• phu nu viet hungary nhap cu
    Phụ nữ VN đến Anh với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý. Ảnh minh họa: PA

    Nguyên nhân số lượng người Việt nhập cư bất hợp pháp tới Anh ngày càng tăng là do thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Việt Nam và Hungary. Theo thỏa thuận này, Hungary sẽ dễ dãi hơn trong việc cấp visa cho người việc vào khu vực Schengen.

    Người Việt Nam đã trở thành dân tộc vượt eo biển tới Anh nhiều nhất trong năm nay. Số lượng di dân tăng đều ngoại trừ năm 2022 khi hành trình qua Nga bị xóa sổ do Tổng thống Putin kích hoạt chiến tranh Ukraine. Từ năm 2018 đến nay đã có 3,356 người Việt theo xuồng nhỏ tới Anh. Phần lớn trong số này là phụ nữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với xu thế của những quốc gia khác. Vì với những sắc tộc khác, 3/4 người di cư là nam giới. 

    Lực lượng Biên phòng Anh nói rằng phụ nữ Việt Nam đến với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý, chứng tỏ họ có kế hoạch làm việc trong ngành công nghiệp t.ình d.ục.

    Các bộ trưởng Anh và VN đã gặp nhau ở London vào tháng trước để bàn về các phương pháp ngăn chặn người Việt tới Anh bất hợp pháp. Giới chức xác định rằng Hungary là quốc gia trung chuyển phổ biến trong những tháng gần đây. Họ tin rằng thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Hungary và Việt Nam đã giúp người nhập cư Việt dễ dàng tìm được việc làm ở Hungary. Kết quả là số lượng người Việt tìm được đường tới UK qua ngả Hungary không ngừng tăng lên.

    Thỏa thuận visa vốn dĩ nhằm giúp bù đắp thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành xây dựng, nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Hungary. Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ Anh tin rằng một bộ phận lớn người nhập cư đã lợi dụng lộ trình mới này để tiến vào vùng Schengen.

    Visa Schengen cho phép bạn đi lại tự do giữa 27 quốc gia thành viên EU. Từ đó họ tới được miền bắc nước Pháp. Tại đây, họ trả tiền cho đường dây buôn người để lên xuồng nhỏ hoặc trốn trong xe tải tới Anh. 

    Một nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết: "Rất nhiều phụ nữ Việt Nam rời VN để đến châu Âu một cách hợp pháp. Hungary là lựa chọn hàng đầu vì chính phủ nước này đã mở rộng chính sách visa lao động. Sau khi tới được vùng Schengen, họ hủy bỏ toàn bộ kế hoạch làm việc ở Hungary và trả tiền cho đường dây buôn người để đến Anh. Nhưng làm vậy họ lại rơi vào vòng xoáy nợ nần với các băng nhóm tội phạm".

    Bộ Nội Vụ Anh đang lên kế hoạch nói chuyện với chính phủ Hungary về việc thắt chặt kiểm soát với người VN tới Hungary bằng visa lao động, và tăng cường trừng phạt với người lạm dụng visa. 

    Vào tháng 4, chính phủ VN đã đồng ý sẽ tìm ra những cách thức mới để tăng tốc độ hồi hương người nhập cư bất hợp pháp về VN. Chính phủ Anh muốn một lộ trình hồi hương nhanh tương tự như thỏa thuận họ đã kí với Albani vào tháng 12/2022. Nhờ thỏa thuận này mà lượng người Albani đến Anh bất hợp pháp đã giảm 90%.

    Điều này đòi hỏi những thay đổi trong chính sách quản lý của chính quyền VN, chẳng hạn những phương pháp để xác định một cá nhân đích thị là người VN. Việc nhanh chóng xác định được quốc tịch của người nhập cư, sẽ giúp quá trình trục xuất diễn ra nhanh hơn.

    Viethome (theo The Times)

  • Trong đoàn di cư chờ cơ hội vượt eo biển Manche từ Pháp đến Anh, người Việt là nhóm nổi bật và có xu hướng ngày càng tăng.

    Khi phóng viên của Guardian tới khu rừng sát bờ biển Pas-de-Calais, Pháp vào một ngày cuối tháng 4, họ nhận thấy có rất nhiều người Việt Nam trẻ tuổi đang tập trung. Những người này nép sát vào nhau, tránh sự chú ý của các tình nguyện viên Pháp đang cung cấp thực phẩm, nước uống cho đoàn di cư.

    Nhóm người Việt tỏ ra căng thẳng, áp lực, nhưng cách ăn mặc chỉnh tề khiến họ dễ bị nhầm là du khách, các tình nguyện viên cho biết. Họ dường như cũng không thiếu tiền.

    "Khi bị cảnh sát ngăn lên thuyền vượt eo biển Manche tới Anh, một số người Việt tới hỏi tôi làm thế nào để bắt taxi quay về nơi ở. Khi tôi nói rằng cước taxi khoảng 215 USD, họ đáp đó không phải vấn đề", Sophie Roux, tình nguyện viên 32 tuổi, kể lại.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người di cư mang túi nước tại khu trại ở Loon-Plage, miền bắc Pháp, ngày 25/4. Ảnh: AFP

    Đầu tuần trước, một nhóm mới đến gồm khoảng 200 người Việt Nam, một nửa là phụ nữ, tới khu rừng này, nhiều người hy vọng sẽ có cơ hội lên thuyền vượt biển tới Anh vào sáng sớm hôm sau.

    Nhưng vào đêm đó, một biến cố đã khiến hy vọng của họ tiêu tan. Cảnh sát Pháp phát hiện 5 người di cư từ Trung Đông, trong đó có một bé gái 6 tuổi, thiệt mạng vì bị lật thuyền khi tìm cách vượt biển đến Anh.

    Sự cố khiến cảnh sát Pháp thắt chặt an ninh ở bờ biển và nhóm người Việt phải quay về. Dù vậy, nhiều người không nao núng, khẳng định sẽ tiếp tục tìm cách vượt biển khi thời tiết thuận lợi hơn.

    Số lượng người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Anh bằng thuyền, xuồng qua eo biển Manche từ 1/1 đến 21/4 đã tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 1.300 người, chiếm 1/5 tổng số người vượt biên vào Anh bằng thuyền, theo thống kê của Guardian.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người Việt Nam di cư vào Anh bằng thuyền, xuồng theo độ tuổi, từ 2018 đến 2023. Đồ họa: Guardian

    Xu hướng gia tăng của người Việt vượt biên tới Anh đáng chú ý đến mức được Thủ tướng Anh Rishi Sunak nêu lên trong phát biểu tuần trước về chính sách đối phó với những người nhập cư trái phép.

    "Các băng đảng buôn người đang chuyển chú ý sang nhóm di cư Việt Nam dễ bị tổn thương. Phần lớn mức tăng số người vượt biển bằng thuyền trong năm nay là người Việt", Thủ tướng Sunak cảnh báo.

    Ông Sunak đang thúc đẩy dự luật Rwanda, cho phép chính phủ Anh thuê máy bay đưa người di cư trái phép đã đến được Anh sang Rwanda ở Đông Phi. Tại Rwanda, người di cư sẽ được phân loại và làm thủ tục xin tị nạn.

    Nhưng giới quan sát tỏ hoài nghi về hiệu quả của dự luật này, cho rằng đây không phải là giải pháp toàn diện cho những gì đang diễn ra ở bờ biển phía bắc Pháp.

    "Đây là một xu hướng di cư đang diễn ra, không phải hướng quan tâm mới của người Việt tới nước Anh", Mimi Vu, chuyên gia chống buôn người tại TP HCM, nhận xét.

    Những kẻ buôn người bắt đầu chuyển sang dùng xuồng vượt biển thay vì dùng xe tải đưa người di cư vào Anh kể từ đầu năm nay, trong bối cảnh giới chức tăng cường giám sát, kiểm tra các cảng.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Vị trí Anh, Pháp và Eo biển Manche. Đồ họa: Britannica

    Nhưng James Fookes, quản lý thuộc Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế tại Anh và châu Âu, không ủng hộ xây dựng chính sách đối phó xoay quanh việc siết kiểm soát.

    "Tuyến đường buôn người từ Việt Nam sang Anh được thiết lập chặt chẽ và công dân Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nạn nhân buôn người. Những kẻ buôn người sẽ tìm hiểu luật pháp nước sở tại, thay đổi cách thức vận chuyển người di cư khi luật, điều kiện thay đổi", ông Fookes nói.

    Theo ông, động lực của người di cư là hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, kiếm tiền và gửi về gia đình. Nắm được nhu cầu đó, nhiều đại lý môi giới bất lương quảng cáo dịch vụ cấp visa, đẩy họ vào con đường bị bóc lột ở nước ngoài.

    Nhiều bên quảng bá dịch vụ cung cấp visa du học ở Malta, rồi từ đó tìm đường cho khách hàng nhập cư vào châu Âu. Malta đã cấp visa cho 265 người Việt để theo học tại trường cao đẳng địa phương MCAST trong hai năm qua. Chỉ có hai người trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học, 263 người còn lại đã "biến mất".

    Nhiều người Việt sau khi đến Malta bằng visa du học đã được đưa tới Romania, Ba Lan, mắc nợ hàng chục nghìn USD để làm công việc tay chân bên trong các nhà máy, ruộng đồng. Khi không thể trả hết nợ vì mức lương quá thấp hoặc hết hạn visa, con đường duy nhất với họ là đến Anh tìm cơ hội việc làm.

    "Thủ đoạn đưa người Việt sang Anh có thể thay đổi về hình thức, nhưng nhu cầu vẫn giữ nguyên", bà Vu nói.

    Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh ngày 17/4 đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, trong đó hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong các chiến dịch truyền thông nhằm cảnh báo rủi ro từ hành trình di cư bất hợp pháp đến Anh.

    Việt Nam và Anh cũng tăng cường chia sẻ thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi hương của những người di cư không đủ điều kiện ở lại Anh hợp pháp.

    Hai nước sẽ xây dựng kế hoạch hành động chung nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương và ngăn chặn nạn buôn người, đồng thời tiếp tục duy trì các cơ chế, kênh liên lạc chia sẻ thông tin trực tiếp, hiệu quả. Thỏa thuận cũng bao gồm hợp tác giữa hai nước nhằm thúc đẩy các tuyến đường di cư hợp pháp đến Anh.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Cuộc điều tra của cảnh sát Anh - Pháp liên quan tới một nhóm người Việt đăng tải hoạt động đưa lậu người di cư qua eo biển, và tính phí hàng ngàn bảng cho mỗi người. 

    bat nguoi viet o croydon
    Nhóm người Việt bị bắt ở Croydon. Ảnh: NCA

    4 người quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong một cuộc điều tra liên quan tới việc quảng cáo hoạt động đưa người đi lậu bằng xuồng nhỏ. Nhóm người này nhắm vào cộng đồng Việt Nam, họ đăng các bài viết tuyển người đi lậu và tính phí hàng ngàn bảng mỗi người. 

    Một phụ nữ 23 tuổi sống tại một địa chỉ trên đường Heathfield Road ở Croydon, một nam giới 64 tuổi sống tại địa chỉ ở Abinger Grove, London, đã bị bắt. Một nam giới 34 tuổi sống trên đường Grasmere Street, Leicester, cũng đã bị bắt vào ngày 22/4/2024.  

    Người đàn ông 64 tuổi đảm nhận vai trò tài xế, đón những người nhập cư khi họ cập bờ. Ít nhất người này đã 1 lần đưa người nhập cư tới ngôi nhà ở Croydon. 

    Cả 3 người bị bắt vì tội tiếp tay cho hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Cả 3 đã bị truy tố ra tòa vào ngày 23/4 tại Tòa án Croydon Magistrates Court. 

    Một người đàn ông 25 tuổi cũng đã bị bắt tại cùng địa chỉ ở Croydon vào hôm 22/4 theo lệnh của chính quyền Pháp. Người này đang đối mặt với lệnh dẫn độ về Pháp vì có liên quan tới hoạt động buôn người và buôn bán ma túy. 

    Thêm 12 người khác bị tình nghi có liên quan tới cùng đường dây buôn người kể trên, tất cả đã bị bắt ở Paris, Pháp. 

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết: "Chúng tôi đang sử dụng mọi cách để tiêu diệt các đường dây buôn người. Tuần trước, chúng tôi đã ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm siết chặt các hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Các lực lượng thực thi Anh quốc kết hợp cùng đối tác Pháp, và các quốc gia như Việt Nam, đã cam kết chống lại các băng đảng lạm dụng đường biên giới để kiếm chác". 

    Giám đốc NCA, ông Chris Farrimond, cho biết: "Người Việt hiện là sắc tộc vượt biển tới Anh nhiều nhất. Chúng tôi phát hiện nhóm người này quảng cáo dịch vụ đưa người đi lậu trên MXH, cố tình khuyến khích những người từ đất nước Việt Nam thực hiện hành trình nguy hiểm này. NCA và các cộng sự đã yêu cầu các nền tảng xóa bỏ tất cả các quảng cáo đưa người nhập cư lậu".

    Viethome (theo MyLondon)

  • Ngày 26/4, cảnh sát Anh đã buộc tội 2 đối tượng nam giới bị bắt giữ liên quan vụ 5 người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt eo biển Manche sang nước Anh trong tuần này.

    buoc toi nguoi di cu
    Người di cư từ Pháp được giải cứu và đưa về bờ biển ở Dungeness, Đông Nam Anh khi đang nỗ lực vượt qua eo biển Manche để vào Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

    Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh cho biết một đối tượng người Nam Sudan bị buộc tội hỗ trợ nhập cư trái phép. Ngoài ra, đối tượng này cùng một đối tượng người Sudan bị buộc tội nhập cư trái phép vào Anh. Cả hai đối tượng này đều 22 tuổi. Trong vụ này còn có một thanh niên 18 tuổi đến từ Sudan cũng bị bắt giữ nhưng được tại ngoại chờ điều tra thêm.

    Thảm kịch xảy ra rạng sáng 23/4 vừa qua. Một chiếc chuyển chở quá tải người di cư khởi hành từ Pháp vượt eo biển Manche. Thuyền chết máy khi ở vị trí cách bờ biển vài trăm mét. Một số người rơi xuống biển.

    Lực lượng cứu hộ đã cứu được khoảng 50 người và đưa họ vào bờ. Tuy nhiên, 5 người đã thiệt mạng trên eo biển Manche gần thị trấn Wimereux, miền Bắc nước Pháp. Các nạn nhân này gồm 3 nam giới, 1 phụ nữ và 1 bé gái 7 tuổi.

    Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có 15 người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt eo biển Manche từ miền Bắc nước Pháp đến miền Nam nước Anh. Con số này nhiều hơn con số 12 người thiệt mạng trong cả năm 2023.

    Trong những năm gần đây, hàng chục nghìn người di cư đã vượt biên trái phép vào Anh qua eo biển Manche.

    Theo TTXVN

  • nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người nhập cư chuẩn bị lên xe buýt ở Calais sau khi nỗ lực vượt eo biển Manche thất bại. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    50 trẻ vị thành niên từ Việt Nam, lẽ ra các em đang đi dã ngoại cùng với bạn bè và nhà trường. Nhưng thay vào đó, các em mặc áo bông, mang giày thể thao, đội mũ len, ngồi co ro bên vỉa hè gần trạm xe buýt giữa cái lạnh cắt da thịt. Đây là Gare Calais, các em nhàm chán nghe nhạc hoặc xem video từ điện thoại. 

    Các em đang chờ chuyến xe buýt 423 để trở về khu rừng bên ngoài Dunkirk, nơi các em ở qua đêm cùng 1,000 người khác. Lại là một buổi sáng đầy thất vọng. 

    Nỗ lực vượt eo biển Manche từ Wimereux, một thị trấn ven biển yên bình cách Calais 20 dặm về phía nam, đã bị đường dây buôn người hủy kèo vào phút chót. 

    Trước đó, 5 người bao gồm 1 bé gái 7 tuổi, đã chết chìm do chiếc xuồng chở họ quá đông đúc. Lúc đó là 5h sáng và xuồng chỉ vừa rời bờ biển Pháp được một quãng ngắn. 

    Một vụ cãi nhau đã nổ ra trên xuồng vì có những người không trả tiền nhưng vẫn cố lên xuồng. Có tới 112 người trên xuồng trong khi sức chứa của xuồng chỉ bằng một nửa. Xuồng bị chết máy và những người yếu ớt nhất đã rơi xuống dòng nước lạnh cóng.

    Cha của bé gái là một người Iraq. Anh được đội cứu hộ vớt lên bờ, tay vẫn ôm đứa trẻ, nhưng con anh đã bất động. 

    Nhưng nhóm người Việt Nam đã không nhận được thông tin này. 

    "Cảnh sát cầm một con dao về phía xuồng nên chúng tôi không thể đi", một nữ sinh Việt 17 tuổi nói. Cô gái nói mình không thể tiết lộ tên thật. Liệu cô có biết việc mình sắp làm có thể dẫn đến cái chết. Sáng hôm ấy đã có người chết rồi đấy thôi? Năm nay đã có 15 người chết đuối khi cố vượt eo biển. 

    "Tôi nghĩ sẽ ổn thôi, tôi nghĩ thủy triều khá ổn", nữ sinh này nói. Dưới chân cô là 2 chiếc áo phao cứu hộ mà cô nhặt được ven đường. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Eo biển nhìn từ thị trấn Wimereux. Anh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Liệu cô có biết rằng chỉ trước đó vài giờ, chính phủ Anh đã thông qua luật mới, trong đó nói rõ ngay khi cô đặt chân đến Anh, cô sẽ bị trục xuất đi châu Phi.

    "Tôi có nghe tin. Bạn có thể kế tôi nghe về Rwanda không", cô hỏi. Nhưng dù tôi có nói gì thì cũng không ngăn được khát vọng đến Anh của cô gái. 

    "Chúng tôi ở đây bất hợp pháp, không có giấy tờ", cô gái nói. Nhưng liệu đến Anh cô có được cấp giấy tờ? "Tôi không biết, tôi không biết. Thật sự khủng hoảng", cô gái nói. 

    Trên bờ biển Pháp ngoài nhóm người Việt còn có hàng trăm người Iraq, Sudan, Eritrea và những sắc tộc khác. Họ suýt nữa thì lên xuồng vào sáng sớm thứ Ba nhưng đã phải trở về "rừng" bên ngoài Dunkirk. 

    Tại lục địa châu Âu này, họ cũng bị đe dọa tống trở về quê hương. Nhưng họ biết có những người đã đến được Anh và chưa bao giờ về nước, mà thậm chí cũng không gửi tiền về. 

    Họ đã bị truy đuổi đến ngõ cụt nên chỉ có thể tiếp tục nuôi hy vọng.

    "Nước Anh là hy vọng", Walid, 30 tuổi người Iraq, nói. Anh sẽ tiếp tục cố gắng lên xuồng trong vài tuần tới. "Tôi phải thử vận may. Tôi không thể ở đây", anh nói. 

    Dany Patoux, một thành viên thuộc tổ chức từ thiện Pháp Osmose 62, đã có mặt tại bãi biển khi thi thể bé gái được đưa vào bờ cùng với bố của em. Dany đã nhìn thấy người đàn ông này ít nhất 3 lần trước đó, ở bãi biển và ở Bologne. Anh ta đi cùng vợ và 2 đứa con nhỏ. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người di cư lên xe buýt ở Wimereux. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Những lần trước anh ta đều bị cảnh sát bắt lại khi cố vượt eo biển. Lần này anh ta phải chứng kiến cái chết của con gái ngay trước mắt. Nhưng vợ và đứa con còn lại của anh vẫn ở trên xuồng tới Anh. Thực tế, ngoài những người chết thì có 47 người đã tình nguyện lên tàu cứu hộ quay trở lại Pháp, nhưng hơn 50 người khác vẫn kiên trì ngồi trên xuồng tới Anh. Trong lòng họ vẫn kiên định niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng ở bờ bên kia. 

    Dany cho biết: "Họ có nghe về luật Rwanda nhưng họ cho rằng cần phải có thời gian để luật đi vào hoạt động, nên họ cần phải gấp rút tới Anh trước thời điểm đó. Đó là lý do người ta chen chúc lên xuồng vào buổi sáng hôm thứ Ba. Phần lớn họ đều có gia đình ở Anh, và họ nghe rằng người nhập cư vẫn được phép ở lại, còn gửi tiền về quê. Họ chưa hoàn toàn mất hết hy vọng đâu".

    Viethome (theo Guardian)

  • Bé gái đi cùng với 3 anh chị em khác, cùng bố và mẹ đang mang thai. Tất cả đều chìm xuống nước chỉ một thời gian ngắn sau khi xuồng xuất phát.

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Sông (kênh) Aa ở thị xã Watten, Pháp. Ảnh: Google

    Một bé gái 7 tuổi đã chết đuối sau khi một chiếc xuồng di cư bị lật ở miền bắc nước Pháp. Em là 1 trong 16 người trên xuồng. Chiếc xuồng này xuất phát từ sông Aa ở thị xã Watten (Hauts-de-France), cách Calais 20 dặm. 

    Em đi cùng với 3 chị em khác, bố và người mẹ đang mang thai. Những thành viên khác của gia đình may mắn sống sót và được đưa đến bệnh viện ở Dunkirk vào hôm Chủ nhật, ngày 3/3/2024.

    Sông Aa dài 58 dặm và được đào kênh bao bọc, nó dẫn ra Biển Bắc và là tuyến đường thường xuyên được người nhập cư sử dụng để băng qua eo biển tới Anh. 

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Bản đồ cho thấy vị trí của thị xã Watten, Hauts-de-France.

    Chiếc xuồng nhiều khả năng đã bị "ăn trộm". Trên xuồng còn có một đôi vợ chồng, 2 người đàn ông và 6 trẻ em khác. Những người này sức khỏe ổn định. Một trại khẩn cấp đã được dựng lên ở tòa thị chính Watten để hỗ trợ chỗ trú ngụ và thực phẩm cho những người được cứu. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo Sky News)

  • tau cua luc luong bien phong
    Một chiếc xuồng nhập cư chở nhiều người đã gặp nạn ở ngoài khơi cảng biển Dover. Ảnh: PA

    Một người chết và 2 người mất tích sau vụ chìm xuồng trên eo biển Anh. Tàu của Lực lượng Biên phòng ở Dover đã hỗ trợ chính quyền Pháp tìm kiếm người mất tích vào chiều ngày 28/2/2024. 

    Một chiếc xuồng di cư chở nhiều người đã gặp nạn ở bờ biển Varne, gần Calais. Người phát ngôn chính quyền Anh cho biết: "Chúng tôi xác nhận có một vụ tai nạn trên eo biển liên quan đến một chiếc xuồng nhỏ ở vùng biển phía Pháp. Chính quyền Pháp đang dẫn đầu cuộc điều tra". 

    Số liệu cho thấy hơn 2,000 người nhập cư đã đến Vương quốc Anh trong năm nay bằng xuồng nhỏ. Vào hôm Chủ nhật tuần rồi, 290 người đã cập bến trên 5 chiếc xuồng, tương đương 58 người mỗi xuồng. Con số này được xem là số lượng người cập bến lớn nhất trong 1 ngày trong hơn 1 tháng qua, sau khi có 358 người cập bến vào ngày 17/1/2024. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo ITV News)