• Báo cáo của ITV News cho biết, những hợp nhất này có thể tích tụ lâu dài trong các bộ phận cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng. 

    Những loại rau quả phổ biến ở Anh đã được phát hiện nhiễm các độc chất cứng đầu PFA mà người ta gọi là "hóa chất vĩnh cữu". Sở dĩ có tên gọi "vĩnh cữu" vì chúng phải mất hàng trăm năm mới phân giải được trong môi trường. 

    Những hóa chất này thường được dùng trong thuốc trừ sâu. Theo kiểm tra mới nhất từ chính phủ, các hóa chất này đã được tìm thấy trong một loạt loại thực phẩm vào năm 2022, làm dấy lên lo ngại về sự nguy hại của chúng với sức khỏe cộng đồng. 

    Các hóa chất PFA có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng, trong đó có ung thư.

    dau tay tru sau
    Dâu tây là thực phẩm bị nhiễm độc chất PFA nhiều nhất. Ảnh: freepik

    Hơn 3,300 mẫu thức ăn và đồ uống trong chuỗi cung ứng ở UK đã được đem đi kiểm nghiệm để tìm kiếm dư lượng của 401 loại thuốc trừ sâu, theo báo cáo của Ủy ban tư vấn Bộ Môi trường. 

    Kết quả cho thấy dâu tây là loại thực phẩm tồn đọng nhiều hóa chất nhất, với 95% trong tổng số 120 mẫu thử đều chứa hóa chất PFA. Tiếp theo là:

    - Nho: với 61% trong tổng số 109 mẫu thử đều chứa hóa chất PFA.

    - Anh đào: với 56% trong tổng số 121 mẫu thử đều chứa hóa chất.

    - Rau chân vịt (spinach): với 42% trong tổng số 96 mẫu thử đều chứa hóa chất.

    - Cà chua: với 38% trong tổng số 96 mẫu thử đều chứa hóa chất.

    Trong khi đó, quả đào, dưa chuột, quả mơ (apricot) và các loại đậu (bean) đều chứa PFA trong ít nhất 15% các mẫu thử. 

    Báo cáo cho biết 56.4% các mẫu thử mà họ sử dụng đều chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng hàm lượng thấp hơn so với mức tối đa mà luật pháp cho phép. 

    Trong khi đó, chỉ 1.8% mẫu thử chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Tuy nhiên, báo cáo thực tế từ Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe HSE cũng cho biết, đối với thực phẩm chứa lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, thì chúng cũng hầu như không gây hại đến sức khỏe của người đã ăn chúng. 

    Tuy nhiên, ngoài thực phẩm thì con người còn có thể nhiễm độc PFA từ những nguồn khác, ví dụ như bao bì dùng đóng gói thực phẩm, nguồn nước uống và rất nhiều sản phẩm gia đình khác cũng chứa PFA.

    Tổ chức bài trừ thuốc trừ sâu Pesticide Action Network UK (Pan UK) cho rằng nếu chính phủ cảm thấy hàm lượng PFA trong thực phẩm là "an toàn", là "ở mức chấp nhận được" thì chính phủ sẽ không làm gì để ngăn chặn nó. Nhưng PFA có thể tích tụ lâu dài trong cơ thể con người, là mầm móng gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng chẳng hạn ung thư. Và người dân không còn lựa chọn nào khác là phải ăn thực phẩm chứa hóa chất gây ung thư. 

    Do đó Pan UK đang vận động chính phủ ban lệnh cấm 25 loại thuốc trừ sâu chứa PFA đang được sử dụng ở UK, 6 loại trong số này được đánh giá là "rất nguy hiểm". 

    Pan UK cũng yêu cầu các bộ trưởng phải hỗ trợ nông dân nhiều hơn, để họ ngừng phụ thuộc vào hóa chất và áp dụng các phương pháp thay thế an toàn hơn. 

    Viethome (theo ITV News)

  • nam doc 1
    Anh Simon Patterson đã may mắn không ăn bữa trưa có nấm độc của vợ cũ.

    Một phụ nữ đã nấu một bữa trưa có nấm độc để mời gia đình chồng cũ, khiến 3 người chết.

    Cô Erin Patterson, 48 tuổi, đã mời chồng cũ là anh Simon Patterson về hội tụ tại ngôi nhà mà họ từng sống chung ở thị trấn Leongatha, bang Victoria, Australia.

    "Simon đã đồng ý về ăn cơm trưa nhưng gần đến giờ hẹn thì anh ấy bận việc đột xuất", một người bạn của Simon cho biết. Tuy nhiên, bố mẹ của Simon là ông bà Gail và Don Patterson, cùng người dì Heather Wilkinson, đã tham dự bữa ăn trưa diễn ra vào ngày 29/7/2023. Kết quả là họ bị ngộ độc và qua đời trong bệnh viện vài ngày sau đó. Chồng của bà Heather là ông Ian, cũng bị ngộ độc và đang trong tình trạng nguy kịch.

    4 người đều xuất hiện triệu chứng nhiễm độc "nấm mũ tử thần" (death cap mushroom). Loại nấm này có màu xanh lá cây nhạt với tên khoa học là Amanita phalloides. Nó có thể gây suy đa tạng trong vòng 24-48 giờ sau khi ăn nấm.

    Đáng nói là vào năm ngoái, Simon cũng từng phải nhập viện cấp cứu và nằm phòng hồi sức tích cực gần 1 tháng vì bị đau bụng nghiêm trọng, nguyên nhân vẫn còn chưa rõ.

    nam doc 1
    Erin Patterson nói cô không hề đầu độc ai.

    nam doc 1
    Simon Patterson từng bị đau bụng và phải nằm phòng hồi sức tích cực suốt 21 ngày vào năm ngoái.

    Hai đứa con chung của họ cũng có mặt tại bữa trưa nhưng lại không ăn cùng món với 4 người bị ngộ độc. Hai đứa trẻ đều không gặp vấn đề gì.

    Các thám tử đã phỏng vấn cô Erin. Cô này là đầu bếp nấu bữa trưa nhưng bản thân cô lại không bị ngộ độc. Cô không bị truy tố nhưng thuộc diện nghi vấn.

    Cảnh sát bang Victoria cho biết cần phải có thời gian mới xác định được chuyện gì đã xảy ra. "Nguyên nhân vụ ngộ độ có thể chỉ là vô tình, nhưng chúng tôi thật sự không dám chắc", cảnh sát nói.

    nam doc 1
    Mẹ của anh Simon là bà Gail Patterson đã chết sau khi ăn trưa.

    nam doc 1
    Bố của anh là ông Don Patterson cũng không qua khỏi.

    nam doc 1
    Dì Heather Wilkinson cũng thiệt mạng. Người chồng Ian đang trong tình trạng nguy kịch.

    Cô Erin nói rằng cô không biết chuyện gì đã xảy ra. "Tôi chẳng làm gì sai cả. Tôi yêu quý họ và vô cùng đau khổ khi họ ra đi", cô nói với phóng viên. Tuy nhiên cô từ chối trả lời câu hỏi về các món ăn cô đã phục vụ trong bữa trưa, và việc cô lấy nấm từ đâu.

    Một người hàng xóm cho biết anh Simon đã sống cùng bố mẹ sau khi chia tay vợ, nhưng cuối năm ngoái anh đã dọn ra ngoài ở. Ông bà Patterson là những người tốt bụng và năng động. Họ vẫn giữ liên lạc với con dâu cũ và muốn đến tụ họp ăn trưa để gặp mặt các cháu.

    Vào ngày hôm qua, cảnh sát phát hiện anh Simon cũng từng nằm viện tới 21 ngày vào tháng 5/2022, sau khi bị đau bụng nghiêm trọng ngay tại nhà.

    Vào thời điểm đó, anh từng viết trên mạng xã hội: "Tôi đổ quỵ tại nhà và rơi vào hôn mê suốt 16 ngày. Tôi đã phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật ruột non, và sắp tới lại thêm 1 cuộc phẫu thuật nữa. Gia đình tôi đã 2 lần được gọi tới để chuẩn bị nói lời tiễn biệt vì các bác sĩ không tin là tôi sẽ sống. Tôi đã nằm phòng hồi sức tích cực trong 21 ngày".

    nam doc 1
    Cô Patterson bên ngoài nhà. Ảnh: Media-Mode.com

    nam doc 1
    Các nạn nhân được cho là đã ăn nấm mũ tử thần amanita phalloides. Ảnh: Getty Images

    Hàng xóm cho biết anh Simon đã ở lại nhà bố mẹ mình sau khi xuất viện. "Sau khi anh ấy xuất viện, vợ chồng anh sống tách riêng. Tôi không biết tại sao họ chia tay. Họ là gia đình rất khép kín".

    Cảnh sát đã lấy một số vật dụng tại nhà cô Erin để mang đi kiểm tra. Cảnh sát cũng kiểm tra chiếc máy khử nước thực phẩm mà họ nhìn thấy ở một bãi rác gần đó, để xem nó có liên quan tới vụ việc hay không.

    Viethome (theo Metro)

  • Khoảng 200 người đã bị ngộ độc khí CO2 trong bữa tiệc Giáng sinh tại một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ ở London.

    Vụ việc xảy ra tại Nhà hàng Gokyuzu ở Chingford, Waltham Forest, vào đêm 21 rạng sáng 22/12, cơ quan y tế địa phương cho biết.

    “Mọi người đang dự tiệc thì bắt đầu thấy khó chịu. Tất cả bọn họ đều nghĩ rằng mình bị ngộ độc thực phẩm. Họ gọi cấp cứu và được đưa đến bệnh viện. Có tới 200 người nhập viện nên phải chia họ ra và đưa đến các bệnh viện khác nhau quanh London”, một nhân viên y tế giấu tên tiết lộ, đồng thời cho biết bệnh viện nơi người này làm việc đã tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân, tất cả đều có lượng khí CO2trong cơ thể rất cao.

    ngo doc thuc pham 1

    Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được cho là do các thực khách hít phải khí CO2 rò rỉ từ nhà hàng. Một nhân viên nhà hàng tiết lộ họ đã biết về sự cố rò rỉ, nhưng vẫn nhận đặt chỗ tiệc Giáng sinh.

    Các triệu chứng của ngộ độc khí CO2 bao gồm buồn nôn, đau đầu, khó thở, mờ mắt. Các bệnh viện University College Hospital, Whittington Hospital và Royal Free Hospital là những nơi bệnh nhân được chuyển tới.

    Nguồn tin cho biết những người tham dự buổi tiệc này bắt đầu đến cấp cứu tại bệnh viện từ lúc 11h đêm ngày thứ Tư, và tới tận 4h sáng vẫn có người nhập viện vì ngộ độc CO2 tại cùng địa điểm.

    Một người dùng Twitter cho biết: "Mẹ tôi đã tham dự bữa tiệc Christmas tại Gokyuzu, nhưng nhà hàng này bị rò rỉ CO2 khiến hơn 30 người bị nhiễm độc. Hiện tôi đang ở trong phòng cấp cứu với mẹ. Bà bị tim đập nhanh, choáng váng và mờ mắt. Có hàm lượng lớn khí CO2 trong máu của bà. May mà mẹ tôi đang dần khỏe lại, nhưng mọi chuyện đã có thể tồi tệ hơn".

    Sự việc xảy ra giữa lúc 10,000 nhân viên y tế tiến hành biểu tình khắp England và Wales, lần thứ 2 trong vòng 1 tuần. Nguyên nhân vẫn là tranh cãi chuyện lương hưu.

    Áp lực đè nặng lên NHS đến độ các bệnh nhân được khuyên nên tự hỏi chính mình "liệu tôi có chết không?" trước khi đến phòng cấp cứu.

    Một nhân viên NHS cho biết: "Chúng tôi đang hết các bình oxi. Tưởng tượng xem đột nhiên có 40 người ùn ùn vào bệnh viện và tất cả đều cần thở oxi".

    Hiện vụ việc đang được điều tra. Một thiết bị nghi gây rò rỉ gas hiện đã bị gỡ.  

    Viethome (theo Daily Mail)

  • Nồi chiên không dầu ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính tiện dụng, giảm được dầu mỡ nhưng không ít người có ý định ''tống khứ'' sản phẩm này khi nghe thông tin chất acrylamide sinh ra từ nồi chiên ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư. Thực hư việc này thế nào?

    Thời gian gần đây, nhiều tài khoản mạng xã hội đồng loạt chia sẻ một bài viết với nội dung cảnh báo: Nồi chiên không dầu gây ung thư vì ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra lượng lớn acrylamide. Thông tin này khiến không ít người hoang mang bởi hiện nay nồi chiên không dầu là vật dụng nhà bếp hầu như gia đình nào cũng có và sử dụng thường xuyên.

    Liệu thực phẩm được nấu bằng nồi chiên không dầu có thể gây ung thư cho người ăn và dùng thiết bị này như thế nào để hạn chế được các nguy cơ (nếu có)? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên gia Nhi khoa tại bang Texas, Mỹ, sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng:

    noi chien khong dau gay ung thu
    Nồi chiên không dầu được nhiều gia đình sử dụng (Ảnh minh họa)

    Acrylamide là gì?

    Acrylamide là một hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp dưới dạng polyacrylamide and acrylamide copolymers.

    Trong thức ăn, acrylamide được tạo ra từ phản ứng của amino acid asparagine và đường ở nhiệt độ cao. Asparagine có trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là khoai tây và các loại ngũ cốc.

    Các loại thực phẩm có thể chứa acrylamide là: khoai tây chiên, bánh mì, bánh làm từ bột ngũ cốc, ngũ cốc, cà phê.

    Ngoài ra, acrylamide còn được tìm thấy trong khói thuốc lá.

    Chúng ta tiếp xúc với acrylamide chủ yếu từ thức ăn và khói thuốc lá, mà khói thuốc lá chứa nhiều acrylamide hơn thức ăn. Lượng acrylamide trong máu người hút thuốc cao hơn 3-5 lần so với người không hút thuốc.

    Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ, nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra.

    Giữa 3 phương pháp nấu ăn thì nồi chiên không dầu có nhiệt độ 120-180 độ C, nướng có thể tới 320 độ C, dầu chiên có thể lên tới 300 độ C. Như vậy nồi chiên không dầu tạo ra acrylamide ít hơn so với chiên dầu và nướng.

    Các thức ăn từ sữa, thịt, cá không tạo ra acrylamide khi được nấu ở nhiệt độ cao.

    Acrylamide có độc hại không?

    Theo nghiên cứu trên động vật, khi cho acrylamide vào nước uống ở liều cao thì làm tăng nguy cơ ung thư trên một số cơ quan của con vật.

    Ở đây, chúng ta cần chú ý 2 vấn đề: Liều cao và tăng nguy cơ, có nghĩa là tiếp xúc phải đủ nhiều và đủ lâu, tăng nguy cơ không có nghĩa là tiếp xúc với acrylamide là sẽ bị ung thư mà tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn mà thôi.

    Các nghiên cứu trên người vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng là acrylamide sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên người, một khó khăn là rất khó để định lượng được lượng acrylamide từ thức ăn một người tiêu thụ. Hơn nữa độ hấp thu và chuyển hóa acrylamide trên cơ thể người cũng khác trên cơ thể động vật.

    Tuy nhiên vì acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp acrylamide vào loại hóa chất có hại cho sức khỏe và đưa ra các biện pháp nhằm giảm acrylamide trong thức ăn chứ không cấm.

    Vậy thực sự dùng nồi chiên không dầu có gây ung thư?

    Sau khi đọc tới đây, chắc bạn đã hiểu là nồi chiên không dầu không phải là tội phạm gây ung thư. "Thủ phạm" chính là chúng ta. Khi quyết định ăn món khoai tây chiên đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận ăn thêm một chút acrylamide trong khi thưởng thức món này, dù là chiên dầu hay không dầu hoặc nướng.

    So ra dùng nồi chiên không dầu còn tốt hơn chiên dầu hay nướng nhiều vì tạo ít acrylamide hơn và ít dầu mỡ hơn, như vậy, rõ ràng nó có công hơn là có tội.

    Bản thân tôi có 3 nồi chiên không dầu: Một chiếc ở nhà, một chiếc ở chỗ làm, và mới mua một cái cho con gái sử dụng trong ký túc xá.

    Tôi có tiếp tục ăn khoai tây chiên không? Tôi vẫn sẽ ăn khi thèm khoai tây chiên, chỉ là không ăn thường xuyên. Tôi sẽ chiên nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn (160-180 độ C), và tránh để khoai tây lâu trong tủ lạnh, ngâm trong dung dịch chứa giấm ăn pha loãng trước khi chiên, sấy khô nhanh bằng lò nướng với khí nóng sau khi chiên dầu cũng giúp giảm acrylamide tới 70-80% trong một nghiên cứu.

    Việc tránh acrylamide hoàn toàn là một chuyện bất khả thi. Trong một khảo sát trên hàng ngàn người ở Mỹ, 99,9% mẫu máu có dấu vết của acrylamide, quan trọng là liều lượng. Thuốc và độc chất chỉ khác nhau ở liều lượng mà thôi, không tin bạn thử uống 10 lít nước mỗi ngày trong một tuần thử xem sao, bạn sẽ nhập viện vì co giật.

    Theo Kênh 14

  • nha hang trung quoc 1
    Một thực khách đã phải đi cấp cứu sau khi ăn món có chứa hạt (nut) tại Nhà hàng Golden Phoenix ở Chinatown, London. Ảnh: Josh Layton/Metro.co.uk

    Một nhà hàng món Hoa đã bị chấm 0 sao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi một thực khách "bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng" sau khi dùng một món ăn có chứa hạt (nut).

    Khi gọi món gà nướng sa tế ở nhà hàng Golden Phoenix (nằm ở số 37-38 đường Gerrard Street), thực khách đã nói rõ với nhân viên phục vụ về tình trạng dị ứng của mình. Thanh tra sức khỏe môi trường đã ghé thăm nhà hàng 10 ngày sau đó và phát hiện "có hạt trong món ăn của vị khách". Bị dị ứng khiến thực khách phải đi cấp cứu tại Bệnh viện St Thomas’s Hospital ở Westminster.

    Vị thanh tra cũng phát hiện nhà hàng có chuột và vệ sinh không sạch sẽ khi tới kiểm tra vào ngày 20/4/2022. Phân chuột được nhìn thấy ở bếp nấu ăn và máy làm đá, theo báo cáo của Hội đồng Thành phố Westminster.

    Nhà hàng đã "thành khẩn xin lỗi thực khách" vào ngày hôm nay (14/10/2022) và cho biết đã cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng vệ sinh và phục vụ ở nhà hàng.

    Vị thực khách đã đến nhà hàng vào lúc 6h tối, gọi Set Menu B, nhưng yêu cầu thay nước sốt của món gà sa tế bằng một loại nước sốt khác không chứa hạt, không gây dị ứng. 

    Nhân viên phục vụ nói sẽ mang ra một loại nước sốt nguyên chất (plain), nhưng lại không chú ý tới việc thực khách có thể bị nhiễm khuẩn chéo. 

    nha hang trung quoc 1
    Các thanh tra đã tới Nhà hàng Golden Phoenix ở Chinatown, London sau khi nhận được phàn nàn từ một thực khách. (Ảnh: Josh Layton/Metro.co.uk)

    Ủy viên Hội đồng Aicha Less nói: "Đội An toàn Thực phẩm của chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đảm mọi thực khách đều được ăn uống tại nhà hàng sạch sẽ, đảm bảo ở Westminster. Thật khó tin vào thời đại này mà vẫn còn những nhà hàng không biết về sự nguy hiểm của lây nhiễm chéo. Nhà hàng này may mắn vì vị khách đã có sự chuẩn bị trước. Nếu không hậu quả sẽ rất khó đoán".

    "Điều đáng bận tâm là người quản lý không có hành động gì sau khi biết sự việc. Chưa hết, khi thanh tra đến kiểm tra nhà bếp, họ đã phát hiện ra thực phẩm quá đát và nhà bếp mất vệ sinh. Tôi khuyến cáo mọi thực khách nên kiểm tra rating nhà hàng trước khi đến ăn".

    nha hang trung quoc 1
    Menu tại nhà hàng Golden Phoenix. Ảnh: Josh Layton

    Nhà hàng này đã bị chấm 0 trên thang điểm 5 sao, đồng nghĩa phải nâng cấp gấp rút. Thông tin này được đăng trên website Food Standards Agency vào ngày 14/10. 

    Báo cáo có đoạn: "Rất tiếc, có dấu hiệu của hạt trong món ăn của thực khách. Rất may thực khách đã có phòng bị bằng cách sử dụng bút tiêm chống sốc phản vệ EpiPen, sau đó nhập viên cấp cứu tại Bệnh viện St Thomas’s A&E. Được biết sau khi sự cố xảy ra, thực khách đã liên hệ với nhà hàng, nhưng nhà hàng không hề tiến hành điều tra vì sao chuyện này lại xảy ra, và không có biện pháp ngăn chặn sự việc trong tương lai".

    "Nhà hàng cần phải thiết lập các quy chuẩn riêng cho thực khách bị dị ứng. Và quy chuẩn này phải được đào tạo cho tất cả nhân viên", báo cáo nói.

    nha hang trung quoc 1
    Nhà hàng được hội đồng yêu cầu phải có quy chuẩn riêng cho khách bị dị ứng. Ảnh: Josh Layton/Metro.co.uk

    Món cá viên bị phát hiện quá đát 1 ngày, khiến thanh tra phải ghi chú "nhà hàng cần cải thiện phương pháp xoay vòng đồ ăn tồn". 

    Toàn bộ căn bếp và phòng chứa đồ đều dơ bẩn, đặc biệt bếp rất bẩn, các kệ trong tủ đông cũng bị hoen gỉ. Ngoài ra còn có phân chuột trong nhà hàng. Thanh tra yêu cầu nhà hàng phải khử trùng toàn bộ khu vực và gọi đơn vị xỉ lý côn trùng".

    Nhà hàng cũng có dấu hiệu làm giả các ghi chép về việc đông lạnh thực phẩm. Ghi chép vào ngày 4-5-6 tháng Tư giống y như ngày 23-24-25 tháng Ba. Việc ghi chép nhiệt độ bảo quản thực phẩm không phải là yêu cầu từ phía cơ quan quản lý, nhưng việc làm giả giấy tờ là hành vi phạm pháp.

    nha hang trung quoc 1
    Nhà hàng Golden Phoenix được cho thời gian tối đa để khắc phục sai phạm. Ảnh: Josh Layton/Metro.co.uk

    Trong lá thư phản hồi của mình, quản lý nhà hàng cho biết: "Thực đơn của chúng tôi đã có dán nhãn các món có thể gây dị ứng. Nếu khách hàng cho biết có tiền sử dị ứng, chúng tôi sẽ cho lời khuyên về việc chọn món".

    "Sự cố đã xảy ra cách đây hơn 6 tháng nên chúng tôi không rõ ai là người đã phục vụ thực khách hôm đó. Vì thế chúng tôi không thể phản bác lại cáo buộc này. 

    "17 ngày sau khi có cáo buộc, thanh tra tới và vẫn phát hiện thấy "có dấu hiệu của hạt trong món ăn của thực khách". Chúng tôi cũng chỉ biết chấp nhận vậy. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra và vô cùng xin lỗi thực khách. Chúng tôi sẵn sàng bồi thường và nỗ lực khắc phục sai phạm, hy vọng kết thúc sự việc không vui tại đây". 

    Viethome (theo Metro)

  • nuoc uong chua chi 1
    Chị Estella, một cư dân sống ở chung cư Dorchester Court.

    Vào tháng 3/2022, nguồn nước tại Chung cư Dorchester Court bị phát hiện có chứa chì vượt mức cho phép. Nguồn nước tại 60 trong tổng số 96 căn hộ được xác định là có chứa chì. Trong đó 40 căn hộ có hàm lượng chì vượt mức cho phép. Tiếp xúc với chì sẽ rất có hại, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó người dân đã buộc phải uống nước đóng chai trong 6 tuần. 

    Sau khi phát hiện sự cố này, Hội đồng Lambeth đã yêu cầu chủ của khu chung cư là ông Heinrich Feldman và đại lý bất động sản Property Partners phải tiến hành xử lý nguồn nước trong 4 tháng. 

    Từ đó đến nay, người dân đã được lắp thiết bị lọc chì tại vòi nước, nhưng họ vẫn chờ thay thế toàn bộ đường ống. Tuy nhiên, việc thay ống phải chờ Hội đồng Lambeth thương lượng với Công ty cấp nước Thames Water.

    Sau 4 tháng, mới đây Hội đồng Lambeth đã phát đi một thông báo khẳng định rằng nguồn nước đã được xử lý an toàn. Thế nhưng vào mỗi sáng, người dân vẫn phải xả vòi nước trong vòng 2 phút trước khi dùng để nấu ăn hoặc uống. Cách này sẽ giúp loại bỏ nước tồn đọng trong đường ống nhiễm chì.

    nuoc uong chua chi 1
    Lá thư từ Hội đồng Lambeth yêu cầu người dân xả vòi nước chảy trong 2 phút vào mỗi sáng. Ảnh: Robert Firth

    Chị Lucy McGarry, người vừa chuyển đến sống ở chung cư Dorchester Court cách đây 2 tháng, nói rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. ''Thật đáng trách. Tôi chuyển đến cách đây 2 tháng nhưng không có ai nói với tôi là đường ống có chứa chì. Hội đồng đã làm tốt khi khuyên người dân xả nước mỗi sáng, nhưng với chi phí leo thang như vậy, không phải ai cũng dám phung phí nước như thế''.

    Một người khác tên Seb Braun nói: ''Sống ở đây chẳng rẻ chút nào, tiền thuê là £1,600/tháng cho một căn hộ 2 phòng ngủ. Tôi thích ở đây vì cộng đồng yên bình, nhưng Hội đồng lại chẳng giúp ích gì cho chúng tôi''.

    Hiện UK không có tiêu chuẩn nào về các bộ lọc chì, và các vòi nước trong phòng tắm ở khu chung cư vẫn chưa được xét nghiệm chất lượng nguồn nước. 

    nuoc uong chua chi 1
    Chung cư Dorchester Court ở Herne Hill (Ảnh: Robert Firth)

    Trong khi đó, Hội đồng Lambeth trấn an người dân ở khu chung cư: ''Chúng tôi đã làm việc với chủ chung cư suốt nhiều tháng qua để giải quyết vấn đề chì và nhiều vấn đề khác ở Dorchester Court. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân giải quyết tất cả các vấn đề đang xảy ra ở khu chung cư này''.

    ''Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về việc thay mới bộ lọc, đồng thời làm việc với Thames Water để lên kế hoạch thay mới đường ống nhiễm chì''.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một người đàn ông Nam Phi đã chết do ngộ độc rượu sau khi uống cạn chai Jägermeister trong chưa đến hai phút để giành được 10 bảng.

    Một người đàn ông giấu tên đã ghé một vào quán rượu ở Mashamba, Limpopo (Nam Phi) vào hôm thứ Ba ngày 12/7 để tham gia thử thách xem ai có thể uống sạch một chai rượu mạnh nhanh nhất.

    Trong tiếng hò reo và đám đông người ủng hộ vây quanh, người này đã uống sạch một chai rượu có nồng độ cồn 35% trong chưa đến hai phút. Nhanh chóng sau đó, anh ta lắc lư, đi đứng loạng choạng và đổ gục xuống đất. Anh này ngay lập tức được đưa đến bệnh viện nhưng đã không qua khỏi.

    Hình ảnh người đàn ông nốc nguyên chai rượu mạnh Jägermeister ở Limpopo. Ảnh: Metro

    Nạn nhân được xác định nằm trong độ tuổi từ 25 đến 30, tham gia một cuộc thi uống rượu với phần thưởng là 200 rand - tương đương khoảng 10 bảng Anh. Tại địa phương này, mỗi giờ làm việc người lao động được trả công khoảng 20 rand. Như vậy số tiền thắng giải chỉ tương đương với hơn một ngày làm việc tại đây.

    Một cuộc điều tra đã được tiến hành. Chưa biết liệu người chủ quán rượu có chịu bất cứ hình thức xử phạt nào hay không. Phát ngôn viên Sở cảnh sát Limpopo, ông Brig Motlafela Mojapelo cho biết: Cảnh sát Waterval, ngoại ô Louis Trichardt đã mở cuộc điều tra theo hướng một vụ lạm dụng sử dụng bia rượu. Địa điểm tại một quán rượu tại Mashamba nơi nhiều người đã tham gia vào một cuộc thi uống rượu.”

    “Người thắng giải là người uống cạn một chai Jägermeister trong thời gian quy định, với phần thưởng khoảng 200 rand. Một người trong số đó đã đổ gục xuống sau khi hoàn thành thử thách, được đưa ngay đến bệnh viện trước khi qua đời tại đó.”

    Đoạn phim ghi lại sự việc sau đó được chia sẻ rộng rãi trên Twitter, thu hút đến hơn 9 nghìn lượt xem. Bi kịch hơn khi đây không phải lần đầu tiên một nạn nhân qua đời vì lý do lạm dụng bia rượu và nước giải khát.

    jagermeister 01 1 1024x
    Jägermeister được khá nhiều người yêu thích.

    Còn nhớ hồi tháng 9/2021, một người đàn ông tại Trung Quốc đã phải nhập viện sau khi uống sạch một chai Coca-cola 1,5 lít chỉ trong 10 phút để giải khát. Vài giờ sau, nạn nhân 22 tuổi đã phải cấp cứu ở bệnh viện Bắc Kinh với triệu chứng đau bụng dữ dội. Bác sĩ cho biết bệnh nhân có dấu hiệu nhịp tim tăng cao, huyết áp thấp và thở nhanh bất thường. Anh này sau đó đã qua đời với kết luận từ bác sĩ rằng bên trong cơ thể bị tụ khí, khiến gan bị thiếu oxi và gây tử vong rất nhanh.

    Hồi tháng 1 năm nay lại thêm một vụ tử vong khác, sau khi người đàn ông xứ Wales cho quá nhiều caffeine vào đồ uống của mình. Thomas Mansfield, ở Colwyn Bay phía bắc xứ Wales đã pha một lượng bột tương đương với 200 cốc cà phê vào nước uống. Người này sau đó bị sùi bọt mép và bất tỉnh ngay lập tức, nhịp tim được ghi nhận ở mức “cao bất thường.” Dù cho mọi nỗ lực hô hấp đã được tiến hành để giữ lại mạng sống cho nạn nhân, người này cũng đã qua đời rất nhanh ngay sau đó với kết luận “ngộ độc caffeine.”

    Nguồn: Viethome (theo Metro).

  • Nhà hàng Lagos Island trên đường Lea Bridge đã bị đóng cửa và chủ nhà hàng đã bị phạt sau khi các quan chức hội đồng phát hiện sò thối rữa, trứng luộc và cơm bị mốc trong nhà hàng.

    18lagosMột số hình ảnh chụp tại Lagos Island

    Chủ nhà hàng Gaby Kolajo bị phạt tổng cộng hơn 23,000 bảng, cũng như bị cấm điều hành nhà hàng này vĩnh viễn.

    Ông Kolajo bị phạt vì vi phạm 3 tội an toàn thực phẩm và trước đó đã bị phạt 10,000 bảng vào tháng 1 năm 2022 do vi phạm lệnh phong tỏa. Trước đó, nhà hàng bị buộc phải đóng cửa vào năm 2018. Người chủ đã được thông báo phải xử lý chuột và gián xâm nhập trước khi có thể tiếp tục kinh doanh.

    Khi các quan chức bắt đầu lục soát nhà hàng, họ phát hiện một thùng thịt gà bị mốc. Theo Hội đồng Waltham Forest, ông Kolajo khẳng định đây là món cua luộc truyền thống của Nigeria.

    Ông Kolajo vẫn điều hành một cơ sở thứ hai ở Wembley. Chủ nhà hàng xuất hiện tại phiên điều trần vào tháng 5 năm 2022 và không nhận tội.

    18lagos

    Nhưng kể từ đó, ông Kolajo đã bị kết tội không giữ cho nhà hàng sạch sẽ, trong tình trạng tốt và thực hiện sửa chữa; không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại, đưa thực phẩm không bảo đảm an toàn cho người dùng ra thị trường.

    Người phát ngôn của hội đồng cho biết: “Thật sốc khi xem những bức ảnh mà các nhân viên của chúng tôi đã chụp lại tại Lagos và tất cả các khách hàng của họ sẽ gặp phải ác mộng. Chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các quyền lực để bảo vệ người dân và du khách chống lại các cơ sở kinh doanh thực phẩm khiến khách hàng gặp rủi ro do sơ suất, tham lam hoặc lười biếng".

    18lagosNhà hàng Lagos Island

    "Ông Kolajo không chỉ trơ trẽn khi bất chấp các lệnh phong tỏa trước đó, mà còn ngang nhiên tuyên bố vô tội bằng một loạt lý do nực cười. Tôi rất vui vì thẩm phán đã đồng ý với Hội đồng. Thông điệp của chúng tôi lớn và rõ ràng. Bất kỳ ai không thể hoặc không muốn duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm đàng hoàng ở Waltham sẽ bị xử lý theo pháp luật”.

    Viethome (Theo My London)

  • Bà Bridget Weiss, giám đốc Học Khu Juneau, hôm Thứ Ba, 14 Tháng Sáu, cho biết hàng chục trẻ em và hai người lớn được cho uống lầm keo trám sàn nhà (floor sealant) thay vì sữa tại một trường tiểu học ở Alaska (Mỹ), theo bản tin AP.

    Một vài em học sinh cho biết cảm thấy bỏng rát trong miệng và cổ họng. Ít nhất một trẻ đang được điều trị ở bệnh viện sau tai nạn. Cảnh sát Juneau đang tiến hành điều tra nguyên nhân sự việc, song loại trừ khả năng có người cố ý gây hại, theo bà Weiss.

    ngoi truong cho hoc sinh uong nham keo dan
    Ngôi trường tiểu học ở Alaska. (Hình: Google View)

    Sáng 14 Tháng Sáu, các học sinh tại trường tiểu học Sitʼ Eeti Shaanax̱-Glacier Valley Elementary (Alaska) được cho ăn bữa sáng, với thực đơn nằm trong chương trình chăm sóc dành cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi.

    Tất cả mặt hàng thực phẩm, bao gồm sữa từ máy phân phối, đều do cùng nhóm nhà thầu và nhân viên phục vụ cung cấp. Đồ ăn sáng được bày sẵn lên khay và học sinh sẽ mang đến bàn để ăn.

    Ngay sau đó, bọn trẻ bắt đầu phàn nàn sữa có vị lạ và gây cảm giác nóng rát trong miệng cùng cổ họng. Sau khi học khu và nhân viên hợp đồng xem nhãn hộp đựng, họ phát hiện ra túi sữa bằng nhựa trong suốt được đặt trong máy phân phối thực chất là một loại keo dán sàn (floor sealant) giống như sữa.

    Trường học đã liên lạc với giới chức kiểm soát chất độc và phụ huynh học sinh. Hai trong số những đứa trẻ được cha mẹ đón về đã phải đến khám bác sĩ.

    Bà Weiss cho hay sữa và keo dán sàn, đều là chất có màu trắng sữa, được đựng trong các túi nhựa lớn bên trong các hộp các tông. Đối với sữa, túi được lấy ra khỏi hộp và đặt bên trong ngăn của máy phân phối để dùng trong bữa ăn, thay vì đựng trong hộp.

    Cả sữa và keo dán sàn đều được cất giữ tại một kho chứa hàng hóa của địa hạt bên ngoài khuôn viên trường. Bà Weiss nói rằng vì lý do nào đó, những hộp có keo dán được “cất giữ hoặc di chuyển trên cùng một pallet với các túi sữa.”

    “Chúng tôi không biết điều đó xảy ra như thế nào, nhưng tất cả đều được đặt trên cùng một pallet. Khi được giao hàng, chúng tôi vẫn nghĩ đó là sữa,” bà cho hay.

    Một trong những mục đích của cuộc điều tra là xác định vì sao mặt hàng thực phẩm lại được lưu trữ cùng kho với hóa chất. Bà Weiss tiết lộ hầu hết các em học sinh đã hồi phục. Tuy nhiên một vài em “vẫn còn đau bụng vào tối 14 Tháng Sáu, song nhiều đứa trẻ khác đã cảm thấy khỏe hơn.” 

    Theo Người Việt 

  • Một người mẹ đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp khi con gái 6 tuổi của chị bị nhiễm độc từ một loại cây trong vườn. Chavana Neuweg kêu gọi các bậc phụ huynh hãy cẩn thận để ngăn ngừa việc trẻ gặp phải phản ứng nguy hiểm với loài cây này.

    Ban đầu, chị phát hiện một nốt ban trên mặt con gái. Nhưng sau đó, mắt, tai và toàn bộ khuôn mặt của bé bị sưng tấy và xuất hiện vết mẩn đỏ. Cô bé bắt đầu khó thở, hôn mê.

    Trên mạng xã hội, Chavana cho biết: "Đây có lẽ là bài viết quan trọng nhất của tôi. Tôi không thể lãng phí một phút nào nữa và phải nói với các gia đình khác về điều này. Nó có thể cứu sống trẻ con nếu mọi người được biết. Xin hãy đọc và làm theo một cách nghiêm túc. Tôi thực sự cầu xin mọi người làm theo vì sự an toàn của con mình”.

    7hemlockBé gái đã ăn phải loài cây độc. Ảnh: Chavana Neuweg/Facebook

    “Hôm qua, đứa con gái 6 tuổi của tôi bắt đầu nổi mẩn đỏ trên mặt. Con bé luôn bị dị ứng nặng với bọ / ong / cây cối, nhưng vết mẩn lây lan nhanh chóng. Đây không phải là lần đầu tiên con tôi bị phát ban, vì vậy chúng tôi điều trị như bình thường (cho bé uống thuốc kháng histamin Benadryl, chườm lạnh, tắm bột yến mạch, v.v.)''.

    ''Nhưng vết mẩn lại lan rộng và sưng tấy. Đến sáng nay, mắt, tai và toàn bộ khuôn mặt con gái tôi sưng tấy và nổi mẩn đỏ. Con bé khó thở, hôn mê. Chúng tôi đưa con bé đến bác sĩ. Con bé được kê prednisone để tiêu độc".

    "Vào lúc đó, chúng tôi vẫn không chắc con bé nhiễm độc từ đâu và đó là chất gì. Đến tối nay, vết ban vẫn tiếp tục lan rộng và khuôn mặt con bé vẫn sưng tấy. Con bé hầu như không nói chuyện và ngủ cả ngày. Chúng tôi quyết định đi dạo một vòng quanh khu nhà để tìm ra loại cây có thể gây phản ứng tồi tệ như thế này. Và sau đó .. chúng tôi đã tìm thấy nó. Và wow, chúng tôi đã rất ngạc nhiên".

    7hemlockCần độc Poison Hemlock tác động nhanh chóng đến hệ thần kinh. Ảnh: Chavana Neuweg/Facebook

    "Nhà chúng tôi (và tất cả các căn trong khu) có hàng trăm cái cây rất nguy hiểm được gọi là ''cần độc'' (Poison Hemlock). Sau cuộc tìm kiếm (và hàng giờ đồng hồ nghiên cứu), chúng tôi nhanh chóng tìm ra thủ phạm, nó tồi tệ hơn những gì chúng tôi nghĩ''.

    ''Con gái chúng tôi ngửi thấy mùi hoa, ăn phải nó và gặp phải một trong những phản ứng tồi tệ nhất tôi từng thấy. Con bé vẫn còn chưa hồi phục khi tôi viết những dòng này".

    7hemlockCon gái chị Chavana bị ngộ độc khá nặng. Ảnh: Chavana Neuweg/Facebook

    “Loại cây này rất nguy hiểm. Loại cây trông giống như cỏ dại vô hại nhưng có thể mọc cao hơn 3m. Bạn sẽ tìm thấy nó dọc theo các con lạch, đường sắt và mương. Nó có thể tác động lên hệ thần kinh, gây tê liệt thần kinh và cơ, nôn mửa, buồn nôn, hôn mê, đau cơ, co giật, động kinh, mất tiếng, tim đập nhanh, và nhiều hơn nữa''.

    ''Poison Hemlock độc đến mức bạn phải báo chính quyền nếu tìm thấy chúng. Việc tự di chuyển loài cây này là bất hợp pháp. Ngoài ra, đừng bao giờ đốt nó !!! Chất độc có thể bay vào không khí. Tôi không đăng bài này để làm mọi người sợ hãi. Nhưng hãy tự trang bị kiến thức cho bản thân và trẻ em về các loại cây nguy hiểm vì kỹ năng này rất quan trọng!"

    Cây cần độc có hoa màu trắng mọc thành từng chùm, thân có đốm màu tím. Ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây, chẳng hạn như hạt, hoa, lá hoặc trái cây.

    7hemlockVết phát ban ở tay bé đã lan rộng. Ảnh: Chavana Neuweg/Facebook

    Tất cả các bộ phận của cây đều chứa chất độc alkaloid (độc chất trong lá ngón) - có thể gây tử vong chỉ với một lượng nhỏ. Alkaloid có thể ảnh hưởng việc truyền xung động thần kinh đến cơ bắp, gây tử vong do suy hô hấp. Chạm vào loại cây này cũng có thể gây kích thích da. Cho đến này vẫn chưa có thuốc giải.

    cay can doc poison hemlock 1
    Hoa của cây cần độc. Ảnh: Getty Images

    Các triệu chứng ngộ độc thường gặp bao gồm: run rẩy, nóng rát đường tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, đau cơ, yếu cơ hoặc liệt cơ.

    Một số triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh, sau giảm nhịp tim, mất khả năng nói, co giật, bất tỉnh hoặc hôn mê. Nếu gặp phản ứng khi chạm, nếm hoặc ăn một cây độc dược, người bệnh nên tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.

    Viethome (Theo Miror)

  • Vài giờ sau khi ăn thức ăn để qua đêm mua từ nhà hàng, một thanh niên 19 tuổi đã nhập viện trong tình trạng suy đa tạng và phải cắt cụt chân, ngón tay.

    South China Morning Post ngày 23.2 đưa tin một sinh viên đại học 19 tuổi ở Massachusetts (Mỹ) đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn đồ để qua đêm.

    Vụ việc được Tạp chí Y học New England đăng tải. Theo đó, sau khi mua cơm, gà và mì xào tại một nhà hàng rồi để qua đêm, nam sinh viên này ăn vào và cảm thấy đau bụng, người tím tái dần.

    Thanh niên trên được đưa vào bệnh viện vì "sốc, suy đa tạng và phát ban". Tình hình nhanh chóng chuyển biến xấu. Bệnh nhân bị khó thở, huyết áp cao và nôn mửa. Bản tin của Tạp chí Y học New England cho biết sinh viên này là một người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng thường xuyên uống rượu và hút thuốc.

    ngo doc thuc pham suy da tang
    Sau khi ăn cơm và mì xào để qua đêm, một sinh viên đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK

    Sau các xét nghiệm, sinh viên này được chẩn đoán mắc bệnh ban xuất huyết tối cấp do não mô cầu. Bệnh này khiến sinh viên trên bị cứng cổ, buồn nôn, trụy hô hấp, sốc và suy các cơ quan.

    Vấn đề này do vi khuẩn gây ra và dẫn đến các triệu chứng như sốt đột ngột và nôn mửa. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cảnh báo rằng căn bệnh này có thể “gây tử vong chỉ trong vài giờ”.

    Trong quá trình nằm viện, thanh niên này bị hoại tử. Các bác sĩ đã phải cắt cụt chân và ngón tay của bệnh nhân. Sinh viên này cũng cần đặt máy tạo nhịp tim trong 13 ngày để điều trị chứng rối loạn chức năng tim.

    Bệnh nhân đã được tiêm liều đầu tiên của vắc xin ngừa viêm màng não. Tuy nhiên, người này không đi tiêm nhắc lại. Trong khi đó, bạn cùng phòng của sinh viên trên cũng cùng ăn các món để qua đêm nhưng chỉ bị nôn mửa và không có phản ứng nguy hiểm đến tính mạng.

    Các chuyên gia nhiều lần cảnh báo nguy cơ của việc ăn cơm để qua đêm không được bảo quản đúng cách. Các món như gạo và mì ống có chứa một loại vi khuẩn tên là Bacillus cereus. Theo CDC, vi khuẩn này sẽ tạo ra độc tố khi được đun nóng rồi để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

    Năm 2008, một thiếu niên đã chết trong lúc ngủ sau khi ăn mì ống để qua đêm ở nhiệt độ phòng. Vụ việc đã được báo cáo trên Tạp chí Vi sinh lâm sàng.

    Theo Thanh Niên

  • Amy Louise Thorpe, 34 tuổi, đến từ thành phố South Island ở Invercargill, New Zealand, là một người nghiện nước ngọt. Cô được phát hiện bất tỉnh ở nhà riêng vào ngày 4/12/2018. Nhưng mãi tuần này, người tình của cô mới tiết lộ với điều tra viên về chi tiết này.

    Người mẹ 3 con qua đời sau khi lên cơn co giật. 

    Thói quen uống Coca Cola, một thức uống có caffeine, có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết của cô, theo báo cáo từ Stuff.

    Thanh tra viên David Robinson được biết cô uống 2 lít Coke gần như mỗi ngày, và thêm 1 lít nước tăng lực cũng mỗi ngày. 

    Xét nghiệm máu và nước tiểu cũng cho thấy có sự tồn tại của caffeine và nicotine. Cô hút chừng 80g thuốc lá mỗi tuần. 

    Cô có tiền sử động kinh và thường xuyên phải dùng thuốc. Cơn co giật gần nhất xảy ra 3 ngày trước khi cô tử vong.

    Cô Thorpe cũng bị trầm cảm, lo lắng và mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Cô bị thừa cân và từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

    Người tình của cô cho biết cô uống 2 lít Coca Cola mỗi ngày, thêm 500ml-1 lít thức uống tăng lực Mother.

    Một người bạn của cô, Madonna Bresolini-Meikle, cũng cung cấp lời khai cho phía điều tra viên. Cô nói: ''Amy uống nhiều nước tăng lực còn hơn người ta uống cà phê. Cô thích uống V và Coke''.

    uong coca

    Điều tra viên cho rằng cái chết của cô nhiều khả năng là do các thức uống năng lượng giàu caffeine, gây ra chứng động kinh ở người trưởng thành. 

    Một chuyên gia thần kinh được mời tham gia vào cuộc điều tra, cho biết có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Một số nghiên cứu chứng minh caffeine có thể tăng nguy cơ động kinh, nhưng một số khác lại nói caffeine bảo vệ con người khỏi nguy cơ động kinh. 

    Tuy nhiên, caffeine lại ức chế các thuốc chống động kinh, như Topiramate.

    Tiến sĩ Dr Graeme Hammond-Tooke​ nói: ''Trong trường hợp của cô Thorpe, tôi nghĩ việc dư thừa caffeine đã khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cơn động kinh, và ảnh hưởng tai hại tới toàn bộ cơ thể. Nếu chỉ nạp một lượng nhỏ caffeine từ các thức uống này thì sẽ không bị lên cơn động kinh như vậy''. 

    Cái chết của cô Thorpe cũng tương tự như cái chết của bà mẹ 8 con, Natasha Harris, vào năm 2010. Người phụ nữ này đã uống tới 8 lít Coke mỗi ngày, trong suốt nhiều năm trước khi qua đời.

    Hiện, Coca Cola phủ nhận việc sản phẩm của họ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thorpe. 

    Trong khi đó, ở UK, chính phủ đã cấm bán nước tăng lực cho trẻ em theo sau một chiến dịch được hậu thuẫn bởi liên đoàn giáo viên và nhiều người nổi tiếng như đầu bếp Jamie Oliver.

    Vào năm 2018, các nhà bán lẻ lớn như Waitrose, Sainsbury's, Morrison's, Co-op, Tesco, Aldi, Asda và Boots đồng loạt thông báo họ sẽ hạn chế bán các loại nước tăng lực chứa trên 150mg caffeine cho trẻ dưới 16 tuổi.

    Như vậy trẻ em sẽ không thể mua Monster và Red Bull cùng nhiều thức uống có hàm lượng cao caffeine.

    Lệnh cấm là một phần trong mục tiêu giảm một nửa số lượng trẻ em bị béo phì tới năm 2020, cũng như cảnh báo người dân về lối sống thiếu lành mạnh.

    Viethome (theo Mirror)

  • Tesco đang thu hồi sản phẩm thức ăn trẻ em Cow & Gate vì lo ngại rằng một số hũ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Siêu thị đang cảnh báo các bậc cha mẹ không cho trẻ ăn loại sản phẩm này vì chúng có thể tiềm ẩn rủi ro.

    Tesco đang thu hồi các lọ thức ăn dành cho trẻ em từ bảy tháng tuổi Cow & Gate 200g, với 15 hương vị khác nhau.

    Các loại sản phẩm bị thu hồi bao gồm:

    • Cow & Gate Butternut Squash Chicken & Pasta 7+ months 200g
    • Cow & Gate Courgette & Hake Rice 7+ months 200g
    • Cow & Gate Creamy Cauliflower Cheese 7+ months 200g
    • Cow & Gate Garden Pea & Turkey 7+ months 200g
    • Cow & Gate Potato Spinach & Beef 7+ months 200g
    • Cow & Gate Potato & Turkey Roast 7+ months 200g
    • Cow & Gate Spaghetti Bolognese 7+ months 200g
    • Cow & Gate Succulent Pork Casserole 7+ months 200g
    • Cow & Gate Tasty Cottage Pie 7+ months 200g
    • Cow & Gate Tomato & Courgette Pasta 7+ months 200g
    • Cow & Gate Yummy Harvest Chicken 7+ months 200g
    • Cow & Gate Apple Crumble 7+ months 200g
    • Cow & Gate Banana Crumble 7+ months 200g
    • Cow & Gate Peach Apple & Kiwi 7+ months 200g
    • Cow & Gate Rice Pudding 7+ months 200g

    Việc thu hồi này chỉ giới hạn đối với các sản phẩm được bán trong các siêu thị Tesco ở Anh. Tất cả các sản phẩm chưa đến hạn đều bị thu hồi.

    Không có sản phẩm Cow & Gate, sản phẩm của Tesco hoặc bất cứ sản phẩm dành cho trẻ em nào khác bị ảnh hưởng.

    Nếu bạn đã mua một trong những loại sản phẩm được thông báo thu hồi, đừng cho trẻ ăn.

    Thay vào đó, bạn có thể trả lại cho cửa hàng nơi bạn đã mua để được hoàn lại tiền đầy đủ.

    Bạn không cần hóa đơn, chỉ cần mang lọ đến bất kỳ cửa hàng Tesco nào và bạn sẽ lấy lại được tiền của mình.

    Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ trực tiếp với phòng dịch vụ khách hàng Tesco Customer Services theo số 0800 917 6897.

    Bạn cũng có thể liên hệ với Cow & Gate qua Facebook messenger hoặc chat trực tuyến tại www.cgbabyclub.co.uk/contact-us hoặc qua điện thoại theo số 0800 977 8880.

    Việc thu hồi này chỉ là một biện pháp phòng ngừa, nhưng nếu con bạn đã ăn phải các loại sản phẩm kể trên và bạn cản thấy lo ngại, hãy liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    VietHome (Theo The Sun)

  • Một người đàn ông sở hữu nhà hàng takeaway Trung Quốc được mô tả là "bẩn không thể tả" đã bị kết án tù bốn tháng.

    Zhi Zhao, 62 người vẫn mở quán takeaway món Tàu mang tên Grace ở High Street, Cilgerran, mặc dù bị cấm điều hành doanh nghiệp thực phẩm từ năm 2009.

    Tại Tòa án Tối cao Swansea, ông ta đã thừa nhận năm tội danh vệ sinh thực phẩm.

    “Nếu khách hàng nhìn thấy tình trạng của nhà bếp đó thì bị cáo chắc chắn sẽ không có một người khách nào", Thẩm phán Geraint Walters nói.

    "Thật khó để tưởng tượng bất cứ thứ gì bẩn đến vậy."

    Thẩm phán Walters cho biết nhà bếp là "một mớ hỗn độn khủng khiếp, bẩn thỉu không thể tả".

    Martha Smith-Higgins, công tố viên của hội đồng Pembrokeshire, cho biết Zhao đã mở quán mà "không có hiểu biết cơ bản" về các yêu cầu.

    Sau một cuộc kiểm tra vào tháng 1 năm 2018, các quan chức của hội đồng phát hiện ra rằng ông ta đã bị hội đồng Maidstone cấm kinh doanh vào năm 2009 vì liên quan đến các doanh nghiệp thực phẩm.

    Đại diện cho Zhao, luật sư Craig Jones cho biết ông Zhao đã từ bỏ hợp đồng thuê nhà và theo như ông biết thì doanh nghiệp đã đóng cửa.

    Ông ta sống cùng một người bạn trên đường Argyle, Swansea, và làm nhân viên giao hàng.

    Khi tuyên án, thẩm phán Walters nói Zhao không có khái niệm về việc dán nhãn thực phẩm hoặc lưu giữ hồ sơ thích hợp và không có kiến thức về các chất gây dị ứng.

    Ông kêu gọi thành lập danh mục các lệnh cấm trên toàn quốc để chính quyền địa phương biết về chúng.

    Zhao thừa nhận ba tội vi phạm vệ sinh thực phẩm liên quan đến tình trạng của nhà hàng, một là không tuân thủ thông báo cải thiện an toàn thực phẩm và một liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp thực phẩm sau khi đã bị tòa án tối cao cấm.

    Ông ta bị kết án bốn tháng tù và được lệnh phải trả 1.000 bảng phí truy tố.

    VietHome (Theo BBC)

  • Ngày nay khi mở hộp thực phẩm hay gia vị chúng ta thường có thói quen kiểm tra thời hạn được dán trên nhãn mác. Nếu phát hiện thực phẩm đã quá hạn, mọi người thường quẳng chúng đi. Nhưng Scott Nash và người nhà ông thường xuyên sử dụng thực phẩm quá hạn đã hơn một năm, giờ họ ra sao?


    Scott Nash

    Ông Scott Nash là người sáng lập ra chuỗi siêu thị Mom’s Organic Market ở Mỹ. Khi kinh doanh siêu thị ông phát hiện ra rằng mọi người ngày càng coi trọng thời hạn bảo quản thực phẩm, còn siêu thị cũng phải bỏ những thực phẩm quá hạn khỏi giá hàng. Ước tính, nước Mỹ có khoảng 30%-40% thực phẩm chưa kịp sử dụng thì đã quá hạn. Điều này có nghĩa là hàng năm người Mỹ sẽ vứt bỏ số thực phẩm lên tới 165 tỉ USD. Lẽ nào những thực phẩm bị người ta quẳng đi này quả thực không thể ăn được?

    Scott Nash và người nhà liên tục sử dụng các loại thực phẩm quá hạn khác nhau đã một năm qua, bao gồm chế phẩm từ sữa, nông sản, thịt, cá và các loại gia vị thực phẩm đóng gói. Ông nói rằng, kỳ thực “những thực phẩm hết hạn” này vẫn có chất lượng rất tốt, mùi vị không khác mấy so với khi còn hạn. Sau khi ăn cũng không cảm thấy khó chịu hay sinh bệnh.

    Một năm nay cả nhà ông Scott Nash đã ăn thực phẩm hết hạn gồm sữa chua hết hạn 6 tháng, bánh Dosa hết hạn 1 năm, hộp cà chua nướng hết hạn 7 tháng, bánh nhân thịt bò hết hạn 15 ngày, hầu như bao gồm toàn bộ thực phẩm có trong siêu thị của ông Scott Nash. Tới nay cả gia đình ông đều rất mạnh khỏe, suốt một năm dùng thực phẩm hết hạn, họ chưa từng cảm thấy khó chịu hay phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.

    Sử dụng thực phẩm hết hạn không có vấn đề gì, vậy vì sao trên tất cả các loại thực phẩm đóng gói đều dán thời gian hết hạn? Ông nói nhãn của nhà sản xuất nêu ra thời hạn sử dụng thực phẩm tốt nhất và thích hợp nhất, chứ không phải ý nói rằng sau thời hạn này thì không được sử dụng.

    Cách làm của ông Scott Nash đã khiến người dân Mỹ chú ý đến việc tránh lãng phí đồ ăn, đặc biệt là việc lãng phí do tem đảm bảo chất lượng gây ra. “Trung tâm cuộc sống tương lai Johns Hopkins” từng điều tra phát hiện ra rằng hơn 80% người được phỏng vấn sẽ bỏ đi thức ăn đã hết hạn, 37% biểu thị mình sẽ ăn hoặc vứt đồ ăn theo “thời hạn sử dụng”. Không còn nghi ngờ gì nữa điều này đã tạo nên sự lãng phí khổng lồ.

    Vậy thời hạn được dán trên nhãn mác thực phẩm của siêu thị Mỹ rốt cuộc có nghĩa gì? Dưới đây là giải thích của “Science Daily”:

    Hạn sử dụng thực phẩm

    Nhãn này muốn nói với người tiêu dùng rằng sử dụng thực phẩm trước thời hạn này là tốt nhất. Tiêu chuẩn đo lường là chất lượng thực phẩm. Sau thời hạn này chất lượng thực phẩm sẽ giảm sút nhanh hơn, tính an toàn khi sử dụng cũng giảm sút, chứ không phải sau thời hạn này thực phẩm sẽ khiến người tiêu dùng mắc bệnh hay cảm thấy khó chịu.

    Thời hạn tiêu thụ

    Nhãn này dành cho các nhà bán lẻ và bán buôn, nghĩa là thực phẩm này nên bán trước thời hạn hoặc được bỏ khỏi giá bán hàng, nhưng không đồng nghĩa với việc sau thời hạn này sử dụng sản phẩm sẽ không an toàn.

    Thời hạn sử dụng tốt nhất

    Nhãn này đề xuất với người tiêu dùng rằng sử dụng trước thời hạn này mùi vị sẽ thơm ngon nhất.

    Hóa ra sử dụng thực phẩm quá hạn không phải là không an toàn, cũng không đe dọa gì tới sức khỏe con người. Bộ nông nghiệp Mỹ cũng bày tỏ rằng thức ăn sau khi hết hạn vẫn được sử dụng một cách an toàn, NHƯNG nhất định phải chú ý tới mùi vị, khẩu vị của thực phẩm xem có gì bất thường không, nếu thực phẩm đã biến chất thì không được dùng.

    Trên thực tế, ngoài những thực phẩm dành cho trẻ nhỏ ra, luật pháp liên bang Mỹ đều không yêu cầu dán nhãn hạn sử dụng trên thực phẩm. Nhà sản xuất dán những nhãn mác này là để chỉ thời hạn sử dụng sản phẩm tối ưu.

    Giống như ông Scott Nash đã giới thiệu, một loại thực phẩm có thể ăn được hay không cần được phán đoán bằng mắt và mũi, xem liệu đồ ăn có mùi vị khác thường hay bị biến chất không. Xét từ ngoại quan, mùi vị và chất lượng thực phẩm mà phán đoán liệu có nên tiếp tục sử dụng chúng hay bỏ đi, chứ không phải được quyết định bởi “Hạn sử dụng”. Quan điểm của ông Scott Nash đã được một vài nhân sỹ chuyên môn tán đồng. Andrea Goergen, nhà dinh dưỡng học của Trung tâm thuộc Bệnh viện Washington cũng cho rằng quan điểm này hoàn toàn chính xác.

    Theo trithuvn

  • Một người đàn ông Việt Nam bị Australia trục xuất do mang theo 4 kg bánh trung thu nhân thịt lợn không khai báo. 

    Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Bridget McKenzie cho hay người đàn ông 60 tuổi không khai báo về số thực phẩm trong hành lý khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay quốc tế Sydney hôm 2/11. Một khi bị trục xuất, người này sẽ bị cấm đến Australia trong vòng 3 năm. 

    Số bánh trung thu nhân thịt lợn mà hành khách Việt mang theo bị giới chức Australia tịch thu hôm 2/11. Ảnh: Department of Agriculture

    Sự việc xảy ra khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) lan rộng khắp nhiều nước trên thế giới. Đây là người thứ hai bị Australia từ chối nhập cảnh sau khi ban hành những quy định mới nghiêm ngặt về an toàn sinh học hồi đầu năm nay. 

    "Một cuộc kiểm tra gần đây cho thấy gần 50% các sản phẩm thịt lợn tịch thu từ các hành khách đi máy bay dương tính với ASF", bà McKenzie nói. "Đó là lý do tôi không khoan dung cho những người cố tình làm việc sai trái và nói dối về những gì họ mang theo".

    ASF, với tỷ lệ tử vong cao tới 100%, có thể lây lan qua thịt lợn sống và giày hay quần áo của người tiếp xúc, đã giết chết một phần tư số lợn trên thế giới. Việt Nam thông báo ASF bùng phát từ hồi tháng hai. Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc cho hay gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy tại Việt Nam do nhiễm dịch.

    Chính phủ Australia cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn từ những nước bị nhiễm ASF. Tính đến tháng 9, hải quan nước này đã tịch thu 27 tấn thịt lợn tại các sân bay. Hồi tháng 4, luật di trú Australia cũng được sửa đổi để cắt ngắn hoặc hủy visa du lịch của những người có hành vi vi phạm về an toàn sinh học và nhập khẩu các hàng hóa cấm.

    Tháng trước, Australia đã từ chối cho một phụ nữ Việt Nam 45 tuổi nhập cảnh vì mang theo hơn 4,5 kg thịt lợn. Người này còn có trứng cút, mực, pate, trứng sống và tỏi trong hành lý mà không khai báo. Thay vì phạt tiền, người phụ nữ Việt bị yêu cầu về nước ngay lập tức.

    "Nếu các sản phẩm thịt lớn chứa virus đi qua biên giới của chúng tôi, được các gia đình, bạn bè ăn vào và đồ ăn thừa được mang cho những con lợn thì chúng tôi sẽ rất đau lòng", bà McKenzie nói.

    Theo VnExpress

  • Hành khách có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng hoặc ngồi tù khi đem thịt, giò, chả, xúc xích, ruốc (khô)... nhập cảnh một số nơi.

    Việt Nam là nước thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ, và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phát hiện dịch tả lợn Châu Phi. Đến ngày 7/3, dịch lan ra 10 tỉnh, thành phố. Do đó hành khách Việt ra nước ngoài cần lưu ý về hành lý khi tới những điểm đến sau:

    Nơi khai báo hải quan tại sân bay Heathrow, Anh. Ảnh: Travel Stack Exchange.

    Liên minh châu Âu

    Khi đến các nước thuộc EU, du khách không nên mang theo bất kỳ chế phẩm nào từ thịt hoặc bơ sữa không có giấy tờ kiểm dịch, do giới chức Liên minh châu Âu muốn ngăn chặn dịch bệnh nghiêm trọng cho gia súc gia cầm. Nếu bị phát hiện, bất kỳ sản phẩm cấm nào không khai báo sẽ bị thu hồi và tiêu hủy. Người mang theo những chế phẩm này sẽ bị phạt hoặc truy tố hình sự, theo Europa.

    Tuy nhiên, một người có thể mang theo dưới 2 kg thịt hoặc các sản phẩm bơ sữa để phục vụ nhu cầu cá nhân, nếu những sản phẩm này có nguồn gốc từ Croatia, Thụy Sĩ, Na Uy, quần đảo Faeroe, Greenland và Iceland. Hãy liên hệ đường dây nóng của các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại EU trong trường hợp cần giúp đỡ.

    Mỹ

    Dù đến Mỹ bằng máy bay, tàu hỏa hay tàu thủy, du khách đều phải điền mẫu khai báo hải quan. Những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế bao gồm thịt, sữa, trứng, bột... và toàn bộ các chế phẩm có thành phần này.

    Nhìn chung thịt sống, thịt đã được nấu chín hay phơi khô, đóng hộp... đều bị cấm. Ngay cả những loại nước sốt như ketchup, mù tạc, mayonnaise hay phô mai, mì... có thành phần từ thịt cũng bị cấm. Nếu không khai báo toàn bộ thực phẩm mang theo, du khách có thể bị phạt tới 10.000 USD, theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP). Trong trường hợp cần hỗ trợ, du khách có thể liên hệ đường dây nóng 202-716-8666 của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.

    Đài Loan

    Kể từ 20/2, tất cả du khách xuất cảnh từ Việt Nam, khi nhập cảnh Đài Loan nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt, sẽ bị phạt hành chính lần đầu 200.000 Đài tệ (tương đương 150 triệu đồng); vi phạm lần 2 sẽ bị nâng mức phạt hành chính lên một triệu Đài tệ (hơn 750 triệu đồng).

    Đài Loan bắt đầu kiểm tra gắt gao mọi hành khách từ Việt Nam để tìm các sản phẩm từ thịt lợn, sau khi một người đến từ TP HCM mang theo bánh mì thịt dương tính với virus tả lợn vào đầu tháng 2.

    Theo thông báo của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt, du khách sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối nhập cảnh.

    Trong trường hợp cần trợ giúp, du khách có thể liên hệ theo đường dây nóng của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc là: +886988579362 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84981 84 84 84.

    Hàn Quốc

    Hàn Quốc thực hiện chế độ kiểm dịch khá nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản như các sản phẩm từ thịt gồm ruốc, xúc xích, giò, chả... Tất cả sẽ bị tịch thu nếu bị phát hiện.

    Hành khách xuất, nhập cảnh bị phát hiện mang theo hàng hóa khác với thông tin khai báo hoặc không khai với hải quan, có thể bị phạt tới 5 năm tù hoặc tiền phạt tới gấp 10 lần thuế. Liên hệ đường dây nóng +82 2720 5124 hoặc +82 2 725 2487 trong trường hợp cần trợ giúp.

    Nhật Bản

    Vietnam Airlines khuyến cáo hành khách mang thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua chế biến, rau củ quả... tới Nhật Bản phải tuân thủ các thủ tục về kiểm dịch. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận sẽ chịu phạt tối đa 3 năm tù hoặc số tiền lên đến một triệu yên (khoảng 200 triệu đồng). Khi cần trợ giúp, du khách có thể gọi đường dây nóng +080 3590 9136 (24/24h).

    Australia

    Hành khách phải điền Phiếu Hành khách Nhập cảnh (Incoming Passenger Card) để khai báo hàng hóa có nguy cơ rủi ro gồm các sản phẩm từ động thực vật, dù chỉ mang theo một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ hay các nguyên liệu nấu ăn.

    Nếu không kê khai hoặc kê khai sai trên phiếu, du khách có thể phải nộp phạt đến hơn 420.000 AUD (gần 7 tỷ đồng) hoặc nhận án tù tới 10 năm. Nếu khai báo với hải quan những sản phẩm bị cấm nhập cảnh Australia, du khách sẽ không bị phạt. Trong trường hợp cần giúp đỡ, du khách có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Australia theo đường dây (02) 6286 5660 hoặc (02) 6286 8465.

    New Zealand

    Theo Stuff, bất kỳ du khách nước ngoài nào tới New Zealand mang theo thịt lợn hoặc các sản phẩm từ thịt lợn đều phải khai báo. Những mặt hàng này sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Hình phạt áp dụng cho khách du lịch quốc tế mang theo các sản phẩm thịt lợn không được khai báo là 400 NZD (hơn 6 triệu đồng). Hãy liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand theo số điện thoại (64 – 4) 473 5912 nếu cần trợ giúp.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Để cứu ông Nhật bị ngộ độc rượu methanol, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào cơ thể bệnh nhân.

    Chiều 9/1, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho hay bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú Triệu Độ, Triệu Phong), đã bình phục và xuất viện.

    Ông Nhật nhập viện sáng 25/12 trong tình trạng hôn mê, hết sức nguy kịch. Trước đó, trong tiệc mừng Giáng sinh, ông Nhật cùng một số người uống rượu. Sau đó về nhà, ông cùng 3 người khác xuất hiện các bất thường.

    Bệnh nhân Nhật được truyền gần 5 lít bia vào cơ thể để kéo dài thời gian giải độc. Ảnh: Hoàng Táo

    Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm khí máu, soi đáy mắt, chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc Methanol có trong rượu.

    Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ truyền ba lon bia tức gần một lít, vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Mỗi giờ tiếp theo, bệnh nhân được truyền thêm một lon bia. Sau khi truyền tổng cộng 15 lon bia, tức gần 5 lít, bệnh nhân Nhật dần bình phục, tỉnh táo.

    Bác sĩ Lâm lý giải, rượu gồm hai loại là Etylic và Metylic. Khi vào cơ thể, gan ưu tiên chuyển hóa Etylic và tạo ra sản phẩm không gây độc. Trong khi Metylic được chuyển hóa sau nhưng tạo thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao.

    Chất Andehit Formic trong máu chính là nguyên nhân khiến ông Nhật hôn mê. Lúc này, cơ thể bệnh nhân hết Etylic. Vì vậy, nhằm hạn chế chuyển hóa Metylic, các bác sĩ truyền bia cho bệnh nhân. Lúc này, cơ thể được bổ sung Etylic khiến gan ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm thời gian để lọc máu, giải độc cho bệnh nhân.

    Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể. Đây là cơ sở để cứu sống bệnh nhân.

    Bác sĩ Lâm nói đây là lần đầu khoa tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu nặng và sử dụng phương pháp này để cứu sống. Phương pháp này được đề cập đến trong y khoa.

    Cùng với ông Nhật, có 3 người cùng uống rượu trong tiệc Giáng sinh cũng nhập viện. Một người sau đó tử vong. 

    Kết quả kiểm tra mẫu bệnh phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho thấy hàm lượng Methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc.

    Mẫu rượu bốn người này uống tại bữa tiệc có hàm lượng Methanol vượt quá 1.100 lần ngưỡng cho phép. Các mẫu rượu này do người dân tự chế biến.

    Nhà chức trách tỉnh Quảng Trị cho hay tỉnh này hiện có khoảng 5.000 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh rượu nhưng chỉ có 149 đơn vị có giấy phép hoạt động. Trong 149 đơn vị có giấy phép thì chỉ có 15 cơ sở có đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

    Viethome (theo VnExpress)