• Dưới đây là chia sẻ của bạn Đại-Nam Huyền-Linhtrên group Cộng Đồng Thủ Đô Washington DC - Maryland - Virginia (ngày 2/10) về việc mình suýt trở thành nạn nhân của một vụ thôi miên, chụp thuốc mê:

    ''Mình nghe kể vài lần trong khu Eden nhưng không ngờ hôm nay lại tận tay chứng kiến. Chuyện xảy ra như vầy. Trên đường đi làm về, mình ghé chợ Biên Hoà (trong khu phở Golden Cow) để mua chút gia vị cho bà xã mình làm ốc len xào dừa.

    chuoc thuoc me 1
    Chiếc xe đáng ngờ. Ảnh: Đại-Nam Huyền-Linh

    Khi đi ra xe thì có chiếc xe VAN/SUV màu xám đậu ngay sau lưng xe của mình, ngay lúc đó mình thấy 1 nguời đàn ông lái xe và 1 người phụ nữ ngồi bên passenger. Người phụ nữ có giọng nói Trung Đông ngoắc tay kêu mình lại, và mình nói "No!".

    Thấy mình bỏ đi nên cô ta hỏi "can you tell me where the nearest Costco is?". Mình vừa đi vừa nói "I don't know, I don't live in this area". Sau đó mình đi vào xe mình khoá cửa lại, xe của họ đậu sau lưng xe mình nên không thể lui xe ra được.

    Người phụ nữ ra xe đi đến cửa xe mình (lúc đó cửa kiếng xe mình đang mở hí hí) cô ta kêu mình quay kiếng xuống để hỏi chút xíu, mình vẩn nói "NO!" thì ngay lúc này cô ta cầm trên tay 1 sợi dây chuyền vàng và để gần cửa hở hí hí của mình. Miệng cô ta thở cái ào vào cửa xe và lẩm bẩm như niệm thần chú, dây chuyền bằng vàng đó hình như có thuốc mê.

    Ngay sau đó mình thấy mắt hơi mờ mờ và ý thức cảm thấy hơi say xẩm, mình liền quay kiếng lên rồ máy xe lắc lắc đầu cho tỉnh lại, sau đó mình liền cầm phone lên và mở camera để chụp hình cô ta thì cô ta bỏ chạy.

    Khi xe họ vừa chạy đi thì mình đuổi theo. Họ biết mình đuổi theo, họ lui xe lại xém đụng xe mình nhưng may mình lui lại kịp thời. Mình chụp được xe của họ. Chú ý xe của họ KHÔNG có biển số. Để tránh sự nguy hiểm của thuật thôi miên hay chuốc thuốc mê để cướp của, các bạn nên cẩn thận và tránh xa khi thấy xe này nhé.

    chuoc thuoc me 1
    Xe không có biển số.

    Bác của bạn Vy Hoang lại không may mắn như vậy, ông đã bị cướp mất sợi dây chuyền thật:

    ''Hôm nay (20-9) ở khu vực West Palm Beach, Okeechobee Blvd, Florida, bác của em đứng trước cửa tiệm hút thuốc thì có 2 vợ chồng người Ấn Độ ngoắc ra hỏi đường.

    Hỏi xong bác em trả lời đi vô thì bị ngoắc ra lại, bị họ dúi vào tay $5. Sau đó bác em say xẩm mặt mày, không hiểu sao họ đeo cho him 2 dây chuyền vàng giả. Rồi him đi vào thì nói chóng mặt, nhức đầu, rồi mới nhận ra đã mất dây chuyền vàng thật của mình. Tờ $5 họ đưa có vết mực, lúc dúi vào rất ẩm.

    Em có gọi police nhưng họ không tin là chuyện này xảy ra. Tờ $5 và 2 dây chuyền giả có đưa cho police. Bác em không truy cứu nhưng chỉ báo để người khác không bị bỏ bùa, bỏ thuốc như vậy.

    Vài ngày trước bạn em có gặp 2 vợ chồng như vậy nhưng lúc đó họ bán vàng cho bạn em. Rồi còn nói ở tiểu bang khác tới rồi không có tiền bla bla. Nếu ai có gặp 2 vợ chồng họ bán vàng thì chụp biển số xe lại, gọi police liền để mọi người ko bị cướp bỏ bùa ạ''.

    Người Việt ở Mỹ nên cẩn thận khi người lạ lại gần, bắt chuyện với mình nhé, đặc biệt không nên cầm cái gì của ai để tránh làm mồi cho kẻ cướp.

    Nguồn: Đại-Nam Huyền-Linh / Cộng Đồng Thủ Đô Washington DC - Maryland - Virginia

  • Từ hai hôm trước khi bão Ian vào, tôi quyết định cho con nghỉ học bởi cảm giác không yên trong bụng, dù đa số dân Florida vốn quen với bão tố tin rằng Bão sẽ giảm cấp, đừng lo!.

    bao ian o florida 0

    Bước ra từ tâm bão Ian được như gia đình tôi thì có thể nói là may mắn hơn quá nhiều người. Khoảng 4 – 5 giờ chiều 28-9 (giờ địa phương), khi mắt bão đi ngang North Port, bang Florida (Mỹ), sức gió đo được là 155 dặm/giờ (tương đương 249 km/giờ). Bão Ian trở thành cơn bão lịch sử mà hơn 100 năm khu vực này của Florida mới gặp, với sức mạnh đạt gần cấp 5 theo thang đo 5 cấp Saffir-Simpson.

    Từ hai hôm trước khi bão vào, tôi quyết định cho con nghỉ học bởi cảm giác không yên trong bụng, dù đa số dân Florida vốn quen với bão tố tin rằng "Bão sẽ giảm cấp, đừng lo!". Tôi vẫn sợ, bởi khi bão Irma đánh thẳng vào Clearwater - nơi tôi từng sống - hồi năm 2017, người ta cũng mang niềm tin tương tự.

    Irma chỉ đạt cấp 1 khi vào bờ, nhà tôi khi đó cách mắt bão hơn 3 km, vậy mà sau khi bão tan, chúng tôi sống cảnh không điện, không nước suốt 10 ngày với nhiệt độ bên ngoài hơn 35 độ C. Thức ăn thối rữa trong tủ lạnh mà đến 1 tháng sau mùi hôi vẫn còn lởn vởn trong nhà. Tôi đủ kinh nghiệm để hiểu không thể đùa với bão Ian!

    bao ian o florida 0
    Sau bão Ian, con đường trước nhà tôi trở thành sông....

    bao ian o florida 0
    ...người dân mang thuyền kayak ra chèo

    Tôi và chồng chuẩn bị nước đóng chai và thực phẩm một tuần trước ngày bão dự kiến đổ bộ vì ám ảnh cảnh mọi người chen chúc, giành giật từng chai nước, khúc bánh mì, đến quả chuối, miếng thịt đợt năm 2017. Để quá cận ngày mới gom góp phòng thân là sai lầm.

    Những tấm chắn bão được chúng tôi chuẩn bị sẵn chờ ngày cuối gắn lên. Từ cửa sổ tới cửa ra vào được che chắn hết, cần ra ngoài thì dùng cửa nhà xe. Đèn pin, sạc dự phòng, bình gas nấu cơm, bếp gas đều có sẵn.

    2 giờ sáng ngày 28-9, gió bắt đầu gào rít. Càng lúc gió càng mạnh, tới 2 giờ chiều, điện chớp nháy. Tôi còn kịp giặt, sấy mớ quần áo sau cùng trước khi điện mất hẳn. 4 giờ chiều — tuy không còn tín hiệu điện thoại lẫn radio, mọi người ai cũng cảm nhận tâm bão đang ở trên đầu mình.

    Tiếng gió như tiếng xe lửa rầm rập ngoài cửa. Kiếng rung bần bật. Cây sau nhà nghiêng lắc loạn xạ. Giàn cửa lưới che hồ bơi rách toạc trong gió — một phần văng xuống đáy hồ, một phần bay thẳng lên trời. Cái nhà kho nhỏ chúng tôi chứa máy cắt cỏ cũng lật nghiêng và phần mái bị xé toạc ra khỏi khung kim loại như miếng bánh tráng.

    Bên ngoài khung cửa tò vò, nước đã tràn lên tới bãi cỏ, không còn thấy vỉa hè đâu nữa. Bốn chiếc xe của gia đình, mỗi chiếc nặng chừng 2,5 tấn, dập dềnh vì lực cuốn nước lũ.

    bao ian o florida 0
    Chiếc xe McLaren P1 trị giá 1 triệu USD chủ nhân mới tậu được 1 tuần. Chiếc này cùng 1 chiếc Rolls-Royce Phantom đã bị cuốn khỏi gara của một người đàn ông tên Ernie.

    Và trong dòng nước đó — tôi cứ ngỡ mình nhìn lầm — một con cá sấu dài hơn 2 m thản nhiên bơi. Nó bị nước xô lên cửa nhà tôi, ngáo ngơ nằm đó vài phút cho tỉnh hồn, xong lại lao xuống nước bơi đi. Tôi vừa chụp hình vừa tự hỏi mình mới chứng kiến cái quái gì thế này?

    Cứ như thế, chúng tôi ngồi trong ánh sáng lờ mờ của đèn pin, sợ hãi, cảm nhận sức gió rung lắc căn nhà vốn cực kỳ kiên cố, cho đến 9 giờ tối thì gió giảm. Lùa 3 đứa con vào giường mà tôi mừng thầm vì mái nhà vẫn còn trên đầu và vì cơn bão cuốn theo không khí lạnh chứ không hầm hập nóng như đợt Irma 2017. Nhiệt độ tuột xuống còn 15,5 độ C trong đêm. Nhờ đó, chúng tôi ngủ đến sáng.

    bao ian o florida 0
    Ngôi nhà kiên cố của chúng tôi may mắn trụ vững trong bão.

    bao ian o florida 0
    Con cá sấu bị nước đánh dạt lên trước cửa nhà tôi.

    7 giờ sáng hôm sau, khi trời còn tờ mờ và tiếng mưa dứt hẳn, tôi kéo cửa nhà xe chui ra ngoài. Trước mắt tôi là con sông chứ không phải con đường S. Salford quen thuộc. Chỉ nước và nước. Bảng hiệu giao thông, cây cối nằm rạt trong nước. Người dân lôi thuyền kayak ra chèo, một chiếc chở người già đi đâu đó.

    Xe bán tải bánh lớn cố gắng rẽ nước đi về phía đường 41, đến đoạn cua cùi chỏ thì ngừng lại, quay đầu vì nước ngập hơn 1,8 m, cả chiếc "xe tải quái vật" (loại xe tải bánh lớn) cũng không thể thoát cảnh nước tràn vào buồng máy. Một người chèo xuồng ghé vào cho tôi hay qua khỏi khúc cua cùi chỏ nước ngập sâu hơn 2 m.

    Hơn hai tiếng đồng hồ tôi và chồng đứng ngoài cửa, vừa thu gom cành cây gẫy vừa ra hiệu cho những chiếc xe cố đâm đầu về hướng đường 41, thuyết phục họ quay đầu. 4 chiếc sedan gầm thấp vẫn cố sống cố chết đi tiếp và khựng hẳn giữa đường, bốn bề nước ngập, van vỉ những chiếc bán tải chạy ngang kéo giùm nhưng không ai dám.

    Hàng xóm tôi bị mất hàng rào, một nửa nổi lềnh phềnh trong nước, nửa kia bay mất phương nào. Người quen của tôi gọi báo cửa kính của họ bể nát khi tâm bão đi qua nên nhà ướt sũng từ trong ra ngoài. Một người bạn tôi chụp được cảnh cái chòi hóng mát nhà hàng xóm nhảy phắt ra khỏi sân sau, tung cánh lên trời, hai giây sau hạ thổ thành trăm mảnh.

    bao ian o florida 0

    bao ian o florida 0

    bao ian o florida 0

    bao ian o florida 0

    bao ian o florida 0
    Hình ảnh khu vực ven biển ngập nặng và tan hoang trong bão lũ mà các bạn tôi gửi cho tôi.

    bao ian o florida 0
    Hình ảnh khu vực ven biển ngập nặng và tan hoang trong bão lũ mà các bạn tôi gửi cho tôi.

    Khu tôi ở ngập nặng nhưng tính ra vẫn khá hơn vùng ven biển. Tin tức đổ về, với những tấm hình đau lòng sẽ còn ám ảnh nhiều năm sau nữa. Nhà sập, tàu bè đan vào nhau, bể nát thành nhiều mảnh. Những căn hộ cao tầng nước ngập gần đến nóc…

    Và câu hỏi to lớn nhất sau khi bão tan — bao giờ chúng tôi có điện, nước trở lại? Bao giờ nước rút để mọi người có thể ra ngoài mua thực phẩm, thuốc men?

    Chúng tôi cho nhà bên trái một thùng nước uống vì biết con của họ mới được bốn tháng. Chúng tôi cho nhà bên phải một phần cơm vì bà chủ nhà sống một mình cô đơn với con chó cũng già không kém. Chúng tôi nhìn đống đổ nát quanh nhà, thở dài vì viễn cảnh dọn dẹp không tính bằng ngày mà bằng tuần, bằng tháng.

    Biết rằng thành phố này sẽ phải nhọc nhằn trên con đường hồi phục nhưng chúng tôi biết ơn vì mái nhà vẫn còn nguyên, xe cộ vẫn còn nguyên và chúng tôi vẫn có nhau bước ra khỏi cơn bão lịch sử!

    Tác giả: KENZIE TRẦN (TỪ TP BRADENTON, BANG FLORIDA – MỸ)

    Nguồn: Người Lao Động

  • viet kieu mua gucci louis vuitton 1

    Hai mặt của nước Mỹ luôn khác biệt nhau. Quan trọng bạn đang ở phía nào, và ứng phó sao để vượt qua những ngày tháng lao đao vì lạm phát và nguy cơ suy thoái trong khi lương vẫn ì ạch chạy.

    Sau mấy tuần vụt tăng, những ngày gần đây, xăng đã bắt đầu hạ nhiệt. Giá xăng nơi tôi sống xuống khoảng 4,7 USD/gallon (3,78 lít). Ở Los Angeles thì mắc hơn, lên tới hơn 7 USD.

    Hôm bữa đi hội thảo ở California, thiệt tình tôi không dám chạy xa dù xài tiền của công ty khi nhìn giá. Nên không khó để thấy cảnh cả đoàn xe dài hơn dặm, rồng rắn xếp hàng ở những cửa hàng bán sỉ như Costco hay BJ để đổ xăng với giá rẻ hơn vài chục cent. Kệ. Tiết kiệm đồng nào hay đồng đó.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Chợ 1 đô giờ đã tăng giá. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Nhiều người bảo giá xăng ở Mỹ so với Việt Nam vẫn còn khá rẻ. Nhưng quan trọng, quãng đường xe chạy mỗi ngày ở Việt Nam chưa thấm vào đâu so với Mỹ. Những năm gần đây, mặc dù trào lưu chạy xe điện bùng lên, nhưng nhiều người Mỹ (đặc biệt là ở vùng quê) cũng đổi từ sedan 4 chỗ qua SUV hay bán tải 5 - 7 chỗ. Và khi giá xăng lên cao, nó trở thành cơn ác mộng.

    Xe Nhật, xe Hàn tiết kiệm xăng không nói gì. Những chiếc xe Mỹ "uống" xăng như nước lã, càng làm người ta đau tim khi thấy đồng hồ xăng xuống thấp. Chiếc Toyota Highlander 7 chỗ, 6 máy của tôi trước kia đổ đầy bình chừng 50 USD. Hôm trước lên tới hơn 120 USD. Giờ thì khoảng trên dưới 100 USD. Chạy khoảng 1 tuần là cạn.

    Tính ra so hồi trước, mỗi tháng thêm khoảng 200 - 300 USD tiền xăng. Lương tôi thuộc dạng cao và được công ty trợ cấp tiền xăng mà còn cảm thấy đau tim. Những người thu nhập thấp chắc không dám chạy đi đâu quá.

    Tôi cũng bỏ thói quen… thích đi đâu, lên xe phóng cái vèo. Kiểu thèm bịch bánh cam, ly nước mía, hay tô phở là vác xe đi mua về ăn liền. Hay ngày nào cũng ghé chợ. Giờ hạn chế, cứ gom ba bốn việc làm một lần. Nhất là đang vào mùa hè thiêu đốt. Bên ngoài nhiệt độ luôn ở mức trên 30oC. Có ngày lên tới 38oC. Thế là máy lạnh mở liên tục. Hậu quả không nói mọi người cũng đoán được rồi.

    Không biết các bang khác sao chứ giá điện ở Maryland cũng khá cao. Đầu năm còn tăng thêm gần 30%. Có than thở cũng không được gì. Thu nhập của tôi không thể nộp đơn xin trợ cấp tiền năng lượng của chính phủ như nhiều người khác rồi. Thỉnh thoảng đọc đâu đó, sau dịch, nhiều người sống chết đòi làm ở nhà. Nhưng vào thời điểm hè này, lại siêng lên công ty hơn, để… bớt tiền mở điều hoà mỗi tháng.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Buổi chiều đông đen người ở sân bay EWR. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Khi lạm phát đã ở gần mức 10% chủ yếu do xăng, thì giá cả thực phẩm hay quần áo cũng tăng chóng mặt. Người Việt đi chợ thường ít… để ý tới giá. Thích là mua thôi.

    Sầu riêng tươi một trái hơn trăm đô mà ra chợ thấy nhiều người mua 3, 4 trái về ăn ngon lành. Cứ tưởng "bão giá" sẽ không làm chúng tôi chùn tay, nhưng giai đoạn này cũng phải chú tâm một chút. Giờ cầm 100 đô đi chợ, không biết phải mua gì. Thức ăn Việt thì thôi khỏi nói rồi. Nước mắm con mực ngày xưa rẻ òm, 99 cent, giờ lên tới 4 USD. Nước mắm Việt Hương nhảy cái vèo lên 9 USD. Gạo tăng giá gần gấp đôi. Rau củ, bánh trái, thịt heo bò gà gì cũng tăng vèo vèo. Mỗi thứ một ít thôi chẳng quan tâm.

    Sau buổi chợ cộng dồn lại, mới thấy mọi thứ ngày càng đắt đỏ. Nhà tôi năm người vốn ít ăn nhà hàng vì không hợp khẩu vị. Thích gì mua về nấu ăn chung. Cho nên cũng đỡ được một phần tiền khá lớn.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Dòng người dài khủng khiếp xếp hàng nhập cảnh ở sân bay Chicago O’Hare (ORD). Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Chợ Mỹ cũng chẳng thua kém gì. Từ vỉ đùi gà, tới thịt bò, trứng, sữa, thịt muối, thơm, chuối gì cũng tăng giá quá trời. Các món hàng đồng giá trong chợ 99 cents hay Dollar Tree, Dollar store ngày một ít dần. Thay vào đó là 1,5 hay 2 đô vì giá và cước phí vận chuyển không còn như xưa. Nhân viên tôi than suốt.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Người Việt xếp hàng mua bánh mì và đồ ăn vặt ở tiệm Ba Lẹ tại thành phố Dorchester (Boston). Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Người ta hạn chế đi các chợ như Giant, Safeway hay Hmart vì mắc. Thay vào đó, mua thẻ thành viên của các chợ sỉ như Costco, BJ hay Sam Club để mua thức ăn, đồ uống với giá rẻ hơn mà số lượng lại nhiều. Nhưng những nơi này luôn có cách moi tiền của người tiêu dùng một cách “kinh hoàng” và vô cùng điệu nghệ. Nhiều bữa tự dặn với mình vô trỏng mua sữa với trứng thôi nhen. Không mua thêm gì nữa nhen. Kết quả lúc nào đẩy ra cái xe cũng đầy nhóc các thứ đồ. Coi như mấy trăm đô đi cái vèo. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là thế.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Gần 2 tuần trước, một cây xăng ở Los Angeles có giá 7,56 USD/gallon. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Tiền nhà luôn chiếm một phần rất lớn trong chi tiêu của người Mỹ. Những ngày gần đây, khi FED nâng lãi suất cơ bản để chống chọi với lạm phát, lãi suất mua nhà tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Giá nhà cũng chẳng giảm được là bao. Sức mua chỉ chậm lại chút. Những người làm nghề cho thuê mướn căn hộ chung cư như chúng tôi, từ khủng hoảng kinh tế 2008 tới giờ, vẫn sống khỏe. Đơn giản, nếu ngân hàng không siết chặt kiểm tra giấy tờ cho vay tín dụng, thì gặp dịch Covid-19, giá nhà tăng như điên và giờ tới lãi suất cao. Cơ hội sở hữu nhà đối với người thu nhập thấp càng khó khăn hơn. Cuối cùng ở nhà thuê vẫn là phương án tối ưu nhất.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Những món đồ ở chợ 1 đô giờ đã tăng thêm 25 cent. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Trong 2 năm dịch bệnh, chính quyền quận nơi tôi làm việc cấm tăng giá nhà vượt mức 2,6%. Cuối năm ngoái bắt đầu thả lỏng. Thế là chủ mặc sức tăng gấp đôi để bù lại số tiền hai năm hao hụt. Trước kia còn có chuyện du di, hạ giá chút đỉnh cho người cao tuổi, thuê lâu năm hay người có thu nhập hạn chế. Giờ thì cứ để hệ thống máy tính làm. Cứ nhập công thức vào, giá tăng bao nhiêu, người thuê phải chấp nhận, không kì kèo gì hết. Nhưng họ cũng không thể dọn đi đâu vì khắp nơi giá nhà thuê đều tăng. Thôi thì chấp nhận ở yên một chỗ.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Dòng xe kiên nhẫn xếp hàng để chờ đổ xăng giá rẻ ở Costco. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Nhưng ở một khía cạnh khác, nhiều người Mỹ vẫn thoải mái chi tiêu, mua sắm hàng hiệu thả ga và đi du lịch để bù lại. Người Việt đi chợ vẫn không nhìn giá. Nhà hàng vẫn đông đen không có chỗ ngồi lẫn nhân viên phục vụ. Theo thông tin của Kelley Blue Book (thuộc Cox Automotive), giá xe mới trung bình ở Mỹ mỗi tháng tăng thêm 1% (472 USD) và tăng khoảng 13.5% (5,613 USD) so với tháng năm 2021. Giá xe trung bình đã đạt mức 47.202 USD/chiếc, cao nhất thứ hai trong lịch sử (chỉ thua tháng 12 năm 2021). Nhưng xe mới vẫn không có mà bán. Kết quả là mỗi tháng, tôi nhận được mấy lời đề nghị bán chiếc xe cũ của mình với giá thiệt cao.

    Tới những cửa hàng sang trọng như Louis Vuitton, Hermes, Gucci, nhìn dòng người xếp hàng là hết muốn vô. Những đôi giày hay áo hiệu của Louis Vuitton vừa để online, trong vòng mấy tiếng đồng hồ hết sạch.

    Vừa rồi Louis Vuitton kết hợp với Nike ra mắt dòng giày Air Force 1 với giá khoảng 2,780 USD/đôi. Buổi sáng hôm ấy trang web bị lỗi vì số lượng người đăng nhập quá nhiều. Sau khi mở lại, giày bán hết trơn. Mới thấy sức mua thiệt là kinh khủng.

    Theo trang CNBC và Ngân hàng quốc gia ở New York, sau khi trả bớt 83 tỉ USD trong khoảng thời gian dịch bệnh nhờ mấy lần trợ cấp của chính phủ và ít mua sắm, thì quý 1 năm 2022, nợ tín dụng (credit card) cho mua sắm đã lên tới mức gần cao nhất, 841 tỉ USD. Người có tiền mặt thì xài tiền mặt. Người không tiền có thì cà thẻ trả dần. Cứ mua sắm, chi tiêu thoải mái đi. Mọi chuyện tính sau.

    Mùa hè, các sân bay Mỹ chật kín khách. Đi du lịch quả là một cực hình. Sau hai mùa hè chôn chân ở nhà, giờ họ bắt đầu đi bù lại. Các sân bay lớn nhỏ đều kẹt cứng. Thay vì đi trước 2 tiếng để check in khi bay nội địa như mọi khi, các hãng khuyến cáo check in online và đi trước 3 tiếng để làm thủ tục. Hôm rồi từ Việt Nam bay về Chicago, lần đầu tiên trong đời, tôi thấy dòng người nhập cảnh xếp hàng dài hơn cả dặm. Trời ơi, không hiểu người ở đâu mà không đến thế, lên tới chục ngàn người. Để thông quan hết số lượng này chắc phải nửa ngày mới xong. Rất may tôi có Global Entry (một dạng giấy nhập cảnh nhanh, trả phí, đã kiểm tra thông tin trước) nên nhập cảnh cái vèo. Chứ không chắc trễ việc nối chuyến. Nhưng về tới Washington D.C. thì bị lạc một kiện hành lý. Phải 4 ngày sau họ mới chở tận nhà giao tận tay cho mình. Mà cũng hên đó, bữa giờ báo chí đưa tin lạc mất hành lý quá nhiều vì không đủ nhân lực để làm. Phần lớn là không tìm lại được.

    Tuần rồi tôi bay đi lên Manchester (New Hampshire) thăm bạn. Tính ra hai chuyến bay có 90 phút thôi, nhưng tổng cộng mất hết 1 ngày vì lỡ quá cảnh sân bay Newark (EWR) ở New York, New Jersey. Sân bay phải đóng cửa gần một tiếng vì lưu lượng máy bay quá đông. Khi mở ra thì tôi bị trễ nối chuyến. Thế là phải ngủ lại ở khách sạn một đêm, sáng hôm sau bay tiếp. May mà United Airlines còn có chế độ tốt cho khách lỡ chuyến, chứ nhiều hãng khác không được như vậy. Kết quả người nằm la liệt khắp sân bay để chờ chuyến tiếp theo. Nhìn thiệt là oải.

    Theo Thanh Niên

  • “Tôi mà biết con tôi bị chồng hành hạ như vậy thì tôi đã tìm cách sang Mỹ để bảo vệ nó. Tôi không biết gì cả, đến khi hay tin con qua đời,” ông Phạm Văn Thành, hiện sống ở Nha Trang, nói với nhật báo Người Việt qua Facetime hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Sáu.

    DP Noi Long Cha Nhu Quynh 1 1068x774
    Cô Phạm Như Quỳnh, ngày rời phi trường Tân Sơn Nhất để đi Mỹ hồi năm 2017. (Hình: Phạm Văn Thành cung cấp)

    Ông Thành là cha của cô Phạm Như Quỳnh, 22 tuổi, bị chồng là Xichen Yang c.ắt cổ chết một cách d.ã man hôm 21 Tháng Sáu ở Altamonte Springs, Florida. “Từ khi tôi và mẹ cháu ly dị, tôi không biết tin gì về con gái mình. Hôm 21 Tháng Sáu, mẹ cháu cho biết, tôi rất bàng hoàng,” ông Thành nói trong nước mắt.

    “Hồi năm 2018, cháu có về chơi, tôi có gặp, nhưng kể từ đó, cháu không liên lạc với tôi nữa. Có lần cháu nhắn tin cho tôi, nói rằng con cố gắng đi học, mai mốt về nuôi bố, tôi rất tự hào. Tôi còn đăng lên Facebook khoe với mọi người'', ông Thành cho biết.

    Nhưng ông không hề biết con gái bị chồng hành hạ.“Tôi chỉ biết con gái mình bị chồng hành hạ sau khi cháu chết, qua mạng xã hội. Tôi thấy hình điện thoại của cháu bị đập bể, thấy đùi bị bầm dập, biết cháu từng bị chồng cho đi bộ về nhà,” ông Thành rầu rĩ nói. “Tôi mà biết chuyện thì thể nào cũng tìm cách qua đó bảo vệ cháu. Hoặc có thể tôi sẽ nói chuyện với chồng cháu, dù gì hai người đàn ông nói chuyện với nhau cũng dễ hơn.”

    Bài liên quan: Cô gái gốc Việt 20 tuổi bị chồng gốc Hoa s.át h.ại thương tâm

    Ông Thành cho biết cô Quỳnh sinh năm 2000, được gia đình lo cho qua Mỹ du học hồi năm 2017.“Lúc đó, tôi phải bán một miếng đất bố tôi để lại để lo cho cháu đi du học, không ngờ kết cuộc bi thảm như bây giờ. Thật là buồn. Mấy ngày nay tôi chỉ biết khóc. Tôi có một con chó, tối nào tôi cũng ôm nó mà khóc vì nhớ con gái mình,” người cha cô gái xấu số kể tiếp.

    “Có một em trai của Quỳnh, sinh năm 2002, đang học đại học, ở với tôi. Cháu nghe tin chị chết, buồn lắm, nói không biết có học tiếp nổi không'', ông Thành cũng kể.

    Ông không ngờ con gái có chồng người gốc Hoa, mặc dù có người khác thích con gái ông. “Có một cậu rất thương nó, nhưng nó lại thích anh người Hoa này. Có lần, cậu đó gọi về nói với tôi, và rất buồn. Biết sao bây giờ. Con mình nó chọn thì mình chịu thôi,” ông Thành than thở.

    Ông cho biết thêm, mấy bữa nay, ngày nào ông cũng lên chùa Mẹ Lộ Thiên cầu khẩn cho thi thể con gái sớm được đưa về Việt Nam để ông nhìn mặt lần cuối. Ông cũng đang tìm nghĩa trang để chôn cất con gái. “Cho tôi gởi lời cảm ơn tất cả cộng đồng mạng, bà con, đồng hương, chia sẻ tin tức, hỏi thăm và hỗ trợ con gái tôi thời gian qua,” ông Thành nói thêm.

    DP Noi Long Cha Nhu Quynh 2 1068x734
    Ông Phạm Văn Thành khấn vái tại chùa Mẹ Lộ Thiên, Nha Trang, mong sớm được nhìn con gái lần cuối. (Hình: Phạm Văn Thành cung cấp)

    Hôm 22 Tháng Sáu, cảnh sát thành phố Altamonte Springs cho hay nghi can Xichen Yang, cư dân nơi đây, xác nhận dùng dao cắt cổ vợ, cô Phạm Như Quỳnh, ngay tại nhà của hai người, ở khu chung cư trên đường Ballard St. gần Ronald Reagan Blvd. lúc khoảng 9 giờ sáng 21 Tháng Sáu.

    Theo bản tin của đài truyền hình địa phương WFTV Orlando cùng các cơ quan truyền thông khác, nghi can sau đó kéo nạn nhân vào bồn tắm, ngồi cạnh nắm tay, cho nghe bản nhạc nạn nhân ưa thích, trong khi nạn nhân chết dần.

    Nghi can khai với cảnh sát rằng mình có thể không làm hành động giết người ghê tởm này, nhưng nói thêm rằng mình là kiểu người “luôn làm mọi sự tới nơi tới chốn.”

    Theo hồ sơ cảnh sát, Yang cho biết lý do giết vợ vì cô đốt hộ chiếu của anh, và hành động trong cơn giận dữ. Hai vợ chồng chỉ mới cưới nhau chưa được một năm.

    Cảnh sát nói từng hai lần được gọi đến căn chung cư. Một lần là vì nghi can Yang “có hành động gây hại cho chính mình” khiến người vợ lo ngại. Lần thứ nhì là vì nghi can bị tố cáo đánh vào mặt vợ. Nghi can Yang vẫn bị giam giữ để điều tra, không được tại ngoại.

    Trong khi đó, một số người cho hay có quen biết với nạn nhân Phạm Như Quỳnh và đang tổ chức quyên góp qua trang GoFundMe để có tiền trang trải chi phí đưa thi thể cô về Việt Nam, nơi cả gia đình cô đang sinh sống, theo lời người đứng ra tổ chức là anh Ryan Trần. Một người trong số này, Trinh Nguyễn, cho biết trên trang GoFundMe rằng cô Phạm Như Quỳnh còn cha mẹ và hai người em cùng nhiều chú bác cô dì ở Việt Nam. Cho đến Thứ Bảy, 25 Tháng Sáu, số tiền thu được là gần $30,000 so với mức mong muốn là $10,000.

    Bài liên quan: Cô gái gốc Việt 20 tuổi bị chồng gốc Hoa s.át h.ại thương tâm

    Theo Người Việt

  • Thi thể cô Phạm Như Quỳnh, người bị chồng là thanh niên 21 tuổi gốc Hoa c.ắt c.ổ c.hết trong nhà ở Altamonte Springs (Florida, Mỹ), sẽ được đưa về Việt Nam, nơi cha mẹ và hai người em đang sinh sống, sau khi được bạn bè thân hữu mở trang GoFundMe để quyên góp tiền trang trải chi phí.

    Trong khi đó, nghi can Xichen Yang, chồng mới cưới chưa đầy một năm của nạn nhân, bị tòa án địa phương ra lệnh tiếp tục giam giữ mà không cho đóng tiền thế chân để tại ngoại hậu tra.

    TS Xichen Yang 062322 1068x758
    Nghi can Xichen Yang. (Hình: Seminole County Sheriff’s Office)

    Trước đó, hôm Thứ Tư ngày 22 Tháng Sáu, cảnh sát thành phố Altamonte Springs ở Florida cho hay nghi can Xichen Yang, cư dân nơi đây, đã xác nhận dùng dao c.ắt c.ổ vợ, cô Phạm Như Quỳnh, tuổi chỉ mới ngoài 20, ngay tại nhà của hai người.

    Theo bản tin của đài truyền hình địa phương WFTV Orlando cùng các cơ quan truyền thông khác, nghi can sau đó kéo nạn nhân vào trong bồn tắm, ngồi cạnh nắm tay, cho nghe bản nhạc nạn nhân ưa thích, trong khi nạn nhân chết dần.

    Nghi can khai với cảnh sát rằng anh ta có thể không làm hành động giết người ghê tởm này, nhưng nói thêm rằng mình là kiểu người “luôn làm mọi sự tới nơi tới chốn.”

    Vụ này xảy ra ở một khu chung cư trên đường Ballard St. gần Ronald Reagan Blvd. lúc khoảng 9 giờ sáng 21 Tháng Sáu. Cảnh sát đến khu chung cư Goldelm at Charter Pointe Apartments để điều tra về tình trạng an toàn của vợ nghi can. Họ có được chìa khóa từ văn phòng điều hành nơi này để tiến vào căn hộ của Yang, theo báo cáo của nhân viên công lực.

    Khi tiến vào căn hộ, họ thấy cô Phạm Như Quỳnh nằm trong một vũng máu lớn trong bồn tắm, với vết cắt ở cổ, bên cạnh là thuốc tẩy và găng tay cao su.Theo cảnh sát, nghi can Yang giết vợ trong cơn giận dữ. Hai vợ chồng chỉ mới cưới nhau chưa được một năm.

    Cảnh sát nói đã hai lần được gọi đến căn chung cư. Một lần là vì nghi can Yang “có hành động gây hại cho chính mình” khiến người vợ lo ngại. Lần thứ nhì là vì nghi can bị tố cáo đánh vào mặt vợ.

    Bài liên quan: Nỗi ân hận của người cha có con gái gốc Việt bị chồng s.át h.ại

    TS Xichen Yang02 062322 1068x596
    Căn chung cư nơi xảy ra án mạng. (Hình: YouTube)

    Các điều tra viên cho hay ông Michael Rathel, chủ công ty vệ sinh hồ bơi Marco Polo Pool Maintenance, nơi nghi can làm việc, gọi cho nghi can để hỏi tại sao không đi làm việc. Nghi can trả lời là có cãi cọ với vợ vì cô này “đốt passport” của nghi can. Khi ông Rathel trách nghi can là “nhân viên vô trách nhiệm,” nghi can trả lời là đã làm điều “tệ hại hơn nữa là giết vợ.”Nghe xong, ông Rathel vội vàng gọi 911 để báo cảnh sát.

    Báo cáo của cảnh sát nói rằng sau khi bị cắt cổ, nạn nhân cố bò về phía cửa ra vào, nhưng bị nghi can Yang kéo lại, đưa vào trong bồn tắm để nằm chết nơi đây. Sau đó, nghi can dùng thuốc tẩy để chùi rửa các vết máu trên tường và sàn nhà.

    Theo bản báo cáo của cảnh sát, nghi can nói với các điều tra viên là anh ta có thể ngừng tay lại, không giết vợ, nhưng khi được hỏi vì sao không làm điều này, nghi can Yang trả lời “Đó không là điều được dạy từ nhỏ” và là người làm việc gì thì phải làm hết mình. Hệ thống Học Khu Seminole County xác nhận nghi can Xichen Yang tốt nghiệp trung học Ovideo High School năm 2019.

    Bà Michelle Montalvo, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Altamonte Springs, nói nạn nhân Phạm Như Quỳnh chỉ mới ngoài 20 tuổi và có cả tương lai tươi sáng trước mắt. Nghi can Xichen Yang được đưa đi khám nghiệm tâm thần và khi ra trước tòa án Seminole County hôm Thứ Năm đã bị chánh án ra lệnh giam giữ mà không cho đóng tiền thế chân để được tại ngoại hậu tra.

    Bài liên quan: Nỗi ân hận của người cha có con gái gốc Việt bị chồng s.át h.ại

    TS Xichen Yang01 062322 1068x596
    Hồ sơ báo cáo của Sở Cảnh Sát Altamonte Springs về vụ án mạng. (Hình: Altamonte Springs Police Department)

    Trong khi đó, một số người cho hay có quen biết với nạn nhân Phạm Như Quỳnh và đang tổ chức quyên góp qua trang GoFundMe để có tiền trang trải chi phí đưa thi thể cô về Việt Nam, nơi cả gia đình cô đang sinh sống, theo lời người đứng ra tổ chức là anh Ryan Trần.

    Một người trong số này, Trinh Nguyễn, cho biết trên trang GoFundMe rằng cô Phạm Như Quỳnh còn cha mẹ và hai người em cùng nhiều chú bác cô dì ở Việt Nam. Cho đến sáng 24 Tháng Sáu, số tiền thu được vào khoảng hơn $18,000 so với mức mong muốn là $10,000.

    Bài liên quan: Nỗi ân hận của người cha có con gái gốc Việt bị chồng s.át h.ại

    Theo Người Việt

  • Loi Nguyen, người đàn ông gốc Việt 76 tuổi, thiệt mạng vì bị một tay súng tấn công vô cớ khi đi bộ trên đường phố Philadelphia, Mỹ.

    Ông Loi Nguyen sáng 21/6 ngã gục vì trúng đạn vào đầu ở con hẻm phía sau phố L và Claridge tại công viên Juniata ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, khi đang về nhà sau chuyến đi bộ thể dục buổi sáng. Các điều tra viên phát hiện một vỏ đạn gần thi thể nạn nhân.

    nguoi viet bi vo co
    Con hẻm nơi ông Loi Nguyen bị sát hại ngày 21/6. Ảnh: ABC

    Video từ camera giám sát cho thấy nghi phạm mặc áo trùm đầu màu đỏ chạy tới từ phía sau ông Nguyen, bất ngờ rút súng bắn vào ông rồi tháo chạy dọc con hẻm hướng về phía công viên Hunting.

    Ông Nguyen là người thân thiện với hàng xóm và có thói quen đi bộ tập thể dục buổi sáng quanh khu phố nhiều năm nay.

    "Tất cả chỉ xảy ra trong nháy mắt, không ai ngờ tới", Tony Peralta, hàng xóm của ông Nguyen, nói. "Hôm qua tôi còn gặp ông ấy chơi cùng cháu, vậy mà hôm sau ông ấy đã ngã gục dưới đất. Kẻ gây án thật táng tận lương tâm, nỡ giết hại một người đàn ông vô tội đang đi tập thể dục".

    Scott Small, cảnh sát trưởng Philadelphia, gọi đây là một "vụ án thương tâm". "Chúng tôi chưa rõ động cơ gây án, không rõ có phải do cướp hay không".

    Cảnh sát cho hay rất hiếm xảy ra các vụ gây án như vậy trong khu vực. Giới chức không tiết lộ có điều tra vụ án theo hướng phạm tội do thù ghét người gốc Á hay không.

    Nạn bạo lực đối với người Mỹ gốc Á ngày càng lan rộng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021, hơn 10.300 vụ tấn công thù ghét nhắm vào người Mỹ gốc Á đã được báo cáo cho Stop Hate AAPI, trung tâm theo dõi thông tin về phân biệt chủng tộc.

    Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden ký đạo luật chống tội phạm thù ghét chủng tộc vì Covid-19, nhằm chống lại xu hướng gia tăng các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á.

    VnExpress (Theo Fox29)

  • Bobby Joe Espinosa bị cáo buộc mặc cảnh phục đi vào các cửa tiệm của người Việt, đuổi khách hàng và ép thu ngân mở ngăn kéo lấy tiền.

    Bobby Joe Espinosa, 39 tuổi, công tác tại hạt Harris, bang Texas (Mỹ), bị bắt hôm 15/4 và bị truy tố hôm 18/4, với cáo buộc trộm cướp nghiêm trọng, sau khi chiếm đoạt tiền của 4 cơ sở kinh doanh do người Việt làm chủ từ 1/9/2021 tới tháng 3 năm nay.

    canh sat tien nguoi viet
    Bobby Joe Espinosa. Ảnh: NBC

    Theo hồ sơ tòa án, anh ta mặc cảnh phục đi vào các cửa tiệm, đuổi khách hàng, buộc nhân viên mở ngăn kéo lấy tiền. Espinosa thậm chí còn vào văn phòng phía sau, cạy máy chơi bạc để lấy tiền. Anh ta ngắt kết nối camera an ninh để tránh bị phát giác.

    Espinosa bị cáo buộc chiếm đoạt 5,700 USD. Hiện anh này được tại ngoại sau khi nộp 30,000 USD bảo lãnh. Espinosa đã làm cảnh sát tại Khu 4, hạt Harris trong hơn 7 năm. Anh ta đã bị sa thải vào ngày bị bắt. Espinosa dự kiến hầu tòa vào 23/6.

    Người phụ nữ phải bán nhà bồi thường vì "trù ẻo" hàng xóm Việt

    Một phụ nữ lớn tuổi ở bang Washington, bị cáo buộc tội thù ghét chủng tộc đối với người hàng xóm gốc Việt. Bà này đã đồng ý bán nhà để bồi thường số tiền 45,000 USD.

    Jan Myers, 72 tuổi, sống tại thành phố Shoreline, bang Washington, hôm 7/4 bị truy tố với cáo buộc kỳ thị chủng tộc vì quấy rối Thi Pham, người hàng xóm gốc Việt, vào tháng 4/2021.

    Các luật sư của Pham thông báo bà Myers đồng ý dàn xếp dân sự, trong đó Myers buộc phải bán căn nhà bà sở hữu tại Shoreline trong 6 tháng tới để bồi thường cho cô Pham 45,000 USD. Trường hợp bà Myers không bán nhà và chuyển đi như thỏa thuận, vụ kiện sẽ được tiến hành xét xử và có khả năng được quyết định bởi bồi thẩm đoàn.

    ban nha boi thuong vi pbct
    Bill Healy (trái) cùng vợ Thi Pham trao đổi với luật sư Jeff Champiche (giữa). Ảnh: Law & Crime.

    Vợ chồng cô Pham đã đệ đơn kiện Myers vào tháng 8/2021 sau khi bà Myers liên tục quấy rối và đe dọa gia đình cô. Một số sự việc được camera ghi lại.

    Pham cho biết Myers bắt đầu quấy rối gia đình khi cô đang làm vườn hồi tháng 4/2021. Myers hăm dọa cô Pham, gọi cô là "mắt xếch" hay hét lớn "này cô gái Việt Nam, cô sẽ không còn sống được bao lâu nữa".

    Bill Healy, chồng cô Thi Pham, cho biết sự việc rất nghiêm trọng. Headly nói rằng bà Myers còn xuất hiện trong tình trạng bán khỏa thân phần dưới trước vợ và cậu con trai hai tuổi của anh. Khi gia đình đệ đơn kiện, Pham cho biết cô không còn cảm thấy an toàn khi ở trong nhà mình.

    Các luật sư của gia đình Pham nhận định vụ dàn xếp dân sự là một chiến thắng cho các nạn nhân bị quấy rối phân biệt chủng tộc. "Chúng ta cần xử nghiêm những kẻ quấy rối chủng tộc và bắt họ bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân", luật sư Jeffery Campiche nói.

    "Tôi rất vui vì tôi có thể sống an toàn trong ngôi nhà của mình mà không bị quấy rối chủng tộc", Pham nói. "Chúng tôi hy vọng Jan Myers tuân theo thỏa thuận và tiến hành nhanh chóng".

    VnExpress (Theo NBC, Next Shark/Law & Crime)

  • Theo People hôm 12.4, nữ diễn viên hài Ali Wong vừa xác nhận ly hôn doanh nhân Justin Hakuta. Trước khi “đường ai nấy đi”, họ đã chung sống 8 năm và có hai con gái nhỏ.

    Ali Wong và Justin Hakuta quyết định chấm dứt sau 8 năm sống chung nhà. Thông tin được đại diện của cây hài gốc Việt xác nhận với People. Một nguồn tin tiết lộ với tạp chí kể trên rằng bộ đôi chia tay trong hòa bình và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các con với tư cách là các bậc cha mẹ đầy trách nhiệm, yêu thương.

    ali wong 1
    Ali Wong và Justin Hakuta chia tay trong êm đẹp và thống nhất cùng nhau chăm sóc hai con gái. Ảnh: SHUTTERSTOCK

    Cây hài 40 tuổi lần đầu gặp Justin Hakuta tại tiệc cưới của một người bạn hồi 2010 và ngay lập tức bị thu hút vì có cảm giác thân thuộc. Trong chương trình Baby Cobra của Netflix (2016), ngôi sao phim Always Be My Maybe đã tiết lộ cách cô “bẫy” chồng mình như thế nào. “Điều đầu tiên tôi biết về Justin là anh ấy đang theo học trường Kinh doanh Harvard và tôi đã nghĩ: ‘Ôi Chúa ơi, mình phải bẫy anh này'. Và tôi bẫy anh ấy thật, ban đầu là bằng cách không hôn anh ấy cho đến buổi hẹn hò thứ năm. Đó là động thái rất bất thường với tôi nhưng tôi cố tình làm vậy vì tôi biết anh ấy là một người đáng để nắm giữ”, nữ nghệ sĩ kể lại đầy hài hước.

    Sau vài năm hẹn hò, cặp đôi tổ chức đám cưới tại San Francisco hồi tháng 11.2014. Họ lần lượt chào đón hai con gái nhỏ Mari (sinh 2015) và Nikki (sinh 2017).

    ali wong 1
    Vợ chồng nữ diễn viên gốc Việt thời còn hạnh phúc. Họ từng khoe ảnh cùng nhau thưởng thức phở Việt. Ảnh: INSTAGRAM JUSTIN HAKUTA

    Justin Hakuta được biết đến là con trai của ngôi sao truyền hình người Mỹ gốc Nhật Ken Hakuta. Anh cùng tuổi với Ali Wong và là một doanh nhân thành đạt từng giữ vị trí phó chủ tịch của công ty công nghệ GoodRx.

    Trong cuốn hồi ký năm 2019 gửi đến các con gái của mình, Ali tiết lộ cô đã ký một bản thỏa thuận tiền hôn nhân. Do đó, nữ nghệ sĩ chia sẻ cô trở nên có động lực kiếm tiền hơn vì không thể phụ thuộc vào chồng. Bà mẹ hai con từng chia sẻ: “Bản thỏa thuận tiền hôn nhân đó đã khiến tôi sợ chết khiếp. Thế nhưng cuối cùng, việc buộc phải ký văn bản đó lại là một trong những điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với tôi và sự nghiệp của tôi”.

    ali wong 1
    Ali Wong là cây hài quen thuộc với khán giả Mỹ. Tại Việt Nam, cô cũng được nhiều người yêu thích qua các clip hài hước lan truyền trên mạng. Nghệ sĩ gây ấn tượng với phong cách tấu hài "lầy lội", gần gũi và những biểu cảm khó đỡ. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH

    Ali Wong sinh năm 1982 tại San Francisco trong gia đình có bố là người Mỹ gốc Hoa, mẹ là người Việt từ Huế sang xứ cờ hoa làm việc vào năm 1960. Cô bắt đầu theo đuổi sự nghiệp diễn hài từ năm 2005 và là một trong những cây hài gốc Á rất được yêu thích tại Mỹ. Nghệ sĩ gốc Việt xuất hiện trong hàng loạt bộ phim, chương trình nổi tiếng như: Baby Cobra, Hard Knock Wife, Don Wong, Black Box, American Housewife, Always Be My Maybe… Ali Wong có trang Instagram hơn 2 triệu người theo dõi đồng thời góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới (2020) do Time bình chọn.

    ali wong 1
    Ali Wong trên show Ellen Degeneres

    Theo Thanh Niên

  • cho con hoc mau giao 2
    Ảnh minh họa

    Dưới đây là chia sẻ của bạn Louis Le trên nhóm SEA Lean In Circle - Điểm Tựa về giai đoạn chuẩn bị cho con đến trường. Hy vọng các bố mẹ Việt ở hải ngoại có thể rút được kinh nghiệm cho bé nhà mình:

    ''Hôm nay mình muốn viết cho những cặp trẻ đang có con sắp sửa vào Mẫu giáo (elementary) những kinh nghiệm mình đã lo cho con mình.

    Khi con mình được 3 tuổi thì mình cho hai đứa vào pre-school (nursery school). Thường thường mỗi thành phố đều có những cái trường này và nó không đắt, nhất là có những nhà thờ có luôn cả pre-school. Thiệt ra pre-school là họ tập cho con cái biết nghe lời và làm theo sự chỉ dẫn của cô giáo, ngoài ra nó còn giúp cho con mình chung đụng, làm quen, chơi đùa với những đứa trẻ cùng tuổi khác và nhất là ở Mỹ, sẽ có nhiều chủng tộc khác nhau. Cái này sẽ làm con mình dạn dĩ khi đi vào Mẫu Giáo.

    Trong lúc này cũng là lúc mình dạy con mình tự đi bô và tự lau chùi lấy, cái này gọi là potty train. Cái quan trọng là con mình phải biết báo cho cô giáo biết khi bé cần đi bô, đi tiểu và không được sợ , phải dạn. Mình luôn luôn khuyến khích con mình phải bạo dạn vì mọi người đều thương và lo cho bé. Nên bỏ thời giờ và sự thương yêu cho con mình được thành công trong chuyện này.

    Tới tuổi đi học mẫu giáo, mình rất kỹ về chuyện này vì theo mình nó là căn bản của học vấn trong tương lai con mình. Những thứ mình phải hy sinh là gì?

    1. Mình bỏ việc kiếm nhiều tiền hơn để tìm việc có thời giờ tham gia những lần trường cần volunteer cho lớp, ở ngay tại lớp và field trips (dã ngoại).

    2. Mình và bà xã kiếm khu ở có trường mẫu giáo tốt thay vì mua (nhà) ở những chỗ hai vợ chồng thích, vì con mình quan trọng hơn. Mình biết mình muốn ở khu nào, vào https://www.greatschools.org/ (coi cái zipcode của mình con phải học trường nào và mình đọc hết tất cả reviews của bố mẹ học sinh ở đó coi họ nói gì. Demographics như thế nào, nhiều chủng tộc tốt hay không, có nhiều bullying hay không và nhà trường làm gì với những sự kiện này? Mình kiếm được trường tốt cho con thì mình mới đi mua nhà ở đó hoặc đi mướn nhà thay vì mua nếu quá đắt. (Bố mẹ ở Anh quốc có thể tham khảo review các trường mẫu giáo tại https://www.daynurseries.co.uk/)

    3. Mình không muốn con mình lạc lõng trong một trường học lớn, mình luôn luôn chở bé đi học và đứng chờ cho bé vào lớp, hai đứa con mình rất hãnh diện và vui khi nhìn thấy bố mẹ chăm sóc. Khi tất cả những đứa nhỏ khác nhìn thấy con mình vui, tụi nó cũng muốn làm bạn nên con mình lại có nhiều bạn, đây là psychology 101 cho tất cả mọi chủng tộc, con người.

    4. Trong mỗi lớp, năm nào cũng có open houses cho bố mẹ tới gặp thầy cô giáo và nhìn thành tích con mình làm trong lớp, sau giờ đi làm, hai vợ chồng vào coi con mình làm ăn ra sao. Tụi nhỏ rất thích show off những gì bé làm trong lớp, cái này cho bé một tự tin và bé biết bố mẹ chăm sóc và lo cho bé thành công. Bố mẹ rất thương bé.

    5. Đừng đánh giá thấp sự có mặt của bố mẹ trong trường, nó giúp con mình rất nhiều. Không có một ngày tổ chức nào của lớp mà không có một trong hai vợ chồng mình có mặt volunteer để giúp cô, thầy giáo. Hai người thay phiên nhau làm. Con mình rất vui và hãnh diện khi mình chở bé và bạn bé đi field trips (dã ngoại), mà thiệt ra mình học được rất nhiều từ những cái field trips này cho chính mình.

    Nhiều người sợ tiếng Anh không giỏi, mình nhìn Tàu, Ấn Độ mới qua đi volunteer, nói trọ trẹ nhưng họ chỉ cần làm mà không cần nói, chỉ cần giúp đỡ trường mà thôi. Cũng nhờ những cái này, cả hai con mình thiệt ra rất popular trong trường, ai cũng muốn làm bạn hai đứa cả. Birthday mình tổ chức, bé gái được mời bạn thân đi chung vui với bé. Mình nhớ ngày bé lên lớp, nhiều em bé khóc vì bố mẹ không tới chung vui với mấy em, mình thấy tội nghiệp quá, đa số dân Á Đông mẹ có mặt, mình thì cả hai vợ chồng.

    6. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và “nồi nào thì ắp vung đó”, khi lên tới Middle school (lớp 7) bé đã có một số bạn thân đều học giỏi và vui đùa với nhau. Bé lười học, mẫu giáo chỉ vừa đủ điểm lên lớp, nhưng lên Middle school bắt đầu học straight A vì bạn bè đều học giỏi. Khi sự học và sự tự tin đã có theo một guồng máy tốt, thì lên trung học, cũng dễ dàng. Bé đã biết lo cho Đại Học, tham gia student bodies, clubs, và trở thành popular hơn mặc dù không được 5 chấm như bạn bè, nhưng 4 chấm có, theo mình là quá đủ rồi. Lấy AP nhiều cho khổ vì mình muốn con mình được đi chơi, chơi games với bạn bè cuối tuần. Con mình sau khi đi học về thứ sáu là muốn làm gì thì làm, chơi games, đi sinh nhật cũng như mình hồi trung học. Chưa bao giờ hai đứa phải học thêm cuối tuần.

    Fail to plan, plan to fail. Đời sống với con cái rất ngắn ngủi, thời gian trôi rất mau. Mình đã bỏ không biết bao nhiêu dịp may để qua hãng lớn, kiếm nhiều tiền hơn, nhưng phải đi công tác nhiều hơn và làm nhiều giờ hơn. Đổi lại mình có thời giờ chăm sóc cho con mình thành người phóng khoáng, vui vẻ và lạc quan về tương lai của tụi nó.

    Luôn luôn tụi nó biết lúc nào cũng có bố mẹ thương yêu và chăm sóc cho hai đứa từng li từng tí. Mà đừng nói tụi nó hư, con mình rất thương yêu nhau, gia đình và bạn bè. Chúc mọi em trẻ lo cho con một cách chu đáo. Mình không đổi việc để làm nhiều tiền hơn, nhưng ông trời vẫn cho mình đủ tiền bạc để lo cho con cái, hay thiệt. 

    Nguồn: FB Louis Le / SEA Lean In Circle - Điểm Tựa

  • "Trước là ca sĩ nổi tiếng nhưng bây giờ làm đầu bếp, thợ hồ, thợ may, phụ trong nhà hàng... Có rất nhiều người trầy trụa nhiều năm liền, sống trong sự lo lắng", ca sĩ Thanh Thảo tiết lộ về cuộc sống của một số người Việt ở Mỹ.

    cuoc song vat va cua nghe si viet tai my 1

    Vân Quang Long "bốc vác, phụ hồ" và cuộc sống mưu sinh của nghệ sĩ Việt

    Thời điểm cựu thành viên nhóm 1088, Vân Quang Long qua đời tại Mỹ vì đột quỵ, nhiều hình ảnh quá khứ của nam ca sĩ được dư luận quan tâm. Qua một số hình ảnh trên trang cá nhân của Vân Quang Long, có thể thấy trước khi qua đời, anh làm nhiều công việc chân tay rất vất vả.

    Có nguồn tin, vì tình hình dịch Covid- 19 nên công việc của cố ca sĩ và nhiều nghệ sĩ Việt tại hải ngoại gặp khó khăn. Để có tiền trang trải cuộc sống và tiết kiệm, gửi về cho gia đình, Vân Quang Long phải làm đủ nghề, từ thợ điện, bốc vác, thợ xây...

    Đồng nghiệp thân thiết của Vân Quang Long, ca sĩ Hàn Thái Tú từng bộc bạch: "Thực sự, nghệ sĩ sống ở Mỹ rất khác, Long làm rất cực, tôi làm nhà hàng rất cực, ai qua xứ Mỹ mà không phải làm". Hàn Thái Tú kể rằng có lần sang thăm bạn, thấy Vân Quang Long đang bê từng viên gạch, bao xi măng làm thợ xây nhà. Đôi môi ông bố 3 con khô khốc, tái mét, miệng thở ra khói dưới trời lạnh…

    cuoc song vat va cua nghe si viet tai my 1
    Để trang trải cuộc sống, cố ca sĩ Vân Quang Long không ngại làm công việc nặng nhọc. (Ảnh ST)

    Từ cuộc sống mưu sinh vất vả của cố ca sĩ Vân Quang Long, khán giả hiểu thêm về cuộc sống không phải lúc nào "cũng chỉ màu hồng" của nghệ sĩ Việt trên đất Mỹ.

    Trước đó, nghệ sĩ cải lương đình đám một thời, Thanh Hằng cũng trải lòng về những ngày tháng vất vả khi sống ở xứ người. Chị chia sẻ rằng, những ngày đầu trên đất khách, sự khác biệt về ngôn ngữ, sinh hoạt khiến bản thân vô cùng hụt hẫng. Để mưu sinh, nữ nghệ sĩ phải trải qua đủ nghề từ bưng bê ở quán nước, làm móng, lau chùi toilet…

    Phi Nhung từng rơi nước mắt khi nhớ lại những tháng ngày cực khổ của mình bên Mỹ để mưu sinh, một mình nuôi con. Để có tiền, nữ ca sĩ không từ chối công việc nặng nề như lợp tôn, may thảm… đến nát cả chân tay. "Tôi đi làm vất vả, kiếm từng đồng một để trả tiền nhà, tiền xe. Đến cái chén ăn cơm tôi cũng phải bỏ tiền ra mua. Tiền đó ở đâu mà có? Đó là tiền tôi phải đi làm cực nhọc kiếm ra, chứ đâu được ai cho. Thậm chí, ngay cả đi sinh con, tôi cũng phải tự động lái xe một mình. Sinh con xong, tôi lại phải lái xe một mình về. Tôi đặt con bên cạnh, cứ thế lái xe về nhà, không có bất cứ ai ở bên chăm sóc", giọng ca "Áo mới Cà Mau" nghẹn ngào chia sẻ trên sóng truyền hình.

    cuoc song vat va cua nghe si viet tai my 1
    Ngọc Quyên từng chia sẻ vì muốn tiết kiệm tiền để lo cho con, cô chọn ăn bánh mỳ cả ngày. (Ảnh FBNV)

    Nói về thời gian đầu sang Mỹ, siêu mẫu Ngọc Quyên đã tâm sự: "Tôi bị hụt hẫng lắm....

    Khi ở Việt Nam tôi có quá nhiều thứ, từ danh tiếng, tiền bạc cho đến lái xe,... những thứ tốt nhất nên khi sang Mỹ không có gì cả liền bị stress. Dù chồng cũ cũng hỗ trợ, mua cho tôi một chiếc xe đạp nhưng dần tôi cũng chán. Sau một tháng là không còn chụp ảnh nữa rồi, chán rồi".

    Những danh ca như Khánh Ly, Lệ Thu… cũng trải qua quãng thời gian "không một xu dính túi", làm đủ nghề để kiếm sống khi đến Mỹ.

    "Sống ở Mỹ này không làm thì tiền đâu mà lo hàng loạt chi phí?"

    Mới đây, ca sĩ Thanh Thảo cũng hé lộ thêm về cuộc sống mưu sinh của nghệ sĩ Việt tại Mỹ. "Chúng tôi, mỗi người một nỗi niềm, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, đành lòng rời xa quê hương, gia đình, bạn bè và khán giả thân thương ngay lúc tên tuổi còn trên đỉnh vinh quang, công việc ca hát liên tục mỗi ngày, bạn bè bù khú bên nhau mỗi đêm sau khi đi diễn về...chỉ vì mang trong lòng một mong muốn dành cho gia đình, người thân.

    Có người may mắn, bước đường mình chọn không gặp khó khăn cách trở, nhanh chóng có cho mình một cuộc sống mới ở xứ người, lập gia đình và hưởng hạnh phúc. Nhưng cũng có rất nhiều người trầy trụa nhiều năm liền, sống trong sự lo lắng, hồi hộp chờ đợi, ngày này qua tháng khác vẫn chưa đến được đích cuối cùng.

    Họ đã phải rũ bỏ hào quang của người nổi tiếng, được bao nhiêu người vây đón khi còn ở quê hương, cuộc sống sung túc bên gia đình, bạn bè để buộc phải làm nghề tay trái để mưu sinh. Sống ở Mỹ này không làm thì tiền đâu mà lo hàng loạt chi phí, bill mỗi tháng đến liền liền, còn nghĩa vụ thuế, bảo hiểm các loại...

    Để gọi là đại gia giàu có thật sự hiếm lắm! Ai cũng phải làm mới có tiền lo cuộc sống hằng ngày. Trước là ca sĩ nổi tiếng nhưng bây giờ đầu bếp, thợ hồ, thợ may, bán hàng online, phụ trong nhà hàng...nghề gì thích hợp thì làm. Với mong muốn cuối cùng là có cơ ngơi ổn định rồi bảo lãnh cha mẹ già, vợ chồng, con cái sang đoàn tụ.

    Nhưng rồi cũng có người ra đi mãi mãi sau bao nhiêu cố gắng, chôn vùi luôn ước muốn đoàn tụ cùng gia đình. Thật chua xót và bẽ bàng...

    Đồng ý là mọi sự lựa chọn của mình là do mình quyết định, sướng khổ là do mình chứ chả ai can thiệp được. Nhưng có những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, có những nỗi đau phải đành chôn giấu, có những trăn trở không thể chia sẻ…", nữ ca sĩ viết.

    cuoc song vat va cua nghe si viet tai my 1
    Nam diễn viên phim "Gạo nếp gạo tẻ" bán hàng online kiếm thêm thu nhập khi sang Mỹ. (Ảnh FBNV)

    Á hậu Trang sức 2007 Thái Như Ngọc cho biết, cuộc sống tại Mỹ rất đắt đỏ và tốn kém. Trong khi nghệ sĩ thường chỉ nhờ vào số tiền cát- sê đi hát cuối tuần, nếu không năng động, chịu khó thì cuộc sống ngày càng khó khăn. Cũng theo Á hậu Thái Như Ngọc, những công việc sửa chữa điện nước, nhà vườn hay giúp việc… chi phí rất cao, vì thế phần lớn các nghệ sĩ tự làm để tiết kiệm chi phí…

    "Mỗi tháng đều nhận được hàng loạt hóa đơn từ nhà cửa, xe cộ, rồi thuế, bảo hiểm… Nếu không làm ra tiền thì không trụ nổi cuộc sống tại đây", người đẹp chia sẻ về cuộc sống chung của người Việt ở Mỹ.

    Theo Dân Trí

  • Mỹ - Một cặp vợ chồng nhập cư người Việt tại Oakland đã bị đánh cắp phần lớn tiền tiết kiệm của họ. Thủ phạm đã trói hai người trước mặt cô con gái 7 tuổi trước khi lục soát ngôi nhà.

    3roseni2

    Bé Amy trong buổi phỏng vấn với đài ABC

    Mặc bộ quần áo màu vàng nhạt và hồng, đeo chiếc vòng cổ Hello Kitty, bé Amy, 7 tuổi, nhớ lại đêm thứ Ba 30/3 kinh hoàng. Ban đầu, cô bé nghe thấy một tiếng "bang" lớn từ phía sau nhà.

    "Cháu sợ rằng họ sẽ quay lại. Cháu không muốn họ quay lại", Amy nói.

    Đứa trẻ 7 tuổi không thể ngủ được sau đêm hôm đó khi 4 người đàn ông đột nhập qua cửa sổ cửa phía sau. Gia đình Amy đã đi lễ vào ngày xảy ra vụ việc.

    "Họ nói nếu các người làm bất cứ điều gì, người đầu tiên bị bắn sẽ là đứa con gái", Roseni - mẹ của Amy, kể lại vụ việc.

    Roseni cho biết bọn cướp đã trói vợ chồng cô rồi tấn công. Cô không muốn tiết lộ họ của mình vì sợ bị trả thù.

    "Họ đấm vào miệng anh ấy và khiến miệng anh ấy chảy máu", Roseni nói.

    3roseni

    Vết bầm trên tay chị Roseni

    Các đối tượng cũng phủ một tấm chăn lên Amy và đi từ phòng này sang phòng khác, lục lọi toàn bộ căn nhà.

    Tất cả mọi thứ, từ bộ sưu tập giày thể thao của anh trai Amy đến 7 chiếc vòng trên cổ tay của Roseni đều bị đánh cắp. Roseni vén một tay áo lên để lộ vết bầm khi từng chiếc vòng của cô bị giật ra.

    Điều đau lòng nhất đối với những người nhập cư Việt Nam này là phần lớn tiền tiết kiệm của họ đã bị đánh cắp.

    Tội ác xảy ra vào thời điểm người Mỹ gốc Á ở vùng Vịnh và trên khắp nước Mỹ đang trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ phân biệt chủng tộc. Roseni cho biết ít nhất ba gia đình trên con phố của cô bị cướp hoặc tấn công trong những tháng gần đây.

    Chỉ mới tuần trước, Dion Lim - người dẫn chương trình ABC7 News, đã cảnh báo về nhiều vụ cướp ở Oakland và San Francisco, trong đó có vụ thiết bị chụp ảnh trị giá 17,000 USD của một người đàn ông Trung Quốc 72 tuổi bị cướp. Nạn nhân đang chụp ảnh gần Embarcadero vào thời điểm xảy ra vụ việc.

    3roseni1

    Hiện trường vụ việc

    Điều an ủi duy nhất đối với Roseni là những gì một đối tượng thì thầm vào tai cô: "Đừng lo, chúng tôi sẽ không giết hoặc hãm hiếp cô, chúng tôi đến đây chỉ vì tiền. Cô biết COVID-19 đúng không? Chúng tôi không có việc làm, không có tiền. Đây là lý do chúng tôi phải làm việc này”.

    Khi được hỏi liệu cô có xem đó là lời xin lỗi không, Roseni gật đầu.

    "Vâng, đó là lý do tôi cảm thấy tốt hơn. Ít nhất anh ta vẫn là một con người với một trái tim”, Roseni nói.

    Trong khi gia đình Roseni thực hiện nhiệm vụ to lớn là hàn gắn tổ ấm và cuộc sống của họ, câu chuyện này cũng như nhiều trường hợp khác đã gửi một điệp đến các cơ quan thực thi pháp luật tại Mỹ: hãy chú ý đến các nạn nhân gốc Á.

    Gia đình Roseni cũng gửi lời tới những tên cướp.

    "Làm ơn đừng quay lại đây nữa. Các người đã có những gì mình muốn, hãy để chúng tôi yên sống cuộc đời của chúng tôi", Roseni vừa nói vừa lắc đầu.

    Cô bé Amy nói: "Cháu muốn họ sống tốt bụng và không cướp của mọi người. Họ có thể tự kiếm tiền bằng cách kiếm việc làm".

    Một người bạn đã thiết lập một trang GoFundMe để giúp đỡ gia đình Roseni. Bạn đọc muốn đóng góp có thể nhấp vào đây.

    Viethome (Theo ABC7)

  • Tôi đọc được dăm tâm tình chia sẻ của một anh bạn trên Facebook nhân kỷ niệm ngày 20 năm gia đình anh đến Mỹ. Một gia đình hai con nhỏ đến Mỹ khi hai vợ chồng đã quá tuổi 30 với tay trắng, hạn chế ngôn ngữ và xa lạ văn hóa để tạo dựng một đời sống mới trên xứ người.

    Cần mẫn vừa học vừa làm toàn thời gian đầy vất vả, anh ra kỹ sư sau năm năm đến Mỹ và chị cũng tốt nghiệp đại học sau anh ba năm. Cuộc sống bắt đầu ổn định để lo cho con cái và rồi cây trái đã trổ bông. Hai con trai bé nhỏ ngày nào đã ra trường, lại trường danh tiếng là UC Berkeley và Harvard, một luật sư và một chuẩn bị hoàn tất cao học.

    Một câu chuyện đáng ngưỡng mộ và thành công nhưng không phải hiếm hoi bởi một khuôn mẫu gia đình như vậy cũng là câu chuyện của nhiều gia đình Việt tại Mỹ. Nhưng điều đáng quý nơi họ là tâm tình cảm tạ và đầy trách nhiệm với nước Mỹ.

    social welfare

    Anh viết, “Kỷ niệm 20 năm ngày đặt chân đến Mỹ, chúng tôi biết ơn nước Mỹ và sẽ sống một cách xứng đáng với những gì nước Mỹ đã ban tặng cho chúng tôi. Tôi vẫn hy vọng rằng nước Mỹ sẽ mãi mãi mở rộng vòng tay cho những người di dân đến sau chúng tôi”. (trích từ FB Đoản Kiếm).

    Còn câu chuyện gia đình thứ nhì mà tôi biết và qua những điều họ tự kể. Họ đến Mỹ đã gần 30 năm khi tuổi quá 20 rồi gặp nhau, có hai con còn đi học. Cũng cần mẫn tạo dựng, hai vợ chồng làm chủ được một tiệm nails nhỏ, tôi đoán đời sống của họ cũng khá ổn định với công việc.

    Những câu chuyện như vậy khá nhiều và khá phổ biến. Bất kể công việc và hành trình ra sao, sự cố gắng vươn lên và lo cho tương lai con cái để trở thành những công dân trách nhiệm của người Việt tại Mỹ là mẫu số chung đáng trân trọng của nhiều gia đình. Nhưng câu chuyện có điều khác hơn để kể tiếp.

    Chạy xe sang, ngoài căn nhà đang ở còn có căn nhà nhỏ khác cho thuê, nhưng qua lời kể, gia đình chủ tiệm nails này khoe rằng mỗi năm vẫn được cho tín thuế EITC (Earned Income Tax Credit) năm, sáu ngàn đô la dành cho các gia đình thu nhập thấp. Tôi ước lượng ngay thu nhập khai thuế trên giấy tờ của cả hai vợ chồng chỉ ở mức dưới 30 ngàn mỗi năm mới được vậy.

    Đó là lý do gia đình họ được hưởng các phúc lợi xã hội và y tế miễn phí cho đến vài năm qua, khi những điều kiện để xin không còn dễ dãi như trước kia nên đã chuyển sang mua bảo hiểm Obamacare được tài trợ gần như toàn bộ. Còn con cái thì không biết được Medicaid hay CHIP, một chương trình y tế cho trẻ em giá cũng rất rẻ, cũng như họ đủ tiêu chuẩn nhận chương trình tem phiếu thực phẩm (Food stamp/SNAP).

    Câu chuyện gia đình thứ nhì cũng không thiếu trong cộng đồng Việt tại Mỹ vì theo thống kê dân số Hoa Kỳ (American Community Survey 2019 *) thì có đến 9.9 % gia đình Việt nhận trợ cấp tem phiếu thực phẩm, 3% nhận trợ giúp tiền mặt và 8.4% nhận tiền SSI, loại trợ cấp tiền mặt cho người trên 65 hay được chứng nhận tàn tật. Cũng như có đến 31.8% dân số cộng đồng, tức khoảng 600 ngàn người lớn nhỏ được hưởng miễn phí hay mua bảo hiểm y tế giá rẻ các loại từ chính phủ.

    Việc nhận các phúc lợi xã hội không phải là điều để bàn bởi đây là chương trình nhân đạo của chính phủ, có ngân sách hàng năm để giúp đỡ các gia đình nghèo, những người thật sự cần sự giúp đỡ hay người già không có thu nhập. Nó từng là một sự giúp đỡ to lớn cho hầu hết người Việt định cư tại Hoa Kỳ bước đầu để tạo dựng cuộc sống mới rồi đi lên, đóng góp, đáp trả lại cho xã hội.

    Nhưng điều đáng nói ở đây là sự lạm dụng. Có những người ở nhà lớn, đi xe sang, xài hàng xa xỉ, vài năm vẫn “áo gấm về làng” bên Việt Nam và họ vẫn thuộc diện “nghèo”, không những chưa từng đóng thuế mà còn được nhận thêm tiền về.

    Đừng hỏi tại sao họ làm được? Họ biết và dám làm những điều người khác không biết hay không dám làm. Trong vụ dịch vụ khai gian tiền thất nghiệp liên quan đến hàng ngàn người Việt tại Nam Cali, văn phòng biện lý Quận Cam bảo rằng những người làm dịch vụ bị bắt đã xin được tiền thất nghiệp cho cả cụ già trên 90 tuổi không còn sức làm việc đã từ lâu hay cho tu sĩ trên 70 tuổi đang nhận tiền SSI.

    Để có thêm một chi tiết khi kể về hai gia đình này và chắc chắn cho suy đoán của mình, tôi nhắn riêng anh kỹ sư để hỏi về những số tiền cứu trợ chính phủ. Đúng vậy, gia đình anh chỉ có đóng thuế. Thu nhập vợ chồng anh cao hơn mức để nhận được tiền trợ giúp trong các gói cứu trợ từ chính phủ, so với những gia đình có hai con nhỏ đủ điều kiện như gia đình thứ nhì được nhận 14,000 đô trong năm nay ($2,000 mỗi người từ chính phủ và $3,000 tín thuế cho mỗi trẻ em), không kể thêm các tín thuế EITC cùng các phúc lợi, trợ cấp học phí khác như đã kể trên.

    Không lấy cái riêng để nói điều chung và chẳng thể vẽ trọn vẹn qua đôi câu chuyện nhưng hai gia đình Việt, hai câu chuyện không hiếm, hay thậm chí khá phổ biến cũng ít nhiều góp thêm một phần về chân dung cộng đồng Việt tại nước Mỹ. Có những công dân trách nhiệm và có những người lạm dụng hệ thống. Tôi tin rằng nhìn quanh mình thì ắt không khó bắt gặp những gia đình tương tự, cả ở ngoài đời và theo như các số liệu đã dẫn.

    Có thêm điều khác biệt là anh bạn kỹ sư nói trên là một người không-Trump, là một ngòi bút sắc bén để chống lại Trump. Còn gia đình thứ nhì là một gia đình mê Trump, chửi đảng Dân Chủ và những người đã bầu cho tổng thống Joe Biden. Họ “lo” Biden mở tung biên giới để cho di dân lậu tràn vào làm gánh nặng xã hội, họ chỉ trích Biden sẽ tăng thuế người dân. Tựa như trong thế giới những người Việt-Trump vẫn thường đăng đàn bảo rằng, những người ủng hộ Biden, ủng hộ Dân Chủ chỉ là những người “ít học, ăn trợ cấp” (!?). Sự thật cứ để mỗi người tự trả lời.

    Cộng đồng người Việt tại Mỹ có những điều tích cực lẫn tiêu cực như vậy, cái nhìn sẽ đầy đủ hơn khi soi từng góc nhỏ khác nhau. Nhưng dẫu thế nào thì cũng sẽ khó lòng được trọn vẹn hay hiểu hết chân dung của nó. Có thể đó là lý do tại sao mà câu thơ “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” của thi sĩ Du Tử Lê vẫn thường được người ta nhắc đến nhiều hay chăng?

    Nhã Duy (Baocalitoday)

  • trung tam cong dong
    (Ảnh mô phỏng)

    Sau gần 10 năm lên kế hoạch và nhiều năm xây dựng, Trung tâm dịch vụ cộng đồng Người Mỹ gốc Việt của Quận Santa Clara sẽ được khai trương vào mùa thu năm nay.

    “Đây là một nỗ lực của cộng đồng,” Giám sát viên Cindy Chavez nói trong lễ kỷ niệm Tết Nguyên đán gần đây nói với 60 người tham gia. “Trung tâm này là sự phản ánh cam kết của quận để tôn vinh sự đa dạng văn hóa ”

    Trung tâm rộng 30.000 foot vuông tại 2410 Senter Road ở San Jose, dự kiến ​​hoàn thành xây dựng vào mùa hè, sẽ là cơ sở đầu tiên của quận tập trung phục vụ cộng đồng Việt Nam 

    Mô hình dịch vụ của trung tâm cũng như kiến ​​trúc của tòa nhà kết hợp nhiều ý kiến ​​phản hồi của cộng đồng.

    Mối quan tâm đến một trung tâm phục vụ người dân Việt Nam đã dấy lên vào năm 2012 sau khi Sở Y tế Công cộng của quận công bố một nghiên cứu cho thấy rằng cư dân Việt Nam ở Vịnh Nam phải chịu sự chênh lệch đáng kể về sức khỏe, các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ cũng đóng một vai trò lớn trong việc ngăn cản việc tiếp cận các dịch vụ của quận.

    San Jose là nơi có dân số Việt Nam đông nhất trong bất kỳ thành phố nào ngoài Việt Nam. Theo dữ liệu Điều tra dân số Hoa Kỳ, cộng đồng này chiếm khoảng 11% dân số San Jose.

    Sau sáu tháng họp và khảo sát vào năm 2016, Quận Santa Clara đã chấp thuận việc xây dựng trung tâm và giải ngân  ngân sách $ 7 triệu để phát triển một kế hoạch dịch vụ. Cùng năm, San Jose cũng thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam tại George Shirakawa Senior Center. Trung tâm thành phố đã cung cấp các dịch vụ và sự kiện văn hóa khác nhau trong những năm qua.

    Năm 2018, quận đã trao hợp đồng xây dựng trị giá 33 triệu đô la cho Gilbane Corporation. Trung tâm động thổ vào năm 2019.

    Với năm hạng mục công trình, trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ sức khỏe và con người, có tính đến văn hóa và ngôn ngữ, các viên chức cho biết. Đây cũng sẽ là một tâm điểm, nơi cộng đồng có thể tụ họp và tổ chức các sự kiện quan trọng, chẳng hạn như Tết Nguyên đán năm sau.

    “Thật thú vị,” một người tham gia cho biết trong sự kiện Tết Nguyên đán. 

    Quận cũng đưa ra lời giải thích về sự lựa chọn nghệ thuật của tòa nhà.

    Ông Thắng Đỗ, Giám đốc điều hành của Aedis Architects, người thiết kế tòa nhà cho biết: “Một chữ V lớn màu vàng tạo khung cảnh của sảnh chính, đại diện cho con người Việt Nam.”

    Du khách sẽ đi theo hình chữ S, mô phỏng bản đồ Việt Nam, vào tòa nhà. Các cửa sổ của tòa nhà sẽ có hình ảnh của tre làng, mô phỏng “bảo vệ làng quê Việt Nam ngày xưa”, ông Đỗ nói.

    Sàn và tường sẽ được trang trí bằng hình ảnh và màu sắc của cánh đồng lúa. Một phần trên cao trong nhà ăn chính sẽ giống như hình dạng của một chiếc “nón lá”.

    Nhóm cũng đang thực hiện một công trình trên sân thượng, đây sẽ là một tác phẩm nghệ thuật bằng ánh sáng LED với ba kiến ​​trúc đại diện cho các vùng khác nhau ở Việt Nam: Chùa Một Cột ở Hà Nội, Chùa Thiên Mụ ở Huế và Lăng Ông ở Sài Gòn. Nối ba địa danh là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam đạp xe trong trang phục truyền thống.

    “Hình ảnh người phụ nữ đi xe đạp thể hiện sự kiên trì của người Việt Nam”, nhà thiết kế Kyungmi Shin nói. “Và, nó cũng biểu thị một cách ẩn dụ sự chuyển động của cộng đồng người hải ngoại.”

    Nhiều người tham gia lễ kỷ niệm năm mới đã khen ngợi thiết kế của công trình

    “Tòa nhà tuyệt đẹp này sẽ là một dấu ấn đối với cộng đồng Việt Nam,” Tiffany Ho nói. “Cảm ơn Kyungmi đã nêu bật vai trò to lớn của phụ nữ trong nền văn hóa của chúng tôi".

    Theo Baocalitoday

  • Vốn không sẵn sàng để đối phó với thời tiết lạnh khắc nghiệt, hệ thống cơ sở hạ tầng điện - nước tại bang Texas (Mỹ) đột ngột hư hỏng nặng trong bão tuyết, khiến cuộc sống của hàng triệu người chồng chất khó khăn.

    mat dien o texas
    Một người đàn ông đi bộ sang nhà bạn trong khu vực bị mất điện ở Pflugerville, Texas hôm 15-2- Ảnh: Reuters

    Vừa chúc nhau năm mới an khang, cộng đồng người Việt tại Texas lại phải gửi vội đến nhau những lời thỉnh cầu giúp đỡ, những dòng cầu nguyện bình an cho đêm nay và cho những ngày sắp tới.

    Không ngủ được vì lạnh cóng

    Cuộc trò chuyện của chúng tôi phải kết thúc nhanh bởi ở điện thoại của anh Long Huỳnh, nhân viên nhà thuốc tại Arlington, Texas, đã gần cạn pin. Hôm 16-2 (giờ địa phương), điện trong khu vực được nối lại khoảng 5 tiếng vào ban ngày, anh tranh thủ sạc lại các thiết bị điện tử cá nhân và cầu mong sớm có điện lại đêm nay. 

    Suốt ngày 15-2, khu nhà anh bị mất điện hoàn toàn. Anh nói ban đêm đã không ngủ được vì lạnh quá. Nhiệt độ ngoài trời xuống tới âm 13oC, toàn bộ hệ thống sưởi tê liệt hoàn toàn nên dù ở trong nhà và trang bị nhiều lớp áo ấm vẫn không hề dễ chịu.

    Anh thành thật chia sẻ bản thân đã phải nghỉ làm không lương suốt tuần này bởi cửa hàng cũng cúp điện. Ở nhà cũng không sưởi, không nước nên cả ngày ngoài ăn uống anh chỉ cố gắng nằm yên giữ ấm và mong thời gian qua nhanh. 

    May mắn là nhà anh còn dùng nhờ được bếp gas của hàng xóm nên vớt vát được khoản nấu nướng. Đêm đông giá rét, toàn bộ khu dân cư xung quanh đã trong bóng tối, trong phòng riêng anh chỉ thắp sáng bằng một ngọn đèn cầy.

    Tính đến 22h ngày 16-2 (giờ Mỹ), ở một số nơi người dân Texas đã trải qua tổng cộng 32 tiếng mất điện trong rét cóng. Đây đó người ta đã loay hoay tự tìm cách sưởi ấm bằng các phương pháp truyền thống như đốt than, đốt củi, đốt lò gas. Một số trường hợp đã gây ra tai nạn đáng tiếc như ngộ độc khí than và thậm chí cháy nhà.

    Đêm âm độ, các gia đình có trẻ em nảy ra sáng kiến đưa các cháu vào walk-in closet (phòng quần áo) ngủ tạm. Hãng xưởng đóng cửa, siêu thị và trạm xăng hoạt động rải rác cầm chừng. Đèn giao thông tắt ngúm, đường đầy tuyết trơn, tai nạn giao thông chờ chực. 

    Cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây đông cứng theo từng cơn gió tuyết. Trên mạng xã hội, nhiều bình luận tếu táo: "Nước Mỹ 2021 mà ngỡ như những nước nghèo những năm 1980".

    cup dien o texas 1
    Một xe vận tải bị lật ở Pierce vì đường trơn. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    Tuyết giá mà ngỡ là...động đất

    Rất nhiều ngôi nhà tại Texas bị vỡ ống nước gây sập trần khiến người dân ngỡ ngàng, bởi đây là chuyện trước nay chưa từng xảy ra. Lý do đầu tiên có lẽ là vì tiêu chuẩn xây dựng của Texas xưa nay chưa sẵn sàng cho mùa đông lạnh. 

    Lý do trực tiếp, theo kinh nghiệm của cư dân xứ lạnh, là do nước bị đóng băng nên dễ gây vỡ ống. Dù sửa chữa nhà cửa đã có bảo hiểm bao lo, thế nhưng trong điều kiện thời tiết thế này thì những giờ màn trời chiếu đất sắp tới là thử thách quá khó với nhiều gia đình.

    Các hội nhóm người Việt tại Houston cũng đang tích cực hỗ trợ nhau trong cơn hoạn nạn, chia sẻ kinh nghiệm sắm sửa trang thiết bị, cách thức giữ ấm, giữ an toàn cho bản thân, xe cộ, nhà cửa trong giá rét. Không ít gia đình có điều kiện tốt hơn đã để lại địa chỉ liên lạc trên mạng xã hội, rộng cửa đón đồng hương đến trú ngụ, chia sẻ thực phẩm và quần áo ấm. 

    Nhà anh Duy Đỗ tại thành phố này may mắn nằm trong khu vực duy trì đầy đủ điện nước nên những ngày qua đã trở thành "trạm cấp nước" và chỗ ở tạm thời cho một số người thân, bạn bè ở xung quanh. Anh hi vọng cuối tuần này thời tiết ấm lên, người dân Texas sẽ đỡ vất vả.

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston quấn chăn vì trời lạnh. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston dùng lửa từ bếp than để sưởi ấm. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston nấu cơm bằng bếp than ngoài trời. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Cư dân Houston phải dùng bình điện xe để sạc điện thoại. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    Hàng triệu người Texas đã qua hai đêm giá rét trong điều kiện tồi tệ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Thống đốc Texas Greg Abbott hôm 16-2 đã lên tiếng yêu cầu các cơ quan lập pháp điều tra ERCOT (Hội đồng Điện lực tin cậy của Texas) trong bối cảnh mất điện quy mô lớn. 

    Ông phát biểu giận dữ: "Không thể nào chấp nhận được chuyện này! 48 giờ qua không ai trông cậy gì được vào ERCOT". Ông lên tiếng kêu gọi các lãnh đạo ERCOT phải từ chức.

    Với mục đích ngăn chặn tình trạng mất điện liên tục, ERCOT đã thông báo cắt điện luân phiên từ 15-2 khi nhiều trạm phát điện ngừng hoạt động vì lạnh giá. Thế nhưng rốt cuộc lưới điện Texas vẫn rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Người dân đành co ro tự hỏi không biết đến khi nào mới có điện trở lại?

    Sự tê liệt của các cánh quạt điện gió và hệ thống điện mặt trời trong bão tuyết cũng khiến nhiều người hoài nghi và xét lại tính hiệu quả của việc khai thác các nguồn năng lượng sạch. Tuy vậy, có vẻ như đây là một kết luận hơi vội vàng. 

    Ông Jason Bordoff, giám đốc Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết: "Cái lạnh cực độ đang khiến toàn bộ hệ thống năng lượng tại Texas đóng băng. Tất cả các loại năng lượng đều hoạt động kém hiệu quả trong môi trường cực lạnh, vì hệ thống không được thiết kế để ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường này". 

    Trước sự đổ bộ bất ngờ của thiên tai và sự "bó tay" của ngành điện lực, người Texas trong những ngày tới chắc chỉ có thể... cầu trời.

    Theo Tuổi Trẻ

  •  Sáng Thứ Bảy, 6 Tháng Hai, tại thành phố San Jose, Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam (VNARP) và Hội Chạy Bộ “One Mile for One Child” của San Jose tổ chức chương trình CovidCare Package, tặng quà Tết cho 1,500 gia đình gốc Việt bị nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

    Theo anh Trung Lâm, người “thoát chết” vì COVID-19, cũng là thành viên ban tổ chức CovidCare Package, cùng những người bạn đứng ra quyên góp các cơ sở thương mại tại San Jose cho chương trình này, cho biết mỗi phần quà trị giá $300, tổng giá trị chương trình lên tới hàng trăm ngàn đô la.

    phat qua o my 1
    Người nhận quà không được ra khỏi xe mà chỉ cần mở cửa xe hoặc cốp sau để thiện nguyện viên đặt quà lên. (Hình: Đoan Trang/Người Việt)

    Chị Ngọc Rachel Nguyễn, thành viên ban tổ chức, cho biết: “Mỗi gói quà sẽ có các loại thuốc bổ, thuốc nhức đầu, xả xông hơi, sữa, rau củ, thịt, trứng… Đặc biệt là vì Tết sắp đến, nên phần quà nào cũng có bánh chưng, bao lì xì.”

    Những người có mặt đều đã ghi danh trước với giấy chứng nhận bị dương tính với COVID-19 trong 10 ngày trở lại.

    Để bảo đảm an toàn, người đến nhận quà chỉ cần ngồi trong xe, mở cốp xe sau hoặc cửa xe để thiện nguyện viên đặt gói quà vào, rồi theo hướng dẫn để ra khỏi khu vực phát quà một cách trật tự.

    Chị Ngọc nói thêm: “Hồi Thanksgiving năm trước, chúng tôi cũng tổ chức tặng thực phẩm cho cộng đồng, nhưng lúc đó không có thức ăn Việt, các cô chú người Việt mình… hơi buồn, vì họ không thích thức ăn của người Mễ, người Mỹ. Đợt này, vì sắp đến Tết Nguyên Đán, nên chúng tôi có thêm các món ăn ngày Tết, nhằm đem niềm vui đến cho mọi người, và mong cộng đồng Việt sớm vượt qua được khó khăm của đại dịch COVID-19.”

    Có trên 200 thiện nguyện viên tham gia chương trình CovidCare Package.

    Anh Lương Lê, đại diện Hội Chạy Bộ “One Mile for One Child,” chia sẻ: “Hội của chúng tôi đã giúp đỡ nhiều cho trẻ em Việt. Nhưng cứ mỗi lần đi làm từ thiện như thế này, chúng tôi đều cảm thấy rất vui, vì nghĩ những gì mình có được cần chia sẻ cho những người kém may mắn hơn mình. Tất cả xuất phát từ tấm lòng.”

    Bé Minh Vy Lê, con gái của anh Lương Lê, vừa phụ các thiện nguyện viên khác chuyển quà cho các cô chú, vừa nói: “Con nghe ba con nói đi làm việc giúp người Việt, con thích lắm, nên hôm nay con xin ba ra đây làm thiện nguyện.”

    phat qua o my 1
    Mỗi xe là những gói quà tặng cho một gia đình đã ghi danh. (Hình: Đoan Trang/Người Việt)

    “Hồi giờ, các chương trình từ thiện chỉ nhắm đến người nghèo, người vô gia cư, nhưng khi trải qua những nỗi kinh hoàng của bệnh nhân COVID-19, chúng tôi mới hiểu, họ cần thứ gì chọn đúng những gì họ cần vào lúc này,” anh Trung Lâm nói. “Không cần biết những ai ghi danh nhận quà giàu nghèo thế nào, ai mắc COVID-19 cũng đều trong cơn thập tử nhất sinh, rất kinh hoàng. Họ rất cần được giúp đỡ.”

    Theo ban tổ chức, đây là chương trình lớn nhất từ trước đến nay do cộng đồng người Việt đứng ra tổ chức tại San Jose. Và như anh Evan Huỳnh thuộc VNARP nói: “Những món quà mà các gia đình người Việt mình nhận hôm nay rất đơn giản đối với người khỏe mạnh, nhưng với những người lâu lắm rồi không ra được khỏi nhà do đại dịch COVID-19, nhất là bệnh nhân COVID-19, thì quý lắm. Nhìn những gương mặt của người Việt mình vui vẻ nhận quà, chúng tôi cảm thấy ấm lòng, sung sướng vô cùng!”

    Nguồn: Người Việt

  • LOS ANGELES, California (NV) – Orange County hiện có khoảng 200 trẻ em từ vài tháng đến 18 tuổi bị ngược đãi và đang cần cha mẹ nuôi. Theo cô Phương Võ, quản lý chương trình nuôi dưỡng trẻ em gốc Á của KFAM, tuy không có thống kê nhưng trẻ em gốc Việt rất đông.

    tre mo coi orange county
    Một người mẹ nuôi chơi với đứa con nuôi. Sau một thời gian, bé này trở thành con nuôi chính thức của cô. (Hình: Phương Võ cung cấp)

    “Vì Orange County không làm thống kê về chuyện trẻ em cần cha mẹ nuôi, nên tôi không có con số chính thức, nhưng theo thống kê của Los Angeles, trong số trẻ em gốc Á cần cha mẹ nuôi, trẻ em Trung Quốc và Philippines chiếm con số đông nhất và trẻ em gốc Việt đứng thứ ba. Tại Los Angeles, hiện có 60 trẻ em gốc Việt,” cô Phương Võ nói.

    Cô Phương là nhân viên của Korean American Family Services (KFAM), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Los Angeles, với chức vụ Điều Phối Viên Tiếp Cận Cộng Đồng Việt Nam.

    Tại sao có những đứa trẻ cần cha mẹ nuôi ?

    Cô giới thiệu về Asian Foster Family Initiative (AFFI), một bộ phận của KFAM.

    AFFI được thành lập năm 2014 với mục tiêu là chăm sóc những đứa trẻ cần cha mẹ nuôi. AFFI là cơ quan đầu tiên chuyên lo cho trẻ em em gốc Á tại Mỹ.

    Cô cho biết đây là những đứa trẻ bất hạnh. “Những bé này là nạn nhân của chính cha mẹ mình. Các em bị ngược đãi qua nhiều hình thức như thể chất, tình cảm hay lời nói, mắng mỏ. Có rất nhiều lý do. Có em thì bị hành hạ, đánh đập, la hét. Đây là bạo lực gia đình,” cô cho biết.

    Có những trường hợp không cố ý, như cha mẹ đánh đòn để dạy con nhưng đi quá đà. Cô nói: “Theo luật pháp, cha mẹ có thể đánh phạt con, nhưng chỉ được đánh bằng bàn tay xòe ra và đánh vào mông thôi. Nhưng khi dùng roi vọt hay nắm đấm thì đã là phạm luật rồi.”

    Tuyệt đối không được tát vào mặt con. Lại có những trường hợp nặng hơn. Cô nói: “Có những em bị lạm dụng tình dục nữa.”

    Ngoài ra, trong số trẻ em bị ngược đãi, có em không được cung cấp đủ thức ăn, quần áo, nhà ở cũng như sự chăm sóc y tế. Cô thêm: “Có em bị bỏ mặc ở nhà mà không có người chăm sóc.”

    Cô nhấn mạnh: “Đây là lý do rất phổ biến để cha mẹ gốc Việt không được nuôi con nữa.”

    Có trường hợp cha mẹ không muốn ngược đãi con mình nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy. Cô kể: “Có một cậu bé 13 tuổi sống với người cha lớn tuổi. Người cha bị mất trí nhớ và đôi khi quên nấu ăn cho con. Mẹ bé sống ở Việt Nam và chỉ có thể gọi điện thoại để an ủi.”

    Một ngày nọ, người cha đi đâu vài hôm và cậu bé phải gọi cảnh sát vì đói quá.

    Cô tiếp: “Sở Xã Hội Los Angeles tìm một ngôi nhà tạm cho bé. Không ai trong số họ hàng ở đây muốn giúp đỡ bé, vì vậy bé phải ở với cha mẹ nuôi không phải gốc Á. Bé đã phải học một loạt điều luật mới lạ trong nhà.”

    Tác động của việc xa cha và phải đối diện với một nền văn hóa mới lạ đã ảnh hưởng đến tâm lý của bé. “Vì vậy bé đã la hét rất nhiều lần, đến nỗi cha mẹ nuôi không nhận bé nữa. Tuy nhiên, khi quận hỏi chúng tôi có thể tìm cho bé một căn nhà Việt Nam, chúng tôi không thể làm gì vì lúc ấy không có gia đình gốc Việt nào muốn giúp. Cuối cùng, bé đã ở nhà người Trung Quốc,” cô nói.

    Nguồn: Người Việt

  • HOUSTON, Texas (NV) – Ông Art Acevedo, cảnh sát trưởng thành phố Houston, cho biết một cảnh sát viên dưới quyền tham gia trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội vào ngày 6 Tháng Giêng.

    Trong buổi họp báo ngày Thứ Tư, 13 Tháng Giêng, ông Acevedo cho hay rằng ông đã nhận nhiều thông tin về một nhân viên trong Sở Cảnh Sát Houston tham gia trong cuộc bạo loạn tại điện Capitol, và ngay lập tức vị cảnh sát trưởng liên lạc với FBI cùng phối hợp điều tra nội vụ.

    canh sat viet quoc hoi
    Cảnh sát viên Phạm Đình Tâm tại Houston bị tạm ngưng chức vì tham gia trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội. (Hình chụp màn hình đài KPRC 2)

    Nguồn tin của đài Fox 26 cho biết tên của cảnh sát viên được đề cập là Phạm Đình Tâm.

    “Một nhân viên thuộc Sở Cảnh Sát Houston được xác định đã dùng thời giờ riêng để tham gia cuộc tập họp, điều này phù hợp với quyền tự do ngôn luận, nhưng qua cuộc điều tra cá nhân này đã xâm nhập trái phép vào điện Capitol,” vị cảnh sát trưởng thông báo.

    Cảnh sát viên Tâm đã bị ngưng chức vụ và có 48 tiếng để có một cuộc giải trình với cảnh sát trưởng.

    “Xin lưu ý, tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận hiến định để hành xử phù hợp với tu chánh án này, nhưng lưu ý rằng chúng ta không được phép vượt qua giới hạn và làm trái luật,” cảnh sát trưởng diễn giải.

    Ông Acevedo nhấn mạnh: “Điều tôi có thể nói hiện tại đó là nhân viên này hầu như sẽ bị truy tố tội liên bang.”

    Ông Tâm làm việc tại Sở Cảnh Sát Houston trong 18 năm và chưa hề bị kỷ luật.

    “Cho đến lúc này, chúng tôi tin rằng ông Tâm đã đến Washington, DC một mình, nhưng mọi việc vẫn trong vòng điều tra với FBI và đội đặc trách chống khủng bố, và văn phòng điều tra nội bộ của sở cảnh sát địa phương,” ông Acevedo cho biết thêm.

    Nghiệp đoàn cảnh sát thành phố Houston cho biết dự đoán ông Tâm sẽ từ chức vào ngày Thứ Năm.

    Theo Người Việt

  • Tank Noodle, một nhà hàng Việt Nam ở Chicago, đang bị tấn công bởi những bức thư căm thù và những lời đe dọa sau khi chủ nhân của nó tham dự cuộc biểu tình “ Cứu nước Mỹ” ở Washington DC vào thứ Tư. Chủ là người Gốc Việt Thu Ly và Thục Ly, cùng con trai của họ và cũng là người quản lý nhà hàng, Thiên Lý, đều tham dự cuộc biểu tình. Thiên Lý nói với TODAY Food .

    tank noodle

    Hàng trăm người đã chia sẻ ảnh chụp màn hình trên tất cả các nền tảng mạng xã hội về bài đăng của Thu Ly từ cuộc biểu tình, được chia sẻ ban đầu trên Facebook  chị của Thiên, là Gwen Ly. Ảnh chụp màn hình cũng được Thiên Lý chia sẻ về bức ảnh selfie đăng lên Facebook của anh và bố Thục Ly trên máy bay đi Chicago.

    “Ngày 6 tháng 1 Get Wild! #fightfortrump, ”chú thích của Thiên Lý.

    Thiên Lý, 33 tuổi, đã xác minh các ảnh chụp màn hình cho TODAY, cho biết anh đã đến Washington, DC cùng với bố mẹ, mẹ vợ và một người bạn của gia đình để tham dự cuộc biểu tình. Ly cho biết cả nhóm không hề hay biết về bạo lực xảy ra tại Điện Capitol trong thời gian họ tham gia cuộc biểu tình. Anh nói rằng họ chưa đến Điện Capitol và chỉ tham dự cuộc biểu tình.

    “Chúng tôi không phải những người bạo lực và thật kinh hoàng khi chứng kiến ​​những gì đã xảy ra tại Điện Capitol,” anh nói với TODAY. “Đó là một ngày đáng buồn cho đất nước. Chúng tôi không tin vào những gì đang xảy ra ngay bây giờ.”

    Thiên Lý cho biết, hiện nay chủ nhà hàng và nhân viên của nhà hàng đang bị đe dọa qua điện thoại và trên mạng xã hội.

    “Tôi bị gán cho là một kẻ khủng bố vì đã tham dự cuộc biểu tình,” anh nói. “Chúng tôi nhận được những lời đe dọa chết chóc được gọi đến nhà hàng, những người đe dọa nhân viên của tôi, những người nói rằng họ sẽ đốt cháy nhà hàng của chúng tôi.”

    Chị gái của anh đến nhà hàng vào sáng thứ Sáu và tìm thấy một vỏ đạn súng ngắn nằm trước cửa hàng.

    Thiên Lý đã ẩn trang Facebook cá nhân và trang Facebook của Tank Noodle vì nhận được quá nhiều lời đe dọa giết người, anh nói với NBC News.

    “Chúng tôi là người nhập cư, bố mẹ tôi là người nhập cư. Họ chạy trốn khỏi cuộc đàn áp kiểu này đến từ Việt Nam. Chúng tôi yêu đất nước này, họ đến đây mà không có gì cả và họ có thể xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình và đưa tôi vào đại học “

    Các nhân viên lo ngại về việc đưa nhà hàng vượt qua đại dịch, ông nói.

    Thiên Lý cho biết: “Chúng tôi đã có một lượng khách hàng tuyệt vời. Chúng tôi đã làm được điều đó vừa đủ để giữ cho nhân viên có việc làm và thanh toán các hóa đơn của chúng tôi và tiếp tục tồn tại.”

    Mọi người cũng đã tràn ngập trang Tank Noodle Yelp với các bài đánh giá 1 sao, khiến Yelp phải đưa ra cảnh báo trên trang của họ, cảnh báo mọi người đăng “quan điểm của họ trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng với doanh nghiệp.”

    Thiên Lý cho biết anh hy vọng những khách hàng thân thiết của mình sẽ tiếp tục đến và tin nhắn căm thù sẽ dừng lại.

    “Tôi hiểu bầu không khí chính trị ở Chicago khác với chúng tôi, nhưng bạo lực ở mức độ này, kiểu đe dọa như thế này là không thể chấp nhận được,” Ly nói. “Chúng tôi không muốn có thêm bất kỳ bạo lực nào nữa.”

    Nguồn: Baocalitoday

  • GARDEN GROVE, California (NV) – Trên tinh thần trợ giúp giới tiểu thương địa phương trong thời gian đại dịch COVID-19, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove, thông qua chương trình “$5,000 Relief Grants,” một chương trình đã giúp hàng trăm cơ sở thương mại.

    nguoi viet nhan tro cap 1
    Ông Simon Phạm, chủ nhân nhà hàng Bồ Đề Vegetarian Food, nói: “Những đòi hỏi của thành phố Garden Grove rất hợp lý và không phải để gây khó khăn cho chúng tôi. Rõ ràng là họ thật tình muốn giúp chúng tôi.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Điều kiện để được cấp tiền trợ cấp này rất dễ dàng như phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp tại Garden Grove, có mặt tại thành phố trên một năm, bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến thiệt hại chuyện làm ăn nên gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê cơ sở.

    Trong số 125 doanh nghiệp tại Garden Grove được chấp thuận tiền trợ cấp $5,000, có những người gốc Việt đã lên tiếng để cám ơn Hội Đồng Thành Phố, từ Thị Trưởng Steve Jones đến nhân viên duyệt xét đơn từ. Đa số đều nói lời cám ơn nhân viên nói tiếng Việt đã tận tình giúp họ.

    “Những đòi hỏi của thành phố rất hợp lý và không phải để gây khó khăn cho chúng tôi. Rõ ràng là họ thật tình muốn giúp chúng tôi,” ông Simon Phạm, chủ nhân nhà hàng Bồ Đề Vegetarian Food, nói. “Trong lúc phải đóng cửa, chỉ bán ‘to go’ thì tiền tháng cứ chồng chất lên ở đó, số tiền $5,000 này đã giúp tôi rất nhiều.”

    Thiệt hại của nhà hàng Bồ Đề chay rất cao trong lúc chủ đất không bớt tiền vì họ vẫn phải trả tiền cho nhà băng. Ảnh hưởng dây chuyền này gây nhiều khó khăn cho ông Simon, cũng như mọi người.

    Ông Simon chia sẻ: “Buôn bán ở đây, nặng nhất là tiền nhà. Số tiền $5,000 tuy không giúp tôi giải quyết toàn bộ vấn đề nhưng đã phần nào giúp tôi. Có tiền trả bớt cho chủ đất được đồng nào thì mình an tâm phần nấy vì số tiền còn nợ chủ đất cũng giảm đi chút ít. Nói chung là cũng đỡ cho tiệm.”

    Hiện giờ, nhà hàng đã dần có khách và đem lại thu nhập khá hơn trước mặc dù vẫn chưa được  như ý ông Simon.

    Như mọi cơ sở kinh doanh khác, các tiệm nail cũng bị sa sút rất nhiều. “Tiệm tôi bị thiệt hại ít nhất là 80% so với lúc bình thường. Và mối quan tâm về tiền mướn tiệm vẫn là hàng đầu ,” cô Thảo Tạ, chủ nhân tiệm nail The Room Hair Studio, cho biết. “Tôi nộp đơn lần thứ nhì thì mới được chấp thuận.”

    Tuy nhiên, cô Thảo vẫn rất cảm kích trước sự giúp đỡ của thành phố. “Tôi rất cám ơn thành phố Garden Grove đã không quên chúng tôi. Họ đã muốn giúp đỡ chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn này. Đó chính là niềm vui lớn lao nhất đối với tôi,” cô nói.

    Cô nhấn mạnh: “Tôi rất cám ơn cô Grace Lee đã hết lòng giúp đỡ tôi trong việc hoàn tất đơn xin. Cô rất tận tình làm tôi rất cảm động.”

    nguoi viet nhan tro cap 1
    Cô Vân Lê, chủ nhân tiệm giặt ủi và lọc nước Cleaners & Pure Water, cho hay: “Khi nhận được tiền trợ giúp, tuy không giải quyết được hết, nhưng tôi rất vui.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Cô Vân Lê, chủ nhân tiệm giặt ủi và lọc nước Cleaners & Pure Water, cũng rất cám ơn đã nhận được sự giúp đỡ của thành phố. “Tiệm này do mẹ tôi mở ở đây đã hơn 20 năm rồi. Tiệm có mặt trước khi có chợ Đà Lạt luôn. Bởi vậy, khi thấy thu nhập bị sa sút quá, tôi rất buồn. Dĩ nhiên khi nhận được tiền trợ giúp, tuy không giải quyết được hết, nhưng tôi rất vui,” cô nói.

    Qua được cơn khó khăn của những tháng qua, hiện giờ tiệm cô đã dần dần có khách quay lại.

    Cô cười thân thiện: “Có thể vì họ đi làm lại, có thể vì họ dám ra đường hay dám thăm hỏi bạn bè, dự tiệc tùng nên cần phải giặt ủi nhiều hơn trước. Từ trước Giáng Sinh đến giờ, tiệm khá lắm dù chưa bằng lúc trước. Đỡ lắm rồi.”

    Nhưng không phải ai cũng gặp may mắn, cứu được tiệm mình. Trong lúc số tiền trợ cấp này nhằm mục đích giúp trả tiền thuê tiệm nhưng vì nằm trong trường hợp đặc biệt nên có người lại dùng để làm chuyện khác, vẫn có lợi cho cơ sở.

    nguoi viet nhan tro cap 1
    Trung tâm dạy kèm Bodhi Academy phải tạm đóng cửa và chuyển qua dạy trực tuyến nhờ tiền trợ cấp. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Cô Vũ Mỹ Hạnh, chủ nhân trung tâm dạy kèm Bodhi Academy, cho biết cô phải tạm thời đóng cửa trung tâm vì không được nhận học sinh như trước đây mà phải dạy trực tuyến.

    “Số tiền $5,000 này đã giúp tôi trang trải thêm tiền cho giáo viên. Số tiền này đủ cho tôi chia ra thành nhiều phần nhỏ, bù vào tiền hụt để kéo dài chương trình giảng dạy ‘online,’” cô Mỹ Hạnh nói.

    Tất cả những chủ nhân cơ sở thương mại nhỏ này đều biết Garden Grove đã để cho họ sự ưu tiên, trên những hãng xưởng lớn hơn, và vì thế, họ tin rằng việc chọn Garden Grove làm nơi kinh doanh là một lựa chọn đúng đắn. 

    Nguồn: Người Việt

  • Sau gần 40 năm sang Mỹ định cư với hai bàn tay trắng, gia đình của ông David Dương hiện sở hữu một công ty tái chế rác trị giá hàng trăm triệu đô, có hàng trăm nhân công và đầu tư về Việt Nam.

    Công ty của Giải pháp Rác thải California của ông Dương hiện hoạt động ở thành phố Oakland và San Jose. Công ty có một đội xe tải chuyên dụng trị giá khoảng 300.000 USD mỗi chiếc, chuyên thu thập các vật liệu có khả năng tái chế vào mỗi sáng sớm.

    Hàng nghìn tấn vật liệu sau đó được chở đến các nhà máy phân loại tự động cao có quy mô lớn và hiện đại của công ty, được xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn Mỹ, VOA cho hay.

    Đó là một bước tiến ấn tượng đối với gia đình ông Dương kể từ khi họ sang Mỹ vào năm 1979.

    Ông David Dương. Ảnh: VOA

    Từ tay sang máy

    Những ngày đầu ở vùng đất mới, trong nỗi tuyệt vọng vì cần tiền và công việc, gia đình ông Dương đã đi nhặt nhạnh các thùng các-tông trên đường phố ở San Francisco đem bán. Trong khi những người khác chỉ xem chúng là đồ bỏ đi thì họ đã nhìn thấy cơ hội làm giàu từ đó.

    Đội xe chở rác hiện đại của công ty. Ảnh: VOA

    Cha ông tích cóp được 700 USD để mua một chiếc xe tải cũ nhưng do mới đến, ông gặp khó khăn trong việc vay mượn số tiền còn lại để mua xe. Ông Dương đã khuyên cha đến một đền thờ ở khu Chinatown và nhờ giúp đỡ.

    23 người trong gia đình cùng đi nhặt các loại rác thải có thể tái chế, dùng tay để phân loại chúng từ thùng rác và bán chúng đi để chế biến thành hộp, lon và các sản phẩm mới.

    “Đó là cách chúng tôi khởi nghiệp”, ông nói.

    Gia đình ông Dương khởi nghiệp từ nghề nhặt thùng các-tông trên đường phố. Ảnh: VOA

    Hàng chục năm sau, việc nhặt và phân loại rác bằng tay đã được thay thế bằng máy móc.

    Một số máy sử dụng nam châm hoặc thiết bị điện dùng cho việc lọc sắt hoặc nhôm để tách các kim loại có giá trị khỏi các vật liệu khác. Một số máy, trong đó có những chiếc với kích cỡ bằng các phòng lớn, sử dụng ánh sáng, các luồng không khí và máy tính để tách các vật liệu nhẹ như túi nhựa khỏi vật liệu sợi nặng hơn.

    Quá trình phân loại rác này còn liên quan đến nhiều băng tải dài, nhiều thiết bị lớn, đắt tiền và phức tạp. Mục đích của quá trình là tách những đống rác hỗn độn thành nhiều nhóm riêng như nhôm, giấy hay các loại nhựa có khả năng làm vật liệu thô cho các nhà sản xuất.

    Giám đốc điều hành công ty, ông Joel Corona, cũng cho hay công việc này có tác động tốt tới môi trường. 

    Đầu tư về Việt Nam

    Các vấn đề về môi trường gây lo ngại ở Việt Nam là cơ hội để công ty Giải pháp Rác thải California mở rộng thị trường hoạt động.

    Công ty của ông Dương sở hữu nhiều nhà máy phân loại rác tự động cao có quy mô lớn và hiện đại, được xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn Mỹ. Ảnh: VOA 

    Ông Dương cho hay chính phủ Việt Nam khuyến khích những người Việt ở nước ngoài tiến hành các dự án mới ở quê hương. Họ tạo điều kiện để việc đầu tư vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

    “Chúng tôi có thể dùng công nghệ mà chúng tôi đã học được và áp dụng nó ở Mỹ mang về quê hương của chúng tôi, giúp đỡ người dân Việt Nam, cải thiện môi trường và đó là những điều khiến tôi tự hào”, ông nói.

    Ông chia sẻ rằng sự chăm chỉ, không ngại thử thách, may mắn và tầm nhìn táo bạo là những gì giúp ông đạt được thành công ngày hôm nay.

    Viethome (theo VOA News)