Các vấn đề về thuê bất động sản

house-sitting-on-money

1. Tổng quan

Bạn sẽ chỉ nắm bất động sản cho thuê (Leasehold property) trong một khoảng thời gian nhất định.

Bạn cần có một cam kết hợp pháp với chủ sở hữu (landlord hoặc còn được gọi là freeholder), gọi là hợp đồng cho thuê (lease). Trong đó nói rõ bạn sẽ có quyền sử dụng bất động sản đó trong bao nhiêu năm.

Sau khi hết hạn thì bất động sản sẽ trở về với chủ sở hữu.

Hầu như các căn hộ đều là cho thuê. Nhà đất cũng thường được cho thuê nếu nó được mua dưới dạng Hợp đồng chia sở quyền sở hữu (Shared ownership scheme).

2. Quyền và nghĩa vụ

- Nghĩa vụ

Trong hợp đồng cần có những điều khoản mà bạn phải tuân thủ, ví dụ như:

+ bạn cần phải xin phép trước khi sửa chữa căn nhà đi thuê

+ bạn cần phải trả khoản tiền như thế nào

+ ai là người chịu trách nhiệm do những vấn đề mà hàng xóm gây ra

Nếu không thực hiện những điều khoản theo hợp đồng bạn có thể sẽ bị kiện ra toà.

- Quyền

+ nhận thông tin về phí dịch vụ hay bảo hiểm

+ biết thông tin ai là người sở hữu bất động sản mình đang thuê

+ được đàm phán về phí tiền thuê

+ không phải trả phí trong một số trường hợp nhất định

3. Phí dịch vụ và các khoản phí khác

- Phí thuê (Service charge)

Trong hợp đồng cần nói rõ khoản phí thuê sẽ được tính và thanh toán thế nào. Nếu chủ nhà không đưa các thông tin về cách tính phí hoặc không có hoá đơn chứng từ để ghi nhận điều đó thì cũng được coi là phạm pháp.

- Phí thuê đất (Ground rent)

Bạn không phải trả khoản phí này trừ khi chủ đất gửi cho bạn một yêu cầu hợp pháp. Nếu họ đã gửi một bản yêu cầu đúng theo form chuẩn mà bạn không thực hiện thì bạn sẽ phạm luật.

Nếu chủ đất không thu phí này của bạn trong một thời gian dài thì họ sẽ chỉ có thể đòi trong thời gian tối đa 6 năm gần nhất, và có thể đòi luôn một lần.

Chủ nhà chỉ được tăng giá thuê đất nếu được sự đồng ý của bạn hoặc trong hợp đồng có ghi.

- Bảo hiểm nhà

Thường thì chủ nhà sẽ phải mua bảo hiểm của toà nhà (không phải là bảo hiểm cho đồ đạc bên trong) và bạn sẽ phải trả khoản này như một phần trong phí thuê.

Bạn có quyền hỏi về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hoặc đưa ra yêu cầu từ chối đóng nếu trong hợp đồng có những điều bất hợp lý.

- Khoản dự phòng

Bạn có thể sẽ phải đóng một quỹ dự phòng trong trường hợp hỏng hóc sửa chữa bất ngờ.

Thường thì sau khi hết hợp đồng bạn sẽ không được hoàn lại khoản tiền này.

- Thương thảo về phí thuê

Bạn có quyền được mặc cả về khoản phí thuê nếu bạn phải trả nhiều hơn:

+ 250 bảng cho văn phòng

+ 100 bảng một năm cho văn phòng hoặc nhà ở

Nếu bạn không được chủ nhà cho thương thảo, bạn sẽ chỉ phải phải trả phí theo một giới hạn nhất định.

- Tranh chấp về phí thuê

Bạn có quyền kháng nghị lên Toà dân sự bất động sản (Residential Property Tribunal) nếu bạn phải trà nhiều loại phí mà bạn cảm thấy chúng không hợp lý.

Bạn không thể kháng nghị nếu:

+ bạn đã kí chấp thuận khoản phí đó

+ khoản phí đã được xét duyệt bởi toà án

+ bạn trả phí theo cố định định kì

Bạn cần tham khảo lời khuyên từ những bên chuyên nghiệp trước khi kháng nghị ra toà, vì nếu không có thể bạn còn bị kiện ngược lại.

4. Gia hạn, thay đổi, chấm dứt hợp đồng

- Gia hạn hợp đồng thuê

Bạn có thể nói với chủ đất để gia hạn hợp đồng vào bất cứ thời điểm nào.

Bạn có thể được gia hạn tối đa 90 năm cho căn hộ và 50 năm với nhà đất. Giữa hai loại hình này cũng có một vài điều khoản khác nhau khác.

- Sửa đổi hợp đồng

Bạn có thể đàm phán để sửa đổi hợp đồng, còn được gọi là 'varying the lease'.

Bạn có thể nhờ đến Toà Dân sự nếu bất đồng với chủ nhà về việc sửa đổi hợp đồng.

- Chấm dứt hợp đồng

Hiếm khi chủ nhà có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn. Trừ khi trong hợp đồng có cho phép hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt. Chủ nhà cần gửi cho bạn yêu cầu hợp pháp và sự đồng ý của toà án.

Người đi thuê có thể chấm dứt hợp đồng và trả tiền bồi thường ít nhất một tháng.

5. Thảo luận với chủ nhà trong quá trình thuê

- Bạn nên thảo luận với chủ nhà trước khi gọi đến các bên khác.

Bạn có thể cùng thảo luận với những người thuê nhà khác nếu như họ cũng bị ảnh hưởng.

- Sử dụng hoà giải.

Liên hệ bên hoà giải trước khi đưa ra toà án. Có thể bạn sẽ trả phí, nhưng còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc đưa ra toà.

- Nhờ lời khuyên từ Dịch vụ Tư vấn Thuê nhà (Leasehold Advisory Service-LAS) về những điều như như phí thuê hay gia hạn hợp đồng.

- Kháng nghị ra Toà án Dân sự Thuê bất động sản.

Toà án sẽ đưa ra những phương pháp theo pháp luật để sử lí những vấn đề liên quan đến thuê nhà. Phán quyết của họ sẽ là quyết định của pháp luật.

6. Mua lại quyền sở hữu

Bạn có thể hỏi mua lại quyền sở hữu bất động sản từ chủ nhà ở bất cứ lúc nào. Có những bước cụ thể theo pháp luật và điều kiện tuỳ theo đó là căn hộ hay nhà đất.

7. Quyền kháng nghị về quản lý nhà

Nếu bạn ở trong một căn hộ đi thuê và không hài lòng với cách quản lý của người quản lý toà nhà, bạn có thể gửi yêu cầu lên toà dân sự.

- Yêu cầu có người quản lý mới

Nếu bạn chứng minh được có nhiều vấn đề từ việc quản lý toà nhà, bạn có thể đưa đơn ra toà dân sự và yêu cầu chỉ định người quản lý mới.

- Quyền tự quản lý (Right to Manage)

Bạn và những người thuê nhà khác có thể yêu cầu được tự quản lý toà nhà mình đang sống mà không cần phải chứng minh những điều không hợp lý của người quản lý nhà cũ.

Điều này cần sự đồng thuận của những người thuê khác và chủ nhà sẽ đưa quyền quản lý cho hội đồng những những người thuê nhà này.

Sau khi nhận được quyền đó những người thuê nhà có thể tự quản lý hoặc đi thuê một người quản lý khác.

 

Theo Gov.uk