• Tôi sợ sang đó khó tìm được việc đúng chuyên môn, vợ lại thích đi quá, mà tôi yêu vợ, muốn cô ấy hạnh phúc.

    Gia đình tôi có cơ hội định cư ở Canada, nhà có 2 vợ chồng độ tuổi 35 - 40 tuổi, một con 2 tuổi. Giờ chúng tôi sống ở Hà Nội (bố mẹ 2 bên vẫn sống ở tỉnh), đều làm cho công ty nước ngoài, tổng thu nhập 65 triệu, có bất động sản cho thuê 10 triệu/tháng.

    Nếu tiếp tục ở Hà Nội vợ tôi sẽ nghỉ công việc đang làm để có nhiều thời gian hơn cho gia đình, cô ấy sẽ làm thêm tại nhà như kiểu các mẹ bỉm sữa vẫn làm. Tôi cũng sẽ tìm công việc ít áp lực hơn vì việc đang làm thu nhập tốt nhưng bận quá. Tổng thu nhập gia đình sẽ còn 40 triệu và 10 triệu cho thuê bất động sản. Con cái đi học trường công, một hai triệu mỗi tháng, thỉnh thoảng cả nhà đi du lịch cho hiểu biết.

    Chúng tôi băn khoăn như sau: Ở Hà Nội, điểm trừ là môi trường ô nhiễm, giáo dục, y tế kém... (như thế nào thì các bạn đều biết rồi). Điểm cộng, đây là quê hương, mình đã quen thuộc với văn hóa nơi này. 

    Đi nước ngoài: chúng tôi có thể định cư tại Canada. Vợ chồng tôi tiếng Anh tốt (không được như người bản xứ đâu nhưng chúng tôi từng sống ở nước ngoài hơn nửa năm và không gặp vấn đề về giao tiếp thông thường), chuyên môn ổn (vợ chồng đều làm 10 năm cho các công ty đa quốc gia).

    dinh cu canada 50 trieu

    Phải nói thêm là vợ tôi sức khỏe không tốt, cũng không phải kiểu nhanh nhẹn tháo vát, cô ấy là kiểu mọt sách, ẻo lả, làm chuyên môn tốt vì là công việc làm với máy tính, chứ chân tay lóng ngóng lắm. Tôi sức khỏe bình thường, hay làm việc nhà (việc nhà tôi giờ chia 50-50, tôi chẳng thích làm việc nhà đâu nhưng vợ như thế thì phải làm thôi).

    Vợ tôi rất thích đi, bảo là cơ hội tốt, cô ấy mơ mộng lắm, suốt ngày đầu óc trên mây, chân không chạm đất, toàn là tôi kéo cô ấy về thực tại. Tôi lo lắng sang đó sẽ khó tìm được công việc chuyên môn vì mình nhiều tuổi rồi, lại không phải người bản xứ, chắc chắn sẽ bị kỳ thị, mà làm chân tay vợ tôi khó có thể làm được, mình tôi lại quá vất.

    Vợ tôi thích đi quá, tôi không muốn đi nhưng mà yêu vợ, mong cô ấy được hạnh phúc. Tôi không cho đi thì cô ấy buồn lắm, mà đi tôi lại thấy lo hơn là mừng.  Hoàn cảnh tôi như vậy, nhờ các bạn tư vấn.

    Theo VnExpress

  • Canada mùa đông, tuyết trắng mênh mông, đẹp lung linh kỳ lạ. Bước chân ra ngoài đường dưới cái lạnh -20 độ C, nếu mặc kín cũng vẫn cảm thấy “chịu được”. Mùa đông cũng không quá khắc nghiệt như tưởng tượng. Tuyết đẹp nhất là vào đầu mùa và cuối mùa, nhẹ và bông, lung linh như những vì sao rơi, đậu trên mũ áo rồi tan biến lúc nào không hay.

    cuoc song yen binh canada 0

    Tôi đến đất nước Canada trong một ngày mùa Xuân nắng đẹp. Tôi là một người Việt định cư ở Canada không lâu nhưng thời gian hơn một năm đủ để tôi hiểu về đất nước con người này như thế nào. Canada đẹp – Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều đẹp. Đẹp bởi khí hậu Canada vốn dĩ đã trong lành, con người lại có ý thức giữ gìn môi trường, mỗi một người tự làm cho mình đẹp lên, nhà cửa của mình đẹp lên, vì vậy xã hội cũng sẽ tự nhiên tốt đẹp lên.

    Canada mùa đông, tuyết trắng mênh mông, đẹp lung linh kỳ lạ. Bước chân ra ngoài đường dưới cái lạnh -20 độ C, nếu mặc kín cũng vẫn cảm thấy “chịu được”. Mùa đông cũng không quá khắc nghiệt như tưởng tượng. Tuyết đẹp nhất là vào đầu mùa và cuối mùa, nhẹ và bông, lung linh như những vì sao rơi, đậu trên mũ áo rồi tan biến lúc nào không hay.

    cuoc song yen binh canada 0

    Mùa thu qua đi, cây cối khẳng khiu cành lá, có những đêm ngủ dậy, mở mắt ra, thấy tuyết đầu mùa (hoặc cuối mùa) rơi phủ kín, nhìn cây cối lung linh như thuỷ tinh, đẹp thật, một cơn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm rung cành “lá”, tuyết rơi rào rào theo gió nhẹ bay, nhìn thật đẹp.

    Khi những búp non bắt đầu nảy trên cành là mùa xuân đang tới rồi, tuyết tan, trời đất như bừng sáng. Mùa xuân, mùa hè và mùa Giáng sinh là những thời điểm “high season” cho du lịch, mùa xuân lên núi ngắm tuyết tan, cũng đẹp đấy chứ phải không bạn. Nhưng theo mình thì mình không thích mùa xuân lắm, tuyết tan bẩn và lầy lội.

    Mùa hè, đẹp. Trời cao rộng và trong xanh, trong vắt không một gợn mây. Không biết có màu gì đẹp hơn màu xanh dịu êm của bầu trời không nhỉ ? Mùa hè là mùa con người nơi đây hưởng thụ cuộc sống. Cắt cỏ trước nhà, trồng hoa, sơn lại hàng rào, sửa lại cái mái, trèo thuyền, lướt sóng, câu cá, cắm trại … Đắm mình vào thiên nhiên, hít thở không khí trong lành một cách kỳ lạ mới hiểu giá trị đích thực của cuộc sống. Những buổi chiều cuối tuần, ngồi sau sân nhà cùng bạn bè, dưới bóng cây thông, nhâm nhi chai bia, mùi thịt nướng rủ nhau cùng mấy nhà hàng xóm bay lên thơm phức, sao thanh bình đến thế.

    cuoc song yen binh canada 0

    Cây và cỏ, nhìn đâu cũng thấy xanh ngút tầm mắt, cây trồng khắp nơi, ngay hàng thẳng lối, cỏ thì còn nhiều hơn, đặc biệt là trải dài hai bên đường cao tốc. Một năm nhà nước Canada tốn không biết bao nhiêu tiền của cho việc cắt cỏ những nơi công cộng (cỏ trước cửa nhà nào, nhà đó phải tự cắt, cũng như việc cào tuyết, không làm thì sẽ nhận được một cái giấy phạt gửi về tận nhà ngay lập tức). Cuộc sống chỉ có vậy thôi mà cũng thật nhiều điều thú vị.

    Nói về con người, luật pháp, phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế… Thực sự so sánh thì là một điều không thể. Canada dựa vào quá trình phát triển lâu dài, nằm trong nhóm G8 phát triển, có tài nguyên dồi dào phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Hệ thống thu thuế ở nơi đây phát triển đến mức gần như hoàn chỉnh, không thể nào trốn được thuế và trốn thuế là một tội rất nặng. Tiền chính phủ thu được nhiều, đầu tư lại vào xã hội, hai yếu tố song hành này làm đất nước ngày một tốt lên.

    cuoc song yen binh canada 0

    Hệ thống giáo dục Canada có rất nhiều ưu đãi, nhà nước khuyến khích, cho vay tiền học, cho tiền ăn ở (nếu thu nhập thấp). Đào tạo ra một người có học thức chẳng những làm con người tốt đẹp hơn, mà bản thân người đó cũng có cuộc sống thoải mái hơn, nhà nước cũng thu được nhiều tiền hơn từ thuế. Một người lao động phổ thông, với mức thu nhập “khá” vào khoảng 15 USD/giờ, nhà nước đánh thuế khoảng 20% thu nhập. Với một người tốt nghiệp đại học, mức thu nhập khởi điểm thấp nhất từ 25 tới 30 USD/giờ, mức thuế thu nhập vào khoảng 35-40% trở lên là điều bình thường. Rõ ràng việc đầu tư cho giáo dục, khuyến khích người dân đi học là một chính sách rất đúng đắn của chính phủ nơi này.

    Về phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế thì cũng phải nói là tuyệt vời. Một phần lớn của ngân sách hàng năm là dành cho việc này. Hệ thống y tế hiện đại và hoàn toàn miễn phí cho người dân. Hệ thống nhà dành cho người già, lương hưu hoàn hảo. Trẻ con đến trường không phải lo lắng về việc nhà nghèo, bố mẹ không có tiền đi học. Nhà càng nghèo, bố mẹ thu nhập thấp thì tiền hàng tháng chính phủ trợ cấp cho gia đình có con cái càng nhiều, đặc biệt nhiều đối với nhà có trẻ em sinh ra tàn tật.

    Về hệ thống thuế, mỗi một người đi làm đều có số thẻ lao động, tiền được trả bằng cheque, ở trong đó đã trừ tiền thuế, tiền bảo hiểm và tiền hưu. Hàng năm mỗi người dân đều phải đi khai thuế với chính phủ, kể cả với những người không có thu nhập. Khai thuế là quyền lợi và nghĩa vụ. Đối với nhà có thu nhập thấp thì tiền trợ cấp cho gia đình nuôi con sẽ nhiều lên, có thể “claim” tiền nuôi con, tiền gửi trẻ, nhà nước sẽ hoàn lại thuế cho năm vừa rồi, cũng không ít đâu, trung bình vào khoảng 1 hoặc 2 tháng lương bình thường. Với những nhà có thu nhập cao, doanh nghiệp thường là phải trả lại nhà nước thuế rất nhiều. Thực sự mình thấy hệ thống thuế bên này rất công bằng và chặt chẽ. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

    cuoc song yen binh canada 0

    Nói đến sức khoẻ của người dân, tất cả dịch vụ y tế đều hoàn toàn miễn phí, không có chuyện đút lót và không có chuyện không đút lót thì y tá không chăm sóc. Học đại học ở xứ này khác xa ở nhà, thứ nhất là đắt, thứ hai là có giá trị. Nếu con cái tốt nghiệp đại học ra thì cũng là một điều tốt đẹp cho bản thân, thu nhập trung bình 1 năm cũng phải từ 50.000 USD trở lên + phúc lợi, tiền thưởng. Số tiền bỏ ra để cho một người tốt nghiệp đại học vào khoảng 60.000 USD cho 4 năm học, nếu thêm tiền ăn ở thì lên tới hơn 110.000 USD. Một khoản tiền khá lớn, nhưng sau khi tốt nghiệp thì việc làm ra tiền bù lại chắc không khó.

    Thế hệ mình coi như là thế hệ “đầu tiên” đặt chân tới đất nước này, xuất phát điểm thấp so với người bản xứ. Với bản tính cần cù chịu khó, thông minh chăm chỉ của người Việt, có gia đình là chỗ dựa, có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, mình tin chắc đời sống người Việt ở Canada sau này sẽ tốt đẹp lên.

    Theo tinnuocnhat

  • nguoi viet canada mua nha 0

    Căn biệt thự của cặp vợ chồng Việt sinh sống tại Canada có diện tích lên đến 500m2 cộng với khu vực sân vườn khoảng 450m2. Chủ nhân của căn hộ này cho biết căn nhà có giá 3,3 triệu đô-la Canada (61 tỷ đồng) này là thành quả sau 7 năm làm việc và phấn đấu của cả hai người.

    Xem đến 50 căn nhà trước khi "chốt sổ" được không gian sống mơ ước

    Theo gia đình sang sinh sống tại Canada từ năm 15 tuổi, Tristan Trí Nguyễn (36 tuổi) đã học tập và làm việc tại xứ Phong Đỏ cũng ngót nghét 20 năm. Trước khi bén duyên với ngành bất động sản, anh từng làm quản lý kinh doanh tại một số doanh nghiệp. Thích nhà đẹp và decor nội thất, anh đã chuyển hướng sang làm chuyên viên bất động sản ở khu vực Greater Toronto Area.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Vợ chồng anh Trí đã sinh sống ở Canada được 20 năm. Ảnh: NVCC

    Tristan Trí Nguyễn cho biết nhờ làm việc trong lĩnh vực bất động sản với kinh nghiệm của bản thân anh có cơ hội tìm mua được căn nhà này đúng với mong ước của cả 2 vợ chồng. Anh chia sẻ trước đây hai vợ chồng sống trong một căn chung cư, sau đó đổi sang một căn nhà độc lập nhỏ trước khi tạo dựng được căn nhà mơ ước.

    Thời điểm tìm mua căn nhà này, anh cho biết trùng với khoảng thời gian nhu cầu thị trường nhà đất ở Canada tăng cao. "Số lượng nhà bán ra không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi một căn hộ vừa đưa ra thị trường sẽ bán hết chỉ trong vòng 2-3 ngày và phải đấu giá căng thẳng để mua được", Tristan Trí Nguyễn chia sẻ.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Biệt thự của vợ chồng anh Trí được ốp đá trắng sang trọng. Ảnh: NVCC

    Thêm nữa anh cho rằng nhà ở Canada đa phần xây sẵn nên để mua một căn nhà ưng ý khá khó. Vậy nên để sở hữu không gian sống này, vợ chồng anh đã phải đi xem khoảng 50 căn trong vòng 4 tháng.

    "Khi bước vào căn nhà này, vợ chồng tôi đã phải ngỡ ngàng, kiểu như love at the first sight (yêu từ cái nhìn đầu tiên). Sau đó càng đi vào trong, chúng tôi đều cảm nhận đây thực sự là căn nhà dành cho gia đình mình. Vì vậy chúng tôi đã quyết định mua lại trong ngày luôn nên mới có cơ hội sở hữu căn nhà này", anh kể.

    Chia sẻ thêm về căn nhà của mình anh cho biết do chủ cũ là kiến trúc sư người Italy nên kiến trúc từ bên ngoài đến bên trong đều được tính toán và thiết kế hài hoà. Sau khi mua, vợ chồng anh không cần cải tạo mà chỉ việc decor theo phong cách yêu thích.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Khung cảnh căn nhà về đêm. Ảnh: NVCC

    "Sau khi mua xong, là chuỗi ngày hai vợ chồng tôi đi khắp Toronto (Canada) để lựa chọn và đặt mua nội thất, vật dụng trang trí. Toàn bộ, nội thất và trang trí trong nhà đều do chúng tôi lên ý tưởng, mua sắm và sắp xếp", anh Trí chia sẻ.

    Căn nhà được vợ chồng anh Trí Nguyễn decor theo phong cách tân cổ điển châu Âu với tone màu trắng kem. Không gian sinh hoạt gồm 3 tầng với tầng hầm gồm một phòng ngủ master dành cho khách, quầy bar, phòng kỹ thuật và nhà kho; tầng 1 gồm phòng làm việc, bếp, phòng ăn, phòng khách và phòng giặt; tầng 2 là 4 phòng ngủ và 3 WC.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Quầy bar ở tầng hầm. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Toàn bộ không gian phòng khách với thiết kế theo phong cách châu Âu - tân cổ điển với những đường nét chạm khắc tinh tế từ cột nhà, lò sưởi đến trần nhà. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Phòng làm việc. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Gian bếp với phong cách mở. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Phòng ăn chính của gia đình, nơi đây vợ chồng anh Trí dùng để đãi tiệc và tiếp đãi bạn bè. Ảnh: NVCC.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Phòng giải trí. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Phòng của con gái anh Trí. Ảnh: NVCC

    nguoi viet canada mua nha 1
    Phòng ngủ của hai vợ chồng. Ảnh: NVCC

    Ngôi nhà là tâm huyết của 2 vợ chồng nên từng góc nhỏ trong nhà đều được chăm chút tỉ mỉ. Góc bàn ăn sáng và góc cầu thang là hai không gian anh Trí yêu thích nhất trong căn nhà của mình. 

    "Tôi thích góc bàn ăn sáng vì khi ngồi đây đọc tin tức hay thưởng thức cafe thì vẫn có thể nhìn thấy được vợ nấu ăn trong bếp, con gái đang chơi trong phòng khách và cả khu vườn phía sau nhà. Cảm giác được nhìn thấy mọi thứ thân thương khi bắt đầu ngày mới nó rất khó tả, nói chung là hạnh phúc. Còn góc cầu thang thì dù nhìn từ dưới lên hay từ trên xuống thì tôi sẽ thấy được sự xuyên suốt, độ sâu của ngôi nhà". Anh Trí cười nói.

    nguoi viet canada mua nha 1
    Góc ăn sáng có view bể bơi và những bông hoa bung nở. Ảnh: NVCC

    Chia sẻ về giá của căn nhà này, anh cho biết được mua với mức 3,3 triệu đô Canada (khoảng 61 tỷ đồng) cộng thêm chi phí nội thất, decor khoảng 100.000 đô Canada (khoảng 1,8 tỷ đồng).

    nguoi viet canada mua nha 1
    Bể bơi khuôn viên sau vườn. Ảnh: NVCC

    "Cả nhà tôi rất vui và hạnh phúc khi dọn về căn nhà này. Niềm vui này không chỉ vì là được ở trong căn nhà đẹp. Mà niềm vui này còn có một chút xíu tự hào vì đây là thành quả sau bao năm nỗ lực làm việc của 2 vợ chồng. Riêng với con gái nhỏ của tôi, tuy bé chưa biết thể hiện thành lời nhưng mình nghĩ bé cũng rất thích vì có một căn phòng riêng rộng rãi với nhiều đồ chơi và không gian trong nhà cũng đủ rộng để bé có thể chạy nhảy thoả thích!", anh Trí chia sẻ.

    Theo Kênh 14

  • Sau 5 năm sang Canada cùng chồng, chị Trà cảm thấy mình thật sáng suốt. Trước kia, chị cứ sợ sang bên đó không xin được việc, chi phí đắt đỏ nhưng khi sang rồi thì mới thấy thật dễ thở.

    dinh cu canada de dang
    Khu vực nơi chị Trà làm việc.

    Xóa tan lo sợ không đủ sống 

    Chị Lê Thanh Trà, quê Đà Nẵng lấy chồng ở Hà Nội. Gia đình chồng chị ở Phạm Ngọc Thạch. Chồng chị Trà là dân marketing chuyên nghiệp. Anh từng du học ở Mỹ về chuyên ngành này. Làm việc tại Việt Nam, chồng chị Trà thấy không hợp nhưng vì vợ muốn công việc ổn định và gần ba mẹ nên anh chiều.

    Đến năm 2012, chồng chị Trà quyết định sang Canada. Vì chị gái chồng đã sống ở bên đó. Chị Trà vẫn tiếc rẻ và không đi. Ba mẹ con chị ở lại Việt Nam để chồng chị tiền trạm trước. Tuy nhiên, đến năm 2014, chị Trà bán hai căn nhà của gia đình và khăn gói sang Canada theo chồng trước khi con cái bước vào bậc tiểu học. Gia đình chị Trà ở Ontario, Canada.

    Khi sang Canada, chị Trà phải học lại tiếng Anh rất nhiều. Dù tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ và từng du học Anh 2 năm nhưng chị vẫn chưa tự tin về vốn tiếng Anh của mình. Khi hai vợ chồng sang đó, điều đầu tiên chị đi xin việc. Ban đầu xin việc rất khó. Cả nhà sống bằng tiền thu nhập của chồng.

    Nhưng chi phí ở Canada rất rẻ. Chị Trà kể thánh ăn hoa quả, trái cây như chị mỗi lần đi siêu thị bỏ ra 1 triệu đồng tiền Việt cũng đủ mua hoa quả ăn cả tuần. So với mức sinh hoạt ở Việt Nam thì ở đây quá rẻ.

    Chi phí ăn uống, sinh hoạt phí của gia đình chị mỗi tháng chỉ tốn khoảng 15 triệu đồng tiền Việt. Nhiều mặt hàng như cá hồi, tôm hùm, thịt bò, trái cây đủ loại, kem, sữa chua, sữa, sữa tắm, mỹ phẩm, quần áo... giá cả rất hợp lý. Vợ chồng chị yên tâm làm việc không phải lo vấn đề gì. Ốm đau đã có bảo hiểm lo, bác sĩ thì vô cùng trìu mến. Mặc dù phải đóng thuế đóng bảo hiểm nhưng so với những gì mình được nhận, chị Trà hoàn toàn hài lòng.

    Các con của chị học trường công giáo. Trước đó ở Việt Nam chúng rất nhút nhát nhưng sang tới đây cháu hòa nhập rất nhanh, chưa khi nào bị ai bắt nạt. Con đi học mà cha mẹ không phải chịu bất cứ áp lực gì về thi đua, thành tích. 

    Vì sao Canada là nơi đến của nhiều người 

    Canada là đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Theo IMF, nền kinh tế của Canada là lớn thứ mười trên thế giới và là thành viên của G8. Quốc gia này được xếp hạng là nhà sản xuất lớn thứ bảy về vàng và nhà sản xuất lớn thứ bảy của vàng đen (dầu). Canada có một nền công nghiệp lớn mạnh nhưng phần lớn GDP của Canada thực sự đến từ khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ tiên tiến tạo việc làm cho ba trong số bốn người Canada và chiếm khoảng 70% GDP của cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp rất thấp (5,9%).

    Nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới nhờ được đầu tư rất nhiều. Trong khối các nước G7, chính phủ Canada luôn dẫn đầu về hỗ trợ và đầu tư cho giáo dục. So với các nước có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Mỹ,… Canada có học phí rẻ hơn khá nhiều, đối với cử nhân chỉ chi trả mỗi năm trung bình 20.180 CA (~ 20.540 USD), cùng với đó là những trường đại học danh tiếng như Đại học Toronto, Đại học British Columbia, Đại học Montreal,…

    Canada với nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định. Do đó, chế độ phúc lợi xã hội là cực kỳ tốt, bên cạnh trợ cấp nhà ở, trợ cấp y tế, chính phủ các nước còn có một hệ thống bảo hiểm và hỗ trợ người về hưu để họ có một cuộc sống thoải mái và yên vui cùng con cháu. Đối với doanh nhân, nhà đầu tư, việc có thẻ xanh Canada là một lợi thế lớn. Cùng với việc thường trú làm ăn tại đây các nhà đầu tư vẫn có thể đi và về Việt Nam thường xuyên, duy trì việc kinh doanh ổn định. Canada được Bloomberg xếp hạng là nơi kinh doanh tốt thứ 2 trên toàn thế giới.

    Với những lợi ích kể trên, đã có rất nhiều người định cư tại Canada trong đó có cả người Việt. Ở Canada, cộng đồng người Việt có khoảng 250.000 người và đang ngày càng phát triển hơn nữa về mọi mặt. Trong đó, 25% người gốc Việt làm việc trong các công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất; 11% trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật; 6% làm kinh doanh, quản lý và khoảng 10% có việc làm riêng, trong đó nhiều nhất phải kể đến là những cửa hàng ăn uống. Các công việc này đã mang đến thu nhập không nhỏ cho họ xây dựng cộng đồng người Việt Nam thêm lớn mạnh về kinh tế cũng như địa vị trong xã hội.

    Phần đa người Canada gốc Việt định cư chủ yếu tại các tỉnh Ontario, Québec, British Columbia và Alberta. Đặc biệt là tỉnh Ontario với thành phố Toronto – trung tâm thương mại, du lịch, tài chính kinh tế lớn nhất tại Canada. Với sự đa dạng về dạng về văn hóa, sắc tộc cùng tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định nhất cả nước, Toronto đã thu hút rất nhiều người gốc Việt đến đây làm ăn và sinh sống.

    Theo Infonet

  • Hai lao động người VN đã được giải cứu khỏi các trang trại ở tỉnh bang Prince Edward Island (PEI) của Canada sau nhiều tháng sống trong “khủng hoảng”, theo CBC News hé lộ trong một tuyến bài điều tra.

    Theo bài viết được CBC News đăng ngày 16.8, Thi và Van (không phải tên thật) đã sang Canada với hợp đồng làm việc tại các trang trại ở PEI. Trước đó, mỗi người phải trả cho công ty môi giới ở VN hơn 60.000 CAD (khoảng 1 tỉ đồng). Song không lâu sau khi đến Canada vào mùa thu năm ngoái, Thi đã phát hiện chị “bị lừa”.

    Chị không được trả lương như quy định trong thời gian tự cách ly vì Covid-19, cũng không được giao công việc sau đó. Chủ lao động cũng không cung cấp chỗ ở và chị phải tự đi thuê nhà. Có nhiều ngày, chị không còn tiền mua thực phẩm và phải tìm đến tủ lạnh cộng đồng để lấy thức ăn.

    lao dong thoi vu tai canada
    Lao động tại các trang trại ở Canada. Ảnh: TORONTO STAR

    Mỗi ngày, tôi đều cảm thấy như mình đang sống trong khủng hoảng. Mỗi ngày, tôi đều suy nghĩ về việc liệu ngày mai tôi có việc làm không và khi nào thì tôi mới có thu nhập”, chị kể với CBC News.

    Anh Van làm cho một trang trại khác với chị Thi dù quản lý cho biết 2 trang trại chung chủ. Anh sang PEI vào tháng 9.2021 khi vụ thu hoạch đang diễn ra nên anh có việc làm ngay, nhưng nhiều tháng sau đó anh không có việc làm.

    Đồng thời, anh chỉ được trả 11 CAD/giờ trong khi mức lương tối thiểu tại PEI là 15 CAD/giờ, và anh phải trả tiền để nhận được phiếu lương, kể cả khi không có việc. Anh Van nói phiếu lương quan trọng với anh vì đây là tài liệu chứng minh số giờ làm việc có thể giúp anh có được tư cách thường trú nhân sau này.

    Cả chị Thi và anh Van đều từng bị bắt phải ký vào các loại giấy tờ mà theo anh Van nói là không đúng sự thật về tình trạng của họ tại PEI. Cuối cùng, họ đã thoát khỏi các trang trại nhờ chương trình “giấy phép làm việc mở” của chính phủ liên bang Canada.

    Theo Thanh Niên

  • hanh trinh dinh cu o canada
    Ảnh minh họa

    Dạo này thấy nhiều người hỏi việc có nên đi Canada không, nếu ở trong nước đã có thế này thế nọ; và đi Canada bằng đường nào để không bị lừa... Tôi xin kể về trường hợp của mình. Tôi không giỏi viết nên mọi người thông cảm nhé!

    Tôi 51 tuổi, độc thân, làm nghề tự do ở Saigon, IELTS general 6.0, tài sản chẳng có gì ngoài căn nhà nhỏ ở quê và sổ tiết kiệm 150 triệu.

    Interview du lịch Canada, hỏi: "Tôi hoài nghi khả năng quay lại VN của anh, anh có thể chứng minh?", đáp: "Tôi đã lớn tuổi, tài sản là căn nhà duy nhất ở đây. Tôi chỉ muốn đi du lịch xa để mở mang kiến thức trước khi không còn đi được nữa. Nếu ông cho thì tốt (cười hì hì), nếu không cho cũng tốt, tôi tiết kiệm được tiền (lại cười)". Vậy mà ổng cho. Visa 5 năm, mỗi lần ở lại Canada không được quá 6 tháng.

    Tôi bán nhà được 700 triệu, gom hết tiền mua toàn tờ 1000 đô Singapore nhét vớ ra đi. Qua Tân Sơn Nhất trót lọt. Tới sân bay Toronto bị gọi vô phòng thẩm vấn vì khai đem tiền mặt nhiều. Lúc đó khoảng 2 giờ sáng, bên ngoài căn phòng đầy người đứng chờ.

    Officer bắt tôi moi tiền ra đếm trước mặt rồi hỏi: "Sao đem nhiều tiền vậy?", đang loay hoay giải thích thì 1 officer khác đi tới: "Let him go, we don't have time for this". Cô ấy cho tờ giấy ghi số tiền đem theo rồi ký tên. Hôm sau đi gửi tiền vô bank phải cần tờ giấy này.

    Kế tiếp, là thời gian căng thẳng cho việc tìm phòng trọ. Tôi không may mắn với các chủ nhà người Việt, có lẽ vì cái visa du lịch. Cuối cùng cũng thuê được căn phòng của vợ chồng người Philippine ở gần downtown Toronto, $780/tháng bao hết. Hiện tôi vẫn ở đây.

    Việc làm: tôi tìm mọi cách chuyển visa du lịch sang work permit. Nói chuyện với vài người bán job, họ ra giá $40k - $50k. Vì phải đưa trước 50% và là giao dịch ngầm nên có thể bể bất cứ lúc nào nên tôi không dám mua.

    Phải kiếm tiền trang trải nên tôi làm nhiều nghề trả cash: 2 giờ sáng đi đào trùn bán $8-10/bịch, farm $13/giờ đã trừ tiền xe, dọn tuyết $18/nhà... đi làm mà lo ngay ngáy lỡ bị tóm thì có mà về nước.

    Bài liên quan: Tôi đã vượt qua thất nghiệp ở Canada nhờ nghề săn giun, kiếm được cả 1000 $ 1 ngày

    Cuối cùng tôi gặp người Brazil đã có PR, anh ta muốn mở 1 studio về Augmented Reality. Tôi hùn $25k và studio nộp LMIA cho tôi. 18 tháng sau tôi có PR. Studio đóng cửa vì sản phẩm chủ lực Hololens của Microsoft (mà chúng tôi theo đuổi) không thành công do giá hardware mắc - lúc đó khoảng 5k USD, ít người dám mua. Mất gần $20k nhưng tôi có PR và một mớ kiến thức về AR, VR, Unity, 3D...

    Hiện tôi làm trong kho của 1 tiệm bán rượu, lương tàm tạm khoảng $2k/2 tuần sau thuế. Anh em được đem về nhà sản phẩm lỗi như chai tróc tem, lon móp... sau khi trình leader lấy xác nhận. Cuối tuần, nhóm hay tụ tập sân nhà ai đó làm BBQ vì rượu bia không thiếu.

    Quay lại với câu hỏi: "nên đi Canada hay không", tôi nghĩ tùy hoàn cảnh, thực lực, quyết tâm và độ liều của người đó mà thôi. Hỏi cộng đồng, nhiều khi đọc xong comments là nãn lòng luôn.

    Nguồn: Caphe Khong Duong / nhóm Hội Người Việt tại Canada

    Bài liên quan: Tôi đã vượt qua thất nghiệp ở Canada nhờ nghề săn giun, kiếm được cả 1000 $ 1 ngày

  • Dưới đây là những chia sẻ chân thành của bạn Han Anh Khoa về cuộc sống ở Canada. Bài viết được đăng trên nhóm Đường đến Canada vào ngày 30.3.2022:

    Trước tiên Canada không vui bằng VN rồi, chắc chắn là như vậy. Không có chuyện sáng cafe, trưa đá banh, chiều nhậu, tối karaoke- một ngày bận rộn như mọi ngày kiểu VN.

    Bên này cũng có tụ tập nhưng chỉ là cuối tuần hoặc vào dịp long-weekend, số lượng người không nhiều và cũng không thường xuyên. Những người thích hội hè, tiệc tùng, bạn bè sẽ cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Không còn dịp để tán gẫu và cả tán phét.

    Ít có dịp khoe của là thấy bực rồi đó, không được kề cà ly bia để khoe tài cua gái của các hot-man, đủng đỉnh ly trà sữa để khoe làm đổ chàng nào đó của các hot-woman...

    Chán nhất là việc không được thường xuyên vào karaoke để khoác tay các “em gái nương tựa” để phô diễn giọng ca từng đoạt huy chương vàng về bơi lội !!! Không còn được ngồi cafe sáng để kể với bạn bè là con tôi vừa được giải nhì cuộc thi piano cấp quận, giải ba thổi sáo cấp phường, hay giải nhất đàn tỳ bà cấp khu phố.

    song o canada

    Chuyện thứ hai là bên này làm việc gì cũng hẹn hò, lâu lắc phát mệt.

    Hẹn bác sỹ, hẹn bs chuyên khoa còn kinh dị hơn (rất lâu), hẹn mở tài khoản ngân hàng, làm OHIP...đến thay cái vỏ xe mùa đông cũng phải hẹn, lúc nào cũng hẹn, làm như lúc nào đang “có bồ” vậy...

    Nhớ ngày ở VN, mấy bác tiền bạc rủng rỉnh, vừa ngồi ở nhà hay ở quán cafe, vừa ký tá chứng từ do các em giao dịch viên ngân hàng mang đến, muốn gởi tiền có xe đến tận nhà, công ty mang đi luôn, chẳng có hẹn hò gì sất.

    Liên quan đến việc tiện lợi thì gọi điện thoại là bất tiện quá xá.

    Nhất là tiếng Anh tiếng được tiếng mất như lứa tuổi bọn mình là một cực hình, chờ đợi cả tiếng mới liên lạc được nhân viên chính phủ mà nghe chẳng hiểu được bao nhiêu, còn nói thì lúc đầu họ còn hiểu được chút chút, nói một hồi họ bắt đầu vào mê hồn trận do chính mình tạo ra, thiệt là muốn điên đầu.

    Điều lớn nhất và cũng quan trọng nhất là việc đi làm, vì nó ảnh hưởng đến thu nhập để sống ở Canada. Bạn dù bằng cấp đầy mình, kinh nghiệm và kỷ năng đầy đủ nhưng đi xin việc thì hỏi Canadian work experience thì thua liền tại chỗ.

    Không có cơ hội thể hiện bản lĩnh, kinh nghiệm, bằng cấp, người ta cảm thấy mình vô dụng sao đâu. Từ những bất tiện nhỏ nhất đến khó khăn lớn nhất là công ăn chuyện làm, người ta cứ thấy cuộc sống bế tắc dần, chán nản và tuột mood ghê lắm...

    Nhưng có cái buồn thì cũng có cái vui. Bài này mình không lập lại nữa mà nói đến một điểm có thể bạn xem là nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng nó có thể làm bạn lung lay mỗi lúc, làm cho bạn lên lên, xuống xuống, tuột mood và thật sự chẳng hiểu mình muốn gì.

    Ví dụ cụ thể là khi lần đầu du lịch Canada mình thấy rõ là nơi đây mình có điều kiện rất tốt để cải thiện sức khỏe. Nhưng sau một thời gian mình lại nhanh chóng quên mất điều này, cứ ngỡ là sống ở đâu cũng giống nhau cả, hoặc là sự khác biệt không lớn lắm.

    Ở VN nếu bạn có tiền thì được phục vụ y tế chu đáo nhưng bạn quên là nếu sống trong môi trường bao bọc bởi thực phẩm không đủ chất lượng, chất thải tràn lan, ô nhiễm đến mức báo động thì dù bạn có dùng tiền bạc để “nâng niu” sức khỏe của mình thì đó cũng chỉ là nỗ lực ngắn hạn mà thôi, sức hủy hoại của môi trường chung quanh lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều.

    Giáo dục cũng vậy, dù bạn dạy dỗ con mình cẩn thận đến bao nhiêu chăng nữa thì môi trường xã hội mới là yếu tố quyết định cho hình thành tính cách, ứng xử và điều lớn lao nhất là đạo đức con người.

    Mình nhớ là khi con trai mình thi tốt nghiệp tiểu học, cháu được cô phân công cụ thể khi xong bài phải chép lại lời giải và trao cho bạn yếu hơn được chỉ định để hoàn thành chỉ tiêu mà cô đề ra. Một ví dụ nhỏ thôi để bạn hiểu là trẻ con sao có thể trở thành một người lương thiện, tử tế khi sống trong môi trường như vậy!

    Hai ví dụ mình nêu rất nhỏ nếu bạn xem là nhỏ, và rất trọng đại nếu bạn thật sự thẩm thấu vào tim gan của mình chứ không phải là suy nghĩ thoáng qua, liệu bạn có dùng tiền của mình để đổi thay những điều đó không?

    Thế rồi cũng do suy nghĩ thoáng qua bạn bị níu kéo bởi thói quen tận hưởng niềm vui và thỏa mản “cái tôi” được trân trọng, vinh danh ở quê nhà, bạn thấy là mình chả có lý do chính đáng gì để đến Canada cả.

    Tuy nhiên bạn không quên hẳn mà nói đúng hơn là bạn khi nhớ, khi quên và đó là lý do tụt lên tụt xuống những cảm xúc hai chiều của việc đi Canada hay ở lại Việt Nam.

    Nguồn: Han Anh Khoa / Đường đến Canada

  • Cuộc sống ở Canada không phải toàn màu hồng và sướng như mơ ăn ở không đi chơi lãnh trợ cấp sống dư dả. Well thiên nhiên ở đây thì đúng là tuyệt đẹp như thiên đàng vậy, đi đến parks & lakes nào bạn cũng có thể bắt gặp những cảnh bình yên như hình, không khí sạch sẽ mặt hồ trong xanh phản chiếu bầu trời và cây cối mát cả mắt. Tuy nhiên, nếu không có công việc ổn định thì cuộc sống gia đình bạn sẽ rất bấp bênh với bao nhiêu là bills : nhà ở, xe hơi, bảo hiểm, sinh hoạt, học hành và chi phí mua sắm sở thích cá nhân…v…v…

    Nếu bạn thuộc tầng lớp giàu có ở Việt Nam sang Du học-Lao động-Đầu tư để Định Cư mong muốn có địa vị cao và hưởng thụ vật chất thì sẽ vô cùng thất vọng vì đa phần ở Canada ai cũng phải làm việc mà thôi, sở hữu một business ở Canada cực gấp trăm lần đi làm công ăn lương.

    cuoc song o canada

    - Sẽ không có chuyện thuê Osin dọn dẹp nấu ăn còn mình tha hồ sai biểu nằm chơi xơi nước vì chi phí thuê nhân công đắt do quy định minimum wage của chính phủ ai làm nghề gì công việc nào cũng phải được nhận tối thiểu $14.35 một giờ công như ở tỉnh bang Ontario để mọi người đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt.

    - Sẽ không có những buổi ăn nhậu la cà hàng quán như ở Việt Nam vì chi phí dịch vụ ở Canada đắt đỏ và vì ai cũng bận rộn với công việc, hẹn hò đàn đúm rất là xa xỉ thời gian. Bạn bè muốn gặp nhau cũng phải book lịch trước 1~2 tuần chứ không phải alo cái ra liền được. Mọi thứ quy về giờ công lao động, nghỉ 1 ngày đi chơi là mất cả trăm đô la hơn rồi nà mà bill due date thì đang chờ hehe

    - Sẽ không có nhiều resort 5 sao ở biển nước mặn mát mẻ, ở Canada chỉ toàn là hồ nước ngọt và nước rất lạnh dù là đang hè tháng 7 oi bức 35 độ C không thể ngâm mình cả ngày được.

    Vân vân và mây mây, rất nhiều thứ khác biệt ở Canada cho nên cách sinh hoạt vui chơi giải trí cũng phải thay đổi sao cho phù hợp, đặc biệt là mùa đông lạnh tới 4 tháng bạn phải tập skating & skiing nếu không muốn sống nhàm chán. Ví dụ nữa là việc đi cắm trại ở Cottage vài ngày tại những vùng hoang vắng rất phổ biến ở Canada, thay vì tắm biển thì mọi người chuyển sang chèo thuyền câu cá chẳng hạn.

    Chung quy lại là phải dẹp bỏ thói quen lối sinh hoạt cũ và thay đổi tư duy mặc cảm sỉ diện thì bạn mới sống trẻ khỏe đẹp ở Canada được. Khi sang Canada bạn sẽ thấy rằng không thiếu những kỹ sư giám đốc doanh nhân ở tất cả các nước khác trên thế giới di cư đến đây trở thành những anh thợ sửa chữa lắp đặt internet, tài xế Uber, nhân viên thâu ngân siêu thị.

    Đương làm Bác sĩ ở nước họ thì khi đến Canada phải hạ bậc để làm y tá điều dưỡng chăm sóc người già. Trừ thành phần tị nạn ra, đa phần dân nhập cư đều là những người giỏi và trí thức, lẽ dĩ nhiên vì chỉ có hoặc giỏi hoặc giàu thì mới đủ tiêu chuẩn được cấp thẻ định cư ở Canada nhưng họ phải làm công việc level thấp hơn chuyên môn vì thiếu Kinh nghiệm và Văn hóa sống ở Canada.

    Ai chấp nhận được thực tế này thì từ từ tiến lên lại còn ai cố chấp ăn mày dĩ vãng thì sẽ dễ bất mãn với cuộc sống di cư. Có điều các bạn phải nằm lòng là dù học cao hay thấp, thu nhập nhiều hay ít thì sẽ chẳng có ai ở Canada thèm quan tâm khen chê bạn vì cuộc sống riêng của ai nấy lo ah. Không có sự kỳ thị đối xử sang hèn trong xã hội khi bạn đi học đi làm hay khi sử dụng các dịch vụ. Bạn làm gì cũng được miễn tuân thủ hiến pháp và pháp luật, dẹp bỏ tự ái cá nhân thì sẽ sống vui vẻ yên bình thôi.

    Dù lao động tay chân ở Canada thì tiền lương của nó cũng đủ trang trải cuộc sống và cung cấp tiện nghi vật chất cho gia đình con cái bạn dư ăn mặc. Mình chứng kiến rất nhiều cặp vợ chồng chỉ làm công nhân hãng xưởng vẫn dành dụm để mua trả góp được nhà và xe hơi, nghỉ lễ cuối năm dư tiền đi nghỉ mát. Nếu muốn mua laptop, PS5, Ipad, iphone 13 cho con cũng chỉ là chuyện nhỏ bạn chỉ cần đi làm vài tuần là dư tiền mua rồi. Con bạn sẽ được học hành tử tế ở bậc phổ thông miễn phí mà bạn cũng sẽ không phải lo lắng thiếu tiền học phí ngay cả khi tụi nhỏ lên đại học vì chính phủ có gói trợ cấp cho vay trả góp không lãi suất, như ở Ontario là trợ cấp học phí OSAP.

    Rất khó làm giàu ở Canada nhưng để cả nhà sống đầy đủ và bình yên là điều hết sức đơn giản cho những ai siêng năng chịu học chăm làm và biết mở lòng tiếp nhận những điều mới để bản thân thay đổi thích nghi hòa nhập cộng đồng.

    From Phil with Love ❤

  • Đây là bài chia sẻ của anh Phil Le, một người Việt có nhiều năm sinh sống ở Canada, và đã có nhiều bài viết giải thích cặn kẽ từng bước định cư hợp pháp ở đất nước này. 

    Nguyên văn bài viết được chính anh chia sẻ lại trên một group cộng đồng ở Canada vào ngày 2/11 vừa rồi:

    ''Bài này mình viết hồi năm ngoái (2018), mà lúc post lên thì nhiều người cười khẩy lắm vì làm gì có chuyện 2 năm mà có Camry chạy (nhiều bạn giờ mua cả BMW luôn chứ Camry thì làm vài tháng là mua được), làm gì định cư dễ vậy trong 5 năm (vậy mà vài cặp được mình hướng dẫn tận tình đã gần có PR cuối năm nay khi chỉ mới thực hiện hơn 3 năm tẹo), đã vậy còn lời $30k (con số này chỉ áp dụng cho minimum wage $14/giờ job thì tràn lan đầy ra, làm cao hơn sẽ có mức saving nhiều hơn nếu khéo chi tiêu).

    Ngoài ra, bạn có biết để có PR cả nhà theo diện đầu tư thì phải mất trắng ít nhất $200k? Vậy là với kế hoạch 5 năm này bạn đã tiết kiệm cho gia đình 200k này. Rồi bạn nào có con mà nuôi nó đến 18 tuổi tiền ăn học cho nó thành global citizen ngốn gần 1 triệu đô? Và bạn có biết ngoài tiền học miễn phí cho con cái bạn còn được chính phủ cho khoảng $500 một đứa con mỗi tháng? Chờ gì nữa mà không xắn tay lên thực hiện ngay hành trình thú vị này đi.

    dinh cu canada

    Kế hoạch 5 năm lấy định cư tại Canada và lời $30,000

    Nhìn chung có rất nhiều con đường đến Canada định cư :

    - Nếu bạn có tiếng Anh giỏi và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tốt : tìm hiểu Express Entry và các đường khác trên website của chính phủ và các tỉnh bang khác ở Canada : https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada.html

    - Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh và rất nhiều tiền : đầu tư

    - Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh, nhiều tiền, và may mắn : kết hôn

    - Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh và cả ít tiền nhưng vẫn muốn đi định cư thì bạn phải build up từ từ như kế hoạch sau :

    + Chuẩn bị ban đầu : học tiếng Anh miệt mài 6~8 tiếng/ngày và đi làm tích cóp đủ 500 triệu VNĐ~$30,000 (số tiền đầu tư ban đầu này dùng để đóng học phí trong 2 năm du học tại Canada). Số tiền không phải là vấn đề, cái chính là các bạn sẽ bị đánh gục trong quá trình học English cụ thể là lấy IELTS 6 each band, có bạn tập trung quyết tâm học thì 6 tháng, có bạn học lây nhây cả 2~3 năm vẫn cứ band 5 bước đều. Tùy mỗi người mỗi cảnh mà thời gian chuẩn bị này sẽ lâu hay mau.

    + Năm thứ 1 và thứ 2 : đi du học 2 năm College ở Canada để lấy Work Permit 3 năm ở lại làm việc tại Canada sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học các bạn được đi làm thêm part-time 20giờ/tuần với mức minimum wage $14/giờ sẽ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 năm học này. Ngoài ra hè được làm full-time 40giờ/tuần sẽ giúp các bạn có dư ra chút đỉnh để sắm sửa và đi du lịch trong nước Canada thoải mái.

    + Năm thứ 3 và thứ 4 : đi làm full-time đúng ngành nghề trong NOC O, A và B ( ngành đi làm không nhất thiết phải giống với ngành đã học ra, vui lòng Google để biết NOC là gì) để lấy 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Với mức lương trung bình cho sinh viên college mới tốt nghiệp giao động tùy ngành nghề từ $35,000~$55,000/năm (riêng một số ngành nghề đặc thù cần thiết như công nghệ thông tin có khi graduates được offer 70k~80k/năm ), các bạn dư sức sắm xe hơi và sống tiện nghi thoải mái.

    + Năm cuối của Work Permit các bạn dùng để apply Express Entry và tính phương án dự phòng để bù đắp điểm còn thiếu. Nhìn chung với background của đa số người thì đều có : bằng đại học và vài năm kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam. Cái còn thiếu là bằng cấp Canada (đã được lấy ở trên ), kinh nghiệm làm việc ở Canada ( đã được lấy ở trên ). Số điểm Express Entry sẽ rơi vào tầm 400~450 tùy có thêm trình độ của spouse hay độc thân. Cái các bạn cần nâng điểm lên thêm là IELTS Listening 8, Reading 7, Speaking 7, Writing 7 để lấy CLB 9 ( vui lòng Google CLB là gì ).

    Nếu các bạn tập trung vào kế hoạch để đạt được những gì bản thân muốn các bạn sẽ thấy rằng trong suốt 5 năm học tập và làm việc ở Canada các bạn sẽ có cơ hội được trau dồi tiếng Anh mỗi ngày, và nếu các bạn vẫn kiên trì luyện học tiếng Anh mỗi ngày trong suốt 5 năm thì yêu cầu IELTS này chỉ là muỗi.

    Tổng quát, mình làm bài toán nhỏ chi phí cho 1 người độc thân nhé:

    Chi phí ban đầu bỏ ra : $30,000 để đóng học phí

    Chi phí sinh hoạt 2 năm đầu đi học : $0 do đi làm thêm trang trải

    Chi phí sinh hoạt 3 năm sau ra trường : $15,000/năm, 3 năm 45k. Trong 3 năm này đi làm dù các bạn phải làm minimum wage thì nếu siêng năng cũng sẽ cày được $105,000 /3năm

    105k - 30k - 45k = lời $30,000 tiền đô la Canada hữu hình vật chất và còn nhiều cái lời vô hình khác nữa mà đôi khi các bạn có tiền cũng khó mua được như : không khí, văn hóa, môi trường sống, sự thoải mái, cảnh quan và thái độ cư xử giữa người với người trong xã hội...

    Nếu các bạn có partner/spouse cả 2 song kiếm hợp bích thì số tiền lời này sẽ còn nhiều hơn nữa, kiểu như 1 người làm lo cho cả nhà còn người kia làm là để saving.

    Theo Facebook anh Phil Le

  • Nếu muốn ở lại làm việc, định cư ngay sau khi tốt nghiệp, bạn có thể chọn du học Australia, New Zealand, Canada...

    Những quốc gia phù hợp để đi du học lấy kiến thức

    Bạn có thể chọn bất cứ nước nào bạn muốn, các bậc học: phổ thông, cao đẳng, đại học, sau đại học, với trên 500 chuyên ngành, ở 11 nước Công ty Đức Anh tuyển sinh du học.

    Anh, học phí đại học khoảng 17.000 - 35.000 bảng Anh/năm;

    Australia, học phí đại học khoảng 18.000 - 67.000 AUD/năm;

    Mỹ, học phí đại học khoảng 12.000 - 60.000 USD/năm;

    New Zealand, học phí đại học khoảng 18.000- 30.000 NZD/năm;

    Canada, học phí đại học khoảng 18.000 - 35.000 CAD/năm.

    Những quốc gia phù hợp để du học sinh ở lại làm việc vài năm

    Australia, ở lại 2-4 năm; New Zealand, ở lại 1-3 năm; Canada, ở lại 1-3 năm; Mỹ, ở lại 1-3 năm; Anh, ở lại 6 tháng nếu tốt nghiệp thạc sĩ; Hà Lan, ở lại một năm; Đức, ở lại một năm; Italy, ở lại một năm.

    Những quốc gia phù hợp để ở lại làm việc, định cư sau khi tốt nghiệp

    Bạn có thể chọn những nước có chính sách khuyến khích định cư rõ ràng như Australia, New Zealand, Canada.

    Ngành học dễ xin việc

    Khối ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đang chiếm lĩnh toàn cầu với tốc độ tăng trưởng số lượng việc làm nhanh, mức thu nhập "khủng", trung bình 110.000 USD/năm tại Mỹ (theo Glassdoor.com).

    Cục thống kê lao động Mỹ cho biết số lượng việc làm các ngành STEM được dự báo sẽ tăng 28,2% trong giai đoạn 2014- 2024 so với mức tăng trưởng chung của tất cả các ngành chỉ là 6,5%. Trong khi đó, con số này tại Australia là 10,8% (tương đương với 271.300 việc làm mới) so với các ngành non - STEM là 6,1% (Theo jobs.gov.au).

    Vì thế, nhiều quốc gia đã ưu tiên đào tạo, đầu tư và dành nhiều hỗ trợ lớn nhằm thu hút sinh viên theo học khối ngành STEM nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực đang bị thiếu hụt. Sinh viên tốt nghiệp khối ngành STEM tại Mỹ sẽ được ưu tiên ở lại làm việc 3 năm sau khi học xong.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chỉ cần có ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng là có thể đạt được “giấc mơ Mỹ” với cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng dường như lý tưởng này tại Canada ngày nay vượt trội hơn so với Mỹ.

    Tạp chí thông tin Maclean’s có bài phân tích từ nhiều góc độ, có thể khiến bạn cảm thấy hào hứng muốn được sớm có ngày đến Canada thử vận may.

    Giấc mơ Mỹ

    Trước tiên hãy hồi tưởng lại ngọn nguồn của “giấc mơ Mỹ”:

    Từ thời lập quốc, người Mỹ đã ôm ấp nhiều hoài bão, và Mỹ đã trở thành nơi lý tưởng về cơ hội lập nghiệp trong các vùng đất trên thế giới. Trong «Tuyên ngôn độc lập», Thomas Jefferson viết rằng, “Mọi người đều có quyền sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc”, nghĩa là mỗi người đều cần có cơ hội và có thể thực hiện nó tại nước Mỹ. Đây là lý tưởng hấp dẫn và có sức mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, đã khích lệ hàng triệu triệu người di dân đến Mỹ tìm công việc tốt đẹp, mưu cầu thụ hưởng nền giáo dục tốt đẹp…

    giac mo my

    Giấc mơ Canada

    Nhưng hiện nay có hàng chục nước đang vượt qua Mỹ, một trong số đó là nước láng giềng phương Bắc Canada của Mỹ.

    Hiện nay, về các phương diện như tự do và theo đuổi hạnh phúc, Canada tuyệt đối không thua kém Mỹ. Tuổi thọ trung bình của người Canada hiện nay hơn người Mỹ 2,5 năm, khả năng bị ngồi tù thấp hơn 6 lần. Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng Canada là nước hạnh phúc thứ 6 trên thế giới, còn người Mỹ kém xa, chỉ đứng thứ 13 trên thế giới.

    Hiện nay, các phương diện mà một thời từng là “giấc mơ Mỹ” rất dễ tìm thấy tại Canada. Tại Mỹ, có 46% dân số có trình độ Đại học, còn Canada là 59%. Sau khi tốt nghiệp, người Canada dễ dàng kiếm được công việc hơn gấp 4 lần người Mỹ. Tại Canada, bạn không khó để mua được nhà với hàng rào tường trắng bao quanh, tỉ lệ nhà gia tăng cao hơn Mỹ 5%. Người Canada cũng có thời gian thụ hưởng cuộc sống nhiều hơn, vì thời gian làm việc hàng năm của người Canada ít hơn của người Mỹ 80 tiếng, thời gian nghỉ phép cũng nhiều hơn 3 ngày.

    So với Canada, thậm chí Mỹ còn không xứng là “mảnh đất tự do”. Theo chỉ số tự do của Viện Nghiên cứu Cato (Mỹ), chỉ số tự do của Canada đứng hàng thứ 6 trên thế giới, còn người Mỹ xếp hạng 23, sau cả Ba Lan. Theo xếp hạng của Quỹ HeritageWashington, xếp hạng tự do kinh tế của Canada và Mỹ lần lượt là 7 và 17. Còn về tự do ngôn luận, theo bảng xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Canada hạng 18, Mỹ hạng 41.

    Giấc mơ Mỹ hứa hẹn về môi trường cạnh tranh bình đẳng và công bằng, giúp mọi người có thể tự lực cánh sinh, nhưng về phương diện này còn thua kém Canada. Chỉ số Gini (đánh giá độ công bằng thu nhập) của Canada vượt trội so với Mỹ và đã duy trì kéo dài 80 năm. Tại Canada, cơ hội để có thể từ vị trí nằm trong nhóm 1/5 dân số nghèo nhất tiến vào lớp giàu có nhất cao gấp hai lần Mỹ. Ngoài ra, độ thân mật giữa cha mẹ và con cái của người Mỹ cũng chỉ bằng một nửa của Canada.

    Viethome (theo trithucvn)