. Netflix cũng đang lên kế hoạch quay tiếp mùa 2 của bộ phim ăn khách này.

    Thành công của Squid Game tạo ra 891.1 triệu USD về giá trị tác động - một số liệu Netflix sử dụng để đánh giá hiệu suất các sản phẩm đặc biệt. Chi phí sản xuất phim chỉ là 21.4 triệu USD - khoảng 2.4 triệu USD mỗi tập. Show thực tế về bộ phim ăn khách này được kỳ vọng là một cách để Netflix sử dụng một số nội dung sinh lợi của mình để thu hút nhiều người dùng. Công ty này đang phải đối mặt với những khó khăn do tác động của lạm phát gia tăng, việc dỡ bỏ các hạn chế của Covid-19 và sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ như Disney.

    Đạo diễn Hwang Dong Hyuk của phim Squid Game bộc bạch trong một cuộc phỏng vấn: “Bí ẩn sự hấp dẫn của Squid Game là ở chỗ khán giả được chứng kiến những người lớn sống trong tuyệt vọng cùng cực phải liều mạng để giành chiến thắng trong những trò chơi họ từng chơi từ lúc còn bé. Thắng có nghĩa là tồn tại. Các trò chơi rất đơn giản, dễ chơi, luật chơi được tối giản để người xem có thể tập trung nhiều hơn vào từng nhân vật”. Hoài cổ nhưng sức hút rất mạnh. Ví dụ, trò chơi tổ ong “Dalgona” trong tập ba là thử thách mà hầu hết người Hàn Quốc từng chơi ở tuổi ấu thơ. Trong trò chơi, người chơi phải cẩn thận dùng kim cắt ra một hình dạng từ một miếng kẹo tổ ong mỏng như tờ giấy. Nếu hình dạng không đạt yêu cầu và kẹo bị nứt, họ sẽ thua cuộc. Một tài khoản Twitter Hàn Quốc viết: “Nhờ Squid Game tôi mới nhớ kẹo Dalgona và muốn ăn lại nó. Nhưng đã 20 năm rồi nên không biết chúng còn được bán không? Tôi không nghĩ có thể tìm được chúng!”.

    Ăn cắp và phủ nhận

    Truyền thông phương Tây so sánh sự tương đồng về chủ đề giữa Squid Game và Parasite (phim Hàn Quốc đoạt giải Oscar 2019). Cả hai cùng nhấn mạnh đến sự chênh lệch giàu nghèo và bất công xã hội, dù hướng giải quyết có khác nhau. Họ cũng đưa ra thêm Hunger Games và Battle Royale. Nhưng ở khu vực Đông Á, khán giả lại thấy Squid Game có những điểm tương đồng với bộ phim điện ảnh Nhật Bản As The Gods Will (2014) nói về một nhóm học sinh trung học. Mạch truyện gần giống nhau. Thậm chí có người còn cáo buộc Squid Game “ăn cắp ý tưởng”. Trong As The Gods Will cũng có trò chơi truyền thống dành cho trẻ em “Red Light, Green Light”. Ở một trong những cảnh ấn tượng nhất của Squid Game, một cô gái người máy khổng lồ sử dụng đôi mắt laser của mình để phát hiện những người chơi đã thua trò chơi. Sau đó họ bị giết.

    Tuy nhiên, đạo diễn Hwang phủ nhận hoàn toàn cáo buộc. Ông tâm sự: “Tôi thừa nhận mình là người say mê các bộ phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản trong nhiều năm. Tôi bắt đầu nghĩ đên việc làm Squid Game từ năm 2008 và bắt đầu viết kịch bản vào năm 2009. Tôi bỏ ra nhiều thời gian ngồi quán cà phê đọc những truyện tranh như Battle RoyaleLiar Game và bị thu hút bởi những trò chơi trong đó. Nhưng vì tính phức tạp của chúng nên tôi quyết định sử dụng các trò chơi trẻ em, đơn giản và hoài cảm hơn. Có lúc tôi uống đến nửa chai soju (rượu Hàn Quốc) để tìm cảm hứng. Viết kịch bản Squid Game khó hơn bình thường vì đây là phim nhiều tập. Tôi mất đến 6 tháng viết đi viết lại 2 tập đầu, tham khảo ý kiến nhiều bạn bè để hoàn thiện các tình tiết sao cho hấp dẫn. Tôi khẳng định là không có mối liên hệ nào giữa Squid Game và As The Gods Will mà chỉ tương đồng về thể loại. Những điểm tương đồng chỉ là trùng hợp. Không có ai sao chép của ai cả!”.

    Bên cạnh những lùm xùm là lời kêu gọi của các fan hâm mộ là hãy sớm có mùa thứ hai (season 2) của loạt phim. Nhưng họ sẽ phải chờ đợi lâu. Lý do, dù Hwang rất vui vì thành công của bộ phim nhưng ông cho biết làm phim là một quá trình dài và ức chế. “Hiện tôi chưa có kế hoạch làm Squid Game 2. Chỉ nghĩ đến nó thôi cũng đã mệt lắm rồi. Nếu có, tôi chỉ làm sau khi quay lại với phim điện ảnh. Kỹ nghệ giải trí Hàn Quốc rất thành công với các thương hiệu âm nhạc và điện ành như nhóm ca BTS, Parasite, Gangnam Style, Crash Landing on You. Nhưng xã hội Hàn Quốc cũng rất cạnh tranh và áp lực khi 50 triệu người sống chen chúc trên một diện tích tương đối nhỏ. Ngoài tác dụng tích cực của cạnh tranh, cạnh tranh quá mức bao giờ cũng có các hậu quả xấu của nó" – đạo diễn tâm sự với tờ Variety.

    Ngôi Sao (Theo CNBC)

  • Đen tối, cực đoan và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, Hellbound (tựa Việt: Bản án từ địa ngục) xứng đáng là siêu phẩm truyền hình Hàn Quốc được kỳ vọng nhất của Netflix trong năm 2021.

    Con người có thể tàn độc đến mức nào nhân danh thần thánh?

    Hellbound là bộ phim được Netflix đầu tư sản xuất, chuyển thể từ webtoon (truyện tranh online) cùng tên. Người “cầm trịch” dự án này - đạo diễn Yeon Sang Ho không còn là cái tên xa lạ trong giới mộ điệu điện ảnh. Anh chính là người từng làm nên siêu phẩm xác sống Train to Busan hồi 2016. Thử sức với phim truyền hình, Yeon Sang Ho đã tạo nên một tác phẩm đẳng cấp, choáng ngợp và đậm dấu ấn cá nhân. Mùa một của Hellbound chỉ với 6 tập phim thành công đưa người xem chạm đến tận cùng của cảm xúc, đi từ hoang mang, phẫn nộ cho đến cùng cực thương cảm và trăn trở hiện sinh.

    hellbound 1
    Hellbound là một trong những sêri ấn tượng nhất của Netflix trong năm 2021. Ảnh: Netflix

    Lấy bối cảnh giả tưởng năm 2023 tại Hàn Quốc, Hellbound vẽ ra một thời kì khủng hoảng của nhân loại khi những “thiên thần” báo tử đột ngột xuất hiện. “Thiên thần” này đưa ra lời sấm truyền, nói với kẻ xấu số rằng họ sẽ phải xuống địa ngục vào một thời gian nhất định. Đến đúng thời khắc đó, bộ ba “thần chết” với vẻ ngoài ghê rợn sẽ đến tìm người được chỉ định, thực hiện buổi “thao diễn” giữa thanh thiên bạch nhật với những màn tra tấn rợn người và thiêu sống nạn nhân trong lửa địa ngục.

    Giữa sự hoang mang cùng cực của toàn xã hội, một giáo phái có tên Hội Chân lý mới do Jung Jin Soo (Yoo Ah In) lãnh đạo nhanh chóng nổi lên. Vị giáo chủ trẻ tuổi tuyên bố đã có nhiều năm nghiên cứu hiện tượng, lý giải đây chính là tín hiệu từ chúa trời. Rằng những sinh vật kỳ lạ kia chính là thiên thần do chúa cử xuống trần thế để trừng phạt những kẻ tội đồ sống phi chính nghĩa. Song, một nhóm mang tên Hội mũi tên cũng hùa theo ủng hộ lý lẽ này.

    hellbound 1
    Đạo diễn Yeon Sang Ho đã rất tài tình trong việc mang câu chuyện từ truyện tranh ra màn ảnh nhỏ. Ảnh: Netflix

    hellbound 1
    Buổi "thao diễn" đẫm máu của những sứ giả đến từ địa ngục. Ảnh: Netflix

    Hàng loạt sự kiện kỳ lạ đã lôi kéo cảnh sát Jin Kyung Hoon (Yang Ik June) và nữ luật sư chính trực Min Hye Jin (Kim Hyun Joo) vào cuộc. Họ đại diện cho thành phần công dân tin vào sức mạnh của luật pháp và trật tự xã hội do con người thiết lập. Vòng xoáy khủng hoảng vô tình đưa họ đối đầu trực tiếp với Jung Jin Soo cùng Hội mũi tên. Hiện tượng lạ đã đẩy xã hội Hàn Quốc vào tình trạng phân cực và chia rẽ sâu sắc, một bên vô thần và một bên tin vào tôn giáo mới. Tuy nhiên, thành phần cuồng giáo đã nhanh chóng đưa sự việc đi xa, lấy đó để trục lợi và thực hiện khủng bố nhân danh chúa trời. Mâu thuẫn, bạo lực leo thang, và rồi thế giới rơi vào hỗn loạn.

    Nối gót Trò chơi con mựcHellbound đi theo chủ đề “dystopia” (phản địa đàng) khi khắc họa xã hội loài người trong thời kỳ đen tối. Bộ phim còn táo bạo hơn khi nghiêng hẳn về tiểu thể loại “cult film” (phim cuồng giáo), một thể loại cực kỳ nhạy cảm và kén khán giả. Hellbound đào sâu vào những góc khuất đen tối nhất, mỉa mai sự mong manh của thiết chế xã hội, hệ thống đạo đức khi con người đứng trước nỗi sợ mang tên cái chết.

    hellbound 1
    Đứng trước hiện tượng lạ chưa thể lý giải, con người chia rẽ và trở nên khốn cùng. Ảnh: Netflix

    Chọn khai thác đề tài nặng đô, Hellbound có phong cách thể hiện cực đoan và đen tối. Bạo lực là đặc sản của Hellbound nên phim được dán nhãn 18+. Phim chứa đựng nhiều phân cảnh gây sốc, tái hiện cảnh bị phanh thây, thiêu sống, người già bị đánh đập dã man… Những màn thanh trừng đến từ thế lực siêu nhiên vốn đã đẫm máu và rùng rợn. Tuy nhiên, chấn động nhất vẫn là cách mà con người dùng bạo lực để thao túng quyền lực và chà đạp đồng loại nhân danh thánh thần.

    hellbound 1
    Người bị chỉ định là tội đồ sẽ bị tra tấn và thiêu sống. Ảnh: Netflix

    hellbound 1
    Hellbound đẫm máu và đầy bạo lực. Ảnh: Netflix

    Hellbound đã mở ra thế giới mới, nơi một con người dễ dàng bị cả xã hội quy chụp là tội đồ và xem như rác rưởi chỉ sau một lời sấm truyền đến rất ư ngẫu nhiên, gia đình của họ cũng không được yên thân sống tiếp. Khán giả sẽ không khỏi rợn người khi chứng kiến những buổi "thao diễn" đẫm máu được phát trực tiếp trên sóng truyền hình, người người háo hức đến xem và hả hê ra về như thưởng thức một vở kịch. Bên cạnh đó, những kẻ cuồng giáo trong Hellbound, đặc biệt là Hội mũi tên sẵn sàng thanh trừng những ai không theo tư tưởng mới. Nếu có dấu hiệu bài xích, họ sẽ bị truy bắt và đánh đập cho đến thân tàn ma dại, thậm chí bị đem đi thiêu sống và treo xác giữa đường.

    Bộ phim đồ sộ về mặt ý nghĩa

    Hellbound có một cốt truyện đầy sáng tạo với hệ thống nhân vật ai cũng mang màu sắc riêng. Cái hay của Hellbound nằm ở cách nó luôn đưa ra sự gợi mở và kích thích tâm lý người xem. Ở hai tập đầu tiên, phim không hề phân định rõ phe thiện, ác. Ranh giới giữa chính nghĩa và phi chính nghĩa cũng hiện lên rất nhập nhằng. Song những cú "twist" được biên kịch khôn khéo phân bổ từ đầu đến cuối với mức độ gây sốc tăng dần khiến phim trở nên đầy thu hút. Phim không bày biện sẵn những giáo điều hay ép ý mà để cho người xem tự suy nghĩ, ngộ ra vấn đề trên hành trình trải nghiệm.

    hellbound 1
    Hội chân lý mới thâu tóm cả xã hội, tự tiện giết người nhờ vin vào những thuyết giảng về chính nghĩa của chúa trời. Ảnh: Netflix

    hellbound 1
    Giáo chủ Jung Jin Soo sau lời tiên đoán được tôn thờ như vị thánh. Ảnh: Netflix

    Sợi chỉ đỏ của Hellbound xoay quanh vấn đề xung đột tư tưởng. Nó chứng minh rằng con người là một giống loài đầy phức tạp và còn nhiều bí ẩn chưa thể lý giải. Chúng ta xây dựng xã hội, thiết lập các hệ thống luật pháp, đạo đức nhưng lại dễ dàng lung lay trước những hiện tượng bất ngờ. Cuối cùng, con người có quyền tự do ý chí không hay sự sống này đã được định trước bởi một thế lực siêu nhiên nào đó? Tôn giáo và đức tin có thể đưa người ta đi đến giới hạn nào? Cái chết là sự trừng phạt, hay là lý tưởng để con người tập sống lương thiện?

    hellbound 1
    Những kẻ vô danh ngồi sau chiếc màn hình livestream lại có khả năng kích động đám đông cuồng loạn. Ảnh: Netflix

    Bên cạnh những câu hỏi hiện sinh, Hellbound cũng phản ánh rất thâm thúy những điều bất cập trong xã hội đương đại. Phim ý nhị mỉa mai sự hời hợt của con người trong thời đại 4.0, khi mạng internet và những buổi livestream giật gân vô căn cứ được quan tâm và tôn sùng, tạo nên những đám đông cuồng nộ. Đằng sau chiếc màn hình, người ta sống với một bộ mặt khác và thỏa thích vu khống, bịa đặt, ép chết mạng người. Báo chí thì theo kiểu “kền kền”, vô đạo đức, chạy theo thị hiếu và dễ dàng thỏa hiệp với những kẻ có thế lực. Song, phim có cách khắc họa rất tiệm cận với thực tế về nạn khủng bố. Những kẻ trông có vẻ rất tầm thường như giáo chủ Jung Jin Soo hay hội trưởng Hội mũi tên lại là những hạt nhân dễ dàng kích nổ và gây ra biến động lớn cho xã hội.

    hellbound 1
    Hội chân lý mới nhân danh chúa để làm mọi thứ, kể cả giết người. Ảnh: Netflix

    hellbound 1
    Đằng sau tất cả, Hellbound là câu chuyện về cách mà con người đấu tranh để được quyền làm chủ cuộc sống. Ảnh: Netflix

    Sở hữu nhiều tầng nghĩa mô phạm, dẫu vậy, Hellbound vẫn chứa đựng những lát cắt rất đời về thân phận con người, về tình cảm gia đình, sự đoàn kết và lòng trắc ẩn. Nó được thể hiện cụ thể qua ba tuyến nhân vật: cảnh sát Jin Kyung Hoon, luật sư Min Hye Jin và chàng biên tập viên Bae Young-jae. Họ là những con người phi thần thánh nhất trong hàng ngũ nhân vật nhưng lại là những người làm nên kỳ tích. Ngôi sao Giày thủy tinh Kim Huyn Joo đã có màn thể hiện rất trọn vẹn vai Min Hye Jin. Cô vừa quyến rũ, cá tính lại vừa thể hiện được chất từng trải của một người phụ nữ đấu tranh không ngừng cho công bằng xã hội.

    Trong khi đó, hai nam diễn viên Yang Ik June và Park Jeong Min lấy nước mắt khán giả bởi chất đời và lương thiện tỏa ra từ họ. Đặc biệt, tài tử Yoo Ah In đã để lại dấu ấn khác lạ trong sự nghiệp của anh với vai diễn giáo chủ Jung Jin Soo. Cởi bỏ vẻ ngoài soái ca, Yoo Ah In khiến người xem bất ngờ với kiểu tóc dài lòa xòa cùng gương mặt nhợt nhạt đầy bí hiểm. Yoo Ah In đã làm rất tốt trong việc đánh lừa người xem, tạo nên một nhân vật khó lường nửa chính, nửa tà.

    hellbound 1
    Kim Huyn Joo lăn xả hết mình và có nhiều cảnh hành động trong Hellbound. Ảnh: Netflix

    hellbound 1
    Nhân vật giáo chủ của Yoo Ah In gây ấn tượng. Ảnh: Netflix

    Sẽ không ngoa khi nói Hellbound hoàn toàn có khả năng tiếp bước Trò chơi con mực để trở thành hiện tượng phim truyền hình trên toàn cầu. Xét về biên độ thông điệp lẫn mức độ bứt phá trong sáng tạo, Hellbound thậm chí còn nhỉnh hơn. Phần hình ảnh của phim rất mãn nhãn với đa dạng góc máy và kỹ xảo được áp dụng hợp lý, mượt mà. Cái khó duy nhất của Hellbound nằm ở chỗ nội dung hội tụ nhiều vấn đề “đao to búa lớn”. Đây vừa là đẳng cấp, nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi nếu chểnh mảng khi xem Hellbound, khán giả dễ rơi vào tình trạng bị ngộp bởi các ý nghĩa ẩn dụ cùng hệ thống tình tiết xoay chuyển liên tục. Các chi tiết liên quan đến tôn giáo cũng khá thách thức người xem.

    hellbound 1
    Trong Hellbound, cái chết thương tâm của một người được đón xem như một chương trình giải trí. Ảnh: Netflix

    Hellbound chắc chắn không dành cho đối tượng khán giả tìm kiếm cảm giác thư giãn. Vì toàn bộ phim, từ hình ảnh cho đến nội dung đều được xây dựng với chủ đích mang đến sự khó chịu trong một thế giới nhiễu loạn. Nhưng đằng sau tất cả những sợ hãi, hoang mang, khiếp đảm đó lại là một khối cảm xúc đẹp, giúp trân trọng hơn ý nghĩa của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, đây chỉ mới là mùa khai màn và cuộc tranh đấu giữa các phe phái hứa hẹn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa vào những mùa sau. Hellbound hiện đang công chiếu trên Netflix.

    Theo Thanh Niên

  • Dạo này thấy rầm rộ lên series phim này của Netflix, ngồi thử xem một tập, ai ngờ cuốn quá xem một lèo hết luôn, ngước mắt nhìn đồng hồ đã 4h sáng. Giật hết cả mình.

    Đây là một series đình đám mùa 1 của điện ảnh Hàn Quốc nhanh chóng leo lên vị trí top 1 trong bảng xếp hạng Netflix toàn cầu của hàng chục quốc gia. Tài khoản Facebook, Instagram của các diễn viên tham gia trong phim tăng lên hàng triệu lượt theo dõi chỉ trong vòng 1 tuần.

    Sau đây là một số những chi tiết phi lý, những điểm còn khó hiểu trong phim SQUID GAME - TRÒ CHƠI CON MỰC

    diem phi ly trong phim tro choi con muc squid game

    Sau khi xem xong hết phim, như chúng ta đã biết, ông lão mang SBD 001 chính là người đứng sau tất cả, trong game cũng đã nhiều lần gợi ý cho những ai tinh mắt.

    - Ông lão không bị con búp bê nhận diện chuyển động trong trò chơi đầu tiên

    - Trong vụ bạo loạn tại phòng ngủ, lúc này đã tắt hết đèn, camera chuyển sang quét thân nhiệt, lúc này ông lão được nhận diện bằng hình tam giác trên màn hình.

    - Vấn đề ở đây là ông lão hoàn toàn có thể bị tiêu diệt trong vụ bạo loạn này. Và lúc đó là end game.

    - Tất cả những trò chơi đều được vẽ lên bức tường trong phòng ngủ, khi dọn hết giường ra sẽ thấy bức tranh các trò chơi. Vậy mà không thằng nào nhìn thấy.

    - Tiếp theo đó là trang bị máy quét cầm tay mấy thằng lính, không hiểu quét mấy thằng lính để làm gì. Nếu chỉ để nhận dạng số báo danh thì in lên áo là xong, cần gì phải phức tạp. Còn nếu để nhận dạng người thì nó hoàn toàn không phân biệt được lúc ông cảnh sát giả trang số 29.

    - Điểm phi lý tiếp theo: Cảnh sát thâm nhập quá dễ dàng, và theo dấu đuôi xe quá đơn giản. Theo dấu đuôi xe mà đèn xe vẫn bật sáng choang.

    - Còn 1 thằng chuyên ngồi để xóa camera là ai vẫn chưa rõ ?

    - Trong mấy game sinh tồn bạn thích game nào nhất ?

    - Đối với tôi Game chán nhất là trò cuối cùng, trò chơi con mực, thuần túy là đánh nhau, chẳng hấp dẫn một chút nào.

    - Phim vẫn theo mô típ ở hiền gặp lành, kẻ ngốc sẽ được giúp đỡ, ngu si hưởng thái bình, điển hình là nam chính Gi Hun phường Ssangmun toàn nói triết lý ba lăng nhăng vớ vẩn.

    - Một số bạn thì luôn tỏ ra là mình thượng đẳng, ối giời ơi phim này bình thường thôi, tôi xem nhiều phim loại này rồi, nào Mỹ nào Nhật, không hiểu thể hiện mình cái gì. Nó cũng giống như bạn đi ăn phở vậy, có thằng bảo quán này ngon, có thằng bảo quán kia ngon, vừa mồm thằng nào thằng ấy đớp, liên quan gì.

    Nguồn: Nghiện Netflix/Tèo Văn Trần

  • Phía sau cuộc đời của nam diễn viên Squid Game Lee Sang Hee hóa ra lại là một tấn bi kịch ít ai biết.

    Sau thành công vang dội của siêu phẩm ăn khách Squid Game, không chỉ có dàn cast chính mà độ nổi tiếng và đời tư của các diễn viên phụ cũng được chú ý hơn. Trong đó, nam diễn viên Lee Sang Hee đóng vai công nhân nhà máy thủy tinh trong phim bất ngờ trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội, sau khi chia sẻ câu chuyện thương tâm của gia đình. Ông và gia đình từng có thời gian vô cùng khó khăn để tìm ra sự thật cho cái chết đột ngột của con trai khi du học tại Mỹ.

    Vào tháng 12/2010, con trai cả của Lee Sang Hee đột ngột qua đời khi đang học tại 1 trường trung học ở Los Angeles, Mỹ. Được biết, nạn nhân đã bị 1 sinh viên Hàn Quốc (tạm gọi là A) đánh mạnh vào đầu tại phòng tập gym của trường. Cuối cùng, con trai của nam diễn viên đã chết não và mãi mãi ra đi sau đó 2 ngày. Lúc đó, con trai Lee Sang Hee mới chỉ 19 tuổi.

    con trai nam dien vien squid game tro choi con muc 1
    Câu chuyện đau lòng của gia đình Lee Sang Hee khiến nhiều người rơi lệ.

    con trai nam dien vien squid game tro choi con muc 1
    Câu chuyện bi kịch của Lee Sang Hee bất ngờ thu hút chú ý sau khi tham gia phim Trò chơi con mực.

    con trai nam dien vien squid game tro choi con muc 1
    Những hình ảnh hiếm hoi của con trai Lee Sang Hee được gia đình tiết lộ.

    Sau đó, cảnh sát địa phương đã bắt giữ A vì tội giết người, nhưng vụ án sau đó đã khép lại vì bên công tố cho rằng: "Con trai của Lee Sang Hee là người hành hung A trước và hành động của A là để tự vệ". Lúc ấy, Lee Sang Hee đã quyết định ký giấy khám nghiệm tử thi con trai để tìm ra sự thật đằng sau cái chết đột ngột. Tuy nhiên kết quả không có gì thay đổi.

    Thời gian đó, nam diễn viên đã rơi nước mắt trên truyền hình và nói rằng: "Tôi muốn xin lỗi con trai mình vì bố nó không có quyền lực. Tôi rất đau lòng vì con thậm chí không thể yên nghỉ trên thiên đường".

    con trai nam dien vien squid game tro choi con muc 1
    Vợ chồng Lee Sang Hee đau đớn khi nhắc đến con trai quá cố hồi năm 2019.

    3 năm sau, gia đình đã yêu cầu khám nghiệm tử thi 1 lần nữa khi cậu bé được đưa về Hàn Quốc. Đáng nói, kết quả đưa ra đầy bất ngờ, khác hẳn với những gì sở cảnh sát Los Angeles tuyên bố. Bác sĩ cho biết con trai của nam diễn viên Squid Game qua đời không phải do xuất huyết não, mà cậu đã lên cơn đau tim sau khi bị tấn công từ bên ngoài.

    Trước đó, A dù thừa nhận đánh con trai Lee Sang Hee vẫn được tòa tuyên vô tội vì lý do tự vệ. Tuy nhiên, theo kết quả khám nghiệm tử thi ở Hàn Quốc, tòa án đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa vụ tấn công của A và cái chết của con trai Lee Sang Hee. Theo kết quả khám nghiệm tử thi mới, A bị kết án 3 năm tù vì đã gián tiếp gây ra cái chết của con trai nam diễn viên.

    Giờ đây, dù cho độ nổi tiếng của Lee Sang Hee tăng vọt nhờ Squid Game, nhưng điều này vẫn không thể bù đắp cho nỗi đau mất con trai. Ông vẫn muốn gặp lại con trai và nhớ con đến mức nghe thấy giọng con mình: "Bố ơi, chúng ta hãy uống 1 ly. Là 1 diễn viên, bố phải biết cách uống rượu".

    con trai nam dien vien squid game tro choi con muc 1
    Lee Sang Hee đau lòng mỗi khi nhắc đến con trai.

    Kênh 14 (theo Allkpop)

  • Squid Game - Trò chơi con mực được xem là tác phẩm xuất khẩu văn hóa mới nhất của Hàn Quốc, thu hút khán giả toàn cầu bằng cách khai thác cảm xúc sâu sắc về sự bất bình đẳng và cơ hội ở nước này.

    squid game 2

    “Tôi tự hỏi sẽ có bao nhiêu người tham gia nếu ‘Squid Game’ được tổ chức ngoài đời thực”, Koo Yong Hyun, một nhân viên văn phòng 35 tuổi ở Seoul, nhấn mạnh về bất bình đẳng và khát vọng đổi đời của nhiều người trẻ ở Hàn Quốc hiện nay. Koo đã xem hết bộ phim Squid Game dài 9 tập chỉ trong một đêm, theo New York Times.

    Bộ phim - có tựa tiếng Việt là Trò Chơi Con Mực - kể về một sân chơi mà trong đó 456 người ở Hàn Quốc. Đối mặt với nợ nần chồng chất và sự tuyệt vọng, họ đánh cược mạng sống để giành giải thưởng 38 triệu USD.

    Koo chia sẻ tuy mình chưa bao giờ bị đặt trong hoàn cảnh sinh tử như vậy, anh đồng cảm với các nhân vật và cuộc đấu tranh của họ để tồn tại trong xã hội bất bình đẳng sâu sắc của đất nước.

    Anh Koo hiện làm việc tự do và nhận được một số trợ cấp thất nghiệp của chính phủ sau khi mất việc làm ổn định. Anh cho biết mình “hầu như không thể sống thoải mái với mức lương của một nhân viên bình thường” trong một thành phố với giá nhà cao ngất ngưởng.

    Giống như nhiều người trẻ ở Hàn Quốc, Koo nhận thấy anh phải cạnh tranh gay gắt để có được bát cơm manh áo, giống như các thí sinh trong Squid Game - Trò chơi con mực.

    New York Times nhận định có lẽ chính hàm ý về sự bất bình đẳng đang diễn ra trong xã hội Hàn Quốc, áp lực lên thế hệ "thìa đất" ở nước này và nhiều nơi khác, là một trong những yếu tố giúp bộ phim nổi tiếng quốc tế.

    squid game 2
    Các nhân vật trong Squid Game tham gia một loạt trò chơi sinh tử để giành giải thưởng 38 triệu USD. Ảnh: Netflix.

    Từ “kỳ tích sông Hán” đến “đấu trường sinh tồn”

    Squid Game đang trên đường trở thành một trong những chương trình được xem nhiều nhất trong lịch sử của Netflix.

    Giống như The Hunger GamesSquid Games của Hàn Quốc thu hút khán giả bằng những tình huống cạnh tranh mang tính sống còn và cốt truyện chuyển biến khó lường.

    Tuy nhiên, bộ phim cũng đã khai thác một thực trạng quen thuộc đối với người dân Hàn Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới, rằng những người bình thường ngày càng chật vật ở những quốc gia được cho là giàu có, khi mà sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.

    “Những câu chuyện và vấn đề của các nhân vật được cá nhân hóa cực kỳ cao, nhưng cũng phản ánh các vấn đề và thực tế của xã hội Hàn Quốc”, Hwang Dong Hyuk, biên kịch bộ phim, cho biết trong một email.

    Hàn Quốc phát triển vượt bậc trong thời kỳ hậu chiến, trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á. Một số nhà kinh tế thậm chí đã gọi sự trỗi dậy của nước này là “kỳ tích sông Hán”. Tuy nhiên, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên tồi tệ khi nền kinh tế này dần trưởng thành.

    Quốc gia này hiện xếp thứ 11 trong thang đo Gini - một thước đo về chênh lệch giàu nghèo - trong số 38 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. (Mỹ xếp thứ 6).

    Thủ tướng Kim Boo Kyum cũng đã thừa nhận rằng tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở Hàn Quốc ngày càng gia tăng, theo Financial Times.

    Sự bùng nổ của những gã khổng lồ về công nghệ, ôtô và tàu thủy đã giúp Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới.

    Tuy nhiên, các dữ liệu có vẻ lạc quan này đã che lấp những vấn đề kinh tế kinh niên của nhiều người dân ở xứ sở kim chi: nghèo khó ở người già, tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, giá bất động sản vượt quá tầm với, nợ hộ gia đình và chi phí giáo dục tăng cao.

    Yun Suk Jin, nhà phê bình kịch và giáo sư văn học hiện đại tại Đại học Quốc gia Chungnam, tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 đã làm suy yếu câu chuyện tăng trưởng tích cực của Hàn Quốc và “buộc mọi người phải chiến đấu cho chính mình”.

    Squid Game không phải là tác phẩm duy nhất của Hàn Quốc gây được tiếng vang bằng cách khai thác về sự bất bình đẳng và cơ hội của đất nước. Trước đó, Parasite (2019) đạt giải phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar. Bộ phim miêu tả hai thái cực của xã hội Hàn Quốc khi kể về câu chuyện một gia đình nghèo lừa gạt một gia đình giàu có ở Seoul.

    squid game 2
    Trong phim, các nhân vật nhận được lời mời tham gia "Trò chơi con mực". Ảnh: Netflix.

    Nợ hộ gia đình đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, lên mức kỷ lục 1.540 tỷ USD trong quý thứ hai năm nay. Thu nhập của nhiều chủ hộ kinh doanh - chiếm gần một phần ba lực lượng lao động - đã bị cắt giảm sau khi các hạn chế về Covid-19 kéo dài nhiều tháng.

    Giá nhà ở Seoul tăng gần gấp đôi kể từ khi Tổng thống Moon Jae In lên nắm quyền vào năm 2017, mặc dù có ít nhất 20 sáng kiến ​​và quy định chính sách mới nhằm kiềm chế sự tăng giá.

    Thế hệ “thìa đất”

    Shin Yeeun, người tốt nghiệp đại học vào tháng 1/2020 - ngay trước khi đại dịch xảy ra ở Hàn Quốc, cho rằng Squid Game đặt ra một tình huống trớ trêu giữa áp lực xã hội về việc phải thành công ở Hàn Quốc với khó khăn để làm được điều đó.

    Giờ đây, ở 27 tuổi, cô cho biết mình đã dành hơn một năm để tìm kiếm một công việc toàn thời gian.

    Cô nói: “Ngày nay, những người ở độ tuổi 20 thực sự khó tìm được một công việc toàn thời gian".

    Hàn Quốc cũng bị giảm mạnh về tỷ lệ sinh, một phần do ý thức của giới trẻ rằng việc nuôi dạy trẻ em quá đắt đỏ.

    Cô Shin nói: “Ở Hàn Quốc, tất cả bậc cha mẹ đều muốn cho con mình đến những ngôi trường tốt nhất. Để làm được điều đó, chúng tôi phải sống trong các khu phố tốt nhất”.

    Điều đó đòi hỏi phụ huynh phải tiết kiệm đủ tiền để mua một ngôi nhà, một mục tiêu viển vông “đến nỗi tôi thậm chí còn chưa bao giờ bận tâm đến việc tính toán xem mình sẽ mất bao lâu”, Shin chia sẻ.

    squid game 2
    Các nhân vật trong phim phải đánh cược mạng sống của mình khi tham gia "Trò chơi con mực". Ảnh: Netflix.

    Tình cảnh tương tự có thể được thấy trong Squid Game, trong đó, nhân vật chính Seong Gi Hun không có đủ tiền để mua cho con gái một món quà sinh nhật thích hợp hoặc chi trả chi phí y tế cho người mẹ già của mình.

    456 thí sinh đã nói lên những lo lắng của đất nước.

    Trong phim, một người từng tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul - trường đại học hàng đầu của đất nước - bị truy nã vì xử lý sai quỹ của khách hàng. Một nhân vật khác là người đào tẩu từ Triều Tiên, đang phải chăm sóc em trai và giúp mẹ cô trốn khỏi Triều Tiên. Nhân vật gợi sự đồng cảm khác là một lao động nhập cư bị ông chủ quỵt lương. Các nhân vật này đã gây được tiếng vang đối với giới trẻ Hàn Quốc, những người không nhìn thấy cơ hội thăng tiến trong xã hội.

    Giới trẻ thường dân ở Hàn Quốc thường được ví von là thế hệ “dirt spoon” (tạm dịch: thìa đất), với ý nghĩa đối lập với “gold spoon” (thìa vàng). Nhiều người bị ám ảnh bởi những cách làm giàu nhanh chóng, như đầu tư vào tiền điện tử và xổ số. Hàn Quốc là một trong những thị trường tiền ảo lớn nhất thế giới.

    Giống như tiền thưởng trong Squid Game, tiền điện tử và xổ số mang đến cho mọi người "cơ hội đổi đời”, Koo, nhân viên văn phòng, nhận xét.

    Nghèo đói hiện ảnh hưởng đến hơn 40% người Hàn Quốc trên 65 tuổi, trong khi gần 1/10 thanh niên Hàn Quốc không có việc làm.

    Lo lắng về tốc độ tăng nhanh của nợ chính phủ càng trở nên trầm trọng hơn do dân số già nhanh và tỷ lệ sinh thuộc hàng thấp nhất thế giới, điều này có nguy cơ làm tăng gánh nặng tài chính của Hàn Quốc.

    Nếu nợ quốc gia tiếp tục tăng với tốc độ này, mỗi em bé sơ sinh Hàn Quốc sẽ nợ hơn 100 triệu won (hơn 83.720 USD) khi trở thành học sinh trung học, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc.

    Theo Zing

  • Dạo này thấy rầm rộ lên series phim này của Netflix, ngồi thử xem một tập, ai ngờ cuốn quá xem một lèo hết luôn, ngước mắt nhìn đồng hồ đã 4h sáng. Giật hết cả mình.

    Đây là một series đình đám mùa 1 của điện ảnh Hàn Quốc nhanh chóng leo lên vị trí top 1 trong bảng xếp hạng Netflix toàn cầu của hàng chục quốc gia. Tài khoản Facebook, Instagram của các diễn viên tham gia trong phim tăng lên hàng triệu lượt theo dõi chỉ trong vòng 1 tuần.

    Sau đây là một số những chi tiết phi lý, những điểm còn khó hiểu trong phim SQUID GAME - TRÒ CHƠI CON MỰC

    diem phi ly trong phim tro choi con muc squid game

    Sau khi xem xong hết phim, như chúng ta đã biết, ông lão mang SBD 001 chính là người đứng sau tất cả, trong game cũng đã nhiều lần gợi ý cho những ai tinh mắt.

    - Ông lão không bị con búp bê nhận diện chuyển động trong trò chơi đầu tiên

    - Trong vụ bạo loạn tại phòng ngủ, lúc này đã tắt hết đèn, camera chuyển sang quét thân nhiệt, lúc này ông lão được nhận diện bằng hình tam giác trên màn hình.

    - Vấn đề ở đây là ông lão hoàn toàn có thể bị tiêu diệt trong vụ bạo loạn này. Và lúc đó là end game.

    - Tất cả những trò chơi đều được vẽ lên bức tường trong phòng ngủ, khi dọn hết giường ra sẽ thấy bức tranh các trò chơi. Vậy mà không thằng nào nhìn thấy.

    - Tiếp theo đó là trang bị máy quét cầm tay mấy thằng lính, không hiểu quét mấy thằng lính để làm gì. Nếu chỉ để nhận dạng số báo danh thì in lên áo là xong, cần gì phải phức tạp. Còn nếu để nhận dạng người thì nó hoàn toàn không phân biệt được lúc ông cảnh sát giả trang số 29.

    - Điểm phi lý tiếp theo: Cảnh sát thâm nhập quá dễ dàng, và theo dấu đuôi xe quá đơn giản. Theo dấu đuôi xe mà đèn xe vẫn bật sáng choang.

    - Còn 1 thằng chuyên ngồi để xóa camera là ai vẫn chưa rõ ?

    - Trong mấy game sinh tồn bạn thích game nào nhất ?

    - Đối với tôi Game chán nhất là trò cuối cùng, trò chơi con mực, thuần túy là đánh nhau, chẳng hấp dẫn một chút nào.

    - Phim vẫn theo mô típ ở hiền gặp lành, kẻ ngốc sẽ được giúp đỡ, ngu si hưởng thái bình, điển hình là nam chính Gi Hun phường Ssangmun toàn nói triết lý ba lăng nhăng vớ vẩn.

    - Một số bạn thì luôn tỏ ra là mình thượng đẳng, ối giời ơi phim này bình thường thôi, tôi xem nhiều phim loại này rồi, nào Mỹ nào Nhật, không hiểu thể hiện mình cái gì. Nó cũng giống như bạn đi ăn phở vậy, có thằng bảo quán này ngon, có thằng bảo quán kia ngon, vừa mồm thằng nào thằng ấy đớp, liên quan gì.

    Nguồn: Nghiện Netflix/Tèo Văn Trần