• phu nu viet hungary nhap cu
    Phụ nữ VN đến Anh với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý. Ảnh minh họa: PA

    Nguyên nhân số lượng người Việt nhập cư bất hợp pháp tới Anh ngày càng tăng là do thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Việt Nam và Hungary. Theo thỏa thuận này, Hungary sẽ dễ dãi hơn trong việc cấp visa cho người việc vào khu vực Schengen.

    Người Việt Nam đã trở thành dân tộc vượt eo biển tới Anh nhiều nhất trong năm nay. Số lượng di dân tăng đều ngoại trừ năm 2022 khi hành trình qua Nga bị xóa sổ do Tổng thống Putin kích hoạt chiến tranh Ukraine. Từ năm 2018 đến nay đã có 3,356 người Việt theo xuồng nhỏ tới Anh. Phần lớn trong số này là phụ nữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với xu thế của những quốc gia khác. Vì với những sắc tộc khác, 3/4 người di cư là nam giới. 

    Lực lượng Biên phòng Anh nói rằng phụ nữ Việt Nam đến với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý, chứng tỏ họ có kế hoạch làm việc trong ngành công nghiệp t.ình d.ục.

    Các bộ trưởng Anh và VN đã gặp nhau ở London vào tháng trước để bàn về các phương pháp ngăn chặn người Việt tới Anh bất hợp pháp. Giới chức xác định rằng Hungary là quốc gia trung chuyển phổ biến trong những tháng gần đây. Họ tin rằng thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Hungary và Việt Nam đã giúp người nhập cư Việt dễ dàng tìm được việc làm ở Hungary. Kết quả là số lượng người Việt tìm được đường tới UK qua ngả Hungary không ngừng tăng lên.

    Thỏa thuận visa vốn dĩ nhằm giúp bù đắp thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành xây dựng, nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Hungary. Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ Anh tin rằng một bộ phận lớn người nhập cư đã lợi dụng lộ trình mới này để tiến vào vùng Schengen.

    Visa Schengen cho phép bạn đi lại tự do giữa 27 quốc gia thành viên EU. Từ đó họ tới được miền bắc nước Pháp. Tại đây, họ trả tiền cho đường dây buôn người để lên xuồng nhỏ hoặc trốn trong xe tải tới Anh. 

    Một nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết: "Rất nhiều phụ nữ Việt Nam rời VN để đến châu Âu một cách hợp pháp. Hungary là lựa chọn hàng đầu vì chính phủ nước này đã mở rộng chính sách visa lao động. Sau khi tới được vùng Schengen, họ hủy bỏ toàn bộ kế hoạch làm việc ở Hungary và trả tiền cho đường dây buôn người để đến Anh. Nhưng làm vậy họ lại rơi vào vòng xoáy nợ nần với các băng nhóm tội phạm".

    Bộ Nội Vụ Anh đang lên kế hoạch nói chuyện với chính phủ Hungary về việc thắt chặt kiểm soát với người VN tới Hungary bằng visa lao động, và tăng cường trừng phạt với người lạm dụng visa. 

    Vào tháng 4, chính phủ VN đã đồng ý sẽ tìm ra những cách thức mới để tăng tốc độ hồi hương người nhập cư bất hợp pháp về VN. Chính phủ Anh muốn một lộ trình hồi hương nhanh tương tự như thỏa thuận họ đã kí với Albani vào tháng 12/2022. Nhờ thỏa thuận này mà lượng người Albani đến Anh bất hợp pháp đã giảm 90%.

    Điều này đòi hỏi những thay đổi trong chính sách quản lý của chính quyền VN, chẳng hạn những phương pháp để xác định một cá nhân đích thị là người VN. Việc nhanh chóng xác định được quốc tịch của người nhập cư, sẽ giúp quá trình trục xuất diễn ra nhanh hơn.

    Viethome (theo The Times)

  • Mới đây, bạn Trang Hòa đã chia sẻ trên nhóm Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh về những "kiếp nạn" mà người Việt có thể gặp ở Anh và cách xử lý. Hãy cùng tham khảo bài viết của bạn Trang Hòa nhé:

    GÓC TRẢI ĐỜI: NHỮNG “KIẾP NẠN” CÓ THỂ BẠN SẼ GẶP TẠI UK

    Câu chuyện 1:

    Nhà mình có bắt wifi chắc cũng được hơn 3 năm rồi, những ngày gần đây đột nhiên nhận được email tăng giá từ 30 đồng lên 37 đồng, mình cũng OK cho qua vì thời buổi suy thoái lạm phát cũng có thể thông cảm. Cho tới khi tháng sau tiếp tục nhận được email tăng từ 37 đồng lên 57 đồng mà không 1 lý do gì hợp lý. Tất nhiên, tới cái mức gấp đôi thì mình đã ko còn chịu đựng được mà phải gọi để check, cancel dịch vụ ngay lập tức. Tới lúc đó cô nhân viên mới bảo OK tao sẽ áp dụng khuyến mại, voucher cho m, m cứ xài đi và chỉ trả 38 đồng. Ồh… đúng là nếu không call nó thì chắc mãi mãi áp dụng gói mới với gấp đôi cái đúng ra phải trả và đã trả liên tục 3 năm qua.

    Bài học: check tài khoản ngân hàng dù bạn có dư tiền hoặc không quan tâm lắm tới những dịch vụ hay hợp đồng đã ký. Vì có thể 1 sự lơ là vô tư bạn sẽ mất rất nhiều tiền vô lý.

    Câu chuyện 2:

    Mình mua điện thoại trả góp hàng tháng và được trừ trực tiếp tiền từ tài khoản ngân hàng đều đặng hàng tháng. Và gần đây hoàn tất việc trả góp này nhưng mình cũng vừa phát hiện tháng mới nó vẫn trừ tiền mình dù đã hết hạn hợp đồng. Wwoww… bất ngờ call nó và report nó lừa đảo. Nó mới trả lại số tiền đã trừ lố đi của mình gần 80 đồng.

    Bài học: mua trả góp hãy nhớ ngày bắt đầu và kết thúc . Đừng nghĩ mình vẫn nợ mà bị trừ tiền không biết. Lỡ mình vẫn không nhớ ra tháng trước đã hoàn tất và không report nó thì chắc chắn tháng sau hoặc sau nữa nó vẫn trừ tiền đều tay. Và vì contract toàn từ 1-2 năm nên cũng khó có thể nhớ. Các bạn qua mua điện thoại ở hình thức trả góp này hãy lưu ý. Tránh mất tiền oan.

    Sau 2 vụ này mình thấy, chúng ta sống ở một nơi văn minh, hiện đại, luật pháp rất nhiều NHƯNG chỉ cần lơ là, không cảnh giác vẫn bị các công ty hay tập đoàn lớn lừa tiền như chơi. Hãy luôn cảnh giác các bạn nhé!

    Câu chuyện 3:

    Mình còn bị trộm vào nhà cướp hết toàn bộ của cải giấy tờ. Đúng là những ngày xui xẻo. Dù dễ báo cảnh sát và làm việc với họ nhưng câu trả lời sau nhiều lần điều tra là không có tiến triển gì hơn ngoài việc chịu vì đó là sự sơ suất của mình nên mất tài sản.

    trom cap o anh
    Ảnh minh họa

    Sau Covid, kinh tế suy thoái và lạm phát tăng chóng mặt, ngày trước và giờ mọi thứ đã khác rất nhiều. UK có thật sự an toàn cho cộng đồng du học sinh? Những cảnh báo và những bài học thực tế tận mục sở thị đã diễn ra. Mình mong các bạn cẩn thận và bình an trong giai đoạn này.

    Bài học: hãy mua luôn bảo hiểm trong nhà khi có thiệt hại mất cắp chúng ta có thể được bồi thường. Phí bảo hiểm tầm 120 bảng/ năm và được bồi thường tầm 10,000 bảng. Đây cũng là một trong những điều các bạn nên tham khảo nếu cảm thấy bất an. Ngoài ra, khi thuê nhà không nên ở Ground floor mà hãy thuê ở các tầng cao hơn như tầng 2-3 khả năng bị trộm sẽ thấp hơn.

    Câu chuyện 4:

    Nạn mất cắp xe đạp ở UK đang trở nên vô cùng phổ biến. Mình và bạn của mình ở London đã mất ít nhất 3 lần (cả hai) cho những lần khóa xe ở khu public. Họ đã lấy từ bánh xe, tới nguyên chiếc xe. Nói chung sơ hở là mất. Có lần mất trước mặt mình luôn, đang ngồi ăn trong nhà hàng ngước lên ngước xuống mất xe. Thật sốc và bất ngờ.

    Bài học: hãy mua ngay khóa xe to thiệt to, khóa luôn hai bánh thay vì chỉ khóa 1 bánh (vẫn có thể mất bánh). Mua luôn bảo hiểm xe đạp luôn nhé! Bảo hiểm tầm 20 đồng / năm. Mua luôn air tag gắn vào xe để định vị xe lúc mất ở đâu. Biết đâu tìm lại được. Bạn của mình còn lên các page chuyên mua bán (như gumtree) để tìm vì lũ ăn cắp có thể đang bán xe của mình ở đó. Liên hệ với tên ăn cắp và dọa báo cảnh sát nó sẽ trả lại. Việc này cũng hi hữu thôi nên nếu loay hoay chưa có tiền mua lại thì hãy làm cách này.

    Nguồn: Trang Hòa / Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh

  • Trong đoàn di cư chờ cơ hội vượt eo biển Manche từ Pháp đến Anh, người Việt là nhóm nổi bật và có xu hướng ngày càng tăng.

    Khi phóng viên của Guardian tới khu rừng sát bờ biển Pas-de-Calais, Pháp vào một ngày cuối tháng 4, họ nhận thấy có rất nhiều người Việt Nam trẻ tuổi đang tập trung. Những người này nép sát vào nhau, tránh sự chú ý của các tình nguyện viên Pháp đang cung cấp thực phẩm, nước uống cho đoàn di cư.

    Nhóm người Việt tỏ ra căng thẳng, áp lực, nhưng cách ăn mặc chỉnh tề khiến họ dễ bị nhầm là du khách, các tình nguyện viên cho biết. Họ dường như cũng không thiếu tiền.

    "Khi bị cảnh sát ngăn lên thuyền vượt eo biển Manche tới Anh, một số người Việt tới hỏi tôi làm thế nào để bắt taxi quay về nơi ở. Khi tôi nói rằng cước taxi khoảng 215 USD, họ đáp đó không phải vấn đề", Sophie Roux, tình nguyện viên 32 tuổi, kể lại.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người di cư mang túi nước tại khu trại ở Loon-Plage, miền bắc Pháp, ngày 25/4. Ảnh: AFP

    Đầu tuần trước, một nhóm mới đến gồm khoảng 200 người Việt Nam, một nửa là phụ nữ, tới khu rừng này, nhiều người hy vọng sẽ có cơ hội lên thuyền vượt biển tới Anh vào sáng sớm hôm sau.

    Nhưng vào đêm đó, một biến cố đã khiến hy vọng của họ tiêu tan. Cảnh sát Pháp phát hiện 5 người di cư từ Trung Đông, trong đó có một bé gái 6 tuổi, thiệt mạng vì bị lật thuyền khi tìm cách vượt biển đến Anh.

    Sự cố khiến cảnh sát Pháp thắt chặt an ninh ở bờ biển và nhóm người Việt phải quay về. Dù vậy, nhiều người không nao núng, khẳng định sẽ tiếp tục tìm cách vượt biển khi thời tiết thuận lợi hơn.

    Số lượng người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Anh bằng thuyền, xuồng qua eo biển Manche từ 1/1 đến 21/4 đã tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 1.300 người, chiếm 1/5 tổng số người vượt biên vào Anh bằng thuyền, theo thống kê của Guardian.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người Việt Nam di cư vào Anh bằng thuyền, xuồng theo độ tuổi, từ 2018 đến 2023. Đồ họa: Guardian

    Xu hướng gia tăng của người Việt vượt biên tới Anh đáng chú ý đến mức được Thủ tướng Anh Rishi Sunak nêu lên trong phát biểu tuần trước về chính sách đối phó với những người nhập cư trái phép.

    "Các băng đảng buôn người đang chuyển chú ý sang nhóm di cư Việt Nam dễ bị tổn thương. Phần lớn mức tăng số người vượt biển bằng thuyền trong năm nay là người Việt", Thủ tướng Sunak cảnh báo.

    Ông Sunak đang thúc đẩy dự luật Rwanda, cho phép chính phủ Anh thuê máy bay đưa người di cư trái phép đã đến được Anh sang Rwanda ở Đông Phi. Tại Rwanda, người di cư sẽ được phân loại và làm thủ tục xin tị nạn.

    Nhưng giới quan sát tỏ hoài nghi về hiệu quả của dự luật này, cho rằng đây không phải là giải pháp toàn diện cho những gì đang diễn ra ở bờ biển phía bắc Pháp.

    "Đây là một xu hướng di cư đang diễn ra, không phải hướng quan tâm mới của người Việt tới nước Anh", Mimi Vu, chuyên gia chống buôn người tại TP HCM, nhận xét.

    Những kẻ buôn người bắt đầu chuyển sang dùng xuồng vượt biển thay vì dùng xe tải đưa người di cư vào Anh kể từ đầu năm nay, trong bối cảnh giới chức tăng cường giám sát, kiểm tra các cảng.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Vị trí Anh, Pháp và Eo biển Manche. Đồ họa: Britannica

    Nhưng James Fookes, quản lý thuộc Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế tại Anh và châu Âu, không ủng hộ xây dựng chính sách đối phó xoay quanh việc siết kiểm soát.

    "Tuyến đường buôn người từ Việt Nam sang Anh được thiết lập chặt chẽ và công dân Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nạn nhân buôn người. Những kẻ buôn người sẽ tìm hiểu luật pháp nước sở tại, thay đổi cách thức vận chuyển người di cư khi luật, điều kiện thay đổi", ông Fookes nói.

    Theo ông, động lực của người di cư là hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, kiếm tiền và gửi về gia đình. Nắm được nhu cầu đó, nhiều đại lý môi giới bất lương quảng cáo dịch vụ cấp visa, đẩy họ vào con đường bị bóc lột ở nước ngoài.

    Nhiều bên quảng bá dịch vụ cung cấp visa du học ở Malta, rồi từ đó tìm đường cho khách hàng nhập cư vào châu Âu. Malta đã cấp visa cho 265 người Việt để theo học tại trường cao đẳng địa phương MCAST trong hai năm qua. Chỉ có hai người trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học, 263 người còn lại đã "biến mất".

    Nhiều người Việt sau khi đến Malta bằng visa du học đã được đưa tới Romania, Ba Lan, mắc nợ hàng chục nghìn USD để làm công việc tay chân bên trong các nhà máy, ruộng đồng. Khi không thể trả hết nợ vì mức lương quá thấp hoặc hết hạn visa, con đường duy nhất với họ là đến Anh tìm cơ hội việc làm.

    "Thủ đoạn đưa người Việt sang Anh có thể thay đổi về hình thức, nhưng nhu cầu vẫn giữ nguyên", bà Vu nói.

    Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh ngày 17/4 đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, trong đó hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong các chiến dịch truyền thông nhằm cảnh báo rủi ro từ hành trình di cư bất hợp pháp đến Anh.

    Việt Nam và Anh cũng tăng cường chia sẻ thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi hương của những người di cư không đủ điều kiện ở lại Anh hợp pháp.

    Hai nước sẽ xây dựng kế hoạch hành động chung nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương và ngăn chặn nạn buôn người, đồng thời tiếp tục duy trì các cơ chế, kênh liên lạc chia sẻ thông tin trực tiếp, hiệu quả. Thỏa thuận cũng bao gồm hợp tác giữa hai nước nhằm thúc đẩy các tuyến đường di cư hợp pháp đến Anh.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong trại cần sa ở thị trấn Alnwick, Northumberland.

    Cảnh sát đã được gọi tới một địa chỉ trong thị trấn sau khi có những nghi ngờ về lượng nhiệt cao thoát ra từ ống khói và phần mái của ngôi nhà.

    Vào ngày 10/1/2024, cảnh sát đã ập vào ngôi nhà này và phát hiện một "người làm vườn" đang ở trên giường. Người đàn ông này tên Tran Th, 40 tuổi. Tiến hành lục soát, cảnh sát phát hiện hơn 100 cây cần sa trong 4 căn phòng, bao gồm tầng áp mái. 

    tran th. can sa
    Tran Th.

    Sau khi bị bắt, Th. nói với các nhân viên ở trại giam giữ rằng anh ta bị buộc phải "làm vườn" để trả nợ. Mỗi khi ra khỏi ngôi nhà, anh ta chỉ được đi 5 phút. Anh ta đã ở đó 5 tháng.

    Công tố viên trình bày trước tòa: "Bị cáo được phát hiện một mình trong ngôi nhà, trong phòng ngủ dựng tạm ở tầng trệt. 4 căn phòng trong ngôi nhà chứa một lượng lớn cây cần sa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điện đã bị câu trộm để cung cấp nhiệt và ánh sáng cho căn phòng. Cửa sổ đã bị dán kính để ngăn ánh sáng vào và ra".

    "Tầng 1 có 100 cây non, cao khoảng 30cm. Ngoài ra còn có 25 cây cao 90cm, trưởng thành hơn và có dấu hiệu trổ bông. Tầng 2 là phòng phơi khô với 90 nhánh cần sa treo trên trần nhà".

    "Tran Th. bị bắt và trong cuộc thẩm vấn, anh ta cung cấp một tờ khai đã chuẩn bị sẵn. Anh ta nói rằng mình bị buôn vào UK và được chỉ cách trả nợ", công tố viên nói.

    Thẩm phán tuyên án Than Th. 6 tháng tù. Anh này được thả ra gần như ngay lập tức vì thời gian tạm giữ đã gần bằng 6 tháng. Luật sư biện hộ Lorraine Mustard cho biết Tran Th. muốn trở về VN, vợ anh ta ở nhà đang bị bệnh.

    "Rõ ràng không có bằng chứng cho thấy Tran Th. có đủ khả năng hay kĩ năng để xây dựng trại cần sa này", luật sư biện hộ nói. 

    Viethome (theo northumberlandgazette)

  • Nhìn mâm cơm nhà chị Hiếu, chắc chắn những ai đang ở xa đều sẽ muốn lao ngay về nhà đấy.

    Với những người đang sinh sống xa nhà, mâm cơm gia đình có lẽ là thứ xa xỉ nhất bởi đôi lúc chẳng phải cứ muốn là lăn xuống bếp nấu ngay được. Nếu đang ở giữa nước Mỹ hay trời Âu xa xôi thì đào đâu ra cà pháo, bún đậu mắm tôm, canh cua,...?

    Nhưng chị Hiếu, một bà mẹ trẻ (định cư ở Anh được gần 10 năm) đã chia sẻ những bữa ăn đậm hương vị Việt Nam của gia đình mình khiến dân tình xuýt xoa. Hóa ra để có mâm cơm Việt giữa lòng nước Anh cũng không quá khó như mọi người tưởng tượng.

    mam com o anh 1

    mam com o anh 1
    Những mâm cơm chuẩn Việt Nam của chị Hiếu.

    Nói về việc đi chợ Anh, chị Hiếu cho biết: "Ở đây shop của người Việt và người Hoa có hết đủ loại gia vị, kể cả mắm tôm nên muốn ăn là có liền. Còn shop của người Thổ Nhĩ Kì thì cực nhiều rau củ, vừa tươi vừa rẻ nên mình hay mua. 

    Thịt lợn cũng không đắt và do văn hoá ẩm thực, những đồ như nội tạng và chân giò thì cực rẻ vì người dân ở đây không ăn. Thứ đắt hơn ở Việt Nam là những loại rau đặc trưng như rau muống. Riêng những món đặc biệt như chả cốm, cua đồng, nhộng tằm... mỗi lần về hoặc có người sang mới có. Nhưng nhìn mặt bằng chung mình thấy khá ổn so với thu nhập ở đây"

    mam com o anh 1
    Mâm cơm nhà chị Hiếu chủ yếu là thịt và gà vì vừa dễ mua, rẻ và các con lại thích.

    Nhà có 5 người nhưng việc nấu nướng của chị Hiếu cũng không quá vất vả, chỉ mất khoảng 30 phút - 1 tiếng là có ăn. Nguyên nhân một phần là bởi nấu nhiều thành quen và phần còn lại là toàn những món dễ nấu như luộc, rán, rang. Điều này giúp bà mẹ 3 con tiết kiệm thời gian rất nhiều.

    Cùng xem thêm những mâm cơm Việt Nam chất lượng cao của gia đình trẻ này nhé!

    mam com o anh 1

    mam com o anh 1

    mam com o anh 1

    mam com o anh 1

    mam com o anh 1
    Nhiều người ở Việt Nam có khi còn ghen tị với những bữa ăn của chị Hiếu đấy nhỉ?

    Tip khi đi chợ ở Anh của chị Hiếu:

    - Ở Việt Nam chỉ cần vào chợ là có hết mọi thứ còn ở Anh phải đi nhiều chỗ vì mỗi chỗ bán 1 loại hàng hoá đặc trưng.

    - Mỗi lần đi mua đồ sẽ viết ra những thứ cần mua rồi đi 1 vòng, 1 lần đi mua đồ đủ cho 3 - 4 ngày ăn.

    - Shop của người Thổ Nhĩ Kì mua rau sẽ rẻ và tươi hơn.

    - Shop của người Việt Nam, Hoa và siêu thị thì không được mặc cả. Shop của người Thổ thì thỉnh thoảng mặc cả vì chủ tự bán.

    Theo ttvn.toquoc

  • Cuộc điều tra của cảnh sát Anh - Pháp liên quan tới một nhóm người Việt đăng tải hoạt động đưa lậu người di cư qua eo biển, và tính phí hàng ngàn bảng cho mỗi người. 

    bat nguoi viet o croydon
    Nhóm người Việt bị bắt ở Croydon. Ảnh: NCA

    4 người quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong một cuộc điều tra liên quan tới việc quảng cáo hoạt động đưa người đi lậu bằng xuồng nhỏ. Nhóm người này nhắm vào cộng đồng Việt Nam, họ đăng các bài viết tuyển người đi lậu và tính phí hàng ngàn bảng mỗi người. 

    Một phụ nữ 23 tuổi sống tại một địa chỉ trên đường Heathfield Road ở Croydon, một nam giới 64 tuổi sống tại địa chỉ ở Abinger Grove, London, đã bị bắt. Một nam giới 34 tuổi sống trên đường Grasmere Street, Leicester, cũng đã bị bắt vào ngày 22/4/2024.  

    Người đàn ông 64 tuổi đảm nhận vai trò tài xế, đón những người nhập cư khi họ cập bờ. Ít nhất người này đã 1 lần đưa người nhập cư tới ngôi nhà ở Croydon. 

    Cả 3 người bị bắt vì tội tiếp tay cho hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Cả 3 đã bị truy tố ra tòa vào ngày 23/4 tại Tòa án Croydon Magistrates Court. 

    Một người đàn ông 25 tuổi cũng đã bị bắt tại cùng địa chỉ ở Croydon vào hôm 22/4 theo lệnh của chính quyền Pháp. Người này đang đối mặt với lệnh dẫn độ về Pháp vì có liên quan tới hoạt động buôn người và buôn bán ma túy. 

    Thêm 12 người khác bị tình nghi có liên quan tới cùng đường dây buôn người kể trên, tất cả đã bị bắt ở Paris, Pháp. 

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết: "Chúng tôi đang sử dụng mọi cách để tiêu diệt các đường dây buôn người. Tuần trước, chúng tôi đã ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm siết chặt các hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Các lực lượng thực thi Anh quốc kết hợp cùng đối tác Pháp, và các quốc gia như Việt Nam, đã cam kết chống lại các băng đảng lạm dụng đường biên giới để kiếm chác". 

    Giám đốc NCA, ông Chris Farrimond, cho biết: "Người Việt hiện là sắc tộc vượt biển tới Anh nhiều nhất. Chúng tôi phát hiện nhóm người này quảng cáo dịch vụ đưa người đi lậu trên MXH, cố tình khuyến khích những người từ đất nước Việt Nam thực hiện hành trình nguy hiểm này. NCA và các cộng sự đã yêu cầu các nền tảng xóa bỏ tất cả các quảng cáo đưa người nhập cư lậu".

    Viethome (theo MyLondon)

  • nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người nhập cư chuẩn bị lên xe buýt ở Calais sau khi nỗ lực vượt eo biển Manche thất bại. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    50 trẻ vị thành niên từ Việt Nam, lẽ ra các em đang đi dã ngoại cùng với bạn bè và nhà trường. Nhưng thay vào đó, các em mặc áo bông, mang giày thể thao, đội mũ len, ngồi co ro bên vỉa hè gần trạm xe buýt giữa cái lạnh cắt da thịt. Đây là Gare Calais, các em nhàm chán nghe nhạc hoặc xem video từ điện thoại. 

    Các em đang chờ chuyến xe buýt 423 để trở về khu rừng bên ngoài Dunkirk, nơi các em ở qua đêm cùng 1,000 người khác. Lại là một buổi sáng đầy thất vọng. 

    Nỗ lực vượt eo biển Manche từ Wimereux, một thị trấn ven biển yên bình cách Calais 20 dặm về phía nam, đã bị đường dây buôn người hủy kèo vào phút chót. 

    Trước đó, 5 người bao gồm 1 bé gái 7 tuổi, đã chết chìm do chiếc xuồng chở họ quá đông đúc. Lúc đó là 5h sáng và xuồng chỉ vừa rời bờ biển Pháp được một quãng ngắn. 

    Một vụ cãi nhau đã nổ ra trên xuồng vì có những người không trả tiền nhưng vẫn cố lên xuồng. Có tới 112 người trên xuồng trong khi sức chứa của xuồng chỉ bằng một nửa. Xuồng bị chết máy và những người yếu ớt nhất đã rơi xuống dòng nước lạnh cóng.

    Cha của bé gái là một người Iraq. Anh được đội cứu hộ vớt lên bờ, tay vẫn ôm đứa trẻ, nhưng con anh đã bất động. 

    Nhưng nhóm người Việt Nam đã không nhận được thông tin này. 

    "Cảnh sát cầm một con dao về phía xuồng nên chúng tôi không thể đi", một nữ sinh Việt 17 tuổi nói. Cô gái nói mình không thể tiết lộ tên thật. Liệu cô có biết việc mình sắp làm có thể dẫn đến cái chết. Sáng hôm ấy đã có người chết rồi đấy thôi? Năm nay đã có 15 người chết đuối khi cố vượt eo biển. 

    "Tôi nghĩ sẽ ổn thôi, tôi nghĩ thủy triều khá ổn", nữ sinh này nói. Dưới chân cô là 2 chiếc áo phao cứu hộ mà cô nhặt được ven đường. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Eo biển nhìn từ thị trấn Wimereux. Anh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Liệu cô có biết rằng chỉ trước đó vài giờ, chính phủ Anh đã thông qua luật mới, trong đó nói rõ ngay khi cô đặt chân đến Anh, cô sẽ bị trục xuất đi châu Phi.

    "Tôi có nghe tin. Bạn có thể kế tôi nghe về Rwanda không", cô hỏi. Nhưng dù tôi có nói gì thì cũng không ngăn được khát vọng đến Anh của cô gái. 

    "Chúng tôi ở đây bất hợp pháp, không có giấy tờ", cô gái nói. Nhưng liệu đến Anh cô có được cấp giấy tờ? "Tôi không biết, tôi không biết. Thật sự khủng hoảng", cô gái nói. 

    Trên bờ biển Pháp ngoài nhóm người Việt còn có hàng trăm người Iraq, Sudan, Eritrea và những sắc tộc khác. Họ suýt nữa thì lên xuồng vào sáng sớm thứ Ba nhưng đã phải trở về "rừng" bên ngoài Dunkirk. 

    Tại lục địa châu Âu này, họ cũng bị đe dọa tống trở về quê hương. Nhưng họ biết có những người đã đến được Anh và chưa bao giờ về nước, mà thậm chí cũng không gửi tiền về. 

    Họ đã bị truy đuổi đến ngõ cụt nên chỉ có thể tiếp tục nuôi hy vọng.

    "Nước Anh là hy vọng", Walid, 30 tuổi người Iraq, nói. Anh sẽ tiếp tục cố gắng lên xuồng trong vài tuần tới. "Tôi phải thử vận may. Tôi không thể ở đây", anh nói. 

    Dany Patoux, một thành viên thuộc tổ chức từ thiện Pháp Osmose 62, đã có mặt tại bãi biển khi thi thể bé gái được đưa vào bờ cùng với bố của em. Dany đã nhìn thấy người đàn ông này ít nhất 3 lần trước đó, ở bãi biển và ở Bologne. Anh ta đi cùng vợ và 2 đứa con nhỏ. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người di cư lên xe buýt ở Wimereux. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Những lần trước anh ta đều bị cảnh sát bắt lại khi cố vượt eo biển. Lần này anh ta phải chứng kiến cái chết của con gái ngay trước mắt. Nhưng vợ và đứa con còn lại của anh vẫn ở trên xuồng tới Anh. Thực tế, ngoài những người chết thì có 47 người đã tình nguyện lên tàu cứu hộ quay trở lại Pháp, nhưng hơn 50 người khác vẫn kiên trì ngồi trên xuồng tới Anh. Trong lòng họ vẫn kiên định niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng ở bờ bên kia. 

    Dany cho biết: "Họ có nghe về luật Rwanda nhưng họ cho rằng cần phải có thời gian để luật đi vào hoạt động, nên họ cần phải gấp rút tới Anh trước thời điểm đó. Đó là lý do người ta chen chúc lên xuồng vào buổi sáng hôm thứ Ba. Phần lớn họ đều có gia đình ở Anh, và họ nghe rằng người nhập cư vẫn được phép ở lại, còn gửi tiền về quê. Họ chưa hoàn toàn mất hết hy vọng đâu".

    Viethome (theo Guardian)

  • 2 nhom nguoi di cu 1
    Hai nhóm người nhập cư chen nhau lên thuyền sáng ngày 23/4 tại bờ biền Manche

    Dạt tới một khu rừng ở thành phố Calais thuộc miền bắc nước Pháp, một nhóm 10 người Việt vẫn đang mơ hồ không rõ mình sẽ đi đâu, chỉ biết mình đang nợ tiền và cần phải chạy trốn.

    Phóng viên BBC đã có cơ hội nói chuyện với nhóm người này. Qua trò chuyện, chúng tôi biết được những người này đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Hà Nội, Quảng Bình, Hà Tĩnh…

    Theo lời một người đàn ông trong nhóm, họ đã vay nợ những kẻ côn đồ ở quê nhà và bây giờ cần phải chạy trốn. Ông cho biết mình nợ đến “cả tỷ đồng”.

    Để chạy trốn, những người trong nhóm đã trả khoảng 150 triệu đồng cho những kẻ môi giới mà theo lời ông là người phương Tây và nói tiếng Anh.

    Những kẻ này đã đưa ông và mọi người từ Việt Nam qua Trung Quốc, Mông Cổ, Nga và cuối cùng là tới châu Âu. Ông kể rằng đôi khi nhóm cứ đi thôi chứ cũng không biết mình đang ở đâu vì chẳng gặp ai khác cả.

    Hiện nhóm đã di chuyển được gần hai tháng. Phương tiện đi lại bao gồm xe buýt, xe van và đã có lúc họ phải đi bộ qua nhiều cánh rừng.

    Người đàn ông này cho biết nhóm mình có điện thoại di động nhưng không có SIM, do đó không thể truy cập Internet hay gọi điện. Thỉnh thoảng, những kẻ môi giới sẽ cho họ mượn điện thoại để liên lạc nhanh với gia đình ở Việt Nam.

    Sau khi tìm hiểu thêm, BBC biết được nhóm này đang nghe theo sự chỉ đạo của những kẻ buôn người tộc Kurd. Những kẻ này đã hứa sẽ đưa họ vượt eo biển Manche và tìm việc cho họ tại Anh.

    Giờ đây, họ đang phụ thuộc hoàn toàn vào những lời hứa hẹn của những kẻ môi giới.

    Theo Đại tá Mathilde Potel, người điều phối các hoạt động của cảnh sát ở bên biển phía bắc nước Pháp, lượng người di cư chực chờ ở gần bờ biển Mache đã tăng mạnh - một phần là do sự gia tăng đột biến của dòng người từ Việt Nam.

    Theo thống kê, lượng người Việt Nam vượt eo biển Manche vào năm 2023 đã tăng gấp đôi so với năm 2022, từ 505 lên 1.323 người. Trong ba tháng đầu năm 2024, người Việt đứng đầu về số lượng người vượt biển trái phép vào Anh.

    Vật lộn rồi chết

    Trong khi đó, hai nhóm người di cư khác cũng đang tìm cách vượt biển trong đêm tối, từ một bờ biển tại Pháp. Mọi chuyện bắt đầu khi một tiếng hét vang lên trong màn đêm.

    Một cảnh sát Pháp phát hiện một đám đông đang di chuyển trên những đụn cát nhìn ra eo biển Manche, gần thị trấn Wimereux, miền bắc nước Pháp.

    Chỉ vài giây sau, cả bãi biển dường như chìm trong hỗn loạn. Hơn chục cảnh sát chạy tới bờ biển, hy vọng chặn được hai nhóm người di cư lậu vừa mới xuất hiện dưới ánh trăng.

    Chúng tôi thấy một toán thanh niên đang kéo một chiếc thuyền bơm hơi xuống biển. Bên cạnh là vài người phụ nữ đang vật lộn tìm cách leo lên thuyền, rồi bật khóc nức nở khi nhận ra rằng mình sẽ bị cảnh sát bắt giữ.

    Khi hai nhóm nhập cư tụ tập ở mép nước, bạo lực thình lình bùng lên. Một vài người đàn ông ném pháo sáng về phía cảnh sát. Xô xát diễn ra cùng những tiếng nổ lớn. Khói trắng mịt mù phủ khắp bãi biển.

    Đám đông chen chúc xung quanh chiếc thuyền hơi và cố gắng che chắn nó khỏi cảnh sát. Có ít nhất hai người đàn ông chạy xung quanh nhóm, vung vẩy những cây gậy hoặc những thanh kim loại lớn, có vẻ như là để đe dọa cảnh sát.

    Chưa đầy hai phút sau, chiếc thuyền đã xuống tới vùng nước nông. Mọi người bắt đầu trèo lên thuyền.

    “Tôi làm được gì nữa đây?” một người cảnh sát nói.

    “Chúng tôi không được phép [theo họ] xuống biển. Và như anh thấy đó, họ có gậy. Có cả trẻ con trong đám nữa. Nên chúng tôi phải hết sức cẩn trọng.”

    2 nhom nguoi di cu 1
    Khi những người di cư xuống tới biến, cảnh sát sẽ ngừng can thiệp

    Cảnh sát sau đó đã bắt giữ một người bị tình nghi là kẻ buôn người. Một vài người khác quay trở lại bờ do không tìm được chỗ trên thuyền.

    Ở trên thuyền, đã chớm có những dấu hiệu của sự rối loạn. Chúng tôi có thể nghe thấy những tiếng hét và xô đẩy.

    Một đứa trẻ mặc áo khoác hồng ngồi trên vai một người đang đứng ở giữa thuyền. Rõ ràng là có quá nhiều người đã cố gắng chen lên chiếc thuyền này. Một số khác đang cố bám vào mép thuyền.

    Thông thường, số người tối đa cố chen lên một con thuyền như vậy là khoảng 60 người. Tuy nhiên, do có tới hai nhóm người di cư ở đây, con số hiện đã vượt quá 100.

    Tôi muốn đến Anh và gặp gia đình mình,” một người đàn ông Iraq đứng cùng hai người phụ nữ, nói một cách tuyệt vọng khi phải quay lại bờ biển, từ bỏ hy vọng lên thuyền.

    Chầm chậm, con thuyền dần trôi ra biển, trong thoáng chốc trông như đã mắc cạn trên một cồn cát.

    Cảnh sát và những người không lên được thuyền bắt đầu quay lại phía các đụn cát và bãi đỗ xe gần đó.

    Xa xa, bình minh dần ló, những đám mây ở phía đông dần nhuộm trong sắc hồng.

    Lúc này, không ai trên bờ biết rõ tình hình trên thuyền đã trở nên tồi tệ tới mức nào.

    Thỉnh thoảng, chúng tôi lại nghe thấy tiếng la hét.

    Một vài chiếc áo phao trôi nổi trên mặt nước, nhưng không có cách nào biết được rằng liệu những người này đã chết hay đang chới với.

    2 nhom nguoi di cu 1
    Chiếc thuyền bơm hơi quá tải đang hướng ra eo biển Manche

    Khoảng nửa giờ trôi qua, một vài xuồng cứu hộ được cử đi từ một tàu cứu hộ lớn của Pháp đang tình cờ tuần tra ngang bãi biển.

    Dường như lực lượng cứu hộ đang tìm cách thuyết phục những kẻ buôn người, cùng chiếc thuyền quá tải, từ bỏ hành trình và quay trở lại bờ biển.

    Lát sau, một vài người có vẻ đang được chuyển từ chiếc thuyền bơm hơi sang các xuồng cứu hộ.

    Một tiếng sau, cảnh sát Pháp tiết lộ rằng đã có năm người chết.

    Họ đã chết khi chúng tôi đứng đằng xa quan sát chiếc thuyền được đẩy xuống vùng nước nông.

    Hai người chết đuối, ba người dường như bị giẫm đạp đến chết. 

    Trong số đó có một đứa trẻ mới bảy tuổi.

    Tin tức nhanh chóng lan truyền giữa những người di cư khác.

    Họ đã thất bại trong việc vượt biển đêm qua và đang trở lại các lán trại quanh thành phố Calais và một vài nơi khác.

    Một số cho hay những cái chết khiến họ do dự, nhưng rất nhiều người khác cho biết vẫn sẽ tiếp tục kiên trì vượt biển để vào Anh.

    Nhiều người gạt phăng đi những ý kiến cho rằng họ sẽ bị ngăn chặn bởi kế hoạch của chính phủ Anh - trục xuất những người vượt biển sang Rwanda.

    “Không gì có thể ngăn được tôi,” một học sinh người Sudan kiên quyết nói khi đang đợi tới lượt sạc điện thoại ở thành phố Calais.

    “Tôi đã thử sang Anh 15 lần rồi. Bây giờ tôi không từ bỏ đâu. Đây là cơ hội cuối cùng của tôi,” Idris, một chàng trai 24 tuổi từ Afghanistan, chia sẻ.

    Cảnh tượng bạo lực mà chúng tôi chứng kiến chẳng còn xa lạ với cảnh sát Pháp.

    Đã nhiều tuần qua họ cảnh báo việc đang phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng dữ dội từ các băng nhóm buôn lậu và người di cư, những người thường xuyên mang theo đá để ném vào lực lượng cảnh sát.

    “Mới tuần trước, đã có 10 cảnh sát bị thương và 7 xe cảnh sát bị hư hại. Bạo lực leo thang rõ rệt và lực lượng cảnh sát thường đụng độ với các nhóm đông người. Chúng tôi cần thêm trang thiết bị và nhân lực. Chỉ can đảm thôi thì không đủ,” Đại tá Mathilde Potel cho biết.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Nửa đêm ngày hôm qua, Thượng viện Anh đã thông qua Dự luật Rwanda. Trước đó, ông Rishi Sunak đã kiên quyết tuyên bố rằng ông sẽ chờ, chờ tới nửa đêm, để chứng kiến thời khắc chính sách này trở thành luật. 

    Trong bài diễn văn hùng hồn của mình, ông đã nhắc đến 2 nhóm người di cư mà Vương quốc Anh muốn trục xuất nhất, đó là người Albani và người Việt Nam. 

    Bởi vì 1/3 người đến Anh bất hợp pháp là người Albani. Chính phủ Anh đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Albani nhằm giảm 90% người di cư từ quốc gia này đến Anh. Và quả thật năm ngoái số lượng thuyền di cư đã giảm 1/3. 

    Tuy nhiên ngay khi số lượng người nhập cư Albani giảm thì bọn buôn người nhanh chóng chuyển hướng sang người nhập cư Việt Nam. Kết quả là số lượng người nhập cư Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. 

    stop the boat

    Nhưng nhờ những kinh nghiệm từ cuộc chiến với người Albani, ông Sunak tin rằng ông sẽ thành công tương tự trong việc ngăn chặn người Việt Nam. Vào ngày 17/4 vừa qua, đại diện của chính quyền VIệt Nam, ông Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Hưng và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Anh phụ trách phòng chống di cư bất hợp pháp, Michael Tomlinson đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, khuyến khích người Việt hồi hương.

    Quan chức VN đã đến 2 trung tâm tạm giữ người xin tị nạn là Western Jet Foil và Manston, để quan sát hoạt động của Lực lượng Biên phòng ở tuyến đầu trong việc ngăn chặn thuyền nhỏ.

    Nhưng chính quyền Anh không thể cứ tiếp tục đối phó với sự thay đổi chiến thuật của các băng nhóm buôn người, cách tốt nhất là phải dập tắt ham muốn đi Anh ngay từ gốc rễ. Phải cho người VN thấy rằng nước Anh không màu hồng, họ sẽ chẳng thể nào kiếm tiền nếu đến Anh bất hợp pháp. Và Luật Rwanda chính là cách tiếp cận thẳng thắn giúp người Việt nhìn thấy rõ họ sẽ uổng phí tiền vay mượn trong vô ích. Bởi vì "SẼ KHÔNG MỘT NGƯỜI TỊ NẠN NÀO ĐƯỢC QUAY TRỞ LẠI ANH".  

    Sẽ không tòa án quốc tế nào có thể can thiệp vào chuyến bay trục xuất. Sẽ không có "nếu, nhưng". Để đẩy nhanh việc trục xuất, chính quyền Sunak đã tăng sức chứa của trại tạm giam chờ trục xuất lên 2,200 người. Thêm 200 nhân viên được thuê để xử lý hồ sơ. Thêm 25 phòng xử án và 150 thẩm phán, đủ sức cung cấp 5,000 ngày xử án. Hiện Bộ Nội Vụ đã có 500 nhân viên được huấn luyện để hộ tống người xin tị nạn đến Rwanda, và thêm 300 nhân viên nữa sắp hoàn thành tập huấn. 

    Thủ tướng Anh khẳng định rằng chuyến bay trục xuất đầu tiên sẽ diễn ra trong 10-12 tuần tới. Điều này là trễ 2 năm so với kế hoạch, nhưng "muộn còn hơn không".

    Viethome (theo GOV)

  • nguoi viet bi dua den rwanda 1
    Một phụ nữ Việt Nam mang thai được cáng đi khi chiếc thuyền chở bà cùng 60 người khác đang tìm cách vượt eo biển Manche từ thành phố cảng Calais của Pháp để đến Anh vào ngày 1/4/2021

    Chính phủ Anh đang nỗ lực thông qua Dự luật Rwanda để đưa người nhập cư trái phép sang Rwanda – một quốc gia ở Trung Phi.

    Nỗ lực này đang được tái khởi động sau khi con số người tị nạn vượt biển vào Anh tăng đột biến trong ba tháng đầu năm 2024, trong đó người Việt chiếm số lượng đông nhất.

    Bất kỳ ai “vào Vương quốc Anh bất hợp pháp” sau ngày 1/1/2022 đều có thể bị đưa đến Rwanda, không giới hạn số lượng. Câu hỏi được đặt ra là di dân bất hợp pháp người Việt và các nước khác có thật sự đối diện nguy cơ bị đưa đến Rwanda hay không và khi nào?

    Dự luật Rwanda là gì?

    Chính phủ Anh đã thảo ra một thỏa thuận 5 năm với Rwanda - một quốc gia nhỏ không giáp biển ở khu vực Trung Phi - cách Vương quốc Anh 6.500 km.

    Theo đó, người tị nạn trái phép vào Anh sẽ được đưa đến Rwanda và Anh sẽ trả các khoản tiền lớn cho quốc gia châu Phi.

    Đơn xin tị nạn của di dân sẽ được xử lý tại Rwanda. Nếu được duyệt, họ có thể được cấp quy chế tị nạn và được phép ở lại Rwanda. Nếu không, họ có thể nộp đơn xin định cư ở Rwanda với lý do khác hoặc xin tị nạn ở một "nước thứ ba an toàn" khác.

    Không một người xin tị nạn nào có thể nộp đơn xin quay trở lại Vương quốc Anh.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1

    Đã có di dân nào bị đưa đến Rwanda?

    Chưa có người xin tị nạn nào được đưa đến Rwanda. Chuyến bay đầu tiên dự kiến khởi hành vào tháng 6/2022 nhưng đã bị hủy vì những vấn đề pháp lý.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nhiều lần cho biết các chuyến bay sẽ cất cánh vào mùa xuân năm nay (tháng 3, 4, 5) nhưng không nêu rõ ngày cụ thể.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1
    Các vụ kiện khiến chuyến bay đầu tiên đưa di dân đến Rwanda đã bị hủy vào phút chót hồi tháng 6/2022

    Rwanda có an toàn cho người tị nạn?

    Tháng 11/2023, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng kế hoạch Rwanda là bất hợp pháp.

    Tòa lập luận rằng kế hoạch này có thể đặt những người thực sự cần/muốn tị nạn vào nguy cơ bị trục xuất về nước, nơi họ có thể phải đối mặt với sự bức hại.

    Điều này vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR), trong đó cấm tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Vương quốc Anh là một bên ký kết ECHR.

    Phán quyết cũng viện dẫn những lo ngại về hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Rwanda và cách đối xử nước này đối với người tị nạn.

    Các thẩm phán cho biết vào năm 2021, chính phủ Anh chỉ trích Rwanda về "các vụ giết người phi pháp, tử vong khi bị giam giữ, cưỡng bức mất tích và tra tấn".

    Các thẩm phán cũng nhấn mạnh một sự việc xảy ra vào năm 2018, khi cảnh sát Rwanda nổ súng vào những người tị nạn biểu tình.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1
    >Người dân Rwanda đang cầu nguyện tại thủ đô Kigali

    Dự luật Rwanda có gì?

    Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, Chính phủ Anh đã đưa ra một dự luật nhằm nêu rõ trong luật pháp Anh rằng Rwanda là một quốc gia an toàn.

    Dự luật Rwanda - phải được cả hai viện của Quốc hội thông qua – yêu cầu các tòa án bỏ qua các phần quan trọng của Đạo luật Nhân quyền, một bước đi nhằm tránh né phán quyết của Tòa án Tối cao.

    Dự luật này cũng buộc các tòa án phải bỏ qua các luật khác của Anh hoặc các quy tắc quốc tế - chẳng hạn Công ước về người tị nạn quốc tế - vốn cản trở việc trục xuất tới Rwanda.

    Một số nghị sĩ chỉ trích dự luật này, cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế. Những người khác lại cho rằng nó chưa đủ răn đe.

    Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào ngày 17/1, bất chấp sự phản đối của một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ.

    Dự luật được kỳ vọng sẽ được thông qua trong tuần này - với đa số phiếu đủ để có thể lật ngược các sửa đổi của Thượng viện.

    Các tổ chức từ thiện hỗ trợ người xin tị nạn có kế hoạch khởi động các vụ kiện chống lại kế hoạch của chính phủ "càng nhanh càng tốt".

    Hiệp ước mới với Rwanda nói gì?

    Chính phủ Anh cũng đã ký một hiệp ước di cư mới với Rwanda.

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverley cho biết hiệp ước này đảm bảo rằng bất kỳ ai được đưa đến Rwanda đều sẽ không có nguy cơ bị trả về quê hương.

    Hiệp ước nêu rõ rằng một ủy ban giám sát độc lập mới sẽ đảm bảo Rwanda tuân thủ các nghĩa vụ của mình và các thẩm phán Anh sẽ được đưa vào quy trình kháng cáo mới.

    Kế hoạch Rwanda sẽ tốn bao nhiêu tiền?

    Chính phủ Anh đã trả 240 triệu bảng (khoảng 7.600 tỷ đồng) cho Rwanda vào cuối năm 2023.

    Tuy nhiên, tổng số tiền thanh toán ít nhất là 370 triệu bảng (11.730 tỷ) trong vòng 5 năm, theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia.

    Nếu hơn 300 người được chuyển đến Rwanda, Vương quốc Anh sẽ trả một khoản tiền 120 triệu bảng (3.800 tỷ) để giúp thúc đẩy nền kinh tế nước này, với khoản thanh toán thêm là 20.000 bảng (634 triệu đồng) với mỗi cá nhân bị chuyển đến.

    Ngoài ra, mỗi người được đưa đến Rwanda sẽ được trả tới 150.000 bảng Anh (4,8 tỷ đồng).

    Những con số này sẽ không được trả đối với bất kỳ ai chọn đến Rwanda một cách tự nguyện.

    Các số liệu chính thức được công bố trước đây cho thấy việc đưa mỗi cá nhân sang nước thứ ba sẽ tốn kém hơn 63.000 bảng Anh (2 tỷ đồng) so với việc giữ họ ở Anh.

    Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố rằng kế hoạch của Rwanda sẽ "tiết kiệm cho chúng ta hàng tỷ bảng Anh về lâu dài theo đúng nghĩa đen," nhưng không giải thích các con số.

    Hệ thống tị nạn của Vương quốc Anh tiêu tốn gần 4 tỷ bảng (127.000 tỷ đồng) mỗi năm, bao gồm tiền lưu trú khoảng 8 triệu bảng (253 tỷ đồng) mỗi ngày.

    Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã đề nghị trả lại số tiền mà Anh đã chuyển nếu không có người xin tị nạn nào được đưa đến đây.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • nguoi viet di chui vao anh nhieu nhat
    Một thuyền cao su chở người di cư trái phép vượt eo biển Manche vào Anh hôm 6/3/2024

    “Số lượng người di cư Việt Nam vượt biển vào Anh ngày càng tăng”, người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hôm 14/4, theo Telegraph.

    Ông nói đây là lý do tại sao Dự luật Rwanda của chính phủ cần được quốc hội thông qua càng sớm càng tốt “để cứu mạng sống của những người bị những băng đảng buôn người bóc lột”.

    Số người Việt Nam vượt eo biển Manche đã tăng gấp đôi năm ngoái, từ 505 năm 2022 lên 1.323 năm 2023. Theo thống kê, trong số người vượt biển trái phép vào Anh, người Việt đứng đầu về số lượng trong năm 2024.

    The Telegraph đưa tin rằng làn sóng này được cho là nguyên nhân chính khiến con số người di cư trái phép vào Anh tăng kỷ lục vào năm nay.

    Chỉ riêng hôm Chủ nhật (14/4), 534 người đã vượt biển vào Anh – mức cao nhất tính trong một ngày trong năm nay – nâng con số người vượt biển vào Anh lên 6.265 trong năm 2024, cao hơn 28% cùng thời điểm năm ngoái vào cao hơn 7% so với năm 2022.

    Cũng trong ngày 14/4, các nghị sĩ Anh đã phủ quyết bảy thay đổi đối với Dự luật Rwanda do Hạ viện đề xuất.

    Việc này khiến dự luật được gửi trở lại Hạ viện nơi Công đảng và các thành viên độc lập của Hạ viện sẽ tiếp tục một nỗ lực mới để Quốc hội thông qua và gửi dự luật tới Thượng viện.

    Thảm kịch 39 người không ngăn nổi làn sóng di cư từ Việt Nam

    Năm 2019, 39 người Việt đi lậu vào Anh đã chết trong một thùng xe tải đông lạnh ở Essex, trong đó có 31 nam và 8 nữ. Tuy nhiên, thảm kịch này không làm làn sóng di cư trái phép giảm xuống.

    Ngày càng có nhiều người di cư Việt Nam mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những chiếc thuyền chở tối đa 20 người, thay vì đến Vương quốc Anh bằng đường bộ.

    Người di cư Việt Nam thường bị các băng đảng chuyển lậu sang Anh để làm việc bất hợp pháp trong các tiệm nail và nhà hàng. Họ cũng bị phát hiện làm việc trong các đường dây tình dục và trại trồng cần sa.

    Đây là lý do tại sao các tay chủ thường thích nhận người di cư đi bằng xe tải hơn so với đường biển – nơi họ có nhiều khả năng bị Tuần duyên Anh bắt giữ.

    Một số người vào châu Âu qua cửa ngõ Serbia hoặc Romania thông qua hộ chiếu lao động, chủ yếu làm những việc lương thấp, trong điều kiện tồi tệ.

    Nhiều người ở Việt Nam đã phải trả từ 15.000 đến 20.000 bảng (từ 470 đến 630 triệu đồng) cho các băng đảng buôn người.

    Bộ trưởng Tô Lâm nói gì?

    Hôm 15/4, ông James Cleverly, Ngoại trưởng Anh, đã điện đàm với Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, về vấn đề người di cư Việt Nam tăng vọt.

    Báo Công an Nhân dân đưa tin về buổi điện đàm, cho biết hai bên "thường xuyên trao đổi thông tin" và "triển khai có hiệu quả" “Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Anh”; “Bản ghi nhớ về về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người”…

    Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại châu Âu".

    Báo Telegraph của Anh viết rằng phía Anh đã đạt được một thỏa thuận mới với Việt Nam trong nỗ lực hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh.

    Bộ Nội vụ Anh tháng trước đã tung ra một chiến dịch truyền thông mới trên mạng xã hội nêu bật những rủi ro của việc thực hiện hành trình bất hợp pháp như vậy.

    Đối thoại Di cư Anh-Việt lần thứ hai sẽ được tổ chức ngày 17/4 tại London.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Hiện trạng buôn người vẫn đầy rẫy trong các tiệm nail khắp UK. Các tiệm hợp pháp cho biết họ phải cạnh tranh với các đối thủ thuê người bất hợp pháp.

    tiem nail canh tranh 1

    Dù kinh tế khó khăn nhưng các tiệm nail vẫn không ngừng mọc lên như nấm. Tiệm này đóng thì tiệm khác mở, năm ngoái đã có 302 tiệm mới khai trương trên toàn Anh quốc. Đây là loại hình tăng tưởng nhanh thứ 4 so với các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác, theo dữ liệu của Local Data Company.

    Giá rẻ giúp dịch vụ nail tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, nhưng các chủ tiệm lại phải đối mặt với chi phí không ngừng leo thang.

    Tuần trước hơn 5,000 thợ nail đã cùng tăng giá trong ngày National Nail Price Increase Day - do tổ chức Nail Tech Org tiến hành. Theo tổ chức này thì thu nhập của các thợ nail trung bình chỉ khoảng £7/giờ.

    Một cảnh sát chống buôn người cho biết những khách hàng ưa thích làm nail giá rẻ có thể đã vô tình được phục vụ bởi những nạn nhân buôn người.

    "Chúng tôi biết nhiều nạn nhân buôn người đã phải hành nghề mại dâm, nhưng phần lớn trong số đó làm việc ở tiệm nail - đặc biệt là những phụ nữ được buôn từ Việt Nam sang. Họ đến đây vì lời hứa có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng kết quả là họ phải làm việc quá giờ mà lại không được trả lương hoặc trả rất ít. Hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của họ đều bị lấy đi. Các tiệm nail dạng này thường có một người đứng ở phía trước đón khách, rồi hướng dẫn khách tới từng thợ nail. Và thợ nail chỉ chăm chăm làm chứ không bao giờ ngước lên nhìn khách. Các thợ nail thường xuyên được luân chuyển, có người chở họ tới tiệm làm việc rồi lại đón đi ngay sau giờ làm".

    tiem nail canh tranh 1
    Chị Kara Stevens, chủ tiệm Maintain Your Beauty ở Dartford, cho biết các tiệm nail hợp pháp phải cạnh trạnh với các đối thủ mà đứng sau là các băng đảng tội phạm. Tất cả các shop đề cập trong bài viết này đều hoạt động hợp pháp.

    tiem nail canh tranh 1
    Chị Stevens (phải) phục vụ khách tại tiệm của mình ở Dartford.

    Một tiệm nail ở Northwich, Cheshire, đã bị cảnh sát đột kích vào đầu tháng này sau khi có tin báo, nghi ngờ có hiện tượng bóc lột trong tiệm. 3 người đã bị bắt.

    Vụ bắt giữ được cảnh sát tiến hành kết hợp với nhân viên Bộ Nội Vụ, một người đàn ông 30 tuổi đã bị bắt vì tình nghi phạm tội liên quan đến nhập cư. Một bé trai 16 tuổi và một người đàn ông 31 tuổi đã bị bắt vì tình nghi tấn công một nhân viên thi hành nhiệm vụ.

    Unseen là một tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người với đường dây nóng Modern Slavery Helpline 08000 121 700. Họ đã nhận được tin báo về 192 trường hợp nạn nhân buôn người ở các tiệm nail trong năm 2022. Có một số báo cáo cho thấy các tiệm nail không chỉ liên quan đến bóc lột tình dục và bóc lột lao động, mà còn rửa tiền và buôn bán chất cấm. Những khách hàng đến các tiệm nail này đã vô tình tiếp tay cho tội phạm mà không biết.

    Eleonora Fais, điều phối viên tại tổ chức chống nô lệ hiện đại Anti-Slavery International, cho biết có 1 số cách để nhận ra ai là nô lệ hiện đại. Những người này thường rất khép kín, dường như bị ai đó kiểm soát và khá miễn cưỡng trong giao tiếp, không có dụng cụ bảo hộ lao động, thường phải làm thêm giờ mà không có thời gian ăn uống. Họ thường tỏ ra hoảng sợ và thu mình, có các dấu hiệu bị bạo hành tâm lý và thể xác.

    Neil Giles, giám đốc phòng tình báo tại tổ chức chống buôn người STOP THE TRAFFIK, cho biết "gánh nặng nợ nần" chính là cách mà bọn buôn người dùng để kiểm soát các nạn nhân.

    Một số chủ tiệm nail đã kể với MailOnline về cuộc khủng hoảng chi phí sống khiến chi phí điều hành của tiệm tăng phi mã, trong khi họ phải giành giật khách hàng với các tiệm bất hợp pháp tính giá nail "rẻ như cho".

    Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt vì các shop nail trên thị trường chợ đen không ngừng bùng nổ. (Tất cả các shop nail đề cập trong bài viết này đều hợp pháp).

    tiem nail canh tranh 1
    Các tiệm nail mọc san sát nhau ở Camberwell, London.

    tiem nail canh tranh 1
    Anh Hoang, 20 tuổi, và em gái 18 tuổi tên Vi, cho biết chi phí đầu vào đối với mỗi dịch vụ là khoảng £2 - £5 trên mỗi khách.

    tiem nail canh tranh 1
    Tiệm Nails Hair & Beauty mà hai chị em làm việc ở Camberwell

    Chị Kara Stevens, chủ tiệm Maintain Your Beauty ở Dartford, Kent, đã mở tiệm được khoảng một năm. Chị thuê 3 thợ nail bán thời gia. Khoản chi tốn kém nhất khi vận hành tiệm là chi phí nguyên liệu và tiền thuê mặt bằng.

    Chủ tiệm 40 tuổi cho biết: "Chúng tôi cực kì bận rộn, cuộc khủng hoảng chi phí không khiến khách hàng của tiệm ngừng nhu cầu làm đẹp. Dù khách vẫn tấp nập nhưng chúng tôi vẫn gặp khó khăn. Mọi thứ đều tăng giá, kể cả tiền thuê nhà và nail supply. Vì muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ nên chúng tôi vẫn nhập nguyên liệu đắt tiền. Nhưng may mắn là chúng tôi vẫn có khách".

    "Tôi luôn kiểm tra lý lịch của thợ nail thật kĩ càng trước khi nhận họ. Tôi nhận ra rằng danh tiếng của ngành nail không được tốt và có thể khiến khách hàng quay lưng. Có những tiệm thường xuyên bị bộ di trú tới hỏi thăm, khiến người dân thắc mắc họ làm ăn như thế nào", chị nói.

    Stevens cũng biết rằng một số tiệm dùng sản phẩm rất rẻ tiền và nguy hại: "Người ta đồn rằng có một mạng lưới tội phạm điều hành một số tiệm nail. Họ dùng các sản phẩm dành cho răng chứ không phải cho móng. Các cửa hàng này chỉ là bình phong cho các băng đảng tội phạm có tổ chức".

    Stevens cho rằng nên có cơ quan quản lý ngành nail: "Chính phủ nên lập cơ quan riêng để quản lý lĩnh vực này, phải có những tiêu chuẩn nhất định. Nhiều tiệm tính giá rẻ mạt, thật đáng xấu hổ, họ gây khó khăn cho các tiệm khác. Chúng ta phải thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn".

    tiem nail canh tranh 1
    Lanny, 59 tuổi, làm việc tại tiệm KL Nails and Beauty trên đường Camberwell Road ở London. Chị nhận ra lượng khách hàng đến tiệm ngày càng thưa.

    tiem nail canh tranh 1
    Kệ sơn đầy màu sắc trong tiệm của Lanny ở south London.

    Bà mẹ 2 con Wendy Roberts ở Derby, thường tiêu £600 mỗi năm để đi làm móng ở các tiệm nail trong thành phố. Chị cho biết: "Thật sốc khi biết họ là nô lệ tình dục, ma túy và buôn người. Tôi biết những nữ thợ nail ở các tiệm đó, tôi tới đó làm nail chủ yếu là do giới thiệu và truyền miệng. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, khách hàng nên sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để có một bộ móng chất lượng và quan trọng hơn là, các nhân viên tiệm nail có được thu nhập hợp lý. Tôi không thể hiểu nổi vì sao vẫn chưa có một cơ quan quản lý ngành này, danh tiếng ngành nail đang xuống dốc, cần phải nhanh chóng vực dậy nó".

    Susan Green sở hữu tiệm Pretty Special Beauty ở Derby, chị thuê 9 nhân viên. Chị cũng đồng ý rằng nên có cơ quan quản lý ngành nail. "Tôi nghe nói một số tiệm bị Bộ Nội Vụ kiểm tra. Thật sốc. Chính quyền phải hành động nhiều hơn để đảm bảo mọi tiệm đều làm ăn hợp pháp. Chúng tôi đã rất cố gắng cung cấp một dịch vụ chỉn chu cho khách hàng".

    Những người chủ gốc Việt của 2 tiệm nail ở Merthyr Tydfil, South Wales, cho biết họ không liên quan gì tới các băng nhóm tội phạm. Họ biết rằng một số tiệm được cho là bình phong của hoạt động rửa tiền và tội phạm. Nhưng tiệm của họ làm ăn hợp pháp và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí.

    Tiệm Fashion Nails and Spa và đối thủ cạnh tranh Merthyr Nails đều khá bận rộn khi phóng viên MailOnline tới. Tất cả bàn đều có khách và nhiều người đang xếp hàng chờ. Giá ở đây từ £15 - £35.

    Anh Kevin Vu, 36 tuổi, chủ của tiệm Fashion Nails and Spa, cho biết thị trấn Merthyr Tydfil có khoảng 10 tiệm nail và tiệm tóc. "Có quá nhiều tiệm cạnh tranh, không tốt chút nào. Hôm nay chúng tôi đông nhưng những ngày khác thì rất vắng khách. Tôi có 3 nhân viên cũng là người Việt Nam. Họ được trả lương và đóng thuế đầy đủ", anh Vu nói.

    tiem nail canh tranh 1
    Năm ngoái có 302 tiệm nail mới mở cửa. Ảnh chụp một tiệm nail khác trên đường Camberwell Road.

    tiem nail canh tranh 1
    Một tiệm nail ở thị trấn Merthyr Tydfil, thung lũng South Wales.

    Khi được hỏi về việc các tiệm nail liên quan tới tổ chức tội phạm, anh Vu cho biết: "Ở đây thì không. Đây là tiệm gia đình".

    Anh Phillip Tran, 42 tuổi, đã đến UK cách đây 16 năm. Anh cho biết việc kinh doanh bắt đầu khó khăn sau dịch Covid. Ông bố 2 con nói: "Chúng tôi mở tiệm cách đây gần 4 năm. Đây là việc kinh doanh theo mùa, đông khách nhất là mùa hè và trước Giáng sinh. Tôi có 4 thợ part-time cũng là người VN, nhưng họ đều sống ở thị trấn này. Tôi nghe người ta đồn nhiều về các tiệm nail liên quan đến tội phạm, nhưng tôi không rõ".

    Kirsty Cavender, 37 tuổi, đi làm nail tại một tiệm ở Merthyr Tydfil cùng với con gái 13 tuổi. Chị cho biết: "4 năm nay tôi đều đến làm tại một tiệm nail Việt. Tôi cảm thấy rất vui vẻ. Một số người thích đi cắt tóc nhưng tôi thì thích đi làm móng. Tôi thích ngắm nhìn bộ nail mới của mình".

    Riêng đường Camberwell Road ở London đã có tới 6 tiệm nail với giá từ £10 - £50. Đối diện Camberwell Green, Anh Hoang 20 tuổi, và em gái Vi 18 tuổi đang làm việc part-time cho tiệm Nails Hair and Beauty. Cả hai sống cùng nhau ở Crystal Palace.

    tiem nail canh tranh 1
    Bà mẹ 2 con Susan, là khách hàng thân thiết của tiệm nail Việt Merthyr Nails.

    Anh Hoang cho biết: "Tuần này rất vắng. Tuần trước là Easter nên đông hơn chút. Dạo này khách hàng rất thưa khiến chúng tôi gặp khó khăn. Giá cả đều leo thang nhưng chúng tôi không dám tăng giá nail vì sợ khách hàng bỏ chạy".

    Hoàng cho biết giá nail supply đã tăng từ £2 - £5 cho mỗi khách, nhưng tiệm của cô không dám tăng giá dịch vụ.

    Em gái tên Vi cho biết: "Vào ngày đẹp trời chúng tôi có thể đón tới 15-20 khách. Rồi lại có những ngày như hôm nay. Hai chúng tôi đều đang đi học và chúng tôi muốn mở chung tiệm. Việc kinh doanh rất khó khăn, bạn chẳng kiếm được bao nhiêu nếu không có đông khách".

    Tại tiệm KL Nails and Beauty, chị Lanny, 59 tuổi, đang ngồi sau quầy tiếp tân chờ đợi khách đến. "Tuần này vắng lắm. Bình thường cứ 2 tuần là khách lại tới, nhưng giờ đây phải mất 4 tuần họ mới quay lại, thậm chí chờ các dịp lễ họ mới đi làm móng", chị cho biết.

    Bạn có thể gọi cho đường dây nóng của Unseen ở số 08000 121 700 để báo cáo các trường hợp nô lệ hiện đại hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ.

    Viethome (theo DailyMail)

  • Cuốn sách 'Daniel Juventus và Stonehenge - Cánh cổng ma thuật' của tác giả Võ Quang Thịnh vừa được xuất bản bởi NXB Olympia, một đơn vị uy tín tại London (Anh).

    Con đường xuất bản sách ở nước ngoài, nhất là với thị trường văn học khó tính như ở Anh, là thách thức quá lớn - nhưng tất cả những khó khăn ấy cuối cùng đã thành ký ức đẹp, khi cuốn sách của tác giả Võ Quang Thịnh đã được phát hành bởi NXB Olympia, một đơn vị xuất bản lớn tại London (Anh).

    Daniel Juventus và Stonehenge - Cánh cổng ma thuật xoay quanh cuộc sống của Daniel Juventus, một cậu bé 13 tuổi có một chút dị tật ở bàn tay, luôn là đối tượng bị các bạn cùng lớp trêu chọc và bắt nạt. Cuộc sống thơ ấu buồn tẻ thật ám ảnh khi Daniel chưa bao giờ biết mặt bố mẹ mình và người thân duy nhất của cậu là ông nội - cụ Anles, điều này để lại một lỗ hổng rất lớn trong trái tim cậu. Khi Daniel bắt đầu có những giấc mơ kỳ lạ thì cụ Anles cuối cùng cũng kể cho cậu nghe sự thật về việc mất tích của bố mẹ mình.

    Daniel Juventus and Stonehenge 1
    Võ Quang Thịnh được biết đến với bút danh J.A.Thinky, sinh ra tại thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC)

    Trong một giấc mơ, Daniel được trao cho một chiếc chìa khóa quyền năng - Ankh và cậu là Người được chọn để giải phóng linh hồn của E.V - Vua của Vương quốc Ánh sáng, người bị giam cùng với Dzărum - Chúa tể bóng tối.

    Một đêm nọ, có người phụ nữ lạ xuất hiện trong phòng ngủ và dẫn cậu đến một thế giới khác song song với thế giới thực tại, từ đây Daniel tin rằng nhiệm vụ giải cứu bố mẹ và E.V cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, cậu không hề biết rằng đằng sau đó là một dòng thế lực đen tối đang liên tục ngăn cản cậu hoàn thành sứ mệnh của mình. Các thế lực này truy lùng Ankh vì nó có thể mở khóa cánh cổng dẫn đến Địa ngục. Nhiệm vụ mà Daniel phải làm đó là bảo vệ và ngăn chặn mọi mưu đồ của thế lực bóng tối đang lớn dần khi chúng muốn kiểm soát những điều tốt đẹp của thế giới.

    Con đường đến nước Anh

    Daniel Juventus và Stonehenge - Cánh cổng ma thuật là tập 1 trong chuỗi tác phẩm văn học kỳ ảo của tác giả Võ Quang Thịnh được xuất bản vào năm 2018 bởi Nhà phát hành Winbooks và NXB Văn học.

    Với khao khát được thỏa sức hội nhập với dòng văn học mang tính thời đại, Võ Quang Thịnh đã đi một con đường thật dài để đưa quyển sách của mình đến với độc giả Anh và quốc tế. Sau khi hoàn thành xong tác phẩm bằng tiếng Việt, tác giả mất nhiều năm tìm kiếm người chuyển ngữ sang tiếng Anh. Bản dịch hiện tại do dịch giả Nguyễn Thanh Xuân thực hiện và được hiệu đính bởi những biên tập viên chuyên nghiệp người Anh.

    Daniel Juventus and Stonehenge 1

    Giống như những bước đầu tiên mà J.K.Rowling, tác giả của Harry Potter đã gặp phải, Võ Quang Thịnh cũng khó tìm được NXB "đỡ đầu" cho đứa con tinh thần của mình. Cuối năm 2019, anh nhận được email phản hồi từ một NXB ở London. Đơn vị này vô cùng phấn khởi sau khi thẩm định xong tác phẩm Daniel Juventus và Stonehenge - Cánh cổng ma thuật. Họ nhận xét: “Chúng tôi công nhận rằng bạn là một nhà văn giỏi và cuốn sách của bạn rất hay”.

    Câu chuyện may mắn tưởng chừng mang tới một hướng đi rộng mở phía trước không ngờ đại dịch Covid-19 ập đến và NXB này cùng gặp khá nhiều khó khăn. Họ hẹn tác giả chờ một năm và cuối cùng sau một năm vì tình hình kinh tế trong đại dịch quá khó khăn nên vẫn không thể xuất bản. Võ Quang Thịnh tiếp tục hành trình nhọc nhằn tìm kiếm một NXB khác. Dường như đó là một con đường dài vô tận với tác giả, dù biết nhiều chông gai nhưng anh vẫn không chùn bước...

    Đến năm 2023, NXB Olympia, một đơn vị xuất bản lớn tại London rất thích tác phẩm. Suốt một năm làm việc vất vả với đội ngũ sản xuất tận tâm, ê-kíp đã hoàn thành mọi công đoạn về thiết kế bìa và bản in.

    Cuối cùng cuốn sách cũng được xuất bản vào 28/3/2024 với tựa đề tiếng Anh là Daniel Juventus and the Stonehenge - Gate of Magic”, bút danh tác giả là J.A.Thinky. Sách đang được phân phối rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, ở hầu hết các hiệu sách tại Vương quốc Anh, các nước châu Âu, Mỹ, Úc và New Zealand cũng như tại Singapore và Đài Loan.

    Daniel Juventus and Stonehenge 1

    Tác giả phấn khởi khi nói với NXB Olympia rằng, anh cảm ơn họ vì cuối cùng ước mơ xuất bản cuốn sách của mình tại Anh được trở thành hiện thực.

    NXB Olympia phản hồi một cách hào hứng: “Chúng tôi rất vui vì đã biến giấc mơ của bạn thành hiện thực, với việc Daniel Juventus và Stonehenge - Cánh cổng ma thuật được phát hành và hy vọng đây sẽ là khởi đầu cho một hành trình thành công”.

    “Với niềm đam mê văn chương kỳ ảo và khao khát khám phá những kỳ quan vĩ đại của thế giới, tác giả đã dành một khoảng thời gian dài để viết cuốn sách đầu tiên về cậu bé Daniel Juventus cùng với những điều kỳ thú ở Stonehenge. Một thế giới mà ở đó tác giả được sống với những ước mơ, đam mê của mình và những người bạn yêu thương. Daniel Juventus không chỉ dừng lại ở một câu chuyện kỳ thú, mà bên cạnh đó còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc trong cuộc sống. Những bài học tưởng chừng như đơn giản, nhưng trong bộn bề cuộc sống hiện đại, con người ta dần bỏ quên mất.

    Đó cũng chính là lý do mà câu chuyện của Daniel Juventus ra đời…” - trích giới thiệu sách của NXB Olympia.

    Theo Vietnamnet

  • Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống các loại tội phạm.

    Chiều 15/4, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã điện đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh James Cleverly để thảo luận về hợp tác giữa hai cơ quan.

    Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ với Vương quốc Anh. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước đã phát triển tích cực, toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu. Thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cơ chế hợp tác, hai nước đã tích cực thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc phòng, khoa học – công nghệ, văn hoá giáo dục, kết nối địa phương.

    hop phong chong buon nguoi

    Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, Bộ Công an Việt Nam sẵn sàng phối hợp trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan thực thi pháp luật Anh trong đấu tranh với các tổ chức tội phạm.

    Trên lĩnh vực thực thi pháp luật, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh đã và đang hợp tác chặt chẽ trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Một số lĩnh hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành trọng tâm trong hợp tác thực thi pháp luật giữa hai nước, bao gồm: hợp tác về các vấn đề di cư, quản lý xuất nhập cảnh, phòng, chống tội phạm mua bán người và đưa người di cư trái phép… Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin và triển khai có hiệu quả “Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Anh”; “Bản ghi nhớ về về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người”…

    Nhằm nâng cao quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan, tại cuộc điện đàm hai Bộ trưởng đã thống nhất một số nội dung hợp tác như: hai bên tiếp tục triển khai các văn bản hợp tác đã ký kết, đặc biệt là "Bản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống mua bán người", "Bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin xuất nhập cảnh", "Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư"; duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép.

    Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an Việt Nam ủng hộ và cam kết hợp tác với phía Anh trong phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép, sẵn sàng phối hợp trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan thực thi pháp luật Anh trong đấu tranh với các tổ chức tội phạm.

    Việt Nam tái khẳng định việc không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại Châu Âu.

    Tại cuộc điện đàm, hai Bộ trưởng cũng thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường hợp tác trong thời gian tới như phối hợp thực hiện các dự án tuyên truyền, phổ biến pháp luật, truyền thông cộng đồng về di cư an toàn và phòng, chống di cư trái phép; tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, tập tuấn nâng cao năng lực về kỹ thuật, ngoại ngữ phục vụ công tác kiểm soát xuất, nhập cảnh, phòng, chống di cư trái phép, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống mua bán người; tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền…

    Theo cand

  • Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, fentanyl và methamphetamin (ma túy đá) đã dần “soán ngôi” của cần sa và heroin để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các cartel Mexico. Hai loại ma túy tổng hợp kể trên có giá thành sản xuất rẻ, phần trăm lợi nhuận cao, mà lại ít nguy cơ bị phát hiện trong lúc chế biến so với ma túy tự nhiên.

    Tuy nhiên đế chế fentanyl của các ông trùm Mexico sẽ không tồn tại nếu như đằng sau họ không là cả một mạng lưới buôn bán, vận chuyển tiền chất ma túy mang tính toàn cầu.

    Hoàn toàn hợp pháp

    Đối với hàng xóm của Javier Algredo Vázquez sống ở quận Queens, thành phố New York, Mỹ thì người đàn ông này không có gì đáng chê trách cả. Ông lúc nào cũng nhiệt tình giúp đỡ bà con lối xóm và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Vậy nhưng láng giềng của Javier cũng không biết nhiều về ông. Họ chỉ biết rằng ông vừa làm quản lý ở một khách sạn cao cấp, vừa là giám đốc một công ty buôn bán hóa chất. Không ai nghĩ rằng Javier lại là trùm một đường dây buôn bán tiền chất ma túy quốc tế.

    thuoc phien xuyen luc dia 1
    Cảnh sát Mexico triệt phá một điểm chế biến ma túy tổng hợp.

    Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt đầu để ý đến Javier Algredo sau khi phát hiện ra rằng công ty hóa chất Pro Chemie New York của hắn sử dụng địa chỉ giả. Người anh trai của Javier cũng là giám đốc công ty hóa chất MB Barter & Trading ở Mexico. Doanh nghiệp này cũng sử dụng địa chỉ giả. Sau một cuộc điều tra kéo dài hai năm, FBI đưa ra kết luận rằng kể từ 2018 đến 2021, hai công ty của anh em Algredo đã đưa sang Mexico tổng cộng 1.453 tấn tiền chất ma túy đá và 44,1 tấn tiền chất fentanyl. Các loại hóa chất này được chúng mua hoàn toàn hợp pháp tại Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Khách hàng lớn nhất của chúng là Cartel Jalisco Nueva Generación (CJNG), một trong những tổ chức tội phạm ma túy hùng mạnh nhất thế giới.

    Nhà chức trách ở Mỹ và Mexico đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về hiện tượng cartel sử dụng hóa chất nhập từ Trung Quốc để tổng hợp ma túy. Bắc Kinh cũng đã có một số động thái thắt chặt việc buôn bán, xuất khẩu các loại hóa chất có thể được dùng để chế biến ma túy. Vấn đề nằm ở chỗ những hóa chất trên được sử dụng trong rất nhiều ngành sản xuất khác nhau nên không thể cấm hẳn hay thắt quá chặt nguồn cung. Mặt khác khi Trung Quốc tăng cường chế tài kiểm soát thì tội phạm Mexico lại đi tìm nguồn cung tại các nước khác có quy định lỏng lẻo hơn như Ấn Độ. Việc thiếu một chế tài quản lý hóa chất mang tầm quốc tế khiến việc xử lý các đối tượng buôn bán tiền chất ma túy trở nên rất, rất khó khăn.

    Theo Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) thì hiện có khoảng 30 loại tiền chất và 43 loại phụ chất đang được cartel Mexico sử dụng để sản xuất fentanyl và ma túy đá. Trong số này thì chính phủ Mỹ mới đặt ra chế tài kiểm soát cho 22 chất, Guatemala 19 chất, Đức 17 chất, và Ấn Độ 13 chất. Pro Chemie New York cùng MB Barter & Trading đã lợi dụng sự “khập khiễng” giữa luật pháp các nước để xây dựng một đế chế buôn lậu trị giá hàng trăm triệu USD.

    Ấn Độ

    Một đối tượng buôn lậu giấu tên ở thành phố Culiacán, bang Sinaloa, Mexico trả lời phóng viên hãng tin AP: “Chúng tôi luôn tìm con đường thuận tiện nhất để chuyển hàng. “Thuận tiện” không nhất thiết nghĩa là con đường ngắn nhất... Hóa chất được mua ở Ấn Độ, sau đó chuyển tới Đức và rồi đến Mỹ. Đến khi nào chúng tôi chắc rằng đã “cắt đuôi” được thì sẽ đem hàng đi giao cho khách hàng tại Mexico”.

    Mạng lưới buôn lậu của anh em Algredo cũng đi theo một con đường giống như trên. Nhà chức trách Mỹ đã lần ngược những lô acid oxalic được Pro Chemie New York nhập khẩu đến một công ty hóa chất Ấn Độ tên là Punjab Chemicals & Crop Protection (thành phố Dera Bassi, bang Punjab). Phát ngôn viên của công ty này cho biết phía đối tác Mỹ đã xuất trình đầy đủ giấy tờ, mà acid oxalic cũng không phải là hóa chất bị luật pháp Ấn Độ hạn chế, thế nên Punjab Chemicals & Crop Protection không chịu bất kỳ trách nhiệm liên đới nào với những kẻ buôn lậu.

    Acid oxalic là một chất mà tự bản thân nó không có gì đáng sợ cả, nhưng vấn đề nằm ở chỗ Ấn Độ còn đang cung cấp nhiều loại hóa chất nguy hiểm hơn mà không có bất kỳ biện pháp kiểm soát chặt chẽ nào cả. Lấy ephedrine và pseudoephedrine làm ví dụ. Đây là hai tiền chất dùng để tổng hợp methamphetamine dùng trong y tế. Vậy nhưng những lô container chở hai chất trên hiện vẫn được xét duyệt xuất cảng ở Ấn Độ theo cùng quy trình với biết bao nhiêu loại hóa chất khác.

    Ấn Độ hiện là nhà sản xuất hóa chất lớn thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á. Ngành hóa chất của họ đóng góp khoảng 7% GDP hằng năm. Mặt khác ngành dược phẩm của họ cũng cung cấp khoảng 40% nguồn cung thuốc trên toàn khu vực Bắc Mỹ. Bên cạnh sự lỏng lẻo của luật pháp Ấn Độ, chúng ta cũng nên cân nhắc sự thật khách quan là các lực lượng hành pháp Ấn Độ không đủ nhân lực và kinh phí để kiểm soát chặt ngành hóa chất và dược phẩm của họ.

    Bà Vanda Felbab-Brown, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Brookings (Mỹ), cho biết: “Ngoại trừ một vài lần kiểm tra hãn hữu, chính quyền Ấn Độ kiểm soát các công ty hóa chất chủ yếu dựa trên báo cáo do phía doanh nghiệp tự làm rồi gửi lên. Họ để nhiều tiền chất ma túy xuất cảng cũng không có gì lạ... Đôi khi nhà chức trách có bắt được trường hợp vi phạm thì cũng khó xử lý. Các công ty hóa chất đóng vai trò tạo công ăn việc làm và đóng thuế quan trọng ở nhiều địa phương Ấn Độ. Quyền lực chính trị của họ không hề nhỏ chút nào”.

    Còn nhớ vào tháng 9/2018, một doanh nhân người Ấn tên là Manu Gupta bị cảnh sát Mexico bắt giữ khi đang ở tại một cơ sở sản xuất ma túy tại bang Jalisco. Manu là giám đốc công ty xuất nhập khẩu hóa chất Mondiale Mercantile. Trong số những lô hàng gần nhất của Mondiale Mercantile có một đơn xuất khẩu acid thioglycolic, tiền chất ma túy đá. Phía nhập khẩu là Corporativo y Enlace RAM, một doanh nghiệp mà theo Cục Tình báo Trung ương Mexico (CNI) cho biết là “bình phong” của cartel Sinaloa. Bằng chứng rõ ràng như vậy nhưng phải mãi đến cuối năm 2023 tòa án Ấn Độ mới kết án Manu Gupta 20 năm tù giam.

    thuoc phien xuyen luc dia 1
    Những bao Calci Chloride có xuất xứ từ Mỹ vứt bên ngoài một cơ sở sản xuất ma túy ở Mexico.

    Đức

    Cũng như nhiều nước Bắc Âu khác, Đức đang trở thành “cửa ngõ” tiếp nhận và trung chuyển ma túy cho toàn khối EU. Vì vậy không có gì lạ khi những kẻ buôn lậu tiền chất ma túy cũng thường xuyên chuyển hàng qua Đức. Theo điều tra của FBI, MB Barter & Trading trong giai đoạn 2016-2021 đã chuyển từ Đức sang Mexico 48 tấn sorbitol, 443,5 tấn natri carbonat, và 20 tấn acid hypophosphoro. Một phần số hóa chất này được nhập khẩu từ Ấn Độ, phần còn lại được mua từ bảy công ty Đức khác nhau.

    Hiện Đức là quốc gia sản xuất hóa chất nhiều thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Họ có hơn 2.200 công tuy hóa chất khác nhau đang hoạt động. Một điểm đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ Đức của Mexico trong năm 2022 đạt 17,6 triệu USD, trong đó có khoảng 2,1 triệu USD là các loại hóa chất và dược phẩm. Đây không phải là những con số quá cao, và nếu Berlin thực sự quyết tâm thì họ hoàn toàn có thể kiểm soát từng lô hàng hóa chất xuất sang Mexico. Vấn đề là cho dù họ có muốn cũng không được.

    Mới đây Đức và một số quốc gia Bắc Âu đã cùng tham gia vào một buổi hội thảo do Europol chủ trì nhằm phát hiện hợp tác chống tội phạm ma túy. Hiện nay lực lượng hải quan Đức đang bị dàn trải và chịu áp lực công việc rất lớn để kiểm soát các hải cảng tại nước này. Hai cảng Hamburg và Bremerhaven được đặc biệt coi là “điểm nóng” về buôn lậu ma túy. Các nước tham gia hội thảo đã đạt được một số thỏa thuận hợp tác, tuy vậy theo ý kiến chung của các phái đoàn thì vấn đề cốt lõi mà họ cần giải quyết ngay là tăng cường nguồn lực cho những cơ quan hành pháp của họ.

    Vào năm 2022, cảnh sát Đức đột kích vào nhà kho một công ty sản xuất hóa chất sau khi phát hiện công ty này đã xuất hàng khỏi cảng trong ba năm mà không có giấy phép. Cảnh sát phát hiện ra nhiều tấn toluen, cồn benzyl, và 1-boc-4-piperidone (tiền chất sản xuất fentanyl) mà doanh nghiệp này đang chuẩn bị chất lên container. Bên nhập khẩu là một công ty “ma” có liên quan đến anh em nhà Guzmán, con trai của ông trùm El Chapo khét tiếng và hiện điều hành băng cartel Los Chapitos.

    Mỹ

    Nhiều khi những kẻ buôn lậu không phải tìm hàng ở đâu xa mà có thể mua hóa chất ngay tại Mỹ. Pro Chemie New York đã mua hóa chất từ năm nhà sản xuất khác nhau tại Mỹ rồi sau đó bán lại cho MB Barter & Trading. Một trong số các nhà sản xuất trên là Vitro Chemicals ở bang Texas. Trong một cuộc đột kích vào cơ sở sản xuất ma túy của tội phạm ở trong khu rừng gần thành phố Durango, Mexico, cảnh sát nước này đã phát hiện ra hàng chục bao tải rỗng từng chưa calci chloride do Vitro Chemicals sản xuất bị vứt lăn lóc ngay bên cạnh những nồi nấu ma túy.

    Theo đúng luật pháp Mỹ quy định thì các công ty hóa chất tại nước này chỉ được bán sản phẩm cho khách hàng ngoại quốc sau khi đối tác đã xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm khai báo với nhà chức trách nếu họ nghi ngờ đối tác định sử dụng hóa chất để sản xuất hàng cấm. Quy định là vậy nhưng trên thực tế thì không có ai kiểm soát cả. Nhiều công ty Mỹ vẫn đang xuất khẩu hóa chất sang Mexico chỉ dựa trên một mình sự uy tín của đối tác. Tính đến cuối năm 2023, Cục Phòng chống ma túy Mỹ (DEA) mới chỉ khởi tố được đúng hai công ty hóa chất Mỹ tội cung cấp sản phẩm của mình cho cartel Mexico.

    Ngoài hóa chất sản xuất tại Mỹ, những cơ quan hành pháp nước này cũng đang “đau đầu” vì các lô hàng trung chuyển qua Mỹ. Trong số 11 triệu container cập các cảng Mỹ trong năm 2023, chỉ có khoảng 3,7% là được kiểm tra. Nhưng mà những container trung chuyển qua Mỹ gần như không bao giờ được kiểm tra. Đây chính là lỗ hổng mà các đối tượng buôn lậu tiền chất ma túy đang lợi dụng. Theo lời một kẻ như vậy trả lời trên báo New York Times: “Hải quan Mexico thường nghĩ rằng nếu như lô hàng đã trung chuyển thành công qua Mỹ thì ít có khả năng là hàng cấm. Sự thật là không ai kiểm tra ở cả hai đầu”.

    Ngoài đưa hàng cập bến các cảng Mexico, tội phạm còn buôn tiền chất ma túy từ Mỹ sang theo một con đường khác. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Mexico phát triển mạnh, và Mỹ cũng được hưởng lợi lớn với vị thế là nhà cung cấp. Lưu lượng hàng đi theo đường tiểu ngạch từ Mexico sang Mỹ. Chính quyền hai bên buộc phải nới lỏng một số biện pháp kiểm soát nhất định nhằm tránh gây ùn tắc ở cửa khẩu. Bọn buôn lậu nhờ vậy dễ dàng trà trộn hóa chất vào các lô hàng rồi đưa trót lọt qua biên giới. Theo nhiều nhà quan sát thì giải quyết được vấn đề trên sẽ cần thêm thời gian bởi vì nó động chạm đến quyền lợi kinh tế của cả hai bên.

    Quay trở lại câu chuyện của anh em Algredo. Người anh Carlos Algredo ở Mexico bị cảnh sát truy nã và bỏ trốn khỏi nơi cư trú một thời gian trước khi bị tóm vào tháng 11-2020. Người em Javier Algredo thì bị cảnh sát New York bắt tạm giam vào tháng 9-2021. Công ty Pro Chemie New York của hắn tuy vậy vẫn được phép hoạt động. Chưa đầy một tháng sau Pro Chemie đã chuyển cho MB Barter & Trading 25 tấn acid citric. Phải đến tận cuối năm 2022 thì cả hai công ty này mới bị buộc đóng cửa.

    Javier Algredo khai trước tòa rằng mình chỉ làm trung gian cho Carlos, và anh trai hắn là người xử lý mọi loại giấy tờ với các đối tác ở Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu. Tuy vậy cuối cùng thì tòa án Mỹ đã kết án Javier 18 năm rưỡi tù vì các tội buôn bán ma túy, sản xuất chất cấm và rửa tiền, bắt đầu thi hành án từ ngày 28-2 vừa qua. Mong rằng những kẻ buôn bán tiền chất ma túy khác sẽ sớm phải nhận những bản án nghiêm khắc như Javier Algredo.

    Theo cand

  • Lần thứ 19 tổ chức, Giải bóng đá Sinh viên Việt Nam - SVUK Cup 2024 thu hút 16 đội bóng, với gần 400 cầu thủ tham gia. Sau thời gian tranh tài đầy hứng khởi trong 2 ngày 13 và 14/4 (giờ địa phương), Giải đấu đã khép lại với ngôi đầu thuộc về đại diện đến từ thành phố Birmingham.

    bong da sinh vien nguoi viet o anh 1
    Những trận cầu sôi nổi tại Giải bóng đá Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh năm 2024.

    Do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh (SVUK) tổ chức, Giải đấu năm nay có sự góp mặt của các cầu thủ trẻ là sinh viên Việt Nam từ hơn 50 trường đại học trên khắp lãnh thổ xứ sở sương mù.

    Đại diện Ban tổ chức, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh Nguyễn Tuệ Minh hào hứng cho biết: “SVUK Cup là một giải đấu rất được cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh mong đợi. Do đó, Giải đã nhanh chóng nhận được rất nhiều đơn đăng ký tham gia ngay khi triển khai… Và quả thật, SVUK Cup 2024 đã mang đến những khoảnh khắc thể thao đỉnh cao, sôi nổi với nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho các bạn trẻ trong quãng thời gian ngồi ghế giảng đường".

    Đại diện đội tuyển Hội sinh viên Việt Nam Thành phố Bournemouth Nguyễn Thành Hưng chia sẻ: “Đến với SVUK Cup, ngôi vô địch luôn là điều đầu tiên mà tất cả các cầu thủ hướng tới. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đọng lại sau giải đấu chính là sự gắn kết, tình đồng đội và tinh thần thể thao. Chúng tôi đã có những khoảnh khắc cùng vui, cùng chia sẻ thật đặc biệt. Sau này, khi nhìn lại, đó là những kỷ niệm của tuổi trẻ không bao giờ phai mờ”.

    bong da sinh vien nguoi viet o anh 1
    Các thành viên đội tuyển Peaky Blinders trong giây phút đăng quang ngôi vô địch.

    Xúc động giữ trong tay chiếc cúp vô địch SVUK 2024, bạn Mạnh Thắng, đại diện đội tuyển Peaky Blinders (thành phố Birmingham) nói: “Đây có lẽ là lần đầu tiên, cũng là lần duy nhất tôi có cơ hội tham gia một sân chơi thể thao mang đậm tính kết nối và không kém phần chuyên nghiệp tại Vương quốc Anh. Thật đáng tự hào khi đó lại là một giải đấu hoàn toàn do sinh viên tổ chức”.

    SVUK là tổ chức chính thức đại diện cho hơn 14 nghìn sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Vương quốc Anh với vai trò nhịp cầu kết nối 46 Hội Sinh viên Việt Nam các trường đại học, cao đẳng ở xứ sở sương mù.

    Từ năm 2014, SVUK chính thức được công nhận là một thành viên trực thuộc Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 2018, SVUK được Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công tác học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

    Theo Nhân Dân

  • Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) hồi tháng 1/2024 là bước tiến pháp lý quan trọng, có thể tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và kinh doanh của kiều bào, đặc biệt là đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Vương quốc Anh.

    Đây là khẳng định được ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Hội người Việt Nam tại Anh (VAUK) đưa ra trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London.

    Theo ông Nguyễn Minh Đức, việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, chủ sở hữu là Việt kiều, giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn, ổn định hơn. Ông Đức cho biết bản thân ông đã sống và làm việc tại Anh suốt 30 năm qua và có một doanh nghiệp làm về kế toán nên đã chứng kiến nhiều Việt kiều phải nhờ người thân, bạn bè đứng tên khi mua nhà cửa, đất đai ở Việt Nam. Khi xảy ra tranh chấp, yếu tố pháp lý không rõ ràng gây nhiều phiền toái và chi phí tốn kém, thậm chí nhiều trường hợp Việt kiều mất hết tiền đầu tư và tài sản ở Việt Nam, mất đi tình cảm gia đình, quan hệ bạn bè.

    kieu bao bds vn

    Trong khi đó, tiềm năng đầu tư của kiều bào vào thị trường bất động sản Việt Nam rất lớn. Thực tế, Việt kiều rất có nhu cầu mua nhà đất ở Việt Nam của Việt kiều, đặc biệt là thế hệ đầu tiên hoặc thứ hai đã ổn định cuộc sống và kinh tế ở nước ngoài. Đa phần họ đều mong muốn trở về mảnh đất quê hương sau khi về hưu, dù chỉ sinh sống bán thời gian.

    Theo ông Nguyễn Minh Đức, Việt Nam là nước đang phát triển, thị trường mới nổi nên vẫn hấp dẫn để đầu tư, đặc biệt về đất đai. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã chứng kiến nhiều câu chuyện thành công trong các dự án kinh doanh bất động sản ở Quảng Ninh, Đà Nẵng hay Phú Quốc với lợi nhuận gấp nhiều lần so với số vốn ban đầu khi chọn đúng thời điểm và địa điểm đầu tư. Điều này càng khiến kiều bào mong muốn theo chân những người đi trước đầu tư nhiều hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam.

    Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác cộng đồng và giữ cương vị Phó Chủ tịch VAUK, ông Đức nhận định rằng việc sửa đổi Luật Đất đai lần này không những là chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sinh sống ở Việt Nam mà còn thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà nước “coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004, của Bộ Chính trị “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”.

    Ông Nguyễn Minh Đức cho rằng, mối quan tâm hàng đầu của kiều bào khi đầu tư vào Việt Nam là tài sản và quyền lợi của họ được bảo vệ bởi luật pháp trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, bà con mong muốn chính phủ cung cấp văn bản hướng dẫn cụ thể và một kênh tư vấn pháp lý chính thức để hỗ trợ vấn đề này. Ông Đức tin rằng kiều bào trên toàn thế giới sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng các kênh chính thống thay vì dựa vào các dịch vụ tư nhân bên ngoài.

    Nếu các tổ chức, hiệp hội nào đó của cộng đồng người Việt sở tại được trang bị tốt kiến thức Luật Đất đai sửa đổi thì sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong việc hỗ trợ hướng dẫn và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy cho kiều bào.

    Theo TTXVN

  • can sa swindon 1
    K. To (trái), V. To (giữa), và Q. To (phải) bị bỏ tù vì tội sản xuất cần sa.

    Một băng nhóm tội phạm có tổ chức đã bị bỏ tù vì tội cung cấp Spice - một loại cần sa tổng hợp. 5 thành viên băng nhóm đã bị bỏ tù vào ngày 5 tháng 4/2024 tại Tòa án Bristol Crown Court sau cuộc điều tra của Đội phòng chống tội phạm có tổ chức South West Regional Organised Crime Unit (SWROCU).

    Q. To 42 tuổi, thường trú tại đường William Morris Way ở Swindon, là đầu sỏ của băng nhóm, chịu trách nhiệm nhập, xuất và sản xuất cần sa. Thanh tra Claire Smith nhận định rằng băng nhóm này không hề quan tâm đến tính mạng con người. 

    Cuộc điều tra bắt đầu vào mùa hè năm 2020 khi Lực lượng Biên phòng chặn được 4kg tinh thể Spice lẽ ra đã được vận chuyển đến những ngôi nhà thuộc sở hữu (hoặc có liên quan) đến Q. To. 

    Việc bắt giữ các kiện cần sa này đã dẫn tới lệnh lục soát nhà của Q. ở Swindon, nơi cảnh sát phát hiện một trại cần sa trong ga-ra. Bên trong ga-ra là các túi đen chứa đầy Spice thành phẩm, chuẩn bị xuất khẩu. 

    Bộ dụng cụ dùng để tổng hợp Spice, bao gồm lá cây thục quỳ (marshmallow), thuốc diệt chuột, chất tạo vị ngọt...cũng được tìm thấy trong ga-ra. Các chuyên gia cho rằng Spice được tẩm thuốc chuột để kéo dài độ phấn khích. 

    can sa swindon 1
    Bên trong túi là Spice chuẩn bị xuất khẩu .

    can sa swindon 1
    Spice được tẩm thuốc chuột để kéo dài độ phấn khích.

    Cháu trai của Q. To là R. Nguyen, lúc đó mới 17 tuổi, cũng bị bắt tại hiện trường. Lúc này R. đang đeo mặt nạ dưỡng khí và chuẩn bị hàng để đem đi phân phối. 

    Tổng cộng, 40kg chất cấm nhóm B đã bị tịch thu ở nhà Q. To. Máy tính, điện thoại và các biên nhận cũng bị tịch thu. Bằng chứng cho thấy Q. đã phân phối một lượng lớn Spice khắp UK và vòng quanh thế giới, đến các quốc gia như Kuwait hay Nigeria. 

    Cảnh sát có thể chứng minh Q. đã được hỗ trợ bởi một mạng lưới bao gồm bạn bè, gia đình và người quen trong suốt nhiều năm. Vợ của Q là K. To 42 tuổi (ở Wiltshire), em gái là V. To 40 tuổi (ở London) và Michael Clarke 58 tuổi, ở London.

    Q. To bị bỏ tù 16 năm vì tội điều hành trại sản xuất Spice. 

    Clarke, người thay mặt Q. đứng ra nhận các gói hàng chứa Spice từ Trung Quốc, bị kết tội nhập khẩu và âm mưu cung cấp chất cấm nhóm B. Tên này bị bỏ tù 7 năm. 

    V. To bị tù 6 năm về tội nhập khẩu, xuất khẩu chất cấm nhóm B. 

    can sa swindon 1
    Clarke (trái) bị kết án 7 năm tù. R. Nguyen (phải) bị kết án 2 năm 2 tháng tù giam.

    R. Nguyen, người chịu trách nhiệm đóng gói và gửi hàng ra nước ngoài, bị kết án 2 năm 2 tháng tù giam vì tội xuất khẩu và cung cấp chất cấm nhóm B. 

    K. To, người thay mặt chồng thực hiện các khoản thanh toán ra nước ngoài, bị kết tội rửa tiền và phải chịu 12 tháng tù treo, cộng với 40 giờ lao động công ích. 

    Điều tra viên Claire Smith tuyên bố: "Q. To và các đồng phạm vì lòng tham mà bất chấp tính mạng con người, sản xuất và buôn bán một lượng lớn Spice khắp toàn cầu. Tôi rất vui khi cả băng nhóm đã chịu án phạt nghiêm khắc".

    Viethome (theo BBC)

  • Giá của một bộ manicure có thể tăng phi mã trong tuần tới khi hàng ngàn tiệm nail khắp UK cho biết họ sẽ tăng giá cùng một ngày.

    Khoảng 5,000 thợ nail khắp UK được dự kiến sẽ tham gia ngày tăng giá toàn quốc National Nail Tech Price Increase Day 8 tháng 4. Cuộc cách mạng này do The Nail Tech Org tổ chức, theo đó mức lương trung bình của thợ nail hiện tại chỉ chưa tới £7/giờ, tức thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu £11.44/giờ.

    Tổ chức này đã công bố một cuộc khảo sát trên Instagram, với hy vọng sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các thợ nail toàn quốc, rằng các thợ nail nên trân trọng các kĩ năng của mình và những giá trị mà mình mang lại cho khách hàng.

    Hiện tại mức giá trung bình của một bộ nail là £38. Những người tham gia kì vọng giá sẽ tăng 50% trong những ngày tới.

    Chị Thi Nguyen, chủ tiệm Sparkling Nails & Beauty trên đường Shields Road ở Byker, Newcastle, cho biết tổng chi phí vận hành của tiệm đã tăng 70%. Chị không còn lựa chọn nào khác là tăng giá vào ngày 8/4 tới.

    tiem nail viet tang gia 1
    Chị Thi Nguyen (trái) và anh Thien Hai (phải) làm việc tại tiệm Sparkling Nails & Beauty ở Newcastle

    Nữ chủ tiệm 27 tuổi nói với Femail: "Chúng tôi sẽ tăng giá vào ngày 8 tháng 4. Đây là một cơ hội tốt để mọi người tăng giá cùng lúc vì nó sẽ giúp bình thường hóa mức giá mới. Nếu chỉ một tiệm tăng giá còn các tiệm khác vẫn giữ nguyên, thì sẽ rất khó để duy trì mức giá cao. Giá nail ở tiệm chúng tôi đã tăng 60-70%. Một lọ sơn đã tăng giá từ £3 lên £9. Hóa đơn của chúng tôi đã tăng từ £200 - £300".

    "Các thợ nail của chúng tôi chỉ kiếm được £7 từ mỗi bộ móng sau khi trừ hết tất cả chi phí. Chúng tôi đã tăng giá cách đây 2 năm, nhưng e là sẽ phải tiếp tục tăng thêm vài bảng nữa. Không nhiều, chỉ £2-£3 nhưng chúng tôi sẽ theo dõi phản hồi của khách hàng trước khi áp lâu dài mức giá mới".

    Chị Lucy Jackson, chủ một tiệm nail ở Southend-on-Sea, Essex, sẽ tham gia vào ngày tăng giá 8 tháng 4. Chị cho biết chi phí nguyên liệu đã tăng chóng mặt suốt 7 năm kể từ khi chị mở shop. Đôi khi chị nghĩ tới việc bỏ nghề.

    Lucy nói: "Từ trước tới nay nail đã luôn là dịch vụ rẻ nhất trong lĩnh vực làm đẹp, tôi cảm thấy điều này thật phi lý. Khi tuyển dụng thợ nail mới, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để đào tạo họ vì chẳng có ai mới vào nghề là được làm trên tay khách ngay. Do đó phải trừ đi chi phí đào tạo cùng với các loại chi phí khác thì mới ra đồng lời của chúng tôi".

    Nữ chủ tiệm 33 tuổi cho biết, với các dịch vụ khác, chẳng hạn như làm chân mày, thì lợi nhuận thu về hơn 50%, nhưng với dịch vụ nail thì lợi nhuận chỉ chưa tới 30%. Vì thế thứ Hai tới, Lucy sẽ tăng giá nail lên ít nhất £5.

    Cô nói: "Hy vọng tất cả tiệm nail đều tăng giá để biến ngành nail thành một dịch vụ đáng đầu tư".

    tiem nail viet tang gia 1
    Chị Cara Nguyen, quản lý tiệm Saigon Nails ở Trung tâm thương mại Eldon Garden, Newcastle, cho biết chị đã tăng giá từ năm ngoái vì chi phí hóa đơn và giá nguyên liệu tăng.

    tiem nail viet tang gia 1
    Jacqueline, chủ tiệm Gels by Jacqueline ở Rochdale đăng thông báo tới khách hàng: 'Từ năm 2016 đến nay, giá của chúng tôi không hề thay đổi. Nhưng xin mạn phép nhắc nhở - 8 tháng 4 là ngày tăng giá nail toàn quốc. Điều này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Tôi hy vọng quý khách thông cảm cho quyết định của tiệm, và hy vọng sẽ không gây ra sự bất tiện nào cho quý khách".

    Tuy nhiên, một trong những nhà cung cấp nail supply lớn nhất Anh quốc là Công ty The Gel Bottle, cũng thông báo họ sẽ tăng giá từ 11-15% vào đúng ngày 8 tháng 4.

    Điều này đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội trong cộng đồng nail, họ cho rằng hành động này của The Gel Bottle đã phá hủy kế hoạch tăng giá nail của các tiệm.

    Morgan, một thợ nail có tài khoản @Morganthenailtech trên TikTok, cho biết cô đã mua hơn 120 lọ sơn từ The Gel Bottle, nhưng từ nay cô sẽ không bao giờ mua hàng của hãng này nữa.

    Morgan giận dữ đăng trên TikTok: "Họ không hề tôn trọng chúng ta, tại sao lại tăng giá nail supply vào đúng ngày 8 tháng 4? Rõ ràng họ muốn nói rằng: "Chúng tôi chả quan tâm gì tới mấy người. Thật điên tiết".

    "Thợ nail chúng ta đã quá mệt mỏi với những nail supply này, họ là lũ khát máu trắng trợn. Chúng ta đã phải đẩy chi phí cho khách hàng để có được một đồng lương cơ bản, nhưng lũ khát máu lại muốn cướp hết của chúng ta".

    Trước sự tẩy chay mạnh mẽ từ cộng đồng nail, The Gel Bottle đã xóa thông báo tăng giá nail supply của mình. Có thể hiểu là họ đã quyết định trì hoãn kế hoạch tăng giá.

    Công ty này nói rằng sản phẩm của họ đều do các chuyên gia tạo ra, và chỉ để bán cho những thợ nail chuyên nghiệp. Để mua hàng, người mua phải có chứng chỉ nghề nail. Hiện tại công ty này bán một lọ builder gel với giá £18.50, và một lọ sơn bóng với giá £15.

    Chị Lucy Jackson cũng mua hàng của The Gel Bottle. Chị nói rằng thông báo tăng giá của họ khiến chị "chết điếng", nhưng chị vẫn sẽ tiếp tục mua hàng của họ.

    "Rất nhiều khách hàng của chúng tôi thích sản phẩm The Gel Bottle. Đây là một thương hiệu được nhiều người yêu thích, họ có rất nhiều màu và sản phẩm rất tốt. Cho nên tôi vẫn không thể quay lưng với họ mà phải tìm cách điều chỉnh giá sao cho hợp lý", Lucy nói.

    Người đại diện của The GelBottle Inc cho biết: "Chúng tôi nhận ra cộng đồng nail đã phản đối mạnh mẽ quyết định tăng giá của chúng tôi, chúng tôi vô cùng xin lỗi. Chúng tôi đã quyết định hoãn kế hoạch tăng giá đến ngày 1 tháng 10 để các tiệm nail có thêm thời gian tính toán giá. Thực tế chúng tôi cũng phải chịu chi phí leo thang, bao gồm việc shipping, nguyên liệu thô và chi phí sản xuất".

    "Việc tăng giá này sẽ khiến giá trung bình của một dịch vụ làm móng gel hoặc BIAB™ tăng từ £0.10-£0.20. Chúng tôi hiểu các tiệm nail cảm thấy buồn bực, nên chúng tôi nhiệt liệt khuyến khích các bạn hãy tăng giá theo đúng chi phí thị trường".

    tiem nail viet tang gia 1
    Tiệm Swan nails ở Newcastle cũng sẽ tăng giá vào tuần tới.

    tiem nail viet tang gia 1
    Quản lý tiệm Swan nails cho biết chị sẽ không tăng giá quá cao vì nhiều khách hàng không có tiền chi trả.

    tiem nail viet tang gia 7
    Tiệm Sparkling Nails & Beauty ở Newcastle cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá.

    Cara Nguyen cho biết tiệm chị đã phải tăng giá từ lâu. Hiện tại, giá một bộ full set acrylic là £26. Chị cũng cắt giảm giờ làm của nhân viên để giữ giá cạnh tranh.

    Cara, 21 tuổi, chia sẻ: "Tôi chưa từng nghe nói đến ngày National Nail Tech Price Increase Day nhưng tôi hiểu tại sao mọi người phải tăng giá. Trước Giáng sinh chúng tôi đã tăng giá £1, nên tuần tới chúng tôi sẽ chưa vội tăng.

    "Nail supply đã tăng và hóa đơn điện của tiệm tôi cũng tăng từ £100 lên £300. Chúng tôi đã cố gắng duy trì giá thấp, đồng nghĩa tôi phải cắt giảm giờ làm của nhân viên. Tiệm tôi có 4 thợ, nhưng nếu vắng khách thì tôi phải cắt giờ làm của họ".

    "Hợp đồng thuê mặt bằng của chúng tôi sẽ đến hạn vào tháng 7. Lúc đại dịch chúng tôi đã được giảm giá thuê, nhưng đã 4 năm trôi qua, khi tái kí giá thuê chắc chắn sẽ tăng. Và điều này có thể khiến giá nail tăng cao thêm".

    April Luong, 34 tuổi, một thợ nail ở tiệm Swan Nail Bar, đường Shields Road, Byker, Newcastle, cho biết: "Chúng tôi chưa từng nghe nói đến ngày tăng giá. Chúng tôi sẽ tăng giá nhưng phải 3-4 tuần nữa, vì chúng tôi cần tính toán mức giá hợp lý. Chúng tôi không thể tăng giá quá cao vì khách hàng cũng đã cạn tiền".

    tiem nail viet tang gia 7
    Morgan cho biết chị sẽ không mua hàng của The Gel Bottle nữa.

    Tuy nhiên không phải tiệm nail nào cũng muốn tăng giá. Một số tiệm đã vội vàng thông báo với khách hàng họ sẽ không tăng giá, chẳng hạn tiệm Home of Nail Art và Dali Artistic, dù họ ủng hộ cuộc cách mạng ngành.

    Trong khi đó, hàng trăm tiệm nail khắp UK đã thông báo tăng giá vào ngày 8 tháng 4. Sasikia ở Northampton, cho biết: "Tôi sẽ tăng giá Nail Art. Căn cứ vào mức lương tối thiểu £11.44, nếu tôi bỏ ra từ 40-60 phút cho một bộ nail art, nhưng chỉ tính thêm phí £5-£10, thì tôi cũng chẳng có lời. Đó là chưa kể chi phí cho kĩ năng, đào tạo và giá nguyên liệu".

    tiem nail viet tang gia 7
    Tiệm Pretty Tipsy ở Farnworth, Greater Manchester đã thông báo tăng giá.

    Tiệm Pretty Tipsy ở Farnworth, Greater Manchester đã thông báo tăng giá. "Giá tăng phản ánh chất lượng dịch vụ của tôi, sản phẩm chất lượng mà tôi dùng cũng như thời gian và sự chuyên tâm mà tôi dành cho khách hàng", chủ tiệm nói.

    tiem nail viet tang gia 7
    Sasikia ở Northampton thông báo tăng giá Nail Art

    Viethome (theo DailyMail)

  • Bằng cách nào đó, Thanh - một công nhân 30 tuổi - liên lạc được với tôi và đề nghị tư vấn cách thức đưa cô sang Pháp “lao động”.

    Tôi từ chối, nói đây không phải lĩnh vực hoạt động của mình. Tôi chỉ hỗ trợ, hướng dẫn các du học sinh tới Pháp và một số nước châu Âu. Nhưng Thanh khăng khăng muốn tôi nghe qua câu chuyện của cô. Ở quê Thanh, nhiều thanh niên phải vay mượn hàng trăm triệu để sang châu Âu rồi tiếp tục tới Anh lao động, kiếm hàng nghìn bảng mỗi tháng. Một đồng hương của cô nằm trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe tải đông lạnh trên đường sang Anh vào tháng 10/2019. Ngoài ra, một người chị họ xa của Thanh, tuy may mắn được giải cứu trước khi ngộp thở trong một chuyến xe tải đông lạnh khác vào tháng 9/2023 trên đất Pháp, nhưng đã mất hết cả vốn đầu tư khi không thể sang đến Anh làm việc.

    Thanh muốn tìm một con đường khác ít rủi ro hơn.

    Từ 25/3, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đồng loạt cho đăng tải một video clip bằng tiếng Việt trên các nền tảng xã hội như YouTube hay Facebook. Đối tượng của đoạn video này là người Việt Nam có ý định vượt eo biển Manche trên các thuyền nhỏ để đi từ Pháp sang Anh. Thông điệp của video là "bạn sẽ bị biển nuốt gọn", hy vọng đánh vào nỗi sợ hãi của những người có ý định vượt biên bằng đường biển. Theo thống kê, số người Việt Nam nhập cư lậu sang Anh bằng thuyền nhỏ trong năm nay đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Eo biển này là một phần của Đại Tây Dương, nơi hẹp nhất khoảng 34 km nhưng thường xuyên có sóng to và bão. Thuyền nhỏ dùng để vượt biên thường là các loại thuyền hơi thể thao dùng để giải trí, không phải dùng để vận chuyển người trên biển.

    Người nhập cư bất hợp pháp sẽ không có quyền gì ở Anh, không được tiếp cận các dịch vụ công hay nguồn trợ cấp nào. Tất cả những điều này ngược lại với những gì những người muốn nhập cư lậu sang Anh được tuyên truyền.

    bien dong 2

    Nước Anh - từ trước và sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu - vẫn là nền kinh tế phát triển nhất với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất và chính sách nhập cư mềm mỏng nhất. Thị trường lao động chui được ước tính chiếm đến 10% GDP của xứ sở này. Cạnh đó, tiếng Anh với thế mạnh là ngôn ngữ được dạy và học khắp thế giới nên hầu như người nhập cư nào cũng có thể "tự tin" có được một số từ vựng nhất định để sinh tồn. Ngoài ra, dòng người nhập cư bất hợp pháp tại Anh kéo dài hàng chục năm qua đã cho phép những người nhập cư lậu mới có được "căn cứ" bước đầu khi đặt chân tới Anh. Vì thế, xứ sở sương mù là miền đất hứa của người nhập cư lậu - trong đó có người Việt Nam.

    Đó cũng là những gì mà Thanh được những kẻ môi giới giải thích và kêu gọi. Không chỉ Thanh mà rất nhiều người đã tin vào điều đó, ước mong đổi đời để thoát cảnh làm công nhân các khu công nghiệp ở miền Nam với lương chỉ hơn mười triệu đồng mỗi tháng. Câu chuyện 39 nạn nhân người Việt thiệt mạng trong thùng xe tải đông lạnh và câu chuyện các cô gái được giải cứu trong tình trạng sắp ngạt thở cũng trong thùng xe tải vẫn chưa đủ để thức tỉnh dòng người ôm giấc mơ vượt biển.

    Chiến dịch truyền thông của Bộ Nội vụ Anh nhắm vào người Việt, cũng như câu chuyện của Thanh có thể gợi ra những suy nghĩ gì?

    Di dân kinh tế luôn là một nhu cầu có thật, không chỉ ở Việt Nam mà xuất hiện khắp nơi trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển. Vấn đề chỉ thực sự đáng ngại nếu di dân kinh tế diễn ra dưới hình thức nhập cư lậu. Họ là miếng mồi béo bở của các tổ chức buôn người với những hoạt động tội phạm mại dâm, cướp bóc và ma túy. Kèm theo đó, phương tiện vận chuyển đặt ra một dấu hỏi lớn với độ rủi ro tính mạng lên tới mức cực đại.

    Tuy nhiên, mức lương lên tới vài nghìn bảng, tức ít nhất cũng khoảng 40 triệu đồng, so với 10 triệu đồng của công nhân vẫn dễ khiến người ta suy nghĩ. Chỉ cần chưa đầy hai năm, người nhập cư lậu có thể thu hồi vốn và bắt đầu kiếm lời. Không ai nói rõ với họ rằng con số ấy chỉ có ý nghĩa khi họ sống sót, xác suất còn sống bao nhiêu thì không ai dám chắc. Phần chìm của tảng băng không được hé lộ, không được cảnh báo, người dân trong cảnh khốn khó chỉ muốn nhìn thấy, hoặc chỉ có cơ hội nhìn thấy phần nổi: là một số ít gia đình có con em đi châu Âu đã gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, mua xe. Nước mắt, mồ hôi và máu sau những đồng tiền đó cũng không được nhìn thấy.

    Tôi hiểu rằng, giải pháp bền vững lâu dài là phát triển mạnh kinh tế địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm thu nhập tốt để thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa lao động trong nước với lao động di cư lậu, nhằm kiềm chế sự liều lĩnh đánh cược tính mạng bản thân. Tuy nhiên, giải pháp này có thể phải mất hàng thập kỷ mới đem lại kết quả trong khi mỗi năm vẫn có hàng trăm chuyến vượt biên đầy rủi ro.

    Những câu chuyện đau lòng như trên sẽ vẫn tiếp diễn trước mắt nếu chính quyền các địa phương "có nguy cơ cao" không tự chủ động tuyên truyền cho người dân những rủi ro tính mạng.

    Chính phủ Anh từ lâu đã nhận thấy nguy cơ cao từ người Việt Nam nhập cư lậu sang nước họ và liên tục tiến hành các chiến dịch truyền thông. Tôi nghĩ, ban ngành địa phương trong nước càng nên chủ động tìm cách bảo vệ tính mạng cho dân mình từ sớm.

    Bỏ mạng nơi xứ người với một khoản vay lãi từ trước, gia đình nạn nhân sẽ mất người, mất của và mang theo vết sẹo tinh thần vĩnh viễn.

    Tác giả: Võ Nhật Minh / VnExpress